Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TÓM tắt tăng cường kiến thức, kĩ năng thực hành của bà mẹ để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở xã xuân hòa, huyện bảo yên , tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.99 KB, 24 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài
Trẻ em chính là những người đảm nhận sự phát triển của xã hội tương
lai. Với sức khỏe tốt, tư duy sáng tạo, tình cảm đẹp đẽ, thì trẻ có thể dễ dàng
thích nghi với môi trường, định hướng hành động nhanh chóng và phù hợp
với yêu cầu phát triển mới của xã hội. Tuy nhiên, trẻ em nói chung và trẻ em
ở lứa tuổi mầm non nói riêng đều có sức đề kháng yếu, các em đang trong
thời kì phát triển và dần hoàn thiện các cơ quan nên trẻ dễ bị mắc phải những
bệnh dịch do điều kiện sống tác động.
Cùng với trường mầm non, gia đình là môi trường nuôi dưỡng, giáo dục
đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ và hiệu quả chăm sóc, giáo dục và bảo
vệ trẻ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các bậc cha mẹ, của gia đình.
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới miền núi phía Bắc của Việt Nam,
giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc, địa bàn đi lại khó khăn,
trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều, có 25 dân tộc anh em. Do đó,
công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế, nhất là trẻ em
dân tộc thiểu số chịu thiệt thòi hơn trong các lĩnh vực đời sống xã hội, tình
trạng lao động nặng nhọc ngay từ khi còn bé.
Xuất phát từ thực tế của địa phương, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Tăng cường kiến thức, kĩ năng thực hành của bà mẹ để nâng cao hiệu
quả chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên ,
tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1


+ Mục tiêu:
-

Đưa ra hệ thống kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho trẻ em.



-

Tìm hiểu thực trạng kiến thức, kĩ năng thực hành cho các bà mẹ nuôi
con trẻ

-

Đề xuất những giải pháp phù hợp cho đề tài.
+ Nhiệm vụ:

-

Nghiên cứu, tìm hiểu những kiến thức căn bản về chăm sóc trẻ em.

-

Tìm hiểu tình trạng sức khỏe trẻ em trong độ tuổi mầm non.

-

Khảo sát kiến thức và cách thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ của các bà mẹ
tại xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

-

Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ em cho
các bà mẹ tại xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm quá trình chăm sóc trẻ lứa tuổi Mầm non
1.1.1. Giai đoạn sơ sinh
Giai đoạn từ khi sinh đến 28 ngày tuổi.
Về đặc điểm sinh lí: Sự thay đổi môi trường sống đòi hỏi đứa trẻ phải
thích nghi với điều kiện sống hoàn toàn mới và luôn thay đổi.
Về đặc điểm bệnh lí:
-

Bệnh tật của trẻ trong giai đoạn này có liên quan đến sự phát triển không
bình thường của bào thai trong tử cung.
2


-

Trẻ có thể bị các tổn thương khi sinh.

-

Trẻ có thể bị các bệnh do nhiễm khuẩn như uốn ván rốn.
Chăm sóc trẻ sơ sinh cần chú ý các vấn đề sau:

-

Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được sống trong môi trường không khí
trong lành.

-


Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ.

-

Để phòng bệnh cần vệ sinh tốt cho trẻ.
1.1.2. Giai đoạn bú mẹ
Về đặc điểm sinh lí :
Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ đang tiếp tục phát triển và
chưa hoàn thiện.
Về đặc điểm bệnh lí:
Phản ứng bảo vệ cơ thể còn kém. Trẻ có thể mắc các bệnh nhiễm
khuẩn như sởi, đậu mùa… Trẻ hay mắc các bệnh toàn thân như suy dinh
dưỡng, còi xương.
Chăm sóc trẻ lứa tuổi bú mẹ cần lưu ý:

-

Đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và tổ chức dinh dưỡng hợp lí.

-

Chăm sóc da cho trẻ cẩn thận vì da của trẻ dễ tổn thương.

-

Đảm bảo tiêm chủng phòng bệnh và phát hiện sớm những dấu hiệu của
bệnh để có biện pháp chăm sóc tốt và cánh li kịp thời.

1.1.3.


Giai đoạn nhà trẻ
Về đặc điểm bệnh lí: Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn (sởi, lao, ho
gà,…). Trẻ hay mắc bệnh đường tiêu hóa.
3


Chăm sóc trẻ giai đoạn nhà trẻ cần lưu ý:
-

Tổ chức chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ.

-

Tổ chức vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

-

Hình thành miễn dịch chủ động và tổ chức rèn luyện cơ thể cho trẻ bằng
các yếu tố tự nhiên.

1.1.4.

Giai đoạn mẫu giáo
Về đặc điểm sinh lí:

-

Hệ tiêu hóa ngày càng hoàn thiện.

-


Hệ thần kinh ngày càng phát triển.

-

Cơ quan phát âm cũng phát triển, hoàn thiện dần và ngôn ngữ đóng vai trò
quan trọng trong việc điều khiển các hành vi của trẻ.
Về đặc điểm bệnh lí:
Bệnh tật của trẻ trong giai đoạn này giảm đi rõ rệt, các bệnh về đường
tiêu hóa ít gặp hơn. Song, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn do tiếp xúc.
Chăm sóc trẻ giai đoạn mẫu giáo cần lưu ý:

-

Cần tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí.

-

Cần tăng cường các biện pháp rèn luyện cơ thể để giúp trẻ chủ động
phòng bệnh.
1.2.

1.2.1.

Chiến lược ưu tiên chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ

Khái niệm chăm sóc sức khỏe ban đầu
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu như sau:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa
trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và

4


từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự
tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm
đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể được.
1.2.2.

Chiến lược ưu tiên chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em
Ở Việt Nam, chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm các nội dung
cơ bản sau:



Theo dõi biểu đồ tăng trưởng (Growth monitorning):
Khái niệm: Là theo dõi sự phát triển về cân nặng, chiều cao của trẻ
từ 0 – 5 tuổi.
Mục đích: Theo dõi tình trạng sức khỏe chung của trẻ hàng tháng,
hàng năm, phát hiện kịp thời bệnh suy dinh dưỡng để có biện pháp chăm
sóc và điều trị thích hợp, phát hiện tình trạng mất nước ở các bệnh tiêu
chảy, bệnh nhiễm trùng… để có thể bù nước kịp thời.



Bù nước bằng đường uống (Oral rehydratation)
Mục đích: Nhanh chóng bù nước để phục hồi lượng nước đã mất
trong cơ thể một cách an toàn, ngăn ngừa rối loạn điện giải, tăng sức đề
kháng cho cơ thể.




Nuôi con bằng sữa mẹ (Breast feeding)
Mục đích: Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ
sinh, giúp cơ thể có khả năng miễn dịch đối với các bệnh tật, tiết kiệm công
sức và tiền của cho gia đình và đem lại lợi ích cho người mẹ sau khi sinh.
Cách cho trẻ bú mẹ: Cho trẻ bú ngay sau khi được sinh ra , càng
sớm càng tốt. Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.



Tiêm chủng phòng bệnh (Immunization)
5


Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để
phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm.
Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em (Food suplemen)
Mục đích: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí nhất cho bà mẹ trong
thời gian cho con bú và cho trẻ. Có như vậy, trẻ mới khỏe mạnh, tránh
được bệnh suy dinh dưỡng và hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn.


Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ (Female education)
Mục đích: Đảm bảo sức khỏe và những hiểu biết tối thiểu và chăm sóc sức
khỏe cho bà mẹ để giảm tỉ lệ mắc bệnh và giảm tỉ lệ tử vong của trẻ.



Chương trình phòng chống thiếu vitamin A

Các hoạt động của chương trình bao gồm bổ sung viên vitamin A liều
cao cho trẻ em 6- 36 tháng và phụ nữ sau sinh kết hợp truyền thông giáo dục
nhằm khuyến khích sử dụng thực phẩm giàu vitamin A.
1.3.Những kiến thức căn bản chăm sóc sức khỏe trẻ em

1.2.3.

2.3.1.

Những bệnh thường gặp ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy
+ Khái niệm bệnh
Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em, là nguyên nhân hàng đầu
gây bệnh tật, tử vong ở trẻ Biểu hiện của bệnh là: nôn, đi ngoài phân lỏng
tóe nước trên 3 lần/ngày, có thể kèm theo đau bụng, sốt, chán ăn, mệt mỏi,
khát nước...
+ Biểu hiện khi trẻ bệnh
6


Trẻ bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu sớm như ăn kém, bỏ ăn,
đầy bụng, nôn. Những biểu hiện này kéo dài 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy.
Trẻ tiêu chảy phân lỏng toé nước, hoặc phân nước có máu, phân nhày lẫn
máu. Trẻ đau bụng, nôn.
+ Nguyên tắc điều trị trẻ bị bệnh tiêu chảy [4]
-

Phát hiện sớm, bồi phụ nhanh, đủ nước và các chất điện giải mà trẻ bị mất
đi do tiêu chảy tùy thuộc vào mức độ mất nước. Oresol là dung dịch tốt
nhất để điều trị mất nước và điện giải cho trẻ.


-

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung như bình thường. Không nên sử dụng
kháng sinh (trừ trường hợp bị lỵ).
+ Phòng bệnh cho trẻ
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
- Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, sử dụng nguồn nước sạch.
- Phòng bệnh bằng vắc xin
1.3.2.2.Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
+ Khái niệm
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là một bệnh thường gặp ở
trẻ em và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, đặc biệt ở
trẻ em dưới 5 tuổi.
Theo chương trình Phòng chống NKHHCT trẻ em, NKHHCT là bệnh
viêm nhiễm đường hô hấp trong thời gian dưới 30 ngày, thể hiện qua các
triệu chứng nóng sốt, ho, sổ mũi, thở nhanh, khó thở.
+ Những điều cần lưu ý [5]
7


Để giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
em, cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh sau:
1.

Bảo đảm cho trẻ được bú mẹ sau khi đẻ càng sớm càng tốt, cho trẻ ăn sam
đúng đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

2.


Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, nhà cửa thoáng mát, không khí
trong lành.

3.

Không nên đun bếp, hút thuốc lá trong phòng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

4.

Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết.

5.

Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch.

6.

Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh đặc biệt các dấu hiệu nặng để điều trị kịp
thời.

1.2.4.

Tiêm phòng cho trẻ
Tiêm phòng là việc chủ động truyền kháng nguyên (một dạng vắc xin)
vào cơ thể nhằm tạo ra một đáp ứng miễn dịch để phòng một bệnh truyền
nhiễm nào đó.
Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để
phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm.
* Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bà mẹ cần
lưu ý:

-

Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình
với cán bộ y tế.

8


-

Các bà mẹ cần nắm được những phản ứng bình thường của trẻ khi tiêm
phòng để theo dõi.

-

Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường các bà mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y
tế.
Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi
tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

1.2.5.

Sử dụng thuốc cho trẻ em
+ Thuốc: Là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật,
khoáng vật, hóa dược hay sinh học nhằm: Phòng bệnh, chữa bệnh; Phục
hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể; Làm giảm triệu chứng bệnh; Chẩn đoán
bệnh; Phục hồi hoặc nâng cao sức khỏe…

+ Những lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc
- Chỉ sử dụng thuốc cho trẻ khi cần thiết và theo đơn của bác sĩ.

-

Liều lượng: Sử dụng thuốc theo đứng liều lượng bác sĩ kê đơn.

-

Cần phải biết tất cả những tác dụng phụ có thể gặp của một loại thuốc
trước khi sử dụng nó cho trẻ.

-

Đo lường một cách chính xác liều lượng thuốc cho trẻ dùng.

-

Không được sử dụng các loại thuốc quá hạn sử dụng.

1.2.6.

Tạo môi trường an toàn, phòng tránh tai nạn
+ Tạo môi trường an toàn cho trẻ
Mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn
2011-2015 là tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả
trẻ em đều được bảo vệ; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các
9



nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn
cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực.
+ Những điều cần biết về những tai nạn thường gặp của trẻ trong
gia đình và môi trường sống.
Theo kết quả khảo sát về tai nạn thương tích tại Việt Nam vừa được Tổ
chức Y tế Thế giới công bố, mỗi năm nước ta có khoảng 35.000 người tử
vong do tai nạn thương tích, trong đó có 8.000 từ sơ sinh đến 18 tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến tử vong nhiều nhất là chết đuối với trung bình
khoảng 10 em mỗi ngày.
Các bác sĩ khuyến cáo, ở tuổi này trẻ có nhận thức hạn chế, lại hiếu
động, tò mò, thích hành động một mình. Vì vậy, người lớn cần quan tâm,
giám sát, tạo ra một không gian an toàn cho trẻ.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.
-

Bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

-

Kiến thức, thái độ, kĩ năng thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ em của các bà
mẹ.
Nội dung nghiên cứu

2.2.
-


Tình trạng sức khỏe trẻ em xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

-

Kiến thức, kĩ năng thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ xã Xuân Hòa,
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

-

Giải pháp phù hợp cho đề tài.
10


Phương pháp nghiên cứu

2.3.
-

Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu, truy cập mạng internet nhằm
tìm hiểu, tổng hợp một số vấn đề liên quan đến đề tài.

-

Phương pháp điều tra, phỏng vấn nhằm tìm hiểu nhận thức kiến thức, kĩ
năng thực hành chăm sóc sức khỏe cho trẻ em của các bà mẹ.

-

Phương pháp quan sát, đàm thoại, trò chuyện, trao đổi.

+ Chọn mẫu

-

Trong danh sách 143 bà mẹ có con dưới 5 tuổi do Trạm y tế của xã cung
cấp, chúng tôi đã thuyết phục được 77 bà mẹ hợp tác với
chúng tôi trong nghiên cứu (53.8% theo danh sách).

Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình trạng sức khỏe trẻ em xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên,
tỉnh Lào Cai
3.1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Xuân Hòa
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế
Xuân Hòa là một xã vùng 2 nằm phía Tây – Bắc huyện Bảo Yên, tỉnh
Lào Cai, địa hình phần lớn là đồi, núi cao.
-

Diện tích đất tự nhiên: 6247 ha.

-

Dân số: 4287 người, gồm 830 hộ gia đình.

-

Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: 981 người.

-


Số phụ nữ từ 15- 49 đã kết hôn: 653 người.
11


-

Số trẻ em < 5 tuổi: 143 trẻ.

-

Có 4 dân tộc chung sống trên 19 thôn bản, trong đó: Dân tộc Tày chiếm
66,6%, dân tộc H.Mông chiếm 29,8%, dân tộc kinh 2,9%, dân tộc Dao
chiếm 0,7%,.

-

Xuân Hòa là một xã thuần nông - lâm, các hộ gia đình làm nghề nông, lâm
nghiệp trồng lúa, trồng ngô, đồi rừng, chăn nuôi gia súc. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2013 rất thấp, đạt 6,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ
nghèo 21%.
+ Tình hình văn hóa xã hội
Phân bố dân số theo trình độ học vấn (thống kê năm 2012 của UBND
huyện Bảo Yên): Không đi học: 23,1%; Tiểu học: 39%; Trung học cơ sở:
26%; Phổ thông trung học: 11%; Cao đẳng, Đại học: 0,9%
Trên địa bàn xã Xuân Hòa có 02 trường tiểu học, 01 trường mầm non,
01 trường trung học cơ sở, thuộc sự quản lý của Đảng ủy, HĐND - Ủy ban
nhân dân xã .
Giáo dục mầm non: Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi đến lớp đạt 80 -85%. Tương
tự, giáo dục tiểu học đạt 90% học sinh được đến lớp.
3.1.2. Thực trạng sức khỏe trẻ em xã Xuân Hòa và công tác y tế

tại địa phương
3.1.2.1. Hoạt động y tế tại địa phương

-

Trạm Y tế xã với 6 cán bộ trong đó: 03 y sỹ, 01 nữ hộ sinh, 02 điều dưỡng
trung học, trong đó có 1 y sỹ làm cán bộ chuyên trách dân số.

12


-

Các cán bộ trạm phân công quản lí các chương trình y tế và phụ trách các
thôn, bản. Hàng tháng, trạm y tế tổ chức họp giao ban định kỳ với nhân
viên y tế thôn bản.

-

Cán bộ trạm thường xuyên được bổ sung các kiến thức , kĩ năng về chuyên
môn, nghiệp vụ cũng như trau dồi về y đức thông qua các lớp tập huấn do
y tế cấp trên mở. Trạm Y tế duy trì tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe nhân dân, đang triển khai các hoạt động y tế dự phòng nổi bật là
chương trình tiêm chủng mở rộng.Trạm Y tế cũng triển khai, thực hiện
các chương trình Y tế Quốc gia.
3.1.2.2. Thực trạng sức khỏe trẻ em
Bảng 3.1. Tình trạng trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh và công tác chăm sóc sức
khỏe bà mẹ, trẻ em
STT


Nội dung theo dõi

Năm 2012 Năm 2013
(%)

(%)

Ghi chú

1.

Suy dinh dưỡng

27,1

25,6

2.

Trẻ tiêu chảy cấp

48,0

54,0

trên tổng số trẻ
dưới 5 tuổi

3.


Trẻ bị nhiễm khuẩn hô
hấp

68,5

63,5

trên tổng số trẻ
dưới 5 tuổi

4.

Tiêm chủng mở rộng

81,2

80,3

5.

Bổ sung vitamin A cho
trẻ

79,2

80,3

6.

Phụ nữ mang thai đi khám

thai định kì đủ 3 lần

39,5

34,4

13


- Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cao
Theo thống kê của trạm y tế cũng như kết quả cân trẻ vào ngày 1/6/2013
thì tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em có xu hướng giảm theo các năm, tuy nhiên thì tỉ
lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao, đứng đầu huyện với tỉ lệ suy dinh dưỡng 25,6%
năm 2013 (tỉ lệ chung toàn huyện 21,9%).
- Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp
Tại Xuân Hòa, trong 2 năm 2012, 2013, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi nhiễm tiêu
chảy cấp xấp xỉ trên dưới 50%, bình quân cứ 2 trẻ thì có 1 trẻ bị bệnh.
- Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Theo báo cáo của trạm y tế thì tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ
em vẫn còn khá cao chiểm 48% (2012 ), và có xu hướng tăng theo các
năm, năm 2013 là 54%.
- Tỉ lệ phụ nữ mang thai đi khám thai định kỳ thấp.
Theo báo cáo của trạm y tế trong năm 2013 có 58 phụ nữ sinh, tuy nhiên
chỉ có 20/58 bà mẹ khám thai đủ 3 lần trong 3 kỳ thai ngén (34,4%), 32/58
bà mẹ được khám thai 2 lần (55%), 40/58 bà mẹ chỉ khám thai 1 lần trong 3
kỳ thai ngén (69%), còn lại trên 30% bà mẹ không đi khám thai định kỳ.
- Tỉ lệ tiêm chủng mở rộng và bổ sung vitamin liều cao cho trẻ còn hạn chế.
Trong 2 năm qua tỉ lệ tiêm chủng mở rộng và bổ sung vitamin liều cao cho
trẻ mới chỉ đạt mốc 80%. Trong khi đó bình quân chung của huyện là 85%.
3.2. Thực trạng kiến thức, kĩ năng thực hành chăm sóc trẻ của

các bà mẹ
3.2.1. Kiến thức và thực hành chương trình tiêm chủng mở rộng
cho trẻ
14


Bảng 3.2 . Kiến thức, nhận thức và thực hành của bà mẹ về TCMR
cho trẻ em ( N = 77)
Nội dung khảo sát

Kiến thức đúng

Thực hành đúng

Số người

Tỉ lệ%

Số người

Tỉ lệ%

Biết chương trình
TCMR cho trẻ

55

71,4

-


-

Biết lịch TCMR

15

19,5

-

-

Biết mục tiêu của
TCMR

45

58,4

-

-

Biết tối thiểu 3 tên
bệnh được tiêm
phòng

30


39,0

-

-

Tiêm đủ và đúng
lịch chương trình
TCMR

62

80,5

50

64,9

Lưu ý khi trẻ đi
TCMR

50

64,9

39

50,6

Kết luận: Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy muốn chương

trình tiêm chủng đạt kết quả cao, công tác tuyên truyền, vận động nhân
dân đưa trẻ đi tiêm phòng cần được đẩy mạnh hơn nữa, song song với việc
giáo dục sức khỏe cộng đồng, đặc biệt về những kiến thức y tế cơ bản của
những bệnh nguy hiểm cần tiêm phòng.
3.2.2. Kiến thức, kĩ năng thực hành chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn
đường hô hấp cấp tính
Khảo sát 77 bà mẹ chúng tôi thu được kết quả sau:
15


Bảng 3.3A . Kiến thức, thái độ của bà mẹ về bệnh NKHHCT ở trẻ (N=77)
Kết quả
Nội dung khảo sát
Số người

Tỉ lệ %

Nhận biết được NKHHCT là căn bệnh
thường gặp ở trẻ em

77

100

Nhận biết được NKHHCT là căn bệnh
nguy hiểm

35

45,5


Nhận biết được khi trẻ NKHHCT

60

78,0

Nhận biết sớm biểu hiện khi trẻ viêm phổi
(ho, thở nhanh, thở khó)

20

26,0

Nhận biết được yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ
bị NKHHCT

41

53,2

Biêt cách phòng NKHHCT cho trẻ (nuôi
con bằng sữa mẹ; dinh dưỡng tốt cả khi trẻ
khỏe và khi trẻ bệnh; tiêm phòng đầy đủ, vệ
sinh môi trường…)

50

64,9


Kết luận: Qua điều tra cho thấy, 100% các bà mẹ nhận biết được
NKHHCT là bệnh thường gặp ở trẻ nhưng chỉ có gần nửa số đó biết rằng
đây là một bệnh nguy hiểm. Hơn nữa, chỉ có 78% các bà mẹ nhận biết
được trẻ NKHHCT nhưng lại chỉ có 26% các bà mẹ có khả năng nhận biết
sớm các dấu hiệu bệnh nặng.

16


Bảng 3.3B. Kĩ năng thực hành của bà mẹ chăm sóc trẻ NKHHCT (N=77)
Kết quả

Nội dung khảo sát
Không tự ý điều trị cho trẻ NKHHCT (dùng
kháng sinh; dùng thuốc nam..)
Đưa trẻ bị NKHHCT đến cơ sở y tế
Đưa trẻ bị NKHHCT đến thầy lang, thầy cúng
để chữa bệnh

Số người

Tỉ lệ (%)

12

15,6

16

20,8


6

7,8

40

51,9

20

26,0

Dinh dưỡng tốt khi trẻ bị NKHHCT (ăn đủ
chất, không kiêng khem, cho trẻ ăn làm nhiều
bữa..)
Đảm bảo vệ sinh không gian sống của trẻ bệnh

Kết luận: Đa số trẻ khi bị nhiễm khuẩn hô hấp thì bố mẹ tự ý điều trị
theo kinh nghiệm hay tham khảo hàng xóm. Về dinh dưỡng và chăm sóc
khi trẻ NKHHCT, chỉ có 50% bà mẹ xác nhận thực hiện chế độ dinh
dưỡng tốt khi trẻ NKHHCT. Số còn lại có một vài bà mẹ vẫn tin vào
những kinh nghiệm truyền miệng lạc hậu trong cộng đồng nên bắt trẻ
kiêng khem còn đa số là do không có điều kiện kinh tế, không có kiến thức
đầy đủ khi chăm trẻ bệnh.
3.2.2. Kiến thức, kĩ năng thực hành chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp
của các bà mẹ

17



3.2.2.1. Kiến thức cơ bản về tiêu chảy cấp ( TCC) ở trẻ em của các
bà mẹ
Bảng 3.4. Kiến thức cơ bản về TCC ở trẻ em của các bà mẹ (N=77)
Kết quả

Nội dung khảo sát

Số người

Tỉ lệ (%)

Nêu được những dấu hiệu cơ bản khi trẻ
bị TCC

65

84,4

Hiểu được mức độ nguy hiểm của TCC

53

68,8

Biết rõ những hành vi có hại làm tăng
mắc TCC

25


32,5

Kết luận: Có 84,4% bà mẹ nêu được những dấu hiệu cơ bản khi trẻ bị
tiêu chảy cấp , 68,8% bà mẹ hiểu TCC là căn bệnh hàng đầu gây tử vong
ở trẻ. Hoặc để lại những hậu quả ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển
của trẻ.Tuy vậy, những hành vi làm gia tăng nguy cơ trẻ mắc TCC thì chỉ
có 32,5% bà mẹ nắm được.
3.2.2.2. Kĩ năng thực hành phòng TCC cho trẻ của các bà mẹ
Khảo sát trên 77 bà mẹ, chúng tôi thu bảng tổng kết sau:

Bảng 3.5. Kĩ năng thực hành phòng TCC cho trẻ của các bà mẹ (N=77)
Kết quả

Nội dung khảo sát
Nuôi con bằng sữa mẹ
18

Số người

Tỉ lệ (%)

20

26,0


Ăn bổ sung hợp lí

32


41,6

Sử dụng nước sạch

42

54,5

Đảm bảo vệ sinh cá nhân
(Rửa tay phòng bệnh )

15

19,5

Đảm bảo vệ sinh môi trường (Hố xí
hợp vệ sinh và xử lí phân an toàn )

40

51,9

Sử dụng vắc xin phòng Rotavirus

0

0

Kết luận: Hầu hết những hành vi không tích cực – là cơ hội lan truyền
tác nhân gây bệnh TCC và làm gia tăng tình trạng bệnh nặng đều đang tồn

tại khá phổ biến ở Xuân Hòa. Thêm vào đó đến thời điểm 2013, vẫn không
có trẻ em nào ở Xuân Hòa được tiếp cận và sử dụng vac xin phòng
Rotavirus, tác nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ.
3.2.2.3. Thực hành chăm sóc trẻ bị TCC của các bà mẹ
Bảng 3.6A. Thực hành của bà mẹ chăm sóc trẻ bị TCC (N=77)
Kết quả

Nội dung khảo sát

Số người

Tỉ lệ (%)

Điều trị tại nhà (chỉ đưa đến trạm y tế
hoặc phòng khám khi thấy bệnh tiến
triển xấu)

62

80,5

Đưa ngay đến trạm y tế

10

13,0

Đưa đến nhà thầy lang, thầy cúng

5


6,5

Bù nước kịp thời và đúng cách

25

32,5

Thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt

25

32,5

Không tự dùng thuốc

25

32,5

Kết luận: Tỉ lệ trẻ bị TCC được chữa trị tại nhà, chỉ đưa đến cơ sở y tế
khi tiến triển bệnh xấu là 80,5%. Số còn lại 13% được đưa ngay đến y tế
19


khi nghi ngờ trẻ nhiễm bệnh và vẫn còn 6,5% trẻ bị đưa đến nhà thầy lang,
thầy cúng, 70% bà mẹ vẫn đang thực hành không đúng khi chăm sóc trẻ
tiêu chảy, làm tăng nguy cơ bệnh nặng dẫn đến biến chứng trong đó hay
gặp nhất là suy dinh dưỡng do TCC.

3.2.2.4. Kiến thức về bù nước và chất điện giải khi trẻ mắc tiêu chảy
Bảng 3.6B. Kiến thức về bù nước và chất điện giải khi trẻ TCC (N=77)
Kết quả

Nội dung khảo sát

Số người

Tỉ lệ ( %)

Nhận biết được tình trạng mất nước vừa và nặng

65

84,4

Nhận biết được dấu hiệu nguy hiểm cần đưa
trẻ đến cơ sở y tế

65

84,4

Biết rõ sự cần thiết bổ sung dung dịch Oresol
cho trẻ TCC

45

58,4


Biết pha Oresol đúng

45

58,4

Biết chế biến và dùng các loại dung dịch uống
khác (Nước gạo rang muối, nước cháo muối, …)

30

39,0

Hạn chế cho trẻ bệnh uống nước

3

3,9

Qua bảng 3.6B nhận thấy, trong số 77 bà mẹ được phỏng vấn về kiến
thức sử dụng dung dịch bù nước tại nhà khi trẻ bị TCC: Có 84% các bà mẹ
nhận biết được tình trạng mất nước về các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ
đến cơ sở y tế. Tuy nhiên, lại chỉ có 58, 4% biết tầm quan trọng của việc
bù nước và chất điện giải, biết cách sử dụng Oresol đúng cách và thay thế
Oresol bằng cháo muối.
3.3. Một số giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ nâng cao kiến thức, kĩ
năng thực hành chăm sóc trẻ em

20



3.3.1. Những nhân tố tác động đến chăm sóc sức khỏe trẻ em của các
bà mẹ xã Xuân Hòa, huyện bảo Yên, tỉnh Lào Cai
-

Điều kiện địa hình không thuận lợi.

-

Trình độ dân trí còn hạn chế.

-

Điều kiện kinh tế gia đình thấp.

-

Cơ sở y tế địa phương còn nghèo nàn.

-

Các phong tục tập quán lạc hậu.

-

Môi trường sinh sống không đảm bảo.

-

Thông tin đại chúng còn hạn chế.


-

Tục lệ tảo hôn.
3.3.2. Giải pháp tăng cường kiến thức, kĩ năng thực hành chăm
sóc trẻ em của bà mẹ xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh
Lào Cai


Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động
Tuyên truyền vận động là một trong những biện pháp tích cực, hữu ích

được thực hiện phổ biến nhằm truyền đạt đến mọi người những thông điệp.


Tổ chức các lớp hướng dẫn các bà mẹ chăm sóc sức khỏe cho

mình và cho con
Các thôn, bản cần tích cực vận động các bà mẹ tham gia các lớp do y tế
thôn, bản hoặc của trạm y tế xã hướng dẫn trược tiếp những phụ nữ đã, đang
và sắp làm mẹ những kiến thức cơ bản về chăm sóc bà mẹ và trẻ em để các bà
mẹ nhận thức được vai trò của việc chăm sóc sức khỏe cho mình và cho con,
biết cách chăm sóc con cái khoa học.
21




Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các bà mẹ, giải
đáp thắc mắc về vấn đề sức khỏe với các cán bộ y tế.

Cán bộ xã, thôn, bản cần kết hợp với các cán bộ y tế địa phương để tổ
chức các buổi tọa đàm, giao lưu trao đổi giữa các bà mẹ và cơ sở y tế. Các
y bác sĩ sẽ trực tiếp giải đáp những thắc mắc về sức khỏe của các bà mẹ và
tư vấn về chăm sóc, giáo dục con cái.


Tổ chức các buổi thực hành chăm sóc vệ sinh cho trẻ em.
Các cán bộ y tế cần tổ chức các buổi hướng dẫn các bà mẹ thực hành

chăm sóc trẻ em.


Tổ chức các đợt thăm khám sức khỏe định kì cho bà mẹ và trẻ em
Cán bộ y tế cần kết hợp với cán bộ thôn, bản, xã để có những đợt đi

thực tế từng hộ gia đình trực tiếp thăm khám sức khỏe định kì cho trẻ để
nắm được tình hình sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.

Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN


Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: Xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh
Lào Cai là một trong những xã nghèo thuộc diện cần được chính phủ đặc
biệt quan tâm. Đại đa số các hộ gia đình làm nghề nông, lâm nghiệp trồng
lúa, trồng ngô, đồi rừng, chăn nuôi gia súc. Thu nhập bình quân đầu người
thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập
quán còn lạc hậu. Thực tế này đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động chăm
sóc sức khỏe trẻ em.




Vấn đề sức khỏe trẻ em tồn tại tại địa phương:
22


-

Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn cao, đứng đầu huyện với tỷ lệ suy
dinh dưỡng 25,6% năm 2013.

-

Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp trong 2 năm 2012, 2013, tỉ lệ trẻ
dưới 5 tuổi nhiễm tiêu chảy cấp xấp xỉ trên dưới 50%, bình quân cứ 2 trẻ
thì có 1 trẻ bị bệnh.

-

Tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ em vẫn còn cao, chiếm 48% ( 2012
), và có xu hướng tăng theo các năm, năm 2013 là 54%.

-

Tỷ lệ phụ nữ mang thai đi khám thai định kỳ thấp. Tình trạng sinh con tại
nhà không có nhân viên y tế đỡ đẻ vẫn còn tồn tại. Chính điều này đã dẫn
đến những nguy hiểm, bất trắc cho cả mẹ và con.

-


Trong 2 năm 2012, 2013 tỷ lệ tiêm chủng mở rộng và bổ sung vitamin liều
cao cho trẻ mới chỉ đạt mốc 80%. Trong khi đó, bình quân chung của
huyện là 85%.



Thực trạng kiến thức, kĩ năng thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ.
Kết quả khảo sát cho thấy kiến thức, thái độ và kĩ năng thực hành chăm
sóc sức khỏe cho trẻ em của các bà mẹ tại Xuân Hòa còn nhiều hạn chế, yếu
kém. Mà tác nhân chi phối kết quả trên bao gồm các yếu tố không thuận lợi về
địa hình, điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí; hủ tục lạc hậu, nạn tảo
hôn...Trong đó có thể nói nghèo đói và lạc hậu là nguyên nhân sâu xa.



Giải pháp tăng cường kiến thức, kĩ năng thực hành chăm sóc trẻ em
của bà mẹ xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

-

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động
Tổ chức các lớp hướng dẫn các bà mẹ chăm sóc sức khỏe cho mình và cho
con.
23


-

Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các bà mẹ, giải đáp


-

thắc mắc về vấn đề sức khỏe với các cán bộ y tế.
Tổ chức các buổi thực hành chăm sóc vệ sinh cho trẻ em.
Tổ chức các đợt thăm khám sức khỏe định kì cho bà mẹ và trẻ em.

-

2. KIẾN NGHỊ
-

Do hạn chế về thời gian và kiến thức, nghiên cứu của tôi mới dừng lại ở
việc khảo sát kiến thức, kĩ năng thực hành của các bà mẹ trong một số hoạt
động. Đề nghị có những nghiên cứu tiếp theo trên những nội dung khác
như: sủ dụng thuốc cho trẻ em, tạo môi trường an toàn, phòng tránh và xử
lí tai nạn…để từ đó có những đánh giá chính xác hơn về năng lực chăm
sóc sức khỏe cho trẻ của các bà mẹ nhằm có những giải pháp thiết thực và
phù hợp để tăng cường kiến thức kĩ năng nuôi trẻ cho các bà mẹ và cho
cộng đồng dân cư vùng sâu vùng xa như xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên,
tỉnh Lào Cai.

24



×