Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Xây dựng hệ thống điều khiển đếm và phân loại sản phảm theo kích thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.04 KB, 29 trang )

Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

Bộ công thương

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỒ ÁN
CHUYÊN MÔN TỰ ĐỘNG HÓA
Báo cáo đề tài số 2 :
“Xây dựng hệ thống điều khiển đếm và phân loại sản phảm theo kích
thước”

Lớp

: Điện 4 – K7

Nhóm thực hiện đề tài : Nhóm 2
Các thành viên trong nhóm :
1 . Bùi Tuấn Anh
2 . Đặng Công Anh

Giảng viên hướng dẫn : Th. S Nguyễn Đăng Toàn

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn


Page 1


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

Phiếu giao đề tài : Đề tài số 2
Xây dựng hệ thống điều khiển phân loại và đếm sản phẩm theo kích thước
TT Tên bản vẽ

Khổ giấy

Số lượng

1
2
3
4

PHẦN VIẾT BÁO CÁO
1. Tổng quan về hệ thống phân loại sản phẩm
2. Xây dựng phương án và tính chọn các thiết bị liên quan
3. Xây dựng hệ điều khiển và giám sát

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 2



Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng ngành công nghệ kỹ
thuật điện điện tử , tự động hóa vì thế cũng được ứng dụng rất nhiều trong công
nghiệp .
Trong các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội điều khiển tự động ngày càng
phát triển rộng rãi . Tự động hóa đã trở thành ngành mũi nhọn trong công
nghiệp, trình độ tự động hoá của một quốc gia đánh giá cả một nền kinh tế của
quốc gia đó. Chính vì lẽ đó mà việc phát triển tự động hoá là một việc hết sức
cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu tự động của các nhà máy với mong muốn giảm sức
lao động con người và từ đó tăng năng suất sản xuất chúng em đã thực hiện đê
tài “Thiết kế hệ thống phân loại và đếm sản phẩm theo kích thước”
Trong thời gian thực hiện đề tài chúng em đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô ,đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Đăng Toàn để
chúng em có thể hoàn thành đề tài này. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Việc hoàn thành đề tài này sẽ không tránh được những sai lầm thiếu sót.
Chúng em rất mong được sự phê bình đánh giá của các thầy cô để chúng em có
thể rút ra được kinh nghiệm và cũng nhằm bổ sung kiến thức cho mình.

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 3


Đồ án chuyên môn tự động hóa


Nhóm 2

Chương 1 : Tổng quan về hệ thống phân loại sản phẩm
1.1.Tổng quan về phân loại sản phẩm
1.1.1. Hoạt động phân loại thủ công
Khi sản phẩm được sản xuất ra, người công nhân dùng các thiết bị đo kiểm
để xác định sản phẩm thuộc loại nào. Sau đó xếp sản phẩm vào trong hộp, đếm
đủ số lượng rồi dùng băng keo dán lên miệng hộp. Việc này phụ thuộc rất nhiều
vào trình độ công nhân. Hơn nữa, công nhân làm việc lâu không tránh khỏi
những sai sót dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều.
1.1.2. Hoạt động phân loại tự động
Khi sản phẩm được sản xuất ra, được tự động sắp xếp đều trên băng
chuyền. Bên cạnh băng chuyền có đặt các thiết bị để nhận biết phân loại phụ
thuộc vào sản phẩm . Khi sản phẩm được tác động bởi các thiết bị phân loại
chúng sẽ được đẩy vào hộp nằm trên các băng chuyền khác.Các sản phẩm còn
lại sẻ được băng chuyền tiếp tục mang đi đến các thùng hàng ,thông qua hệ
thống đếm tự động cho đến khi đủ số lượng quy định thì hệ thống sẻ tư động
dừng trong một khoàng thời gian để đóng gói sản phẩm .Hệ thống hoạt động
tuần tự cho đến khi có lệnh dừng. Người công nhân chỉ việc tới lấy hộp xếp lên
xe đẩy đưa vào kho hàng.
1.1.3.Các phương pháp phân loại sản phẩm tự động
Tùy vào độ phức tạp yêu cầu của từng loại sản phẩm mà ta có thể đưa ra
những phương pháp phân loại sản phẩm khác nhau. Hiện nay có một số phương
pháp phân loại sản phẩm được ứng dụng rất nhiều trong đời sống như :
- Phân loại sản phẩm theo kích thước
- Phân loại sản phẩm theo màu sắc
- Phân loại sản phẩm theo khối lượng
- Phân loại sản phẩm theo mã vạch
GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn


Page 4


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

- Phân loại sản phẩm theo vật liệu …
1.2 . Hệ thống phân loại sản phẩm theo kích thước
1.2.1. Tổng quan về hệ thống phân loại sản phẩm theo kích thước
a. Sơ đồ khối của hệ thống
Sản phẩm đưa
vào băng
chuyền

Sản phẩm kích
thước lớn

Thiết bị phân
loại sản phẩm

Sản phẩm kích
thước bé

Bộ phận đếm

Đóng
gói sản
phẩm


Bộ phận đếm

Hiển
thị

Đóng
gói sản
phẩm

Hiển
thị

Hình 1.1 : Sơ đồ khối của hệ thống phân loại và đếm sản phẩm
theo kích thước

b. Cấu tạo chung của hệ thống

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 5


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

Hệ thống gồm 4 bộ phận chính đó là bộ phận động lực , bộ phận nhận biết và
phân loại sản phẩm , mạch điều khiển , bộ phận hiển thị
Bộ phận động lực : gồm các thiết bị vận tải (băng chuyền , băng gầu…,) các
thiết bị giúp phân loại ( xi lanh để đẩy các sản phẩm có kích thước khác nhau về

các nơi khác nhau ..) , động cơ , bánh răng..
Bộ phận nhận biết và phân loại sản phẩm : hệ thống sử dụng cảm biến hoặc công
tắc hành trình để nhận biết và phân loại kích thước sản phẩm . Hệ thống có thể
sử dụng cảm biến quang , cảm biến tiệm cận tùy vào sự bố trí khác nhau .
Mạch điều khiển : được xây dựng để nhận tín hiệu từ cảm biến sau đó xử lý tín
hiệu để điều khiển phần động lực . Mạch điều khiển sử một số phần tử như các
rơle thời gian , trung gian , công tắc tơ , bộ đếm counter …
Bộ phận hiển thị : sử dụng led 7 thanh để hiển thị số lượng sản phẩm.
c . Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Hệ thống phân loại sản phẩm này hoạt động trên nguyên lý dùng các cảm
biến (hoặc công tắc hành trình) để xác định chiểu dài của sản phẩm. Sau đó
dùng xilanh để phân loại sản phẩm có kích thước dài và ngắn . Sản phẩm sau
phân loại sẽ được đếm bằng các cảm biến cho đến khi đạt đủ số lượng theo yêu
cầu rồi tiếp tục được chuyển đến các thùng hàng để đóng gói.
Từ nguyên lý làm việc trên ta thấy muốn máy hoạt động được cần những
chuyển động cần thiết: chuyển động tịnh tiến để đưa sản phẩm vào để phân loại,
ta dùng băng chuyền để tạo ra chuyển động này. Để truyền động chuyển động
quay cho trục của băng chuyền ta dùng động cơ điện một chiều . Ngoài chuyển
đông đưa sản phẩm vào của băng chuyền máy còn chuyển động cần thiết nữa đó
là hai chuyển động tịnh tiến để đẩy sản phẩm theo kích thước của xilanh.
Chuyển động của xilanh được điều khiển bởi hệ thống khí nén.
GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 6


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2


d . Mô hình hệ thống
Một hệ thống phân loại sản phẩm thường có những phần chung như sau:

Hình 1.2 : Mô hình hệ thống phân loại và đếm sản phẩm theo kich thước
1.2.2. Loại sản phẩm được phân loại theo kích thước
Hệ thống đếm và phân loại sản phẩm theo kích thước rất phổ biến và được
ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều công ty, xý nghiệp , xưởng sản xuất . Chính vì
vậy hệ thống này được áp dụng cho rất nhiều sản phẩm như phân loại đếm gạch
men, hộp cà phê , đĩa chén , thùng hàng …, đặc biệt hệ thống phân loại này rất
thích hợp và hiệu quả với các loại sản phẩm nhỏ có số lượng lớn : các loại trái
cây ….

Chương 2 : Xây dựng phương án và tính chọn thiết bị liên quan

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 7


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

Để đề tài có ý nghĩa sát với thực tế và cũng dễ dàng hơn trong quá trình tính
toán nên chúng em xin lựa chọn một loại sản phẩm đó là gạch men.
2.1 : Xây dựng phương án
Hiện nay có rất nhiều phương án để phân loại sản phẩm theo kích thước như
phân loại sản phẩm theo chiều dài , phân loại sản phẩm theo chiều rộng , phân
loại sản phẩm theo chiều cao . Một trong những phương án hay được sử dụng
nhất đó là phân loại sản phẩm theo chiều dài và với hệ thống phân loại sản phẩm

là gạch men nên chúng em sẽ xây dựng phương án phân loại và đếm sản phẩm
theo chiều dài.
2.1.1 . Mô hình của hệ thống phân loại sản phẩm theo chiều cao .

Hình 2.1 : Mô hình hệ thống phân loại sản phẩm theo chiều dà
Trong đó đầu vào
- Các nút ấn START và STOP dùng để khởi động và dừng hệ thống .
GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 8


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

- Cảm biến S1, S2 dùng để nhận biết sản phẩm có kích thước dài hơn , cảm biến
S4 dùng để đếm sản phẩm dài.
- Cảm biến S3 dùng để nhận biết và đếm sản phẩm ngắn
Đầu ra :
- Đèn RUN báo hệ thống đang hoạt động
- Băng chuyền 1 đưa sản phẩm vào
- Băng chuyền 2 để đưa sản phẩm ngắn ra đóng gói
- Băng chuyền 3 dùng để đưa sản phẩm dài vào khu đóng gói
- Piston dùng để đẩy sản phẩm có kích thước lớn ra băng chuyền 2 để đếm . Để
điều khiển Piston hút đảy cần dùng 2 cuộn hút và đẩy.
- Đèn LED1, LED2 dùng để hiển thị số lượng sản phẩm đếm ở mỗi loại
- Đèn cảnh báo 1 và 2 cảnh báo khi đếm đủ sản phẩm để đóng gói.
2.1.2. Mô tả hoạt động của hệ thống
Trạng thái ban đầu sản phẩm đã ở trên băng chuyền 1, Piston đang ở trạng thái

hút.
Khi ấn START hệ thống hoạt động: Đèn RUN báo hệ thống sẽ sáng đồng thời 3
băng chuyền cũng sẽ chạy
Khi có sản phẩm dài : Cả 2 cảm biến S1 và S2 sẽ phát hiện , cuộn đẩy của Piston
sẽ hoạt động và đẩy sản phẩm dài ra băng chuyền 2 sau đó cuộn hút của piston
sẽ hút piston trở về trạng thái ban đầu . Trên băng chuyền sản phẩm cao sẽ đặt
cảm biến S4 để nhận biết và đếm sản phẩm cao . Khi đếm được 15 sản phẩm cao

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 9


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

thì đèn báo Q1 sẽ sáng để báo và đóng gói sản phẩm trong 15s . Khi đóng gói hệ
thống vẫn hoạt đông bình thường
Khi có sản phẩm ngắn : Một trong hai cảm biến S1 hoặc S2 sẽ phát hiện trước
sau đó sản phẩm được đưa đến cuối băng chuyền và nhận biết bởi S3 để đếm số
lượng sản phẩm ngắn. Khi đếm được 15 sản phẩm thấp thì đèn báo Q2 sẽ sáng
để báo vào đóng gói sản phẩm trong 15s, băng chuyền vẫn hoạt động để sản
phẩm đưa ra nơi đóng gói.
Ấn STOP hệ thống dừng hoạt động.
2.2 : Tính chọn các thiết bị liên quan
2.2.1 Phân tích và lựa chọn động cơ điện
Số lượng : 3 động cơ
Tính chọn công suất động cơ truyền động thiết bị vận tải liên tục thường
theo công suất cản tĩnh. Chế độ quá độ không tính vì số lần đóng cắt ít, không

ảnh hưởng đến chế độ tải của động cơ truyền động. Phụ tải của thiết bị vận tải
liên tục thường ít thay đổi trong quá trình làm việc nên không cần thiết phải
kiểm tra theo điều kiện phát nóng quá tải. Trong điều kiện làm việc nặng nề của
thiết bị, cần kiểm tra theo điều kiện mở máy.
Khi tính chọn công suất động cơ truyền động băng tải, thường tính theo các
thành phần sau:
+ Công suất P1 để dịch chuyển vật liệu.
+ Công suất P2 để khắc phục tổn thất do ma sát trong các ổ đỡ, ma sát giữa
băng tải và các con lăn khi băng tải chạy không.
+ Công suất P3 để nâng băng tải (nếu là băng tải nghiêng)
* Lực cần thiết để dịch chuyển vật liệu:
F1 = L.σ.k1.g.cosβ = L’.σ.k1.g

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Với β = 0 (băng tải nằm ngang).

Page 10


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

→ F = 2. 1000. 10. 0,05 = 1000 (N)
Với

L = 2 (m); σ = 1000(g); g = 10

Trong đó:


β = Góc nghiêng của băng tải.

L = Chiều dài băng tải.
σ = Khối lượng vật liệu trên 1m băng tải.
k1 = Hệ số tính đến khi dịch chuyển vật liệu, k1 = 0,05.
Công suất cần thiết để dịch chuyển vật liệu:
P1 = F1.v = σ.L’. k1.v.g
→ P1 = 1000. 1 = 1000 (W)
Lực cản do các loại ma sát sinh ra khi băng tải chuyển động không tải:
F2 = 2.L.σb.k2.g. cosβ
→ F2 = 2.2.5000.10.0,005=1000 (W)
Trong đó:

k2 = là hế số tính đến lực cản khi không tải. k2 =0,005
σb = khối lượng băng tải trên 1m chiều dài băng.

Công suất cần thiết để khắc phục lực cản ma sát:
P2 = F2.v = 2.L’.σb .k2 . g
→ P2 =1000.1 = 1000 (W)
Lực cần thiết để nâng vật:

F3 = ±L.σ.g.sinβ

Trong đó dấu (+) là khi tải đi lên, ( - ) khi tải đi xuống.
Công suất nâng bằng:

P3 = F3.v = ±σ.H.v.g

Công suất tĩnh của băng tải:

P = P1 + P2 + P3 = (σ.L’.k1 + 2.L’.σb. k2 ± σ.H).v.g
→ P = P1 + P2 + P3 = 1000 + 1000+ 0 = 2000 (W) = 2 (kW)
Vậy công suất động cơ truyền động băng tải được tính theo biểu thức sau:
Pđc = k3.

P
η

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 11


Đồ án chuyên môn tự động hóa
→ Pđc = 1,2
Trong đó:

Nhóm 2

2
= 2,56 (kW)
0.94

k3 = Hệ số dự trữ về công suất (k3 = 1,2 ÷ 1,25).
η = Hiệu suất truyền động.

Kết luận: Như vậy em sẽ chọn động cơ không đồng bộ 3 pha có thông số kỹ thuật :
Tốc độ : 945 vg/ph ; điện áp : 220/380 , dòng điện : 12,8/8.7 ,cos α = 0.76 . có 6 cặp
cực ; Mmax/Mmin = 2.2 . Công suất : P = 3 KW


2.2.2 Phân tích và lựa chọn bằng chuyền sản phẩm
Số lượng : 3 băng chuyền
Băng chuyền là thiết bị vận tải dùng để chuyên chở các vật thành phẩm hay
bán thành phẩm trong các phân xưởng, nhà máy sản xuất theo dây chuyền theo
phương nằm ngang hoặc theo mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng không lớn lắm).
Kết cấu của một băng chuyền cố định như hình vẽ:
Băng chuyền

Trục tang

Hình 2.2 : Băng chuyền
Ta chọn thiết bị vận chuyển sản phẩm là bộ băng chuyền
Tấm băng là bộ phận mang tải chủ yếu của băng tải, đắt tiền nhưng có nguy
cơ chóng hỏng nhất. Yêu cầu tấm băng phải có độ bền kéo và độ bền uốn, độ
đàn hồi và dãn dài nhỏ, có khả năng chống cháy và chống mòn tốt.
Đối với bộ truyền có công suất nhỏ ta chọn tấm băng làm vải dệt từ sợi
bông, bề rộng của tấm băng bằng 40 mm nên chọn số lớp bằng 1.
Trục tang làm bằng vật liệu thép cacbon
GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

C

45

Page 12


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2


Kích thước dài x rộng : 3m x 0.8m
2.2.3 Phân tích và lựa chọn cơ cấu đẩy sản phẩm.
Số lượng : 1 cơ cấu

Hình 2.3 : Xilanh khí nén
a. Lựa chọn piston xylanh
Trong đồ án này chúng em sẽ sử dung cơ cấu Piston xilanh loại khí nén
Tính toán
Ta có : F ≥ Fms max.
F là lực đẩy của pit tông.
Fms max là lực ma sát lớn nhất giữa bề mặt sản phẩm và tấm băng.
⇔ P.A ≥ Fms max ( A là thể tích piston)
2

⇔ P. ∏ . d /4 ≥ Fms max
⇔d ≥

Fms. x 4
Px ∏

Với: d là đương kính của pittong.
2

P là áp suất của khí nén, chọn P = 2.105 (N/ m )
GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 13



Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

Fms. x 4

Suy ra

d≥

Ta có :

Fms max = K.N

5

10 ∏

2x

K là hệ số ma sát giửa hai bề mặt giửa sản phẩm và băng chuyền.
Chọn K= 0,8
N là phản lực của băng chuyền đối với sản phẩm.
Với sản phẩm là gạch men thì khối lượng của viên gạch lớn thường chỉ 3 kg
=> N = P = g. m = 3(N)
=>Fms = 2,4 (N)
Vậy d ≥ 0.004 m, chọn d = 0.005 m
Chọn pit tông có hành trình là 100 mm.
b. Tính chọn hệ thống khí nén .
Hệ thống khí nén thường gồm 2 phần : máy khí nén và van điện từ

Máy khí nén: Máy nén khí là thiết bị tạo ra áp suất khí, ở đó năng lượng cơ học
của động cơ điện hoặc động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí
nén và nhiệt năng . Khí nén sau khi ra khỏi máy nén khí và được xử lý thì cần
phải có một bộ phận lưu trử để sử dụng. Bình trích chứa khí nén có nhiệm vụ
cân bằng áp suất khí nén từ máy nén khí chuyển đến trích chứa, ngưng tụ và tách
nước. Khí nén được dẫn bằng mạng đường ống dẫn .Với hệ thống phân loại sản
phẩm này do khối lượng cúa sản phẩm nhỏ nên áp suất của máy không cần lớn
vì vậy chúng em lựa chọn loại có P < 15bar

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 14


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

Van điện từ : Van điện từ là van hoạt động điện cơ. Van được điều khiển bởi
dòng điện thông qua tác dụng của lực điện từ. Đối với loại van 2 cửa, cửa ra và
cửa vào sẽ được đóng mở thay phiên nhau .
Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng bằng cách đóng mở hay
thay đổi vị trí các cửa van để thay đổi hướng của dòng khí nén.
Hệ thống này chúng em sử dung van đảo chiều loại 3/2

Hình 2.4 : Van đảo chiều 3/2
2.2.4 .Phân tích và lựa chọn cảm biến
Số lượng cảm biến : 4
Hệ thống sử dụng cảm biến quang phản xạ gương để nhận biết sản phẩm .Cảm
biến quang phản xạ gương có bộ phát là truyền ánh sáng tới một gương phản

chiếu lăng kính đặc biệt và phản xạ lại bộ thu ánh sáng , khi vật thể xen vào
luồng sáng cảm biến sẽ phát hiện ra.Cảm biến quang phản xạ gương có một số
ưu điểm như giá thành thấp , lắp đặt và chỉnh định dễ dàng , phát tính hiệu tin
cậy và khoẳng cách phù hợp.
Cảm biến quang phản xạ gương rất thích hợp cho những hệ thống phân loại sản
phẩm

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 15


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

Hình 2.5 : Cảm biến quang phản xạ gương
Lựa chọn cảm biến loại : Cảm biến quang Omron E3z – R61 2M
- Cảm biến phản xạ gương khoảng cách phát hiện : 4m
- Cảm biến quang loại nhỏ, thông dụng, điện áp 12-24VDC, IP67 của
-

OMRON
Nhỏ gọn, thích hợp cho tất cả các vị trí lắp đặt
Tốc độ đáp ứng: 1 ms (max)
Chọn chế độ hoạt động Light-On/Dark-On bằng switch
Sensor phát ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng hồng ngoại
Hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt (cấp độ bảo vệ IP67)

2.2.5 . Phân tích và lựa chọn bộ phận hiển thị.

Số lượng : 4 ; 2 Led hiển thị số lượng sản phẩm dài , 2 led hiển thị số lượng sản
phẩm ngắn
Hệ thống sử dụng LED 7 thanh loại Anode chung để hiển thị số lượng sản phẩm
LED7 thanh có cấu tạo bao gồm 7 led đơn có dạng thanh xếp theo ( Hình 2.8
dưới )và có thêm một led đơn hình tròn nhỏ thể hiện dấu chấm tròn ở góc dưới
bên phải của led 7 thanh. Bộ mã hoá này có 4 đầu vào tương ứng với 4 bit mã
BCD và 7 đầu ra, mỗi đầu sẽ điều khiển một vạch của đèn 7 thanh.
Led 7 đoạn có Anode(cực +) chung, đầu chung này được nối với +Vcc, các chân
còn lại dùng để điều khiển trạng thái sáng tắt của các led đơn, led chỉ sáng khi
tín hiệu đặt vào các chân này ở mức 0.

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 16


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

Hình 2.6: Led 7 thanh có ca-tốt chung và A-nốt chung
2.2.6. Phân tích và lựa chọn PLC
Với đề tài này chúng em lựa chọn PLC S7-200 , CPU 226 ; AC/DC/Relay
-

Kích thước : 190x80x62
Bộ nhớ chương trình : 16834 bytes/24576bytes
Bộ nhớ dữ liệu : 10240 bytes
Bộ nhớ lưu trữ dữ liệu : 100 giờ
Số đầu vào / ra sô (digital) : 26/16

Số đầu vào tương tự : không có
Số modul mở rộng : 7 (max)
Com : RS- 485x2
Thời gian xử lý : 0,37µs
Nguồn cấp AC220. Đầu vào :DC. Đầu ra : Role

2.2.7. Phân tích và lựa chọn Rơle
a. Rơle trung gian

Hình 2.7 : Role trung gian

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 17


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

Rơle là loại khí cụ điện hạ áp tự động mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp khi
tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định
Lựa chọn rơle : Sử dụng rơ le trung gian MY2NJ của omron
- Điện áp cộn dây : 24 VDC có LED báo hiển thị
- Thông số của tiếp điểm : 5A- 24 VDC
b. Rơle nhiệt

Hình 2.8 : Role nhiệt
- Dòng tác động bảo vệ 15/22/29/35/42/54A
- Sử dụng cho các contacto: S-N50/65/80/95

2.2.8. Công tắc tơ

Hình 2.9 : Công tắc tơ
Đặc điểm contactor Ls

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 18


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

- Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt kèm theo vỏ kim loại và phị kim loại khép
kín là giải pháp hiệu quả cho khách hàng.
- Chỉ có 3 khung kích thước cho dải lên tới 95A, giúp nhà sản xuất dễ dàng làm
tủ điện

Chương 3 : Xây dựng hệ thống điều khiển và giám sát

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 19


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2


3.1 . Sơ đồ mạch động lực

Hình 3.1 : Sơ đồ mạch đấu động cơ băng tải
Trong đó DC1. DC2. DC3 là 3 động cơ để kéo 3 băng chuyền
3.2 . Hệ thống điều khiển.
3.2.1 . Bảng địa chỉ các đầu vào ra
Bảng địa chỉ đầu vào
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Đầu vào
START
STOP
Cảm biến S1
Cảm biến S2
Cảm biến S3
Cảm biến S4
Cảm biến đẩy
Cảm biến hút

Địa chỉ
I0.0
I0.1

I0.2
I0.3
I0.4
I0.5
I1.0

Chức năng
Khởi động hệ thống
Dừng hệ thống
Nhận biết sản phẩm để phân loại
Nhận biết sản phẩm để phân loại
Đếm sản phẩm ngắn
Đếm sản phẩm dài
Nhận biết tín hiệu để điều khiển

I1.1

đẩy Xilanh
Nhận biết tín hiệu để điều khiển
hút Xilanh

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 20


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2


Bảng địa chỉ đầu ra
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Đầu ra
RUN
Băng chuyền 1
Băng chuyền 2
Băng chuyền 3
Cuộn K1
Cuộn K2
Đèn báo 1
Đèn báo 2

Địa chỉ
Q0.0
Q0.1
Q0.2
Q0.7
Q0.3
Q0.4
Q0.5
Q0.6


GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Chức năng
Báo hệ thống đang hoạt động
Chuyền sản phẩm để phân loại
Chuyền sản phẩm dài để đóng gói
Chuyền sản phẩm ngắn để đóng
gói
Đẩy Xilanh
Hút Xilanh
Báo đủ sản phẩm ngắn
Báo đủ sản phẩm dài

Page 21


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

3.2.2. Thuật toán thời gian.

Hình 3.2: Thuật toán thời gian của hệ thống

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 22



Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

3.2.3. Sơ đồ đấu dây.

Hình 3.3 : Sơ đồ đấu dây của hệ thống

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 23


Đồ án chuyên môn tự động hóa

Nhóm 2

3.1.3. Xây dựng chương trình điều khiển.

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Page 24


Đồ án chuyên môn tự động hóa

GVHD : Th.S Nguyễn Đăng Toàn

Nhóm 2


Page 25


×