Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm ADE Selplex đến khả năng sinh trưởng, kháng bệnh và chất lượng thịt của lợn ngoại nuôi tại huyện Thủy Nguyên Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VÕ THỊ KHÁNH MY

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ADE-SELPLEX
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, KHÁNG BỆNH
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA LỢN NGOẠI NUÔI
TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VÕ THỊ KHÁNH MY

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ADE-SELPLEX
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, KHÁNG BỆNH
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA LỢN NGOẠI NUÔI
TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số ngành: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Hiền Lương



THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Võ Thị Khánh My


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự
nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của
Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới TS. Phạm Thị Hiền Lương đã
động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn
tốt nghiệp.
Tôi rất biết ơn Trang trại chăn nuôi lợn gia công Bùi Doãn Hiền, huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất
cho tôi học tập, triển khai đề tài và bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm, các Thầy
Cô giáo Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và bảo vệ thành công
luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã động viên,
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Võ Thị Khánh My


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích và mục tiêu của đề tài ......................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................ 3
1.1.1. Một số thông tin về giống lợn thí nghiệm ................................................ 3

1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn giống ngoại nuôi thịt ............ 3
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, kháng bệnh của lợn
con sau cai sữa đến khi xuất chuồng .................................................................. 6
1.1.4. Những hiểu biết về chế phẩm sinh học ADE-Selplex .............................. 8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................... 25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................ 33
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33
2.3.1. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 33
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định các chỉ tiêu .................. 36
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 38


iv

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 39
3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm đến khả năng sinh trưởng của lợn ngoại nuôi thịt .... 39
3.1.1. Sinh trưởng tích lũy ................................................................................ 39
3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối .............................................................................. 43
3.1.3. Sinh trưởng tương đối ............................................................................ 47
3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ADE - Selplex đến khả năng chuyển hóa thức
ăn của lợn thí nghiệm ............................................................................................ 50
3.2.1. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL của lợn thí nghiệm ................................... 50
3.2.2. Tiêu tốn NLTĐ và protein/kg tăng KL lợn thí nghiệm .......................... 52
3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến một số chỉ tiêu sinh lý máu của
lợn thí nghiệm ....................................................................................................... 55
3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến khả năng kháng bệnh của lợn thịt

thí nghiệm ............................................................................................................. 56
3.5. Hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học đến chi phí trực tiếp/kg KL lợn
thí nghiệm ................................................................................................. 60
3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến thành phần hóa của thịt lợn thí nghiệm 62
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 64
1. Kết luận ............................................................................................................. 64
2. Đề nghị .............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 67
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Võ Thị Khánh My


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ..........................................................................34
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 (3 lần lặp lại) ....................................................35

Bảng 2.3. Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của 1kg thức ăn ..........................35
Bảng 3.1a. Khối lượng lợn thịt thí nghiệm 1 qua các kì cân (kg) .............................39
Bảng 3.1b. Khối lượng lợn thịt thí nghiệm 2 qua các kì cân (kg).............................41
Bảng 3.2a. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 1 (g/con/ngày) .......................43
Bảng 3.2b. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 2 (g/con/ngày).......................45
Bảng 3.3a. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 1 (%) ....................................47
Bảng 3.3b. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 2 (%) ....................................48
Bảng 3.4a. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL của lợn thí nghiệm 1 (kg) .........................50
Bảng 3.4b. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL của lợn thí nghiệm 2 (kg) .........................51
Bảng 3.5a. Tiêu tốn NLTĐ và protein/kg tăng KL lợn thí nghiệm 1 .......................52
Bảng 3.5b. Tiêu tốn NLTĐ và protein/kg tăng KL lợn thí nghiệm 2 .......................54
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn thí nghiệm .......................................55
Bảng 3.7a. Ảnh hưởng của chế phấm sinh học đến khả năng phòng và trị bệnh tiêu
chảy ở lợn thí nghiệm 1 ...........................................................................56
Bảng 3.7b. Ảnh hưởng của chế phấm sinh học đến khả năng phòng và trị bệnh tiêu
chảy ở lợn thí nghiệm 2 ...........................................................................57
Bảng 3.8a. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến khả năng phòng và trị bệnh
đường hô hấp ở lợn TN1..........................................................................58
Bảng 3.8b. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến khả năng phòng và trị bệnh
đường hô hấp ở lợn TN2..........................................................................59
Bảng 3.9a. Chi phí trực tiếp/kg lợn thí nghiệm 1 ......................................................60
Bảng 3.9b. Chi phí trực tiếp/kg lợn thí nghiệm 2 .....................................................61
Bảng 3.10. Thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm ..........................................62


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang


Hình 3.1a. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn TN1 .................................................40
Hình 3.1b. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn TN2 .................................................42
Hình 3.2a. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn TN1 .............................................44
Hình 3.2b. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn TN2.............................................46
Hình 3.3a. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn TN1 ..............................................48
Hình 3.3b. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn TN2..............................................49


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi chiếm một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội.
Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người,
đồng thời tạo việc làm, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân.
Để tiến tới một nền nông nghiệp chất lượng, hiện đại đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng thì yêu cầu được đặt ra đó là: Các hoạt động chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản, ngoài cơ cấu tổ chức, quy mô hợp lí còn phải đáp ứng các quy định
về đảm bảo an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và an toàn môi trường, trong đó
việc ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp là điều kiện tiên quyết. Qua đó hạn chế sử dụng các chất hormone, hóa chất,
kháng sinh... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thay vào đó là tăng cường sử
dụng các loại chế phẩm sinh học. Trên thực tế, trong vài năm gần đây, việc sử dụng
chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam đã được biết đến
nhưng chưa được sử dụng rộng rãi.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có nhiều ưu điểm vượt trội như:
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế dịch bệnh, không gây ảnh hưởng tiêu
cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, giải quyết tốt môi trường chăn nuôi, nhất là
tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Bình Dương,... tạo
ra những sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.

ADE- Selplex một chế phẩm mới của công ty Phamarvet, sản xuất năm 2013
là một trong những chế phẩm có nhiều ưu điểm như vậy.
Xuất phát từ thực tiễn đồng thời để làm rõ hơn tính năng thực tế của chế
phẩm ADE- Selplex trong chăn nuôi lợn con giai đoạn sau cai sữa đến khi xuất
chuồng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm
ADE- Selplex đến khả năng sinh trưởng, kháng bệnh và chất lượng thịt của lợn
ngoại nuôi tại huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng”.


2

2. Mục đích và mục tiêu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
- Sử dụng chế phẩm ADE-Selplex nhằm làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng
sức đề kháng của lợn con, hạn chế dịch bệnh, từ đó tăng hiệu quả chăn nuôi lợn thịt.
- Khuyến cáo cho người chăn nuôi lợn sử dụng chế phẩm ADE- Selplex góp
phần giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong thịt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được mức độ ảnh hưởng của chế phẩm ADE- Selplex đến khả
năng sinh trưởng, khả năng kháng bệnh của lợn thịt.
- Xác định được thành phần hóa học và hàm lượng selen tồn dư trong sản
phẩm thịt lợn. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đóng góp thêm những cơ sở khoa học về bổ sung các vitamin A, D,
E và khoáng vi lượng, đặc biệt là nguyên tố selen trong chăn nuôi lợn thịt.
- Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu
khoa học và sản xuất thức ăn ngành chăn nuôi thú y.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài là những khuyến cáo hữu ích cho các trang trại chăn nuôi

tập trung, sử dụng chế phẩm sinh học làm tăng sức đề kháng cho lợn con, tăng khả
năng sinh trưởng của lợn thịt, từ đó tăng hiệu quả chăn nuôi.
- Góp phần giảm thiểu sử dụng kháng sinh, giảm sự tồn dư kháng sinh trong
thịt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số thông tin về giống lợn thí nghiệm
Nguồn gốc và sự phân bố của lợn thịt dòng CP40
Trong chăn nuôi công nghiệp việc xác định công thức lai tốt, phù hợp với
điều kiện chăn nuôi của từng vùng là rất cần thiết. Công ty TNHH Charoen
Pokphand Việt Nam là công ty lớn trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, có quy trình chăn
nuôi hiện đại. Trong thời gian qua công ty đã tiến hành nhập và lai tạo thành công
nhiều công thức lai và đưa các tổ hợp lai vào sử dụng trong chăn nuôi công nghiệp.
Điển hình là tổ hợp lai lai 3 máu ♀ (♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x
♂Duroc) nuôi thịt thương phẩm. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá năng
suất sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire), khả năng sinh trưởng và
chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x
♂Duroc) một cách cụ thể và có hệ thống. Dòng CP40 được nuôi tại các trang trại
gia công ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.
Đặc điểm ngoại hình
Lợn CP40 có lông trắng, có con lông màu hung, đầu cổ hơi nhỏ và dài, vai lưng - mông - đùi rất phát triển mình dài, lưng hơi cong, bụng gọn, 4 chân dài chắc
chắn. Da của lợn CP40 có màu trắng, tuy nhiên thỉnh thoảng có một số nốt đen,
hoặc có màu hung.
Đặc điểm sinh trưởng
Lợn CP40 có mức tăng khối lượng bình quân từ 650-750 gam/con/ngày; tiêu

tốn thức ăn từ 2,55 kg/kg tăng khối lượng; tỉ lệ móc hàm 82,2%; tỉ lệ thịt xẻ 74,6%;
tỉ lệ thịt nạc 59,3%, (theo Phòng Kỹ thuật công ty CP).
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn giống ngoại nuôi thịt
1.1.2.1. Khái niệm sinh trưởng và phát dục của lợn.
Theo Trần Đình Miên (1982) [22] Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu
cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của
các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước.
Sự sinh trưởng chính là sự tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và sự


4

tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh
trưởng của cơ thể.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, ta không thể không đề cập đến quá trình phát
dục. Đây là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm, hoàn thiện thêm về tính
chất, chức năng của các bộ phận cơ thể.
Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình thái,
kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức tạp, trải
qua nhiều giai đoạn từ khi trứng rụng tới khi trưởng thành, khi con vật trưởng thành
quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở các cơ quan, tổ chức không
nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu là tích luỹ mỡ, còn tích lũy cơ xem
như ở trạng thái ổn định.
1.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng của lợn
Việc đánh giá sinh trưởng của lợn được thể hiện dưới dạng tăng khối lượng
của cơ thể, có thể tính dưới dạng sinh trưởng tuyệt đối (gam/ngày) hoặc sinh trưởng
tương đối (%).
Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau:
Sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) =


Khối lượng cuối kỳ(g) - khối lượng đầu kỳ(g)
Thời gian nuôi

Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức sau:
Sinh trưởng tương đối (%) =

(Khối lượng cuối kỳ - khối lượng đầu kỳ)×100
(Khối lượng đầu kỳ + khối lượng cuối kỳ)/2

1.1.2.3. Các quy luật sinh trưởng và phát dục của lợn.
Gia súc trưởng thành không chỉ là sự phóng to của gia súc lúc sơ sinh. Bởi vì
trong quá trình phát triển, mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát dục của gia súc phải
tuân theo những quy luật nhất định, đó là: Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai
đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều.
- Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn:
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [24], quá trình sinh trưởng và phát dục
của lợn được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai.
+ Giai đoạn trong thai: Quá trình sinh trưởng trong thai là một phần quan
trọng trong chu kỳ sống của lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hưởng
đến sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của lợn. Quá trình phát triển trong


5

thai được chia làm ba gia đoạn: giai đoạn phôi thai, tiền thai và bào thai. Giai đoạn
phôi thai từ lúc trứng thụ tinh đến 22 ngày, đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử
dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung (trong vòng 2 ngày đầu tiên), phân chia nhanh
chóng thành khối tế bào và các bào phôi. Giai đoạn tiền thai từ ngày 23 đến 39, hình
thành nên hầu hết các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Giai đoạn thai từ ngày 40 đến
đẻ là giai đoạn phát triển nhanh về kích thước và khối lượng của thai.

+ Giai đoạn ngoài thai được chia thành các thới kỳ bú sữa, thời kì thành thục,
thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Lợn con mới sinh ra chưa thành thục về sinh
lý và thể vóc, có rất nhiều sự thay đổi diễn ra trong thời kỳ đầu tiên sau khi sinh để
phù hợp cho cuộc sống của nó sau này. Có một số thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự thay đổi đó như khối lượng sơ sinh và số con đẻ ra trên ổ, lượng đường
glucoza trong máu, vấn đề điều tiết thân nhiệt, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn,
sự thay đổi về thành phần hóa học của cơ thể theo tuổi... đây là những sự thay đổi
quan trọng trong những ngày đầu tiên của lợn sau khi sinh, cần phải được nghiên
cứu đầy đủ và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của lợn.
Thời kỳ bú sữa của lợn Việt Nam thông thường là 60 ngày. Hiện nay, một số
cơ sở chăn nuôi đã tiến hành cai sữa sớm ở 21, 28, 35 hay 45 ngày tuổi, thức ăn của
lợn con thời kỳ này là bú sữa mẹ. Tuy nhiên, muốn lợn con sinh trưởng nhanh hơn,
khối lượng khi cai sữa cao hơn ta phải bổ sung thêm thức ăn. Sau khi tách mẹ những
ngày đầu thức ăn phải đảm bảo sao cho lợn con tăng trọng đều mỗi ngày như khi bú
mẹ. Có như vậy lợn con đưa vào nuôi thịt hay hậu bị không bị chậm lớn. Đây là điều
kiện để cai sữa sớm cho lợn con có hiệu quả (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [29]
- Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều
Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: lúc còn non khả năng tăng
khối lượng chậm, sau đó tăng khối lượng nhanh dần, tùy theo các giống lợn khác
nhau mà tốc độ tăng khối lượng khác nhau. Điều quan trọng nhất là các nhà chăn
nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất để kết thúc vỗ béo cho thích
hợp, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan bộ phận cơ thể: trong quá
trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể lợn có những cơ quan phát triển nhanh, có
những cơ quan phát triển chậm.


6

Không đồng đều về sự tích lũy của các tổ chức mỡ, nạc, xương, sự phát triển

của bộ xương có xu hướng giảm dần theo tuổi (tính theo sinh trưởng tương đối); của
thịt giữ mức độ bình thường trong giai đoạn đầu sau khi sinh sau đó giảm dần từ
tháng thứ 5, sự tích lũy mỡ tăng dần từ tháng 6, 7. Dựa vào quy luật này, các nhà
chăn nuôi cần căn cứ vào mục đích chăn nuôi mà quyết định thời điểm giết mổ cho
phù hợp để có thể đạt tỷ lệ nạc cao nhất.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, kháng bệnh của lợn con
sau cai sữa đến khi xuất chuồng
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn gồm hai nhóm: các
yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.
1.1.3.1. Các yếu tố bên trong
Theo Trần Văn Phùng và cs, 2004 [24] cho biết: Di truyền là một trong
những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của
lợn. Quá trình sinh trưởng, phát dục của lợn tuân theo cá quy luật sinh học, nhưng
chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết
và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sự khác nhau giữa các giống lợn nguyên
thủy và các giống lợn đã được cải tiến, cũng như các giống lợn thành thục sớm với
các giống lợn thành thục muộn. Sự khác nhau này không chỉ khác nhau về cấu trúc
tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận
của cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như:
Giống lợn hướng nạc, hướng mỡ.
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về sản xuất của gia
súc, gia cầm như: Sinh trưởng, cho lông, cho thịt, trứng, sản lượng sữa, sinh
sản….đều là tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó có
sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác nhau về
chủng loại. Darwin đã chỉ rõ sự khác nhau này là nguyên liệu cho quá trình chọn lọc
tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường, sự
nghiên cứu chúng phụ thuộc vào sự đo lường như: Khối lượng cơ thể, tốc độ tăng
trọng, sản lượng trứng, kích thước các chiều đo… (Trần Đình Miên và cs, 1982) [22].
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn là quá trình
trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các

hormone. Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ


7

cân bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi
chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong sự điều
khiển quá trình sinh trưởng. Về sau điều khiển quá trình sinh trưởng có sự điều
khiển của tuyến yên. Hormone của thùy trước tuyến yên STH là loại hormone rất
cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [28]:
STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm
tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương(nhất
là các xương dài). Khi thiếu hoặc thừa loại hormone này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ
bé hoặc quá to. Vào thời kỳ thành thục về tính, các hormone sinh dục như hormone
của dịch hoàn và buồng trứng (androgen và oestrogen) tham gia vào quá trình điều
khiển hoạt động sinh dục của cơ thể và hình thành nên các đặc tính sinh dục thứ
cấp. Hormone sinh dục của con cái tạo ra từ buồng trứng cũng có tác dụng đáng kể
đến sinh trưởng của lợn. Ngoài ra các hormone của tuyến khác như tuyến tụy và
tuyến thượng thận cũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương và cơ. Nguyễn
Thiện và cs (1998) [29] cho rằng: Giống cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Thông thường các giống lợn
nội cho năng suất thấp hơn các giống lợn ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10
tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60kg. Trong khi đó các giống lợn ngoại (Landrace,
Yorkshine…) nuôi tại Việt Nam có thể đạt 90- 100kg lúc 6 tháng tuổi.
1.1.3.2. Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của
cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác.
- Dinh dưỡng:
Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường
dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao

gồm cả số lượng và chất lượng thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và
phát triển của các cơ quan trong cơ thể.
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường:
Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường không
thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng
như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn.


8

Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ
không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.
- Ánh sáng
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng
ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát dục của lợn con, lợn hậu bị và
lợn sinh sản hơn là lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá
trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt là quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ
sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm
từ 8,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn giảm 8 - 9% so với lợn con được vận động dưới ánh
sáng mặt trời (Trần Văn Phùng và cs, 2004 [24]).
Đối với lợn vỗ béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn ăn
xong. Trong thực tế ở một số trang trại, người ta đã giảm cường độ chiếu sáng
xuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản và cũng
không có một phát hiện nào về ảnh hưởng của thiếu ánh sáng đối với lợn vỗ béo.
- Các yếu tố khác:
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn đã nêu trên
còn có các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu
chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải... Nếu chúng ta
cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn

phát triển đạt mức tối đa.
1.1.4. Những hiểu biết về chế phẩm sinh học ADE-Selplex
1.1.4.1. Các loại vitamin A, D, E trong chế phẩm
a. Vitamin A
Vitamin A, hay còn gọi là retinol, là vitamin thiết yếu trong cơ thể thuộc
nhóm vitamin tan trong dầu (gồm có vitamin A, D, E, K).
Công thức cấu tạo


9

Vitamin A tồn tại trong tự nhiên dưới ba dạng: vitamin A1, vitamin A2 và
vitamin A3.

Các dạng vitamin A
Các nguồn cung cấp vitamin A
Có 2 nguồn chính cung cấp vitamin A cho cơ thể:
- Động vật: (ở dạng vitamin A: retinol) có trong gan, sữa, lòng đỏ trứng…
- Thực vật: (ở dạng tiền chất vitamin A: beta- caroten) có trong các loại rau
quả có màu vàng, xanh: bắp cải, rau diếp, cà rốt…
Theo Từ Quang Hiển và cs (2001) [10]: Vitamin A có nhiều trong gan và các
sản phẩm sữa, giúp duy trì sức khỏe thị giác và hoạt động tế bào, 90% vitamin A dự
trữ ở gan. Tuy nhiên, quá nhiều vi chất này sẽ gây hại sức khỏe nghiêm trọng.
Vitamin A có trong các tổ chức động vật, đặc biệt có nhiều trong gan của các
loại cá khác nhau. Trong tổ chức động vật như ở mỡ, gan cá vitamin A thường ở
dạng ester, trong lòng đỏ trứng 70 - 90% vitamin A ở dạng tự do. Vitamin A còn có
nhiều trong sữa và các sản phẩm sữa, trứng, thận, tim, thịt. Vitamin A tồn tại trong
thức ăn tự nhiên là hợp chất tương đối ổn định, không bị phân hủy khi gia công chế
biến thông thường. Trong không khí và ánh sáng, vitamin A bị oxy hoá và phân hủy
nhanh chóng, nhiệt độ cao lại thúc đẩy quá trình phân hủy mạnh mẽ hơn. Các ester



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự
nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của
Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới TS. Phạm Thị Hiền Lương đã
động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn
tốt nghiệp.
Tôi rất biết ơn Trang trại chăn nuôi lợn gia công Bùi Doãn Hiền, huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất
cho tôi học tập, triển khai đề tài và bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm, các Thầy
Cô giáo Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và bảo vệ thành công
luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã động viên,
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Võ Thị Khánh My


11


khỏe tốt thì cần cung cấp nhiều hơn. Trong 1kg VCK khẩu phần cần có lượng
vitamin A như sau: Bò sữa: 5000 - 6000 UI, bò đực: 6000 - 8000 UI, lợn mẹ: 3000 6000 UI, gà mái và gà giò: 8000 - 10000 UI.
- Ngộ độc vitamin A đối với lợn khi khẩu phần thức ăn có 82500 UI/kg VCK
thức ăn, nuôi kéo dài 17 ngày liền, còn gà với liều lượng 1.500.000 UI/kg nuôi kéo dài
20 ngày liền (theo Từ Quang Hiển và cs, 2001) [10].
- Đối với lợn thịt nhu cầu vitamin rất quan trọng, đặc biệt đối với lợn thịt nuôi
ở giai đoạn đầu. Bảng dưới sẽ cho ta thấy nhu cầu cụ thể của lợn thịt nuôi ở từng
giai đoạn khác nhau.
- Nhu cầu vitamin A hàng ngày của lợn theo từng giai đoạn: Theo tiêu chuẩn
của NRC (Hội Đồng Hạt Cốc Mỹ, 1998) [12] như sau:
Khối lượng cơ thể (kg)
Chỉ tiêu
Vitamin A
(IU)d

3-5

5 - 10

10 - 20

20 - 50

50 - 80

80 - 120

550


1.100

1.750

2.412

3.348

3.998

- Theo Viện chăn nuôi Quốc gia (2001) [41] nhu cầu vitamin A trong khẩu phần
cho lợn thịt như sau:
Khối lượng cơ thể (kg)
Chỉ tiêu
Vitamin
A (IU)d

3-5

5 - 10

10 - 20

20 - 50

50 - 80

80 - 120

2.200


2.200

1.750

1.300

1.300

1.300

Khi chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ vitamin A hoặc một số bệnh lý
nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… gây rối loạn hấp thu
vitamin A, sẽ dẫn đến sự thiếu hụt vitamin A trong cơ thể và gây bệnh.
b. Vitamin D
Vitamin D (còn gọi là calciferol) không tan trong nước, tan trong dầu, mỡ,
ancol, ether và chlrofom. Về mặt hóa học vitamin D là dẫn suất của sterol, hai dạng
phổ biến quan trọng nhất là vitamin D2 và D3. Các vitamin này được tạo thành từ
các provitamin (tiền vitamin) tương ứng.


12

Công thức cấu tạo
Trong gần 7 chất vitamin D chỉ có chất D2 và D3 là có hoạt tính cao nhất.
Vitamin D2 có nguồn gốc thực vật, là dẫn xuất của chất ergosterol trong nhiều loại
nấm sau khi xử lý bằng tia tử ngoại, còn vitamin D3 bắt nguồn từ chất 7 dehydrocolesterol là dẫn xuất oxy hoá của colesterol trong cơ thể động vật. Dưới tác
dụng của tia từ ngoại 7 - dehydrocolesterol sẽ mở mạch nối 9 - 10 biến thành
vitamin D3.


Nguồn cung cấp vitamin D
- Nguồn gốc bên trong
Quá trình tổng hợp cúa da là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin D cho cơ thể
và phụ thuộc vào nhiều yếu tố
+ Sắc tố da: người da trắng tăng 50-100 lần so với người da đen.
+ Vùng thượng bì, nơi quá trình tổng hợp được thưc hiện.
+ Chiều dài của bước sóng và số lượng tia cực tím mà da nhận được.
+ Nhiệt độ của da, quá trình biến đổi xảy ra thuận lợi ở nhiệt độ 36,5- 37 oC
+ Tăng lên nếu chế độ ăn thiếu hụt Ca
+ Được tổng hợp nhiều hơn ở gia súc non và gia súc mang thai, giảm ở gia
súc già 2-4 lần. Vitamin D có nguồn gốc bên trong sẽ đươc hấp thu trực tiếp bởi
mạch máu.


13

- Nguồn gốc bên ngoài
Được bổ sung từ thực phẩm đưa vào bữa ăn hàng ngày. Vitamin D thường có
ở cá biển, dầu gan cá, sữa, lòng đỏ trứng, lá, rễ, củ, quả, nấm và men bia có tiền
vitamin D2. Ở trong nấm hàm lượng vitamin D là 12 - 31µg/kg thức ăn. Cá biển có
từ 12,5 - 25 µg/kg thức ăn.
Vai trò của vitamin D
Vitamin D chiếm một vị trí rất đặc biệt dù nó có nguồn gốc bên trong từ quá
trình tổng hợp của da hay nguồn gốc bên ngoài bởi nhu cầu cung cấp thức ăn.
Vitamin D có vai trò quan trọng trong sự duy trì để bộ xương khỏe mạnh và vững
chắc. Vitamin D hoạt động như một hormone, nó điều chỉnh sự hình thành, hấp thụ
và duy trì sự ổn định Ca và P trong máu. Vitamin D là tiền hormone tạo ra nhiều
chất chuyển hóa có tác dụng như một hormone. Chức năng chính là tăng hấp thu Ca
từ ruột và tiến hành quá trình tạo xương, khoáng hóa xương một cách bình thường.
Đặc biệt ở xương vitamin D kích thích các tạo cốt bào tổng hợp nhiều hơn

phosphatse kiềm và osteocalci (protein xương phụ thuộc vào vitamin K) và ít hơn là
collagen. Tất cả điều đó thuận lợi cho việc tạo xương. Vitamin D điều hòa và
chuyển hóa Ca và P trong cơ thể, làm tăng quá trình hấp thu và đồng hóa Ca lên tới
50-80% cần thiết cho quá trình cốt hóa. Như vậy nếu thiếu vitamin D thì gia súc sẽ
bị còi xương.
Nếu thừa Vitamin D: Khi dùng liều cao vitamin D2 và vitamin D3 có thể gây
độc. Các triệu chứng hay gặp là kém ăn, buồn nôn, tiểu nhiều, có khi táo bón, khi
tiêu chảy, ngừng lớn, xanh xao, thỉnh thoảng co giật, khó thở, trong nước tiểu chứa
nhiều calci và photpho. Những triệu chứng này chỉ xuất hiện với liều rất cao (25-27
mg/ngày cho một kg trọng lượng cơ thể) và dùng trong nhiều tuần. Nếu ngộ độc xảy
ra sẽ có sự canxi hóa mô. Muối canxi được lắng đọng ở thận, mạch máu, tim, phổi.
Nhu cầu vitamin D đối với động vật
Hội đồng Hạt cốc Mỹ, (1998) [12], Nhu cầu vitamin D hàng ngày của lợn theo
từng giai đoạn như sau:
Chỉ tiêu
Vitamin D
(IU)

3-5

5 - 10

55

110

Khối lượng cơ thể (Kg)
10 - 20
20 - 50
50 - 80

200

278

386

80 - 120
461


14

- Theo Viện chăn nuôi Quốc gia (2001) [41] như cầu vitamin D trong khẩu phần
cho lợn như sau:
Khối lượng (Kg)

Chỉ tiêu
Vitamin D (IU/kg)

Lợn con

Lợn thịt

3-5

5 - 10

10 - 30

30 - 70


70 - 110

220

220

200

150

150

c. Vitamin E
Khái niệm
Vào năm 1922 Evans và Bishop đã chứng minh rằng trong thực vật có
chứa một loại vitamin rất cần thiết cho quá trình sinh sản bình thường ở chuột.
Evans và Emerson đã tìm thấy vitamin E trong dầu lúa mạch có tác dụng chữa trò
chứng vô sinh cho lũ chuột vào năm 1936. Năm 1938 nhà hoá học P. Karrer đã điều
chế được vitamin E bằng phương pháp tổng hợp. Vitamin E bao gồm 8 phân tử
tocopherol tự nhiên có tính chất chung giống nhau trong đó chất α - tocopherol là
dạng hoạt động mạnh nhất được tìm thấy có công thức C25H2502 đây là một alcolhol.
Công thức cấu tạo

Vị trí carbon số 6 trên vòng tocopherol bị oxy hóa thành dạng -OH. Hợp chất
này rất nhạy cảm dễ dàng mất hydro để trở thành liên kết O= với vòng. Nhờ tác
dụng này mà nó trở thành chất chống oxy hóa, khi đó tocopherol không còn
tác dụng của vitamin nữa. Muốn cho vitamin này trở nên bền vững ta cho nhóm OH này hóa ester với acid acetic hoặc palmitic để biến thành tocopherol acetat
hay tocopherol palmitat. Chất này có hoạt tính vitamin E nhưng trong thức ăn nó
không còn tác dụng chống oxy hóa nữa. Khi vào cơ thể nó được thủy phân thành



iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích và mục tiêu của đề tài ......................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................ 3
1.1.1. Một số thông tin về giống lợn thí nghiệm ................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn giống ngoại nuôi thịt ............ 3
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, kháng bệnh của lợn
con sau cai sữa đến khi xuất chuồng .................................................................. 6
1.1.4. Những hiểu biết về chế phẩm sinh học ADE-Selplex .............................. 8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................... 25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................ 33
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33

2.3.1. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 33
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định các chỉ tiêu .................. 36
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 38


16

các peroxyd hình thành tấn công gây bệnh tích trên tiểu não, gọi là bệnh viêm
nhũn não, gây bệnh tích trên cơ, gọi là bệnh trắng cơ. Về chức năng này thì trong
chừng mực nhất định, các chất chống oxy hóa nhân tạo có thể thay thế được. Ví dụ
như các chất EMQ, BHT, BHA, xanh metyl, propigallat,…
Nếu thiếu tác dụng chống oxy hóa của vitamin E thì lợn con rất nhạy
cảm với sắt vì khi thiếu vitamin E thì Fe2+rất dễ biến thành Fe3+làm hư hại chức
năng hồng cầu. Ở bò thì bò thoái hóa cơ khi cho khẩu phần có nhiều acid linoleic.
- Là chất chống oxy hóa sinh học trong cơ thể: vitamin E có liên quan
đến các lipoid cấu trúc màng tế bào nên ta coi nó là chất chống oxy hóa trong
pha “lipoid”. Còn Selenium tham gia cấu tạo hoạt động của men Glutathione peroxydase có nhiệm vụ phá hủy các peroxyd trong môi trường nước còn gọi là
pha “nước”. Vì vậy mà hai yếu tố trên bổ khuyết tác dụng tương hỗ lẫn nhau trong
việc chống oxy hóa trực tiếp để bảo vệ quá trình oxy hóa khử xảy ra liên tục trong
tế bào.
Ngoài ra, vitamin E còn làm tăng khả năng giữ nước và sự chuyển
hóa creatine, chuyển hóa cơ và cân bằng glycogen. Điều chỉnh chức năng và sự
phát triển của tuyến sinh dục, điều chỉnh sự chuyển hóa hormone của thùy trước
tuyến yên.
Vitamin E nâng đỡ khả năng sinh sản ở chuột, gia cầm, lợn. Ngăn ngừa loạn
dưỡng cơ ở một số loài gia súc, viêm nhũn não ở gia cầm, viêm mô mỡ ở lợn, chồn,
mèo. Vitamin E có khả năng điều trị chứng suy tạo tinh trùng, cần thiết cho sự phát
triển và hoạt động bình thường ở hệ sinh dục thú đực và thú cái.
Theo Nguyễn Như Pho (1995) [23]:
- Nếu thiếu vitamin E khả năng sinh sản của thú cái và thú đực đều giảm.

Ở thú đực gây ra bệnh thoái hóa tinh hoàn, tinh trùng kỳ hình, kém hoạt lực. Trên
thú cái buồng trứng vẫn phát triển bình thường, nhưng gây chết thai, sẩy thai. Ở gà,
vịt thiếu vitamin E gây chết phôi sau khi ấp 5 -7 ngày.
- Thiếu vitamin E gây các tổn thương trên cơ bắp như teo cơ, hoại tử tế
bào cơ và gây tổn thương tế bào thần kinh cơ dẫn đến bại liệt.


×