PHÒNG GD & ĐT VẠN NINH
TRƯỜNG MN BÌNH MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN THI NĂNG LỰC GVDG CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: (8 điểm; mỗi câu 0.5 điểm)
Câu 1: Để chia thức ăn cho trẻ theo đúng quy định thì:
a. Chia cơm trước rồi chia đồ ăn mặn sau, chia ở bàn chia ăn
b. Chia đồ ăn mặn trước rồi chia cơm sau đó trộn lên cho trẻ, chia ở
bàn chia ăn
c. Chia đồ ăn mặn trước, chia cơm sau, chia trên bàn ăn của trẻ
Câu 2: Để xây dựng kế hoạch giáo dục năm với trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo bé, trẻ
mẫu giáo nhỡ ta dựa vào đâu?
a. Nội dung chương trình; kết quả mong đợi của chương trình giáo dục
mầm non
b. Nội dung chương trình; tình hình thực tế của địa phương
c. Nội dung chương trình; kết quả mong đợi của CTGDMN và điều
kiện thực tế ở lớp, địa phương
Câu 3: Làm thế nào để nhận biết được biểu hiện trẻ bị sốt
a. Nhiệt độ của trẻ 370, ói mửa, đau đầu, đau mình mẩy
b. Nhiệt độ của trẻ 380, ói mửa, đau đầu, đau mình mẩy
c. Nhiệt độ của trẻ 400, đau đầu, đau bụng
Câu 4: Cách sử lý khi trẻ bị sốt ở lớp giáo viên cần làm gì?
a. Chườm nóng trẻ bằng khăn ấm
b. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
c. Không chườm nóng bằng khăn ấm mà chà chanh
Câu 5: Bểu hiện bị ngộ độc thực phẩm là:
a. Nổi mẩm, sốt, tiêu chảy
b. Đau bụng, ói mửa, tiêu chảy
d. Đau bụng, đau đầu, nổi mẩm
Câu 6: Biểu hiện của hóc sặc thức ăn khi trẻ ăn:
a. Trẻ ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi, cố gắng thở
b. Trẻ sốt, ho sặc sụa, vã mồ hôi, tím tái
c. Thường xảy ra ở những trẻ ốm yếu
Câu 7: Đánh giá giáo viên mầm non theo những lĩnh vực nào trong “Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên mầm non” quy định?
a. Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Lĩnh vực kiến
thức; Lĩnh vực kỹ năng sư phạm.
b.Lĩnh vực chính trị; Lĩnh vực tình cảm kỹ năng xã hội; Lĩnh vực ngôn
ngữ.
c. Lĩnh vực kiến thức; Lĩnh vực kỹ năng sư phạm
d. Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; Lĩnh vực kiến thức
1
Câu 8: Bạn hiểu thế nào về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non?
a.Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ
bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, kỹ năng sư phạm
mà giáo viên Mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo
dục Mầm non.
b.Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non là quy trình đánh giá, xếp loại
giáo viên Mầm non được áp dụng với mọi loại hình giáo viên Mầm non tại các
cơ sở giáo dục mầm non.
c.Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non là cơ sở để đề xuất chế độ,
chính sách đối với giáo viên mầm non về mặt nghề nghiệp đi kèm với các điều
kiện về văn bằng, chuẩn đào tạo.
Câu 9: Trong một lớp có 01 học sinh khuyết tật thì được giảm bao nhiêu trẻ
a. 3 trẻ
b. 4 trẻ
c. 5 trẻ
d. 6 trẻ
Câu 10: Mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non:
a.Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách
b.Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và
phẩm chất mang tính nền tảng.
c. Đặt nền tảng cho việc học ở các cấp tiếp theo và cho việc học tập suốt
đời
d. Cả a, b, c.
Câu 11: Thời gian thực hiện cho một chủ đề giáo dục
a. Ít nhất là 1 tuần, nhiều nhất không quá 3 tuần
b. Ít nhất là 1 tuần, nhiều nhất không quá 4 tuần
c. Ít nhất là 1 tuần, nhiều nhất không quá 5 tuần
Câu 12: Cần phối hợp các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn của trẻ, nhằm:
a. Làm cho màu sắc món ăn them đẹp
b. Giúp trẻ ăn đầy đủ các chất, phát triển cơ thể cân đối hài hòa và
trí tuệ
c. Giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển cơ thể cân đối hài hòa và trí tuệ
Câu 13: Những dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận biết được bệnh tay – chân niệng:
a. Sốt trên 37.50, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong
ngày, loét miệng, gây đau miệng bỏ ăn
b. Phát ban dạng phỏng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông
c. Cả 2 ý trên
Câu 14: Điều lệ trường mầm non quy định, mỗi tổ chuyên môn có một tổ
trưởng, do:
a. Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ
b. Tập thể giáo viên trong tổ bầu ra và hiệu trưởng giao nhiệm vụ
2
c. Hội đồng thi đua nhà trường bầu ra
Câu 15: Đối với trẻ nhà trẻ hoạt động nào sau đây đóng vai trò chủ đạo?
a. Hoạt động vui chơi
b. Hoạt động với đồ vật
c. Hoạt động học
Câu 16: Cách phòng tránh hóc sặc khi cho trẻ ăn
a. Hối trẻ ăn nhanh, thức ăn chưa phù hợp với lứa tuổi của trẻ
b. Thức ăn không để lẫn xương, hột hạt, để trẻ ăn tự nhiện
c. Thức ăn bình thường, để ngay tầm với của trẻ
B. CÂU HỎI TỰ LUẬN: 2 điểm mỗi câu 1 điểm
Câu 1: Trong giờ chơi xây dựng có một bạn thường xuyên nghịch phá
công trình xây dựng của các bạn đang xây. Các bạn nói gì cũng không nghe vậy
theo chị chị giải quyết như thế nào?
Câu 2: Chị hiểu như thế nào về phương pháp dạy học theo quan điểm lấy
trẻ làm trung tâm?
Gợi ý đáp án:
Câu 1: (1 điểm)
Chương trình giáo dục mầm non là chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Nó
được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ; tạo
cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí
tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội
của trẻ. Không chỉ quan tâm tới trẻ "học được cái gì" mà còn chú trọng "học như
thế nào", tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê
ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học.Trước hết giáo viên và gia đình cần nuôi
dưỡng đam mê học hỏi của trẻ. Sau đó là hình thành ở trẻ các kỹ năng nhận thức
và phát triển tối đa khả năng tư duy độc lập, khả năng giải quyết vấn đề cũng
như khả năng hợp tác. Để dạy theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ta cần:
+ Tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp là yếu tố góp phần tích cực
trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ.
môi trường cần sạch sẽ, đa dạng, phong phú, đẹp mắt, an toàn, để trẻ thấy
thích thú khi đến trường, mỗi ngày đều có sự mới lạ hấp dẫn với trẻ.
+ Trong quá trình tổ chức các hoạt động hàng ngày cô luôn tạo những câu
hỏi gợi mở, luôn giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện rồi sau đó cô mới nhận xét.
Luôn cho trẻ hoạt động theo nhóm nhằm giúp cho trẻ nào cũng được hoạt động.
Giáo viên luôn sưu tầm, sáng tác ra nhiều trò chơi để từ đó giúp trẻ có kỹ năng
hơn. Cô nên cho trẻ giao lưu với các bạn trong khối, trong trường nhằm hình
thành cho trẻ tính tự tin, mạnh dạn.
+ Cha mẹ nên luôn quan tâm đến những gì con mình đang học ở trường
như trao đổi với cô giáo, bản tin của lớp, của trường để từ đó có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa phụ huynh và giáo viên.
Câu 2: (1 điểm)
3
- Nói chuyện với trẻ vì công trình các bạn đang xây là ý tưởng của nhiều
bạn trong nhóm nếu con làm hư công trình của các bạn thì các rất buồn vì khi có
người đến thăm quan thì không còn gì để xem nữa.
- Cô trò chuyện với trẻ nhiều hơn để tìm hiểu nguyên nhân vì sao.
- Lôi cuốn trẻ vào các hoạt động tập thể và cho trẻ chơi cùng với bạn ở
góc xây dựng mà trẻ thường hay nghịch phá.
- Cô giao nhiệm vụ để trẻ bày tỏ quan tâm đến người khác.
- Nhắc các bạn rủ cùng chơi, quan tâm tới bạn hơn.
* Lưu ý:
- Đối với câu phần tự luận ở đáp án chỉ là gợi ý, giáo viên có nhiều cách
diễn đạt khác nhau và tùy theo cách diễn đạt giám khảo sẽ ghi điểm cho các câu
từ: 0.2; 0.4; 0.6; 0.8; 1.0 điểm.
- Điểm toàn bài kiểm tra năng lực là 10 điểm, không làm tròn số.
4