Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn biên pháp giúp học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.61 KB, 15 trang )

1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC HƠN
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
I/ Đặt vấn đề:
Dạy học ở tiểu học là dạy cho học sinh cách học và biết tự học. Khả năng
tự học là năng lực rất quan trọng cho sự thành đạt của mỗi cá nhân. Phương pháp
tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu. Một yếu tố quan trọng đảm bảo
thành công trong học tập là khả năng phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí
những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Nếu rèn luyện cho học sinh có phương
pháp, kĩ năng, thói quen tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào
những tình huống mới, biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề
gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tìm năng
vốn có trong mỗi người. Làm được như vậy thì không những kết quả học tập
được nâng lên mà các em còn được chuẩn bị để tiếp tục tự học khi vào đời, dễ
dàng thích ứng với cuộc sống, công tác, lao động trong xã hội.
Như chúng ta đã biết, nguồn gốc của tích cực là nhu cầu. Khi học sinh có
nhu cầu thì các em sẽ tự giác tìm kiếm tri thức. Đối với học sinh, tính tích cực
bên trong thường nảy sinh do những tác động từ bên ngoài. Giáo viên phải tạo ra
hàng loạt các mâu thuẩn, khéo léo lôi cuốn, hấp dẫn học sinh để các em tự ý thức
tiếp nhận và tìm tòi cách giải quyết.
Để đạt được yêu cầu này, đòi hỏi người giáo viên ngoài sự khéo léo kết
hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, hình thức dạy học, sử dụng các phương tiện
dạy học tạo cho học sinh luôn luôn có hứng thú, nhu cầu trong học tập còn phải
nắm bắt được tâm sinh lí, trình độ của mỗi học sinh để động viên, khích lệ kịp
thời. Giáo viên thường xuyên tổ chức luyện tập giúp các em từng bước tiếp cận
với cách học mới: biết đặt câu hỏi thắc mắc tranh luận; biết trình bày, lí giải sự
việc và biết hợp tác với các bạn trong nhóm để khám phá, lĩnh hội kiến thức.
Phải nói rằng, trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới sách giáo
khoa, đổi mới phương pháp dạy học, cán bộ quản lí trường học và giáo viên đã
được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng dạy học theo hướng tích cực; từng bước


vận dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt, hiệu quả; chất lượng giáo dục ngày
càng được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy từ quan điểm dạy học
tích cực đến thực tế dạy học ở các lớp vẫn còn một khoảng cách nhất định. Việc
bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng tự học, tự giải quyết vấn đề cũng như khơi dậy ở
các em ý thức tự giác, lòng say mê học tập, ham hiểu biết; thói quen đặt câu hỏi
thắc mắc; khả năng tranh luận giải quyết vấn đề cũng như việc hợp tác với các
bạn trong nhóm vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể: Một số học sinh chưa
tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Các em không biết cách nêu câu hỏi
thắc mắc, tranh luận và trình bày, lí giải một nội dung học nào đó. Rất nhiều học


2
sinh (trung bình, yếu) đôi khi làm bài đúng nhưng chỉ làm theo cảm tính, không
biết căn cứ vào đâu, dựa vào quy tắc nào để thực hiện như thế,… Khi tổ chức
học nhóm, không ít học sinh ngồi lại nhưng không biết phải làm gì mà chỉ ngồi
yên “ăn theo” các bạn giỏi, khá.
Nguyên nhân của những tồn tại trên một phần là do khách quan như: Các
đối tượng học sinh trung bình, yếu thường có tâm lí sợ nói sai, làm sai, sợ thầy
cô chê trách hay các bạn chế giễu nên thiếu tự tin, rụt rè, e ngại. Học sinh khá
giỏi luôn có tâm lí thích thể hiện mình nên thường làm thay, nói thay cho các
bạn. Một phần nữa là do nhận thức có hạn và chưa được tập luyện nên các em
không biết cách nêu thắc mắc, không biết tranh luận với nhau về một vấn đề,…
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân chủ quan từ phía giáo viên như: Việc
lựa chọn, phối hợp các phương pháp, hình thức dạy học chưa thật sự phù hợp với
nội dung bài, chưa sát đối tượng học sinh nên đã hạn chế sự tham gia, tranh luận
của các em. Khi có người dự giờ, giáo viên sợ ảnh hưởng đến thời gian của tiết
dạy nên thường né tránh gọi học sinh yếu, trung bình trả lời bài. Một số trường
hợp do giáo viên giao việc chưa được cụ thể, rõ ràng, phù hợp với trình độ của
mỗi nhóm, mỗi cá nhân dẫn đến các nhóm làm việc hiệu quả chưa cao, một số
thành viên không biết mình phải “Làm việc gì?” “Nói những gì?” với các bạn

trong nhóm.
Nguyên nhân cần quan tâm hơn nữa là giáo viên chưa thường xuyên tập
luyện cho học sinh, chưa tạo được hứng thú học tập cho các em. Khi soạn bài,
giáo viên chưa trăn trở: “Tổ chức các hoạt động như thế nào đây để mọi học sinh
được tham gia và tham gia hiệu quả”, “Ở hoạt động này nên gợi ý gì để học sinh
tranh luận”, “Đối với nội dung này thì chọn hình thức dạy học nào để đem lại
hiệu quả cao hơn”, vv…
Qua đối chiếu, so sánh giữa lí thuyết với thực trạng dạy học, tôi đã tiến
hành nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện tại trường tôi một số biện pháp nhằm giúp
học sinh chủ động, tích cực hơn trong các hoạt động học tập và từng bước đã
đem lại kết quả khả quan.
II/ Cơ sở lí luận:
Trong Luật Giáo dục, khoản 2, điều 28 đã ghi: “Phương pháp giáo dục
phổ thông là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh? Đây chính là nhiệm vụ hết sức nặng nề của người thầy hiện nay. Tính
tích cực học tập thường được biểu hiện như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo
viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, nêu thắc mắc hay đề nghị giải thích những
vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn


3
đề mới; tập trung chú ý về vấn đề đang học, kiên trì thực hiện các bài tập, không
nản chí trước những khó khăn,…Tính tích cực của học sinh được biểu hiện
thông qua các hoạt động. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên
quan mật thiết với động cơ học tập. Động cơ học tập tạo ra hứng thú. Hứng thú
là tiền đề của tính tự giác. Hứng thú và tính tự giác là những yếu tố quan trọng

tạo nên tính tích cực.
Tính tích cực học tập của học sinh phải đi từ cấp độ thấp lên cao, từ bắt
chước (cố gắng làm theo mẫu, hành động của thầy, bạn) đến tìm tòi (độc lập giải
quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau) và đến sáng tạo (tìm
cách giải quyết mới độc đáo, hữu hiệu).
Người ta thống kê rằng: nếu chỉ có đọc thì người học chỉ nhớ được 10%,
chỉ có nghe thôi thì khả năng tiếp thu được 20%, cả nghe và nhìn tiếp thu được
50%, nếu được trình bày thì khả năng nhớ có thể lên đến 70%. Đặc biệt, nếu
được kết hợp cả nghe, đọc, nghiên cứu, tự trình bày thì mức độ nhớ lên đến 90%
(Tài liệu: Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học của BGD&ĐT).
Vậy hướng dẫn học sinh biết cách đặt câu hỏi tranh luận; biết trình bày, lí
giải vấn đề và biết phát huy vai trò của mỗi cá nhân khi tham gia học nhóm là
nhiệm vụ mang tính cấp thiết và bắt buộc của mỗi người thầy trong giai đoạn
hiện nay.
III/ Cơ sở thực tiễn:
Qua công tác thanh, kiểm tra và giao lưu chuyên môn, tôi nhận thấy một
số tiết dạy tại trường của tôi nói riêng, các trường Tiểu học trên địa bàn huyện
nói chung và kể cả những tiết dạy chuyên đề do phòng GD&ĐT tổ chức vẫn còn
một số tồn tại chung như: học sinh thiếu tự tin, không mạnh dạn trao đổi với
thầy, bạn; chưa biết cách đặt câu hỏi để tranh luận với các bạn về một đơn vị
kiến thức có trong bài học. Thông thường, sau khi trình bày một nội dung nào đó
xong, các bạn khác chỉ nhận xét “đúng/sai” hoặc bổ sung thêm cho đầy đủ. Sau
đó giáo viên kết luận. Các em chưa có thói quen nêu thắc mắc: “ Vì sao đúng?
Vì sao sai?”; “Căn cứ vào đâu bạn làm như thế?”; “Đề nghị bạn giải thích hoặc
làm rõ cách làm!” ; “Tôi có cách làm khác.”; vv….Cũng chính vì các em không
có thói quen và nhu cầu nêu lên thắc mắc nên bản thân học sinh đó không có cơ
hội tranh luận, giải thích để làm rõ nội dung học. Phần lớn các hoạt động này đều
do giáo viên kết luận hay giải thích. Điều này dẫn đến hệ quả, một số học sinh
tiếp thu bài thụ động, kiến thức không được khắc sâu và lưu giữ bền vững. Đồng
thời không tạo cho các em thói quen tích cực, khám phá, tranh luận trong học

tập, ảnh hưởng đến mục tiêu bồi dưỡng khả năng tự học theo quan điểm giáo dục
hiện nay.
Bên cạnh đó, thực trạng việc dạy học theo nhóm cũng còn một số hạn chế
nhất định. Có thể nói, hiện nay, giáo viên và học sinh đã thuần thục phương pháp
dạy học theo nhóm từ khâu thiết kế đến khâu tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, khi


4
tổ chức học nhóm, một số học sinh còn thụ động, không biết cách hợp tác, không
biết nhiệm vụ của mình phải làm gì mà chỉ ngồi yên quan sát. Thành quả học tập
của nhóm không có đầy đủ trí tuệ của cả nhóm mà chỉ phụ thuộc vào một số cá
nhân tích cực.
Trong quá trình thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, trường tôi đã
tổ chức nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực
của học sinh, nâng cao chất lượng học tập hợp tác theo nhóm,… nhưng những
tồn tại trên chỉ cải thiện ở mức độ khiêm tốn. Vì vậy, từ năm học 2009-2010, tôi
tiến hành tổ chức thực hiện một số giải pháp: Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin,
biết đặt câu hỏi và trình bày, tranh luận trong học tập; biết tự nghiên cứu trước
bài học, bài tập để lĩnh hội kiến thức.
IV/ Nội dung nghiên cứu:
1/ Xây dựng "lớp học tích cực" điển hình.
Để ý tưởng của mình đi vào thực tiễn, tôi tiến hành chọn một lớp (lớp 5/3)
để xây dựng “lớp học tích cực” nhằm nhân điển hình cho toàn trường. Các bước
thực hiện gồm:
a/ Tạo cơ hội để học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập:
Tâm sinh lí của học sinh tiểu học là rất hồn nhiên, trung thực nhưng lại rụt
rè, e ngại, thiếu tự tin khi hỏi đáp hay trình bày ý kiến của mình trước thầy cô,
các bạn. Vì vậy, tôi thường xuyên đến thăm lớp, cùng với giáo viên gặp gỡ, nói
chuyện, động viên và giúp các em nhận thức được muốn học tốt thì phải nỗ lực,
mạnh dạn tham gia vào các hoạt động như trả lời bài, phát biểu xây dựng bài và

khuyên các em cứ mạnh dạn phát biểu đi. Nói đúng thì tốt, sai cũng tốt chỉ có
ngồi yên không nói gì là chưa tốt. Vì nếu các em không nói thì thầy cô sẽ không
biết em tiếp thu bài đến đâu, sai hay đúng để kịp thời sửa cho, "Muốn biết phải
hỏi, muốn giỏi phải học",...Đồng thời tôi giúp giáo viên vận dụng những kiến
thức tâm lí học sư phạm vào từng tiết dạy như: tạo ở học sinh một sự gần gũi,
tin cậy, biết động viên đúng lúc, biết đỡ lời khi các em gặp lúng túng. Trong tiết
dạy, giáo viên cần đặt câu hỏi vừa sức với từng đối tượng học sinh nhằm giúp
các em có cơ hội trả lời trước lớp và có những lời khen đúng lúc, mặc dù câu trả
lời không hoàn toàn chính xác. Có như thế những em này mới phấn khởi và tiếp
tục ở những lần sau. Đặc biệt, giáo viên không vì thời gian của tiết dạy mà bỏ
rơi những em còn nhút nhát, học yếu,...
Ngoài ra, giáo viên tổ chức thi đua phát biểu xây dựng bài giữa các cá
nhân, tổ. Sau mỗi tiết dạy, giáo viên tuyên dương những bạn phát biểu nhiều,
phát biểu hay và lưu giữ số liệu để cuối tuần tổng kết, tuyên dương và thông báo
đến phụ huynh.
Giáo viên kiên trì thực hiện trong vài tuần đầu thì lớp học sẽ đi vào nề
nếp. Học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin tham gia phát biểu sôi nổi.
b/ Hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi tranh luận trước lớp.


5
Trong tiết học, nếu chỉ có giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên
giải thích thêm thì tiết dạy sẽ kém sinh động, hiệu quả không cao. Để khắc sâu
và lưu giữ một cách bền vững các kiến thức lĩnh hội được, người giáo viên phải
giúp học sinh biết cách đặt câu hỏi thắc mắc để tự mình trả lời hoặc để bạn, thầy
cô trả lời. Vì bản thân người học có trực tiếp trình bày, lí giải sự việc thì khả
năng lĩnh hội mới cao được và kiến thức thu được cũng bền vững hơn.
Để làm được điều này, tôi hướng dẫn cho giáo viên phương pháp tập
luyện. Trước hết, tôi cùng với giáo viên động viên học sinh, giúp các em nhận
thức được: biết nêu các thắc mắc và biết tìm cách lí giải các nội dung học là

phương pháp tự học hiệu quả nhất.
Tiếp theo, giáo viên tạo cho học sinh có cơ hội đặt câu hỏi. Khi làm bài
hoặc trình bày một đơn vị kiến thức nào đó xong thì phải mời các bạn khác nhận
xét và nêu câu hỏi thắc mắc, phản biện. Bản thân em đó trước tiên phải trình bày,
lí giải nội dung mà các bạn thắc mắc. Em nào không nói được sẽ tiếp tục mời
bạn khác và cuối cùng là giáo viên kết luận (nếu học sinh không trả lời đúng).
Thông thường, học sinh chỉ nhận xét đúng hoặc sai, các em không có thói quen
đặt câu hỏi nên thời gian đầu, giáo viên cần theo sát nhắc nhỡ.
Các bước tập luyện, cũng tiến hành từ dễ đến khó. Trước tiên, tập cho các
em hỏi đáp, giải thích những nội dung đơn giản, tường minh để các em quen dần
và đi vào nề nếp. Từ từ ta dẫn dắt các em đến với những nội dung phức tạp hơn
và có yêu cầu phản biện để làm rõ vấn đề hơn. Để không ảnh hưởng đến thời
gian của tiết học, giáo viên tranh thủ tập luyện ở 15 phút chủ nhiệm, tập trong
tiết sinh hoạt cuối tuần bằng cách đưa ra một số nội dung, một số chủ đề để các
em hỏi đáp, tranh luận nhằm giúp các em làm quen dần với việc đặt câu hỏi hay
trình bày, tranh luận trước lớp. Khi hỏi, đáp không quên nhắc nhỡ các em kèm
theo những lời mời, lời cảm ơn, nhằm giáo dục được kĩ năng giao tiếp văn minh,
lịch thiệp cho học sinh.
Ví dụ 1: (đơn giản) Kể tên các dụng cụ học tập của em.
Học sinh A kể: "Dụng cụ học tập của tôi gồm: thước kẻ, compa, tẩy, bút
chì, hồ dán, kéo,... Mời các bạn nhận xét!"
Học sinh B: "Bạn nêu đầy đủ nhưng mình không hiểu bạn mua bút chì để
làm gì?
Học sinh A: "Tôi mua bút chì để chữa lỗi chính tả, tập vẽ và để chữa bài
tập."
Như vậy, qua việc liệt kê dụng cụ học tập, học sinh sẽ hiểu thêm tác dụng
của mỗi đồ dùng. Quan trọng hơn là các em được hỏi, được nói, được trao đổi
với nhau.
Ví dụ 2: (phức tạp) Chủ đề: Vệ sinh lớp học.
Giáo viên khéo léo dẫn dắt học sinh tranh luận:



6
Học sinh A: "Theo mình thì việc quét lớp chỉ dành riêng cho các bạn nữ.
Ai có ý kiến khác?"
Học sinh B: "Mình không đồng ý! Vì sao bạn nói như thế?"
Học sinh A: "Vì mình thấy con gái chịu khó hơn và ở nhà làm quen rồi."
Học sinh B: "Thế ở nhà, nếu mẹ cậu đi vắng chẳng lẽ cậu để nhà bẩn à?"
Học sinh C: "Theo mình, quét lớp là nhiệm vụ chung nên cả nam và nữ
đều phải làm." …
Khi các em đã quen với nề nếp hỏi đáp, tranh luận thì giáo viên áp dụng
vào giờ học. Trong mỗi tiết dạy, sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên yêu
cầu học sinh đó mời các bạn nhận xét và nêu câu hỏi thắc mắc, tranh luận.
Ví dụ 3: Điền dấu (>,<,=): 2m2 9dm2 > 29dm2
Học sinh A: "Mời các bạn nhận xét bài làm của mình"
Học sinh B: (thông thường) "Bài bạn làm đúng rồi!"
Trường hợp này giáo viên nên gợi mở để Học sinh B đặt câu hỏi: “Vì sao
bạn điền dấu >?”
Học sinh A: “Mình thấy 2m 2 = 200dm2 và thêm 9dm2 là 209 dm2 nên điền
dấu > là đúng”. (Học sinh có thể lí giải nhiều cách)
Như vậy, giáo viên không cần nói gì thêm nhưng cả lớp vẫn hiểu được và
hiểu được nhiều cách. Bản thân em học sinh A sẽ khắc sâu kiến thức hơn.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu, do nhận thức của học sinh tiểu học có hạn
nên rất nhiều em hỏi đáp ngô nghê, buồn cười,... Để khắc phục tình trạng đó, tôi
hướng dẫn giáo viên đưa ra nhiều ví dụ để các em nhận dạng: khi nào cần nhận
xét đúng/sai, khi nào cần đặt câu hỏi để tạo điều kiện cho bạn trình bày, giải đáp
và khi nào cần tranh luận để tìm nhiều hướng giải quyết sự việc, hiện tượng. Cụ
thể:
* Trường hợp 1: Không đặt câu hỏi, chỉ nhận xét đúng/sai và bổ sung:
Đó là những nội dung đã rõ ràng, tường minh, không có tính suy luận hoặc

tranh ảnh, sách giáo khoa đã thể hiện đầy đủ. Ví dụ:
- Toán lớp 2: 25 + 37 = 82 (Không nên hỏi “Vì sao đúng? vì sao sai?”)
- TN&XH lớp 3: Lá cây thường có màu gì? (không nên hỏi “Vì sao bạn
biết?”- Vì tranh ảnh và thực tế đã quá rõ ràng.)
* Trường hợp 2: Cần nêu câu hỏi để có cơ hội trình bày, lí giải: Đó là
những nội dung học có ngầm chứa ý cần giải thích, làm rõ để củng cố kiến thức
đã học hay huy động vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh. Ví dụ:
- Toán lớp 3: X – 25 = 10
X = 10 + 25 = 35.
Trường hợp này, nhằm củng cố kiến thức nên gợi ý để học sinh nêu: “Dựa
vào đâu bạn có X = 10 + 15 = 35?”. “Mình dựa vào quy tắc: số bị trừ bằng hiệu
cộng với số trừ.”


7

- Toán lớp 5: 0, 05 =

5
100

Trường hợp này, nhằm khắc sâu kiến thức nên gợi ý để học sinh hỏi: “Vì
sao bạn biết 0,05 =

5
5
?”. “Vì Chữ số 5 nằm ở hàng phần trăm nên nó bằng
.”
100
100


- Tiếng Việt 5: Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu sau:
Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
Ở đây, cần học sinh lí giải để làm rõ vấn đề nên gợi ý để học sinh hỏi: “Vì
sao bạn chọn nhờ siêng năng, cần cù là trạng ngữ chỉ nguyên nhân mà không
chọn Chỉ ba tháng sau”? “Vì “Chỉ ba tháng sau” là nói thời gian còn vượt lên
đầu lớp là do cậu ấy siêng năng, cần cù học tập nên mình cho đó là trạng ngữ chỉ
nguyên nhân.”
- TN&XH 3: Người ta sử dụng lá cây vào những việc gì? (Lá cây được
dùng làm thuốc chữa bệnh, chăn nuôi gia súc, lợp nhà, làm thức ăn,…).
Khi học sinh trình bày, cần tổ chức cho các em khác nêu câu hỏi thắc mắc
nhằm huy động được vốn sống, vốn hiểu biết thực tế của các em, như: “Vì sao
bạn biết lá cây dùng làm thuốc? Đề nghị bạn cho ví dụ cụ thể.” “Vì mình xem
trên truyền hình” hoặc “Vì mình đọc sách.” hoặc “Vì mình nghe bố mình nói.
Mỗi lần mình cảm, bố cho mình uống lá ngãi cứu là khỏi liền”,…
* Trường hợp 3: Cần tranh luận để làm rõ vấn đề và tìm nhiều hướng giải
quyết khác nhau. Ví dụ:
- Toán 3: Một kho thóc có 4720 kg muối, lần đầu chuyển đi 2000kg muối,
lần sau chuyển đi 1700kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kilôgam muối?
Học sinh A trình bày: Số muối còn lại sau khi chuyển lần đầu:
4720 – 2000 = 2720 (kg)
Số muối còn lại trong kho:
2720 – 1700 = 1020 (kg)
Đáp số: 1020kg muối.
Để rèn kĩ năng suy luận, cần cho các em tranh luận, chẳng hạn như: “Đáp
số của mình giống bạn nhưng không tính như bạn. Mình tính số muối chuyển đi
cả hai lần rồi mới tính số muối còn lại. Đề nghị bạn giải thích cách làm của bạn.”
“Mình lấy số muối có trong kho trừ đi số muối chuyển lần đầu, sau đó trừ tiếp số
muối chuyển lần sau là tính được số muối còn lại trong kho.”
- Toán 5: 6m 5cm = 6,05m.

Để học sinh hiểu được có nhiều cách lí giải và chọn cách lí giải hay nhất
nên cho các em trao đổi: “Đề nghị bạn giải thích cách làm.” Có thể mỗi em hiểu
khác nhau nên có cách lí giải khác nhau, chẳng hạn: “Vì đổi ra đơn vị mét nên
6m là phần nguyên còn 5cm bằng năm phần trăm của mét nên kết quả là 6,05m.
Bạn nào có cách giải thích khác?” Học sinh khác có thể nêu: “Mình thấy 6m là
phần nguyên, tiếp đến dm không có mình ghi 0, rồi đến 5cm.” hoặc “Mình thấy


8
6m 5cm bằng 605cm. Vậy chữ số 5 là xăng-ti-mét, chữ số 0 là đề-xi-mét, chữ số
6 là mét nên mình đặt dấu phẩy liền sau chữ số 6.”,…Sau tranh luận, giáo viên
nên hỏi học sinh cách nào hay, chặt chẽ nhất rồi kết luận (Trường hợp đầu tiên là
hợp lí, chặt chẽ nhất).
- Khoa học 5: Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể, bạn chọn cách nào dưới
đây?
a/ Uống vi-ta-min.
b/ Tiêm vi-ta-min.
c/ Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min.
Trường hợp này, chắc chắn mỗi học sinh có cách chọn khác nhau theo sự
hiểu biết của mình. Nếu không cho các em tranh luận, các em sẽ không chọn
được cách tốt nhất. Vì sao tốt nhất? Chẳn hạn: “Tại sao bạn chọn đáp án A?” “Vì
mình thấy uống vi-ta-min sẽ nhanh tác dụng hơn.” Hoặc “Vì sao bạn chon đáp
án B?” “Vì tiêm thuốc sẽ nhanh tác dụng hơn uống.” Hoặc “Vì sao bạn chọn đáp
án C?” “Theo mình thì ngoài việc cung cấp vi-ta-min, thức ăn còn cung cấp cho
ta những chất bổ dưỡng khác nên ăn thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min là tốt hơn.”
“Mình không đồng ý với bạn, vì tiêm vi-ta-min cơ thể sẽ dễ hấp thụ hơn.” “Theo
mình những người bệnh, người thiếu vi-ta-min thì cần tiêm còn người bình
thường thì cần ăn, vì ăn nó cung cấp thường xuyên hơn và phòng được
bệnh”...Sau cuộc tranh luận, giáo viên dẫn dắt học sinh đến kết luận đúng nhất.
Vậy qua những hoạt động có tính tương tự như 3 trường hợp ví dụ trên,

lớp học sẽ sôi nổi, tích cực hơn. Các em sẽ hào hứng phát biểu, tranh luận. Dần
dần, chúng ta hình thành được ở các em thói quen thắc mắc, tìm hiểu sâu vấn đề
và biết cách suy luận, phản biện,...Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần
hình thành phương pháp tự học cho học sinh sau này.
c/ Hướng dẫn luyện tập cách thảo luận, trình bày trong nhóm.
Nhóm vừa là phương pháp vừa là hình thức dạy học hiện đại, bộc lộ nhiều
ưu điểm, phù hợp với quan điểm dạy học tích cực. Mỗi chúng ta đều đã được
trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng tổ chức, điều hành phương pháp dạy học hợp
tác theo nhóm nhưng trong thực tế thì việc học nhóm còn kém hiệu quả. Một số
học sinh không chủ động tham gia hoặc một số thành viên tích cực khác lại hay
làm thay, nói thay cho các bạn nên hiệu quả học nhóm còn nhiều hạn chế. Để
khắc phục tình trạng này, tôi cùng giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu
nguyên nhân và thống nhất một số cách làm sau: Tổ chức tập huấn cách thức
hoạt động của nhóm, vai trò điều hành của nhóm trưởng và công tác chuẩn bị,
giao việc của giáo viên.
Do thời lượng cho một tiết dạy có hạn nên giáo viên không có thời gian tổ
chức luyện tập cách thức hoạt động nhóm được nhiều, chỉ giới hạn bởi một số
việc như gợi mở, đỡ lời cho HS yếu, giao nhiệm vụ…nên việc luyện tập có thể tổ
chức ngoài giờ vào tiết sinh hoạt, 15 phút đầu buổi học.


9
Ví dụ: 15 phút đầu buổi học, nên tổ chức truy bài, kiểm tra bài chuẩn bị ở
nhà… theo nhóm và giáo viên cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm,
hướng dẫn cách điều hành cho nhóm trưởng, thư kí. Thời gian đầu, giáo viên cần
theo dõi, uốn nắn kịp thời, có thể cầm tay chỉ việc, đỡ lời cho các em; hình thành
được tính kỉ luật, tự giác cho mỗi thành viên, không để mạnh em nào em đấy nói
hoặc không nghe sự điều hành của nhóm trưởng… Đến khi tương đối thuần thục
thì để các em tự quản, giáo viên chỉ giám sát, can thiệp khi cần thiết và thường
xuyên thay đổi nhóm trưởng để động viên các em còn rụt rè, nhút nhác.

Ví dụ: Từng nhóm kiểm tra bài cũ. Nhóm trưởng: “Mời bạn Nam đọc qui
tắc tính diện tích hình chữ nhật”, “Mời bạn Hoa nhận xét”, “Các bạn có thống
nhất không?”…hoặc phân công kiểm tra chéo trong nhóm về việc chuẩn bị bài
rồi báo cáo lại cho nhóm trưởng,….
Việc làm này vừa rèn được kĩ năng hợp tác trong nhóm vừa kiểm tra được
việc chuẩn bị bài cũ của học sinh.
Các hoạt động trên còn có thể tổ chức ở tiết sinh hoạt lớp. Trong tiết sinh
hoạt lớp, ngoài việc tổ chức nhận xét, tuyên dương, xếp loại các hoạt động trong
tuần, giáo viên tổ chức cho các em sinh hoạt nhóm để các em có cơ hội trao đổi
với nhau về nội dung Giáo dục an toàn giao thông, về sinh hoạt, học tập trong
tuần…hoặc tranh thủ thời gian tổ chức cho các em luyện tập hỏi đáp, tranh luận
về một nội dung nào đó thuộc chủ điểm trong tuần.
Ví dụ: - Chúng ta cần làm gì để trường lớp xanh, sạch đẹp?
- Ở nhà, bạn đã làm gì để giúp đỡ ba mẹ?
- Buổi tối, bạn thường làm gì?...
- Chúng ta có cần giúp đỡ nhau trong học tập không? Vì sao?
Hoặc đưa ra tình huống để các em tranh luận:
Ví dụ: Trong tiết kiểm tra, Nam đã giúp Việt bằng cách cho bạn nhìn bài
và bạn đã được điểm 10. Việc làm của Nam đúng hay sai? Vì sao đúng? Vì sao
sai?...
Trong quá trình luyện tập, giáo viên chọn học sinh khá giỏi luyện tập
trước để làm nòng cốt, sau đó lần lượt đến HS trung bình, yếu và cần giao việc
phù hợp với từng đối tượng học sinh; gợi mở, đỡ lời cho các em khi cần thiết để
các em từng bước biết nói rõ ràng, đúng câu, trọn ý.
Ngoài ra, giáo viên đầu tư hơn về kế hoạch bài giảng của mình. Như
chúng ta đã biết, việc chuẩn bị, thiết kết bài học quyết định chất lượng tiết dạy.
Vì vậy khi soạn bài, giáo viên phải xem xét nội dung nào cần học các nhân, nội
dung nào cần học nhóm đôi, nhóm nhỏ, trò chơi… và cách tổ chức như thế nào?
Nội dung nào cần cho học sinh trao đổi, tranh luận…
Những kiến thức ở mức độ nhận biết, áp dụng công thức hoặc quá tường

minh thì không nên tổ chức học nhóm, thảo luận, tranh luận mà phải phát huy
vai trò học tập các nhân. Chỉ tổ chức thảo luận, tranh luận khi lượng kiến thức ở


10
mức độ vận dụng, động não và có tình huống để tạo sự hợp tác trong học tập.
Điều đặc biệt quan tâm là khi tổ chức thảo luận, tranh luận, giáo viên cần chuẩn
bị tốt về nội dung. Nội dung nào dành cho HS khá giỏi, nội dung nào dành cho
HS yếu để mọi đối tượng đều biết mình cần nói gì? làm gì?
Ví dụ: Bài 37: Tại sao có gió? (Khoa học 4-trang 74)
Hoạt động 1: Nhờ đâu lá cây lay động, diều bay?.
Nội dung của hoạt động này yêu cầu học sinh huy động vốn sống, vốn
hiểu biết thực tế gần gũi với các em nên chúng ta nên cho các em học tập cá
nhân.
Hoạt động 2: Quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét.
Đây là hoạt động thực hành, quan sát, nội dung tương đối tường minh, có
suy luận ở mức đơn giản nên ta cho các em trao đổi theo cặp là hiệu quả nhất.
Hoạt động 3: Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và
ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
Nội dung của hoạt động này yêu cầu các em vận dụng kết luận của thí
nghiệm trên để giải thích đồng thời huy động vốn sống, vốn hiểu biết ở mức cao
hơn, xa lạ hơn nên chúng ta cần cho các em trao đổi trong nhóm nhỏ. Để mọi
học sinh đều tham gia tích cực, chúng ta cần giao việc, gợi ý cụ thể để nhóm
trưởng điều hành:
- Học sinh trung bình, yếu: “Dựa vào bài học, bạn cho biết dưới ánh sáng
mặt trời phần nước và phần đất liền, phần nào nóng nhanh hơn?” (phần đất liền).
- Học sinh khá: “Bạn cho biết, ban đêm phần nước và đất liền, phần nào
nguội trước? Vì sao?” (Phần đất liền, vì nước lâu nóng nên lâu nguội hơn).
- Học sinh giỏi: “Bạn giải thích vì sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất
liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?” (Vì ban ngày đất liền nóng hơn nên

không khí chuyển động từ biển và sinh ra gió; ban đêm, biển lâu nguội nên nóng
hơn đất liền và gió từ đất liền thổi ra biển)
Sau khi các nhóm tranh luận, trình bày, giáo viên kết luận và liên hệ thực
tế. Như vậy các đối tượng học sinh đều có việc làm (tùy theo sức của mình) khi
tham gia học nhóm.
d/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Ngoài việc chuẩn bị các bài tập, bài học (đối với các lớp 5 buổi/tuần) như
chúng ta vẫn thường dặn dò học sinh, tôi hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm chọn
một nội dung bài mới có tình huống để cho các em nghiên cứu trước nhằm chuẩn
bị tốt cho bài mới, đồng thời hình thành ở các em nề nếp tự học, tự nghiên cứu.
Để làm tốt công việc này, tôi góp ý với giáo viên chia lớp thành 6 nhóm
học tập ở nhà (những em gần nhà nhau thành một nhóm). Sau mỗi buổi học, nếu
bài mới hôm sau là những bài có tình huống, giáo viên sử dụng sánh giáo khoa
hoặc phiếu bài tập để các em về nhà thảo luận tìm cách giải quyết. Tiết học hôm
sau, giáo viên sử dụng kết quả thảo luận đó để dẫn dắt các em lĩnh hội kiến thức


11
mới. Cách làm này mang tính tích cực cao, hình thành ở các em thói quen nghiên
cứu, suy luận trong học tập. (Có phụ lục)
Trong suốt quá trình thực hiện các biện pháp trên, tôi thường xuyên đến
thăm lớp, động viên giáo viên và học sinh, điều chỉnh những điểm chưa hợp lí.
Sau khoảng một tháng, mọi việc đã đi vào nề nếp và tôi tiến hành nhân điển hình
cho toàn trường.
2/ Mở chuyên đề “Tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh”:
Để tiến hành việc nhân điển hình cho toàn trường có hiệu quả, tôi giúp
giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng một tiết dạy mẫu còn tôi đảm nhận soạn thảo
phần nội dung chuyên đề.
Tiếp theo, tôi lập kế hoạch, tham mưu với hiệu trưởng tổ chức chuyên đề
và mời giáo viên toàn trường tham gia dự giờ, góp ý. Cũng trong thời gian đó,

mỗi lớp cử một ban cán sự lớp về tham quan, học tập mô hình sinh hoạt 15 phút
đầu buổi học để các em thấy và học tập được cách tổ chức nhóm, cách trình bày,
tranh luận của các bạn nhằm về lớp làm tốt hơn. Tất cả giáo viên tham gia đều
công nhận nội dung chuyên đề phù hợp với thực tiễn. Học sinh hỏi đáp, tranh
luận hay, sôi nổi. Hiệu trưởng thống nhất triển khai thực hiện trong toàn trường.
3/ Công tác kiểm tra, điều chỉnh và tổng kết đánh giá:
Sau khi chuyên đề kết thúc, tôi tiến hành lập kế hoạch kiểm tra hằng tuần,
tháng để điều chỉnh, giúp đỡ giáo viên thực hiện. Trong kiểm tra tôi cùng các tổ
trưởng chuyên môn kết hợp dự giờ để nêu ra những điểm mạnh, điểm chưa được
của mỗi lớp. Đồng thời, qua tiết dạy, tôi góp ý cho giáo viên một số cách thiết kế
phiếu bài tập, chỗ nào cần gợi ý để học sinh tranh luận, nội dung nào cần chia
nhỏ ra cho học sinh yếu, học sinh trung bình,…từng bước giáo viên rút kinh
nghiệm cho những tiết học khác.
Khi nề nếp đã đi vào ổn định, hiệu quả đem lại thiết thực, tôi tiến hành tổ
chức hội thảo đánh giá rút kinh nghiệm, tuyên dương khen thưởng về thực hiện
chuyên đề: “Tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh”. Nề nếp này đã
được duy trì, thực hiện tốt từ năm học 2009-2010 đến nay.
V/ Kết quả nghiên cứu:
Qua 3 năm thực nghiệm sáng kiến, chất lượng dạy học tại trường tôi có
nhiều chuyển biến tích cực. Tất cả các lớp, nhất là các lớp từ khối III đến khối V,
đều có nề nếp hỏi đáp, tranh luận trước lớp một cách tích cực, hiệu quả. Các em
mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động học tập. Chất lượng học tập hợp tác
theo nhóm cũng được cải thiện. Trừ học sinh khuyết tật, các học sinh còn lại đều
phát huy được vai trò cá nhân của mình khi tham gia thảo luận nhóm. Nhóm
trưởng biết phân công nhiệm vụ cho các thành viên và biết điều hành các hoạt
động của nhóm. Kết quả này đã được các đơn vị bạn trong cụm tham gia giao
lưu chuyên môn đánh giá cao và cho rằng đây là điểm mới cần rút kinh nghiệm.
Chất lượng giáo dục các năm:



12

Năm học
2009-2010
2-10-2011
2011-2012

Chất lượng học lực
Giỏi
Khá
Lên lớp
Thi lại
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
150
41.3
137
37.7
360 99.2
4
1.1
163
45.9
121

34.1
352 99.2
3
0.8

VI/ Kết luận:
Trong quá trình tổ chức thực nghiệm đề tài, tôi thấy các biện pháp thực
hiện đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với thực tiễn tại đơn vị. Đội ngũ
giáo viên và học sinh tích cực tham gia thực hiện hiệu quả. Nề nếp học tập và
chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, việc hướng
dẫn học sinh biết nêu câu hỏi tranh luận gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn một số học
sinh nêu câu hỏi máy móc, không sát với mỗi trường hợp và trình bày, lí giải
chưa suôn sẻ. Học sinh ở khối lớp 1, 2 tốn thời gian tập luyện nhiều, đòi hỏi giáo
viên phải kiên trì, bền bỉ và trách nhiệm mới thực hiện hiệu quả được. Tôi tin
rằng, mỗi chúng ta làm hết trách nhiệm, tình thương của người thầy thì trong
tương lai, học sinh chúng ta sẽ có được những thói quen tích cực trên.
VII/ Đề nghị:
Nội dung đề tài chắc chắn còn nhiều hạn chế nhưng phần nào cũng chuyển
tải được cái tinh thần của quan điểm dạy học tích cực vào thực tế dạy học tại đơn
vị chúng tôi. Kính mong Hội đồng khoa học các cấp xem xét, thẩm định.
Tiên An, ngày 20 tháng 3 năm 2012
Người viết

Lê Trường Điệp


13
VIII/ Phụ lục: 1/ Minh họa cho biện pháp d (phần nội dung nghiên cứu).
PHIẾU HỌC TẬP Ở NHÀ
Bài: Diện tích hình chữ nhật (Toán 3-trang 152)

Không sử dụng sách giáo khoa, hãy tra lời các câu hỏi:
A
B

1cm2
D
C
- Hình chữ nhật ABCD gồm mấy ô vuông có diện tích 1 cm2?
- Tính số ô vuông bằng nhiều cách. Cách nào thuận tiện nhất?
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….

PHIẾU HỌC TẬP Ở NHÀ
Bài 47: Hoa. (TN&XH 3, trang 90)
Kể tên một số loài hoa được dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè hoặc
để ăn.
Tên hoa
M: Hoa hồng

Trang trí
x

Tác dụng đối với đời sống
Làm nước hoa Ướp chè
x

Ăn



14
IX/ Tài liệu tham khảo:
TT
1

Tác giả

Tài liệu tham khảo

Bộ GD&ĐT.

Đổi mới phương pháp
dạy học ở Tiểu học.
Dạy học lấy học sinh
làm trung tâm.
Luật Giáo dục

Bộ GD&ĐT.

3
4

Quốc hội.
.

Nhà xuất bản
Giáo dục
Đại học Sư
phạm.


Năm
xuất bản
2008
9/2008
12/2009


15
X/ Mục lục:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nội dung
Tên đề tài.
Đặt vấn đề.
Cơ sở lí luận.
Cơ sở thực tiễn.
Nội dung nghiên cứu
Kết quả.
Kết luận, đề nghị.

Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.
Mục lục.

Trang
1
1-2
2-3
3-4
4-11
11-12
12
13
14
15



×