Tải bản đầy đủ (.pdf) (892 trang)

mùa thu đức năm 1989 - Egon Krenz

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 892 trang )


EGON KRENZ

MÙA THU ĐỨC 1989
ĐỨC LÊ dịch

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

hoanghalinh


LỜI NÓI ĐẦU
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Mùa thu Đức 1989 là tên cuốn hồi ký của Egon
Krenz, Tổng bí thư Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống
nhất Đức, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa
Dân chủ Đức vào thời điểm Bức tường Berlin được
mở ngày 9/11/1989, công bố lần đầu tiên vào tháng
2/2009 tại Đức đã tạo nên một tâm điểm chú ý của
dư luận.
Tham gia vào các sự kiện Mùa thu Đức ở cương vị
nguyên thủ và chịu trách nhiệm cao nhất, ông đã
thuật lại một cách chi tiết, đầy đủ các diễn biến
chính trị dẫn tới việc sụp đổ của Cộng hòa Dân
chủ Đức. Phân tích, lý giải các sự kiện trong Mùa
thu Đức 1989, ông đồng thời lý giải nó trong bề
sâu có tính lịch sử, về các nguyên do của nước
Đức XHCN, Liên bang Xô viết và khối Hiệp ước
Warszawa. Nhiều năm sau các sự kiện, tác giả có


điều kiện chiêm nghiệm và đối sánh trong bối cảnh
hoanghalinh


nước Đức thống nhất và thế giới xóa bỏ Chiến
tranh lạnh nhưng tiếp tục phân rã, do đó cái nhìn
phân tích của ông càng đáng lưu tâm. Là một
người cộng sản, Egon Krenz không ngần ngại phê
phán các sai lầm của chủ nghĩa xã hội, song ông
trung thực bảo vệ lý tưởng của chủ nghĩa cộng
sản. Những gì trong Mùa thu Đức 1989 cho thấy,
trước sau Egon Krenz là người cộng sản ái quốc –
với ông Tổ quốc đồng nghĩa với Cộng hòa Dân chủ
Đức XHCN.
Thông qua cuốn sách, Nhà xuất bản Công an Nhân
dân và Công ty Sách Alpha mong muốn giới thiệu
với độc giả một tài liệu tham khảo có giá trị về lịch
sử cách đây chưa lâu của một đất nước có quan hệ
mật thiết với Việt Nam. Đồng thời bản thân các sự
kiện lịch sử này cho đến nay vẫn còn nguyên ý
nghĩa và vô cùng cần thiết cho những ai muốn suy
ngẫm về chủ nghĩa xã hội.
Xin trân trọng giới thiệu.
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
hoanghalinh


Tháng 11-2009

hoanghalinh



LỜI TÁC GIẢ
Tôi xin tường thuật lại mùa thu Đức năm 1989. Tôi
viết ra những gì đã trải nghiệm. Tôi chuyện trò với
nhiều người hoạt động chính trị ở CHDC Đức và
nước ngoài – cả với các tổng thống, lãnh đạo đảng
và nhà nước ở nhiều quốc gia cũng như với các
nhân vật thân tín hoặc đối thủ của họ. Một số
người hôm nay đã mất. Những người còn sống thì
phát biểu hoặc xử sự mỗi người một kiểu, có người
thuật lại đã suy nghĩ và hành động ra sao, cố gắng
khỏa lấp lịch sử và đóng góp của mình trong đó,
những người khác chân thành muốn phục dựng
lịch sử trong tính mâu thuẫn của nó – tùy vào chủ
đích, hoàn cảnh sống và tư chất của họ.
Ngày ấy tôi còn là người giữ nhiều bí mật. Hôm
nay tôi vẫn đọc các bí mật quốc gia mà từ khi
CHDC Đức thôi tồn tại thì chúng không còn gì bí
mật nữa. Chúng nằm trong các văn khố của CHLB
Đức. Tôi so sánh những ghi chép riêng, ghi chú
trong lịch, biên bản và thư từ của mình với hồ sơ
hoanghalinh


trong văn khố. Một số tài liệu mà tôi đã bỏ lại trong
két sắt của mình ở Trung ương đảng SED hồi năm
1989, nay không tìm thấy ở văn khố liên bang nữa.
Âu cũng là chuyện thường tình khi có biến động
xã hội, đặc biệt – như trong trường hợp này – khi

đó là biên bản các cuộc hội đàm bí mật giữa
Honecker hay tôi với các chính khách của nhà
nước Đức kia. Trên thế giới thông thường sau 30
năm mới mở các kho lưu trữ, hoặc lâu hơn, hoặc
chẳng bao giờ. Cộng hòa liên bang Đức không làm
thế với các hồ sơ của CHDC Đức. Tất cả đều công
khai sau năm 1990. Cũng chẳng có gì đáng chê
trách, duy chỉ các hồ sơ tương tự của CHLB Đức
cũ, của Hoa Kỳ và cả của Liên Xô là vẫn chưa
được giải mật. Theo những gì tôi biết, các hồ sơ
của nhiều nhiệm kỳ chấp chính khác nhau, của các
cơ quan thông tin và bảo hiến liên bang – nếu như
một ngày nào đó chúng được công khai hóa – sẽ
cho ta sáng tỏ nhiều điều về nước cộng hòa của
Bonn, về phần đóng góp của nó trong việc chia cắt
nước Đức, về các thủ pháp của nó nhằm chống
phá đất nước và người dân CHDC Đức trong thời
Chiến tranh Lạnh cũng như về các ngón nghề mật
hoanghalinh


vụ đối ngoại và đối nội; nhiều chuyện mà hôm nay
một số người không thể tin là có thật. Nếu một
ngày nào đó có sự bình đẳng giữa Đông và Tây –
cả trong việc công khai hóa hồ sơ – thì thế hệ kế
tiếp có thể sẽ có điều kiện bàn về lịch sử hậu chiến
của Đức một cách khá công tâm. Không chỉ bàn
về lịch sử hậu chiến của CHDC Đức mà về cả hai
nhà nước Đức. Bức tranh đen trắng hiện tại còn
ngự trị sẽ phải nhường chỗ cho cách đánh giá lịch

sử khách quan. Bên trái là địa ngục và bên phải là
thiên đường – thực tế giữa CHDC Đức và CHLB
Đức đâu có đơn giản như vậy.
***
Tường thuật của tôi bắt đầu từ trước mùa thu, với
trang đầu là ngày 7/7/1989, khi Ban cố vấn chính
trị của các quốc gia trong hiệp ước Warszawa họp
tại Bucharest. Một số chi tiết thể hiện ở đó trong
quy mô quốc tế chính là điềm báo trước các biến
cố sau này diễn ra ở CHDC Đức.
Thời kỳ từ 8/10/1989 đến 6/12/1989 mang dáng
hoanghalinh


dấp nhật ký, tuy không hẳn theo nghĩa kinh điển.
Hồi năm 1989, tôi không có thì giờ viết nhật ký.
Nhưng ngày nào tôi cũng ghi chép lại tất cả các sự
kiện và những cuộc gặp gỡ quan yếu. Nhờ vậy tôi
có thể thuật lại mọi diễn biến chính xác tới mức có
thể. Tôi cố không quan sát bằng con mắt của hôm
nay. Tôi thuật lại như đã từng suy nghĩ hồi năm
1989. Tôi không muốn gọi những nhận thức sau
này là niềm tin của ngày trước. Tôi báo cáo lại
những gì đã xảy ra, ở các chức vụ của mình tôi đã
có những lĩnh hội và chủ định gì, tôi đã làm gì và
phản ứng ra sao, các biến cố đã dồn thúc tôi cũng
như tôi nỗ lực tác động đến chúng như thế nào.
Về các cá nhân, tôi ghi lại như đã chứng kiến họ
hồi năm 1989. Kể cả khi một số trong họ sau này
tỏ ra thiếu chân thực về chính trị hay nhân tính.

Tôi căm phẫn khi thấy nhiều bạn đồng hành ngày
xưa không chịu nhận trách nhiệm của mình, khi họ
làm bộ ngây ngô không biết gì chỉ để bớt chút truy
bức tư pháp hoặc vớ được một công việc ấm thân,
tự bào chữa cho mình bằng cách hại người khác
hay thậm chí quẳng bỏ quan điểm của mình.
hoanghalinh


Những người này có lẽ là minh chứng cho nhận
định: điểm mạnh của kẻ yếu nằm trong tính xu
thời.
Tôi không độc thoại về nước Đức. Năm 19891990 không chỉ là thời điểm CHDC Đức tàn lụi. Ở
châu Âu, mô hình chủ nghĩa xã hội mang dấu ấn
Xô viết sụp đổ. Các nước XHCN ở lục địa này đã
biến mất khỏi bản đồ chính trị. Điều đó có nguyên
nhân lịch sử, chính trị thế giới, kinh tế, tư tưởng hệ
và chủ quan sâu rộng hơn những diễn biến ở
CHDC Đức nhiều. Bước ngoặt được phát động ở
CHDC Đức hồi mùa thu năm 1989 đã chín dần từ
lâu. Lẽ ra đây là bước dẫn đến một CHDC Đức cải
tổ, một chủ nghĩa xã hội được đổi mới chứ không
phải bước ngoặt dẫn đến một nước Đức thống
nhất. Một số quá trình ngày ấy chỉ có thể hiểu
được nếu ta biết gốc rễ lịch sử của chúng. Ở
những đoạn ấy trong sách, tôi quay nhìn lại lịch sử
trước năm 1989 chứ không vội nêu ra những ký
ức của riêng mình.
Nhiều điều tôi viết ra thể hiện tính mâu thuẫn.
hoanghalinh



Nguyên nhân nằm ở thời kỳ được thuật lại trong
sách hơn là trong báo cáo của tôi. Dù mọi quyết
định đưa ra có chân thực một cách chủ quan và
cần thiết một cách khách quan, đó là những ngày
tháng ngập trong hấp tấp và hoảng loạn. Nhiều điều
không được nói ra hoặc nói ra thì bị hiểu lầm, có
những câu nói sai hoặc chỉ thốt ra nửa chừng.
Nhiều điều không được giải trình, phân tích và
định hướng. Các sự kiện chồng chất lộn xộn. Tôi
càng thấy cần phải bình tĩnh đánh giá những thực
tế ngày ấy một lần nữa. Chỉ khi sắp xếp các quá
trình trong mùa thu năm 1989 theo đúng trình tự
thời gian chính xác mới có thể hiểu được, ví dụ, từ
bao giờ và do ai mà khẩu hiệu “Chúng ta là nhân
dân” bị nắn thành “Chúng ta là một dân tộc”, hoặc
kế hoạch cải cách ở CHDC Đức rốt cuộc biến
thành sáp nhập vào CHLB Đức có nguyên nhân gì
và diễn biến ra sao.
Những thực tế ngày ấy quả là mãnh liệt trong tính
độc nhất vô nhị cũng như trong hệ quả lịch sử. Tôi
nhìn chúng với con mắt của một người hồi đó gánh
vác trách nhiệm trọng đại nhất về CHDC Đức và
hoanghalinh


Đảng XHCN thống nhất Đức. Hôm nay tôi hiểu
nhiều điều rõ hơn, chính xác hơn, hôm nay tôi biết
nhiều điều mà ngày đó tôi không thể biết hoặc cố

tình không muốn thấy.
Trong mười năm qua, tôi buộc phải thu lượm
những kinh nghiệm đau đớn. Trong đó có việc bị
khai trừ khỏi hàng ngũ đảng là phần quan trọng
nhất của đời tôi. Với tôi, việc bị CHLB Đức truy
bức về mặt chính trị và tư pháp – cho dù không
chỉ lấy mất danh dự mà còn cả tự do của tôi –
không bi thảm bằng. Về điểm này, quả thật tôi
chưa từng có ảo tưởng. Một phần cũng nhờ nhà
hoạt động xã hội dân chủ Herbert Wehner trước
đây hơn 25 năm. Khi tôi nói chuyện với ông hôm
30/5/1973 ở Berlin, ông truyền cho tôi một kinh
nghiệm của đời mình: “Ai từng là người cộng sản,
người đó sẽ bị xã hội giáo hóa tư sản truy đuổi cho
đến cuối đời.”
Berlin, tháng Bảy năm 1999
EGON KRENZ
hoanghalinh


hoanghalinh


TRƯỚC MÙA THU
7/7 – 7/10/1989
Với tôi, mùa thu năm ấy bắt đầu giữa hè. Xung đột
đã dồn ứ từ nhiều năm, nay đã bùng nổ ở các nước
XHCN. CHDC Đức không phải là một hòn đảo
chính trị. Những sự kiện tuôn trào trong tháng 10
và 11/1989 có tiền sử trong chính sách đối nội và

đối ngoại.
ỦY BAN TƯ VẤN CHÍNH TRỊ – VẪN NHƯ MỌI
NĂM?
7/7: Lãnh đạo đảng và nhà nước trong Hiệp ước
Warszawa gặp nhau ở Bucharest, thủ đô Romania,
tại hội nghị Ban cố vấn chính trị là hội đồng chính
trị tối cao của các nước chủ nghĩa xã hội châu Âu.
Hiệp ước Warszawa ra đời tháng 5/1955 là câu trả
lời cho sự kiện NATO trước đó thu nạp Cộng hòa
Liên bang Đức.
hoanghalinh


Thoạt tiên không thấy gì khác mấy chục năm nay:
đại diện nước chủ nhà chào đón khách. Hôm nay
chủ nhà là Nicolae Ceauşescu, tổng bí thư Đảng
cộng sản Romania và chủ tịch Cộng hòa XHCN
Romania. Người đầu tiên phát biểu là tổng bí thư
Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên
Xô. Từ thời Nikita Khrushchev vẫn thế. Mikhail
Gorbachev cũng giữ nguyên truyền thống để Liên
bang Xô viết được nói lời đầu tiên. Ông ấn định
đường lối chính sách. Tiếp theo là các bài diễn văn
đã được thảo sẵn của các lãnh đạo đảng đồng
minh. Ở các nước có những vấn đề không được
giải quyết và giữa họ có nhiều ý kiến bất đồng, kể
cả ý kiến mang tính chiến lược, nhưng hầu như
không diễn giả nào nói thẳng ra. Thay vào đó, mỗi
lãnh đạo đảng khen ngợi chính sách của nước
mình.

Tình hình quân sự trên thế giới là một điểm đặc
biệt trong chương trình nghị sự. Đại tướng Xô viết
Pyotr Lushev, chỉ huy trưởng các lực lượng vũ
trang hợp nhất của Hiệp ước Warszawa, trình bày
trong một cuộc họp chung về hiện trạng các lực
hoanghalinh


lượng vũ trang và về “các biện pháp nhằm bảo
đảm sẵn sàng chiến đấu trước bối cảnh tương quan
lực lượng ở châu Âu.” Cả hai phe Tây và Đông
đều có hình tượng kẻ thù của mình.
Ví dụ như NATO thường xuyên tiến hành tập trận
ở các địa hạt chỉ cách biên giới quốc gia của
CHDC Đức và Tiệp Khắc vài cây số. Chỉ huy
trưởng báo cáo: “Ngày càng khó đánh giá, liệu
thực sự đó là tập luyện hay là công tác chuẩn bị
xâm chiếm cụ thể. Năm 1989 chúng ta vẫn phải dự
đoán một mối đe dọa quân sự từ phía NATO” . Do
đó nhất trí biểu quyết định hướng sẵn sàng chiến
đấu cho các lực lượng vũ trang hợp nhất “theo các
hoạt động chuẩn bị quân sự của khối NATO hiếu
chiến” .
Cuối phiên họp lại khẳng định một lần nữa tính
thống nhất và đoàn kết của cộng đồng XHCN.
Các cuộc họp thượng đỉnh của khối đồng minh
chúng ta diễn ra theo đúng mô hình này. Từ năm
1984 tôi được tham dự với tư cách thành viên đoàn
hoanghalinh



đại biểu CHDC Đức. Năm nào tôi cũng chứng kiến
một trình tự giống hệt. Nghi thức ấy năm nay vẫn
hữu hiệu – tuy nhiên có một số khác biệt.
MÂU THUẪN TRONG KHỐI ĐỒNG MINH
Trước cuộc họp năm nay của Ban cố vấn chính trị
có sự chia rẽ sinh ra từ câu hỏi: Chiến tranh Lạnh
đã chấm dứt?
Lãnh đạo Hungary nói: “Đúng.”
Gorbachev bác lại. Hôm qua, ngày 6/7, ông là
khách ở Hội đồng châu Âu . Tại phiên họp nghị
viện ông phàn nàn rằng sự can thiệp của NATO
vào công việc nội trị của các nước XHCN đã làm
Chiến tranh Lạnh căng thẳng trở lại. “Vấn đề nằm
trong quan niệm của phương Tây”, ông nói, “coi
vượt qua sự chia cắt châu Âu cũng là vượt qua
chủ nghĩa xã hội.” Đó là câu ông trả lời tổng thống
Hoa Kỳ. Tại cuộc họp thượng đỉnh của NATO cuối
tháng Năm ở Brussels, George Bush đòi lôi kéo
Liên bang Xô viết vào “hệ thống giá trị của phương
hoanghalinh


Tây.” Ông ta muốn có một châu Âu “từ Brest đến
Brest.” Trong mắt Gorbachev đó là sự công kích
ý tưởng của ông về “Ngôi nhà châu Âu” trong
phạm vi biên giới hậu chiến. Ông coi các nghị
quyết của hội nghị NATO là biểu hiện đối đầu.
Lãnh đạo nhà nước Ba Lan, Wojciech Jaruzelski,
cũng không tin Chiến tranh Lạnh kết thúc. Xuất

phát điểm cho quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia,
theo ông, là sự tôn trọng các thực tế đã được ấn
định ở Yalta và Potsdam. Ông phê phán “tư tưởng
Đại Đức của Cộng hòa liên bang Đức.” Đã đến lúc
nước này phải phát triển một quan hệ với Ba Lan
như hệ quả từ thực tế lịch sử của những năm từ
năm 1939 đến năm 1945 đòi hỏi .
Biết rõ các nội dung tranh luận trước thềm hội nghị
thượng đỉnh ở Bucharest nên tôi hồi hộp đợi xem
sẽ có gì xảy ra. Tôi hy vọng các nước XHCN tìm
được sức mạnh nhằm chung tay thực thi các cải
cách đã được Gorbachev khởi sự và giành lại thế
chủ động trong chính sách đối ngoại trước NATO.
hoanghalinh


Khi cùng Honecker và các thành viên khác của
đoàn đại biểu CHDC Đức tiến vào phòng họp, tôi
thấy gần như tất cả đã yên vị. Phòng họp rất hoành
tráng. Giữa phòng là một chiếc bàn hội nghị chữ
nhật dài, các đoàn đại biểu ngồi quanh bàn theo thứ
tự bảng chữ cái.
Honecker nói khẽ, gần như thì thầm: “Lại thế nữa!”
Tôi không rõ điều gì làm ông phật lòng. Mãi đến
khi ông chỉ tay vào chỗ của đoàn CHDC Đức bên
bàn hội nghị thì tôi mới hiểu: đoàn CHDC Đức ngồi
ngay cạnh đoàn Hungary. Honecker khó chịu vì
phải ngồi gần với lãnh đạo đảng mới của Hungary,
Reszö Nyers. Lý do là thế này: tờ NEUES
DEUTSCHLAND trước đó mấy hôm có đăng bản

báo cáo của Bộ chính trị tại Hội nghị 8 Ban chấp
hành trung ương đảng SED. Trong đó nhắc đến
mối quan ngại của SED về tình hình ở Hungary.
Một số phần tử ở đó núp dưới bóng cờ đổi mới để
rắp tâm bài trừ chủ nghĩa xã hội. Kể từ sau biến cố
năm 1968 ở Tiệp Khắc, chưa bao giờ SED công
khai thẳng thắn bày tỏ sự phật ý đối với một nước
hoanghalinh


anh em như vậy. Người Hungary cảm thấy chúng
ta xúc phạm họ.
Janos Kadar, lãnh đạo kỳ cựu đảng Hungary, qua
đời ngày 5/7. Trước khi ông mất, các đồng chí của
Kadar đã đào mồ chôn chính sách của ông rồi.
Hiện tại họ tìm đường cứu đất nước thoát cảnh nợ
nần. Hungary hiện đang nợ phương Tây 17 tỉ USD.
Người Hungray dự tính đến cuối năm 1989 sẽ mất
khả năng chi trả. Nước này nằm gọn trong nanh
vuốt của Quỹ tiền tệ quốc tế .
Trừ một ngoại lệ đoàn đại biểu Hungary toàn các
khuôn mặt mới. Danh chính ngôn thuận thì trưởng
đoàn là chủ tịch đảng Nyers, nhưng người giật dây
đằng sau là Bộ trưởng Ngoại giao Gyula Horn .
Nghe nói ông ta đóng vai trò chính trong sự kiện
Hungray mở biên giới qua Áo hôm 2/5/1989. Qua
hành động đó Horn hy vọng phương Tây trợ giúp
kinh tế cho Hungary.
Hôm đó Honecker và tôi nghe tin thông tấn về vụ
Hungary mở biên giới qua Áo. Đó là thời điểm rạng

hoanghalinh


sáng 3/5/1989. Chúng tôi đang ngồi trên chuyên cơ
Interflug bay sang thăm chính thức Tiệp Khắc.
Tôi sửng sốt khi thấy Honecker điềm tĩnh đón nhận
tin trên.
“Erich”, tôi nói, “có lẽ ta phải nói chuyện với các
đồng chí Hungary thì hơn. Anh có thể sang
Hungary đi săn vào trung tuần tháng này và nói
chuyện thẳng thắn với họ về mọi chuyện mà không
cần chú ý đến thủ tục lễ tân cứng nhắc.”
Honecker không nghĩ vậy: “Người Hungary mở
biên giới hay mình mở? Vả lại Karoly Grosz đã nói
với tôi là Hungary chỉ sửa sang một chút bề ngoài
của hàng rào biên giới như mình làm ở bức tường
Berlin thôi. Sẽ không có gì thay đổi trong quan hệ
của họ với CHDC Đức. Grosz cũng hứa với tôi
rằng hệ thống đa đảng ở Hungary không mang tính
chất đa nguyên tư sản. Đó chỉ là sự hợp tác giữa
các đảng như ta cũng có ở CHDC Đức với các
đảng liên minh.”
Tôi vẫn giữ đề nghị không nao núng: “Hungary là
hoanghalinh


điểm du lịch quan trọng nhất của ta. Ngay bây giờ
đã có phỏng đoán là trong tương lai nước ta sẽ
không cho người dân đến đó du lịch nữa.”
Honecker không muốn bay sang Hungary. Ông

không thích phải xin xỏ. Hungary và CHDC Đức
cùng một khối đồng minh. Thế là đủ. Ông viện dẫn
các hiệp định đã có và nghĩa vụ của Hungary trong
Hiệp ước Warszawa.
Giờ đây, hai tháng sau, ở Bucharest chúng tôi đứng
cách đoàn đại biểu Hungary có vài bước. Honecker
không tiến đến phía Hungary. Chủ tịch đảng của
hai nước anh em chẳng có gì để nói với nhau ngoài
chữ “xin chào.” Tôi thấy không ổn. Tôi vẫn tin
rằng, ngay cả khi Hungary có lập trường khác
CHDC Đức trong nhiều điểm thì giữa hai quốc gia
vẫn không được phép có vấn đề trầm trọng đến
mức không thể giải quyết bằng tranh luận hữu
nghị. Tôi đau lòng nhận ra cả ở hai phe tính bảo
thủ đã thắng cầu thị chính trị. Nhưng đằng sau đó
còn nhiều vấn đề hơn, vấn đề sống còn.
hoanghalinh


Tôi rút lui khỏi tình huống khó xử này bằng cách
quay sang láng giềng bên tay trái, Ba Lan. Trưởng
đoàn đại biểu là tướng Jaruzelski. Mấy năm gần
đây, năm nào chúng tôi cũng gặp nhau tối thiểu
một lần. Khi ông sang thăm CHDC Đức thì tôi đón
ông. Tôi qua Ba Lan thì ông tiếp chuyện tôi.
Những cuộc hội đàm ấy vượt xa mức thăm hỏi
ngoại giao. Trong số chủ tịch đảng ở các nước
XHCN Jaruzelski là một người không có tính phô
trương. Ông cho tôi các thông tin về tình hình kinh
tế và chính trị Ba Lan một cách thẳng thắn bất

ngờ. Ông cực kỳ gắn bó với Liên bang Xô viết và
CHDC Đức. Nhưng trước hết ông là một người Ba
Lan ái quốc. Sự giằng xé nội tâm của ông không
bao giờ qua được mắt tôi: sự kiện Ba Lan tuyên bố
tình trạng chiến tranh hồi tháng 12/1981 đã khiến
nhiều đồng bào của ông và phương Tây gọi ông là
tay sai Liên Xô. Sự thực là qua đó ông đã bảo đảm
cho nước mình quyền tự quyết và giữ hòa bình
cho châu Âu.
Hôm nay, vào ngày 7/7 này, có vẻ như ông nhụt
chí. Ông không giấu giếm điều đó với tôi. Tình
hoanghalinh


hình trong nước khiến ông bồn chồn. Các cuộc nói
chuyện bàn tròn giữa những người cộng sản và
phe đối lập làm suy yếu đảng ông. Công đoàn
Đoàn Kết đối lập đã được hợp pháp hóa. PVAP
(Đảng công nhân thống nhất Ba Lan) từ bỏ đa số
trong nghị viện sắp được bầu mới, chỉ thu gọn vào
con số nghị sĩ là 38 phần trăm. Bù lại, quyền hạn
của tổng thống Ba Lan sẽ được mở rộng. “Bàn tròn
là một cơ hội để rốt cuộc đạt được tình trạng bình
thường trong xã hội,” tướng Jaruzelski giải thích
cho tôi. Nhưng cho đến nay cuộc bầu cử nghị viện
diễn biến bất lợi cho đảng ông. Quyền lực bị chia
sẻ, nói cho đúng là nằm ngoài đường. Các đồng
chí giục ông ứng cử vào vị trí cao nhất. “Tôi
không muốn chứng kiến một thủ tục hèn hạ khi
bầu tổng thống. Vì vậy tôi còn lưỡng lự, không rõ

có nên ứng cử không”, ông nói. “Hôm nay người
ta nghe suốt ngày những chữ đa nguyên, dân chủ
và cải cách. Tôi ủng hộ. Nhưng chúng ta không
được phép quên công việc, kỷ luật và trách nhiệm.
Tôi chống lại mọi nỗ lực đưa tình trạng vô chính
phủ vào sinh hoạt xã hội.”
hoanghalinh


Cuộc chuyện trò của chúng tôi bị gián đoạn bởi
chủ tịch Romania, Nicolae Ceauşescu. Là chủ nhà,
ông đến bắt tay từng khách dự hội nghị thượng
đỉnh. Ông bỏ qua đoàn Hungary. Có thể ông đã
chào họ lúc trước mà tôi không để ý. Nhưng có
một chuyện mà ai cũng biết: giữa Romania và
Hungary có xung đột dân tộc sâu sắc. Cả hai nước
đều buộc tội nhau đàn áp dân tộc thiểu số ở nước
mình.
Không khí ấy làm tôi bức xúc, một không khí
không thể tả bằng lời, không thể nhìn thấy, và
nguyên nhân của nó là thiếu mối quan tâm chung
và cả sự hãnh tiến dân tộc lẫn ngờ vực. Chúng ta
gọi nhau là các nước anh em nhưng hầu như
không thể nói chuyện với nhau một cách thẳng
thắn và đoàn kết, nói gì đến hợp tác với nhau trên
tinh thần xây dựng. Đối với tôi, cho dù có mâu
thuẫn và xung đột thì tình đoàn kết giữa các nước
XHCN trước sau vẫn là cơ sở quan trọng nhất để
tồn tại trước phương Tây. Nếu tình đoàn kết ấy
mất đi thì CHDC Đức sẽ bị đe dọa.

hoanghalinh


×