ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRẦN THỊ THU HIỀN
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN KIẾN THỨC BỘ MÔN
SINH HỌC 10 CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC NĂM HỌC 2010 – 2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – Năm 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRẦN THỊ THU HIỀN
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN KIẾN THỨC BỘ MÔN
SINH HỌC 10 CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC NĂM HỌC 2010 – 2011
Chuyên ngành:
Đ
o lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kim Dung
Hà Nội- Năm 2013
1
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC 1
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH SÁCH CÁC BẢNG 5
DANH SÁCH CÁC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Mục tiêu nghiên cứu 9
3. Khách thể khảo sát và đối tượng nghiên cứu 10
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết của đề tài 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Phạm vi nghiên cứu 11
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12
1.1. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan 12
1.1.1. Đề tài đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương
trình giáo dục phổ thông Việt Nam 12
1.1.2. Đề tài cấp Bộ trọng điểm “Xây dựng các Tiêu chí đánh giá Chất lượng Học
tập Học sinh Trung học phổ thông” 13
1.1.3. Đề tài thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nhà trường phổ
thông hiện nay 14
1.2. Khung lý thuyết của nghiên cứu 17
1.3. Cơ sở lý thuyết 18
1.3.1. Kết quả học tập bộ môn Sinh học 10 về mặt kiến thức 18
1.3.1.1. KQHT của môn học về mặt kiến thức 18
1.3.1.2 KQHT môn Sinh học 10 về kiến thức 19
1.3.2. Các mức độ của năng lực nhận thức 19
2
1.3.3. Chuẩn kiến thức chương trình Sinh học 10 21
1.3.3.1. Khái niệm Chuẩn và yêu cầu 21
1.3.3.2. Nội dung của Chuẩn 21
1.3.3.4. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn 24
1.3.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT môn Sinh học 10 27
1.3.4.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá trong QTDH 27
1.3.4.2. Mục đích và chức năng của kiểm tra, đánh giá trong QTDH 27
1.3.4.3 Phương pháp kiểm tra đánh giá 29
1.3.4.3. Độ giá trị và độ tin cậy của đánh giá 32
1.3.4.4 Quy trình đánh giá 34
1.3.4.5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT bộ môn Sinh học 10 35
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 37
2.1. Quy trình nghiên cứu 37
Đề tài là một nghiên cứu định lượng về KQHT, dựa trên kết quả điểm số bài kiểm
tra để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của HS. 37
2.2. Đặc điểm trường và mẫu học sinh 38
2.2.1. Đặc điểm trường THPT Thủ Đức 38
2.2.2. Đặc điểm HS khối 10 năm học 2010 - 2011 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu 39
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn 40
2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm 40
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích 41
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHUẨN 42
3.1. Thực trạng triển khai thực hiện Chuẩn 42
3.2. Thực trạng vận dụng Chuẩn trong dạy và học 43
Chương 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN KIẾN THỨC BỘ MÔN SINH
HỌC 10 CỦA HỌC SINH 46
3
4.1. Đặc điểm của QTDH và kiểm tra, đánh giá bộ môn Sinh học 10 tại trường
THPT Thủ Đức 46
4.1.1. Quá trình dạy học 46
4.1.2. Quá trình kiểm tra, đánh giá 46
4.2. Đánh giá đề kiểm tra HK II môn Sinh học 10 năm học 2010 – 2011 47
4.2.1. Mục đích của đề kiểm tra học kỳ II 47
4.2.2. Cấu trúc của đề kiểm tra HK II 48
4.2.3. Nội dung và ma trận/bảng trọng số của đề kiểm tra 49
4.2.4. Đánh giá mức độ của từng câu hỏi so với yêu cầu của Chuẩn kiến thức 50
4.3. Đánh giá đề kiểm tra và mức độ đạt Chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của
HS trường THPT Thủ Đức năm học 2010-2011 dựa trên kết quả phân tích điểm
kiểm tra HK II. 53
4.3.1 Phân tích điểm số bài kiểm tra HK II và sự tương quan giữa điểm số bài kiểm
tra HK II với điểm trung bình môn cả năm 53
4.3.2. Tương quan năng lực của HS và độ khó của các câu hỏi, bài kiểm tra 56
4.3.3. Tương quan năng lực của HS với độ khó của câu hỏi ở các mức độ tư duy
khác nhau 58
4.3.4. Phân tích thống kê kết quả bài kiểm tra HK II của HS đối với từng câu hỏi,
nhóm câu hỏi và mức độ phù hợp của các câu hỏi 63
4.3.5. Phân tích kết quả điểm số bài kiểm tra học kỳ II và từng câu hỏi theo hai GV
khác nhau về thâm niên giảng dạy 68
KẾT LUẬN 74
HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 81
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài sẽ giúp Ban giám hiệu cũng như các GV của Tổ bộ môn Sinh nói riêng và các
Tổ bộ môn khác của trường nói chung đánh giá mức độ đạt chuẩn của HS khối 10 sau năm
học đầu tiên áp dụng Chuẩn tại trường, từ đó đề xuất những giải pháp vận dụng Chuẩn một
cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường
+ Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
Giúp GV nhận thức rõ về thực trạng và kết quả của QTDH so với yêu cầu của Chuẩn.
Là cơ sở để Ban Giám hiệu đánh giá được chất lượng giáo dục của bộ môn, trình độ, năng
lực của HS. Là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo để vận dụng có hiệu quả Chuẩn và đánh
giá KQHT một cách khoa học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá KQHT bộ môn Sinh học 10 của HS, so với yêu cầu của
chuẩn kiến thức chương trình môn học do Bộ GD&ĐT quy định, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn Sinh học của trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Khảo sát sự hiểu biết và tình hình vận dụng Chuẩn bộ môn Sinh học 10 của GV, HS
trong việc giảng dạy và học tập tại trường.
Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của HS thông qua việc
phân tích đề kiểm tra hiện hành và kết quả phân tích điểm số thu được của bài kiểm tra.
3. Khách thể khảo sát và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể khảo sát: HS, GV, gồm có:
HS: 561 HS khối 10 năm học 2010 – 2011.
GV: 04 GV bộ môn Sinh học của trường THPT Thủ Đức.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của HS năm
học 2010-2011.
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết của đề tài
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
4.1.1. Câu hỏi tổng quát: HS khối 10 trường THPT Thủ Đức năm học 2010 – 2011 đạt
Chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học ở mức độ nào?
4.1.2. Câu hỏi cụ thể
Chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn Sinh học 10 được vận dụng như thế nào trong
giảng dạy, học tập ở trường THPT Thủ Đức?
So với mức độ và các yêu cầu trong chuẩn kiến thức thì mức độ và các yêu cầu trong
đề kiểm tra/kiểm tra học kỳ II bộ môn Sinh học 10 ở trường THPT Thủ Đức như thế nào?
Kết quả điểm số bài kiểm tra cho thấy mức độ đạt Chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của
HS trường THPT Thủ Đức như thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Chuẩn môn Sinh học 10 chưa được GV, HS và vận dụng thường xuyên
trong giảng dạy và học tập.
2
Giả thuyết 2: Mức độ và yêu cầu của đề kiểm tra/kiểm tra ở mức cao hơn so với mức
độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và đa số HS khối 10 trường THPT Thủ Đức đạt chuẩn kiến
thức ở mức tối thiểu.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Chủ yếu tập trung về mặt kiến thức, không đánh giá mức độ đạt chuẩn về mặt kỹ
năng và thái độ của HS.
Do điều kiện thực tế không thể tổ chức một kỳ thi riêng để đánh giá mức độ đạt
chuẩn kiến thức mà vẫn đảm bảo sự nỗ lực tối đa của HS nên đề tài chọn phân tích kết quả
bài kiểm tra học kỳ II của HS để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và đảm bảo tính tin
cậy, hợp lý của đánh giá.
6.2. Về không gian, thời gian
Không gian: Trường THPT Thủ Đức
Thời gian: Từ tháng 10/2010 đến 6/2012.
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Đề tài đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình
giáo dục phổ thông Việt Nam
Nghiên cứu cung cấp phương thức đánh giá KQHT của HS dựa theo Chuẩn trong
chương trình môn học có liên quan mật thiết đến đề tài.
1.1.2. Đề tài cấp Bộ trọng điểm “Xây dựng các Tiêu chí đánh giá Chất lượng Học tập
Học sinh Trung học phổ thông”
Đề tài cung cấp các tiêu chí đánh giá chất lượng học tập của HS THPT dựa trên Chuẩn
của từng bộ môn với các mức độ cụ thể từ trung bình – khá – giỏi – xuất sắc. Như vậy, các
mục tiêu được đề ra của Chuẩn đã được tiêu chí hóa với các mức độ cụ thể nhằm đảm bảo
cung cấp thông tin về KQHT của HS một cách rõ ràng và là cơ sở thiết kế các đề kiểm tra
đánh giá mức độ đạt Chuẩn.
1.1.3. Đề tài thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nhà trường phổ thông
hiện nay
Đề tài thực hiện đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức dựa trên phương pháp kiểm tra
đánh giá hiện nay. Do đó nghiên cứu về thực trạng đánh giá KQHT của HS ở nhà trường
phổ thông hiện nay cung cấp những thông tin về những ưu điểm hạn chế của phương pháp
kiểm tra đánh giá hiện nay có ảnh hưởng đến KQHT của HS cũng như mức độ đạt chuẩn
kiến thức bộ môn Sinh học 10.
1.2. Khung lý thuyết của nghiên cứu
3
Hình 1.1. Khung lý thuyết đánh giá mức độ đạt Chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10
Để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10, đề tài tiến hành phân
tích các câu hỏi của đề kiểm tra học kỳ II về nội dung kiến thức và các mức độ yêu cầu về
năng lực nhận thức so sánh với các yêu cầu tương ứng được quy định trong chuẩn kiến thức.
Thông qua kết quả điểm số của bài kiểm tra kết luận về mức độ đạt chuẩn kiến thức của HS.
Thực trạng vận dụng chuẩn kiến thức được rút ra từ kết quả phân tích, phỏng vấn sâu
các GV bộ môn Sinh học tại nhà trường, tổng hợp thông tin từ các nguồn tài nguyên khác
nhau.
1.3. Cơ sở lý thuyết
1.3.1. Kết quả học tập bộ môn Sinh học 10 về mặt kiến thức
KQHT môn Sinh học 10 về mặt kiến thức là sự phát triển về năng lực nhận thức với
các cấp độ khác nhau mà HS có được thông qua quá trình lĩnh hội kiến thức của chương
trình Sinh học 10. Nội dung kiến thức của chương trình Sinh học 10 gồm Giới thiệu chung
về thế giới sống, Sinh học tế bào, Sinh học vi sinh vật.
1.3.2. Các mức độ của năng lực nhận thức
Theo hệ thống phân loại Bloom cũ với 6 mức độ là Biết – Hiểu – Áp dụng – Phân tích –
Tổng hợp – Đánh giá.
1.3.3. Chuẩn kiến thức chương trình Sinh học 10
Chuẩn của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ
năng của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài,
chủ đề, chủ điểm, mô đun). Mỗi yêu cầu về kiến thức, kỹ năng có thể được chi tiết hoá hơn
cụ thể, tường minh hơn; được minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung và
mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng.
BÀI KIỂM TRA
CÁC CÂU HỎI
ĐIỂM
NỘI DUNG
KIẾN THỨC
MỨC ĐỘ YÊU CẦU
CỦA KIẾN THỨC
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
PHÂN TÍCH
TỔNG HỢP
ĐÁNH GIÁ
TRI THỨC KHOA
HỌC BỘ MÔN SINH
HỌC 10
CHUẨN KIẾN THỨC BỘ
MÔN SINH HỌC 10
NỘI DUNG
KIẾN THỨC
MỨC ĐỘ YÊU CẦU
CỦA KIẾN THỨC
TRI THỨC KHOA
HỌC BỘ MÔN SINH
HỌC 10
BIẾT
ĐÁNH GIÁ
TỔNG HỢP
PHÂN TÍCH
VẬN DỤNG
HIỂU
So sánh
Mức độ
đạt
Chuẩn
4
Chuẩn môn Sinh học 10 và hướng dẫn thực hiện Chuẩn môn Sinh học 10 cũng được
biên soạn theo tinh thần trên với các nội dung kiến thức, các mức độ nhận thức khác nhau
và có tính đến đặc điểm của địa phương.
1.3.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT môn Sinh học 10
Phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT bộ môn Sinh học 10 tại trường Thủ Đức năm
học 2010-2011 thực hiện dựa trên hướng dẫn của Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT và
Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về quy chế đánh giá, xếp loại HS và
theo yêu cầu của Ban giám hiệu nhà trường.
Hình thức đánh giá là đánh giá bằng điểm số theo thang điểm từ 0 đến 10. Tính điểm
trung bình cho cả năm học và xếp thành 5 loại Giỏi – Khá - Trung bình - Yếu -Kém. Hình thức
kiểm tra bao gồm kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.
Các loại bài kiểm tra gồm kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm kiểm tra miệng, kiểm
tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết. Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm kiểm tra
viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
Hệ số điểm kiểm tra gồm có 03 loại. Trong đó, hệ số 1 là KTtx; hệ số 2 là điểm
KTđk; hệ số 3 là điểm KThk.
Về số lần kiểm tra và cách cho điểm được quy định cụ thể là KTđk 1 lần/học kỳ,
kiểm tra thường xuyên 2 lần/học kỳ. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm
số nguyên, điểm KTđk được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.
Điểm trung bình môn của học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài
KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định. Điểm trung bình môn của cả năm (ĐTBmcn)
là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2.
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu
Đề tài là một nghiên cứu định lượng về KQHT, dựa trên kết quả điểm số bài kiểm tra
để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của HS.
Đề tài tiến hành tìm hiểu về đặc điểm của quá trình dạy học kiểm tra đánh giá
KQHT cũng như thực trạng vận dụng Chuẩn của bộ môn Sinh học 10 tại trường Thủ Đức
thông qua việc phỏng vấn các GV bộ môn Sinh và một số HS khá giỏi.
Đề tài thực hiện đánh giá đề kiểm tra HKII so với yêu cầu của chuẩn kiến thức từ đó
đưa ra nhận định về mức độ của đề kiểm tra trong việc phản ánh các yêu cầu của Chuẩn.
Bước kế tiếp đề tài tiến hành nhập liệu kết quả điểm số của bài kiểm tra. Kết quả
điểm số của bài kiểm tra được phân tích dựa trên tổng điểm bài kiểm và điểm từng câu trả
lời của HS. Kết quả bài kiểm tra của HS cũng được phân tích theo hai GV khác nhau về
thâm niên giảng dạy. Kết quả được phân tích dựa trên phầm mềm SPSS và lý thuyết ứng
đáp câu hỏi –mô hình Rasch và phần mềm Quest.
2.2. Đặc điểm trường và mẫu học sinh
2.2.1. Đặc điểm trường THPT Thủ Đức
Báo cáo tổng kết năm học 2010 – 2011, trường THPT Thủ Đức được xếp loại tập thể
xuất sắc của thành phố Hồ Chí Minh với các thành tích cụ thể như tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT
5
là 99,72%, đứng đầu Cụm 8 (gồm các trường THPT thuộc địa bàn các quận 2, quận 9 và
quận Thủ Đức)
2.2.2. Đặc điểm HS khối 10 năm học 2010 - 2011
Điểm xét tuyển đầu vào của trường là 31/40 điểm. Số lượng tuyển sinh là 668 HS,
phân thành 17 lớp, trong đó ban khoa học tự nhiên (học chương trình nâng cao 4 môn Toán-
Lý-Hóa-Sinh) có 6 lớp (219 HS); ban cơ bản A (học chương trình nâng cao 3 môn Toán-Lý-
Hóa) có 4 lớp (178 HS); ban cơ bản D (học chương trình nâng cao 3 môn Toán-Văn-Anh) có
4 lớp (173 HS) và ban cơ bản (không phân hóa) có 3 lớp (143 HS).
HS ban cơ bản (không phân hóa) có điểm đầu vào thấp nên sau thời gian học tập
trình độ chênh lệch khá nhiều so với các nhóm còn lại. Do đó, để kết quả phân tích có độ tập
trung cao, đề tài phân tích KQHT của HS các lớp thuộc ban khoa học tự nhiên, ban cơ bản
A, D với 561 HS.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu
Đề tài tập hợp một số tài liệu về đo lường và đánh giá trong giáo dục, đánh giá trong
lớp học trong nước và trên thế giới; Chuẩn bộ môn Sinh học 10 và hướng dẫn thực hiện
Chuẩn bộ môn Sinh học 10; Quy định đánh giá xếp loại HS của Bộ GD&ĐT.
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu với các GV bộ môn Sinh học, một số HS khá giỏi bộ
môn về thực trạng vận dụng Chuẩn và về quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá của bộ môn
Sinh học 10 hiện nay tại nhà trường.
2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm
Đề tài tiến hành phân tích đề kiểm tra và điểm số của HS đạt được. Nội dung phân
tích đề kiểm tra bao gồm phân tích cấu trúc đề kiểm tra, nội dung và ma trận đề kiểm tra,
đánh giá mức độ của từng câu hỏi so với yêu cầu của chuẩn kiến thức, nhận xét chung về
mức độ của đề kiểm tra so với yêu cầu của chuẩn kiến thức. Thông qua điểm số của bài
kiểm tra, tiến hành đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức môn sinh học 10 của HS tại trường
THPT Thủ Đức.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích
Đề tài tiến hành phân tích số liệu điểm số bài kiểm tra dựa trên cơ sở của lý thuyết
ứng đáp câu hỏi – mô hình Rasch, phần mềm Quest và phần mềm SPSS.
Tìm hiểu tương quan giữa điểm bài kiểm tra và điểm trung bình môn cả năm nhằm
kiểm tra độ tin cậy. Thực hiện thống kê mô tả điểm số bài kiểm tra theo các nhóm điểm
khác nhau. Tìm hiểu về tương quan năng lực của HS so với độ khó của các câu hỏi và từng
nhóm câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ biết-hiểu-vận dụng.
Đề tài thực hiện phân tích sâu kết quả điểm số từng câu hỏi và theo nhóm câu hỏi
nhằm đánh giá chất lượng câu hỏi. Đề tài cũng thực hiện phân tích kết quả điểm số bài thi
theo hai GV khác nhau về thâm niên nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của GV đến KQHT của HS.
6
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHUẨN
3.1. Thực trạng triển khai thực hiện Chuẩn
Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn theo từng khu vực cụ thể cho đối tượng là GV cốt
cán của các tỉnh, thành. Sau khi dự các lớp tập huấn do Bộ tổ chức, Sở GD&ĐT các tỉnh,
thành tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn để những GV cốt cán phổ biến lại cho Tổ trưởng
chuyên môn của các trường còn lại. Cuối cùng, Tổ trưởng chuyên môn sẽ truyền đạt lại nội
dung của Chuẩn cũng như các yêu cầu cụ thể cho các GV trong tổ bộ môn.
Tuy nhiên, các lớp tập huấn được tổ chức trong một thời gian quá ngắn nên một số
GV còn chưa nhận thức rõ mục đích và yêu cầu khi sử dụng Chuẩn. Bên cạnh đó, tài liệu
hướng dẫn thực hiện Chuẩn không được phổ biến rộng rãi. Như vậy, việc triển khai thực
hiện Chuẩn chưa giúp GV nhận thức rõ mục đích và yêu cầu khi sử dụng Chuẩn. Ngoài ra,
GV cũng không được hướng dẫn các biện pháp cụ thể để thực hiện những yêu cầu của việc
dạy học theo Chuẩn.
3.2. Thực trạng vận dụng Chuẩn trong dạy và học
GV dạy môn Sinh học 10 của trường THPT Thủ Đức đã vận dụng Chuẩn với ý nghĩa
đây những yêu cầu tối thiểu mà HS phải đạt được và bắt buộc phải có của bài học. Ngoài ra,
để chuẩn bị cho các kỳ thi, GV phải kết hợp Chuẩn, SGK, sách GV nhằm đảm bảo đầy đủ
kiến thức, dẫn đến việc vẫn không giảm tải về nội dung như yêu cầu chuẩn đã đề ra. Do đó,
yêu cầu vận dụng Chuẩn để rèn luyện các kỹ năng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo trong học tập chưa được thực hiện, dẫn đến việc không đạt mục đích và yêu cầu dạy học
bám sát Chuẩn.
Đối với HS, đối tượng của việc dạy và học theo Chuẩn, gần như hoàn toàn không
biết về Chuẩn.
Do không hiểu rõ mục đích của Chuẩn và tâm lý đối phó với các kỳ thi nên Chuẩn
Sinh học 10 chưa được GV và HS của trường THPT Thủ Đức vận dụng thường xuyên trong
quá trình giảng dạy và học tập năm học 2010-2011. Bên cạnh đó, nội dung hướng dẫn thực
hiện Chuẩn gây khó khăn cho GV trong việc vận dụng; những yêu cầu dạy học bám sát
Chuẩn để phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập, chú trọng rèn luyện phương
pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu tạo niềm vui trong học tập chưa được thực hiện
thường xuyên.
7
Chương 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN KIẾN THỨC BỘ MÔN SINH
HỌC 10 CỦA HỌC SINH
4.1. Đặc điểm của QTDH và kiểm tra, đánh giá bộ môn Sinh học 10 tại trường THPT
Thủ Đức
4.1.1. Quá trình dạy học
Phân phối chương trình Sinh học 10 theo quy định của nhà trường là đối với ban
khoa học tự nhiên HK I mỗi tuần 2 tiết/lớp, HK II mỗi tuần 1 tiết/lớp; đối với ban cơ bản
mỗi tuần 1 tiết/lớp cho cả 02 học kỳ. Hình thức lên lớp của GV chủ yếu là dạy theo từng bài
bám sát SGK, mỗi bài tương ứng một tiết (với thời gian là 45 phút), bao gồm 5 bước lên lớp
cơ bản là kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, giảng bài mới, củng cố và vận dụng.
4.1.2. Quá trình kiểm tra, đánh giá
Việc đánh giá KQHT của HS bằng điểm số được thực hiện theo đúng quy định với
các hình thức kiểm tra/thi vấn đáp hoặc viết.
Kỳ kiểm tra học kỳ II được tiến hành theo hình thức tập trung. Đề kiểm tra là do hội
đồng chuyên môn của trường lựa chọn từ các đề do GV trực tiếp tham gia giảng dạy sinh
học 10 biên soạn nên tương đối đảm bảo tính khách quan. Bài kiểm tra học kỳ II được thiết
kế dạng tự luận với các câu hỏi nhỏ có ưu điểm là đánh giá được mức độ tư duy của HS
nhưng hạn chế là không kiểm tra được một diện rộng kiến thức. Tuy nhiên, cách thức chấm
điểm bài thi học kỳ là phân chia theo lớp và giao về cho GV phụ trách giảng dạy tiến hành
chấm điểm. Cách làm này có ưu điểm là GV trực tiếp giảng dạy sẽ đánh giá chính xác năng
lực của HS, nhưng lại có hạn chế lớn là dễ bị yếu tố chủ quan chi phối như sự lo lắng về
thành tích khiến GV chấm có thể nâng điểm cho HS của mình. Do đó, khi phân tích đề kiểm
tra và điểm số cần lưu ý những yếu tố chủ quan, những sai số có thể ảnh hưởng đến kết quả
đánh giá.
4.2. Đánh giá đề kiểm tra HK II môn Sinh học 10 năm học 2010 – 2011
4.2.1. Mục đích của đề kiểm tra học kỳ II
Mục đích của đề kiểm tra học kỳ II, là đánh giá KQHT của HS sau một học kỳ học
tập. Tiêu chí đánh giá bao gồm nội dung kiến thức và năng lực nhận thức của HS. Mục đích
của các GV kiểm tra khả năng nhớ, hiểu kiến thức đã học, khả năng vận dụng không đánh
giá năng lực nhận thức ở các cấp độ khác nhau cao hơn.
Mục đích cũng như yêu cầu của chuẩn kiến thức ở mức tối thiểu phải đảm bảo chỉ ở
mức độ nhớ, hiểu và vận dụng ở cấp độ thấp. Do vậy, thực tế việc kiểm tra, đánh giá như
hiện nay có thể đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của chuẩn kiến thức.
HS không biết trước mục đích cũng như các tiêu chí đánh giá. Như vậy, quá trình
kiểm tra, đánh giá sẽ không tạo điều kiện cho HS phát huy tối đa năng lực, đáp ứng đúng
mục đích và các tiêu chí đánh giá. Bên cạnh đó mục đích thực tế của bài kiểm tra là
nhằm xác nhận KQHT thông qua điểm số. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thể hiện
chức năng hỗ trợ giúp đưa ra được những nhận định cần thiết để cải thiện KQHT.
4.2.2. Cấu trúc của đề kiểm tra HK II
Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 10 được thiết kế dưới dạng tự luận nhằm đo
lường và đánh giá các mức độ tư duy từ biết – hiểu – vận dụng của HS.
8
Đề gồm hai phần, phần chung (bắt buộc gồm 7 câu hỏi) và phần tự chọn (gồm 2
nhóm câu hỏi, mỗi nhóm có 3 câu hỏi). HS phải trả lời 10 câu hỏi (07 câu hỏi bắt buộc và
03 câu hỏi tự chọn). Mỗi câu hỏi tối đa 1 điểm, có từ 2 đến 4 ý tùy từng nội dung, thang
điểm thấp nhất là 0,25. Thời gian để HS hoàn thành bài thi là 45 phút. Như vậy, trung bình
mỗi câu hỏi HS sẽ trả lời trong vòng từ 4 đến 5 phút.
Phân tích nội dung đáp án bài kiểm tra HK II cho thấy, các tiêu chí kiểm tra, đánh giá
tập trung vào việc kiểm tra nội dung kiến thức là thiếu hay đủ, trong khi có rất ít tiêu chí
đánh giá về năng lực nhận thức của HS.
4.2.3. Nội dung và ma trận/bảng trọng số của đề kiểm tra
Một số nội dung trọng tâm quan trọng được lựa chọn trong nội dung kiểm tra được
thể hiện trong ma trận và nội dung của đề kiểm tra.
Bảng 4.1. Ma trận và nội dung của đề kiểm tra
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
Sinh trưởng của VSV
1
1
2
Ảnh hưởng của chất hóa học- yếu tố vật lý đến sinh
trưởng của VSV
1
1
2
Cấu trúc của virut
1
1
2
Sự nhân lên của virut
1
1
2
Bệnh truyền nhiễm-Miễn dịch
1
1
2
TỔNG
5
3
2
10
Nội dung của đề kiểm tra tập trung vào phần cuối của chương trình học kỳ II. Như
vậy, nội dung được lựa chọn không phải là những nội dung trọng tâm tiêu biểu cho cả
chương trình mà là những nội dung, bài được giảng dạy trong khoảng thời gian gần kỳ thi.
(b) Ma trận hay bảng trọng số của đề kiểm tra HK II: Ma trận hay bảng trọng số
của đề kiểm tra cho thấy những nội dung, bài được lựa chọn có vai trò quan trọng như nhau
nên phân bố số lượng câu hỏi cho mỗi nội dung bằng nhau mỗi phần là 2 câu/10 câu. Vì là
đề chung cho toàn thể HS nên đảm bảo 50% câu hỏi (5 câu) ở mức độ biết còn lại mức độ
hiểu và vận dụng là 50% (5 câu). Mức độ của mỗi câu hỏi căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi
và được thể hiện qua động từ của câu hỏi.
4.2.4. Đánh giá mức độ của từng câu hỏi so với yêu cầu của Chuẩn kiến thức
Bảng 4.2. Các câu hỏi của đề kiểm tra theo ma trận và các yêu cầu của Chuẩn tương ứng
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
Sinh
trưởng của
VSV
1 - Câu 1: Nuôi cấy liên
tục là kiểu nuôi cấy như
thế nào?
1 - Câu 2: Vẽ đồ thị
đường cong sinh
trưởng của quần thể
VSV trong điều kiện
nuôi cấy không liên
tục.
2
Chuẩn
Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và
giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên
9
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
tục và không liên tục
Ảnh
hưởng của
chất hóa
học- yếu tố
vật lý đến
sinh
trưởng của
VSV
1 - Câu 3: Nhiệt độ ảnh
hưởng như thế nào đến
sinh trưởng của VSV?
1 - Câu 8A: Vì sao
khi bị thương
chúng ta thường
dùng cồn để rửa
vết thương?
- Câu 8B: Vì sao
có thể giữ thức ăn
tương đối lâu trong
tủ lạnh?
2
Chuẩn
KT-KN
Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh
vật và ứng dụng của chúng.
Cấu trúc
của virut
1- Câu 4: Nêu các đặc
điểm chung của virut.
1- Câu 5: Virut có
phải là sinh vật
không? Vì sao?
2
Chuẩn
Trình bày được khái niệm và cấu tạo của virut.
Sự nhân
lên của
virut
1- Câu 6: Gọi tên các
giai đoạn trong chu trình
nhân lên của virut.
1 - Câu 9A: Phân biệt
virut ôn hòa và virut
độc.
- Câu 9B:Vì sao mỗi
loại virut chỉ ký sinh
trên một cơ thể vật
chủ xác định?
2
Chuẩn
Nêu được tóm tắt chu kỳ nhân lên của virut trong tế bào chủ.
Bệnh
truyền
nhiễm-
Miễn dịch
1 - Câu 7: Bệnh truyền
nhiễm là các bệnh có
đặc điểm như thế nào?
1 - Câu 10A:
Theo em có nên
cách ly với người
nhiễm HIV không?
Vì sao?
- Câu 10B:Vì sao
người nhiễm HIV
giai đoạn cuối có
rất nhiều biểu hiện
của các bệnh thông
thường như tiêu
chảy, sụt cân, sốt,
viêm da, ?
2
10
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
Chuẩn
Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, các phương thức
lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh.
TỔNG
5
3
2
10
Phân tích, đánh giá của 4 GV trong tổ bộ môn dựa vào thang phân loại Bloom về
mức độ của kỹ năng tư duy cho thấy các câu hỏi của đề kiểm tra so với yêu cầu của Chuẩn
là cùng một mức độ ở các câu 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 và ở cấp độ cao hơn với các câu 5, 9A,
9B. Đối với nội dung về cấu trúc của virut, sự nhân lên của virut thì yêu cầu của Chuẩn ở
mức độ biết; trong khi đó, câu 5, câu 9A, 9B của đề kiểm tra tương ứng với hai nội dung
này ở mức độ hiểu và có lập luận giải thích, cao hơn so với yêu cầu của Chuẩn.
Như vậy, đề tài sẽ tiến hành đánh giá mức độ đạt Chuẩn của HS tương ứng với phần
nội dung được lựa chọn trong đề kiểm tra so với yêu cầu của Chuẩn. Các câu hỏi của đề
kiểm tra đảm bảo mức độ yêu cầu của Chuẩn và có các câu hỏi ở mức độ cao hơn.
4.3. Đánh giá đề kiểm tra và mức độ đạt Chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của HS
trường THPT Thủ Đức năm học 2010-2011 dựa trên kết quả phân tích điểm kiểm tra
HK II.
4.3.1 Phân tích điểm số bài kiểm tra HK II và sự tương quan giữa điểm số bài kiểm tra
HK II với điểm trung bình môn cả năm
a) Phân tích điểm số bài kiểm tra HK II: Đồ thị phân bố điểm số và bảng phân chia
điểm số bài kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 10 theo nhóm, tỉ lệ mỗi nhóm như sau:
Hình 4.1: Đồ thị phân bố điểm số bài kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 10
Bảng 4.3. Điểm số bài kiểm tra HK II theo nhóm và tỉ lệ mỗi nhóm như sau:
STT
Điểm thi
Tỉ lệ %
1
0.0 -3.4
1.6
2
3.5-4.9
6.6
3
5.0-6.4
20.0
4
6.5-7.9
30.7
5
8.0-10.0
41.2
11
Như vậy, điểm số bài kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 10 năm học 2010 – 2011 của
trường THPT Thủ Đức ở mức khá cao (khoảng 91,8% HS có điểm > 5.0).
So với thang điểm 10 thì mức điểm 5 là trung bình, đây là kết quả có thể chấp nhận
được. Như vậy có 91,8% HS có điểm số bài kiểm tra đạt yêu cầu của đề kiểm tra và của
chuẩn kiến thức.
b) Tương quan giữa điểm số bài kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 10 và ĐTBmcn
của môn Sinh 10 của HS: Phân tích số bài kiểm tra học kỳ II bằng phần mềm SPSS để tìm
hiểu tương quan giữa điểm thi và ĐTBmcn của HS, dựa vào đồ thị Scatter và kiểm định giả
thuyết về hệ số tương quan tuyến tính r.
Hình 4.2. Đồ thị Scatter thể hiện sự tương quan của điểm số bài kiểm tra học kỳ II môn
Sinh học 10 và trung bình môn cả năm
Đồ thị Scatter cho thấy điểm số bài kiểm tra HKII và điểm trung bình môn cả năm có
sự tương quan tuyến tính thuận.
Bảng 4.4. Hệ số tương quan giữa bài kiểm tra học kỳ II Sinh học và trung bình môn cả năm
thiHKII
TBM
thiHKII
Độ tương quan Pearson
1
.814
**
Sig. (2-tailed)
.000
TBM
Độ tương quan Pearson
.814
**
1
Sig. (2-tailed)
.000
**. Độ tương quan có ý nghĩa khi < 0,01
Hệ số tương quan là 0.814 cho thấy giữa điểm số bài kiểm tra học kỳ II và ĐTBmcn
có mối liên hệ thuận khá chặt chẽ với nhau.
Sig là 0,000 < 0,01 cho thấy với xác suất giả thuyết sai là 1% thì giả thuyết hệ số
tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. Như vậy, điểm số bài kiểm tra học kỳ II có tương
quan thuận với điểm trung bình môn cuối năm. Theo phương pháp đánh giá hiện nay thì
KQHT của HS được đo bằng điểm trung bình môn cuối năm. Từ đó có thể nói điểm số bài
kiểm tra học kỳ II có độ tin cậy cao trong việc phản ánh KQHT của HS.
12
4.3.2. Tương quan năng lực của HS và độ khó của các câu hỏi, bài kiểm tra
Kết quả phân tích bằng phần mềm Quest cho thấy tương quan năng lực của HS và
độ khó của các câu hỏi trong bài kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 10 như sau:
3.0 |
|
|
|
|
|
|
XXXXX |
|
|
|
2.0 |
|
XXXXX |
|
|
|
XXXXXXXXXX |
|
XXXXXXXXX |
|
XXXXXXXXXXX |
1.0 XXXXXXXXXXXXX | 7.4
| 6.4 9.4
XXXXXXXXXX |
XXXXXXXXXXXXXXXXXXX | 2.4
XXXXXXXXXXXX | 3.4 5.4 7.3 8.4
XXXXXXXXXX |
XXXXXXXXXX | 4.4 6.3 9.3
XXXXXXXXXXXXXXXXX | 10.4
XXXXXXXXXXXXXXX | 2.3 7.2
XXXXXX | 3.3 5.3 8.3
XXXXXXXXXX | 4.3 6.2 9.2
.0 XXXXXXXX | 2.2
XXX | 3.2 8.2 10.3
XXXXX | 5.2 7.1
XX | 1.4 4.2 6.1
XXX | 9.1
| 2.1 10.2
X | 3.1 8.1
| 1.3 5.1
| 4.1
X | 10.1
|
-1.0 | 1.2
|
|
|
|
| 1.1
|
|
|
|
|
-2.0 |
Một X tương ứng với 3 sinh viên
Hình 4.3. Tương quan năng lực của HS và độ khó của các câu hỏi bài kiểm tra học kỳ II
môn Sinh học 10
Kết quả phân tích cho thấy đề kiểm tra dễ hơn so với trình độ HS. Đề kiểm tra thiếu
những câu khó cần bổ sung để đánh giá được những thí sinh có năng lực cao.
Năng lực cao
Rất khó
Năng lực thấp
Rất dễ
13
4.3.3. Tương quan năng lực của HS với độ khó của câu hỏi ở các mức độ tư duy khác
nhau
(a) Mức độ biết với 5 câu: Câu 1,3,4,6,7
2.0 |
XXXXXXXXXXXXX |
|
|
|
|
|
|
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXX |
|
|
| 7.4
XXXXXXXXXXXXXXXXXXX |
| 6.4
1.0 |
XXXXXXXXXXXXXXXXXXX |
|
XXXXXXXXXXXXXXXX | 3.4 7.3
|
| 4.4 6.3
XXXXXXXXXXXXXX |
|
XXXXXXXXXXXX |
XXXXXXXXXXXX | 3.3 7.2
|
XXXXXXXXXX | 4.3 6.2
|
.0 XXXXXXXXXXX |
|
XXXXX | 1.4 3.2
|
XXXXXXXXX | 4.2 7.1
|
XXXXX | 6.1
|
XX | 1.3
|
X | 3.1
|
| 4.1
|
-1.0 | 1.2
|
|
|
|
|
|
|
| 1.1
|
|
|
|
|
-2.0 |
Một X tương ứng với 3 sinh viên
Hình 4.4. Tương quan năng lực của HS với độ khó của các câu hỏi ở mức độ biết
Kết quả phân tích cho thấy, năm câu hỏi ở mức độ biết của đề kiểm tra tương đối dễ
so với năng lực của HS.
(b) Mức độ hiểu với 3 câu: Câu 2, 5,9
2.0 |
|
|
|
|
|
|
Năng lực cao
Rất khó
Năng lực cao
Rất khó
Năng lực thấp
Rất dễ
14
|
XXXXXXXXXXXXXXXXXX |
|
|
|
|
|
1.0 |
|
XXXXXXXXXXXXXXX | 9.4
| 2.4
|
| 5.4
XXXXXXXXXXXX |
|
|
|
XXXXXXXXXXXXXX |
| 9.3
XXXXXXXXXXXX |
.0 | 2.3
XXXXXXXXX |
| 5.3 9.2
|
XXXXX | 2.2
|
XXXXX | 5.2
| 9.1
| 2.1
XXXXX |
| 5.1
|
XXX |
|
-1.0 |
|
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-2.0 |
Một X tương ứng với 5 sinh viên
Hình 4.5. Tương quan năng lực của HS với độ khó của các câu hỏi ở mức độ hiểu
Kết quả phân tích cho thấy, ba câu hỏi ở mức độ hiểu của đề kiểm tra tương đối phù hợp
với năng lực của HS.
(c) Mức độ vận dụng với 2 câu: Câu 8,10
2.0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX |
|
|
| 8.4
|
1.0 |
|
|
XXXXXXXXXXXXXXXXXX | 10.4
|
|
|
| 8.3
|
XXXXXXXXXXXXX |
|
|
| 10.3
.0 XXXXXXXXX |
| 8.2
|
|
|
XXX |
| 10.2
|
|
|
XXX |
|
| 8.1
|
-1.0 |
Năng lực thấp
Rất dễ
Năng lực cao
Rất khó
15
|
| 10.1
|
|
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
-2.0 |
Một X tương ứng với 6 sinh viên
Hình 4.6. Tương quan năng lực của HS với độ khó của các câu hỏi ở mức độ vận dụng
Kết quả phân tích cho thấy, hai câu hỏi ở mức độ vận dụng của đề kiểm tra không
quá khó so với năng lực của HS.
Như vậy, đề kiểm tra học kỳ II đảm bảo yêu cầu của Chuẩn, trong đó có 02 câu (câu
5 và câu 9) cao hơn so với Chuẩn ở mức độ hiểu. Kết quả thi (thể hiện bằng điểm thi) cho
thấy đề kiểm tra dễ so với năng lực của HS. Như vậy có thể nói HS có năng lực cao hơn so
với yêu cầu của chuẩn kiến thức và đa số HS có năng lực đảm bảo yêu cầu của các câu hỏi ở
những mức độ tư duy khác nhau trong đề kiểm tra học kỳ II.
4.3.4. Phân tích thống kê kết quả bài kiểm tra HK II của HS đối với từng câu hỏi,
nhóm câu hỏi và mức độ phù hợp của các câu hỏi
a) Mức độ phù hợp của các câu hỏi: Dựa vào mô hình Rasch và xử lý kết quả bài
thi bằng phần mềm Quest, cho kết quả về mức độ phù hợp của các câu hỏi như sau:
INFIT
MNSQ .45 .50 .56 .63 .71 .83 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 2.20
+ + + + + + + + + + + +-
1 item 1 . | . *
2 item 2 . | * .
3 item 3 . * | .
4 item 4 * . | .
5 item 5 . * | .
6 item 6 . | * .
7 item 7 .* | .
8 item 8 . * | .
9 item 9 . | * .
10 item 10 . | * .
==========================================================================================================================
Hình 4.7. Mức độ phù hợp của các câu hỏi trong đề kiểm tra học kỳ II
Kết quả xử lý cho thấy, câu 1 và câu 4 nằm ngoài khoảng giá trị cho phép từ 0.77 –
1.30 là những câu cần xem xét, chỉnh sửa hoặc loại bỏ để đảm bảo sự phù hợp giữa các câu
hỏi của đề kiểm tra.
b) Phân tích thống kê kết quả làm bài của HS đối với từng câu hỏi: Lập biểu đồ
boxplot và tính tần số, tỉ lệ % từng mức điểm (0 ,0.25, 0.50, 0.75, 1.00) của mỗi câu hỏi để
đánh giá chi tiết kết quả trả lời của HS.
Biểu đồ boxplot về kết quả từng câu hỏi như sau:
Năng lực thấp
Rất dễ
16
Hình 4.8. Biểu đồ boxplot về kết quả điểm số từ câu 1 đến câu 7
Hình 4.9. Biểu đồ boxplot về kết quả điểm số của các câu 8A, 9A, 10A
Hình 4.10. Biểu đồ boxplot về kết quả điểm số của các câu 8B, 9B, 10B
Nhìn chung, ngoại trừ các câu 6, 7 và 9B, các câu còn lại tương đối dễ do có
khoảng 50% HS đạt điểm cao. Câu 1 quá dễ đối với HS vì 50% HS đạt điểm tối đa. Câu 6
và câu 9B có vấn đề cần xem xét lại khi 50% HS có điểm số từ thấp nhất đến cao nhất.
Câu 7 được đánh giá là tương đối tốt khi 50% HS có điểm ở mức trung bình.
17
Thống kê tần số, tỉ lệ % của từng mức điểm đối với mỗi câu hỏi cho kết quả được
trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tổng hợp tần số và tỉ lệ % của từng mức điểm số khác nhau ở mỗi câu hỏi
Câu
0.00
0.25
0.50
0.75
1.00
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Câu 1
18
3.2
4
0.7
29
5.2
24
4.3
486
86.6
Câu 2
115
20.5
24
4.3
27
4.8
116
20.7
279
49.7
Câu 3
22
3.9
51
9.1
152
27.1
66
11.8
270
48.1
Câu 4
16
2.9
53
9.4
81
14.4
109
19.4
302
53.8
Câu 5
37
6.6
23
4.1
79
14.1
194
34.6
228
40.6
Câu 6
153
27.3
15
2.7
38
6.8
88
15.7
267
47.6
Câu 7
20
3.6
193
34.4
82
14.6
140
25.0
126
22.5
Câu 8A
17
4.8
66
18.6
78
22.0
82
23.1
112
31.5
Câu 9A
35
9.9
21
5.9
42
11.8
94
26.5
163
45.9
Câu 10A
14
3.9
14
3.9
40
11.3
25
7.0
262
73.8
Câu 8B
3
1.5
13
6.3
19
9.2
23
11.2
148
71.8
Câu 9B
62
30.1
34
16.5
14
6.8
39
18.9
57
27.7
Câu 10B
10
4.9
6
2.9
27
13.1
82
39.8
81
39.3
TỔNG
522
517
708
1082
2781
Trừ câu 7 và câu 9B, các câu còn lại, đa số HS đạt mức điểm tối đa là 1 điểm. Số HS
bị 0 điểm nhiều hơn số HS đạt được 0.25 điểm. Số HS đạt điểm cao ở mỗi câu hỏi tăng dần
từ 0.5 đến 1 điểm.
Kết quả cũng cho thấy những câu hỏi trong đề kiểm tra học kỳ II quá dễ so với khả
năng của HS, tiêu chí chấm điểm của mỗi câu hỏi không đánh giá được năng lực của HS, vì
HS khá dễ dàng đạt được điểm tối đa. Điều này đã phản ánh cách học hiện tại là thuộc lòng,
các kỳ thi chỉ tập trung kiểm tra nội dung kiến thức, nên HS nào có học bài và trí nhớ tốt thì
đạt điểm cao, trí nhớ kém thì đạt điểm thấp.
c) Phân tích kết quả bài thi của mỗi HS theo nhóm câu hỏi biết - hiểu - vận dụng:
Tính trung bình điểm của một HS theo nhóm các câu hỏi ở mức độ biết - hiểu - vận dụng
tạo thành các biến CHBIET,CHHIEU,CHVDUNG. Kết quả thống kê cho thấy mối quan hệ
giữa của 3 biến trên được thể hiện ở bảng 4.6 và 4.7.
Bảng 4.6. Kết quả trung bình điểm số của một HS theo nhóm các câu hỏi ở mức độ biết,
hiểu, vận dụng
CHBIET
CHHIEU
CHVDUNG
Trung bình
2.9109
2.7706
3.0971
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định trị trung bình của các nhóm câu hỏi
CHBIET -
CHHIEU
CHBIET -
CHHIEU
CHBIET -
CHVDUNG
Trung bình
.14023
32650
18627
Sig. (2-
tailed)
.000
.000
.000
Giá trị Sig = 0.000 < 0.05 cho thấy có sự chênh lệch về mặt thống kê điểm trung bình
của các câu hỏi biết, câu hỏi hiểu,câu hỏi vận dụng. Cụ thể là, điểm trung bình của một HS
18
ở các câu hỏi biết cao hơn câu hỏi hiểu; điểm trung bình của một HS ở các câu hỏi hiểu nhỏ
hơn câu hỏi vận dụng và điểm trung bình của một HS ở các câu hỏi biết nhỏ hơn câu hỏi
vận dụng. Điều này cho thấy khả năng đánh giá năng lực tư duy ở mức độ vận dụng của các
câu hỏi có vấn đề, vì vận dụng là mức tư duy cao hơn so với biết và hiểu, nhưng kết quả cho
thấy HS lại có thể trả lời dễ dàng các câu hỏi vận dụng hơn. Ngoài ra, khả năng lập luận,
giải thích của HS không tốt nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các câu hỏi mức độ hiểu.
Trong khi đó, các câu hỏi vận dụng lại quá dễ nên không đánh giá được năng lực ở
mức độ vận dụng. Qua phân tích kết quả từng câu hỏi của mỗi HS cho thấy, các câu hỏi và
tiêu chí đánh giá được thiết kế chưa đánh giá đúng năng lực mà chỉ phản ánh khả năng nhớ
của HS.
4.3.5. Phân tích kết quả điểm số bài kiểm tra học kỳ II và từng câu hỏi theo hai GV
khác nhau về thâm niên giảng dạy
a) Biểu đồ boxplot về điểm số bài kiểm tra học kỳ II, trung bình môn học theo hai
GV có thâm niên và GV mới
Hình 4.11. Biểu đồ boxplot về điểm số bài kiểm tra học kỳ II, trung bình môn học theo hai
GV
Kết quả cho thấy, HS của GV thâm niên, kinh nghiệm có điểm số bài kiểm tra học kỳ
II và trung bình môn cao hơn so với HS của GV mới.
b) Kết quả thống kê và kiểm nghiệm t về sự khác biệt của trung bình điểm thi,
trung bình năng lực của HS theo GV giảng dạy: Kết quả xử lý bằng phần mềm Quest đã cho
các chỉ số về năng lực tương ứng của từng HS qua khả năng ứng đáp các câu hỏi của đề kiểm tra.
So sánh trung bình năng lực và trung bình điểm thi của các HS phân theo hai GV khác nhau cho
kết quả thể hiện ở bảng 4.8, 4.9.
Bảng 4.8. Thống kê mô tả trung bình điểm số bài kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 10 và
năng lực của HS phân theo hai GV
Mô tả
GV
Thống kê
Sai lầm
chuẩn
Trung bình
thiHKII
KN
7.597
.0937
19
MOI
7.005
.0972
nangluchs
KN
1.5169
.52051
MOI
2.2200
.74429
Bảng 4.9. Kiểm nghiệm t về sự khác nhau giữa trung bình điểm số bài kiểm tra học kỳ II
Sinh học 10 và trung bình năng lực của HS phân theo GV khác nhau.
Phương pháp thống kê
nangluchs
thiHKII
Mann-Whitney U
30656.000
30944.000
Wilcoxon W
74021.000
74309.000
Z
-4.487
-4.337
Asymp. Sig. (2-tailed)
.000
.000
Kết quả kiểm nghiệm t là giá trị Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy có sự chênh lệch mang
ý nghĩa thống kê về trung bình điểm thi và trung bình năng lực của các HS do hai GV khác
nhau giảng dạy. Cụ thể, HS của GV thâm niên có trung bình điểm thi cao hơn HS của GV
mới. Tuy nhiên, năng lực của HS do GV thâm niên dạy lại thấp hơn so với HS do GV mới
dạy. Như vậy, điểm số thô không phản ánh được năng lực của HS.
c) So sánh trung bình điểm số của các câu hỏi theo 3 nhóm biết-hiểu-vận dụng
của các HS theo GV giảng dạy
Biểu đồ boxplot về trung bình điểm số của các câu hỏi theo 3 nhóm biết-hiểu-vận
dụng của các HS cho thấy có sự khác biệt theo hai GV.
Hình 4.12. Biểu đồ boxplot về trung bình điểm số của các câu hỏi theo 3 nhóm biết-hiểu-
vận dụng của các HS theo hai GV
Số HS của GV thâm niên có trung bình điểm số các câu hỏi ở nhóm biết cao hơn của
GV mới. Tuy nhiên, số HS của GV mới có trung bình điểm số của các câu hỏi ở nhóm hiểu,
vận dụng cao hơn so với của GV thâm niên.
d) Phân tích kết quả điểm số của từng câu hỏi theo GV: Lập biểu đồ Boxplot về
phân bố điểm số của từng câu hỏi theo 2 nhóm GV.
20
Hình 4.13. Biểu đồ boxplot về kết quả điểm số của từng câu hỏi theo hai GV
Ngoại trừ câu 1 có vấn đề nên kết quả điểm số câu 1 giống nhau ở hai GV, còn lại kết
quả điểm số của các câu khác không đồng đều. Do đó, kết quả điểm số của một câu hỏi có
liên quan đến GV. Nguyên nhân điểm số cao hay thấp có thể là do trong quá trình giảng dạy
GV đã giảng dạy hoặc chưa giảng dạy nội dung của câu hỏi.
HS của GV thâm niên có kết quả điểm số bài kiểm tra học kỳ II và trung bình môn cao
hơn so với HS của GV mới. Tuy nhiên, kết quả phân tích về năng lực của HS và kết quả điểm
số mỗi câu hỏi, nhóm câu hỏi cho thấy điểm số có thể không phản ánh được năng lực của HS
mà phụ thuộc vào quá trình giảng dạy của GV.
Như vậy dựa trên phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay thì đa số HS trường THPT
Thủ Đức đạt chuẩn kiến thức bộ môn học 10 ở mức tối thiểu. Tuy nhiên những phân tích
chuyên sâu cho thấy phương pháp đánh giá bằng điểm số và cách thiết kế các câu hỏi kiểm
tra của bộ môn Sinh học 10 trường THPT Thủ Đức chưa phản ánh được năng lực của HS.
Chuẩn được đảm bảo ở mức tối thiểu nhưng các yêu cầu dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm
phân hóa HS chưa được thực hiện.
Nếu hiểu biết đúng các yêu cầu của Chuẩn và có những phương pháp thiết kế thích
hợp GV có thể nâng cao KQHT của HS từ đó nâng cao chất lượng của QTDH.