Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LÊ

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LÊ

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. Nguyễn Thị Hà

Hà Nội - 2015

2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan, luận văn tốt nghiệp là nghiên cứu và học hỏi của em dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Hà, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn thực hiện cho việc nghiên cứu, đánh giá,
nhận xét, đề xuất là số liệu khảo sát thực tế. Ngoài ra em cũng có sử dụng một số
nhận xét nhận định của các tác giả từ các nguồn khác nhau và được ghi trong phần
tài liệu tham khảo.
Nghệ An, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Lê

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự dạy
bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên to
lớn của gia đình và những người thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Thị Hà cùng với những người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn này,
đã dìu dắt tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường Nghệ
An, phòng Kiểm soát ô nhiễm cùng tập thể anh chị em đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Nghệ An, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Lê

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ...............................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................3
1.1. Tổng quan về một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................3
1.1.1. Tổng quan về khu công nghiệp Bắc Vinh, thành phố Vinh ....................3
1.1.2. Tổng quan về khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc ..................7
1.2. Tổng quan về hiện trạng chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam.................11
1.2.1. Khái niệm, phân loại chất thải rắn ......................................................11
1.2.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở trên thế giới ...................................14
1.2.3. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam.......................................16
1.2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng...21
1.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam..........................24

1.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới .................................... 24
1.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam........................................28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....31
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................31
2.1.1. Chất thải rắn ........................................................................................31
2.1.2. Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An ........................................31
2.2. Phạm vi thực hiện đề tài .............................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................32
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..................................................32

i


2.3.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.........................................................32
2.3.3. Phương pháp điều tra khảo sát, đánh giá, phân tích thực địa ................33
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................34
2.3.5. Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT.......................................34
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................36
3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại một số khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.....................................................................................................36
3.1.1. Nguồn phát sinh ..................................................................................36
3.1.2. Khối lượng, thành phần chất thải rắn ...................................................36
3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Nghệ An............................................................................................................43
3.2.1. Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng .............................................43
3.2.2. Lưu trữ chất thải rắn ............................................................................45
3.2.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn ......................................47
3.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp ...................48
3.3. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn tại một số khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020..................................................................50

3.3.1. Cơ sở, phương pháp dự báo .................................................................50
3.3.2. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn............................................51
3.4. Đề xuất các giải pháp phù hợp quản lý chất thải rắn tại một số khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An ......................................................................53
3.4.1. Các giải pháp chung cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.................................................................................................................53
3.4.2. Các giải pháp riêng cho từng khu công nghiệp.....................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................69
PHỤ LỤC

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP

:

Cổ phần

CTNH

:

Chất thải nguy hại

CTR

:


Chất thải rắn

CTRCN

:

Chất thải rắn công nghiệp

CTRNH

:

Chất thải rắn nguy hại

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRSXCN

:

Chất thải rắn sản xuất công nghiệp

CHDCND

:


Cộng hòa dân chủ nhân dân

ĐT&PT

:

Đầu tư và phát triển

ĐTTM&SX

:

Đầu tư thương mại và sản xuất

GDP

:

Tổng sản phẩm trong nước

KCN

:

Khu công nghiệp

LD

:


Liên doanh

MTV

:

Một thành viên

PCCN

:

Phòng chống cháy nổ

SX

:

Sản xuất

SX&TM

:

Sản xuất và thương mại

SXSH

:


Sản xuất sạch hơn

SXTMDV

:

Sản xuất thương mại dịch vụ

TĂCN

:

Thức ăn chăn nuôi

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TP

:

Thành phố

TX

:


Thị xã

VLXD

:

Vật liệu xây dựng

VSMT

:

Vệ sinh môi trường

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới

XDCN&TM

:

Xây dựng công nghiệp và thương mại

XNK

:


Xuất nhập khẩu

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các dự án đang hoạt động tại khu công nghiệp Bắc Vinh ........4
Bảng 1.2. Danh sách các dự án đang hoạt động tại khu công nghiệp Nam Cấm .......8
Bảng 1.3. Chất thải rắn theo các nguồn phát sinh khác nhau..................................13
Bảng 1.4. Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số nước trên thế giới......................15
Bảng 1.5. Tình hình phát sinh chất thải rắn năm 2012 ...........................................17
Bảng 1.6. Tổng hợp về khối lượng CTR công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh năm
2009 ......................................................................................................18
Bảng 1.7. Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2010...................21
Bảng 1.8. Chỉ số quản lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới (năm 2002)......27
Bảng 3.1 Thành phần chất thải rắn của một số loại hình sản xuất công nghiệp ở
Nghệ An ................................................................................................37
Bảng 3.2. Khối lượng chất thải rắn trong khu công nghiệp Bắc Vinh năm 2014 ....38
Bảng 3.3. Khối lượng chất thải rắn trong khu công nghiệp Nam Cấm năm 2014 ...40
Bảng 3.4. Hiện trạng của 2 khu liên hợp xử lý CTR của tỉnh Nghệ An ..................49
Bảng 3.5. Tiêu chuẩn phát sinh chất thải rắn khu công nghiệp...............................51
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An .........................................................................52
Bảng 3.6. Mục tiêu thu gom CTR tại các khu công nghiệp ở Nghệ An đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................53

iv


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Bắc Vinh.........................................3
Hình 1.2. Khu công nghiệp Nam Cấm .....................................................................7
Hình 1.3. Thành phần chất thải rắn và xu hướng thay đổi thời gian tới ..................19
Hình 3.1. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên .............................................49
Hình 3.2. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2020 tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An...........................................................52
Hình 3.3. Mô hình áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn ........................................58

v


MỞ ĐẦU
Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế, ngành công
nghiệp là một trong những ngành quan trọng và chủ đạo mang lại doanh thu chính
cho đất nước. Hàng loạt các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp nhỏ nổi
lên khắp đất nước, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Việc gia tăng nhanh chóng các khu
công nghiệp gây ra một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay, đó là việc ô nhiễm
môi trường. Sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng các
ngành công nghiệp ở các khu công nghiệp hiện nay đã thải bỏ ra môi trường một
lượng lớn chất thải rắn gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, đời sống của
người dân và hệ sinh thái môi trường đất, nước không khí, sinh vật xung quanh các
khu công nghiệp.
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ.
Nơi đây có vị trí giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường biển và đường hành
không cùng nhiều tiềm năng thế mạnh: đất đai màu mỡ, nguồn lao động dồi dào với
độ tuổi lao động trẻ, trình độ tay nghề cao có thể đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa
hiện đại hóa của đất nước. Từ một tỉnh kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đến nay Nghệ An đã có sự chuyển dịch nhanh
chóng về cơ cấu kinh tế; tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong những năm
qua có bước tăng trưởng đáng kể, tạo đà để Nghệ An trở thành một tỉnh công

nghiệp phát triển. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xuất hiện nhiều khu công
nghiệp với 4 khu công nghiệp có quy mô lớn và 32 khu công nghiệp có quy mô
nhỏ, trong đó có 2 khu công nghiệp quy mô lớn là Bắc Vinh và Nam Cấm; một số
khu công nghiệp nhỏ như Diễn Hồng, Tháp Hồng Kỷ, Thung Khuộc, Châu Quang,
thị trấn Đô Lương,… đã đi vào hoạt động ổn định. Các khu công nghiệp còn lại
đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Có thể nói, sự hình thành và
phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã góp phần phát triển kinh tế, tạo việc
làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động. Tuy nhiên, việc phát triển các khu công
nghiệp cũng kéo theo nhiều vấn đề cần phải quan tâm, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi

1


trường. Một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của các khu công
nghiệp là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và loại hình chất thải rắn. Bên cạnh
đó công tác quản lý, xử lý chất thải rắn hiện còn chưa đáp ứng được yêu cầu, gây ra
những hậu quả nặng nề về môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe công đồng.
Vì vậy, quản lý và xử lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động tiêu
cực đến sức khỏe con người là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo
vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Nhìn nhận từ thực tế của tỉnh cho thấy hệ
thống quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp với những
đặc trưng về sự đa dạng nguồn phát sinh, sự phức tạp về thành phần và tính chất
cũng như ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng chỉ mới bước đầu được nghiên cứu. Xuất phát từ cơ sở thực tế đó, luận văn
thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất
thải rắn tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An” thực sự cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm đánh giá hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng, đặc tính và công tác
quản lý chất thải rắn của các công nghiệp lựa chọn để nghiên cứu đề xuất các giải

pháp quản lý phù hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường và tăng
cường hiệu quả kinh tế.
Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về chất thải rắn và biện pháp quản lý ở Việt Nam và Thế giới.
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn, hiện trạng quản lý,
xử lý tại một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Dự báo về lượng phát sinh và xu hướng quản lý chất thải rắn tại một số khu
công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Nghệ An
- Đề xuất biện pháp quản lý phù hợp chất thải rắn tại một số khu công
nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
1.1.1. Tổng quan về khu công nghiệp Bắc Vinh, thành phố Vinh
Khu công nghiệp Bắc Vinh thuộc địa bàn xã Hưng Đông, thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An. Khu công nghiệp Bắc Vinh do Công ty đầu tư phát triển khu công
nghiệp Bắc Vinh (thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam - LILAMA) làm chủ đầu
tư và Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam quản lý. Khu công nghiệp Bắc Vinh có
diện tích 143,17 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp giai đoạn I là 60,16 ha, tỷ lệ
lấp đầy của KCN đạt 98%, có tổng vốn đầu tư 78,507 tỷ đồng. Khu công nghiệp đi
vào hoạt động ngày 18/12/1998 tại Quyết đinh số 1128/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ. Hiện nay khu công nghiệp có 18 dự án đang hoạt động ổn định.

Hình 1.1. Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Bắc Vinh
Đầu mối giao thông:


3


- Nằm trên các tuyến giao thông đường bộ như quốc lộ 1A, quốc lộ 46
(đường Đặng Thai Mai).
- Cách trung tâm thành phố Vinh 4 km; cách sân bay Vinh 1,5 km, cách ga
Vinh 3 km, cách cảng biển Cửa Lò 13 km.
Bảng 1.1. Danh sách các dự án đang hoạt động tại khu công nghiệp Bắc Vinh
STT

01

Tên dự án

Công suất

Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu - Công

Diện tích
(m2)

Số lượng

(người)

5.000 m3/năm

30.560

10


bê tông đúc sẵn - Công ty TNHH Khánh 20.000 cột/năm

27.000

80

21.000

2.000

ty TNHH XNK Hùng Hưng
Nhà máy SX cột điện BTLT và cấu kiện

02

Vinh
03
04
05
06
07

08

09
10

Công ty CP may Minh Anh - Kim Liên


3 triệu SP/năm

Nhà máy gạch granite Trung Đô - Công

1,5 triệu

ty CP Trung Đô

m2/năm

Nhà máy SX thuốc lá và bao bì - Công
ty TNHH MTV Tân Khánh An
Trạm chiết nạp gas - Công ty TNHH
ĐT&PT Thăng Long
Nhà máy SX phân bón Việt Xô - Công
ty CP SXTMDV Vũ Huy
Nhà máy SX dây cáp điện và ống nhựa Công ty CP Sao Mai Việt Nam

200

50 triệu SP/năm

20.000

138

200 tấn/năm

3.200


52

950 tấn/năm

4.366

50

10.000

65

24.000 tấn/năm

21.000

61

450 triệu

80.000

224

260 kg/h cáp
điện; 200 kg/h
ống nhựa

Nhà máy SX thức ăn gia súc - Công ty
TNHH TĂCN Golden Star

Nhà máy SX bao bì lon nhôm 2 mảnh

4


và bao bì carton - Công ty CP bao bì

lon/năm; 40

Sabeco Sông Lam

triệu thùng
carton/năm

Nhà máy SX dây cáp điện và thiết bị
11

điện dân dụng - Công ty TNHH Trường

dây cáp điện;

16.648

112

31.500

300

4.928


75

10.080 m2

22.635

245

100 tấn SP/năm

4.353

72

8 triệu viên/năm

8.647

125

1,8 triệu SP/năm

15.060

368

nhựa - Công ty TNHH MTV SX&TM 950 tấn SP/năm

5.114


80

Giang A
12

1.800 tấn/năm
9.000 SP/năm
thiết bị điện

Nhà máy SX đồ chơi trẻ em các loại -

150 triệu

Công ty TNHH Matrix Vinh

SP/năm
800 tấn/năm ống

Nhà máy SX, gia công cơ khí, vật liệu mã kẽm; 800
13

và thiết bị điện - Công ty CP SP/năm thiết bị
XDCN&TM Việt Hoàng

điện; 5.000 cột
điện/năm

14
15

16
17

Hệ thống kho, bãi thương mại - Công ty
CP ĐT&PT công thương Hoành Sơn
Nhà máy in bao bì - Công ty TNHH in
và SX bao bì Đại Toàn
Nhà máy gạch không nung - Công ty
CP ĐTTM&SX VLXD Nghệ An
Nhà máy may xuất khẩu - Công ty CP
Minh Trí Vinh
Xưởng gia công cơ khí và SX các SP

18

Quốc Trung
Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam năm 2014
Phân chia ngành nghề:
- Cụm xí nghiệp công nghiệp nhẹ, sạch được di chuyển từ trong khu vực nội
thành phố Vinh đến như: nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy thức ăn gia súc, xí

5


nghiệp may xuất khẩu và các xí nghiệp xây mới như xí nghiệp sản xuất bao bì xuất
khẩu, xí nghiệp mỹ nghệ xuất khẩu.
- Cụm các xí nghiệp chuyển từ trong khu vực nội thành phố Vinh đến có nhu
cầu phải xử lý một số chất thải độc hại theo quy định như xí nghiệp chế biến thực
phẩn, hóa chất, cơ khí lắp ráp.
- Cụm các xí nghiệp công nghiệp cơ khí chế tạo, hóa chất, ván ép, bia, vật

liệu xây dựng.
Hạ tầng kỹ thuật KCN:
- Hệ thống giao thông: Mạng đường nội bộ được tổ chức hình ô bàn cờ theo
trục dọc và ngang, khoảng cách trung bình giữa các tuyến 350 - 400 m, đã được
Công ty hạ tầng đầu tư hoàn chỉnh, được đấu nối với Quốc lộ 46 (đường Đặng Thai
Mai chạy qua KCN).
- Hệ thống thoát nước:
+ Nước mưa: Mạng lưới thoát nước mưa được tổ chức chảy riêng độc lập với
nước thải, hướng thoát nước từ phía Đông sang Tây rồi chảy về phía Tây Bắc. Tại
đây nước mưa được lắng lọc dầu mỡ trước khi chảy ra khỏi bờ rào thoát chung với
nước thải đã làm sạch theo kênh dẫn ra sông Kẻ Gai.
+ Nước thải: Toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt được xử
lý sơ bộ tại các nhà máy, xí nghiệp, tập trung theo đường cống Φ 300 - 800 mm
chảy về khu xử lý chung nằm ở cuối KCN để xử lý. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu
chuẩn được thoát ra khỏi KCN theo mương dẫn ra sông Kẻ Gai.
- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước cấp cho KCN được lấy từ Nhà máy cấp
nước Vinh công suất 60.000 m3/ngày. Mạng ống cấp nước trong KCN được thiết kế
theo mạng vòng khép kín bằng đường ống gang Φ 150 - 300, trên mạng đường ống
bố trí các T chờ để nối với các nhà máy, xí nghiệp.
- Hệ thống cấp điện: Từ trạm biến áp 110/35/10KV, công suất 2*25MVA,
xây dựng trạm cắt 22 KV đầu nguồn, phân phối lên mạng đường dây 22 KV trong
KCN, đã dẫn điện đến chân hàng rào các nhà máy, xí nghiệp.

6


- Hệ thống liên lạc: Ngành bưu điện đã xây dựng “Bưu điện Bắc Vinh” dung
lượng khoảng 4.000 số, sử dụng mạng cáp bố trí dọc các trục đường để tất cả các
nhà máy, xí nghiệp có thể đầu nói một cách thuận lợi nhất. Ngoài ra, ở đây nằm
trong vùng phủ sóng đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc, dịch vụ internet…

- Các dịch vụ khác: KCN nằm trong thành phố Vinh tạo điều kiện thuận lợi
trong tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, vận tải, y tế, giáo dục,
giải trí…
1.1.2. Tổng quan về khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc
Khu công nghiệp Nam Cấm thuộc địa bàn các xã Nghi Long, Nghi Thuận,
Nghi Xá, Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, với quy mô diện tích quy hoạch 327,83 ha,
gồm 3 khu A, B, C; khu công nghiệp Nam Cấm có đầy đủ các yếu tố để trở thành
một khu công nghiệp lớn, đáp ứng được yêu cầu của các dự án có quy mô lớn. Bắt
đầu khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng vào năm 2003, đến nay KCN đã có 21 doanh
nghiệp đã đi vào hoạt động.

Hình 1.2. Khu công nghiệp Nam Cấm
Đầu mối giao thông:
- Nằm hai bên quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, đường
tỉnh lộ Nam Cấm nối quốc lộ 1A với càng biển Cửa Lò.

7


- Cách thành phố Vinh 18 km về phía Bắc, cách sân bay Vinh 12 km, cách ga
Vinh 17 km và ga Quán Hành 2 km, cách cảng biển Cửa Lò 8 km.
Bảng 1.2. Danh sách các dự án đang hoạt động tại khu công nghiệp Nam Cấm
STT

Tên dự án

Công suất

Diện tích
(m2)


Số lượng

(người)

Nhà máy chế biến bột đá vôi trắng
01

siêu mịn - Công ty TNHH liên hiệp 30.000 tấn/năm

50.000

35

60.000

162

15 tấn/năm

20.000

62

30.000 tấn/năm

30.000

52


60.000 tấn/năm

20.000

150

19.000 tấn/năm

40.000

72

ty TNHH MTV khoáng sản OMYA 80.000 tấn/năm

30.000

80

100.000 t/năm

40.000

200

70.000 tấn/năm

40.000

120


Nhà máy chế biến đá - Công ty 75.000 tấn/năm

28.298

126

Nghệ An
Nhà máy nguyên liệu giấy xuất khẩu 02

Công ty TNHH nguyên liệu giấy 50.000 tấn/năm
Nghệ An

03
04
05
06

Nhà máy đúc cán thép - Công ty
TNHH Thanh Thành Đạt
Nhà máy chế biến đá vôi trắng - Công
ty CP khoáng sản Đông Minh
Nhà máy chế biến & đóng gói thức ăn
gia súc - Công ty thương mại VIC
Nhà máy chế biến bột đá trắng siêu
mịn - Công ty CP khoáng sản Á Châu
Nhà máy chế biến đá siêu mịn - Công

07

Việt Nam

08
09
10

Nhà máy chế biến đá trắng - Công ty
CP tư vấn và xây dựng Miền Trung
Nhà máy SX bột bã tường - Công ty
TNHH Châu Tiến

8


TNHH Hương Liệu
11
12
13
14

Nhà máy chế biến bột đá trắng siêu
mịn - Công ty CP Nhật Thăng VNT7
Nhà máy SX chế biến gỗ nhân tạo Công ty CP Công Dụng Hóa

188

21.513

93

28.161


150

30.035

162

20.000

98

150 triệu lít/năm 504.000

230

16.000m3

Nhà máy SX ván ép nhân tạo - Công 25.000m3 ván
ty CP ván gỗ nhân tạo Việt Trung

gỗ/năm

Nhà máy rượu Borsmi - Công ty CP
Borsmi
khẩu - Công ty CP tùng hương Việt
Nam

16

60.000


gỗ/năm

Nhà máy chế biến gỗ tùng hương xuất
15

120.000 tấn/năm

Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ An Công ty CP bia Hà Nội - Nghệ An

3 triệu lít/năm
40.000 tấn
SP/năm

Di chuyển nhà máy cơ khí xây dựng
17

VINACONEX - Công ty CP cơ khí 9.000 tấn/năm

25.000

54

NPK - Công ty CP vật tư nông nghiệp 100.000 tấn/năm 141.203

120

xây dựng VINACONEX
Nhà máy sản xuất phân bón tổng hợp
18


Nghệ An
Nhà máy chế biến cây nguyên liệu giấy
19

- Công ty LD trồng và chế biến cây

87

nguyên liệu giấy xuất khẩu Nghệ An
20

Nhà máy sản xuất giấy Kraf - Công ty
TNHH Thiên Phú

2.000 tấn/năm

9.000

52

57.000

350

Nhà máy điện tử BSE Việt Nam 21

Công ty TNHH điện tử BSE Hàn 80 triệu tấn/năm
Quốc

Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam năm 2014


9


Phân chia ngành nghề:
- Khu A nằm ở phí Tây đường Quốc lộ 1A, có diện tích 93,67 ha. Bố trí các
loại hình công nghiệp như lắp ráp chế tạo ô tô, máy công cụ, luyện kim, cán thép,
chế biến nông lâm sản và thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác.
- Khu B nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1A và phía Tây đường sắt, có diện
tích 82,10 ha, để xây dựng Nhà máy bia.
- Khu C nằm phía Đông đường sắt Bắc Nam, dọc hai bên đường Nam Cấm Cửa Lò, có diện tích 154,76 ha. Bố trí các loại hình công nghiệp nặng và mức độ
độc hại cao như: CN hóa chất, phân bón, chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí,
sản xuất vật liệu xây dựng.
Hạ tầng kỹ thuật KCN:
- Hệ thống giao thông: hệ thống giao thông nội bộ có lộ giới từ 22,25m 43,0m được bố trí đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các nhà máy, xí nghiệp và có
mối liên hệ với mạng giao thông bên ngoài như quốc lộ 1A, đường Nam Cấm - Cửa
Lò, đường sắt Bắc - Nam.
- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước được lấy từ Nhà máy nước thành phố
Vinh đưa về KCN bằng đường ống φ 500, dùng trạm bơm cấp II công suất
Q = 17.500 m3/ngày.đêm cấp vào mạng lưới đường ống KCN.
- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải:
+ Hệ thống thoát nước mưa tự chảy được xây dựng riêng dọc theo các tuyến
đường giao thông, dẫn ra hệ thống thoát nước dọc theo quốc lộ 1A, chảy vào đầm
lầy phía Đông xã Nghi Thuận và đổ ra sông Cấm.
+ Nước thải được xử lý cục bộ trong từng nhà máy, xí nghiệp, sau đó theo
đường ống riêng dẫn đến khu xử lý chung của KCN công suất 2*2.000
m3/ngày.đêm, nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn được bơm về hồ điều hòa sau đó
theo từng lưu vực thoát ra sông Cấm.
- Hệ thống cấp điện: Công suất điện toàn KCN là 21,5 MVA. Nguồn điện
được cấp từ trạm 110/35/22 KV Cửa Lò. Dự kiến sẽ đầu tư xây dựng trạm biến áp

110/35/22 KV (2x40 MVA) cung cấp điện cho KCN.

10


- Hệ thống thông tin liên lạc: Đã có hệ thống đường dây cáp quang và đường
dây hữu tuyến đi qua; cột vi ba quốc gia cách khu công nghiệp 3 km. Ngành bưu
điện đã xây dựng Bưu điện Nam Cấm ngay cạnh khu công nghiệp, đảm bảo cung
cấp mọi dịch vụ thông tin liên lạc trong nước và quốc tế.
- Hệ thống cây xanh, môi trường, PCCN:
+ Cây xanh: Trên các trục đường nội bộ cây xanh được trồng để tạo bóng
mát và cải tạo điều kiện vi khí hậu. Ngoài ra các xí nghiệp nhà máy đảm bảo tỷ lệ
cây xanh vườn hoa từ 25 - 30%.
+ Môi trường: Các nhà máy hoạt động trong KCN phải có hệ thống xử lý nước
thải cục bộ đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra trạm xử lý nước thải chung.
+ Phòng chống cháy nổ: Tiến hành cách ly các công đoạn dễ cháy xa các khu
vực khác và đảm bảo an toàn về phòng cháy theo tiêu chuẩn quy định.
- Các dịch vụ khác: KCN cách bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Nghệ An và
hệ thống chung cư đang thi công khoảng 10km, nên rất thuận lợi trong việc cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thương mại, chỗ ở, trường học,… đáp ứng nhu cầu
của nhà đầu tư và người lao động.
1.2. Tổng quan về hiện trạng chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Khái niệm, phân loại chất thải rắn
Theo quan điểm chung: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ
quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất
thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn
phát thải trong quá trình sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình, công cộng được gọi
chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động sản xuất khác được gọi
chung là chất thải rắn sản xuất công nghiệp.

Thành phần và tính chất của chất thải rắn sản xuất công nghiệp (CTRSXCN)
rất đa dạng và phức tạp tùy thuộc vào từng loại công nghệ sản xuất. CTRSXCN có
thể là chất vô cơ, chất hữu cơ hoặc cả hai loại. Nghiên cứu thành phần và tính chất
của chất thải rắn giúp chúng ta có thể áp dụng công nghệ xử lý phù hợp và hiệu quả.

11


Từ nguồn gốc phát sinh người ta phân loại kỹ hơn về thành phần, tính chất, mức độ
độc hại của chất thải. Mục đích của việc phân loại là nhằm xác định công tác quản
lý và các biện pháp xử lý an toàn chất thải rắn.
Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP: Chất thải rắn nguy hại (CTRNH) là chất
thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính gây nguy hại trực
tiếp: phóng xạ, dễ cháy, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc và có đặc tính gây
độc hại khác hoặc tương tác với các chất khác và gây nên các tác động nguy hại đối
với môi trường và sức khỏe con người.
Cũng như các loại chất thải khác, thành phần CTRNH rất đa dạng bao gồm
các chất hữu cơ, vô cơ hoặc có khi kết hợp cả hai. Mức độ nguy hại của chất đôi khi
cũng khác nhau tùy thuộc vào liều lượng và khả năng gây độc hại của một số chất
độc hại trong đó. Thậm chí tính chất nguy hại của CTRNH còn được thể hiện trong
điều kiện môi trường như pH, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm nhất định nào đó.
CTRNH được phân loại nhằm phân biệt giữa các loại CTRNH với nhau và
xác định về thành phần, tính chất, tải lượng của CTRNH. Hiện nay, Việt Nam chưa
có tiêu chí thống nhất rõ ràng phân loại chất thải nguy hại.
Việc phân loại chất thải rắn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Nếu
phân chia theo nguồn gốc phát sinh có thể chia ra chất thải rắn sinh hoạt đô thị, chất
thải rắn xây dựng, chất thải rắn nông thôn, nông nghiệp và làng nghề, chất thải rắn
công nghiệp, chất thải rắn y tế. Mặt khác, nếu phân chia theo tính chất độc hại của
chất thải rắn thì chia ra làm 2 loại: chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông
thường. Với mỗi cách phân loại khác nhau, sẽ só những đặc điểm khác nhau về

lượng và thành phần chất thải rắn.
Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân
cư, các trung tâm dịch vụ, công viên.
Chất thải rắn công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp
và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng).

12


Chất thải rắn nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
Chất thải rắn xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi
vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
Chất thải rắn y tế: là các phế phẩm sinh ra từ các cơ sở y tế, bệnh viện như:
bông băng, kim tiêm, ống chích,…
Bảng 1.3. Chất thải rắn theo các nguồn phát sinh khác nhau
Nguồn
phát sinh

Tính chất

Thông thường
CTR đô thị

CTR nông
thôn

CTR công
nghiệp


Loại chất thải
Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy
tinh, lon, kim loại, lá cây,…VLXD thải từ xây sửa
nhà, đường giao thông, vật liệu thải từ công
trường,…

Nguy hại

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm,
lốp xe, sơn thừa, đèn huỳnh quang hỏng, bao bì,…

Thông thường

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh,
lon, kim loại, lá cây, rơm rạ, chất thải chăn nuôi

Nguy hại

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin,
săm, lốp xe, sơn thừa, đèn huỳnh quang hỏng, bao
bì thuốc bảo vệ thực vật,…

Thông thường

Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trong quá
trình sản xuất và sinh hoạt

Nguy hại


Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì đựng
hóa chất độc hại,…

Thông thường

Chất thải nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành
chính, bao gói thông thường,…

Nguy hại

Phế thải phẫu thuật, bông gạc, chất thải bệnh nhân,
chất phóng xạ, hóa chất độc hại, thuốc quá hạn,
kim tiêm,…

CTR y tế

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011

13


Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại
Chất thải rắn nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiểm
ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe con người và sự
phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường
đất, nước và không khí.
Chất thải rắn thông thường: là các chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia
đình, đô thị,…

1.2.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở trên thế giới
Trong vài thập kỷ vừa qua, do sự phát triển kinh tế và bùng nổ dân số diễn
ra mạnh mẽ, tình trạng lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng gây ô
nhiễm môi trường sống đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các nước trên thế
giới. Nếu tính bình quân mỗi ngày thải ra một lượng chất thải rắn là 0,5
kg/người/ngày.đêm, thì mỗi ngày trên thế giới sẽ thải ra 3 triệu tấn và một năm
sẽ có khoảng 1 tỷ tấn chất thải rắn [21].
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD)
cho hay từ năm 1980 - 1997, tỷ lệ chất thải rắn ở thành phố trong các nước thành
viên OECD đã tăng 40% và dự báo lượng chất thải rắn tính theo bình quân đầu
người có thể tăng lên mức 500 đến 640 kg/năm vào năm 2020. Theo các chuyên gia
của OECD, lượng chất thải rắn trên thế giới có thể tăng từ 770 triệu tấn hiện nay lên
đến 2 tỷ tấn vào năm 2020 [16].
Ở Nga, lượng chất thải rắn bình quân theo đầu người là 300 kg/người/năm;
như vậy mỗi năm nước Nga thải ra 50 triệu tấn rác. Ở Pháp thì lượng chất thải rắn
bình quân là 1 tấn/người/năm và mỗi năm nước Pháp có khoảng 35 triệu tấn chất
thải rắn [26].
Với lượng chất thải rắn ngày càng lớn như vậy thì đòi hỏi phải được xử lý
một cách hợp lý nhằm đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm bởi chất thải rắn.

14


Theo con số thống kê chưa đầy đủ của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế
(OECD), mỗi năm thế giới thải ra 10 tỷ tấn rác, trong đó 4 tỷ tấn rác được thải ra từ
các nước trong tổ chức OECD trong những năm 1990. Nhưng đứng đầu vẫn là Mỹ
với 2 tỷ tấn [16]. Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số nước trên thế giới được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 1.4. Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số nước trên thế giới
STT


Tên nước

Chất thải rắn (kg/người/ngày)

1

Mỹ

2,50

2

Anh

1,60

3

Thụy Sỹ

1,30

4

Nhật Bản

0,90

5


Đức

0,85

6

Thụy Điển

0,80

7

Singapo

0,87

8

Hồng Công

0,85

9

Columbia

0,54

10


Philippin

0,50

11

Indonexia

0,60

12

Trung Quốc

0,50

Nguồn: Theo thông tấn xã Việt Nam, OECD tăng cường xử lý chất thải rắn
bảo vệ môi trường, 2006
Theo số liệu trên, Mỹ là nước có lượng chất thải rắn thải ra theo đầu người
cao nhất 2,5 kg/người/ngày.đêm hay 870 kg/người/năm. Đối với các nước như

15


Singapor, Hồng Công, Đức lượng chất thải rắn thải ra trung bình xấp xỉ 0,87
kg/người/ngày.đêm [16].
1.2.3. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam
Việt Nam đang trên đà phát triển, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa. Quá trình hội nhập quốc tế, gia nhập WTO đã mở ra cho đất nước cơ
hội chung nhưng cũng tạo ra nhiều thử thách, khó khăn. Mục tiêu phấn đấu của

Đảng và Nhà nước ta là đến năm 2030 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp. Cho đến năm 2014 cả nước có trên 249 khu công nghiệp, khu chế xuất với
tổng diện tích hơn 63.000 ha, hình thành hàng ngàn nhà máy nằm trong các khu
công nghiệp [4].
Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất
thì việc phát sinh ô nhiễm môi trường từ sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ ngày càng gia
tăng. Theo báo cáo tổng hợp về điều tra, thống kê, dự báo tình hình phát sinh, thu
gom và xử lý chất thải rắn (CTR) công nghiệp, nguy hại, sinh hoạt trên phạm vi
toàn quốc của Tổng cục Môi trường, năm 2012, số lượng phát sinh CTR trung bình
8.833.000 tấn CTR công nghiệp không nguy hại, 1.712.000 tấn CTR công nghiệp
nguy hại, 25.000 tấn CTR y tế nguy hại, 9.136.000 tấn CTR sinh hoạt đô thị. Ngoài
ra, trên toàn quốc có có 1.324 làng nghề được công nhận và 3.221 làng có nghề,
lượng CTR phát sinh tại các làng nghề rất khác nhau và lượng CTR phát sinh ngày
một tăng, chỉ tính riêng Hà Nội với 255 làng nghề CTR phát sinh 207,3m³/ngày
(khoảng 100 tấn/ngày).
Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR mới chủ yếu được thống kê tại khu vực
đô thị và các khu công nghiệp; ở khu vực nông thôn, hầu như số liệu về CTR chưa
được thống kê đầy đủ. Thống kê cho thấy, năm 2004, lượng chất thải rắn đô thị bình
quân khoảng 0,9 - 1,2 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0,5 - 0,65
kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên 1,45
kg/người/ngày ở khu vực đô thị và 0,4 kg/người/ngày tại khu vực nông thôn [18].

16


×