Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Thực trạng và giải pháp đối với việc tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã phổ biến trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------

PHAN ANH TUẤN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC
TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT
HOANG DÃ PHỔ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2015




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------

PHAN ANH TUẤN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC TIÊU
THỤ CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
PHỔ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học Môi Trường

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Đức Minh

Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện trong một khoảng thời gian khá dài. Để có thể
hoàn thành nghiên cứu của mình, bản thân tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía

các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Đức Minh. Mặc dù
công việc rất bận rộn và thường xuyên phải đi công tác nước ngoài nhưng Thầy vẫn
dành thời gian quý báu và rất tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo của Khoa Môi
trường – trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, những người
đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa
qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học của trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn những anh, chị đồng nghiệp tại Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng

cục Môi trường đã hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình làm việc.
Xin cảm ơn các chuyên gia, cán bộ của các cơ quan thực thi pháp luật trong lĩnh
vực bảo tồn đa dạng sinh học đã cho tôi những ý kiến góp ý quý báu cho luận văn
này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên
tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của
mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015

Phan Anh Tuấn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT HOANG
DÃ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ............................................................................. 3
1. Khái quát trạng buôn bán và tiêu thụ ĐVHD trên thế giới và ở Việt Nam ....................... 3
1.1. Trên thế giới .................................................................................................................... 3
1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................................... 7
2. Một số nghiên cứu đã có về tình trạng buôn bán và tiêu thụ ĐVHD tại Hà Nội ............. 11
3. Một số khái niệm và thuật ngữ chính được sử dụng trong nghiên cứu ........................... 14
CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 16
1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 16
1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................. 16

1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 16
2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 16
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 16
3.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp......................................................................... 16
3.2. Điều tra, thu thập số liệu trên thực địa .......................................................................... 17
3.3. Điều tra tham vấn ý kiến chuyên gia thông qua bảng hỏi............................................. 17
3.4. Phương pháp phân tích chính sách ............................................................................... 18
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................ 18
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 19
1. Tình trạng buôn bán, tiêu thụ các sản phẩm ĐVHD phổ biến tại Hà Nội ....................... 19
1.1. Mục đích sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD .................................................................. 19
1.2. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm ĐVHD ..................................................................... 26

1.2.1. Giá cả các sản phẩm................................................................................................... 26
1.2.2. Khu vực kinh doanh các sản phẩm từ ĐVHD tại Hà Nội .......................................... 31
1.2.3. Đối tượng sử dụng ..................................................................................................... 34
1.3. Tình hình vi phạm liên quan đến ĐVHD tại Hà Nội .................................................... 35
2. Những biện pháp đã được thực hiện nhằm giảm thiểu tình trạng buôn bán và tiêu thụ
ĐVHD .................................................................................................................................. 39


2.1. Những nhóm giải pháp đã được triển khai ................................................................... 39
2.1.1. Kiện toàn khung chính sách, pháp luật ...................................................................... 39
2.1.2. Tăng cường thực thi pháp luật ................................................................................... 43
2.1.3. Truyền thông nâng cao nhận thức.............................................................................. 44

2.1.4. Hoạt động cứu hộ, tái thả lại tự nhiên, nghiên cứu và gây nuôi ................................ 48
2.2. Đánh giá những thành công và hạn chế của các biện pháp đã được thực hiện ............ 51
2.2.1. Thành công ................................................................................................................ 51
2.2.2. Hạn chế ...................................................................................................................... 53
3. Một số vấn đề thảo luận ................................................................................................... 58
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc buôn bán, tiêu thụ ĐVHD ở Việt Nam ........................ 58
3.2. Vấn đề gây nuôi ĐVHD................................................................................................ 63
3.3. Vấn đề sử dụng các sản phẩm thay thế ......................................................................... 64
4. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng buôn bán và tiêu thụ sản phẩm ĐVHD hiện nay ....... 65
4.1. Kiện toàn khung chính sách .......................................................................................... 65
4.1.1. Những đề xuất cụ thể ................................................................................................. 65
4.1.2. Giải pháp tổng thể ...................................................................................................... 66

4.2. Thực hiện chiến dịch tăng cường thực thi pháp luật..................................................... 68
4.3. Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức .......................................... 71
4.4. Cứu hộ và nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn ĐVHD ................................................ 79
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 83
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 88


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Số lượng tê giác bị săn trộm tại Nam Phi từ 2007 - 8/2014 ..................................... 4
Hình 2. Diễn biến số vụ vi phạm quản lý bảo về ĐVHD ở Việt Nam từ 1997 – 2013 ......... 9
Hình 3. Số lượng động vật rừng bị buôn bán qua các năm từ 2002 – 2013 .......................... 9

Hình 4. Tỷ lệ tổng số vụ vi phạm quản lý, bảo vệ ĐVHD .................................................. 10
Hình 5. Những loài hoang dã được sử dụng làm thịt nhiều nhất trên thị trường Hà Nội .... 20
Hình 6. Lý do sử dụng thực phẩm từ ĐVHD của người đã từng sử dụng ........................... 21
Hình 7. Số lượng các nhà hàng kinh doanh đặc sản có dấu hiệu vi phạm tại các điểm điều tra
của học viên ......................................................................................................................... 22
Hình 8. Các nhân tố dẫn đến quyết định sử dụng thuốc làm từ ĐVHD .............................. 25
Hình 9. Giá cá một số sản phẩm từ ĐVHD dùng làm thực phẩm tại thời điểm tháng 11/2014 ..... 28
Hình 10. Một chiếc móng hổ bọc vàng được rao bán với giá 8 triệu đồng tại Công ty Cổ phần
đầu tư Vạn An ...................................................................................................................... 30
Hình 11. Tỷ lệ vi phạm về ĐVHD giữa các quận được khảo sát tại thành phố Hà Nội ...... 32
Hình 12. Số lượng các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm tại 5 địa bàn do học viên khảo sát . 33
Hình 13. Tổng hợp vi phạm về quản lý và bảo vệ ĐVHD tại Hà Nội từ 2007 – 2013 ....... 36

Hình 14. So sánh tổng số vụ vi phạm về quản lý và bảo vệ ĐVHD trong giai đoạn .......... 36
Hình 15. Tỷ lệ % các nguồn cung cấp thông tin về ĐVHD cho người được phỏng vấn .... 45
Hình 16. Thống kê loại hình vi phạm về môi trường, tài nguyên được phản ánh trên báo chí
trong thời gian từ 10/2008 – 9/2009 trên 9 nhật báo lớn ở Việt Nam ................................. 46
Hình 17. Những lý do chính khiến cho hoạt động thực thi pháp luật về ĐVHD còn chưa hiệu quả..... 61


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Ước tính giá trị thương mại ĐVHD toàn thế giới và riêng châu Âu năm 2005 ....... 5
Bảng 2. Các quốc gia xuất, nhập khẩu sản phẩm ĐVHD lớn nhất ........................................ 6
Bảng 3. Tình trạng vi phạm về ĐVHD tại các cơ sở kinh doanh ........................................ 32
Bảng 4. Tổng hợp các vụ vi phạm công ước CITES vận chuyển qua ................................. 37



MỞ ĐẦU
Buôn bán động, thực vật hoang dã đã trở thành một ngành “công nghiệp” siêu
lợi nhuận, phát triển nhanh trên thế giới trong các thập niên gần đây, gồm cả các hình
thức hợp pháp và bất hợp pháp. Đây là mối đe doạ toàn cầu đối với sự tồn tại của các
loài sinh vật, nhất là các loài quý, hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng, dẫn đến huỷ hoại
các hệ sinh thái, du nhập các loài ngoại lai xâm hại, đe doạ an ninh môi trường của
các quốc gia, phát tán các dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người như dịch
cúm gia cầm, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hay sốt xuất huyết, Ebola, do
đó có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế và nguy cơ bất an cho xã hội.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, buôn bán trái phép động vật hoang dã (ĐVHD)

đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, đe dọa sự sống còn của hàng nghìn loài động
vật hoang dã, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái quan
trọng của nhiều khu vực trên thế giới. Trong một bài phát biểu vào năm 2012, cựu
ngoại trưởng Mỹ, bà Hilary Clinton đã mô tả nạn buôn bán ĐVHD trái phép như là
“một thách thức toàn cầu, bao trùm lên các châu lục và đại dương”.
Với lợi nhuận khổng lồ, các hoạt động buôn lậu, tiêu thụ trái phép ĐVHD với
sự tham gia của nhiều tổ chức tội phạm xuyên quốc gia từ châu Á đến châu Âu, châu
Phi và châu Mỹ ngày càng mở rộng quy mô và có tính chất ngày càng tinh vi, phức
tạp. Các sản phẩm từ ĐVHD được đẩy lên mức giá trên trời tại các thị trường chợ
đen và dường như chỉ dành cho những người có tiền.
Việt Nam được biết đến như là một quốc gia có đa dạng sinh học cao với nhiều
loài ĐVHD quý, hiếm và đặc hữu trên thế giới. Khai thác và sử dụng không bền vững

tài nguyên ĐVHD được cho là một trong những mối đe dọa chính đối với công tác
bảo tồn đa dang sinh học rừng và khu bảo tồn của Việt Nam – đặc biệt là đối với sự
tồn tại nhiều loài ĐVHD bị đe dọa trên toàn cầu. Việt Nam đã và đang trở thành trung
tâm quan trọng về buôn bán, gây trồng và sử dụng sản phẩm động, thực vật hoang dã
trong khu vực Đông Nam Á [2]. Bên cạnh hoạt động buôn bán hợp pháp được kiểm
soát (bằng giấy phép) bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Công ước

1


CITES mà Việt Nam đã phê chuẩn từ năm 1994, thì phần lớn là khai thác và buôn
bán ĐVHD trái phép diễn ra thường xuyên và có xu hướng mở rộng [7], không chỉ

tiêu thụ, sử dụng trong nước mà còn mà còn bán sang cả Trung Quốc và nhiều nước
khác trên thế giới, phục vụ mục đích giết thịt, làm dược liệu, và chế tác đồ thủ công
mỹ nghệ, hay dịch vụ du lịch.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng tại các thành phố lớn của
Việt Nam (đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), nạn tiêu thụ ĐVHD rất phổ biến
với tổng giá trị khổng lồ. Hà Nội, với nhiều đặc thù riêng về điều kiện kinh tế, xã hội
đã trở thành một trong những thị trường nóng nhất của nước ta với các sản phẩm được
tiêu thụ nhiều nhất. Thực trạng này không chỉ đe dọa tới các loài ĐVHD và đa dạng
sinh học của Việt Nam nói riêng mà suy rộng ra là còn gây ảnh hưởng tới nhiều loài
ĐVHD khác trên thế giới.
Hiện nay, các vấn đề về bảo tồn ĐVHD đang dần được Đảng và Nhà nước
nhìn nhận một cách nghiêm túc và có nhiều giải pháp để khuyến khích thói quen tiêu

dùng đúng đắn cho người dân cũng như có những chế tài xử lý vi phạm đối với các
hành vi trái pháp luật. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng tiêu thụ các sản
phẩm ĐVHD tại Hà Nội, những nghiên cứu về giải pháp cụ thể để thay đổi thực trạng
này lại đang còn thiếu. Chính vì những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài cho
luận văn của mình là “Thực trạng và giải pháp đối với việc tiêu thụ các sản phẩm từ
động vật hoang dã phổ biến trên địa bàn Hà Nội”.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT
HOANG DÃ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1. Khái quát trạng buôn bán và tiêu thụ ĐVHD trên thế giới và ở Việt Nam
1.1. Trên thế giới
Nạn buôn bán trái phép ĐVHD trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng. Theo
Schneider (2008), lợi nhuận buôn bán trái phép động vật hoang dã (ĐVHD) trên thị
trường thế giới chỉ xếp sau buôn lậu vũ khí và ma tuý [22]. Các chuyên gia kinh tế
giá trị buôn bán trái phép ĐVHD trên toàn cầu ước tính ít nhất là 5 tỷ USD và có thể
lên đến 20 tỷ USD mỗi năm [29]. Số liệu này đồng nghĩa với thực trạng có hàng triệu
cá thể động vật hoang dã, nhất là các loài thú lớn, chim và bò sát có nguồn gốc từ
thiên nhiên bị buôn bán phi pháp qua biên giới hàng năm trong bối cảnh nhu cầu thị
trường mua bán, tiêu thụ và sử dụng chúng (và các sản phẩm của chúng) ngày càng
tăng cao.
Chính vì lợi nhuận từ việc buôn bán ĐVHD rất cao, đặc biệt nhu cầu gia tăng

từ châu Á và việc khách hàng sẵn sàng trả giá cao để có đươc̣ những sản phẩm từ
ĐVHD đã khiến cho hoạt động buôn bán ĐVHD trái phép ngày càng gia tăng và hình
thành nên các mạng lưới buôn bán xuyên quốc gia với nhiều thủ đoạn tinh vi và quy
mô khổng lồ. Một số các sản phẩm từ ĐVHD được tiêu thụ phổ biến hiện nay chính
là sừng tê giác, ngà voi, các sản phẩm từ hổ, gấu, các loài động vật nhỏ như tê tê, rùa,
một số loài cầy…
Hoạt động buôn bán trái phép ngà voi đã tăng gấp đôi kể từ năm 2007 và cao
hơn gấp 3 lần so với đỉnh điểm năm 1998 với giá bán đạt mức 2.205$ /kg tại các khu
phố buôn ngà voi ở Bắc Kinh. Còn đối với sừng tê giác, giá cho 1 kg tại thị trường
chợ đen ở Trung Quốc có thể lên đến 66.139 $ - cao hơn cả giá vàng hay bạch kim
[19]. Điều này đã dẫn đến nạn “tàn sát” các loài tê giác, voi và hổ trên quy mô toàn
thế giới. Nam Phi là quốc gia có số lượng tê giác nhiều nhất trên thế giới, chiếm 83%

tổng số lượng của loài này ở châu Phi và 73% của Thế giới. Đây cũng chính là khu
vực nóng nhất về nạn săn trộm tê giác để lấy sừng, với số lượng tê giác bị giết hại trái

3


phép tăng đột biến, khoảng hơn 3450 cá thể chỉ trong vòng 8 năm từ 2007 – 8/2014
(Hình 1)1.
1200
1004
1000
787


800
668
600
448
333

400
200

83


122

13
0
2007

2008

2009

2010


2011

2012

2013

Aug-14

Hình 1. Số lượng tê giác bị săn trộm tại Nam Phi từ 2007 - 8/2014
(Nguồn: Bộ Tài nguyên nước và các vấn đề về môi trường Nam Phi tháng 9/2014)
Tại thị trường châu Âu, trong năm 2011, tổng giá trị nhập khẩu của các loài
động vật (và sản phẩm từ chúng) được quy định trong danh sách của CITES ước tính

đạt khoảng 499 triệu euro chủ yếu là các sản phẩm từ da các loài bò sát và da thuộc.
Theo Europol (European Unions Law Enforcement Agencies), vai trò của các tổ chức
tội phạm buôn bán ĐVHD tại khu vực châu Âu đang có xu hướng gia tăng do mức
lợi nhuận cao, khả năng bị phát hiện thấp cũng như các án phạt còn nhẹ. Châu Âu
vừa là thị trường quan trọng vừa là nguồn cung cấp các sản phẩm cho bọn buôn lậu
các loài ĐVHD quý hiếm. Ngà voi và sừng tê giác thường bị săn trộm ở châu Phi
hoặc đánh cắp tại châu Âu do nhu cầu rất lớn, đặc biệt từ các khách hàng châu Á.
Ngoài ra, châu Âu cũng được xem là thị trường lớn nhất thế giới đối với các loại hải

Số liệu của Bộ Tài nguyên nước và các vấn đề về môi trường Nam Phi cung cấp tại Hội thảo Tăng cường hợp
tác về bảo tồn đa dạng sinh học giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam với Bộ Tài nguyên nước và các
vấn đề về môi trường Nam Phi tại Hà Nội, tháng 9/2014

1

4


sản, ước tính khoảng giá trị khoảng 18,6 tỷ euro trong năm 2011. Các nước nhập khẩu
chính là Tây Ban Nha, Đức, Thụy Điển và Ý [26].
Một nghiên cứu trước đó của Engler và Jones vào năm 2007 [17] cũng cho
thấy khu vực liên minh châu Âu đứng đầu thế giới về giá trị nhập khẩu sản phẩm
động, thực vật hoang dã (bao gồm cả gỗ và hải sản). Năm 2005, tổng giá trị nhập
khẩu hợp pháp các sản phẩm ĐVHD ước tính khoảng 93 triệu Euro và khoảng 2,5 tỷ
Euro nếu tính cả gỗ và hải sản (Bảng 1).

Bảng 1. Ước tính giá trị thương mại ĐVHD toàn thế giới và riêng châu Âu năm 2005
(Nguồn: TRAFFIC tổng hợp từ số liệu của UN Comtrade và FAOSTAT, 2006)
Tổng giá trị ước tính trên
toàn cầu
(Đơn vị tính: EUR)

Tổng giá trị ước tính
tại thị trường châu Âu
(Đơn vị tính: EUR)

Linh trưởng


75 triệu

15 triệu

Chim cảnh

38 triệu

7 triệu

Chim săn mồi


5 triệu

0,2 triệu

Các loài bò sát
(Bao gồm rùa và rắn)

31 triệu

89 triệu

Cá cảnh


257 triệu

89 triệu

Sản phẩm
Động vật sống

Sản phẩm ĐVHD cho mục đích thời trang/ đồ trang trí
Lông thú và các sản phẩm từ
lông thú


4 tỷ

494 triệu

Da bò sát

255 triệu

100 triệu

San hô trang trí


85 triệu

15 triệu

Ngọc trai tự nhiên

57 triệu

12 triệu

Sản phẩm ĐVHD cho mục đích thực phẩm (bao gồm các loại hải sản)
Thịt thú rừng


365 triệu

126 triệu

Ếch

40 triệu

16 triệu

Ốc gạo


60 triệu

19 triệu

Khu vực Đông Á và Đông Nam Á, có lẽ là khu vực mang nhiều thách thức đối
với việc quản lý các hoạt động buôn bán sản phẩm ĐVHD hơn bất kỳ đâu trên thế
giới. Do những nét đặc thù về truyền thống văn hóa, chính trị và đa dạng tôn giáo, có

5



nhiều yếu tố khiến cho khu vực này trở thành một thị trường tiêu thụ và buôn bán
ĐVHD trái phép cực lớn. Các sản phẩm ĐVHD thường được sử dụng cho các mục
đích: các bài thuốc cổ truyền, vật nuôi, thực phẩm, sản phẩm thời trang/ đồ trang sức/
trang trí hoặc được coi như một dạng sản phẩm xa xỉ để chứng tỏ sự giàu có [25].
Mạng lưới buôn bán này không chỉ gói gọn trong phạm vi từng nước mà còn
có quan hệ mật thiết tới thị trường châu Âu và Mỹ. Trong nghiên cứu “An overview
of international wildlife trade from Southeast Asia” của Nijman, kết quả cho thấy
trong giai đoạn 1998-2007, khoảng 35 triệu cá thể ĐVHD là những loài được quy
định trong danh sách của CITES đã được xuất khẩu từ các quốc gia ở khu vực Đông
Á, trong số này có đến 30 triệu cá thể có nguồn gốc từ tự nhiên và chỉ khoảng 4,5
triệu cá thể là có nguồn gốc từ gây nuôi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc
chính là điểm đến cuối cùng lớn nhất của các sản phẩm ĐVHD; Singapore và

Malaysia cũng là thị trường tiêu thụ và chế biến (sau đó tái xuất khẩu) các sản phẩm
ĐVHD có nguốn gốc tự nhiên như tê tê, các loài chim và da, lông thú [28].
Bảng 2 biểu thị các quốc gia xuất khẩu chính các sản phẩm ĐVHD có nguồn
gốc tự nhiên trong giai đoạn 1998 - 2007 ở khu vực Đông Á. Các loài bướm, cá ngựa
và san hô chiếm đến 90% tổng số cá thể bị xuất khẩu (Thái Lan đứng đầu về các loài
cá ngựa, Malaysia về các loài bướm và Indonesia về san hô). Tính trên trổng thể tất
cả các sản phẩm ĐVHD, nhóm 4 quốc gia Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Trung
Quốc là những quốc gia chính xuất khẩu các sản phẩm ĐVHD có nguồn gốc từ tự
nhiên. Ở chiều hướng ngược lại, châu Âu và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu
lớn nhất (Bảng 2).
Bảng 2. Các quốc gia xuất, nhập khẩu sản phẩm ĐVHD lớn nhất
tại khu vực Đông Á và trên thế giới (Nguồn: Vincent Nijman, 2010)

Nhóm sản
phẩm
ĐVHD
Bướm

Tổng số cá
thể ước tính

13 x 103

Nước xuất
khẩu


Tỷ lệ %

Nước nhập
khẩu

Tỷ lệ %

Malaysia

98


Mỹ

70

Trung Quốc

2

Châu Âu

10


Canada

8

6


Cá ngựa

Các loài cá
khác


Bò sát

16 x 106

30 x 103

14 x 106

12 x 104

Thú


27 x 104

Chim

San hô
miếng

17 x 106

Thái Lan

94


Hồng Kông

57

Việt Nam

1

Đài Loan

24


Trung Quốc

14

Malaysia

57

Hồng Kông

93


Indonesia

38

Trung Quốc

2

Indonesia

62


Singapore

57

Malaysia

36

Châu Âu

12


Nhật Bản

7

Trung Quốc

77

Châu Âu

66


Malaysia

20

Singapore

20

Việt Nam

2


Nhật Bản

19

Trung Quốc

61

Châu Âu

63


Việt Nam

17

Nhật Bản

19

Malaysia

14


Malaysia

10

Indonesia

92

Mỹ

61


Việt Nam

7

Châu Âu

21

Nhật Bản

7


Có thể thấy, buôn bán ĐVHD hiện đang là một thách thức mang tính toàn cầu
chứ không của riêng bất cứ quốc gia nào. Trong mạng lưới buôn bán và tiêu thụ
ĐVHD trên thế giới, Việt Nam hiện được biết đến với 3 vai trò chính: là quốc gia
xuất khẩu, là thị trường tiêu thụ và là điểm trung chuyển. Tình trạng tiêu thụ và buôn
bán ĐVHD ở Việt Nam có những đặc điểm chính như thế nào sẽ được nêu rõ hơn ở
phần tiếp theo.
1.2. Ở Việt Nam
Hoạt động buôn bán ĐVHD ở Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh vào cuối thập
kỷ 80 của thế kỷ 20, khi việc giao lưu buôn bán quốc tế ở Việt Nam được mở cửa.
Trong thời gian gần đây, hoạt động buôn bán ĐVHD vẫn diễn ra thường xuyên và có
xu hướng mở rộng. Sự phát triển của hoạt động buôn bán thể hiện qua số lượng giấy

phép CITES tăng theo năm. Đỗ Kim Chung (2003) ước tính khối lượng động, thực
vật hoang dã cung cấp cho thị trường ở Việt Nam khoảng 3.400 tấn, trong đó lượng

7


gây nuôi chiếm khoảng 70%, khai thác bất hợp pháp khoảng 18%, và từ nguồn nhập
khẩu khoảng 12% [4]. Các nghiên cứu ước tính rằng các vụ tịch thu buôn bán ĐVHD
bất hợp pháp chỉ chiếm khoảng 5 - 20% con số thực tế [3]. Từ đó có thể thấy rằng,
mỗi năm hàng ngàn tấn ĐVHD và hàng trăm ngàn cá thể bị tiêu thụ trong nước hoặc
buôn lậu ra nước ngoài.
Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ một nước xuất khẩu (chủ yếu là sang

thị trường Trung Quốc) thành một thị trường lớn nhập khẩu và tiêu thụ ĐVHD. Nhiều
nghiên cứu cho thấy thị trường tiêu dùng Việt Nam đang dần trở thành điểm đến đối
với các loài bị buôn bán như hổ, gấu, tê tê, rùa nước ngọt, rắn và kỳ đà có nguồn gốc
từ các nước châu Á khác, chủ yếu là Trung Quốc. Năm 2002 Ngân hàng Thế giới ước
tính Việt Nam buôn bán và sử dụng khoảng 3,050 tấn động, thực vật hoang dã trị giá
khoảng 66 triệu USD [30]. Nguyễn Văn Song [23,24] đưa ra số liệu lợi tức và lợi
nhuận ước tính từ thương mại ĐVHD lần lượt là 66,5 triệu USD và 21 triệu USD mỗi
năm.
Các loài ĐVHD hay bị buôn bán, tiêu thụ cả trong nước và quốc tế bao gồm
cả động vật và thực vật, còn sống hoặc đã chết, các bộ phận của chúng và các sản
phẩm có nguồn gốc từ các loài này. Theo Nguyễn Mạnh Hà và các cộng sự, các
nghiên cứu trước đây đã thống kê được hơn 147 loài ĐVHD ở cạn, khoảng 40 loài

côn trùng cánh cứng, 90 loài bướm và hàng trăm loài thực vật đang bị khai thác và
buôn bán ở Việt Nam [7].
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong 20 năm qua đã kéo
theo nhu cầu ngày càng tăng đối với các mặt hàng xa xỉ bao gồm các sản phẩm ĐVHD
có giá trị cao. Sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng trên đã diễn ra trước khi có sự thay
đổi tương ứng trong quan điểm bảo tồn và đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều nước
có thu nhập trung bình. Nhu cầu tiêu thụ ĐVHD là lớn nhất ở những thành phố lớn
(như TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội), nơi tập trung nhiều doanh nhân cũng như viên
chức giàu có. Các tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ
An, Gia Lai, Kon Tum là những nơi khai thác ĐVHD lớn (nơi cung) và đường quốc
lộ 1A là tuyến đường vận chuyển ĐVHD nhiều nhất Việt Nam.


8


Theo số liệu thống kê của Cao Lâm Anh và Nguyễn Mạnh Hà [2], Cục kiểm
lâm (Báo cáo tổng kết hoạt động của Cục kiểm lâm), trong giai đoạn từ 1997-2013,
trung bình mỗi năm ở Việt Nam có từ 1200-1300 vụ vi phạm quản lý bảo vệ ĐVHD
bị lực lượng kiểm lâm trên cả nước phát hiện, riêng năm 2002 có nhiều vụ vi phạm
bị ngăn chặn nhất (2051 vụ). Diễn biến số vụ vi phạm qua các năm có sự khác nhau
khá rõ. Giai đoạn 1997-2002, tổng số vụ vi phạm hàng năm có xu hướng tăng lên;
nhưng từ năm 2003 đến nay lại có xu hướng giảm (Hình 2 và 3).
2500
2051

2000

1801

1727

1528

1500
1159
1000


1551

1525

1285
1383

1303

1406
1019


1241

942
500

653

476

579

0


Hình 2. Diễn biến số vụ vi phạm quản lý bảo về ĐVHD ở Việt Nam từ 1997 – 2013
(Nguồn: Cao Lâm Anh và Nguyễn Mạnh Hà, 2005; Cục kiểm lâm, 2014)

39500
35689

ĐƠN VỊ TÍNH: CON

22239
18088 19123
10429

7406

2002

2003

2004

2005

2006


8138

2007

13319

12936

12930
7848

2008


2009

2010

2011

2012

2013

Hình 3. Số lượng động vật rừng bị buôn bán qua các năm từ 2002 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Cục kiểm lâm từ 2002 - 2013)

9


Về mặt địa lý, theo số liệu tổng hợp của Cục Kiểm Lâm, vùng Đông Nam Bộ
và Bắc Trung Bộ vẫn là nơi có nhiều vụ vi phạm quản lý bảo vệ ĐVHD bị kiểm lâm
phát hiện và ngăn chặn nhất, tương ứng với tỷ lệ 30,44% và 18,14% của tổng số vụ
vi phạm trên toàn quốc trong giai đoạn 2007-2013. Trong khi đó vùng Đồng bằng
sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long lại có tỷ lệ thấp nhất, tương ứng 5,2% và
4,04% (Hình 4).
30.44%


18.14%
14.11%

8.02%
5.20%

ĐBSH

13.54%

6.53%


4.04%

ĐBSCL

Bắc Trung
Bộ

Nam Trung
Bộ

Đông Bắc


Tây Bắc

Tây Nguyên Đông Nam
Bộ

Hình 4. Tỷ lệ tổng số vụ vi phạm quản lý, bảo vệ ĐVHD
phân theo vùng giai đoạn 2007-2013
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm)
Vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, tiêu thụ trái phép ĐVHD và sản phẩm từ
ĐVHD ở Việt Nam đã được xác định có xu hướng ngày mở rộng, hoạt động có tổ
chức, che dấu tinh vi do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Điều này đã khiến cho

Việt Nam trở thành một trong những thị trường buôn bán, tiêu thụ ĐVHD lớn trên
thế giới. Để đạt được mục tiêu giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng trái phép ĐVHD ở Việt
Nam, cần phải có những nhận thức lại về bản chất của hoạt động trái phép này, cũng
như vai trò của các bên liên quan và giải quyết các thách thức đặt ra còn tồn tại của
hệ thống chính sách và pháp luật hiện hành.

10


2. Một số nghiên cứu đã có về tình trạng buôn bán và tiêu thụ ĐVHD tại Hà Nội
Hà Nội được xem như một trong những điểm nóng nhất về nạn buôn bán và
tiêu thụ ĐVHD tại Việt Nam. Do đặc thù về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, Hà Nội

không chỉ là một thị trường tiêu thụ lớn mà còn là một điểm trung chuyển các sản
phẩm ĐVHD.
Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu, báo cáo trong và ngoài nước về các vấn đề
liên quan đến tình trạng buôn bán, tiêu thụ của thị trường sản phẩm ĐVHD tại Hà
Nội. Kết quả của các nghiên cứu này đã cho thấy một cái nhìn đa chiều về các vấn đề
liên quan đến ĐVHD tại đây.
Các loài ĐVHD bị tiêu thụ tại thị trường này khá đa dạng, từ các loài côn trùng
cho đến (sản phẩm) các loài thú lớn, từ các loài thông thường cho đến những loài cực
kỳ nguy cấp, được pháp luật bảo vệ như hổ Đông Dương, voi châu Á, tê giác, gấu
ngựa, đồi mồi và cho các mục đích chính là: làm thực phẩm, làm thuốc và làm đồ
trang trí/ trang sức. Trong đó, khoảng 82% là cho mục đích sử dụng làm thực phẩm
[1]. Rất nhiều loài trong số này nằm trong danh mục của Công ước Quốc tế về buôn

bán các loài động thực vật nguy cấp CITES [31]. Nghiên cứu của Venkataraman thực
hiện vào năm 2007 đã cho thấy các đối tượng sử dụng sản phẩm ĐVHD nhiều nhất
tại Hà Nội là doanh nhân và cán bộ nhà nước. Ngoài ra, giá cả để chi cho các sản
phẩm này cũng không hề nhỏ và ở mức cao so với mặt bằng thu nhập bình quân đầu
người. Các phóng sự điều tra được thực hiện bởi kênh truyền hình UNTV của Mỹ và
Ban thư ký CITES thực hiện (2012), Mott Visuals (2012), kênh truyền hình ITV –
Anh (2013), BBC (2014) tại Hà Nội cho thấy mức giá đắt đỏ của các sản phẩm thuốc
y học cổ truyền như cao hổ (8 – 20 triệu/100 gram), sừng tê giác (4000 – 6100$/100
gram) [44,45,46,47].
Nghiên cứu của Drury (2009) đã tiến hành khảo sát ý kiến 915 người ngẫu
nhiên tại 4 quận nội thành Hà Nội là Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm
bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy một số điểm

tương đồng với kết quả của Venkataraman vào năm 2007: Nhu cầu cho các sản phẩm
ĐVHD rất lớn, đặc biệt là cho mục đích làm thực phẩm; Đối tượng sử dụng chính là

11


những người có thu nhập cao, có địa vị ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là doanh nhân, quan
chức chính phủ; Việc tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD có thể coi là một cách để thể
hiện sự giàu có và địa vị xã hội. Ngoài ra, nghiên cứu này còn đưa ra một kết luận rất
đáng lưu ý là, phong trào chăn nuôi nhân tạo ĐVHD không làm giảm khai thác bất
hợp pháp ĐVHD mà trái lại, có xu hướng góp phần làm gia tăng nhu cầu sử dụng sản
phẩm này qua các hoạt động quảng bá, tiếp thị [14].

Năm 2013, nghiên cứu về sử dụng sừng tê giác của TRAFFIC và Ipsos
Marketing cũng nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Dựa trên kết quả phỏng
vấn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu cho thấy trong số những người
được hỏi có 5% đã từng sử dụng sừng tê giác và 16% có ý định sử dụng trong thời
gian tới. Nghiên cứu cũng cho rằng đối tượng chủ yếu sử dụng sừng tê giác ở Việt
Nam là các doanh nhân và quan chức chính phủ. Tuy nhiên, CITES Việt Nam cho
rằng các kết quả của nghiên cứu này thiếu thuyết phục bởi những hạn chế về phương
pháp tiếp cận và mẫu khảo sát.
Bên cạnh các nghiên cứu của nước ngoài, các nghiên cứu do các cá nhân/ tổ
chức trong nước thực hiện cũng cho thấy nhiều điểm đáng chú ý. Những nghiên cứu
về thái độ, hành vi và nhận thức của người tiêu dùng gồm có: Báo cáo “Phân tích thái
độ và hành vi đối với việc sử dụng mật gấu ở Việt Nam” của tổ chức ENV; Khảo sát

về “kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến sử dụng sản phẩm ĐVHD tại Hà Nội”
do Viện Xã hội học thực hiện năm 2014 đã đi sâu tìm hiểu những khía cạnh xã hội,
nhân khẩu, làm rõ động cơ, cách thức tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD cũng như vấn
đề niềm tin và thái độ của người tiêu dùng có tác động đến hành vi và dự đoán xu
hướng tiêu thụ của người tiêu dùng các sản phẩm từ ĐVHD tại Hà Nội.
Theo khảo sát “Phân tích thái độ và hành vi đối với việc sử dụng mật gấu ở
Việt Nam” của ENV vào năm 2010, trong số 3.000 người tham gia khảo sát ở ba
thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 22% cho biết đã từng sử dụng mật
gấu, nhưng chỉ có 13% cho biết đã sử dụng mật gấu trong vòng 2 năm qua. Phần lớn
người dân sử dụng mật gấu với mục đích chữa bệnh (chiếm 73%), một số khác sử
dụng để bồi bổ sức khỏe (24%), và chỉ có 14% sử dụng cho các mục đích giải trí. Tỷ


12


lệ người sử dụng mật gấu tại Hà Nội là cao nhất (35% so với Đà Nẵng:15% và TP.
Hồ Chí Minh: 16%) và theo tác giả thì “sự chênh lệch này có thể được giải thích bởi
sự ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa Trung Hoa ở miền Bắc Việt Nam” bởi vì miền
Trung và miền Nam không thuộc lãnh thổ của Việt Nam cho đến sau thế kỷ 10 [13].
Khảo sát “kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến sử dụng sản phẩm ĐVHD
tại Hà Nội” do Viện Xã hội học thực hiện, qua phỏng vấn hơn 1000 người trong độ
tuổi từ 20-69, nghiên cứu cho thấy hành vi tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD ở Hà Nội
là khá phổ biến. Trong số mẫu khảo sát, tỷ lệ người đã từng sử dụng thực phẩm, thuốc
và đồ trang trí làm từ ĐVHD lần lượt là 69%, 67% và gần 12%. Nếu tính trong 12

tháng trước thời điểm khảo sát thì tỷ lệ sử dụng 3 loại sản phẩm này lần lượt là 25%,
26% và 6%, với tần suất sử dụng trung bình là khoảng 2,7 lần cho thực phẩm và 25
lần cho thuốc. Ngoài ra, việc tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD không còn chỉ giới hạn
ở nhóm có thu nhập hay địa vị xã hội cao. Trong số những người trả lời đã sử dụng
sản phẩm từ ĐVHD thì những người kinh doanh, buôn bán nhỏ và người cao tuổi/hưu
trí là các nhóm chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm này do chiếm tỉ trọng cao trong toàn
bộ dân số. Rất ít người sử dụng vì lời khuyên của bác sỹ hay theo các tài liệu sách
báo mà chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm dân gian hay theo lời khuyên từ bạn bè, đồng
nghiệp. Nguồn cung cấp chủ yếu sản phẩm từ ĐVHD cho người sử dụng là từ các
nhà hàng, khách sạn, bạn bè, người thân và các cửa hàng lưu niệm [12].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trang (2012) về hiện trạng buôn bán ĐVHD
tại khu vực nội thành Hà Nội đã chỉ ra một số đặc điểm về đối tượng sử dụng, mục

đích sử dụng/ chưa sử dụng, thị trường tiêu thụ ĐVHD tại Hà Nội (giá cả, khu vực
tiêu thụ). Những địa điểm chính buôn bán các sản phẩm từ ĐVHD là: những cửa hàng
bán chim thú cảnh, sản phẩm rừng dọc đường Tăng Bạt Hổ, Hoàng Hoa Thám, Chợ
Bưởi, đường Kim Ngưu - Chợ Mơ, Chợ Đồng Xuân, những cửa hàng bán đồ lưu
niệm tại các khu phố cổ, các cửa hàng bán thuốc y học cổ truyền, các cửa hàng trên
phố Lãn Ông, đoạn đường Láng - Hòa Lạc giáp ranh Hà Tây (cũ) và Hòa Bình là khu
vực buôn bán đặc sản động vật rừng tập trung nhất [6].

13


Các nghiên cứu đã có không chỉ tập trung vào người tiêu dùng mà còn khảo

sát các cơ sở cung cấp sản phẩm từ ĐVHD. Cụ thể, EVN (2014) ước lượng tỷ lệ cơ
sở vi phạm luật bảo vệ ĐVHD (buôn bán sản phẩm từ ĐVHD) trong số những nhà
hàng, quán bar, khách sạn, chợ, hiệu thuốc đông y, và cửa hàng bán thú nuôi, chim
cảnh được khảo sát tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2013 vẫn khá
cao, lần lượt là 17% và gần 10%. Tại Hà Nội, trong tổng số 1.428 cơ sở kinh doanh
được khảo sát, các cửa hàng thú cảnh có tỉ lệ vi phạm cao nhất với 38,1% các cửa
hàng được khảo sát có bày bán các cá thể ĐVHD, tỉ lệ vi phạm tại các hiệu thuốc y
học cổ truyền và nhà hàng cũng tương đối cao với số cơ sở vi phạm lần lượt chiếm
31,8% và 17,4%2.
Nhìn chung, cho đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề buôn bán và
sử dụng ĐVHD ở Hà Nội, tuy nhiên những nghiên cứu này đa phần tập trung vào tìm
hiểu các đặc điểm của thị trường buôn bán và đối tượng người tiêu dùng sản phẩm

ĐVHD. Qua các số liệu khảo sát qua từng giai đoạn, có thể nhận thấy tình trạng buôn
bán và tiêu thụ ĐVHD tại Hà Nội có xu hướng tăng dần và trở nên phổ biến hơn theo
thời gian chứ không hề suy giảm. Bên cạnh đó, các nghiên cứu kể trên cũng chưa đi
vào phân tích những giải pháp chi tiết, cụ thể để từng bước giải quyết vấn đề buôn
bán và tiêu thụ ĐVHD tại Hà Nội mà mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra những khuyến
nghị chung chung.
3. Một số khái niệm và thuật ngữ chính được sử dụng trong nghiên cứu
 ĐVHD: là động vật sinh sống và phát triển theo quy luật tự nhiên. Cụ thể hơn,
trong nghiên cứu này, ĐVHD được hiểu là những loài động vật sinh tồn trong tự
nhiên, hoặc có nguồn gốc tự nhiên, chưa được thuần hóa, bị nuôi nhốt nhân tạo và
buôn bán.
 Các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm: là loài ĐVHD có giá trị đặc biệt về

khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số
lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Những loài này được pháp luật Việt Nam

Số liệu do ENV công bố tại Hội thảo khởi động chiến dịch thực thi pháp luật đối với các nhà hàng kinh doanh
sản phẩm ĐVHD trên địa bàn Hà Nội, tháng 5 năm 2014.
2

14


bảo vệ và được liệt kê trong Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm theo
quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và trong Phụ lục I của Công ước CITES.

Trong nghiên cứu này, ĐVHD quý hiếm còn được hiểu là những loài nguy cấp, cần
được bảo vệ.
Danh sách những loài ĐVHD có thể định danh được đề cập đến trong nghiên
cứu được liệt kê trong phần phụ lục 3 của luận văn này.
 Tiêu thụ ĐVHD: là việc dùng ĐVHD và/hoặc các sản phẩm từ ĐVHD vào
các mục đích: ăn uống, thuốc chữa bệnh và đồ dùng, đồ trang trí không phân biệt đó
là có nguồn gốc từ gây nuôi hay săn bắt trong môi trường tự nhiên.
 Thực phẩm từ ĐVHD: là các sản phẩm từ ĐVHD dùng để ăn, uống.
 Thuốc từ ĐVHD: là các loại cao, thuốc, rượu ngâm… có thành phần làm từ
ĐVHD với mục đích chữa bệnh, tăng cường sức khỏe.
 Đồ trang trí hoặc trang sức từ ĐVHD: là ĐVHD hoặc các sản phẩm từ
ĐVHD như sừng, da, răng, lông, xương…dùng để nuôi làm thú cảnh, hay trưng bày,

bài trí trong nhà hoặc làm dây đeo, đồ trang sức…

15


CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.

Mục tiêu nghiên cứu

1.1.


Mục tiêu chung
Thông qua việc phân tích thực trạng buôn bán và tiêu thụ ĐVHD tại Hà Nội

và liệt kê những giải pháp đã được thực hiện, nghiên cứu sẽ phân tích ưu điểm, nhược
điểm, xác định những vấn đề còn tồn tại, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể để có thể
sử dụng các công cụ có sẵn và từng bước thay đổi thực trạng này.
1.2.

Mục tiêu cụ thể


Tìm hiểu tình trạng buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm ĐVHD tại Hà


Nội, bao gồm: mục đích sử dụng, thị trường tiêu thụ và tình hình vi phạm pháp luật;


Xem xét các biện pháp đã được thực hiện nhằm giảm thiểu tình trạng

trên, đánh giá ưu và nhược điểm;


Đề xuất các giải pháp cụ thể, tập trung vào nội dung: Kiện toàn khung

chính sách, Tăng cường thực thi pháp luật, Tăng cường truyền thông nâng cao nhận

thức cho cộng đồng;
2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi về không gian: Không gian nghiên cứu tại Việt nam, trong đó tập

trung tại địa bàn TP. Hà Nội.
-

Phạm vi về thời gian: Báo cáo thu thập số liệu thứ cấp trong các năm từ 2007

đến 2014.

-

Phạm vi về nội dung: Các vấn đề liên quan tới buôn bán, tiêu thụ trái phép

ĐVHD nguy cấp và giải pháp.
3.

Phương pháp nghiên cứu

3.1.

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên số liệu sử dụng cho đánh giá, phân tích

chủ yếu là số liệu thứ cấp, thu thập từ các nghiên cứu, đánh giá và báo cáo trong và
ngoài nước mà học viên tiếp cận được. Thông tin lấy từ báo chí, mạng internet cũng
được tham khảo trong tìm hiểu, đánh giá hiện trạng.

16


3.2.

Điều tra, thu thập số liệu trên thực địa

Theo số liệu học viên thu thập được từ những cơ quan thực thi pháp luật tại

Hà Nội, khu vực các quận, huyện ngoại thành Hà Nội có xu hướng diễn ra hoạt động
buôn bán, tiêu thụ ĐVHD công khai hơn. Mặt khác, để tránh sự trùng lặp với cuộc
khảo sát năm 2013 của tổ chức Giáo dục thiên nhiên – ENV tại 4 quận nội thành là
Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm và Tây Hồ, học viên đã lựa chọn khảo sát tại 05 khu
vực: quận Hà Đông, quận Nam Từ Liêm, quận Hoàng Mai, quận Long Biên và huyện
Thường Tín để lấy số liệu cho việc phân tích thị trường tiêu thụ ĐVHD tại Hà Nội.
Quá trình khảo sát được tiến hành trong 02 tháng, từ tháng 10/2014 đến tháng
12/2014 tại 100 cơ sở kinh doanh các mặt hàng như món ăn đặc sản, cửa hàng bán
thú cảnh, cửa hàng bán các sản phẩm trang trí nội thất. Số lượng các cơ sở được khảo
sát tại các khu vực cụ thể như sau: quận Hà Đông – 20 cơ sở, quận Nam Từ Liêm –

30 cơ sở, quận Hoàng Mai – 25 cơ sở, quận Long Biên – 15 cơ sở và huyện Thường
Tín – 10 cơ sở.
Việc tiếp cận các cơ sở kinh doanh được tiến hành bằng cách sử dụng các câu
chuyện ngụy trang. Để xác định một cơ sở kinh doanh là có dấu hiệu vi phạm, học
viên căn cứ vào các biểu hiện:
-

Có trưng bày, quảng cáo các sản phẩm từ ĐVHD tại cơ sở vào thời điểm khảo
sát (bao gồm cả quảng cáo trên biển hiệu, thực đơn của nhà hàng, trưng bày
tại quầy lễ tân, quảng cáo qua mạng internet);

-


Tàng trữ, nuôi nhốt cá thể ĐVHD còn sống hoặc bộ phận ĐVHD tại cơ sở kinh
doanh vào thời điểm khảo sát;

Danh sách các cơ sở có dấu hiệu vi phạm được liệt kê tại Phụ lục 1 của luận văn.
3.3.

Điều tra tham vấn ý kiến chuyên gia thông qua bảng hỏi
Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp chuyên gia trong đánh giá hiện trạng

buôn bán, tiêu thụ ĐVHD, trong phân tích chính sách-pháp lí và trong thiết kế nội
dung truyền thông. Kiến thức và quan điểm chuyên gia được tổng hợp, tham khảo từ

cả các nguồn văn bản, tài liệu và thông qua trao đổi trực tiếp.

17


Học viên đã xây dựng một bảng hỏi gồm 13 câu hỏi với các nội dung chính là
những nhóm giải pháp cho tình trạng tiêu thụ và buôn bán sản phẩm ĐVHD hiện nay
(chi tiết tại Phụ lục 2). Có 3 nhóm giải pháp chính được đề cập đến trong bảng hỏi:
Cải cách khung chính sách, Tăng cường thực thi pháp luật và Truyền thông nâng cao
nhận thức. Bảng hỏi cũng bao gồm những nguyên nhân khiến cho việc triển khai các
nhóm giải pháp trên còn chưa mang lại hiệu quả cao và xin các ý kiến đề xuất những
nhóm giải pháp khác có thể thực hiện.

Có 20 chuyên gia được xin ý kiến phỏng vấn bao gồm các nhà khoa học, cán
bộ quản lý, cán bộ thực thi pháp luật (cảnh sát môi trường, kiểm lâm, hải quan, toà
án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, chi cục quản lý thị trường), cán bộ hoạt động
trong các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn ĐVHD. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích,
các kiến thức và quan điểm chuyên gia luôn được tham khảo, sử dụng với sự thân
trọng cần thiết, với nhận thức rằng chúng phản ánh quan điểm cá nhân và không nhất
thiết là các tri thức đã được kiểm chứng.
3.4.

Phương pháp phân tích chính sách
Báo cáo có sử dụng phương pháp phân tích chính sách, chú trọng vào các văn


bản pháp luật, bao gồm: luật, nghị định, quy định, hướng dẫn trong việc quản lý và
xử lý các vấn đề liên quan đến ĐVHD cho mục đích đánh giá khung chính sách, pháp
lý của Việt Nam hiện nay và kiến nghị các giải pháp.
3.5.

Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các thông tin thu thập được từ các tài liệu thứ cấp, kết quả khảo sát thực

tế và kết quả điều tra từ bảng hỏi được thống kê, phân tích bằng phần mềm Excel
2013 để đưa ra một số thực trạng về buôn bán ĐVHD và các đề xuất giải pháp phù
hợp theo góp ý của chuyên gia.


18


×