Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Suy nghĩ về câu: Gieo thói quen, gặt tính cách (NLXH lớp 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.18 KB, 2 trang )

Nghị luận xã hội về câu nói: Ngạn ngữ có câu: “Gieo thói quen, gặt tính cách”. Suy nghĩ của anh/chị
về vấn đề trên.

Ảnh minh họa: Gieo thói quen, gặt tính
cách
Gợi ý giải:
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:
1.

Nêu được vấn đề nghị luận (0,5 điểm)



Bàn về câu ngạn ngữ “gieo thói quen, gặt tính cách”

2.

Giải thích: (0,5 điểm)



Thói quen: những biểu hiện bề ngoài trong học tập, làm việc, ứng xử được lặp đi lặp lại ở mỗi người.



Tính cách: đặc điểm tâm lí ổn định dựa trên các biểu hiện bề ngoài và nội tâm bên trong,…

– Gieo – gặt chỉ quan hệ nhân quả
=> Ý cả câu: đề cập đến mối quan hệ nhân quả giữa thói quen (biểu hiện nhất thời, bề ngoài) với tính
cách (biểu hiện chiều sâu ổn định bên trong) của con người.
3. Bàn luận: (1,5 điểm)


Câu ngạn ngữ trên đã đưa ra 1 quan điểm đúng đắn:
– Thói quen tốt sẽ hình thành nên những tính cách tốt đẹp


VD: thói quen đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp,… tạo thành tính kỉ luật, góp phần nâng
cao hiệu quả, năng suất lao động về sau.
– Thói quen xấu sẽ dẫn đến những tính cách xấu
VD: Người luôn trễ hẹn, giờ giấc “cao su” thường không coi trọng kỉ luật, thậm chí có thể làm việc thiếu
trách nhiệm, hiệu quả làm việc không cao,…
=> Tóm lại, giữa thói quen và tính cách có mối quan hệ nhân quả và có tính tất yếu.
4. Bài học và liên hệ bản thân: (0,5 điểm)
– Hình thành, rèn luyện thói quen tốt,…
– Hạn chế, khắc phục, loại bỏ thói quen xấu…



×