Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐOÀN KẾT DÂN TỘC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH ĐOÀN KẾT HIỆN NAY CỦA DÂN TỘC TA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.82 KB, 20 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---  ---

TIỂU LUẬN: MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: PHÂN

TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐOÀN KẾT

DÂN TỘC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH. LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH ĐOÀN
KẾT HIỆN NAY CỦA DÂN TỘC TA.
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
NHÓM: 6H
SĐT: 0968 657 506
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12 NĂM 2015
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---  ---

TIỂU LUẬN: MÔN
ĐỀ TÀI: PHÂN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐOÀN KẾT

DÂN TỘC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH. LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH ĐOÀN
KẾT HIỆN NAY CỦA DÂN TỘC TA.

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
NHÓM: 6H
SĐT: 0968 657 506

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11/NĂM 2014

1


DANH SÁCH NHÓM:
ST
T
1

TÊN
NGÔ NGUYỄN PHƯƠNG
HUỲNH

MSSV
2007140079

2

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG


2008130182

3

NGUYỄN THỊ THẢO

2013140216

PHÂN CÔNG
CÔNG VIỆC
Mục 2.1, mục 3.2
Mục 2, mục 3. Tổng
hợp và làm bài word
Mục 1, mục 2.2

3


Mục lục

Lời mở đầu:................................................................................................................ 3
Nội dung:.................................................................................................................... 4
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

dân tộc:.........................................................................4
1.1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng
đồng của dân tộc Việt Nam:.......................................4
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin coi cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng:........................................4

1.3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại

của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới:...5
2. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí
Minh:.............................................................................6
2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm
thành công của cách mạng:........................................6
2.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu
của cách mạng:.........................................................7
3. Tình hình đại đoàn kết dân tộc hiện nay của dân tộc ta:. .8
3.1. Ngày xưa:.................................................................8
3.2. Hiện nay:.................................................................12
Kết luận:.........................................................................14
Tài liệu tham khảo:..........................................................15

4


Lời mở đầu

Như đã biết “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng
sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực
tiễn của Việt Nam, đồng thời là sự kết tinh những tinh hoa dân
tộc và trí tuệ của thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải phóng con người”...
Đặc biệt, đối với cách mạng Việt Nam thì Tư tưởng đại đoàn
kết dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh là một cống hiến vô cùng

đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan
trọng......

5


Nội dung

1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

dân tộc:
1.1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng
đồng của dân tộc Việt Nam:
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh
thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc,
đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và củng
cố, tạo thành một truyền thống bền vững. Đối với mỗi người Việt
Nam, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự
nhiên, in đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành
quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình - làng xã - quốc gia.
Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu và nhận thức được vai trò của
truyền thống quý báo của dân tộc. Người khẳng định: "Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".
Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt
Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết dân tộc.

1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin coi cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng:
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản
muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân
6


tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của
cách mạng.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là vì chủ nghĩa MácLênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng.
Lênin cho rằng, sự liên minh giai cấp, trước hết là liên minh công
nông là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô
sản, rằng nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân
lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách
mạng vô sản không thể thực hiện được.
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin không những đã chỉ ra vai trò
của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của khối
liên minh công nông trong cách mạng vô sản. Đó là những quan
điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học
trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế
trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của
các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên
thế giới, từ đó hình thành tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân
tộc.
1.3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại

của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới:
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Người đã luôn chú ý
nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm của phong trào yêu nước

Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất
là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Đặc biệt là
cuộc Cách mạng Tháng Mười, những bài học về huy động, tập hợp
lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính
quyền cách mạng, để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đã giúp Hồ
Chí Minh thấy rõ tầm quan trọng của việc đoàn kết, tập hợp lực
lượng cách mạng, trước hết là công nông.
7


Đối với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Hồ Chí Minh
đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có thể đem lại
cho Việt Nam nhiều bài học rất bổ ích về tập hợp các lực lượng yêu
nước tiến bộ để tiến hành cách mạng. Những kinh nghiệm rút ra từ
thành công hay thất bại của các phong trào dân tộc dân chủ, nhất là
kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, và là cơ sở
thực tiễn cần thiết cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc.
Từ những cơ sở trên, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cơ
bản của mình về vai trò của đại đoàn kết dân tộc.
2. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí
Minh:
2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm
thành công của cách mạng:
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của
nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bị thất bại có một
nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoàn kết được thành một
khối thống nhất. Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành
công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và
xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng

mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng
thành một khối vững chắc. Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến
lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của
cách mạng, là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến
trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có
thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân
tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù.
Hồ Chí Minh đi đến kết luận: muốn được giải phóng, các dân
tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy
mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản.
Người đã vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
8


cách mạng vô sản vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng lý luận cách
mạng thuộc địa, trong đó Người quan tâm nhiều đến vấn đề lực
lượng cách mạng và phương pháp cách mạng.
Tuy nhiên, đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhận thức
là vấn đề sống còn của cách mạng. Trong từng thời kỳ, từng giai
đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và
phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng
khác nhau.
Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã nêu lên một số luận điểm có tính
chân lý như :



“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”
“Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt thì


đẻ ra con cháu đều tốt”.
• “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm
nhuần quan điểm coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của
nhân dân: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân
liệu cũng xong". Đồng thời, Người lưu ý rằng, nhân dân bao gồm
nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc,
tôn giáo, do đó phải đoàn kết nhân dân vào trong Mặt trận dân tộc
thống nhất. Để làm được việc đó, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước
phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp,
tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc và những quyền lợi
cơ bản của nhân dân lao động, làm "mẫu số chung" cho sự đoàn
kết.
2.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu

của cách mạng:
Đối với Hồ Chí Minh, yêu nước phải thể hiện thành thương dân,
không thương dân thì không thể có tinh thần yêu nước. Dân ở đây là
số đông, phải làm cho số đông đó ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành, sống tự do, hạnh phúc.
9


Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, chúng ta
không chỉ thấy rõ việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của dân mà
còn coi đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu của cách mạng. Do đó, tư
tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng. Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của

Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt
Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: Mục đích của Đảng Lao động
Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng
sự Tổ quốc.
Xem dân là gốc, là lực lượng tự giải phóng nên Hồ Chí Minh coi
vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân để tạo ra sức mạnh là
vấn đề cơ bản của cách mạng. Hồ Chí Minh còn cho rằng : “Đại
đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu
của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân
tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chỉ có được khi nó đòi hỏi khách
quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự
giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần
chúng. Chỉ khi quần chúng nhân dân nhận thức được, muốn hoàn
thành sự nghiệp cách mạng của mình, do mình và vì mình, trước hết
mình phải đoàn kết lại, phải đồng tâm nhất trí thì khối đại đoàn kết
dân tộc mới trở thành hiện thực. Còn Đảng sẽ có sứ mệnh là thức
tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng lại để tạo thành sức mạnh vô
địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân
dân, hạnh phúc cho con người.
Mục tiêu tổng quát của toàn bộ cách mạng Việt Nam theo Hồ
Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con
người. Để thực hiện mục tiêu đó, Người đã đề ra nhiều mục tiêu,
nhiệm vụ cụ thể phải giải quyết trong từng thời kỳ, giai đoạn. Nhưng
muốn thực hiện tất cả các mục tiêu đó thì phải phát huy được lực
lượng của toàn dân, nghĩa là phải xây dựng được khối đại đoàn kết
10


dân tộc. Vì vậy, mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của cách
mạng phải là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

3. Tình hình đại đoàn kết dân tộc hiện nay của dân tộc ta:
3.1. Ngày xưa:
Nói về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Trong sự nghiệp thiêng liêng chống Mỹ, cứu
nước, trải qua muôn nghìn gian khổ hy sinh, nhân dân ta đã
lập nên những chiến công vô cùng oanh liệt. Dân tộc ta có
thể tự hào là một dân tộc anh hùng, trước hết là do toàn dân
ta đoàn kết một lòng, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ
xâm lược”. Ngày xưa, tình đoàn kết của dân tộc Việt Nam được thể
hiện rõ ràng nhất trong các cuộc chiến tranh cứu nước giành lại độc
lập, tự do cho nhân dân Việt Nam.
• Tình đoàn kết đó được thể hiện rõ trong bức thư Hồ Chí Minh
gửi về kêu gọi đồng bào ta đoàn kết đã viết: “Vì đoàn kết
mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được độc lập,
tự do”.

Hơn nữa, trong bức thư, Hồ Chí Minh đã sử dụng khoảng
2.000 cụm từ “Đoàn kết”, “Đại đoàn kết” trong các văn
bản viết. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết dân tộc là
vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng.
11




Lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tình đoàn kết của
dân tộc ta thật đáng tự hào. Nhờ nhân dân ta hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp
lực lại đánh đuổi quân Nam Hán nên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng
lợi vẻ vang. Rồi đến chiến thắng lừng lẫy của Ngô Quyền trên sông Bạch
Đằng, của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên…

đã nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.



Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta trong Cuộc Cách Mạng
Tháng Tám: Trước tổng khởi nghĩa, trong thư kêu gọi đồng bào
đứng lên giành chính quyền, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết:
“Không phải Nhật thất bại mà bỗng nhiên ta được giải
phóng, tự do. Chúng ta vẫn phải ra sức phấn đấu. Chỉ
có đoàn kết, phấn đấu, nước ta mới được độc lập. Việt
Minh là cơ sở cho sự đoàn kết, phấn đấu của dân tộc ta
trong lúc này”.
Viết về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Cuộc Cách
Mạng Tháng Tám, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấm mạnh: “Do
sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng, do sức
đoàn kết và hăng hái của toàn dân trong và ngoài Mặt
trận Việt Minh, Cuộc Cách Mạng Tháng Tám đã thắng
lợi”.
Cuộc Cách Mạng Tháng Tám 1945 là một cuộc hồi sinh vĩ
đại của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết

và đoàn kết đúng lúc, kịp thời.
• Biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc: Chiến thắng
Điện Biên Phủ: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 07/5/1954) là
thắng lợi quyết định, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến
trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta
mà yếu tố quan trọng không thể không kể đến đó chính là
tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Tình đoàn kết, tương
thân tương ái của dân tộc ta được thể hiện rõ nhất ở việc
12



“kéo pháo vào và kéo pháo ra”. Đây là một quyết định vô
cùng khó khăn, làm tổn hao biết bao nhiêu mồ hôi, xương
máu của nhân dân ta. Tuy nhiên, với sự đồng lòng, nhất trí và
tình đoàn kết của nhân dân ta thì đội kéo pháo đã thực hiện
nhiệm vụ kéo pháo thành công và nhờ đó đã giành thắng lợi
trước thực dân Pháp với thế lực quân sự vững mạnh.
Tại khu rừng cao su phía Nam Dầu Giây, Sư đoàn 304 trao lá cờ

quyết chiến, quyết thắng cho Trung đoàn 66 Anh hùng để cắm trên
Dinh Độc lập ngày giải phóng Sài Gòn

13


Đông đảo các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tham dự mít tinh
mừng chiến thắng

Nhân dân Sài Gòn chào mừng các anh giải phóng quân.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ tiêu biểu về tinh thần đại đoàn kết
của toàn thể dân tộc Việt Nam trước sự tấn công ác liệt và tàn bạo
của các thế lực ngoại xâm trong thời kỳ đất nước chưa được giải
phóng hoàn toàn.
14


3.2. Hiện nay:

Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta không chỉ được thể hiện ở các


cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm ngày xưa nữa, mà ngày nay,
khi đất nước đổi mới, xã hội phát triển, tinh thần đoàn kết của nhân
dân ta còn được thể hiện trong việc cùng nhau vượt qua khó khăn,
“tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ nhau trong lao
động, công việc và sản xuất, v.v…
• Tình đoàn kết của nhân dân ta được thể hiện trong việc giúp
đỡ nhân dân miền Trung sau cơn bão số 10 năm 2013:

Quà và lương thực được vận chuyển đến tận nơi để giúp đỡ người
dân vùng lũ


Gần đây nhất, vào ngày 02/5/2014, Trung Quốc đặt giàn
khoan Hải Dương 981 tại vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vào tình hình đó, chủ
tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định: “Nhân dân ta
luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Mỗi khi độc
lập, chủ quyền đất nước bị đe dọa thì nhân dân ta luôn

đoàn kết một lòng, đứng lên bảo vệ Tổ quốc”.
• Sinh viên chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết bằng những việc làm rất
nhỏ như trong môi trường học đường: giúp bạn học tập, tạo thành “Đôi bạn
cùng tiến”, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như
chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Bữa cơm từ thiện”, v.v....Không chỉ tham gia các
hoạt động trong trường lớp, ta còn có thể tham gia các hoạt động xã hội để thể
15


hiện tình đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách như chung tay

giúp đỡ các cụ già neo đơn, những gia đình, bạn bè còn có hoàn cảnh khó
khăn cùng nhau vươn lên trong cuộc sống. Những việc làm ấy dù bé nhưng
nếu làm nhiều thì những việc ấy sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa và có ích cho xã

hội.
Ngày nay, tinh thần đoàn kết đó không còn gói gém trong lĩnh
vực lãnh thổ Việt Nam nữa, mà đã được mở rộng ra ngoài bằng việc
giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực và trên đoàn thế giới để
cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Xây
dựng một liên minh vững mạnh giữa các nước trong khu vực và trên
toàn thế giới.

Chiến dịch Mùa hè xanh 2015

16


Kết luận

Mc. Namra – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mĩ đã nói:
“Sức mạnh sâu thẳm nhất của một dân tộc không
nằm ở mũi nhọn quân sự mà ở sự đoàn kết của dân tộc”.
Hiện nay, sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã thu được những
thành tựu cơ bản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đang
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân. Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
mở cửa sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển.
Vì vậy, để thực hiện được sự nghiệp xây dựng, phát triển đất

nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh" đang đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc ở chiều sâu. Khối
đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức được mở rộng
hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Sau quá trình tìm hiểu các tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh về
tinh thần đại đoàn kết dân tộc, chúng ta có thể nhận thấy, tinh
thần đoàn kết của dân tộc ta đã được hình thành từ rất lâu và
được truyền giữ qua nhiều thế hệ. Ngày nay, khi đất nước đang
trong giai đoạn phát triển thì tinh thần đoàn kết toàn dân tộc
không chỉ còn được thể hiện trong các cuộc cách mạng, kháng
chiến chống giặc ngày xưa nữa mà nhân dân ta đã có thể thể
hiện tình đoàn kết này vào công cuộc xây dựng đổi mới đất
17


nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, chính trị, xã
hội, ngoại giao.

18


Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính Trị Quốc Gia.
2. />3. />4. />5. />6. ( Cổng thông tin điện tử, Bộ quốc
phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
7. />

19



×