Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích những lĩnh vực chính của văn hóa theo tư tưởng hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.67 KB, 10 trang )

Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Hướng Thị Hà Thu
MỤC LỤC
Trang
MỞ BÀI 2
NỘI DUNG 2
1. Khái quát những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn
hóa
2
a. Khái niệm văn hóa 2
b. Vị trí vai trò của văn hóa 3
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa 3
a. Văn hóa giáo dục 3
b. Văn hóa văn nghệ 5
c. Văn hóa đời sống 7
KẾT BÀI 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
MỞ ĐẦU
Văn hóa là một lĩnh vực bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những giá
trị tinh thần mà loài người đã sang tạo ra. Nó chính là đời sống tinh thần của xã
hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Và xây dựng nền văn hóa chính là nâng cao dân
1
Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Hướng Thị Hà Thu
trí, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, bồi dưỡng
những phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh, luôn hướng con người đến cái
chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân. Như vậy, kế tục sự nghiệp
xây dựng nền văn hóa mới là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của đất
nước trong bất cứ thời kỳ nào cũng cần phải thực hiện. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa luôn là ngọn đèn soi sáng, là nền tảng tư tưởng cho chúng ta trên con
đường xây dựng nền văn hóa mới. Nhận thấy sự hấp dẫn của vấn đề trên, em xin
mạnh dạn lựa chọn đề tài: Phân tích những lĩnh vực chính của văn hóa theo tư
tưởng hồ Chí Minh để tìm hiểu và nghiên cứu.


NỘI DUNG.
1. Khái quát những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa
a. Khái niệm “Văn hóa”
Văn hóa được Hồ Chí Minh định nghĩa theo nghĩa rộng lần đầu tiên vào năm
1942- 1943: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn”.
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Người đã xác định: Văn hóa là đời
sống tinh thần của xã hội, là bộ phận của kiến trúc thượng tầng.
b. Vị trí, vai trò của văn hóa.
2
Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Hướng Thị Hà Thu
Văn hóa giữ vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, văn hóa phải ở trong kinh tế
và chính trị, có tác động qua lại với kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ
chinh trị , thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Theo Hồ Chí Minh, chính trị và
xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng
mở đường cho văn hóa phát triển.
Đảng ta xác định tính chất của nền văn hóa là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Hai tính chất ấy có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thể hiện nội
dung khoa học, hiện đại, vừa thể hiện tính chất đại chúng, phong phú và còn có sự
kế thừa, phát triển. Trong thời kì hiện nay, Đảng ta xác định văn hóa vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cong nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cuãng
là tinh thần đó.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa.
a. Văn hóa giáo dục.
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chính Minh bỏ nhiều công sức tìm

hiểu và nghiên cứu về nền giáo dục phong kiến và thực dân, chuẩn bị mọi mặt cho
việc xây dựng một nền giáo dục mới của nước ta. Người phê phán nền giáo dục
phong kiến là từ chương, kinh viện xa rời thực tế và coi trọng mẫu người theo quan
niệm của Nho giáo, phụ nữ bị tước mất quyền học vấn,… Người cũng đã tố cáo
nền giáo dục thực dân là nền giáo dục ngu dân, nhồi sọ và giả dối.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công việc xây dựng một nền giáo dục mới
đặt ra như một nhiệm vụ vừa lâu dài vừa cấp bách của chúng ta, không thể chậm
trễ. Hồ Chí Minh đã viết: “chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân
dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng
cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.
3
Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Hướng Thị Hà Thu
Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở nước ta, Người đã đưa ra một
hệ thống quan điểm phong phú và toàn diện về giáo dục, định hướng cho nền giáo
dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trong vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và đấu tranh thống nhất nước nhà như:
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục nhằm mục tiêu là thực
hiện cả ba chức năng của văn hóa trong giáo dục, nghĩa là trong quá trình dạy và
học. Theo Người, dạy và học để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng
tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sang và phong
cách lành mạnh cho nhân dân; để đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có
tài và học để làm việc, làm người, làm cán bộ, do vậy phải có thực học, để thực
hiện cải tạo trí thức cũ, đào tạo trí thức mới và đào tạo những người kế tục sự
nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước.
Người chỉ rõ cần phải cải cách giáo dục để xây dựng một hệ thống trường lớp
với chương trình, nội dung dạy và học thật khoa học, thật hợp lý, phù hợp với
những bước phát triển của nước ta, bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học – kỹ
thuật, chuyên môn nghề nghiệp và lao động. học phải sang tạo, phải đi đôi với
hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học tập phải kết hợp với lao động, phải tẩy
sạch mọi tàn dư của nền giáo dục nô dịch. Phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà

trường và xã hội nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
- Quan điểm của Người là học ở mọi nơi, mọi lúc; học mọi người và học suốt
đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. Khuyến khích tinh thần ham
học hỏi, “học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học”. Học không chỉ ở trường
lớp mà còn học ở những người thầy xung quanh mình, “ học thầy không tày học
bạn”. Học không bao giờ là đủ. Đó là cả một quá trình dài lao động đầy gian khổ
buộc người học phải có quyết tâm, có nghị lực và có phương pháp đúng thì mới có
thể thành công.
4
Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Hướng Thị Hà Thu
- Phải giáo dục để không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và
nhân dân. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn, mang tính quyết định tới vận mệnh
đất nước. Vì có trình độ mới có khả năng tổng kết kinh nghiệm, hiểu rõ quy luật và
làm đúng quy luật, từ đó thúc đẩy sự phát triển. Người đòi hỏi ở mỗi cán bộ đảng
viên phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác- Lênin để vận dụng vào tổng kết
những kinh nghiệm hoạt động của Đảng ta; Phải học tập văn hóa, khoa học, kỹ
thuật, kinh tế và quản lý. Để từ đó có sự chuyên môn hóa trong mọi mặt của đời
sống, đặc biệt là trong đường lối lãnh đạo, tránh tình trạng lãnh đạo chung chung,
giáo điều.
b. Văn hóa văn nghệ
Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống
tinh thần, được ví như là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Trong chiều dài lịch sử,
dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất quý trọng văn nghệ. Văn nghệ đã trở thành
một nhu cầu không thể thiếu của nhân dân ta. Tiếp nối truyền thống của dân tộc,
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng văn nghệ. Hồ Chí Minh không chỉ là người khai
sinh ra nền văn nghệ cách mạng ở Việt Nam mà còn là một chiến sĩ tiền phong
trong sáng tạo văn nghệ. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn nghệ cách
mạng, Người đã đưa ra nhiều quan điểm lớn, trong đó có ba quan điểm chủ yếu:
Một là, Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí
sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.

Quan điểm này của Hồ Chí Minh được thể hiện rất sinh động từ những năm 20 của
thế kỷ XX và trong nền văn nghệ cách mạng của nước ta trong mấy chục năm qua.
Từ Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Bản án chế độ thực dân Pháp đến hàng
loạt bài báo và tác phẩm như: Đông Dương, Con rồng tre, con người biết mùi hun
khói, …, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt tàn ác, âm mưu thâm độc của chủ nghĩa
thực dân, đồng thời thức tỉnh nhân dân ta và nhân dân các nước thuộc địa đứng lên
5

×