Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Sử dụng tư liệu thu được từ thực tiễn dạy học Sinh học ở trường phổ thông để biên soạn bài tập dùng vào dạy học học phần Lí luận dạy học Sinh học (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.03 KB, 26 trang )

1

MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1. Đổi mới giáo dục là xu thế tất yếu trong thời kì hội nhập toàn cầu. Đổi mới
giáo dục đang diễn ra trên nhiều phương diện, ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành
học. Để bắt kịp, từng bước đi trước, đón đầu xu thế đổi mới phương pháp dạy – học
ở thực tế phổ thông (PT) và đưa công tác đào tạo giáo viên (GV) trở thành công tác
cốt yếu phục vụ đổi mới giáo dục đòi hỏi các trường đại học sư phạm cần có sự thay
đổi nhận thức về vị trí công tác đào tạo, đổi mới phương thức đào tạo, đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH) nhằm tăng cường khả năng thực hành giảng dạy cho
sinh viên (SV).
2. Trên thực tế, công tác đào tạo GV hiện nay còn cách xa mục tiêu đào tạo
đội ngũ GV đáp ứng được các yêu cầu cho việc triển khai đổi mới chương trình
giáo dục PT sau 2015. Quan điểm đào tạo trong tư thế tác nghiệp tại nhà trường
PT còn bị coi nhẹ cả trong nhận thức và trong tổ chức đào tạo. Do đó, GV mới ra
trường chưa được trang bị hợp lí kĩ năng nghề nghiệp. Để khắc phục thực trạng
trên, đòi hỏi các trường sư phạm cần phải thay đổi phương thức đào tạo theo
hướng tiếp cận nghề. Dạy nghề phải được thực hiện trong “thực địa”, dạy lý thuyết
thông qua các bài dạy thực hành và thông qua chính hoạt động thực tiễn.
3. Trong dạy học các học phần lí luận, sử dụng bài tập thực tiễn (chứa tình
huống dạy học có thực và thường gặp trong thực tế giảng dạy ở PT) là một biện
pháp dạy học hiệu quả để rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho SV. Bài tập thực tiễn
cung cấp cho SV những trải nghiệm nghề nghiệp gián tiếp, giúp SV tránh được tối
đa những lỗi mắc phải khi họ tiến hành giảng dạy trong thực tế. Ở Việt Nam, đã có
nhiều nghiên cứu về bài tập, bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng dạy học,
nhưng nghiên cứu về bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng dạy học còn hạn chế.
Ngoài ra, trong dạy học học phần Lí luận dạy học Sinh học (LLDHSH), việc thu thập
tư liệu thực tế dạy học (tư liệu thực tiễn), biên tập tư liệu thực tiễn để tạo lập
“ngân hàng” tình huống dạy học; biên soạn bài tập từ tư liệu thực tiễn phục vụ dạy


học học phần LLDHSH chưa được nhiều giảng viên quan tâm chú ý.
Xuất phát từ những lí do như trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả rèn
luyện kĩ năng soạn bài cho SV bằng bài tập thực tiễn, chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu: “Sử dụng tư liệu thu được từ thực tiễn dạy học Sinh học ở trường phổ
thông để biên soạn bài tập dùng vào dạy học học phần Lí luận dạy học Sinh
học”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng quy trình biên soạn bài tập từ nguồn tư liệu thực tiễn của quá trình
dạy học sinh học ở trường PT và sử dụng bài tập để dạy học học phần LLDHSH nhằm
rèn luyện cho SV kĩ năng soạn bài.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Nghiệm thể: SV năm thứ 3 (khóa học 2008 - 2012 và khóa học 2009 - 2013),
ngành Sư phạm Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
2. Khách thể: Phương pháp dạy học học phần Lí luận dạy học Sinh học.


2

3. Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng dạy học cần rèn luyện thông qua học phần
LLDHSH; Tư liệu thực tiễn quá trình dạy học Sinh học ở trường PT; Các dạng bài
tập thực tiễn trong học phần LLDHSH; Quy trình biên soạn hệ thống bài tập thực
tiễn từ nguồn tư liệu thực tiễn; Quy trình sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn vào dạy
học học phần LLDHSH
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được quy trình biên soạn bài tập chứa tình huống dạy học,
trên cơ sở gia công sư phạm tư liệu thực tiễn và sử dụng các bài tập đó để tổ chức
dạy học phần LLDHSH theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp thì sẽ rèn luyện
được kĩ năng soạn bài cho SV.
V. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xây dựng ngân hàng tư liệu thực tiễn, xây dựng các dạng bài tập

thực tiễn nhằm hình thành cho SV kĩ năng soạn bài thông qua học phần LLDHSH
bao gồm: Bài tập rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học; Bài tập rèn kĩ năng phân
tích cấu trúc nội dung bài học; Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn PPDH - phương tiện
dạy học (PTDH); Bài tập rèn kĩ năng thiết kế hoạt động học tập; Bài tập rèn kĩ
năng thiết kế câu hỏi kiểm tra - đánh giá.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về: Tư liệu dạy học, tư liệu thực tiễn trong dạy
học; bài tập, bài tập thực tiễn, PPDH bằng bài tập thực tiễn.
2. Điều tra thực trạng việc dạy và học học phần LLDHSH, thực trạng biên
soạn và sử dụng bài tập thực tiễn từ tư liệu thực tiễn hoạt động dạy học môn Sinh
học ở trường PT vào dạy – học học phần LLDHSH.
3. Đề xuất quy trình xây dựng bài tập từ tư liệu thực tiễn quá trình dạy học
môn Sinh học ở PT để dạy học học phần LLDHSH.
4. Đề xuất tiêu chí đánh giá bài tập thực tiễn.
5. Đề xuất quy trình sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học học phần
LLDHSH để rèn luyện kĩ năng soạn giáo án cho SV.
6. Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn dạy học ở trường PT (Phỏng vấn và
điều tra bằng bảng hỏi; Quan sát sư phạm; Phương pháp chuyên gia; Thu thập,
phân tích các chứng cứ)
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4. Phương pháp xử lí số liệu
VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về tư liệu thực tiễn từ quá trình dạy học môn
học ở trường PT gồm tư liệu văn bản và tư liệu kĩ thuật số (trên các phương diện:
định nghĩa, vai trò, phân loại, tiêu chuẩn tư liệu, hướng sử dụng) và bài tập thực
tiễn (trên các phương diện: định nghĩa, vai trò, yêu cầu, cấu trúc).
2. Xây dựng được quy trình thu thập, biên tập, sắp xếp tư liệu thực tiễn dùng

trong dạy học học phần LLDHSH.


3

3. Xây dựng được quy trình biên soạn bài tập thực tiễn từ tư liệu thực tiễn
dạy học Sinh học ở trường PT.
4. Biên soạn bài tập thực tiễn phù hợp để rèn luyện cho SV kĩ năng soạn bài
trong dạy học học phần LLDHSH, bao gồm:
1) Bài tập rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học
2) Bài tập rèn kĩ năng xác định cấu trúc nội dung bài học
3) Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn PPDH - PTDH
4) Bài tập rèn kĩ năng thiết kế hoạt động học tập
5) Bài tập rèn kĩ năng thiết kế câu hỏi kiểm tra – đánh giá
5. Xây dựng được quy trình sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng
soạn bài thông qua học phần LLDHSH.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC
1.1. Tổng quan những nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng bài tập thực
tiễn vào dạy học
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng các tình huống
thực tế nghề nghiệp vào dạy học các ngành Luật học, Quản trị kinh doanh, Y học, đào
tạo công nhân,... như các nghiên cứu của Đại học Kinh doanh Havard, James B. C.,
Barrows H. S., David E. N., Persis C. C., Charles I. G., Jame A. E., Heried C. F.,...
Trong các nghiên cứu, các tình huống thực tế được gọi phổ biến là trường hợp, PPDH
sử dụng trường hợp là PP nghiên cứu trường hợp.
Ở Việt Nam, có tác giả nghiên cứu về tiếp cận sử dụng tình huống, bài tập, bài
tập tình huống, bài tập thực hành, trường hợp vào trong quá trình dạy học, đào tạo
nghề dạy học như: Nguyễn Đình Chỉnh, Trần Ngọc Diễm, Phan Thế Sủng, Lưu Xuân

Mới, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Dục Quang, Đặng Thị Oanh, Đỗ Hương Trà,
Nguyễn Duy Gia, Trần Anh Tuấn, Trần Văn Nguyệt, Bùi Thị Mùi, Phan Đức Duy,
Bùi Huy Ngọc, Nguyễn Đăng Khoa, Michel Develay, Trần Thị Bích Liễu, Nguyễn Anh
Tuấn và Trần Đức Chiển, Văn Thị Thanh Nhung, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn
Hoàng Trí, Nguyễn Phúc Chỉnh, Đinh Quang Báo,... Các công trình nghiên cứu tập
trung vào các khía cạnh riêng lẻ của bài tập tình huống hoặc nghiên cứu trường hợp.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về bài tập tình huống chứa đựng yếu tố
thực tiễn nghề nghiệp nói chung cũng như sử dụng tư liệu từ thực tiễn môn Sinh học
để biên soạn bài tập dùng trong dạy học học phần LLDHSH, theo hướng tiếp cận đào tạo
từ “thực địa”, dựa trên chuẩn đầu ra trong đào tạo GV giảng dạy môn Sinh học.
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan, luận án
tập trung giải quyết các vấn đề sau: 1) Bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lí luận về tư
liệu thực tiễn (định nghĩa, vai trò, phân loại, tiêu chuẩn, hướng sử dụng); 2) Bổ sung
và hệ thống hóa cơ sở lí luận về bài tập tình huống thực tiễn (định nghĩa, vai trò, yêu
cầu, cấu trúc, phân loại); 3) Xây dựng quy trình biên soạn bài tập từ tư liệu thực tiễn;
4) Xây dựng quy trình sử dụng bài tập thực tiễn vào dạy học LLDHSH.
1.2. Tư liệu thực tiễn, bài tập thực tiễn


4

Dựa trên khái niệm tư liệu, tư liệu dạy học, bài tập, thực tiễn, để xây dựng
bài tập thực tiễn theo hướng tiếp cận mục tiêu môn học, rèn luyện kĩ năng dạy học
cho SV, chúng tôi đã đưa ra một số khái niệm then chốt sau:
1.2.1. Tư liệu thực tiễn dạy học
Tư liệu thực tiễn là tài liệu chứa đựng các minh chứng, các cấu phần của hoạt
động dạy – hoạt động học, được thể hiện dưới dạng: bài soạn, phiếu nhận xét dự giờ,
bản kế hoạch; hình ảnh, băng ghi âm bài dạy, băng ghi hình bài dạy, nhằm hỗ trợ
người dạy - người học đạt được mục tiêu học tập
Căn cứ vào mặt vật chất của tư liệu thể hiện ra bên ngoài có thể chia tư liệu

thực tiễn thành hai dạng lớn đó là: Tư liệu văn bản và tư liệu kĩ thuật số. Tư liệu
thực tiễn trong dạy học cần đáp ứng tiêu chuẩn về: Nội dung khoa học, sư phạm và
hình thức/yêu cầu kĩ thuật.
Trong dạy học môn lí luận, tư liệu thực tiễn được dùng để: 1) Minh họa cho
một lý thuyết; 2) Sử dụng để thay thế hay bổ sung cho tiết dự giờ kiến tập ở
trường PT; 3) Giới thiệu thao tác thực hiện để tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học
cho SV bằng dạy học vi mô, 4) Thiết kế bài tập tình huống từ tư liệu thực tiễn
nhằm khai thác các khía cạnh nghiệp vụ sư phạm khác nhau được bộc lộ trong
một bài dạy.
1.2.2. Bài tập thực tiễn
Bài tập thực tiễn là những nhiệm vụ nhận thức được tạo ra trên cơ sở xử lí,
kết cấu lại các tư liệu thực tiễn tạo thành các tình huống ẩn chứa nội dung nghề
nghiệp, sau khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức này, SV được cung cấp một “liều
lượng” kiến thức nhất định, hình thành một số kĩ năng dạy học cơ bản.
Bài tập thực tiễn cần đảm bảo: bám sát mục tiêu dạy học, có bối cảnh dạy học
thực tế, đảm bảo phát huy tính tích cực của SV và đảm bảo tính xác thực.
Cấu trúc của bài tập thực tiễn gồm: “cái đã biết” và “điều cần tìm”. Trong đó,
“cái đã biết” chính là các thông tin ẩn chứa trong tư liệu thực tiễn, còn “điều cần
tìm” chính là các nội dung bài học, các yêu cầu của các kĩ năng dạy học, bài học kinh
nghiệm cho từng kĩ năng dạy học.
Khái niệm về tư liệu thực tiễn, bài tập thực tiễn làm định hướng cho chúng
tôi xây dựng: quy trình thu thập, biên tập tư liệu thực tiễn; quy trình biên soạn bài
tập thực tiễn, tiêu chí đánh giá bài tập thực tiễn; quy trình sử dụng bài tập thực tiễn
vào rèn luyện kĩ năng soạn bài trong học phần LLDHSH
1.3. Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy
học học phần LLDHSH
Chúng tôi đã tiến hành điều tra đối với 12 giảng viên giảng dạy học phần
LLDHSH ở các trường ĐHSP đào tạo GV môn Sinh học về: 1) PPDH sử dụng trong
dạy học học phần LLDHSH; 2) Tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng bài tập
từ nguồn tư liệu thực tiễn trong dạy học học phần LLDHSH; 3) Khó khăn của giảng

viên trong việc xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học học phần
LLDHSH. Kết quả điều tra cho thấy: Đa số giảng viên nhận thức được vai trò và tác
dụng của bài tập thực tiễn trong dạy học môn LLDHSH. Tuy vậy, giảng viên gặp
khó khăn trong các khâu: Thu thập, biên tập tư liệu thực tiễn; Chưa được cung cấp


5

quy trình cụ thể hướng dẫn chuyển các thông tin từ tư liệu để thiết kế bài tập;
Cách tổ chức dạy học bằng bài tập thực tiễn với lớp đông SV. Như vậy, nghiên cứu
của chúng tôi đáp ứng được nhu cầu của giảng viên trong thiết kế và tổ chức dạy
học học phần LLDHSH bằng bài tập thực tiễn.
Chương 2: SỬ DỤNG TƯ LIỆU THU ĐƯỢC TỪ THỰC TIỄN DẠY HỌC SINH
HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐỂ BIÊN SOẠN BÀI TẬP VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP
TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN LLDHSH
Dựa trên chương trình giảng dạy thiết kế theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra
trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo GV THPT và kết quả điều tra kĩ năng
soạn bàiSV còn hạn chế, chúng tôi định hướng quy trình biên soạn và sử dụng bài
tập thực tiễn trong dạy học học phần LLDHSH như sau (sơ đồ 2.1):
Phân tích học phần LLDHSH

Xác định các kĩ năng cần rèn luyện thông qua học phần LLDHSH
Xây dựng ngân hàng tư liệu thực tiễn

Xác định các dạng bài tập thực tiễn
Xây dựng bài tập thực tiễn
Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học học phần LLDHSH

Sơ đồ 2.1. Khung logic khái quát quá trình biên soạn và sử dụng bài tập thực tiễn
từ tư liệu thực tiễn dùng trong dạy học học phần LLDHSH

Dựa trên sơ đồ 2.1, để biên soạn được hệ thống bài tập thực tiễn phủ đều
khắp học phần, chúng tôi tiến hành theo trình tự: Phân tích học phần LLDHSH để
xác định kĩ năng soạn bài cần rèn luyện cho SV thông qua học phần bao gồm: mức


6

độ kĩ năng mà SV cần đạt sau khi học xong học phần, nội dung kiến thức cần trang
bị để hình thành kĩ năng đó. Khi đã xác định được kĩ năng soạn bài cần rèn luyện sẽ
là định hướng xây dựng ngân hàng tư liệu và xác định các dạng bài tập thực tiễn.
Tư liệu thực tiễn sau khi được thu thập, biên tập, sắp xếp thành hệ thống tạo thành
ngân hàng tư liệu để thiết kế thành các dạng bài tập thực tiễn. Để sử dụng hệ
thống bài tập thực tiễn có hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng soạn bài, chúng tôi
xác định cụ thể mục tiêu sử dụng bài tập cũng như cách thức sử dụng bài tập.
2.1. Phân tích học phần LLDHSH
Trên cơ sở phân tích học phần LLDHSH ở các khía cạnh: vị trí, vai trò, mục
tiêu học phần, nội dung học phần và khung chương trình đào tạo ngành sư phạm
Sinh học, chúng tôi xác định: lộ trình rèn luyện học phần LLDHSH như trong bảng
2.1. và quan hệ giữa nội dung lý thuyết và thực hành của học phần LLDHSH như trong
bảng 2.2.
Bảng 2.1. Lộ trình rèn luyện kĩ năng dạy học
Học phần
1. LLDHSH

NLDH (TC –
Tc)
1.1-1.10

Kĩ năng cần tập trung rèn luyện


Học kì

Kĩ năng soạn bài cơ bản: trình bày được ý nghĩa của từng kĩ năng; khái 6
quát được quy trình tiến hành; Chỉ ra được điểm cần lưu ý khi thực
hiện kĩ năng.
- Mức độ cần đạt kĩ năng: Thao tác.
2. PPDHSH 10
1.1-1.10
Kĩ năng soạn bài: Vận dụng được trong môn học cụ thể.
7
- Mức độ cần đạt kĩ năng: Chuẩn hóa.
3. PPDHSH 11
1.1-1.10
Kĩ năng thể hiện bài giảng cơ bản: ý nghĩa của từng kĩ năng, quy trình tiến
7
hành, điểm cần lưu ý khi thực hiện kĩ năng.
- Mức độ cần đạt kĩ năng: Thao tác.
4. PPDHSH 12
1.1-1.10
Kĩ năng thể hiện bài giảng: các kĩ năng nâng cao
8
- Mức độ cần đạt kĩ năng: Chuẩn hóa.
5. TTSP
1.1-1.10
Kĩ năng soạn bài nâng cao, kĩ năng thể hiện bài giảng nâng cao, kĩ
8
thuật dạy học tích cực.
- Mức độ cần đạt kĩ năng: Phối hợp.
Ghi chú: Tham khảo thêm khung chuẩn đầu ra khối ngành sư phạm; Thang phân loại của Bloom (1956) về lĩnh vực nhận
thức, thang phân loại của Dave (1972) về lĩnh vực kĩ năng.

NLDH (TC – Tc): Năng lực dạy học (tiêu chí – tiêu chuẩn)
Bảng 2.2. Quan hệ giữa nội dung lý thuyết và thực hành của học phần LLDHSH
Lý thuyết
Chương 1: Vị trí, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu học phần
LLDHSH
Chương 2: Nhiệm vụ dạy học Sinh học ở trường PT
Chương 3: Nội dung dạy học Sinh học ở trường PT
Chương 4: Phương pháp dạy học Sinh học ở trường PT
Chương 5: Phương tiện dạy học Sinh học ở trường PT
Chương 6: Hình thành và phát triển khái niệm Sinh học
Chương 7: Các hình thức tổ chức dạy học môn Sinh học ở trường
PT
Chương 8: Đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học Sinh
học

Thực hành
1. Quan sát giờ dạy, giáo án; ghi biên bản dự giờ
2. Xác định, phát biểu được mục tiêu bài học
3. Phân tích cấu trúc nội dung bài học
4. Sử dụng lời trong bài lên lớp
5. Sử dụng phương tiện trực quan
6. Sử dụng phương pháp thực hành
7. Thiết kế hoạt động học tập
8. Thiết kế câu hỏi kiểm tra – đánh giá
9. Dự giờ, tập đánh giá tiết học
10. Dự giờ, tập đánh giá tiết học

Căn cứ vào khung chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào
tạo GV THPT, chuẩn đào tạo ngành Sư phạm Sinh học của trường Đại học, dự thảo



7

Quy chế đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động đào tạo GV THPT và kết quả
điều tra kĩ năng soạn bài SV cần rèn luyện, chúng tôi đã xác định học phần
LLDHSH tập trung rèn luyện 5 kĩ năng soạn bài cơ bản. Trong từng kĩ năng soạn
bài, chúng tôi làm rõ: ý nghĩa của kĩ năng, các hành động cấu thành kĩ năng, các tiêu chí
đánh giá kĩ năng. Từ các kĩ năng soạn bài cơ bản cần rèn luyện cho SV, chúng tôi xác định
có 5 dạng bài tập thực tiễn cần xây dựng trong học phần LLDHSH gồm:
Kĩ năng soạn bài cơ bản cần rèn luyện thông qua học phần
LLDHSH
1)
Kĩ năng xác định mục tiêu bài học
2)

Kĩ năng xác định cấu trúc nội dung bài học

3)

Kĩ năng lựa chọn PPDH - PTDH

4)

Kĩ năng thiết kế hoạt động học tập

5)

Kĩ năng thiết kế câu hỏi kiểm tra – đánh giá

Các dạng bài tập thực tiễn cần sử dụng trong

học phần LLDHSH
Dạng 1: Bài tập rèn kĩ năng xác định
mục tiêu bài học
Dạng 2: Bài tập rèn kĩ năng xác định
cấu trúc nội dung bài học
Dạng 3: Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn
PPDH – PTDH
Dạng 4: Bài tập rèn kĩ năng thiết kế
hoạt động học tập
Dạng 5: Bài tập rèn kĩ năng thiết kế
câu hỏi kiểm tra – đánh giá

2.2. Xây dựng ngân hàng tư liệu thực tiễn thực tiễn phục vụ dạy học học phần
LLDHSH
Xây dựng ngân hàng tư liệu thực tiễn thực chất là quá trình thu thập, biên
tập tư liệu thực tiễn thành tư liệu khác nhau về chủng loại (tư liệu văn bản, tư liệu
kĩ thuật số) và kích thước (dài – ngắn về độ dài hay thời gian), được sắp xếp theo
nguyên tắc nhất định nhằm tạo điều kiện cho việc tìm kiếm, chọn lựa tư liệu thực
tiễn khi cần sử dụng. Quá trình xây dựng ngân hàng tư liệu thực tiễn gồm các
bước sau:
Bước 1: Đề xuất dạng tư liệu tương ứng
với mục tiêu học phần LLDHSH
Bước 2: Thu thập tư liệu thực tiễn
Bước 3: Biên tập tư liệu thực tiễn
Bước 4: Sắp xếp tư liệu thực tiễn
Đề xuất dạng tư liệu tương ứng với
mục tiêu học phần LLDHSH
Thu thập tư liệu thực tiễn
Biên tập tư liệu thực tiễn
Sắp xếp tư liệu thực tiễn

Đề xuất dạng tư liệu tương ứng với
mục tiêu học phần LLDHSH
Thu thập tư liệu thực tiễn


8
Biên tập tư liệu thực tiễn
Sắp xếp tư liệu thực tiễn
Đề xuất dạng tư liệu tương ứng với
mục tiêu học phần LLDHSH
Thu thập tư liệu thực tiễn
Biên tập tư liệu thực tiễn
Sắp xếp tư liệu thực tiễn
Đề xuất dạng tư liệu tương ứng với
mục tiêu học phần LLDHSH
Thu thập tư liệu thực tiễn
Biên tập tư liệu thực tiễn
Sắp xếp tư liệu thực tiễn
Đề xuất dạng tư liệu tương ứng với
mục tiêu học phần LLDHSH
Thu thập tư liệu thực tiễn
Biên tập tư liệu thực tiễn
Sắp xếp tư liệu thực tiễn
Đề xuất dạng tư liệu tương ứng với
mục tiêu học phần LLDHSH
Thu thập tư liệu thực tiễn
Biên tập tư liệu thực tiễn
Sắp xếp tư liệu thực tiễn



9

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ định hướng quá trình thu thập, biên tập, hệ thống hóa
tư liệu thực tiễn
Phân tích quy trình
Bước 1. Đề xuất dạng tư liệu tương ứng với mục tiêu học phần LLDHSH.
Mục tiêu học phần quy định nội dung học phần LLDHSH. Nội dung học phần
LLDHSH chia thành các chương nhỏ, hầu như mỗi chương đều gắn với một kĩ
năng soạn bài cơ bản và một dạng bài tập nhất định. Nghiên cứu kĩ nội dung liên
quan đến kĩ năng, dạng bài tập ở từng chương, từ đó đề xuất tư liệu thực tiễn phù
hợp. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tư liệu đề xuất tương ứng với mục tiêu, nội dung học phần LLDHSH
Chương
Chương 1: Đối tượng,
nhiệm vụ, PP nghiên cứu
của LLDHSH

Tư liệu thực tiễn cần thu thập
- Sáng kiến kinh nghiệm trong môn Sinh học  Làm rõ các PP
nghiên cứu của LLDHSH.
- Băng hình giờ dạy và giáo án  Quan sát, ghi chép biên bản
dự giờ.
Chương 2: Nhiệm vụ dạy Giáo án, phần mục tiêu bài học
học Sinh học ở trường
 Làm rõ khái niệm mục tiêu bài học, các nguyên tắc xác định
PT
mục tiêu bài học, những lưu ý khi xác định mục tiêu bài học.
Chương 3: Nội dung dạy - Giáo án, phần dạy bài mới, cột nội dung.
học Sinh học ở trường
- Băng hình, ảnh chụp các nội dung bài học ghi trên bảng.

PT
 Làm rõ cấu trúc logic nội dung bài học.
Chương 4: PPDH Sinh
- Băng hình các bài giảng kiểu bài lên lớp dạy theo các PP/nhóm
học ở trường PT
PP: Thuyết trình, vấn đáp; Biểu diễn PTTQ; Thực hành
- Giáo án, phần ghi PPDH chủ yếu
 Làm rõ khái niệm PPDH, phân chia PPDH, gọi tên PPDH theo
nguyên tắc nhị nguyên, các bước tiến hành dạy học theo PP thuyết
trình, PP trực quan, PP thực hành, những điểm lưu ý khi tiến hành
các PP.
- Băng hình bài giảng GV dạy kiến thức khái niệm Sinh học, quy
Chương 6: Hình thành
luật Sinh học, quá trình Sinh học.
và phát triển khái niệm
 Làm rõ các bước tiến hành dạy học kiến thức khái niệm Sinh
Sinh học
học, quy luật Sinh học, quá trình Sinh học.
Chương 5: PTDH Sinh
- Băng hình bài giảng GV dạy học theo PP trực quan (sử dụng
học ở trường PT
vật thật, vật tượng trưng, thí nghiệm).
- Ảnh chụp PTDH hiện đại: Máy chiếu vật thể, máy chiếu, bảng
tương tác thông minh.
 Làm rõ khái niệm PTDH, phân loại PTDH, yêu cầu của PTDH
trong dạy học Sinh học, yêu cầu khi sử dụng PTDH.
Chương 7: Các hình thức tổ Ảnh chụp các hình thức tổ chức dạy học: tham quan, ngoại
chức dạy học môn Sinh học khóa...
ở trường PT
 Làm rõ định nghĩa hình thức tổ chức dạy học, phân loại các

hình thức tổ chức dạy học.
Chương 8 – Đánh giá kết - Giáo án bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới.


10
quả học tập của HS
trong dạy học Sinh học

- Băng hình dạy học, phần củng cố bài học.
 Làm rõ các hình thức đánh giá, kiểm tra mức độ đạt được
mục tiêu bài học.

Bước 2. Thu thập tư liệu thực tiễn
Trước và trong quá trình tìm kiếm, tập hợp tư liệu thực tiễn cần đảm bảo
nguyên tắc: Phù hợp với nội dung, nguyên tắc số lượng, nguyên tắc đa dạng. Có thể
thu thập tư liệu thực tiễn trực tiếp hay gián tiếp.
Cách 1. Thu thập tư liệu thực tiễn trực tiếp từ trường PT, GV giảng dạy.
Bảng 2.4. Cách thức thu thập tư liệu thực tiễn
Thời điểm
Gián đoạn trong năm học
Nội dung
1. Thời điểm

2. Kế hoạch thu

3. Cách thu

Tập trung vào đợt TTSP

Nhiều thời điểm trong năm học

Thời gian SV TTSP dưới trường PT.
1- Nghiên cứu phân phối chương trình, thời gian dạy các 1- Liên hệ với GV hướng dẫn, giáo sinh
bài có liên quan đến nội dung môn LLDHSH.
thực tập; xin lịch dạy, thời gian giảng
2- Liên hệ với trường, GVPT, trao đổi về nội dung bài,
dạy, địa điểm lớp học.
thời điểm giảng dạy các bài.
2- Thu giáo án/ quay phim bài giảng/ ghi
3- Thu giáo án/quay phim bài giảng/ ghi âm bài GV dạy
âm bài giảng.
giỏi các cấp.
- Tư liệu văn bản (giáo án, sáng kiến kinh nghiệm): Sao chụp giáo án Lưu bài giảng dưới dạng
ảnh/văn bản sau đó lưu vào thẻ nhớ/máy tính
- Tư liệu kĩ thuật số (băng hình quay các tiết học; bài giảng áp dụng các PPDH mới): Dùng máy
quay/điện thoại ghi hình  Lưu bài giảng vào thẻ nhớ/máy tính

Kết thúc quá trình thu thập tư liệu thực tiễn trực tiếp, chúng tôi đã thu thập
được 15 bài giảng (trong đó: 7 bài giảng Sinh học 10, 7 bài giảng Sinh học 11, 1
bài giảng Sinh học 12, xem thêm phụ lục 7 - Hệ thống tư liệu thực tiễn dùng trong
dạy học học phần LLDHSH – Đĩa VCD)
Cách 2. Thu thập tư liệu thực tiễn gián tiếp từ Trung tâm học liệu sản xuất
bài giảng mẫu hay từ mạng internet. Sau khi tìm kiếm, chúng tôi tải xuống được
13 bài giảng hoàn chỉnh (trong đó: 4 bài giảng Sinh học 6, 1 bài giảng Sinh học 7, 2
bài giảng Sinh học 8, 1 bài giảng Sinh học 9, 3 bài giảng Sinh học 10, 2 bài giảng
Sinh học 12, xem thêm Phụ lục 7 - Hệ thống tư liệu thực tiễn dùng trong dạy học
học phần LLDHSH – Đĩa VCD).
Bước 3. Biên tập tư liệu thực tiễn
Tư liệu thực tiễn cần được biên tập, nghĩa là cần kiểm tra các sai sót, chọn
lựa tư liệu, chia nhỏ tư liệu sao cho phù hợp với học phần LLDHSH. Khi biên tập
cần đảm bảo nguyên tắc: Đảm bảo tính thẩm mĩ, trực quan; Đảm bảo tính chính

xác; Đảm bảo tính định hướng; Đảm bảo tính trọn vẹn.
Bảng 2.5. Cách thức biên tập tư liệu thực tiễn
Thao tác
1- Loại bỏ tư liệu thực

Cách tiến hành
Đối chiếu chuẩn tư liệu thực tiễn:


11
tiễn không phù hợp

- Loại bỏ bớt tư liệu thực tiễn không đáp ứng tiêu chuẩn về hình thức.
- Tư liệu thực tiễn không đáp ứng về nội dung vẫn giữ lại, dùng làm phản ví dụ.
2- Biên tập/ diễn đạt để
- Đối với giáo án: Nghiên cứu từng phần giáo án, đối chiếu với yêu cầu các kĩ năng soạn
biến minh chứng “thô”
giáo án để đánh giá sản phẩm giáo án có thể dùng để dạy phần lý thuyết nào? dùng làm ví
sang tư liệu có tính sư
dụ mẫu hay phản ví dụ để dạy kĩ năng.
phạm
- Đối với băng hình bài giảng: Xem nhiều lần băng hình, xác định đoạn băng hình có thể
được dùng làm ví dụ mẫu hay phản ví dụ, bằng cách trả lời các câu hỏi sau: GV trong đoạn
băng hình đang dạy theo PPDH gì? Có đúng trình tự hay không? Cách thức GV sử dụng
PTDH? Tên hoạt động học tập? Trình tự của hoạt động học tập? Cách thức GV sử dụng hệ
thống câu hỏi trong đoạn băng hình?. Có thể dùng một số phần mềm để biên tập video
như: VLC Media Player, Ultra Video Splitter, Xilisoft Video Cutter, Free Video Cutter,
Cute Video Cutter.
3- Đánh dấu tên cho
Theo kí hiệu: Dạng tư liệu – Nội dung tư liệu biểu đạt

từng dạng tư liệu
(Khi kí hiệu tên tư liệu trên máy tính nên kí hiệu bằng chữ không dấu)
Chú thích: - Ví dụ mẫu (ví dụ): Tư liệu có tính sư phạm, trong đó hoạt động/sản phẩm hoạt động dạy học đáp ứng các
tiêu chí đánh giá của kĩ năng cần rèn luyện, dùng làm mẫu quan sát thao tác hành động.
Phản ví dụ: Tư liệu có tính sư phạm, trong đó hoạt động/sản phẩm hoạt động dạy học chưa đáp ứng các tiêu
chí đánh giá của kĩ năng cần rèn luyện.

Sản phẩm mong đợi sau biên tập tư liệu thực tiễn là các thư mục được tạo lập
trên máy tính chứa tư liệu thực tiễn. Cây thư mục được chia nhỏ dần theo quy ước: hệ
thống tư liệu > kĩ năng soạn bài > loại tư liệu thực tiễn > ví dụ/phản ví dụ – nội dung
liên quan đến kĩ năng soạn bài.
Bước 4. Sắp xếp tư liệu thực tiễn thành hệ thống
Sau khi biên tập, tư liệu thực tiễn được sắp xếp trên máy tính.
Bảng 2.6. Kết quả xây dựng hệ thống tư liệu thực tiễn
Tư liệu
Kĩ năng

Giáo án (SL)
Ví dụ Phản
ví dụ
1
4
1
3
1

Băng hình (SL)
Ví dụ
Phản
ví dụ


1. Kĩ năng xác định mục tiêu
2. Kĩ năng phân tích nội dung
2
6
3. Kĩ năng lựa chọn PPDH - PTDH
20
13
4. Kĩ năng thiết kế hoạt động học tập
16
6
5. Kĩ năng thiết kế câu hỏi kiểm tra - đánh giá
1
2
1
Tổng: 13 giáo án/đoạn giáo án (3 ví dụ, 10 phản ví dụ); 64 băng hình/đoạn băng hình (38 ví dụ, 26 phản ví dụ) (Phụ
lục 7 – Hệ thống tư liệu thực tiễn dùng trong dạy học học phần LLDHSH )

2.3. Quy trình biên soạn bài tập thực tiễn
Biên soạn bài tập thực tiễn bao gồm quá trình xây dựng bài tập và sắp xếp bài tập
theo một hệ thống thuận tiện cho việc rèn luyện các kĩ năng soạn bài. Xây dựng bài tập thực
tiễn cần đảm bảo tính hệ thống. Bài tập có nhiều mức độ khó khác nhau. Quy trình xây dựng
bài tập thực tiễn bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài tập cần xây dựng

Bước 2: Lựa chọn tư liệu từ hệ thống tư liệu thực tiễn
Bước 3: Thiết lập mối quan hệ cấu trúc của bài tập
Bước 4: Diễn đạt bài tập
Bước 5: Đánh giá và hoàn thiện bài tập



12

Sơ đồ 2.3. Quy trình xây dựng bài tập thực tiễn
Phân tích quy trình
Bước 1: Xác định mục tiêu bài tập cần xây dựng
Xác định mục tiêu bài tập là trả lời hai câu hỏi: 1) Bài tập này để rèn kĩ
năng nào? 2) Bài tập dùng để làm gì?.
- Đối với câu hỏi thứ nhất: bài tập này để rèn kĩ năng nào? Câu trả lời là: có bao
nhiêu loại kĩ năng thì có bấy nhiêu loại bài tập. Các kĩ năng dạy học có thể rèn
luyện riêng lẻ nhưng cũng có thể rèn luyện kết hợp (hai kĩ năng, nhiều hơn hai kĩ
năng), do đó vừa cần thiết kế bài tập rèn kĩ năng riêng lẻ, vừa cần thiết kế bài tập
rèn các kĩ năng phối hợp.
- Đối với câu hỏi thứ hai: bài tập dùng để làm gì?. Câu trả lời là: bài tập có thể dùng làm
ví dụ hay phản ví dụ trong rèn luyện kĩ năng soạn bài. Nếu bài tập là ví dụ, đích đến
của bài tập là yêu cầu SV, sau khi giải bài tập sẽ khái quát được bản chất của kĩ năng,
các bước tiến hành của kĩ năng. Nếu bài tập là phản ví dụ, đích đến của bài tập là yêu
cầu SV, sau khi giải bài tập sẽ khái quát được những điểm lưu ý của từng kĩ năng.
Bước 2: Lựa chọn tư liệu từ hệ thống tư liệu
Tùy theo ý đồ dạy học, thời gian dạy học trên lớp, thời gian nghiên cứu tư liệu
của SV để cân nhắc và quyết định chọn tư liệu từ ngân hàng tư liệu thực tiễn: chọn cả
tư liệu hay chọn một phần tư liệu, nên chọn cặp tư liệu cùng là ví dụ/phản ví dụ hay
cặp tư liệu kết hợp trong đó vừa có tư liệu là ví dụ, vừa có tư liệu là phản ví dụ của
cùng một nội dung bài học. Khi cùng thấy hai đoạn tư liệu thỏa mãn đủ các yêu cầu
của bài tập, nên ưu tiên lựa chọn tư liệu có độ ngắn hơn (đoạn băng ghi hình) nhằm
giảm thời gian quan sát tư liệu.
Bước 3: Thiết lập mối quan hệ cấu trúc của bài tập
Khi xác định được mục tiêu bài tập, chọn được tư liệu phù hợp là cơ sở thiết
lập mối quan hệ cấu trúc của bài tập, nghĩa là biến yêu cầu của bài tập thành đối
tượng hành động của SV. Giảng viên phải thiết lập được mối quan hệ hợp lí của hai

yếu tố cấu trúc trong bài tập là ‘cái đã biết”và “điều cần tìm”.
- Trong “cái đã biết” chứa bối cảnh là thông tin về lớp học, nội dung bài học; vấn đề
chính là cách thức, con đường hoạt động của GV - HS. Bối cảnh của bài tập có thể


13

được chiết từ:Tư liệu thực tiễn là ví dụ; Tư liệu thực tiễn là phản ví dụ; Tư liệu
thực tiễn là ví dụ và phản ví dụ.
- Trong “điều cần tìm”có thể chứa các yêu cầu tùy thuộc vào bối cảnh của bài tập.
Với mỗi ý đồ sử dụng tư liệu thực tiễn, có thể tạo nhiều yêu cầu khác nhau như:
nêu được ý nghĩa, cách thức tiến hành của kĩ năng; nêu được nhận xét, đánh giá
phương án giải quyết vấn đề của GV, yêu cầu vận dụng kĩ năng. Có thể tăng độ khó
cho bài tập bằng cách: thêm hay bớt dữ kiện ở phần tình huống của tư liệu, thay
đổi động từ ở mức độ nhận thức cho phần yêu cầu của bài tập. Có thể mở rộng độ
phức tạp cho bài tập bằng cách đặt ra yêu cầu để hỏi về kĩ năng phối hợp trên nền
của cùng tư liệu thực tiễn.
Bước 4: Diễn đạt bài tập
Bài tập phải được gọt giũa bằng các thuật ngữ khoa học. Ngôn ngữ thể hiện
trong bài tập đơn giản, trong sáng; Trong phần yêu cầu của bài tập, sử dụng đúng
các động từ tùy theo mục tiêu rèn kĩ năng mà từng loại bài tập thực tiễn hướng
tới; Bài tập có nội dung dài vừa phải trong đó cần tường minh các yêu cầu SV phải
thực hiện để có thể giải quyết được bài tập. Về hình thức bài tập gồm các phần
sau:
- Phần giới thiệu: Nêu bật bối cảnh của bài tập
- Phần yêu cầu: Mở đầu bằng mệnh đề “nghiên cứu/quan sát đoạn thông tin/đoạn
băng hình/băng hình, trả lời các câu hỏi sau:”, sau đó là các yêu cầu của bài tập
được đánh số theo thứ tự.
Bước 5: Đánh giá và hoàn thiện bài tập.
Bài tập được đánh giá sơ bộ trong quá trình xây dựng và đánh giá chính

thức sau khi xây dựng. Bài tập bản chất là PTDH do đó phải thỏa mãn các tiêu chí:
Tính khoa học - sư phạm, tính thực tiễn, tính kinh tế, tính thiết thực. Đối tượng
đánh giá: Giảng viên biên soạn bài tập, giảng viên giảng dạy học phần PPDHSH.
Sau khi đánh giá sơ bộ, bài tập sẽ được chỉnh sửa và bước vào giai đoạn đánh giá
chính thức thông qua ý kiến thăm dò của SV về bài tập, đánh giá kết quả học tập
của SV do tác động của bài tập đem lại.
Ví dụ minh họa quy trình xây dựng bài tập thực tiễn học phần LLDHSH - Xây
dựng bài tập dạy kĩ năng lựa chọn PPDH.
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài tập
- Bài tập này dùng để rèn kĩ năng lựa chọn PP biểu diễn vật tượng hình – TTBP.
- Bài tập dùng làm ví dụ để khi giải xong bài tập SV tự nêu được quy trình các
bước dạy theo PP biểu diễn vật tượng hình – thông báo tái hiện, biểu diễn
vật tượng hình – TTBP.
- Bài tập dùng làm phản ví dụ khi giải xong bài tập SV chỉ ra được điểm lưu ý
khi dạy học bằng PP biểu diễn vật tượng hình.
Bước 2: Lựa chọn tư liệu từ hệ thống tư liệu
Trong “ngân hàng” tư liệu, chọn tư liệu kĩ thuật số là 2 đoạn băng hình do
hai GV (một đoạn băng hình của GV, một đoạn băng hình của giáo sinh TTSP) cùng


14

dạy mục I.1.Khái niệm sinh trưởng - phát triển ở thực vật, bài 34 - Sinh học 11.
Quan sát, phân tích hai băng hình để tìm được sự khác biệt.
Đoạn băng hình của GV
GV Nguyễn Thị Vân Anh, THPT Thuận
Thành 2, Bắc Ninh, 2009.
Giáo sinh TTSP Nguyễn Thị Thủy, THPT
Thuận Thành 2, Bắc Ninh, 2009.


Điểm khác biệt
- Dạy bằng PP biểu diễn vật tượng hình -TTBP.
- Vật tượng hình: Hình 34.1. SGK + hình vẽ bằng tay trên bảng về sinh
trưởng của cây.
- Dạy bằng PP biểu diễn vật tượng hình - thông báo tái hiện.
- Vật tượng hình: Tranh vẽ “Chu trình sinh trưởng – phát triển ở cây hai
lá mầm”.

Bước 3: Thiết lập mối quan hệ cấu trúc của bài tập
“Cái đã biết” của bài tập: Hai GV cùng tiến hành dạy một phần bài học, mỗi
GV sử dụng một PPDH. “Điều cần tìm” của bài tập cần hỏi về:
- Chỉ ra được hoạt động của GV - HS trong hai đoạn băng hình  Đây là bước
phân tích trung gian để từ đó quy trình hóa thành các bước tiến hành PP.
- Sắp xếp được hai đoạn băng hình tương ứng với hai PPDH: biểu biễn vật
tượng hình – thông báo tái hiện và biểu diễn vật tượng hình – TTBP. Giải
thích được lý do sắp xếp?  Yêu cầu này dùng trả lời cho câu hỏi PP trực
quan?
- Quy trình hóa các bước dạy học theo hai PP trên, các bước dạy học bằng PP
trực quan  Yêu cầu này dùng trả lời cho câu hỏi PP trực quan được tiến
hành như thế nào?
- Điểm lưu ý khi vận hành PP trực quan nhằm phát huy tính tích cực của HS
 Yêu cầu này dùng trả lời cho câu hỏi khi vận hành PP trực quan cần lưu ý
những điều gì?
Bước 4: Diễn đạt bài tập
Nghiên cứu hai đoạn băng hình hai GV dùng PP để tổ chức dạy học mục I.1.Khái niệm sinh trưởng – phát triển ở
thực vật, bài 34 - Sinh học 11, trả lời các câu hỏi sau:
1. Chỉ ra hoạt động của GV, hoạt động của HS, kết quả quá trình hoạt động của GV và HS trong từng đoạn băng
hình?
2. Đoạn video nào GV dạy học theo PP biểu diễn vật tượng hình – thông báo tái hiện, đoạn video nào GV dạy học theo PP
biểu diễn vật tượng hình – TTBP? Giải thích?

3. Khái quát hóa các thao tác của GV và HS trong hai đoạn video trên?
4. Để tích cực hóa hoạt động HS trong học tập, GV cần chọn lựa PP nào? Tại sao?
Nguồn:- Tư liệu băng hình giờ giảng – Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thủy – THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh,
2009. Kí hiệu tư liệu: Đoạn băng hình 1: Kí hiệu tư liệu: KN lua chon PPDH – PTDH/TL KTS/3. VD day KN cu the
b34SH11; Đoạn băng hình 2: Kí hiệu tư liệu: KN lua chon PPDH – PTDH/TL KTS/ 1.2.4. VD PP bieu dien tranh TBTH b34SH1.

Bước 5: Đánh giá và hoàn thiện bài tập
Sau khi hoàn thiện bài tập, tham khảo ý kiến chuyên gia đánh giá chất lượng
bài tập, chuyên gia có phản hồi: bài tập đã thỏa mãn các tiêu chí đánh giá, tuy vậy
cần chỉnh sửa cách diễn đạt ở câu hỏi 1 (Chỉ ra hoạt động của GV, hoạt động của
HS, kết quả quá trình hoạt động của GV và HS trong từng đoạn băng hình? So sánh
trình tự các bước dạy của hai GV trên?) và câu hỏi 2 (Gọi tên hai PPDH mà hai GV
trên thể hiện? Giải thích cách đặt tên?).


15

Có thể mở rộng phạm vi bài tập này thành bài tập rèn kĩ năng phối hợp: Kĩ
năng lựa chọn PPDH – PTDH nếu chuyển đổi cụm từ PPDH trong bài tập thành
cụm từ PPDH – PTDH.
Sau khi vận dụng quy trình thiết kế bài tập thực tiễn, chúng tôi đã thiết kế
được tổng số 29 bài tập, trong đó: 5 bài tập rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học,
5 bài tập rèn kĩ năng phân tích nội dung bài học, 10 bài tập rèn kĩ năng lựa chọn
PPDH – PTDH, 4 bài tập rèn kĩ năng thiết kế hoạt động học tập, 4 bài tập rèn kĩ
năng thiết kế câu hỏi, 1 bài tập tổng hợp.
2.4.2. Quy trình sử dụng bài tập thực tiễn vào dạy học học phần LLDHSH
Để sử dụng bài tập thực tiễn có hiệu quả cần tuân thủ quy tắc: Bám sát mục
giêu bài học; Phù hợp với đối tượng SV; Phát huy tính tích cực của SV. Quy trình sử
dụng bài tập thực tiễn vào dạy học học phần LLDHSH được chúng tôi thiết kế theo
sơ đồ 2.4. sau:

Bước 1: Giảng viên giao bài tập cho SV
Bước 2: SV thảo luận, giải bài tập
Bước 3: SV báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Giảng viên chính xác hóa kiến thức
Bước 5: Giao thêm bài tập (nếu cần)

Sơ đồ 2.4. Quy trình sử dụng bài tập thực tiễn dạy học học phần LLDHSH
Phân tích quy trình
Bước 1: Giao bài tập cho SV.
Khi giao bài tập cho SV cần chú ý đến: thời điểm gửi bài tập, nội dung bài tập,
cách thức giao bài tập.
- Thời điểm giao bài tập: 1 tuần trước khi bắt đầu một kĩ năng mới.


16
-

-

-

-

-

-

Nội dung bài tập: chọn lựa các yêu cầu của các bài tập phù hợp với kĩ năng muốn
rèn luyện, dánh dấu thời điểm giải quyết từng yêu cầu của bài tập.
+ Chuẩn bị cho giờ học lý thuyết: Chọn và đánh dấu những yêu cầu của bài tập

liên quan đến ý nghĩa của kĩ năng – các bước tiến hành kĩ năng – những lưu
ý khi thực hiện kĩ năng.
+ Chuẩn bị cho giờ học thực hành: Chọn và đánh dấunhững yêu cầu của bài
tập liên quan đến thực hành vận dụng các bước tiến hành của kĩ năng vào
nội dung bài cụ thể.
Cách thức giao bài tập: giao bài tập trực tiếp bằng cách phát phiếu hướng dẫn họccho
từng SV hoặc gửi tệp văn bản chứa nội dung bài tập thông qua mạng internet cho
nhóm trưởng các nhóm. Đối với bài tập có đính kèm thêm tư liệu kĩ thuật số, gửi kèm
theo đường dẫn trên mạng (link) hoặc in sao sang thiết bị có thể quan sát được. Nội
dung phiếu hướng dẫn học nêu rõ mục tiêu của bài học, yêu cầu chuẩn bị (quy định SL
SV/nhóm, cách thức báo cáo, thời gian gửi kết quả bài tập để giảng viên xem trước).
Trước giờ thực hành vận dụng kĩ năng, giảng viên gửi trước cho SV tiêu chí đánh giá
kĩ năng soạn bài nhằm giúp SV tự đánh giá, điều chỉnh phần vận dụng kĩ năng.
Bước 2: SV thảo luận, giải bài tập
Trong bước này, giảng viên hướng dẫn SV cách thức thảo luận và các thức
chuẩn bị báo cáo kết quả thảo luận.
Cách thức thảo luận được giảng viên nên rõ trong phần yêu cầu của bài tập. Giảng
viên chia nhóm thảo luận, cứ 5 SV/nhóm. Trong một nhóm chỉ rõ chức năng của
các thành viên (nhóm trưởng, thư kí, các thành viên), các công việc cần thực hiện,
kết quả đạt được, điểm quy đổi cho từng thành viên nhóm sau thảo luận. Giảng
viên cung cấp bộ công cụ đánh giá thảo luận nhóm cho các nhóm học tập .
Cách thức chuẩn bị báo cáo kết quả thảo luận: Trình bày kết quả bằng bài thuyết trình
bằng phần mềmMicrosoft powerpoint hoặc trên giấy Ao. Ngoài ra, giảng viên yêu cầu
các nhóm SV gửi trước kết quả bài thảo luận thông qua mạng internet để chủ động
chọn lựa trước các nhóm báo cáo hoặc sơ bộ xếp hạng bài làm của các nhóm.
Bước 3: SV cáo cáo kết quả thảo luận
Cách thức báo cáo: báo cáo lần lượt hoặc báo cáo song song. Báo cáo lần lượt
thích hợp với cách thức trình bày báo cáo bằng phần mềm Microsoft powerpoint,
tuy vậy sẽ hạn chế nhóm báo cáo kết quả. Báo cáo song song bằng cách, chọn 2 – 3
nhóm treo kết quả thảo luận  cử đại diện các nhóm đứng trước bài báo cáo  chọn

lựa 1 nhóm báo cáo  đại diện của các nhóm khác nghe và đánh dấu theo thứ tự các
ý kiến trùng lặp  đại diện của các nhóm nêu ý kiến bổ sung. Báo cáo song song khắc
phục được hạn chế của báo cáo lần lượt.
Thời gian báo cáo: tùy thuộc vào nội dung bài tập, từ 3 – 7 phút.
Cách thức nhận xét kết quả báo cáo: gọi các nhóm nhận xét, các từ ngữ nhận xét
bài trình bày cần mang tính chất xây dựng. Quy tắc nhận xét nêu 1:1:1 (1 ưu
điểm:1 hạn chế:1 câu hỏi).
Trong khi đại diện nhóm SV báo cáo, giảng viên lắng nghe và ghi tóm tắt các
ý trình bày của các nhóm lên bảng/giấy (ghi lần lượt hoặc ghi theo các nhóm quan
điểm khác nhau).


17

Bước 4: Giảng viên chính xác hóa kiến thức
Sau khi các nhóm báo cáo kết quả, giảng viên nhận xét về cách thức báo cáo,
kết quả bài làm, cuối cùng là chốt kiến thức có liên quan đến bài tập.
- Đối với bài học lý thuyết: Sau khi giải bài tập, giảng viên chốt kiến thức về bản
chất của kĩ năng, ý nghĩa của kĩ năng, các bước tiến hành kĩ năng, những lưu ý khi
thực hiện kĩ năng.
- Đối với bài học thực hành: Sau khi giải bài tập, giảng viên nhận xét về mức độ vận
dụng các bước thực hiện kĩ năng ở nội dung bài học cụ thể bằng cách sử dụng các
tiêu chí đánh giá kĩ năng (Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá bài soạn); giảng viên chốt
kiến thức về những lưu ý khi thực hiện kĩ năng.
Bước 5: Giao thêm bài tập (nếu cần)
Giảng viên có thể giao thêm bài tập cho SV tùy thuộc vào nội dung tri thức
cần hình thành, mức độ hình thành kĩ năng soạn bài của SV sau khi giải bài tập,
thời gian học tập.
Ví dụ minh họa sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học học phần
LLDHSH - Sử dụng bài tập là nguồn thông tin hình thành kiến thức về kĩ

năng lựa chọn PPDH, thuộc nội dung chương 4: PPDH Sinh học ở trường PT;
Thời điểm sử dụng bài tập: trong giờ dạy lý thuyết trên lớp.
- Bước 1: Giảng viên giao bài tập cho SV. 1 tuần trước buổi học về PPDH Sinh học ở
trường PT, giảng viên gửi phiếu hướng dẫn học tập (qua thư điện tử), băng hình
bài giảng (copy qua USB) cho nhóm trưởng các nhóm SV.
PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (Trích lược)
Chương 4: Phương pháp dạy học Sinh học ở trường phổ thông
I. Mục tiêu
- Định nghĩa được khái niệm PPDH, PPDH Sinh học.
- Nhận biết được mặt bên trong – mặt bên ngoài của một PPDH.
II. Chuẩn bị của SV
1. Chia nhóm thảo luận: 5 SV/nhóm
2. Hình thức trình bày báo cáo: bài viết trên giấy Ao
3. Đánh giá, cho điểm từng thành viên trong nhóm
4. Gửi nội dung kết quả bài tập về hòm thư điện tử của GV:...vào ngày ... tháng ... năm ...
III. Bài tập
Bài tập 1: Nghiên cứu hai đoạn băng hình, trả lời các câu hỏi sau:
(Nguồn: Băng hình giờ dạy giáo sinh TTSP Nguyễn Văn Hùng, THPT Xuân Hòa, Vĩnh Phúc, 2009 - Kí hiệu tư liệu:
KN lua chon PPDH – PTDH/TL KTS/2.2.1. PVD PP bieu dien vat TH - TTBP - hinh ve tren bang)
(Nguồn: Băng hình giờ dạy GV Nguyễn Thị Thúy, THPT Xuân Hòa, Vĩnh Phúc, 2009 - Kí hiệu tư liệu: KN lua chon
PPDH – PTDH/TL KTS/ 1.1.5. VD PP thuyet trinh - neu van de)
1.
Phân tích hoạt động của GV - HS trong 2 đoạn băng hình trên. Kết quả quá trình hoạt động của
GV – HS.
2.
Hãy định nghĩa PPDH theo ý hiểu của bạn?
3.
Gọi tên PPDH của hai GV trong hai đoạn băng hình trên.Tại sao lại gọi như vây? Ngoài cách
phân loại PPDH theo cách này còn có cách phân loại nào khác nữa. Cách phân loại đó dựa trên tiêu chí nào?
4. Tại sao lại gọi tên PPDH theo nguyên tắc nhị nguyên? Nhận biết mặt bên trong và mặt bên ngoài PPDH của GV

trong đoạn băng hình thứ 2?
IV. Tài liệu tham khảo
1. Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành (2003), Lí luận dạy học Sinh học - phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội;
Phần chương 4.
2. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2006), Đại cương Lí luận dạy học Sinh học (cao đẳng), Nxb Giáo dục, Hà
Nội; Phần chương 4.


18
-

-

Bước 2: SV thảo luận, giải bài tập. SV thảo luận, giải bài tập ở nhà theo nhóm. Trước
buổi học lý thuyết 1 ngày, giảng viên yêu cầu SV gửi sản phẩm bài làm và biên bản
làm việc nhóm vào địa chỉ thư điện tử tới giảng viên.
- Bước 3: SV báo cáo kết quả thảo luận.
Giảng viên yêu cầu 3 nhóm SV cùng treo kết quả bài làm trên giấy Ao. Giảng viên
yêu cầu 1 nhóm SV báo cáo kết quả bài tập, 2 nhóm SV còn lại cùng đánh dấu vào ý kiến
giống nhóm báo cáo theo thứ tự. Giảng viên yêu cầu 2 nhóm không báo cáo nêu ý kiến
bổ sung; yêu cầu các nhóm SV khác nhận xét kết quả theo tiêu chí 1:1:1.
- Bước 4: Giảng viên chính xác hóa kiến thức
1. Phân tích hoạt động của GV – HS thông qua ba đoạn tư liệu băng hình
Đoạn băng hình 1. GV: giảng các nội dung kiến thức; HS: lắng nghe, ghi chép các thông tin của bài học.
Đoạn băng hình thứ 2. GV cung cấp câu hỏi " vẽ sơ đồ từng phần quy trình thí nghiệm phát hiện ra virut của
Ivannopxki (1892) " yêu cầu trò quan sát sơ đồ, trả lời các câu hỏi " chốt kiến thức về khái niệm virut. HS: Tiếp nhận
câu hỏi của GV" quan sát sơ đồ GV vẽ " Trả lời các câu hỏi của GV đưa ra " Ghi ý kiến chốt lại khái niệm virut.
Kết quả hoạt động GV - HS: Lĩnh hội được kiến thức khái niệm Virut.
2. Định nghĩa PPDH
PPDH là cách thức là việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm

làm cho trò tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học - Nguyễn Ngọc Quang (1970).
PPDH là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trong trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò
chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học - Đặng Vũ Hoạt (1978).
PPDH là cách thức hoạt động của thầy tạo ra mối liên hệ qua lại với hoạt động của trò để đạt được mục đích
dạy học – Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành (1996).
3. Gọi tên nhóm PPDH ở hai đoạn băng hình
Đoạn băng hình 1: GV sử dụng nhóm PP dùng lời.
Đoạn băng hình 2: GV sử dụng nhóm PP trực quan.
 Dựa vào việc quan sát cách thức tổ chức hoạt động dạy – học của GV và HS.
Ngoài ra còn phân loại PPDH dựa trên các tiêu chí/cơ sở:
Dựa vào mục đích của LLDH (Nghiên cứu tài liệu mới, hình thành kĩ năng, kĩ xảo; ứng dụng kiến thức
kĩ năng, kĩ xảo; củng cố kĩ năng, kĩ xảo; kiểm tra, đánh giá kĩ năng, kĩ xảo).
Dựa vào đặc trưng hoạt động nhận thức của học sinh (giải thích – minh hoạ, tái hiện; trình bày nêu vấn
đề; tìm tòi bộ phận; nghiên cứu).
Dựa vào mức độ tích cực, sáng tạo của học sinh (dạy học lấy giáo viên làm trung tâm; dạy học lấy học
sinh làm trung tâm).
4. Gọi tên PPDH theo nguyên tắc nhị nguyên các PP
Nguyên tắc nhị nguyên các phương pháp là hệ thống gọi tên phương pháp bằng tên kép, vừa kết hợp cả mặt bên trong
và mặt bên ngoài của phương pháp. Một vế chỉ mặt bên ngoài (nguồn phát thông tin), một vế chỉ mặt bên trong (logic
hoạt động dạy học). Giữa hai vế của PPDH cụ thể ngăn cách với nhau bằng dấu “-“. Gọi tên PPDH theo nguyên tắc nhị
nguyên tránh được cách hiểu phiến diện về một PPDH, hoặc quá nhấn mạnh đến nguồn phát thông tin hoặc quá nhấn
mạnh đến logic hoạt động dạy học.
Trong đoạn băng hình thứ 2: PPDH GV thể hiện là PP biểu diễn tranh vẽ (mặt bên ngoài) – TTBP (mặt bên trong).
Bước 5: Giảng viên giao thêm bài tập. Chọn lựa giao thêm các bài tập về kĩ năng lựa chọn PPDH (Phụ lục 4 - Bài tập
thực tiễn)

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài bằng việc kiểm tra hiệu quả của
quy trình tổ chức dạy học bằng bài tập thực tiễn trong việc rèn luyện kĩ năng soạn

giáo án cho SV thông qua học phần LLDHSH mà luận án đã đề xuất. Chúng tôi đánh
giá SV về các vấn đề sau: 1) Mức độ sử dụng tổng hợp các kĩ năng soạn giáo án vào
soạn một bài cụ thể; 2) Mức độ thành thạo từng kĩ năng trong nhóm kĩ năng soạn
giáo án.


19

3.2. Nội dung thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm với các bài lý thuyết ở các chương của
LLDHSH.
3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.3.1. Chọn lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN)
Đối tượng thực nghiệm: SV năm thứ 3 ngành Sư phạm Sinh học, khoa Sinh –
KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 các khóa K34 (niên khóa 2008 – 2012, tổng số 103
SV) và K35 (niên khóa 2009 – 2013, tổng số 106 SV). Thiết kế nghiên cứu chúng tôi
lựa chọn là: Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên. Với thiết kế
này cho phép chúng tôi bỏ qua bài kiểm tra trước tác động đối với hai nhóm ĐC và
TN. Trước tác động, chúng tôi cho rằng cả hai nhóm ĐC và TN đều có kĩ năng soạn
bài tương đương nhau và đều bằng 0.
3.3.2. Bố trí thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm vào học kì 1 năm học 2012 – 2013
đối với SV K34 và học kì 1 năm học 2013 – 2014 đối với SV K35 thuộc ngành sư
phạm Sinh học, có trình độ đầu vào tương đương nhau. Lớp ĐC và TN ở các khóa
đều do tác giả luận án là người trực tiếp giảng dạy, cùng một nội dung chương
trình theo kế hoạch giảng dạy, được đánh giá bằng cùng đề kiểm tra, thực hiện
cùng một thời điểm với cùng tiêu chí đánh giá.
Bảng 3.2. Bố trí thực nghiệm
Nhóm
ĐC

TN

Tổng số
104
105

Tác động
-x

Trong đó: --: Dạy lý thuyết và thực hành theo PP thuyết trình, vấn đáp; không sử
dụng bài tập thực tiễn
x: Dạy học phần lý thuyết và thực hành bằng bài tập thực tiễn.
3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu và đo lường
Bảng 3.3. Nội dung cần đo và các công cụ được sử dụng trong quá trình TNSP

Nội dung đo
1. Mức độ sử dụng
tổng hợp các kĩ
năng soạn giáo án
vào soạn một bài
học cụ thể.

Kiểm chứng dữ liệu
Độ tin cậy
Độ giá trị
Công cụ đo
Bài soạn (3 Kiểm tra nhiều Kiểm chứng độ giá trị nội dung
bài)
chấm lần: Các bài các yêu cầu của bài kiểm tra
điểm tổng hợp. soạn, bài kiểm bằng phương pháp chuyên gia

tra các kĩ năng (xin ý kiến nhận xét của các
trong
quá giảng viên có kinh nghiệm).
trình.

3.4. Kết quả và biện luận
3.4.1. Phân tích kết quả dữ liệu về mặt định lượng
3.4.1.1. Mức độ sử dụng tổng hợp các kĩ năng vào soạn giáo án
- Cách tiến hành. Ba buổi thực hành cuối cùng của giờ thực hành, chúng tôi
yêu cầu SV soạn ba giáo án (Bài 1: Enzym và vai trò của enzym trong quá trình chuyển
hóa vật chất – Sinh học 10; Bài 2: Hô hấp tế bào – Sinh học 10; Bài 3: Hướng động –
Sinh học 11). Sau khi soạn bài xong, SV photo giáo án và giữ lại một bản dành cho


20

việc tập giảng, SV nộp bản chính của giáo án cho giảng viên phụ trách học phần.
Tiến hành thu giáo án, chấm điểm theo thang điểm 10 dựa trên tiêu chí đánh giá kĩ
năng soạn bài thành phần (xác định mục tiêu, xác định cấu trúc nội dung, xác định
PPDH – PTDH, thiết kế câu hỏi kiểm tra – đánh giá, thiết kế hoạt động học tập).
- Kết quả
+ Kiểm định sự sai khác giá trị trung bình của các bài kiểm tra
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định sự sai khác về điểm trung bình cộng
giữa các bài kiểm tra của nhóm TN và ĐC (tb TN - tbĐC)
Bậc tự do
Giá trị p (2
Bài KT
tbTN - tbĐC
t
(df)

phía)
Bài số 1
0,6
2,225
107
0,029
Bài số 2
1,45
5,404
107
0,000
Bài số 3
1,93
6,958
107
0,000
Kết quả được thể hiện trong bảng 3.7. cho thấy sự sai khác về điểm trung
bình cộng của các bài kiểm tra số 1, số 2 và số 3 ở các lớp TN và ĐC lần lượt là 0,6;
1,45; 1,93 với các giá trị p đều nhỏ hơn giá trị p cho phép là 0,05 (p<0,05). Điều
này chứng tỏ sự sai khác này không xảy ra một cách ngẫu nhiên mà có được do
hiệu quả của tác động đã được thực hiện đối với lớp TN.
+ Kiểm định sự sai khác giữa điểm trung bình cộng của các bài kiểm
tra ở cùng một nhóm ĐC hoặc TN
Vì điểm số của nhóm ĐC và TN là dữ liệu liên tục. Do đó, để kiểm chứng ý nghĩa
của sự chênh lệch điểm trung bình các bài kiểm tra trong cùng một nhóm ĐC hoặc
TN, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test theo cặp (thủ tục Analyze/Compare
Mean/Paired Sample T-test trong SPSS) để kiểm định.
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định sự sai khác về điểm trung bình cộng
giữa các bài kiểm tra của cùng một nhóm ĐC hoặc TN
Bậc tự Giá trị p

Nhóm/Cặp
Sktb
t
do (df) (2 phía)
ĐC
KT2 – KT1
0,173 1,375
103
0,177
(N=104)
KT3 – KT2
0,149 1,17
103
0,24
TN
KT2 – KT1
0,245 4,465
104
0,000
(N=105)
KT3 – KT2
0,248 2,398
104
0,021
Dựa trên giá trị p (2 phía), có thể kết luận: Sự sai khác ở nhóm ĐC không có
ý nghĩa (p>0,05); Sự sai khác ở nhóm TN có ý nghĩa (p<0.05). Điều này, chứng tỏ
sự tác động ở nhóm TN là có giá trị.
3.4.1.2. Mức độ thành thạo kĩ năng soạn bài thành phần
- Cách tiến hành



21

+ Sau khi học lý thuyết, chúng tôi tổ chức hoạt động thực hành, yêu cầu SV
hoàn thành yêu cầu của bài kiểm tra, thời gian hoàn thành cho từng bài kiểm tra
là 20 phút. Sau đây là ví dụ:
1/ Xác định mục tiêu bài học.
2/ Xác định cấu trúc logic nội dung
3/ Thiết kế hoạt động học tập

Xác định mục tiêu bài 8 – Tế bào nhân thực – Sinh học 10.
Cấu trúc nội dung chi tiết cho bài 11 – Vận chuyển các chất qua màng – Sinh
học 10.
Đề xuất ba cách tổ chức hoạt động cho bài 16 – Hô hấp tế bào

Sau khi kết thúc buổi thực hành, tiến hành thu bài làm của SV dựa trên các tiêu
chí đánh giá từng kĩ năng soạn bài. Với mỗi kĩ năng soạn bài thành phần đều quy đổi
điểm số tối đa là 10. Dựa trên điểm số thu được để xếp loại mức độ đạt được của các
kĩ năng thành các hạng mục: Yếu, trung bình, khá, giỏi. Kí hiệu điểm số kiểm tra quá
trình kĩ năng xác định mục tiêu bài học, kĩ năng xác định cấu trúc nội dung và kĩ
năng thiết hế hoạt động học tập lần lượt là: QTMT, QTCTND, QTHDHT.
+ Từ ba bài soạn tổng hợp, tách riêng điểm số của từng kĩ năng soạn bài
thành phần, quy đổi điểm từng kĩ năng sang thang điểm 10 sau đó xếp thành các
hạng mục: Yếu, trung bình, khá, giỏi.
- Kết quả
Kết quả thống kê số liệu tổng hợp, so sánh giữa các nhóm ĐC và TN về ba kĩ
năng soạn bài cho thấy càng ở các bài kiểm tra ở thời điểm sau, điểm kiểm tra ở lớp
TN, tỉ lệ SV đạt được mức độ Khá và Giỏi của kĩ năng xác định mục tiêu bài học, kĩ
năng xác định cấu trúc nội dung, kĩ năng thiết kế hoạt động học tập ngày càng tăng,
tỉ lệ SV có kĩ năng đó ở mức Trung bình và Yếu ngày càng giảm so với lớp ĐC.

Vì mức độ đạt được của từng kĩ năng soạn bài được phân chia theo các hạng
mục (Yếu, Trung bình, Khá và Giỏi) là các dữ liệu rời rạc nên chúng tôi tiếp tục sử
dụng phép kiểm chứng Khi - bình phương (Chi-square test) để kiểm định sự chênh
lệch về các mức độ đạt được của kĩ năng này giữa hai nhóm ĐC và TN là ngẫu
nhiên hay không? Nói cách khác, kiểm định sự chênh lệch này có thực sự do hiệu quả
của việc rèn kĩ năng trong dạy học phần LLDHSH như trong quy trình đề xuất hay
không? (thủ tụcAnalyze/Deivescrip Statistics/Crosstabs) (bảng 3.13, 3.14, 3.15).
Bảng 3.13. Kết quả kiểm định Khi - bình phương (X 2) sự sai khác giữa các mức độ
của kĩ năng xác định mục tiêu bài học ở nhóm ĐC và nhóm TN
Bài kiểm tra
X2
Bậc tự do (df)
Giá trị p
QTMT
52,821
3
0,000
1
16,258
3
0,001
2
2,894
3
0,005
3
19,141
3
0,000
Bảng 3.14. Kết quả kiểm định Khi - bình phương (X2) sự sai khác giữa các mức độ

của kĩ năng xác định cấu trúc nội dung bài học ở nhóm ĐC và nhóm TN
Bài kiểm tra
X2
Bậc tự do (df)
Giá trị p
QTCTND
52,821
3
0,000


22

1
8,403
2
0,015
2
15,252
2
0,000
3
26,241
3
0,000
2
Bảng 3.15. Kết quả kiểm định Khi - bình phương (X ) sự sai khác giữa các mức độ
của kĩ năng thiết kế hoạt động học tập ở nhóm ĐC và nhóm TN
Bài kiểm tra
X2

Bậc tự do (df)
Giá trị p
QTHDHT
75,533
3
0,000
1
55,367
3
0,000
2
54,938
3
0,000
3
25,266
3
0,000
2
Qua bảng số liệu 3.14, 3.15, 3.16. cho thấy, trị số thống kê X lớn, các giá trị p
đều nhỏ hơn 0,05 (p<0,05), do vậy kết quả có ý nghĩa thống kê. Như vậy, trong năm
kĩ năng soạn bài thành phần, kĩ năng có mức độ tiến bộ nhanh nhất đó là: Kĩ năng
thiết kế hoạt động học tập, kĩ năng xác định mục tiêu bài học, kĩ năng xác định cấu
trúc nội dung bài học, trong đó kĩ năng xác định cấu trúc nội dung bài học có mức
độ ổn định khá cao giữa các kiểm lần tra. Kĩ năng có mức độ tiến bộ chậm là: Kĩ
năng lựa chọn phương tiện – PPDH và kĩ năng thiết kế câu hỏi kiểm tra – đánh giá.

B

iểu đồ 3.10. Mức độ phát triển của kĩ năng soạn bài cơ bản của nhóm TN

3.4.2. Phân tích kết quả dữ liệu về mặt định tính
3.4.2.1. Sự phát triển các kĩ năng soạn bài được rèn luyện
1) Đối với kĩ năng xác định mục tiêu bài học. Đây là kĩ năng có sự chuyển
biến nhanh chóng. Sự thay đổi bắt đầu từ việc SV nắm vững hình thức, bố cục
trình bày của mục tiêu đến tuân thủ các quy tắc xác định mục tiêu bài học.
hình“. Ở bài kiểm tra số 1, sự lựa chọn động từ còn khá đơn điệu, đến bài kiểm
tra số 2, bài kiểm tra số 3 khả năng lựa chọ các động từ diễn đạt ngày càng đa
dạng, chính xác, mức độ mục tiêu bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng và nội
dung bài học ngày càng cao.


23

2) Đối với kĩ năng xác định cấu trúc nội dung bài học. Đây là kĩ năng có điểm
xuất phát ngang nhau ở lớp ĐC và TN. Phần lớn cả lớp ĐC và TN đều xác định
mạch kiến thức chính của bài học dựa trên kết cấu SGK do vậy xác định cấu trúc
nội dung tương đối ổn định và khá đồng đều ở 2 nhóm ĐC và TN. Tuy vậy, để đánh
giá được cấu trúc nội dung trong SGK, đề ra cấu trúc nội dung mới hoặc chi tiết
hóa nội dung bài học thì không phải là đơn giản. Ở nhóm ĐC, kiến thức bài học
đưa vào bị quá tải, kiến thức cần trình bày ngắn gọn SV lại đưa vào bài học dài
dòng, cồng kềnh; kiến thức hiện đại, liên hệ thực tế thì trình bày rất hạn chế. Ở
nhóm TN, ngoài kết cấu nội dung thông thường như trong SGK, nội dung đưa vào
bài học vừa phải, phù hợp, có SV còn đề xuất kết cấu logic nội dung mới.
3) Đối với kĩ năng lựa chọn phương tiện và PPDH. Đây là kĩ năng có mức độ
tăng nhanh đều ở các nhóm khá, tuy vậy tỉ lệ nhóm giỏi tăng không nhanh băng kĩ
năng xác định mục tiêu bài học và kĩ năng xác định cấu trúc nội dung. Ở lớp TN
phải đến bài kiểm tra số 2 việc lựa chọnPPDH mới có sự chuyển biến đáng kể, tăng
dần các phương pháp phát huy tính tích cực của HS.
4) Đối với kĩ năng thiết kế câu hỏi kiểm tra – đánh giá. Đây là kĩ năng có
mức độ tăng không nhanh ở cả hai nhóm TN và nhóm ĐC. Trong nhóm TN mức

độ SV sử dụng nhuần nhuyễn kĩ năng này còn hạn chế. Ở lớp TN, SV có ý thức
đặt các câu hỏi bám sát mục tiêu bài học, các cấp độ tư duy thể hiện qua câu
hỏi đa dạng hơn lớp ĐC, câu hỏi được sắp xếp hạn chế hơn. Thiết kế câu hỏi là
một kĩ năng phức tạp, đặc biệt là với SV, mức độ nắm vẵng mạch kiến thức nội
dung môn học đang còn hạn chế. Do vậy, kĩ năng thiế t kế câu hỏi, câu hỏi ở mức
độ tư duy bậc cao đỏi hỏi SV cần có thêm nhiều thời gian luyện tập ở các học
phần PPDH cụ thể.
5) Đối với kĩ năng thiết kế hoạt động học tập. Đây là kĩ năng có mức độ phát
triển nhanh nhất. Ở lớp TN, SV đề xuất rất nhiều ý tưởng tổ chức hoạt động học
tập như thực hiện các trò chơi, làm các thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực
hoạt động của HS.
3.4.2.2. Thái độ chủ động tham gia thảo luận của SV trong khi giải quyết bài tập thực tiễn.
Theo quan sát, chúng tôi thấy rằng khi cùng đưa ra bài tập thực tiễn để giải
quyết, các nhóm SV lớp ĐC thường e dè khi đưa ra các ý kiến; số lượng, chất lượng
các ý kiến đóng góp mới, xác đáng rất hạn chế. Ở lớp TN, SV hăng hái tham gia
thảo luận, SV đưa ra nhiều ý kiến tranh luận, không ngần ngại góp ý cho nhóm bạn
cũng như sẵn sàng tiếp thu kiến kiến phản hồi cho nhóm của mình.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã
giải quyết các nhiệm vụ sau:
1. Dựa trên việc phân tích cơ sở lí luận, chúng tôi đã xác định được khái niệm tư liệu
thực tiễn, khái niệm bài tập thực tiễn. Tư liệu thực tiễn có nguồn gốc từ thực tế
dạy học, được chia thành hai dạng: tư liệu văn bản và tư liệu kĩ thuật số. Tư liệu


24

2.


3.

4.

5.

1.

thực tiễn dùng để biên soạn bài tập cần đáp ứng tiêu chuẩn về hình thức và nội
dung biểu đạt. Bài tập thực tiễn dạy học có bản chất là bài tập tình huống, trong
đó tình huống của bài tập được trích từ tư liệu thực tiễn. Bài tập thực tiễn là công
cụ – phương tiện tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học, tham gia vào nhiều bước
trong quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học,
Dựa trên phân tích vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung học phần LLDHSH; các bước
chuẩn bị bài soạn và thực trạng kĩ năng soạn bài SV còn hạn chế chúng tôi xác
định có năm dạng bài tập thực tiễn cần rèn luyện cho SV thông qua học phần
LLDHSH, bao gồm: 1) Bài tập thực tiễn rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học; 2)
Bài tập thực tiễn rèn kĩ năng phân tích cấu trúc nội dung bài học; 3) Bài tập thực tiễn
rèn kĩ năng lựa chọn PPDH – PTDH; 4) Bài tập thực tiễn rèn kĩ năng thiết kế hoạt
động học tập; 5) Bài tập thực tiễn rèn kĩ năng thiết kế câu hỏi kiểm tra – đánh giá.
Thông qua nghiên cứu các vấn đề về tư liệu thực tiễn, chúng tôi đề xuất quy trình
xây dựng ngân hàng tư liệu cho học phần LLDHSH gồm các bước: 1) Đề xuất dạng
tư liệu tương ứng với nội dung học phần LLDHSH; 2) Thu thập tư liệu thực tiễn; 3)
Biên tập tư liệu thực tiễn; 4) Sắp xếp tư liệu thực tiễn. Các tư liệu được phân loại,
sắp xếp theo hệ thống kĩ năng dạy học cần rèn luyện. Ngân hàng tư liệu chứa 77 tư
liệu, trong đó có 13 tư liệu văn bản (3 ví dụ, 10 phản ví dụ) và 64 tư liệu kĩ thuật số
(38 ví dụ, 26 phản ví dụ).
Dựa trên phân tích cấu trúc của bài tập thực tiễn, yêu cầu của bài tập thực tiễn,
chúng tôi đề xuất quy trình biên soạn bài tập thực tiễn gồm các bước: 1) Xác định
mục tiêu bài tập cần xây dựng; 2) Lựa chọn tư liệu từ hệ thống tư liệu; 3) Thiết lập

mối quan hệ cấu trúc của bài tập; 3) Diễn đạt bài tập; 4) Đánh giá và hoàn thiện
bài tập. Hệ thống bài tập thực tiễn gồm 28 bài tập, được chia thành năm nhóm,
tương ứng với năm kĩ năng soạn bài cần rèn luyện thông qua học phần LLDHSH.
Từ bài tập thực tiễn đã xây dựng, chúng tôi thiết lập quy trình sử dụng bài tập
thực tiễn vào tổ chức dạy học học phần LLDHSH để rèn luyện kĩ năng soạn bài gồm
các bước: 1) Giảng viên giao bài tập; 2) SV thảo luận nhóm, giải bài tập; 3) SV báo
cáo kết quả thảo luận; 4) Giảng viên chính xác hóa kiến thức; 5) Giảng viên giao
thêm bài tập (nếu cần). Bài tập thực tiễn được sử dụng linh hoạt ở hai thời điểm:
dạy lý thuyết trên lớp và dạy thực hành tương ứng với các bước trong quy trình
rèn luyện kĩ năng dạy học.
6. Thực nghiệm sư phạm đã khẳng định hiệu quả của quy trình tổ chức dạy
học học phần LLDHSH bằng bài tập thực tiễn mà luận án đã đề xuất, phù hợp với
giả thuyết khoa học đã đặt ra từ ban đầu.
II. Đề nghị
Thay đổi thời điểm nghiên cứu học phần LLDHSH sang học kì 5 tạo điều kiện thuận
lợi cho SV rèn luyện kĩ năng soạn bài nâng caoở học phần PPDH cụ thể.


25
2. Sắp xếp số lượng SV phù hợp/lớp tạo điều kiện cho từng SV có cơ hội vận dụng

thực hành kĩ năng nhiều lần, giảng viên quan tâm đến từng SV dễ dàng hơn.
3. Tiếp tục triển khai TN quy trình tổ chức dạy học học phần LLDHSH bằng bài tập
thực tiễn trong các trường Đại học sư phạm cả nước.
4. Tiếp tục vận dụng quy trình thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn rèn luyện kĩ năng
tìm hiểu HS, kĩ năng tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất.
5. Tiếp tục vận dụng quy trình thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn vào dạy học các
học phần PPDH cụ thể.



×