Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

khám phá cái tôi trong thơ tình vận động từ sự chuẩn mực, cổ điển tới sự phá vỡ truyền thống và mở ra những cách tân táo bạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.8 KB, 16 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lựa chọn đề tài Sự vận động của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ
( từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư) cho
Khóa luận của mình, chúng tôi xuất phát từ những lí do sau:
Thứ nhất, thơ tình là địa hạt hấp dẫn đối với các nhà thơ ở mọi thời đại. Tình
yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của con người và là nguồn đề tài bất
tận của thi ca. Đặc biệt, các nhà thơ nữ với sự nhạy cảm riêng mang đặc trưng phái
tính luôn có cách cảm nhận và thể hiện tình yêu trong thơ rất đặc biệt.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, có thể nói, không thời kì nào thiếu vắng
mảng sáng tác về đề tài tình yêu. Những vần thơ tình đằm thắm, ngọt ngào được cất
lên từ những bài ca dao, dân ca và không ngừng được kế thừa, tiếp nối qua các thế
hệ nhà thơ thời kì trung đại. Nhưng phải đến thế kỉ XX, thơ tình mới được phát triển
một cách thực sự sâu rộng trong nền thơ dân tộc với những tên tuổi như Tản Đà,
Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử,… Từ những năm 60 của thế kỉ này, hàng
loạt các nhà thơ trẻ xuất hiện, trong đó chiếm số lượng không nhỏ là các cây bút nữ
như Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ, Anh Thơ, Vân
Đài… đã đem đến cho thơ ca nhiều tiếng nói trẻ trung, sôi nổi, đầy ắp những trải
nghiệm về con người, cuộc sống . Đặc biệt, từ năm 1986, sự nghiệp Đổi mới diễn ra
trên mọi cấp độ đã làm thay đổi diện mạo đất nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư
tưởng tình cảm và tư duy sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ cũng như của các văn
nghệ sĩ nói chung. Thơ mang một diện mạo mới và thể hiện một tầm nhìn mới.
Riêng trong mảng thơ tình, sự xuất hiện của các nhà thơ đương đại như Lê Đạt,
Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh,… đã nhanh chóng thu hút được sự
chú ý của công chúng cũng như giới nghiên cứu, phê bình bởi những tìm tòi táo bạo
theo hướng hiện đại, đi sâu vào vấn đề bản thể con người với “khát vọng thành
thực”.
Thứ hai, trong nền thơ hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh (1948-1988) là một
gương mặt tiêu biểu. Lại Nguyên Ân từng nói: “ Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương qua




2

các chặng đường phát triển, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới thấy lại được một
nữ sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể
như vậy, dồi dào và phong phú như vậy”. Mảng thơ viết về đề tài tình yêu, hạnh
phúc của Xuân Quỳnh ngay từ khi ra đời đã thu hút dược sự chú ý của giới nghiên
cứu, phê bình văn học. Mảng thơ này thể hiện khá rõ nét “tính cổ điển” của thơ Việt
Nam thời kì trước Đổi mới. Trải qua những năm tháng sống và viết, yêu thương và
lao động nghệ thuật hết mình, chị đã để lại những vần thơ tình thể hiện tiếng nói rất
riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, nhân hậu, đầy nữ tính.
Viết về thơ tình trong thời kỳ này cũng phải kể đến nhà thơ nữ Phan Thị
Thanh Nhàn (sinh 1943). Chị làm thơ từ rất sớm, đầu những năm 60 đã có thơ đăng
báo. Ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Phan Thị Thanh Nhàn đã để lại những
dấu ấn khó phai trong lòng độc giả bởi tiếng thơ trữ tình duyên dáng mà ý nhị, kín
đáo. Đặc biệt ở mảng thơ tình, chị đã góp một tiếng nói quan trọng vào khát vọng
yêu, khát vọng hạnh phúc muôn đời của phụ nữ. Đặng Tương Như có lần phát biểu:
“Đọc thơ tình Phan Thị Thanh Nhàn thấy hiện lên một phụ nữ yêu hết mình với một
tình yêu không đòi hỏi đền đáp, bao giờ cũng lặng lẽ hiến dâng, một tình yêu luôn
giày vò, khắc khoải nhưng không bao giờ phản kháng và oán trách”.
Thứ ba, Vi Thùy Linh (1980) là một trong những hiện tượng gây tranh cãi
nhiều nhất của văn học đương đại. Xuất hiện trên thi đàn từ những năm cuối của thế
kỉ XX, cùng với các cây bút nữ khác như Phan Huyền Thư, Nguyễn Bảo Chân, Lê
Thị Mĩ Ý,… Sáng tác của Vi Thùy Linh nói chung và mảng thơ tình của chị nói
riêng đã mang lại nhiều cái lạ, phù hợp với tôn chỉ của các nhà thơ trẻ là: sáng tác
chỉ cần có cái lạ là thành công. Vi Thùy Linh thuộc mẫu nhà thơ “nổi loạn”, đòi
chống lại sự tập thể hóa và đề cao cái “tôi” cá nhân trong thơ. Nhưng sự “nổi loạn”
đó đôi khi rơi vào cực đoan. Ở mảng thơ tình, người đọc nhận thấy rất rõ sự khác
biệt sâu sắc trong cách cảm, cách viết của chị so với thế hệ của Xuân Quỳnh, Phan

Thị Thanh Nhàn (mặc dù, khoảng cách thế hệ, thời gian giữa các tác giả này chưa
phải là lớn).


3

Thứ nữa là Phan Huyền Thư (sinh 1972), một nhà thơ nữ đương đại cũng
“đình đám” không kém và được xem là một gương mặt thơ nổi loạn và
phá cách.
Sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật, mẹ là nghệ sĩ ưu tú Thanh Hoa, bố
là nhạc sỹ Phan Lạc Hoa, Phan Huyền Thư phần nào được thừa hưởng gen nghệ
thuật của những người sinh thành. Và đối với chị, thơ tình là tiếng nói của kẻ thất
tình, của người chưa được thoả mãn ái tình cho nên người ta có quyền đòi hỏi và
bày tỏ những gì người ta muốn cho dù điên hay tỉnh, kiềm chế hay bức xúc, tinh tế
hay nồng nàn...
Thứ tư, đặt các bài thơ viết về tình yêu của các tác giả này cạnh nhau, độc giả
sẽ thấy được xu hướng vận động của văn học Việt Nam nói chung và của thơ ca
Việt Nam đương đại nói riêng. Có thể nói, so với thế hệ của Xuân Quỳnh, Phan Thị
Thanh Nhàn thì thế hệ của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư đã rẽ sang một hướng
khác. Trong bước đi mới đó, vấn đề cần được nhận thức một cách rõ ràng, khách
quan là: thơ của lớp trẻ, thế hệ sau đã có những mặt kế thừa, phát huy được giá trị
truyền thống, tạo đà cho những đổi mới, cách tân theo hướng tích cực; nhưng bên
cạnh đó, có những phương diện “thoái lui”, đi quá giới hạn của những chuẩn mực
thẩm mĩ, đạo đức xã hội và tâm lí tiếp nhận của phần đông người Việt.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, khi lựa chọn mảng thơ tình của Xuân Quỳnh,
Phan Thị Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư làm đối tượng khảo sát,
nghiên cứu, chúng tôi hoàn toàn không có chủ đích coi đó là hai “cái mốc” trong sự
vận động của thơ tình các tác giả nữ trong văn học Việt Nam hiện đại. Sở dĩ chúng
tôi lựa chọn sáng tác của bốn nhà thơ này bởi chúng tiêu biểu cho “hai dòng phong
cách, xu hướng lớn” của việc sáng tác thơ tình ở hai thời kì: trước và sau Đổi mới.

Từ đó, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng, từ “điểm” để nhìn ra “diện”, từ
những trường hợp, hiện tượng cụ thể để đi đến những nhận định khái quát, rút ra
những bài học về sự vận động của thơ ca Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


4

Ở đây, chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh thành hai
giai đoạn lớn: trước và sau 1988.
-

Giai đoạn trước năm 1988

Qua tìm hiểu, chúng tôi có thống kê được một số bài viết tiêu biểu:
Tên bài viết
Xuân Quỳnh - Một chồi
thơ sắc biếc
Thơ Xuân Quỳnh
Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh
Ý thức về thời gian, cảm

Tác giả và nguồn tư liệu
Chu Nga, Tạp chí Văn học, số 01/1973
Thiếu Mai, Tạp chí Văn học, số 01/1983
Nguyễn Xuân Nam, trích trong Thơ, tìm hiểu và
thưởng thức, Nxb Khoa học Xã hội, 1984
Vương Trí Nhàn, trích Bước đầu đến với văn học,

giác về hạnh phúc

Nxb Tác phẩm mới, 1986
- Giai đoạn sau năm 1988
Các công trình, bài viết đã được triển khai, tiến hành ở nhiều cấp độ và trên
nhiều bình diện khác nhau. Có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu như sau:
Tên công trình
Tên tác giả và nguồn tư liệu
Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh Nhiều tác giả, Hội Văn học Nghệ thuật Đà
gửi lại
Nẵng, 1989
Xuân Quỳnh - Một nửa cuộc
Đông Mai, Nxb Khoa học Xã hội, 1995
đời tôi
Vân Long (sưu tầm và tuyển chọn), Nxb Văn
Xuân Quỳnh - Thơ và đời
học, 1998
Xuân Quỳnh - Một giọng thơ Trích trong Đối thoại văn chương, Nguyễn Thị
tình ám ảnh
Minh Thái, Nxb Hội Nhà văn, 1999
Nữ sĩ Xuân Quỳnh - Cuộc đời Ngân Hà (tuyển chọn và biên soạn), Nxb Văn
để lại
hóa Thông tin, 2001
Đối với Phan Thị Thanh Nhàn, lâu nay việc nghiên cứu về thơ của chị còn rất
hạn chế, dường như chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chất chuyên biệt
mà mới chỉ dừng lại ở những loại bài phân tích về từng bài thơ và loại bài tìm hiểu,
nghiên cứu về cả tập thơ, giai đoạn thơ.
Trong bài “ Tháng giêng hai – tập thơ của Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Thị
Minh Khanh, Thúy Bắc” tác giả Phong Vũ đã phát hiện ở thơ Phan Thị Thanh Nhàn


5


“sự nhạy cảm, tế nhị và duyên dáng”. Song, dẫu có đôi nét thùy mị, dễ thương,
nhưng nhìn chung “thơ chị vẫn quá nhẹ nhõm”. Mãi đến khi ba bài thơ Hương
thầm, Xóm đê, Bản mới được giải nhì cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 –
1970, thì Phan Thị Thanh Nhàn mới tạo được tình cảm trong giới văn nghệ sỹ và để
lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng đông đảo độc giả. Nhà thơ Xuân Diệu, trong bài phát
biểu nhân kết thúc cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1969 – 1970 đã dành cho Thanh
Nhàn nhiều lời khen tặng.
Vi Thùy Linh ngay từ những bài thơ đầu tay của chị đã tạo ra những luồng dư
luận rất khác nhau, thậm chí trái chiều nhau gay gắt, “người khen thì cổ vũ hết lời
mà người chê thì cũng bầm dập đến điều”. Việc tìm hiểu về thơ Vi Thùy Linh mới
chỉ dừng lại ở mức độ các bài viết mang tính nhận định, đánh giá chung về một số
phương diện trong sáng tác của chị (như vấn đề bản năng, chất libido,…) được đăng
tải trên các báo, tạp chí và các trang mạng. Bên cạnh đó, những ý kiến bàn luận về
thơ Vi Thùy Linh cũng xuất hiện rải rác trong một số bài viết đánh giá tổng quan về
thơ Việt Nam từ sau năm 1986 hoặc về đội ngũ các nhà thơ nữ đương đại. Chúng
tôi có thống kê một số bài viết nổi bật như sau:
Tên bài viết
Hiện tượng Vi Thùy Linh

Tác giả, nguồn tư liệu
Nguyễn Huy Thiệp, trích Giăng lưới bắt chim, Nxb

Hội Nhà văn, 2006
Vi Thùy Linh - Nhục cảm Thụy Khuê, nguồn
sáng tạo
/>Thơ Vi Thùy Linh - Một Nguyễn Thụy Kha, báo Người Hà Nội, số 08/ 2001
khát vọng trẻ
Với Phan Huyền Thư, cũng giống như Vi Thùy Linh, việc tìm hiểu về thơ chị
cũng chỉ dừng lại ở những bài viết theo nhận định, đánh giá chung hoặc những bài

phỏng vấn trên các báo và tạp chí, internet. Viết về tình yêu, về chuyện chăn gối
thời nào cũng có, nhưng để tình dục bước chân mạnh mẽ vào văn chương thì phải
tìm ở ngôn ngữ thơ ca hiện đại. Phan Huyền Thư diễn đạt những chuyện đó bằng
nghệ thuật thi ca ở cấp độ ứng xử văn hóa giữa người với người, khiến tự nhiên nó
có một vẻ đẹp riêng, một vẻ nhân văn riêng.


6

Chúng tôi cũng xin được thống kê một số bài viết nổi bật như sau:
Tên bài viết
Tác giả, nguồn tư liệu
Thơ Phan Huyền Thư – nằm Nguyễn Thụy Kha, Tạp chí Sông Hương, số
nghiêng về cách tân
Xin đừng làm chữ của tôi đau

168, tháng 2
Nguyễn Huy Thiệp, trích Giăng lưới bắt

chim, Nxb Hội Nhà văn, 2006
Nhà thơ Phan Huyền Thư- người Hà Thanh Vân, nguồn
nối dài sự sống cho chữ (phỏng

www.tienve.org/home/authors

vấn)
3. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, thấy được những điểm tương đồng, gặp gỡ trong cách thức cảm
nhận, thể hiện và viết về tình yêu của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Vi
Thùy Linh, Phan Huyền Thư

Thứ hai, thấy được sự khác biệt giữa thơ tình Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh
Nhàn và thơ tình Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư tìm ra những phương diện kế
thừa, phát triển cũng như những mặt hạn chế, thoái lui của thơ tình Vi Thùy Linh,
Phan Huyền Thư
Thứ ba, qua sự khảo sát, so sánh đó để hình dung được một cách khách quan
hơn về xu hướng vận động, “diễn biến” của thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung và
của thơ tình các tác giả nữ nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Tìm hiểu đề tài trên, luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu, khám phá cái
“tôi” trong thơ tình vận động từ sự chuẩn mực, cổ điển tới sự phá vỡ truyền thống
và mở ra những cách tân táo bạo.
3.2. Mỗi một sáng tác thơ nhất là thơ tình thì đều bắt nguồn từ những cảm
xúc lớn. Vậy nhiệm vụ nữa của luận văn là phải đi sâu tìm hiểu những cảm xúc lớn
để tạo thành những áng thơ tình ghi dấu ấn của mỗi nhà thơ.
3.3. Các hình tượng nghệ thuật nói trên tất yếu phải được thể hiện ra bằng
văn bản ngôn từ. Bởi vậy nhiệm vụ nữa không kém phần quan trọng mà luận văn


7

đặt ra để giải quyết là: nghiên cứu những phương thức, phương tiện tiêu biểu, đặc
sắc trong thơ của bốn nhà thơ nữ - tiêu biểu cho hai thời đại.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thơ Xuân Quỳnh: Các tác phẩm chính: Chồi biếc; Hoa dọc chiến hào; Gió Lào
cát trắng; Lời ru trên mặt đất; Sân ga chiều em đi; Tự hát; Thơ viết tặng anh; Hoa
cỏ may
Thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Các tác phẩm chính: Tháng giêng hai; Hương
thầm; Chân dung người chiến thắng; Bông hoa không tặng; Nghiêng về anh
Thơ Vi Thùy Linh: Các tác phẩm chính: Khát; Linh; Đồng tử; Vili in love; Phim
đôi – Tình tự chậm

Thơ Phan Huyền Thư: Các tác phẩm chính: Nằm nghiêng; Rỗng ngực
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp tiếp cận liên văn bản
- Phương pháp thi pháp học
7. Dự kiến đóng góp mới:
Thực hiện các nhiệm vụ trên luận văn sẽ làm nổi bật được những nét đặc sắc
của thơ tình Việt Nam qua hai thế hệ nhà thơ nữ. Kết quả của luận văn khẳng
định bản sắc riêng độc đáo của từng ngòi bút, mặt khác thấy được sự tương
đồng, gặp gỡ trong cách thức cảm nhận và thể hiện về tình yêu của bốn nhà thơ
nữ. Và cuối cùng là qua sự khảo sát, so sánh thấy được xu hướng vận động, diễn
biến của thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung và của thơ tình các tác giả nữ nói
riêng.
8. Cấu trúc Luận văn:

Chương 1: Từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thùy Linh, Phan
Huyền Thư – cái tôi trong thơ tình vận động từ chuẩn mực cổ điển tới sự phá vỡ
truyền thống và mở ra những cách tân táo bạo.
Chương 2: Những cảm hứng lớn khi viết về tình yêu trong thơ tình của hai thế
hệ nhà thơ nữ.


8

Chương 3: Nét độc đáo về nghệ thuật biểu hiện trong thơ tình của Xuân Quỳnh,
Phan Thị Thanh Nhàn và Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:

TỪ XUÂN QUỲNH, PHAN THỊ THANH NHÀN TỚI VI THÙY LINH,
PHAN HUYỀN THƯ- CÁI “TÔI” TRONG THƠ TÌNH VẬN ĐỘNG TỪ
CHUẨN MỰC CỔ ĐIỂN TỚI SỰ PHÁ VỠ TRUYỀN THỐNG VÀ MỞ RA
NHỮNG CÁCH TÂN TÁO BẠO
1.1. Sự thống nhất về cách thức thể hiện cái “tôi” trong thơ tình suốt hành
trình sáng tạo từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thùy Linh, Phan
Huyền Thư


9

1.1.1.

Cái “tôi” nồng nàn, đắm say, khát khao yêu thương, hạnh phúc mà

1.1.2.

luôn sẵn sàng hi sinh, dâng hiến cho tình yêu
Cái “tôi” mạnh mẽ, quyết liệt, chủ động và rất “hiện đại” trong

1.1.3.
1.1.4.

tình yêu
Cái “tôi” mang nhiều dự cảm, lo âu trong tình yêu
Cái “tôi” xót xa, ngậm ngùi cho những thiệt thòi mà phái nữ

thường phải chịu đựng trong tình yêu
1.2. Cái “tôi” trong thơ tình Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn - một cái “tôi” tiêu
biểu cho tính truyền thống, chất cổ điển của thơ nữ thời kì từ kháng chiến chống Mĩ

đến trước Đổi mới
1.2.1. Cái “tôi” luôn ngập tràn tình yêu thương, lòng vị tha, tinh thần trách
nhiệm, sẵn sàng dâng hiến tất cả cho tình yêu, hạnh phúc đời thường
1.2.2. Cái “tôi” dù rất táo bạo, chủ động, hiện đại trong tình yêu nhưng vẫn
luôn giữ được sự nhuần nhị, nữ tính, truyền thống
1.3. Cái “tôi” trong thơ tình Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư - một cái “tôi” phá
vỡ truyền thống, mở ra những cách tân táo bạo
1.3.1. Cái “tôi” thể hiện khát khao khoái cảm trực diện, cháy bỏng
1.3.2. Cái “tôi” mang khát vọng về sự bình đẳng và sự hòa hợp tự do,
khoáng đạt trong tình yêu
1.3.3. Cái “tôi” mang quan niệm vấn đề thân xác như là sự hiện hữu
thường trực, một yếu tố tất yếu trong tình yêu
.
CHƯƠNG 2:
NHỮNG CẢM HỨNG LỚN KHI VIẾT VỀ TÌNH YÊU
TRONG THƠ TÌNH CỦA HAI THẾ HỆ NHÀ THƠ NỮ
2.1.

Viết về một niềm khát khao “yêu và được yêu”, một trái tim sẵn sàng

“cho đi và nhận lại” bằng cái nhìn mang thiên tính nữ - sợi dây xuyên suốt
hành trình sáng tạo thơ tình từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi
Thùy Linh, Phan Huyền Thư
2.2. Những cảm hứng lớn khi viết về tình yêu trong thơ tình Xuân Quỳnh,
Phan Thị Thanh Nhàn
2.2.1. Viết về Anh - “người vĩ đại của đời em”
2.2.2. Sống giữa hạnh phúc nhưng trái tim nhạy cảm vẫn không thôi
những khắc khoải, lo âu về sự tan vỡ của tình yêu



10

2.3. Những cảm hứng lớn khi viết về tình yêu trong thơ tình Vi Thùy Linh,
Phan Huyền Thư
2.3.1. Viết về “Anh” - một khách thể lạnh lùng và có phần mơ hồ, đối
2.3.2.

tượng thỏa mãn khát vọng yêu mãnh liệt đến cuồng si
Viết về nỗi đau bị phụ bạc, những ám ảnh trong tình yêu và sự kết

2.3.3.

hợp trong thơ nỗi đau của tình yêu và nỗi đau của sự sáng tạo
Sự tô đậm cái “tôi” tính nữ hay là cuộc trở về của tính nữ vĩnh cửu

CHƯƠNG 3:
NÉT ĐỘC ĐÁO VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG THƠ TÌNH CỦA
XUÂN QUỲNH, PHAN THỊ THANH NHÀN VÀ VI THÙY LINH, PHAN
HUYỀN THƯ
3.1.

Hình ảnh và hệ biểu tượng
3.1.1. Hình ảnh và hệ biểu tượng trong thơ tình Xuân Quỳnh, Phan Thị
Thanh Nhàn - sự sáng tạo trên cơ sở tiếp nối và phát huy cao độ
những lớp ý nghĩa truyền thống
3.1.1.1. Hình ảnh con sóng - bờ xa, thuyền - biển, trời- đất, núi- biển biểu
tượng của khát vọng tình yêu, ước mơ hạnh phúc và sự thủy chung
trong tình yêu
3.1.1.2. Hình ảnh con tàu, hoa và cỏ dại - biểu trưng của nỗi nhớ, những dự cảm
và cách hình dung ý nhị về thân phận người phụ nữ trong tình yêu

3.1.1.3. Hình ảnh trái tim và bàn tay - biểu tượng của sự hi sinh, dâng hiến,
sẻ chia và ước mong được che chở, ước vọng về sự gắn bó trong tình
3.1.2.

yêu
Hình ảnh và hệ biểu tượng trong thơ tình Vi Thùy Linh, Phan
Huyền Thư - sự sáng tạo trên định hướng phá vỡ những mẫu gốc

truyền thống
3.1.2.1. Biểu tượng Đất, Nước, Đêm cùng những biến thể của nó
3.1.2.2. Sự phá vỡ mẫu gốc trong một số biểu tượng khác về tình yêu
3.2. Ngôn ngữ
3.2.1. Ngôn ngữ trong thơ tình Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn - thứ
ngôn ngữ chân thành, giản dị của tình yêu
3.2.1.1. Ngôn ngữ tự nhiên, đằm thắm, mang hơi thở của cuộc sống, tình yêu
3.2.1.2. Một số cách thức tổ chức ngôn ngữ trong thơ tình Xuân Quỳnh, Phan
Thị Thanh Nhàn


11

3.2.1.2.1.
Kiểu đối thoại, câu kể, liệt kê
3.2.1.2.2.
Lối xưng hô
3.2.2. Ngôn ngữ trong thơ tình Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư - thứ ngôn
ngữ đầy phá cách táo bạo nhằm bộc lộ khát vọng tình yêu luôn thường
trực, bùng cháy
3.2.2.1. Sự “trương nở” ngôn từ
3.2.2.2. Lớp ngôn ngữ thể hiện ý thức phái tính và ghi dấu bản thể - nữ

3.2.2.3. “Nữ hóa” hình ảnh như là cách thức mở rộng ngôn từ mang bản tính nữ
3.3. Thời gian và không gian
3.3.1. Thời gian
3.3.1.1. Thời gian trong thơ tình Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn
3.3.1.2. Thời gian trong thơ tình Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư
3.3.2. Không gian
3.3.2.1. Không gian trong thơ tình Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn
3.3.2.1.1.
Không gian của tình yêu lứa đôi
3.3.2.1.2.
Không gian tổ ấm
3.3.2.2. Không gian trong thơ tình Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư


12

KẾT LUẬN
Từ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn tới Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư
thơ tình của các tác giả nữ đã có sự vận động, biến đổi sâu sắc trên tất cả mọi
phương diện từ nội dung tới hình thức nghệ thuật biểu hiện. Kết quả của quá trình
vận động đó cần được xem xét một cách khách quan trên cả hai phương diện:
những thành tựu (bước tiến) đạt được và cả những mặt hạn chế (thoái lui). Cả hai
thế hệ đều nhìn thế giới, cuộc đời và viết về tình yêu bằng chính sự trải nghiệm của
bản thân. Bởi vậy, thơ tình của các chị luôn thể hiện sự chân thành, sâu sắc.
Từ một trường hợp cụ thể đó có thể nhìn rộng ra xu hướng vận động chung
của thơ nữ đương đại: các tác giả hướng tới khẳng định cái “tôi” bản thể một cách
mạnh mẽ; hướng tới sự đổi mới, phá cách và sáng tạo trên mọi phương diện. Họ
không ngần ngại để tạo ra những sự “phá phách táo tợn”, không lệ thuộc vào những
khuôn hình sẵn có. Con người cá nhân luôn muốn được bộc lộ và khẳng định một
cách triệt để. Tuy vậy, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, thơ tình của các tác giả nữ vẫn

hướng tới khẳng định tình yêu chân chính, đề cao giá trị của hạnh phúc. Đó là một
trong những tiền đề quan trọng nhất để thơ có được chiều sâu và sức sống trong
lòng công chúng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


13

A.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

CÁC TẬP THƠ
Vi Thùy Linh, Khát, Nxb Hội Nhà văn, 1999
Vi Thùy Linh, Linh, Nxb Thanh niên, 2000
Vi Thùy Linh, Đồng tử, Nxb Văn nghệ, 2005

Vi Thùy Linh, Vili in love, Nxb Văn nghệ, 2008
Vi Thùy Linh, Phim đôi - Tình tự chậm, Nxb Thanh niên, 2010
Phan Thị Thanh Nhàn, Tháng giêng hai, Nxb Văn học, 1969
Phan Thị Thanh Nhàn, Hương thầm, Nxb Văn học, 1973
Phan Thị Thanh Nhàn, Bông hoa không tặng, Nxb Tác phẩm mới, 1977
Phan Thị Thanh Nhàn, Nghiêng về anh, Nxb Hội Nhà văn, 1992
Xuân Quỳnh, Tự hát, Nxb Hội Nhà văn, 1984
Xuân Quỳnh, Thơ viết tặng anh, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1988
Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may, Nxb Hội Nhà văn, 1989
Phan Huyền Thư, Nằm nghiêng, Nxb Hội Nhà văn, 2002
Phan Huyền Thư, Rỗng ngực, Nxb Văn học, 2005
Bùi Kim Anh, Trần Thị Thắng, Trần Thị Mĩ Hạnh, Phan Thị Thanh Nhàn
(Giới thiệu và tuyển chọn), Các nhà thơ nữ Việt Nam - Sáng tác và phê bình,

Nxb Giáo dục, 2003
16. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003
17. Nguyễn Văn Dân, Những vấn đề lí luận của văn học so sánh, Nxb Khoa học
Xã hội, 1995
18. Nguyễn Văn Dân, Văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003
19. Ngân Hà, Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, 2006
20. Vũ Tiến Quỳnh, Anh Thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vân Đài, Xuân Quỳnh, Phan Thị
Thanh Nhàn, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1998
21. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học,1998 (tái bản)
22. Nguyễn Huy Thiệp, Hiện tượng Vi Thùy Linh (trích Giăng lưới bắt chim), Nxb
Hội Nhà văn, 2006
23. Nguyễn Huy Thiệp, Xin đừng làm chữ của tôi đau (trích Giăng lưới bắt chim),
Nxb Hội Nhà văn, 2006
24. Vũ Kim Xuyến, Xuân Quỳnh và những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, 2000
25. Đào Duy Hiệp, Lao động và nỗi buồn trong tập thơ Nằm nghiêng của Phan
Huyền Thư, nguồn www.tanvien.net

26. Trần Thiện Khanh, Vi Thùy Linh và một kiểu tư duy về lời, báo Văn Nghệ trẻ, số
14/2009
27. Nguyễn Thụy Kha, Thơ Phan Huyền Thư – nằm nghiêng về cách tân, Tạp chí
Sông Hương, số 168/tháng 2


14

28. Nguyễn Thụy Kha, Vi Thùy Linh – một khát vọng trẻ, báo Người Hà Nội, số
08/2001
29. Chu Nga, Xuân Quỳnh- Một chồi thơ sắc biếc, Tạp chí văn học, số 01/1973
30. Nguyễn Thanh Sơn Linh ơi!, trích Phê bình văn học của tôi, Nxb Trẻ, 2002
31. Hà Thanh Vân, Nhà thơ Phan Huyền Thư- người nối dài sự sống cho chữ
(phỏng vấn), nguồn www. tienve.org/home/authors

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬN VĂN
Số TT

Nội dung công việc

Dự kiến thời gian
thực hiện

1

Gặp gỡ giáo viên hướng dẫn và nhận đề tài

Tháng 5/2012

2


Tìm và tập hợp tài liệu nghiên cứu

Tháng 6 /2012

3

Đọc tài liệu, hình thành và hoàn chỉnh đề

Tháng 7,8,9/2012.

4

cương
Bảo vệ đề cương

Tháng 10/2012

5

Viêt chương 1 phần nội dung

Tháng 11,12/2012

6

Viết chương 2 phần nội dung

Tháng 1-2/2013


7

Viết chương 3 phần nội dung

Tháng 3-4/2013


15

8

Hoàn thành luận văn

Tháng 5/2013



×