Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Vận dụng một số đồ chơi dân gian vào giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.85 KB, 56 trang )

MỞ ĐẦU
1) Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết cái đẹp trong cuộc sống mang một ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Hãy thử nghĩ xem nếu một buổi sáng khi bạn thức giấc với một
bầu không khí trong lành, thoáng đãng, cỏ cây, hoa lá tươi đẹp chắc hẳn bạn
sẽ cảm thấy rất hứng khởi, nhìn một bông hoa đẹp hay đơn giản chỉ là một
cuốn truyện hay... Đó chính là sức mạnh kì diệu của cái đẹp hay một xúc cảm
thẩm mĩ đã có sẵn trong mỗi con người chúng ta. Nhưng để có những xúc
cảm dường như nhỏ bé ấy con người cần phải được khơi dậy , được khám phá
ý thích vẻ đẹp kì diệu. Và khi trẻ mới đến trường mầm non sẽ có rất nhiều
điều mới lạ xung quanh , trẻ tò mò muốn tìm hiều khám phá hết vé đẹp của
cuộc sống từ đó trẻ yêu cái đẹp ,sáng tạo ra cái đep. Đây chính là giai đoạn rất
quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
Giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển
toàn diện đối với thế hệ trẻ và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.
Do những đặc điểm phát triển tâm lí ở lứa tuổi này mà trẻ mẫu giáo là thời kì
“hoàng kim”của giáo dục thẩm mĩ. Đối với trẻ ở trường mầm non hoạt động
chơi chính là phương tiện giáo dục và phát triển thẩm mĩ. Thông qua việc trẻ
được thao tác trực tiếp với các đồ vật đồ chơi đó sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn xã hội
người lớn. Chính vì vậy đồ chơi cho trẻ phải đẹp mắt , gần gũi với trẻ mang
tính thẩm mĩ cao. Đặc biệt khi cho trẻ chơi với các loại đồ chơi dân gian, nó
không chỉ mang tính thẩm mĩ cao mà còn giáo dục ở trẻ lòng tự hào dân tộc,
lòng yêu nước về những giá trị tốt đẹp của dân tộc .
Trong thời đại CNH-HĐH hiện nay với sự phát triển rất nhanh của nền
kinh tế nó cũng kéo theo sự du nhập của rất nhiều các loại hàng hóa khác
nhau,các loại đồ chơi tràn lan trên khắp thị trường điều này làm cho các loại
đồ chơi dân gian không còn chỗ đứng và dần bị mai một.Bên cạnh đó ở

1



trường mầm non việc không được thường xuyên tiếp xúc với các loại đồ chơi
dân gian đã khiến cho việc giáo dục thẩm mĩ trở nên khiếm khuyết,không
được đầy đủ.
Xuất phát từ những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng một số
đồ chơi dân gian vào giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non”
2) Lịch sử nghiên cứu của đề tài:
Từ thời nguyên thủy trẻ em đã biết biến đồ vật xung quanh làm thành đồ
chơi như lõi ngô làm giả búp bê, nặn cô dâu và chú rể từ đất sét v.v và người
lớn cũng làm đồ chơi cho trẻ từ đất sét ( đồ chơi bát đĩa, búp bê) từ những
mẩu gỗ, da thú( đồ chơi miêu tả sư tử bị thương, cuộc gặp gỡ giữa ông Lớn và
Rắn v.v…)
Vào thời HyLạp – Lamã, đồ chơi làm từ xương, có một số đồ chơi vừa
là đối tượng thờ cúng, vừa là đồ chơi cho trẻ chơi. Đến thời kỳ trung cổ ở
Pháp, Đức đã sản xuất đồ chơi cho trẻ em ( như bàn ghế, khối gỗ , cái giỏ con
v.v…). Vào thế kỷ 17 – 18, đồ chơi được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác
nhau cho trẻ em quý tộc, đồ chơi rất đắt tiền, đồ chơi quý hiếm. Những loại
đồ chơi này phù hợp cho trang trí chứ không dùng để cho trẻ chơi. Từ thế kỷ
19 trở đi, ở các nước phương Tây đã sản xuất ra nhiều loại đồ chơi hiện đại,
bên cạnh những đồ chơi công nghiệp thì đồ chơi dân gian vẫn được bảo tồn
như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Xô cũ, Việt Nam…Điều dáng lưu tâm ở đây
là đồ chơi mang tính lích sử và tính giai cấp. Đồ chơi đa dạng về chủng loại
và nó thực sự đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Đồ chơi dân gian Việt nam rất phong phú và đa dạng. Trên khắp các
vùng miền ở đâu ta cũng có thể bắt gặp những đồ chơi, trò chơi đặc trưng cho
vùng miền đó. Nhưng trên thực tế thì lại chưa có một đề tài nào đi sâu vào
tìm hiểu nét đa dạng của đồ chơi dân gian, có hay đó chỉ là những bài viết
ngắn viết cụ thể về một loại đồ chơi nào đó.

2



3) Mục đích đề tài
Vận dụng một số đồ chơi dân gian để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non. Để
từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục nghệ thuật mang tính tích hợp
nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ
4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nghiên cứu
Khóa luận này nghiên cứu, thiết kế một số trò chơi dân gian qua đó sử
dụng có hiệu quả một số loại đồ chơi dân gian phù hợp cho việc giáo dục
thẩm mĩ cho trẻ ở các trường mầm non.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
+ Khách thể nghiên cứu: Đồ chơi dân gian với giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
mầm non
+ Đối tượng nghiên cứu: Một số đồ chơi dân gian nhằm giáo dục thẩm
mĩ cho trẻ mẫu giáo.
5) Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí luận xây dựng lý luận, hệ thống hóa một số lý luận trong
việc “ Vận dụng một số đồ chơi dân gian để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm
non”
5.2. Tổ chức các hoạt động vận dụng đồ chơi dân gian để giáo dục thẩm mỹ
cho trẻ mầm non
5.3. Hiện trạng và một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua
việc vận dụng đồ chơi dân gian ở trường mầm non
6) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thu thập, đọc, phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở định hướng cho đề tài.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê

3



- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
7) Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng đồ chơi dân gian
để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Chương II: Tổ chức các hoạt động vận dụng đồ chơi dân gian để giáo dục
thẩm mỹ cho trẻ ở trường mầm non
Chương III: Hiện trạng và một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
thông qua vận dụng đồ chơi dân gian ở trường mầm non

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẦM NON
1.1. Khái niệm thẩm mỹ
Dưới góc độ với con người nói chung, Trong mĩ học Mác xít, khái niệm
thẩm mỹ được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa hẹp là giáo dục có tính trường quy
về cái đẹp, giáo dục cho con người biết cảm thụ, đánh giá và sáng tạo ra cái
đẹp. Nghĩa rộng là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi năng lực bản chất
con người theo quy luật của cái đẹp. Như vậy, giáo dục thẩm mỹ tồn tại khắp
nơi trong cuộc sống.Giáo dục thẩm mỹ đồng nghĩa với sự hình thành thẩm mĩ.
Giáo dục thẩm mỹ là nâng cao năng lực thẩm mỹ ở mỗi người, trong đó việc
bồi dưỡng các cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lí tưởng thẩm mỹ.
Không có những cảm xúc này thì con người không có điều kiện chủ quan sơ
đẳng để thưởng thức, đánh giá và sáng tạo. Vì thế lí luận giáo dục thẩm mỹ

của chủ nghĩa Mác luôn luôn quan tâm tới khả năng thụ cảm, xúc cảm của
con người.
Giáo dục thẩm mỹ theo cả hai nghĩa đều hướng tới làm cho con người phát
triển phong phú và hài hòa. Nghĩa là giáo dục thẩm mỹ nhằm hình thành chủ
thể thẩm mỹ biết hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo trên mọi mặt của cuộc sống
theo quy luật của cái đẹp.
1.1.1. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục nhân cách toàn diện bằng cái đẹp, giúp học
sinh nhận biết hiểu rõ thưởng thức, đánh giá cái đẹp, sống và sáng tạo “theo
quy luật cái đẹp” (Marx). Giáo dục thẩm mỹ rộng hơn giáo dục nghệ thuật
(giáo dục bằng cái đẹp trong nghệ thuật), rộng hơn giáo dục mĩ học (dạy khoa
học về cái đẹp). Giáo dục thẩm mỹ không biệt lập với các mặt khác ngược lại,
nó “có mặt” trong mọi hoạt động giáo dục, là điều kiện đảm bảo hiệu quả của

5


chúng. Giáo dục thẩm mỹ có liên quan tới toàn bộ cuộc sống và hoạt động
của con người. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ là hình thành ở chúng mối
quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực (thái độ thẩm mỹ), nhu cầu thẩm mỹ, thúc
đẩy trẻ hoạt động sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Giáo dục thẩm mỹ là
một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động đa dạng nhằm hình thành văn hóa
thẩm mỹ (xúc cảm, tầm mắt, thị hiếu, lý tưởng, nhu cầu, quan điểm thẩm mỹ,
nhu cầu và năng lực làm chủ, sáng tạo cái đẹp và những giá trị nghệ thuật…)
1.1.2. Giáo dục thẩm mỹ với tư cách là môn khoa học để giáo dục trẻ
em:
Khi xem xét với tư cách giáo dục thẩm mỹ là đối tượng để giáo dục trẻ em
phát triển nhân cách toàn diện, thì giáo dục thẩm mỹ là một khái niệm rộng,
trong đó chủ yếu là giáo dục thái độ thẩm mỹ đối với thiên nhiên, lao động
đời sống xã hội, sinh hoạt và nghệ thuật. Bởi vì, thẩm mỹ thuộc phạm trù

quan hệ, đánh giá. Khi có quan hệ đến đối tượng thẩm mỹ, cá nhân bộc lộ thái
độ của mình qua sự đánh giá. Thái độ trong tâm lí học được lí giải như là mối
quan hệ giữa con người với hiện thực. Tất nhiên thái độ phản ánh cả tập hợp
động cơ, tình cảm ý thức. Thái độ thẩm mỹ của trẻ với thế giới xung quanh là
một hệ thống hoàn chỉnh của những mối liên hệ cá nhân, có chọn lọc của trẻ
với những phẩm chất mỹ học của xung quanh. Thái độ thẩm mỹ của trẻ bao
gồm phản ừng xúc cảm của trẻ với cái tuyệt vời, cái đẹp, những xúc cảm lành
mạnh; hoạt động sáng tạo của trẻ , nguyện vọng biến đổi xung quanh vừa sức
mình, cũng nhu đánh giá những sự kết hợp đẹp đẽ hài hòa về màu sắc âm
thanh…
Cùng với các công trình nghiên cứu khác, trong công trình nghiên cứu của
Savin N.V về bản chất của giáo dục thẩm mỹ và vai trò của nó trong sự phát
triển toàn diện nhân cách trẻ em. Theo ông, giáo dục thẩm mỹ là giáo dục
năng lực tri giác và hiểu đúng cái đẹp trong hiện thực (thiên nhiên, lao động,

6


các quan hệ xã hội, hành vi của con người….) trong nghệ thuật; là phát triển
các quan điểm thị hiếu tình cảm, nhu cầu và năng lực tham gia xây dựng cái
đẹp trong nghệ thuật và trong cuộc sống.
Các nhà giáo dục học mẫu giáo ở Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Giáo dục
thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích và có hệ thống vào nhân cách
của trẻ nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ
thuật, trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp và
đưa cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo”.
1.2. Vai trò của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trong trường mầm non.
Tuổi mẫu giáo là thời kì nhạy cảm với những “cái đẹp”xung quanh, có
thể nói đây là thời kì phát cảm của những xúc cảm thẩm mỹ, những xúc cảm
tích cực, dễ được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với “cái đẹp”tạo nên trạnh

thái tinh thần khoan khoái khiến trẻ cảm thấy gắn bó thiết tha với con người
và cảnh vật xung quanh, giáo dục lòng yêu cái đẹp và năng lực đưa cái đẹp
vào trong đời sống một cách sáng tạo. Đối với trẻ em tình cảm thẩm mỹ được
hình thành từ rất sớm. Nó được nảy sinh từ sự hấp dẫn của sự vật, hiện tượng
xung quanh và từ nhu cầu hiểu biết của trẻ. Nhu cầu thẩm mỹ là loại nhu cầu
riêng biệt trong hệ thống nhu cầu xã họi của con người. Nó là trạng thái đòi
hỏi thỏa mãn các thiếu hụt về thẩm mỹ, về cái đẹp. Điều đó được thực hiện
thông qua các hoạt động ở trường mầm non trong đó việc cho trẻ được thao
tác với các loại đồ chơi dân gian là rất quan trọng.
Thiếu cái đẹp, đứa trẻ sẽ trở nên buồn rầu, khô héo. Già hơn trước tuổi, thế
giới tinh thần sẽ nghèo nàn, còm cõi, không những ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển nhiều mặt của trẻ mà còn làm thui chột biết bao năng khiếu và phẩm chất
tốt đẹp.
Trong giáo dục, nếu coi cấu trúc nhân cách trẻ em bao gồm bốn mặt: thể
chất. trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ thì ở trẻ mẫu giáo mặt thẩm mỹ phát triển

7


nhanh nhất bởi đặc trưng tâm lý của giai đoạn này được biểu hiện rõ ở tính
hình tượng, tính dễ xúc cảm, và tính đồng cảm. Hơn thế nữa, bản thân sự phát
triển thẩm mỹ dễ kéo theo sự phát triển các mặt khác nhu đạo đức, trí tuệ và
cả thể chất nữa. Đứa trẻ ở tuổi này không thể tiếp nhận những lý sự khô khan
về lẽ phải và cũng dễ khước từ những rao giảng buồ tẻ về điều kiện, trái lại
các cháu nhỏ sẽ rất nhạy cảm với những điều đó nếu chúng được biểu hiện
dưới hình thức sinh động và giàu màu sắc xúc cảm. Nói cách khác, thông qua
giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức và giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo sẽ dễ
dàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
-Giáo dục thẩm mỹ có mối liên hệ mật thiết với giáo dục đạo đức và
giáo dục trí tuệ. Cảm xúc thẩm mỹ không những được xây dựng trên cơ sở

cảm thụ cái đẹp mà cón trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nội dung tư tưởng của tác
phẩm nghệ thuật. Những cảm xúc thẩm mỹ có ảnh hưởng lớn đến bộ mặt đạo
đức của con người và làm cho tính cách của con người thêm cao thượng. Cảm
xúc thẩm mỹ làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ, góp phần giáo dục tính
lạc quan yêu đời của các em. Khêu gợi ở các em tính tích cực sáng tạo và ảnh
hưởng đến việc hình thành mối quan hệ của các em với cuộc sống và những
người xung quanh. Giáo dục thẩm mỹ lam cho sự tự giác được sắc bén hơn,
giúp cho việc hiểu cái đã tự giác được sâu sắc hơn và góp phần phát triển
năng lực nhận thức của con người.
- Giáo dục thẩm mỹ có liên hệ trực tiếp với giáo dục lao động và thể
dục.Bản thân lao động được tổ chức tốt là một phương tiện giáo dục thẩm mỹ.
Toàn bộ vể đẹpcủa hoàn cảnh và tổ chức quá trình lao động có tác dụng năng
suất lao động. Sức khỏe và phát triển thể lực tốt, tư thế đẹp bao giờ cũng gây
ra cảm giác đẹp mặt và các tác dụng thẩm mỹ đến sự phát triển chung về mặt
tinh thần của con người. Vẻ đẹp của các thao tác, các vận động, của nhịp điệu
kích thích hứng thú của trẻ đối với việc tập thể dục và thể thao.

8


Với tất cả những ý nghĩa trên, giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận của
giáo dục xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân
cách phát triển toàn diện. Giáo dục thẩm mỹ cần được tiến hành ngay ở lứa
tuổi mẫu giáo. Các hình tượng nghệ thuật tác động vô cùng mạnh mẽ đến trẻ
em. Bởi vì trẻ cảm thụ nhờ tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo đối
với hiện thực xung quanh.
2. Đồ chơi dân gian với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ mầm non.
2.1. Khái niệm đồ chơi
Đồ chơi là phương tiện dùng để chơi, nó là những vật cụ thể giúp trẻ
cầm nắm dễ dàng. Đồ chơi nhằm phát triển các chức năng tâm lí và hình

thành nhân cách cho trẻ, trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mĩ rất quan
trọng. Vì vậy, đồ chơi phải kích thích được hoạt động của trẻ đồng thời phải
mang tính giáo dục và khơi gợi những tình cảm thẩm mỹ tốt.
2.1.1. Ý nghĩa của đồ chơi
Đồ chơi mẫu giáo đối với người lớn (cô giáo) là phương tiện để tổ
chức cuộc sống và giáo dục trẻ mẫu giáo.
Đối với trẻ mẫu giáo thì đồ chơi là người ban đồng hành không thể
thiếu được trong các trò chơi của mình, bởi vì chính đồ chơi đã giúp trẻ tạo ra
hoàn cảnh chơi, giúp trẻ thực hiện dự định chơi của mình, đồ chơi tạo điều
kiện cho trẻ nhập vai và hành động giống như thực, đáp ứng nhu cầu bắt
chước, được hành động như người lớn và làm quen với thế giới đồ vật xung
quanh, chính đồ chơi đã giúp trẻ liên kết với nhau để cùng chơi, giải thích trí
tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển, duy trì phát triển hứng thú với trò
chơi…
2.1.2. Phân loại đồ chơi
Có nhiều nhà giáo dục đã quan tâm đến vấn đề phân loại đồ chơi , sau
đây là một số cách phân loại đồ chơi mẫu giáo.

9


-A. Sự phân loại đồ chơi của A.X.Macarencô
Ông chia đồ chơi làm ba nhóm:
Nhóm 1: Đồ chơi làm sẵn ( búp bê, tàu thủy , ô tô…): nhóm đồ chơi
nayd có tác dụng làm nảy sinh ý định chhowi giúp trẻ chú ý đến những thao
tác kỹ thuật với đồ chơi.
Nhóm 2: Đồ chơi làm dở chừng (các bức tranh cắt nhỏ để xếp hình, bộ
mẫu ghép hình v.v…) nhóm đồ chơi này giúp trẻ làm việc có kế hoạch, có
trình tự, đòi hỏi tư duy lôgic nhưng làm nhiều lần gây ra nhàm chán cho trẻ.
Nhóm 3: Đồ chơi là vật liệu chơi( đất sét, cát, bìa, mẩu gỗ, hột, hạt

que…) phát huy tính tự lập và phát triển óc sáng tạo cũng nhu trí tưởng tượ
của trẻ.
Thực tế đã khẳng định rằng, không nên tách rời 3 nhóm riêng rẽ mà nên
kết hợp chúng với nhau khi tổ chức cho trẻ chơi và cô giáo cần vận dụng một
cách linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng loại trò chơi trong từng độ tuổi
của trẻ mẫu giáo.
-Cách phân loại đồ chơi của E.A.Phlorina.
Bà chia đồ chơi làm bốn nhóm:
Nhóm 1: Đồ chơi hình tượng ( miêu tả con người, động vật và các loại
đồ vật) loại đồ chơi này có từ lâu đời và được phổ biến rộng rãi.
Tác dụng của nhóm đồ chơi này nhằm mở rộng và chính xác lại một số biểu
tượng về xung quanh, phát triển trí óc tượng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ tạo ra
hoàn cảnh tượng, gợi mở chủ đề và phát triển rộng mở chủ đề chơi đã có từ
trước.
Nhóm 2: Đồ chơi học tập.
Nhóm 3: Đồ chơi vận động
Nhóm 4: Đồ chơi vật liệu xếp hình

10


-Cách phân loại đồ chơi của E.A.Phlorina được ứng dụng rộng rãi trên
lí thuyết và trong thực tiễn. Tạo điều kiện thuân lợi cho việc lựa chọn đồ chơi
để tổ chức chơi cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau, cách chia này phù hợp với
từng loại trò chơi của trẻ. Tuy nhiên sự phân chia này vẫn mang tính chất ước
lệ


Cách phân chia đồ chơi hiện nay:


Ngày nay người ta phân loại đồ chơi dựa trên cơ sở sử dụng chúng trong các
loại trò chơi khác nhau:
Nhóm 1: Đồ chơi có chủ đề( búp bê, các con , đồ dùng sinh hoạt…) cho
các trò chơi đóng vai theo chủ đề
Nhóm 2: Đồ chơi- vật liệu chơi lắp ghép xây dựng
Nhóm 3: Đồ chơi học tập
Nhóm 4: Đồ chơi cho các trò chơi vận động, trò chơi thể thao.
Nhóm 5: Đồ chơi kỹ thuật
Nhóm 6: Đồ chơi hài hước, giải trí múa rối.
Nhóm 7: Đồ chơi phát ra âm thanh
Nhóm 8: Vật liệu chơi và đồ chơi tự tạo
Cách phân loại này giúp cho việc lựa chọn đồ chơi để tiến hành từng loại
đồ chơi thuận lợi, chọn có hệ thống đối với trẻ mẫu giáo. Mặc dù vậy nó vẫn
ít nhiều mang tính chất ước lệ.
2.2. Đồ chơi dân gian
2.2.1. Khái niệm về đồ chơi dân gian, trò chơi dân gian
Mỗi dân tộc, quốc gia đều có những đồ chơi, trò chơi dân gian phản ánh
bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đồ chơi và trò chơi dân gian của Việt Nam
rất phong phú và đa dạng với nhiều thể loại khác nhau, thể hiện tâm hồn, trí
tuệ của các thế hệ người Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu cuộc sống mà đồ
chơi, đồ chơi được hình thành và phát triển Người lớn có thú chơi của người

11


lớn, trẻ em có thú chơi của trẻ em nhưng nhiều hơn cả vẫn là đồ chơi, trò chơi
của trẻ em bởi đây là lứa tuổi vui chơi để lớn khôn. Việc chơi, nhu cầu chơi
của trẻ cần như cơm ăn, nước uống. Qua đồ chơi, trò chơi, trẻ em được rèn
luyện, khôn lớn và dần dần mở rộng mối quan hệ, gắn mình với bạn bè, tập
thể, với sinh thái thiên nhiên và lề thói cộng đồng

Theo cách hiểu hiện nay đồ chơi, trò chơi có chức năng chính là giải trí và
giáo dục trẻ. Tuy chưa có sự phân loại chính thức, nhưng có thể căn cứ vào
chất liệu, cách làm, nội dung, cách chơi mà phân định đồ chơi, trò chơi dân
gian với đồ chơi, trò chơi hiện đại.
Đồ chơi dân gian, còn gọi là đồ chơi truyền thống, là những đồ chơi được
làm từ thủ công, từ chất liệu có sẵn trong thiên nhiên và đời sống của con
người như tre, nứa, giấy, bột gạo…Trái lại, đồ chơi hiện đại sản xuất hàng
loạt bằng máy móc từ các chất liệu tổng hợp hay các nguyên vật liệu đã được
xử lý bằng công nghệ, kỹ thuật cao.
Trò chơi dân gian là những trò chơi được cộng đồng dân chúng xây dựng
và sáng tạo nên, thuộc sở hữu của toàn đan, thường là sự mô phỏng các hoạt
động lao động, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, được lưu truyền rộng rãi
qua nhiều thế hệ, chủ yếu bằng hình thức truyền miệng. Còn trò chơi hiện đại
tuy cũng đáp ứng nhu cầu vui chơi, rèn luyện và học tập của mọi người nhưng
lại do một người hoặc nhóm người xây dựng, sáng tạo nên và cách chơi
thường được tự dộng hóa, mã hóa.
Đồ chơi luôn gắn với đồ chơi. Trên thực tế, đồ chơi, trò chơi được hình
thành, sáng tạo bắt nguồn từ nhu cầu, kinh nghiệm trong cuộc sống. Để trẻ có
thể nhận biết và khám phá thế giới xung quanh, ngay từ khi còn nằm nôi,
người lớn đã sử dụng đồ chơi để các em phân biệt được âm thanh, màu sắc
nhu chiếc xúc xắc, chùm bóng bay nhiều màu. Ở độ tuổi lớn hơn, đồ chơi
phải gắn vơi cách chơi để các em có thể gõ, kéo, đẩy…và từ đó, các em lại

12


thiết lập các trò chơi tương thỉch với sự phát triển thể lực và thể chất của lứa
tuổi. Đồ chơi thường được tạo ra trước, sau đó người ta mới nghĩ đến cách
chơi với những yêu cầu cụ thể. Người chơi phải hiểu và tuân thủ những quy
định của trò chơi chứ không thể chơi một cách tùy tiện. Mặc dù có sự khác

nhau trong mỗi loại trò chơi, có trò thiên về tính toán hay sức khỏe, sự nhanh
nhẹn, sự khéo léo hoặc trí thông minh…, nhưng người chơi đều phải có khả
năng tư duy, nên các trò chơi thường thích hợp với lứa tuổi từ thanh thiếu
niên trở lên. Tuy nhiên, khái niệm trên chỉ mang tính chất tương đối vì có đồ
chơi chỉ để chơi và giúp các em nhận biết, khám phá thế giới xung quanh chứ
không hoàn toàn gắn với trò chơi, đặc biệt là các em ở tuổi nhà trẻ mẫu giáo.
Cũng tương tự như vậy, nhiều trò chơi dân gian hoàn toàn không có đồ chơi
mà chỉ có lời thoại hay các bài đồng dao như trò rồng rắn lên mây, mèo đuổi
chuột, thả đỉa ba ba, trồng nụ trồng hoa…
2.2.2. Đồ chơi dân gian (sự hình thành và đặc điểm)
Đồ chơi dân gian thường gắn liền với các trò chơi dân gian. Trò chơi
dân gian xuất hiện gắn liền với các hoạt động văn hóa và tín ngưỡng của con
người thời tiền sử. Xuất phát từ những hành động mang tính chất thần bí, cầu
ước, phù yểm ma thuật, hay những hành vi mô phỏng các hoạt động săn bắn
và trồng trọt, những nghi thức dố được thể chế dần để trở thành nghi thức tôn
giáo trong hệ thống tín ngưỡng phồn thực. Cùng với sự phát triển của xã hội,
nhiều nghi thức tôn giáo mất dần ý nghĩa linh thiêng, chỉ còn giữ lại mục đích
vui chơi giải trí cho cộng đồng. Vì vậy các trò chơi dân gian phần lớn gắn với
hội làng diễn ra vào mùa xuân, mùa thu chu kì sản xuất nông nghiệp.
Trò chơi dân gian là một bộ phận của các hoạt động lao động sản xuất,
tôn giáo và hoạt động xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu và giới thiệu trò chơi
dân gian sẽ làm sống lại không khí sinh hoạt cộng đồng của người xưa, quay
lại những nguồn cội xuất phát của văn hóa nhân loại.

13


Trò chơi dân gian được chia làm hai nhóm. Một là, các trò chơi truyền
thống ở thời kì sơ khai mang tình ồ ạt, thường đi đôi cới tín ngưỡng phồn
thực, luật chơi thường được quy định một cách chặt chẽ, những người chơi có

thể dùng mọi thủ đoạn để giành thắng lợi về phe mình.
Hai là, những trò chơi có quy tắc, thường gắn với hình thái thờ thần
mặt trời, vì bản chất của đường đi giữa trái đất với mặt trời vồn theo một quy
tắc nhất định, do vậy các trò chơi diễn ra theo một quy tắc nhất định. Do yêu
cầu xác định kết quả của các cuộc thi và do ý nghĩa tôn giáo dần mất đi, nên
luật chơi cũng được quy định chặt chẽ hơn.
Trò chơi dân gian thường mang tính chất hợp tác vừa ganh đua đó phản
ánh những cuộc đấu tượng trưng được tổ chức trong xã hội thời tiền sử, nhắc
lại những quan niệm lưỡng hợp của tư duy nguyên thủy, dần dần chúng trở
thành những cuộc thi tài, thi kéo…Những người chơi phải tuân thủ những quy
tắc đề ra trong trò chơi, nhất là trong yêu cầu của các cuộc hti ngày càng đòi
hỏi những người tham gia cuộc chơi phải phát huy sự khéo léo, thông minh,
bản lĩnh, và nghị lực thi đấu…Đấy là một trong những cơ sở hình thành tinh
thần thượng võ, biến trò chơi dân gian thành hoạt động rèn luyện cơ thể và
nghị lực.
Trò chơi dân gian chứa đựng những luật chơi, những quy tắc chơi đòi
hỏi người chơi phải tôn trọng. Chính vì thế mà dù trò chơi này mang tính chất
nào thì người tham gia vẫn tôn trọng luật chơi, đây là yếu tố quan trọng bảo
đảm cho cuộc chơi đạt kết quả mong muốn. Vì mọi trò chơi đều mang tính
ước lệ, là chơi chứ khong phải là thực. Thậm chí các trò chơi đều mang ganh
đua, nhưng bên thắng, bên thua đã được quy định sẵn nhằm thực hiện một
ngnhi thức lễ tiết nào đó.
Với ý nghĩa của trò chơi dân gian, nên việc tìm hiểu các trò chơi dân gian
truyền thống cần được đặt trong bối cảnh của hội làng. Bên cạnh ỹ nghĩa tôn

14


giáo, ý nghĩa thi tài, các trò chơi trong lễ hội còn có tác dụng giải thoát con
người khỏi những rằng buộc của xã hội.

Trò chơi dân gian được phổ biến rộng rãi vì nó mang tính chất quần chúng,
thu hút được nhiều người tham gia và sự động viên cổ vũ của đông đảo người
xem. Trong lễ hội, người thamgia cuộc chơi không đòi hỏi phải có sự rèn
luyện công phu mà chỉ cần sự chỉ định của làng hay giáp, tùy thuộc vào thân
phận của họ.
Trò chơi dân gian Việt Nam thật phong phú nhiều thể loại tiêu biểu như:
những trò chơi vui khỏ, giải trí, thi tài thu khéo, những trò chơi mang tính
chất nghi lễ, tính biểu diễn nghệ thuật. Nhìn chung những trò chơi trên đều
mang những nét chung phản ánh cuộc sống của dân cư lúa nước.
2.2.3. Đồ chơi dân gian trẻ em
2.2.2.1. Đồ chơi, trò chơi dân gian với sự phát triển toàn diện của trẻ
em
Đồ chơi hay trò chơi đều là hình thức vui chơi, giải trí và đều mang một số
đặc tính cơ bản. Thứ nhất, chơi là hoạt động tự nguyện, người chơi không bị
bắt buộc, nếu không đồ chơi, trò chơi đó không còn tính hấp dẫn, giải trí mà
nó cần có. Thứ hai, chơi là hoạt động tách rời với lao động, diễn ra trong một
giới hạn không gian và thời gian cụ thể được xác lập trước, rộng hay hẹp, dài
hay ngắn tùy thuộc vaò người chơi và trò chơi. Thứ ba, chơi cũng là hoạt
động vô thường, không ai có thể xác điịnh được trước diễn biến cũng như kết
quả cuối cùng của trò chơi. Chính tính chất này đã tạo nên không khí hấp dẫn
hào hứng của trò chơi vì nó luôn luôn có một giớ hạn dành cho sự sáng tạo và
sự chủ động của những nhười tham gia. Thứ tư, khi chơi không làm gia tăng
đồ chơi nhưng nó có thể tạo nên sự di chuyển đồ chơi giưa nhứng người chơi,
ví dụ như, chơi ô ăn quan, rải gianh… người thắng được số sỏi của người thua
nhưng khi cuộc thi kết thúc thì tổng số viên sỏi cuối cùng vẫn không thay đổi

15


so với lúc bắt đầu cuộc chơi. Thứ năm, khi chơi người chơi phải tuân theo

những ước lệ, quy tắc của trò chơi, đảm bảo sự công bằng cho mọi người.
Cuối cùng, chơi là hoạt động giả định cho dù đó là những đồ chơi mô phỏng
đồ dùng, dụng cụ hay những hành động của con người nhưng vẫn được tiến
hành theo cách riêng, có thể giản lược bớt đi hoặc làm cho phức tạp hơn.
Ngoài ra, đồ chơi, trò chơi dân gian trẻ em có đặc điểm chung là dễ chơi,
dễ hòa nhập. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, từ các đồ vật trong nhà
hoặc ở quanh xóm làng, các cây cỏ mọc thiên nhiên hay các hiện tượng tự
nhiên như mưa, nắng, gió thổi…các em có thể làm thành đồ chơi, trò chơi.
Vật liệu để làm đồ chơi cũng như các dụng cụ phục vụ trò chơi dân gian, dễ
kiếm, dễ tìm ngay trong môi trường tự nhiên. Một túm rơm có thể bện thành
con búp bê dễ thương, một dải lá chuối khi cuộn cho ta chiếc kèn thổi toe toe,
mảnh giấy gấp thành con thuyền, nắm sỏi biến thành quan, quân cho trò chơi
ăn quan, quả cà, quả bưởi non cùng các que trẻ tạo nên bộ chuyền, cục đất thó
để nặn thành quả pháo đất nổ to không khác gì pháo tết…
Bất cứ ở đâu, gia đình hay làng xóm, ngõ phố đều có thể tạo ra đồ chơi
và tổ chức các trò chơi phù hợp, thích ứng. Một tàu cau rơi. Một bận cửa, một
khúc tre đã có thể trở thành chiếc thuyền hay con ngựa. Một tàu cau rơi, một
khúc tre đã có thể trở thành thuyền nan hay con ngựa. Một bờ tường, một gốc
cây cũng có thể phong làm nước ta, nước địch, vỉa hè làm nơi chơi ô ăn quan,
rải gianh, chơi cò, đánh chuyền…Đồ chơi, trò chơi dân gian trẻ em là một bộ
phận khăng khít với xã hội, tâm lí tình cảm của con người và gắn bó chặt chẽ
với thiên nhiên Việt Nam.
Con người có nhu cầu giải trí, vui chơi. Người lớn sau những giờ lao
động mệt mỏi, căng thẳng nếu được thư giãn bằng các hoạt động vui chơi sẽ
thấy tâm hồn thoải mái và co thể mau hồi phục. Với trẻ em, nhu cầu vui chơi
để trưởng thành, khôn lớn lại càng cần thiết. Khi trẻ được hướng dẫn cách

16



chơi với những đồ chơi, trò chơi phù hợp với lứa tuổi, giới tính, có nghĩa các
em đã bắt đầu tham gia vào quá trình tư duy, học hỏi một cách chủ động.
Điều này không những giúp cho các em trở nên hoạt bát, thông minh mà còn
góp phần hình thành nhân cách, giúp trẻ phát triển trí não, sự say mê tìm tòi,
khám phá những hiện tượng xung quanh. Trái lại, những đứa trẻ không có đồ
chơi tha thẩn một mình, không có ai chơi thì tinh thần luôn đượm buồn, tính
tình lầm lì, ít hoạt bát, trí tuệ phát triển chậm,và ngay cả sự phát triển thể lực
cũng bị hạn chế, sau này khó có thể trở thành người thông minh, lanh lợi và
khoẻ mạnh được.
Khác với người lớn, các trò chơi dân gian của trẻ không bị lệ thuộc vào
nghi thức xã hội, có thể chơi bất cứ lúc nào và ở đâu. Các lễ hội ở địa phương
có những đồ chơi, trò chơi nhưng nhìn chung hoạt động vui chơi của trẻ
thường được tổ chức riêng biệt ngoài lễ hội, chúng luôn gắn với sự hồn nhiên,
trong sáng của tuổi thơ , cũng như việc rèn luyện thể chất và thể lực cho các
em. Nếu nhũng trò chơi ngươi lớn chỉ được thể hiện trong một thời điểm nhất
định như đấu vật, đánh phết, cướp cầu…thì trò chơi trẻ em không hề bị sự hạn
chế đó
Đồ chơi, trò chơi dân gian đóng vai trò quan trọng để phát triển toàn diện.
Khi còn ở lứa tuổi mẫu giáo, đồ chơi là người bạn thân thiết giúp các em
khám phá thế giới xung quanh. Các em thích thú vỗ tay khi nhìn thấy chiếc
chong chóng quay tít, chiếc tàu thủy bằng sắt tây chạy xình xịch trên mặt
nươc s, hay các hình thù kì lạ chuyển động của đèn kép quân… Các em tự
biết xếp chiếc hộp nhỏ lên chiếc hộp to, phân biệt các hình, màu sắc, biết sử
dụng, cất giữ đồ chơi. Khi lớn lên một chút, các em còn biết tự nói chuyện với
đồ chơi, tham gia những trò chơi đơn giản.
Hầu hết các đồ chơi, trò chơi dân gian mang tính tập thể. Vào những
lúc rỗi rãi, các em thường tập chung ở góc sân hay bãi cỏ cùng nhau làm đồ

17



chơi và chơi các trò chơi nên sớm tạo nên tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể.
Khởi đầu của các đồ chơi, trò chơi dân gian dân gian vốn là những hành động
bắt chước, mô phỏng các hoạt động, sinh hoạt thường ngày của con người,
sau đó các trò dần được hình thành, kết hợp các yếu tố để chơi và tạo thành đồ
chơi. Tùy theo tâm sinh lí của từng lứa tuổi và giới tính mà có trò chơi khác
nhau. Người lớn có trò chơi phù hợp với người lớn, trẻ em có trò chơi của trẻ
em. Các bé gái thường thích trò chơi bán hàng, nấu ăn, chơi chuyền…; trong
khi các bé trai lại thích chơi chốn tìm, thả diều, cướp cờ…
Đồ chơi, trò chơi dân gian là kết quả được chắt lọc từ phong tục, tập
quán cổ truyền của dân tộc và thời gian có sự góp ý của nhiều người mà dần
dần hoàn thiện theo điều kiện, quan niệm văn hóa của từng vùng, từng dân
tộc. Do đó đồ chơi dâng gian phản ánh sinh hoạt, cách ứng xử với mơi trường
tự nhiên của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Bên cạnh việc học tập có tính bắt
buộc và gần như những yêu cầu phải tuân thủ, việc trẻ bât chước người lớn
một cách tự nguyện qua đồ chơi, trò chơi dân gian sẽ là những bài học bổ ích
và lí thú, giúp các em dễ dàng hiểu và lí giải được các sự vật, hiện tượng xung
quanh. Điều đó giúp các em tham gia vào cách thức học mà chơi, chơi mà học
một cách hào hứng và hiệu quả, dễ dàng làm quen với các hoạt động sản xuất
và cách ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên…
Những trò chơi đi kèm với các bài hát đồng dao của trẻ em phản ánh
mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc phồn thịnh và hòa bình, gắn với
sinh hoạt văn hóa làng xã, các hoạt động sản xuất ở nông thôn Việt Nam. Mỗi
người chúng ta ai cũng trải qua thời thơ ấu và thường gắn liền với các trò chơi
cùng các bài đồng dao đã tạo sự trao truyền các giá trị văn hóa qua bao thế hệ
người Việt Nam. Khi người lớn dạy cho con cháu các bài đồng dao thì cũng
dạy cả cách chơi các trò chơi đi kèm. Các bài đồng dao với đặc điểm ngộ
nghĩnh, giàu hình tượng nên rất dễ nhớ, dễ thuộc được các em tiếp nhận dễ

18



dàng và giúp trẻ nhanh chóng phát triển khả năng biểu đạt giữa ngôn ngữ với
hành động.
Đồ chơi và trò chơi dân gian luôn gắn với sự hồn nhiên, trong sáng của
tuổi thơ, khuyến khích các em tìm hiểu và khàm phá thế giới, gợi mở trí
tưởng tượng phong phú, nuôi dưỡng tình cảm nhân ái, lòng bao dung, vị tha
của con trẻ . Tuy đồ chơi dân gian có nhiều loại khác nhau nhưng đều góp
phần quan trọng vào việc giáo dục và hình thành nhân cách, nhất là trò chơi
có người trưởng trò, khi tham gia chơi các em đã có ý thức phục tùng người
đó và có được có thua, phải chịu phạt khi thua.
Có thể nói đồ chơi, trò chơi dân gian là những di sản văn hóa quý giá, kết
tinh của văn hóa dân tộc không chỉ giáo dục trẻ em hiểu biết về nguốn cội,
tình yêu quê hương, yêu lao động mà còn mang đến cho các em những cảm
nhận đầu tiên về nền văn hóa của dân tộc, quê hương mình. Ngoài ra mỗi đồ
chơi, trò chơi dân gian luôn chứa đựng những nét tinh xảo, sâu kín giàu hình
tượng, có ý nghĩa lớn lao trong sự hình thành niềm tự hào về dân tộc, về quê
hương cho các em. Các nghệ nhân, thợ thủ công trong quá trình sáng tác đồ
chơi bao giờ cũng xuất phát từ lịch sử, văn hóa truyền thống, nhu cầu, cách
chơi trò chơi. Chiếc đèn kéo quân, đèn sao năm cánh gắn với trò chơi rước
đèn đêm Trung thu là sự gợi nhớ về cuộc cách mạng tháng Tám thành công…
2.2.3.2. Đặc điểm của đồ chơi dân gian
Tính thẩm mỹ trong đồ chơi dân gian: Từ xa xưa, cùng với sự xuất hiện
của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian. Đồ chơi dân gian dã trỏ thành một
trong những nguồn gốc của nghệ thuật tạo hình dân gian. Nó là sản phẩm của
người dân lao động một nắng hai sương, thấm đẫm mồ hôi nhưng lại chứa
đựng phong phú những giá trị văn hóa của tinh thần nhân văn.
Đất nhà nông ta ngày xưa cấy cáy một vụ quanh năm” chiêm khê , mùa thối”
ấy là lúc đẻ ra cái gọi là” nông nhàn” .Nhưng “nông nhàn” là nhàn ăn, nhàn


19


làm ruộng chứ không phải”nhàn cư vi bất thiện”. Vì vậy đó lại là cơ hội để
tìm ra nghề phụ, lâu dần hình thành làng nghề để nghệ thuật dân gian được
hình thành và thăng hoa. Nhiều làng xã bây giờ trong đình làng vẫn thờ thành
hoàng làng của mình là ông tổ nghề:”nghề chạm khắc, nghề chạm bạc , nghề
đúc đồng ,nghề sơn, nghề làm nòn, nghề làm giấy dó…và cả những làng nghề
mang lại lọi ích tinh thần giải trí cao như nghề làm tranh, nghề làm con rối
nước, nghề làm diều, nghề nặn con giống(tò he) đó chính là những trò chơi
dân gian đã vượt qua nhiều không gian, thời gian của cuộc sống để còn đến
ngày nay.
Đồ chơi dân gian nói chung phong phú lắm. Xin đơn cử đồ tre: Con
khăng, đèn trung thu, diều sáo, rồi các nhạc cụ…đồ chơi bằng đất có tượng
đất nung, có pháo đất…tính chất và kỹ thuật chế tác được triên khai từ đơn
giản đến phức tạp, cầu kỳ. Từ mộc mạc đến phong phú về kiểu dáng, màu sắc,
phần lớn đồ chơi dân gian đều rất đẹp, một vẻ đẹp hồn nhiên và ngộ nghĩnh
(mặt lạ , ông phỗng) cũng có loại rất cầu kỳ khéo lros (đèn lồng, đèn kéo
quân) chính vì vậy mà rất đáng yêu. Nó đáp ứng cho mọi thú chơi, cách chơi
và người chơi ở mọi lứa tuổi của tầng lớp bình dân. Chính bởi thế nó đi sâu
vào tâm thức dân gian của người Việt Nam.
Nhiều người trong số họ được suy tôn là những nghệ nhân của nghề.
Từ nghệ nhân ấy thật cao quý bởi với họ không có trong tay những phương
tiện máy móc hiện đại, trong đầu không cần những kiến thức bài bản mà chỉ
có tâm hồn, óc sáng tạo được kết truyền từ đời này qua đời khác để mà ứng
tác và hoàn thiện.
Với con trẻ mọi đồ chơi dân gian ấy vô hình chung đã góp phần gắn kết
chúng lại trong tình nghĩa cộng đồng, bằng hữu, trong tình làng nghĩa xóm tắt
lửa tối đèn, và đó cữn chính là bài học đầu tiên trên đường đời về sự nghèo
khổ, chắt chiu để mà khám phá mà sáng tạo, bởi có gì đâu, Cần trẻ. Chặt từ


20


bụi nha xuống, cần đất moi từ ruộng lên, cần gỗ có cây xoan, cây mít trong
vườn nhà. Người ta có thú để chơi, để giải trí thì sao mình không có và không
làm được. Triết lí ấy hay lắm. Không cố hữu nhưng cũng bảo thủ. Bởi nó đã
đi qua bao thế kỷ, bao thời đại góp phần xây dựng nên tài năng, nhân cách của
quốc gia trên con đường học vấn và lao động sáng tạo. Người nông dân ngày
nay vẫn thế, nhưng họ tiến xa hơn vào thời đại công nghệ họ tự chế tạo ra các
công cụ máy móc để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất của họ.
Trong thời đại ngày nay với sự phát triển như vũ bão của các phát minh
khoa học. Đất nước bước và thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì trong
lĩnh vực sản xuất đồ chơi được sử dụng các thành tựu khoa học. Các đồ chơi
bằng nhựa, đồ chơi điện tử cao cấp của nước ngoài đã tràn lan thị trường. Phải
nói một cách công bằng và tư duy đổi mới thì chúng ta mừng cho con em
chúng ta được sớm tiếp cận ,hưởng thụ những thứ mà xa xưa kia chúng ta
nằm mơ mà không thấy, mặt tích cực của những đồ chơi ấy hẳn không chê
vào đâu được từ tính hiện đại của nó và gắn một giá trị không nhỏ. Nhưng
mặt tiêu cực của nó trong một số loại đồ chơi công nghệ cũng lám cho các bậc
phụ huynh cảm thấy ái ngại bởi tính bạo lực , thiếu thẩm mỹ của nó.
Trong những năm gần đây chúng ta có thể thấy đồ chơi dân gian đã dần
có sự trở lại với những đồ chơi bằng gốm sứ, bằng gỗ , bằng mây tre đan…tạo
cơ hội cho các đồ chơi dân gian ( được hồi sinh cho việc giáo dục thế hệ trẻ
qua đồ chơi ý thức được tâm hồn, tình cảm của cha ông. Đặc biệt ở trong các
trường mẫu giáo thì việc cho trẻ tiến hành thực nghiệm với đồ chơi dân gian
được tổ chức thường xuyên do chính các nghệ nhân dân gian truyền đạt và
thao tác ngay tại lớp học. Từ đó giúp trẻ tiếp cận với nghệ thuật tạo hình dân
gian ,là hoạt động rất có ý nghĩa về sự gìn giữ và kế thừa truyền thống dân
tộc.


21


2.3. Đồ chơi dân gian với vai trò giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Đồ chơi dân gian với vai trò là một phương tiện rất đặc biệt và có hiệu
qu¶ trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ở trường mầm non. Qua tiếp xúc với
các đồ chơi dân gian dưới sự hướng dẫn của cô giáo, ở trẻ hình thành và phát
triển những cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, năng lực
cảm thụ, khả năng hoạt động nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật. Giáo dục
thẩm mỹ trong trường mầm non không chỉ cung cấp cho trẻ những nhận thức
thẩm mỹ mà còn hướng tới hoạt động sáng tạo thẩm mỹ. Trẻ em không chỉ
cảm thụ mà còn hướng tới hoạt động sáng tạo thẩm mỹ. Trẻ không chỉ cảm
thụ mà cần phải hành động, sáng tạo. Có thể nói đồ chơi dân gian đã trở thành
một phương tiện giáo dục nghệ thuật cho trẻ.
Nhờ sự sáng tạo của người tạo ra, làm ra các tác phẩm mang giá trị nghệ
thuật đó chính là cái đẹp giản dị, vốn có trong thiên nhiên trong đờ sống và
khi tạo ra nó trở nên gần gũi nhưng lại mang vẻ đẹp thật tinh xảo. Nhiều đồ
chơi đã tái hiện lại vẻ đẹp mới của âm thanh trong cuộc sống, làm giàu thêm
vẻ đẹp của thế giới, làm giàu thêm đời sống tinh thần của con người như:
trống cơm, lắc, phách nhịp… Nhờ vậy mà các sự vật xung quanh trẻ trở nên
rất đẹp và có sức hấp dẫn, nó làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của trẻ. Hơn ai
hết, trẻ em luôn bị cuốn bởi cái đẹp và hướng tới cái đẹp. Những hình ảnh đẹp
từ sự đa dạng của màu sắc, sự sáng tạo điêu luyện cho đến cái đơn giản nhất
của mỗi sản phẩm đó đều là kết tinh của trí tuệ, tâm huyết của mình vào trong
mỗi đồ chơi từ đó tạo nên ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, tâm hồn tình cảm cao
đẹp và sự phong phú của đời sống tinh thần. Khi được hoạt động cùng với đồ
chơi dân gian sẽ giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp của nghệ thuật. Có thể nói đồ
chơi chính là phương tiện để giáo dục thẩm mỹ, nuôi dưỡng tâm hồn trong
sáng của trẻ


22


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ĐỒ CHƠI
DÂN GIAN ĐỂ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ Ở TRƯỜNG
MẦM NON
1. Đồ chơi trong giáo dục mầm non
1.1. Phân loại đồ chơi dân gian
Phân loại đồ chơi dân gian có thể căn cứ vào các hoạt động trò chơi dân
gian.
- Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam có nhiều trò chơi dân
gian cổ dành cho trẻ trẻ em. Trò chơi trẻ em Việt Nam phong phú không chỉ
nhiều về số lượng mà còn đa dạng về thể loại, có nhiều cách phân loại các trò
chơi dân gian như sau:
Căn cứ vào các cách phân loại của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh (Viện văn hóa
dân gian), chia trò chơi dân gian làm 4 loại:
1.Trò chơi vận động
Gồm các trò chơi trẻ em vận động chân tay, chạy nhay, gây không khí
vui nhộn và sinh động như “Lộn cầu vồng”, “Bịt mắt bắt dê” …Những trò
chơi này thường được chơi ỏ ngoài trời đẻ tiếp xúc với thiên nhiên, nhằm tăng
cường sức khỏe và các tố chất về thể lực cho trẻ em.
2.Trò chơi học tập ( Trò chơi rèn trí tuệ)
Đó là những trò chơi nhằm phát triển trí tuệ cho trểm, dạy cho các cháu
biết quan sát, tính toán. Có khi chỉ là một bài đồng dao, trẻ ngồi quây quần
bên nhau cùng hát, cùng đối thoại để giới thiệu các sự vật, hiên tượng xung
quanh. Cách chơi này giúp cho trẻ em tìm hiểu về con người và hiện tượng
thiên nhiên xung quanh mình, tiếp thu tri thức về cuộc sống. Có khi lại là
những trò chơi bày cách tính toán như: “Ô ăn quan” tập cho trẻ biết tính
nhẩm, biết cách làm phép trừ, phép cộng…giúp phát triển trí tuệ cho trẻ.


23


3. Trò chơi sáng tạo
Có những trò chơi trong đó trẻ em tự làm nên những đồ vật bằng vật
liệu tự nhiên, như xếp lá dừa thành cái chong chóng, xé lá chuối thành con
cào cào, cọng rơm thành hình người…Những trò chơi này giúp cho các em
khéo tay phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo khơi dậy khiếu thẩm mỹ cần
thiết cho cuộc sống và lao động sau này.
4. Trò chơi mô phỏng
Là những trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt chước các sinh hoạt của người
lớn như làm nhà, cày ruộng, nấu ăn…Những trò chơi này có tác dụng phát
huy mạnh trí tượng của trẻ em: mầu là cũng được coi là món ăn, vỏ sò , vỏ
hến cũng được coi là nồi niêu, bát đĩa…Trong trò chơi này, trẻ hóa thân nhập
thành những người lớn mà trẻ thích. Nhờ đó trẻ nhập vào các mối quan hệ xã
hội, học được cách ứng xử giữa người lớn với nhau, qua đó trẻ học làm người
lớn.
Với sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, vì có những trò chơi
tác động đến trẻ một cách toàn diện. Ví dụ: Trò chơi “chuyền thẻ” là trò chơi
về số đếm, tính nhẩm, ngôn ngữ đồng thời đây cũng là bài tập thể dục luyên
cơ cổ tay, cơ cánh tay.
Có thể phân loại theo tác giả Tiểu Kiều trong cuốn:
“Trò chơi dân gian của thiếu nhi”.


Trò chơi có lời bài hát




Trò chơi có đồ chơi



Trò chơi tự thân vận động



Trò chơi của con gái

Cũng có thể phân loại theo hai tác giả: Trần Hòa Bình và Bùi Lương
Việt trong cuốn sách “ Trò chơi dân gian trẻ em”


Trò chơi trí tuệ

24




Trò chơi thẩm mỹ



Trò chơi thể lực

Cách phân loại theo hai tác giả: Trần Hòa Bình và Bùi Lương là cách
chúng tôi chọn để cho trẻ tiếp cận với các trò chơi dân gian.
Khi ở trường trẻ được tham gia vào rất nhiều hoạt động học và chơi “

học mà chơi, chơi mà học”. Đây là những điều kiện rất tốt để phát triển toàn
diện cho trẻ trong đó có phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động phát triển thẩm
mỹ cho trẻ được tiến hành ở mọi lúc mọi nơi cùng với việc tích hợp lồng ghép
với các nội dung giáo dục khác trong hoạt động tạo hình, trong hoạt động vui
chơi, hoạt động âm nhạc, hoạt động văn học, trong các dịp tổ chức lễ hội,
trong cuộc sống hằng ngày v. v… Và trong các hoạt động đó việc lồng ghép
tổ chức một cách khéo léo các hoạt động dân gian truyền thống trò chơi dân
gian, đồ chơi dân gian đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục toàn diện
cho trẻ trong đó có giáo dục thẩm mỹ.
1.2. Vai trò, ý nghĩa của đồ chơi dân gian đối với việc giáo dục trẻ mầm
non
Ý nghĩa văn hóa của đồ chơi dân gian thể hiện bản sắc dân tộc. Còn về
khía cạnh trí tuệ, đồ chơi dân gian truyền thống cũng kết tinh trí tuệ, kết tinh
lối tư duy rất rõ. Đã từng có giải Nobel Kinh tế, mà khi viết tác phẩm đó tác
giả chịu ảnh hưởng rất nhiều của lí thuyết trò chơi. Điều đó chứng tỏ trong trò
chơi, người ta học được cách tư duy rất nhiều. Liên hệ và suy cho cùng những
trò chơi của dân gian ta cũng có thể ứng trong làm ăn kinh tế.Chẳng hạn “mèo
vờn chuột”,bịt mắt bắt dê rồi những trò giả như dương đông kích tây…Lối tư
duy đó chính là những kết tinh trí tuệ. Nên chơi không còn đơn thuần là chơi
nữa, mà chính là học tư duy
Còn nữa về góc độ xã hội, có thể thấy rất rõ tính độc lập của trẻ em nước ta
còn yếu. Một phần có thể do các bà mẹ ôm ấp con quá nhiều và còn yếu về kĩ

25


×