Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục Thẩm mĩ cho trẻ Mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.3 KB, 22 trang )

Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
“ Sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện
theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục
Thẩm mĩ cho trẻ Mầm non”
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Người viết: Trương Thị Nguyệt Anh
Chức vụ: Giáo viên
Tài liệu đính kèm: Đĩa CD bài hát, Bản chép nhạc
1
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Năm học: 2010- 2011
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm
hồn con người. Ngay từ khi lọt lòng, tiếng ầu ơ ru hời hay những làn điệu dân
ca mượt mà đã đi vào cả trong giấc ngủ của trẻ, nuôi dưỡng chúng cùng với bầu
sữa mẹ. Lớn thêm một chút, trước khi trẻ bi ba bi bô tập nói thì đã có thể ê a,
mắt sáng lên theo giai điệu nghe thấy, dù chỉ là những bài hát quảng cáo hay
nhạc hiệu của một chương trình truyền hình nào đó trên Tivi. Điều đó chứng tỏ
âm nhạc nó có một sức hút vô hình làm mê hoặc con người ngay từ khi bé thơ.
Đối với trẻ mầm non, được hoạt động là món ăn không thể thiếu với trẻ
và cũng là con đường gần nhất để giúp trẻ có kiến thức và kĩ năng về thế giới
xung quanh. Trên con đường đó không thể thiếu Âm nhạc. Giáo dục âm nhạc
chính là phương tiện để giúp trẻ phát triển cảm xúc, phát triển tình cảm, trí tuệ,
mở rộng nhận thức, phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ, bồi
dưỡng khả năng thẩm mỹ
Đã từ lâu, hoạt động “ Giáo dục âm nhạc” đã thực sự trở thành một nội
dung quan trọng trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhất là đối với


chương trình giáo dục mầm non, Giáo dục âm nhạc được thực hiện với mục
đích nâng cao khả năng thực hành, tạo cho trẻ cảm thụ nghệ thuật thông qua các
tác phẩm âm nhạc. Nội dung giáo dục âm nhạc được thực hiện theo các dạng
hoạt động: ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát , trò chơi âm nhạc. Thông qua
việc giảng giải nội dung bài hát và đàm thoại với trẻ , cô giáo giúp trẻ nhận biết
tình yêu thương người, yêu thiên nhiên, nội dung bài hát có tác dụng giáo dục
tình cảm đạo đức, hành vi đẹp Khi hoà mình vào những giai điệu trầm bổng
với những lời ca đẹp , được biểu diễn, vận động, nhảy múa theo nhịp điệu âm
nhạc sẽ giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, góp phần vào sự phát triển
trí tuệ, ngôn ngữ và thể lực cho trẻ. Không những thế, âm nhạc còn là phương
tiện cho các hoạt động giáo dục khác rất có hiệu quả như: tổ chức lễ hội, hoạt
động thể dục, hoặc trong các nôị dung học như “ LQVT”, “Môi trường xung
quanh”” Làm quen văn học” “Tạo hình”
Song, như chúng ta đã thấy, Âm nhạc mang lại nhiều hiêụ quả nhưng các sáng
tác ấy còn hạn chế vì các nhạc sĩ thường ít chú ý đến mảng sáng tác cho trẻ
Mầm non.
Chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu “Giáo dục âm nhạc” theo hướng tổ chức
các hoạt động theo chủ đề , các cô giáo mầm non cần có thêm các ca khúc
không chỉ phản ánh nhiều khía cạnh, tình cảm sâu sắc dành cho trẻ mà các ca
khúc đó phải có nội dung phù hợp với nhận thức của trẻ theo yêu cầu của từng
chủ đề. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, các bài hát được sáng tác theo nội
dung từng chủ đề còn nghèo nàn. Khi lựa chọn các bài hát sao cho phù hợp với
nhận thức của trẻ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của từng chủ đề tôi đã gặp
rất nhiều khó khăn. Tôi nhận thấy trong chương trình tuyển tập thơ truyện mẫu
giáo theo chủ đề có biết bao tác phẩm hay có thể phổ nhạc để giới thiệu cho trẻ
đồng thời bổ sung thêm vào tuyển tập bài hát theo chủ đề lại còn làm cho âm
điệu của ngôn ngữ đến với trẻ 1cách tự nhiên. Xuất phát từ những lý do trên, tôi
2
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
đã mạnh dạn phổ nhạc một số bài hát dựa trên nội dung những bài thơ, câu

chuyện theo nội dung chủ đề để dạy trẻ mầm non. Và đây cũng chính là đề tài:
“Sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng
cao chất lượng Giáo dục Thẩm mĩ cho trẻ Mầm non” mà tôi lựa chọn viết với
hi vọng làm phong phú kho tàng các bài hát theo chủ đề cho trẻ và góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non.
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
- BGH nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ lớp về mọi mặt, trang bị đầy đủ
các dụng cụ âm nhạc cho cô và cháu ( đàn , xắc xô, đài , phách tre ).
- Về phía trẻ: Trẻ trong lớp đa số là những cháu ngoan, khả năng cảm thụ
và lĩnh hội âm nhạc tốt
- Về phía giáo viên: Giáo viên được đào tạo chính quy, có chuyên môn,
có lòng say mê âm nhạc, luôn tự tìm tòi, khám phá, trau rồi những kiến thức về
âm nhạc. Bên cạnh đó là khả năng sử dụng đàn Oocgan thành thạo nên việc
sáng tác giai điệu cho bài hát và lựa chọn tiết tấu có phần thuận lợi hơn. Mặt
khác khả năng sử dụng vi tính thành thạo và hiểu biết một số phần mềm soạn
nhạc và thu thanh trên máy.
- Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh là công chức nhà nước, có trình
độ nên rất ủng hộ và sát sao với việc rèn kĩ năng cho trẻ.
2. Khó khăn:
- Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ trong lớp không đồng đều.
- Một số chủ đề còn hạn chế về bài hát : Chủ đề bản thân, chủ đề giao
thông.
- Sĩ số học sinh đông, việc bố trí một sân khấu trong lớp làm nơi biểu
diễn thường xuyên cho trẻ còn hạn chế.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. sáng tác bài hát từ một số bài thơ ở các chủ điểm
Ở độ tuổi mẫu giáo, âm nhạc đã trở thành nhu cầu của trẻ. Trẻ đã có khả
năng biểu diễn thể hiện tình cảm theo nội dung bài hát, đặc biệt là rất thích vừa
hát, vừa múa. Tuy nhiên, khả năng thể hiện của trẻ còn hạn chế như: hơi ngắn,

thanh đới mảnh, vòm miệng chưa linh hoạt Vì vậy, để có được những ca khúc
với những giai điệu âm nhạc đẹp, giúp trẻ phát triển tình cảm đạo đức, thẩm mỹ
và trí tuệ tôi đã cố gắng mày mò, tìm hiểu, nghiên cứu và đã sáng tác và phổ
nhạc từ các tác phẩm văn học, nơi có những ca từ rất hay và gần gũi để dạy trẻ
mầm non. Và để có được những sáng tác trong sáng kiến này tôi đã thực hiện
qua các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn bài thơ trong các quyển tuyển tập thơ truyện theo chủ
điểm cho trẻ mầm non.
Bước 2: Sử dụng đàn phím điện tử oocgan để đánh lên giai điệu đó rồi sử
dụng máy ghi âm hoặc chức năng ghi âm của điện thoại ghi lại giai điệu của cả
3
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
bài hát sau đó chọn phần tiết tấu phù hợp với giai điệu mình vừa sáng tác để
đệm tạo thành một bài hát hoàn chỉnh.
Bước 3: Sử dụng phần mềm Cubase thu thanh và chép nhạc để ghi lại
những bản nhạc cho bài hát đó.
(Giao
diện chính
trong
phần
soạn
nhạc
của Cubase)
Thông thường với một nhạc sỹ thực thụ họ đánh được một giai điệu của
một câu hát nào đó họ ghi ngay nốt nhạc ra trang giấy bởi lẽ họ đã được đào tạo
một cách bài bản về lý thuyết âm nhạc và ít có sai sót trong việc ghi chép nốt
nhạc. Nhưng đối với bản thân tôi với tinh thần tự học mày mò trong âm nhạc sẽ
không tránh khỏi những sai sót trọng việc ghi chép nốt nhạc đúng cao độ,
trường độ của bài hát nên tôi đã nhờ sự trợ giúp của phần mềm cubase. Với đầu
4

Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
dây dắc MiDi cắm trực tiếp vào đàn và kết nối qua soundcard thông qua phần
chép nhạc bằng phím đàn điện tử của phần mềm này tôi có thể đánh lại giai điệu
của bài hát mình vừa sáng tác và nó tự động in ra bản nhạc.
Bước 4: Phối khí đầy đủ cho bản nhạc.
Bước 5: Thu thanh các bài hát vừa sáng tác
Bước 6: Sử dụng phần mềm Nero để burn đĩa nhạc.
2. Các sáng tác
2.1. Phổ nhạc dựa trên lời của những bài thơ theo chủ đề.
Tôi đã lựa chọ được tất cả 13 bài thơ theo các chủ điểm khác nhau để phổ
nhạc được 13 bài hát. Cụ thể:
Chủ đề Trường Mầm non: 02 bài
Chủ đề Gia đình : 01 bài
Chủ đề Bản thân : 01 bài
Chủ đề Nghề nghiệp : 01 bài
Chủ đề Động vật : 01 bài
Chủ đề Thực vật : 01 bài
Chủ đề Giao thông : 02 bài
Chủ đề Hiện tượng tự nhiên: 03 bài
Trong số những chủ đề trên, khi khảo sát trên thực tế tôi thấy chủ đề hiện
tượng tự nhiên chưa có nhiều bài hát vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian để sáng
tác bổ sung thêm nhiều bài. Cho chủ đề thêm phong phú
* Một số bài thơ được chọn phổ nhạc:
Chủ đề: Trường mầm non
Bài thơ: Bập bênh
(Trần Nguyên Đào)
5
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Bập bềnh bập bênh
Nhún chân cho dẻo

Nhịp bênh cho khéo
Lên xuống thật đều
Bé như cánh diều
Bay trong trời rộng
Bé như cánh chim
Vỗ vào xanh thắm
Bạn bè vui lắm
Tít mắt cười vang
Ô ông trăng vàng
Trôi ngang chân bé
6
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Bài thơ: Cô giáo em
(Cô giáo Nguyệt Anh tự sáng tác)

Mỗi khi cô tới lớp
Nở cụ cười thật tươi
Mắt cô thật rạng ngời
ánh lên niềm hạnh phúc
Đứng trước đàn em nhỏ
Với tấm lòng yêu thưong
Cô dạy em bào điều
Lẽ phải trọng cuộc sống
Cô tấm lòng biển rộng
Tựa mẹ hiền dấu yêu
Em luôn mãi ghi nhớ
Ơn cô dạy nên người
7
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Chủ đề Gia đình

Bài thơ: Phải là hai tay
(Phạm Cúc)
Ngồi bên mẹ, bé băn khoăn
Đưa tăm sao lại đưa bằng
hai tay
Con ơi, con hỏi rõ hay
Cái tăm nhẹ lắm một tay
được rôi
Nhưng đâu chỉ nhẹ mà thôi
Mà là lễ phép với người bề
trên
Hai tay kính mến dâng lên
Là lòng con thảo cháu hiền
hiện ra
Đưa mời bố mẹ ông bà
Cái tăm hiếu thảo phải là
hai tay
8
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Chủ đề Bản thân
Bài thơ : Bé ơi
( Phong Thu)
Bé này bé ơi
Đừng chơi đất cát
Hãy vào bóng mát
Khi trời nắng to
Sau lúc ăn no
Đừng cho chân chạy
Mỗi sớm thức dậy
Rửa mặt đánh răng

Sắp đến bữa ăn
Rửa tay bạn nhé
Bé ơi, bé này
9
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Chủ đề nghề nghiệp
Bài thơ: Em làm thợ xây
(Hoàng Dân)
Em làm chú thợ
Xây nên những ngôi nhà
Cho bà, cho mẹ
Cho chị, cho cha
Nhà xây đẹp ghê
Tay cầm dao gạch
Tay nhanh thoăn thoắt
Như bác thợ nề
Em làm chú thợ
Xây nhà vui ghê
10
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Chủ đề động vật
Bài thơ: Chim én
(Nhược Thủy)
Từng đàn chim én
Bay ngang nhà em
Cánh nhỏ rập rờn
Như muôn hoa bạc
Trên đồng cỏ non
Ơi đàn chim nhỏ
Chim của mùa xuân

Cánh bạc rập rờn
Vừa bay vừa múa
Nắng vàng, trời xanh
11
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Chủ đề Thực vật
Hoa kết trái
(Thu Hà)
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trước gió
Này các bạn nhỏ
Đừng hái hoa tươi
Hoa yêu mọi người
Nên hoa kết trái
12
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Chủ đề giao thông
Bài thơ: Chiếc cầu mới
(Thái Hoàng Linh)
Trên dòng sông trắng
Cầu mới dựng nên
Nhan đân đi bên
Tàu xe chạy giữa
Tu tu xe lửa

Xình xịch qua câù
Khách ngồi trên tàu
Đoàn người đi bộ
Cùng cười hớn hở
Nhìn chiếc cầu dài
Tấm tắc khen tài
công nhân xây dựng
13
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Bài thơ: Cô dạy con
(Bùi Thị Tình)
Mẹ mẹ ơi cô dạy
Bài phương tiện giao
thông
Máy bay bay trên đường
không
Ô tô trên đường bộ
Tàu thuyền ca nô đó
Chạy đường thuỷ mẹ ơi
Con nhớ lời cô rồi
Khi đi trên đường bộ
Nhớ đi trên vỉa hè
Khi ngồi trên tàu xe
Không thò đầu cửa sổ
Đến ngã tư đườn phố
Đèn đỏ con phải dừng
Đèn vàng con chuẩn bị
Đèn xanh con mới đi
Lời cô dạy con ghi
Không bao giờ quên được

14
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Chủ đề Hiện tượng tự nhiên
Bài thơ: Trong nắng
(Ninh đức Hậu)
Sớm mai tỉnh giấc
Lách mình qua mây
Nắng cười hớn hở
Đi đó đi đây
Nắng tô xanh lá
Nhuộm đỏ cánh hoa
Rắc lên mái nhà
Sắc màu óng ả
Thơm lên dôi má
Cả lớp chúng mình
Bé nào cũng đẹp
Trong nắng lung linh
15
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Bài thơ: Mây Thi vẽ
(Phùng Ngọc Hùng)
Những đám mây khác màu
Đua nhau cùng thi vẽ
Mây xanh thì vẽ nắng
Mây đen lại vẽ mưa
Mây trắng cứ nhởn nhơ
Rủ nhau về vẽ núi
Mây hồng đang cặm cụi
Tô râu ông mặt trời
Bài thơ: Cầu vồng

(Nhược Thủy)
Mưa rào vừa tạnh
Có cái cầu vồng
Ai vẽ cong cong
Tô màu rực rỡ
Tím xanh vàng đỏ
ồ hai cái cơ
Cái rõ cái mờ
Ai tài thế nhỉ
16
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
2.2. Sáng tác lời hát dựa trên những câu chuyện theo chủ đề
- Viết lời: Lời ca phải trong sáng, ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu tóm tẵt được nội
dung câu chuyện.
- Phổ nhạc: Hầu hết các bài hát đựơc sáng tác dựa trên giai điệu bài hát nào đó đã
quen thuộc với trẻ, và dựa vào nội dung cốt truyện có thể lựa chọn giai điệu cho
phù hợp.
Qua các câu chuyện tôi nhận thấy có một số câu chuyện có sức hút đối với trẻ, vì
thế tôi đã chọn 3 câu chuyện để viết lời thể hiện được nội dung truyện đó và dựa
theo giai điệu của một số bài hát quen thuộc với trẻ, cụ thể:
Truyện : Chú dê đen
Phổ theo nhạc bài hát: “Chú voi con ở bản đôn” Nhạc sỹ: Phạm Tuyên

Bài hát: Chú dê đen
Lời: Chú dê đen ở rừng xanh, khắp chốn rừng chú đều lừng danh, ngày vào rừng
chú đi kiếm mồi, với trí thông minh chú vượt hiểm nguy.
Dê đen ơi, dê đen ơi, ta hát vang chiến công của dê, dám đấu tranh với kẻ gian
tham, Sói cúp đuôi biến vào rừng sâu.
Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn
Phổ theo nhạc bài hát “Trời nắng, trời mưa” của nhạc sỹ Đặng Nhất Mai

Bài hát: Thỏ anh thỏ em
Trời nắng, trời nắng, thỏ anh hái nấm
Đếm hoa đếm hoa thỏ em vui ca
Bạn Sóc, bạn sóc ngồi bên kia khóc
Eo ơi, eo ơi trông bạn buồn cười ghê
Bạn nhím, bạn nhím chìa tay xin hoa với
Không cho không cho cậu tự đi lo
Về nhé về nhé để mẹ khen tôi đấy
Con ngoan con ngoan biết vâng lời mẹ ghê
Chờ mãi chờ mãi, mà sao chưa thấy
anh đâu, anh đâu, thỏ anh đi đâu
tìm mãi tìm mãi rồi sau cũng thấy
Giúp cô mái mơ kiếm trẻ lạc mà thôi
17
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Con đây rồi, con đây rồi, con ngoan của mẹ đây.
Truyện: Cô bé quàng khăn đỏ
Phổ theo nhạc bài hát: “Đừng đi đằng kia có mưa” nhạc nước ngoài
Bài hát: Lời dặn bé Khăn đỏ
Lời: Em ơi em dừng lại nào, vào rừng sâu lắm gian nguy, trông kia xem, đường
chập trùng gặp người gian biết kêu ai. Vì ham chơi em quên mất lời của mẹ yêu đã
nhắc khi đi, bà và em gặp nguy mất rồi, May bác nông dân kịp cứu em.
(Các tác phẩm kể trên đã được thu thanh và viết nhạc đính kèm theo sáng kiến này)
3. Ứng dụng các sáng tác trong hoạt động thực tiễn.

Với những bài hát trên, tôi đã áp dụng vào dạy ở từng chủ đề 1số tác phẩm
mới. Tôi đã dùng chính những tác phẩm này để dạy trẻ trong nội dung chính là dạy
hát: “ Cô giáo em” ở Chủ đề Trường Mầm non “ Bé ơi” ở Chủ đề Bản thân; “Cô
dạy em”, dạy vận động “Em là thợ xây”, Đây là những nội dung được trẻ rất thích
và thực hiện rất tốt. Không chỉ là những ca từ dễ nhớ, dễ thuộc mà trẻ đã từng được

học trong các giờ LQVH, giai điệu trầm bổng kết hợp với 1số vận động minh hoạ
khiến trong mỗi giờ Âm nhạc trẻ biểu diễn rất hào hứng, sôi nổi. Và cứ thế, nội
dung và yêu cầu cần đạt với trẻ ở mỗi chủ đề được khắc hoạ rất tự nhiên.
Trong giờ LQVH, chúng ta dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua
việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung để truyền đạt tới trẻ vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc,
sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. Với việc
dạy bài thơ “Phải là hai tay”, sau khi trẻ đọc thơ tôi cho trẻ nghe kết hợp bài hát
được tôi phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp ý thơ trong bài thơ
được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất tập trung, chú ý. Các
bài hát được phổ nhạc từ truyện, trong mỗi giờ LQVH, tôi cho trẻ biểu diễn để cô
đọng nội dung của truỵện, làm không khí của những giờ Văn học bớt trầm lắng khi
Âm nhạc vang lên.
Trong các giờ hoạt động Thể chất, các tác phẩm: “Bé ơi”, “Chiếc cầu mới”,
còn là những giai điệu để khích lệ tinh thần tập luyện của trẻ. ở 1số bài có nhịp 2/4,
tôi dùng để dạy trẻ tập khởi động và bài tập phát triển chung.
18
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
Trong hoạt động khám phá, các bài hát trên tôi dùng ở đầu giờ học để tạo
hứng thú cho trẻ. Bài “Bé ơi”, với bài khám phá các giác quan trên cơ thể; giáo dục
trẻ biết chăm sóc các giác quan: Bài “ Chim én”trong bài khám phá về các loài
chim; bài” “Hoa kết trái”trong bài khám phá về các loại cây hoa cho ra trái ngọt.
Những giai điệu du dương của các bài hát: Cô dạy con, chim én, Mây thi vẽ
còn được tôi dùng làm nhạc nền trong những giờ tạo hình để kích thích trẻ sáng tạo,
tạo nên những sản phẩm vẽ, nặn, xé dán.
Không chỉ ứng dụng trong các hoạt động chung, các sáng tác của tôi còn thực
hiện ở hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chăm sóc vệ sinh. Khi trẻ
chơi ngoài trời, những bài hát “Bé ơi ”, “Bập bênh”,”Trong nắng” được trẻ vừa
chơi vừa hát rất say sưa. ở hoạt động góc, trẻ biểu diễn lại các bài hát này và tự
sáng tạo vận động kết hợp với các nhạc cụ Âm nhạc. Những bài hát “Bé ơi”, “ Đôi
mắt của em” còn được tôi lồng ghép trong quá trình dạy trẻ các kĩ năng vệ sinh văn

minh khiến những nội dung này được trẻ tiếp thu rất nhanh. Cứ như thế, những
mục tiêu của từng chủ đề đặt ra được trẻ tiếp thu tự nhiên và khả năng ca hát vì thế
cũng được nâng lên đáng kể.
III. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được:
- Về phía trẻ:
+ Trẻ hát đúng cao độ, trường độ của từng tác phẩm, tự tin mỗi khi tham gia
các hoạt động.
+ Trẻ hát tự nhiên, biểu diễn vui tươi, nhí nhảnh các bài hát tôi đã sáng tác.
Nó đem lại sự hào hứng , thích biểu diễn và sáng tạo mỗi khi Âm nhạc cất lên.
+ Trong các hoạt động khác, đặc biệt là trong các hoạt động biểu diễn liên
hoan văn nghệ ở mỗi chủ đề, trẻ đã được thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và
đa dạng cả về nội dung cũng như giai điệu.
- Về phía giáo viên:
+ Có thêm nhiều tác phẩm trong mỗi chủ đề để lựa chọn dạy trẻ trong các
hoạt động Âm nhạc và lồng ghép trong các hoạt động khác.
+ Nâng cao khả năng sáng tác , phổ nhạc các tác phẩm văn học, vốn là kho
tàng ngôn ngữ giàu giai điệu.
+ Có thêm công cụ để dạy trẻ trong các hoạt động.
+ Làm phong phú đời sống tinh thần, giúp tôi lấy lại cân bằng trong môi
trường đầy áp lực của 1 giáo viên Mầm non.
- Về phía phụ huynh:
+ Phụ huynh có thêm vốn bài hát để dạy trẻ.
+ Đã kết hợp cùng giáo viên thực hiên tốt việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ
năng về từng chủ đề cho trẻ.
19
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
+ Có ý thức quan tâm đến chất lượng Giáo dục âm nhạc của lớp.
Khi thực hiện phổ nhạc và đưa các bài hất này vào sử dụng ,tôi nhận thấy trẻ
rất tập trung, trẻ thực sự hứng thú và rất thích hát những bài hát của cô giáo mình

sáng tác, vì thực ra, những bài thơ câu chuyện mà tôi lựa chọn để phổ nhạc hầu hết
là những bài dài, bình thường nếu chỉ để đọc thuộc thơ hoặc nhớ được nội dung
truyện thì không phải trẻ nào cũng hiểu và cảm thụ được nếu như không có thời
gian để ôn luyện hoặc bố mẹ không kèm cặp. Tuy nhiên, với hình thức chuyển thể
từ những câu chuyện, bài thơ sang bài hát thì hiệu quả đến bất ngờ, hầu như trẻ nào
cũng hát được và còn thích thú cùng nhau thể hiện và khi hỏi ngược lại những bài
thơ đó, những câu chuyện đó nói lên điều gì thì trẻ đều nắm bắt được. Vì thế với
một câu chuyện mới, bài thơ mới, tôi cũng hướng cho trẻ tập trung lắng nghe đọc
thuộc, hiểu nội dung và hứa hẹn với trẻ cô sẽ cố gắng phổ nhạc để các con không
những chỉ đọc thuộc thơ hay nhớ câu chuyện mà các con còn có thể hát bài hát nói
lên nội dung của truyện, thơ đó nữa. Điều đó tạo cho trẻ một tâm thế vui tươi tập
trung và hứng thú lắng nghe cô kể chuyện và hiểu nội dung tác phẩm và chờ đợi
những bài hát do chính cô giáo sáng tác.
*Kết quả cho thấy khi tôi tiến hành áp dụng phổ biến các bài hát trên trong
các hoạt động của trẻ thì có sự thay đổi đáng mừng cả về khả năng cảm thụ âm
nhạc và khả năng cảm thụ văn học được thể hiện rõ qua bảng khảo sát sau: Tổng số
trẻ: 50 trẻ
Các tiêu chí
cần đạt
Đầu năm Cuối năm
Xếp loại Số trẻ Tỉ lệ% Xếp loại Số trẻ Tỉ lệ %
Khả năng cảm
thụ âm nhạc
Tốt
Khá
TB
Yếu
3
24
18

5
6.0%
48%
36%
10%
Tốt
Khá
TB
Yếu
10
32
8
0
20%
64%
16%
0 %
Khả năng hiểu
tác phẩm văn
học
Tốt
Khá
TB
Yếu
4
27
13
6
8.0%
54%

26 %
12%
Tốt
Khá
TB
Yếu
12
33
5
0
24%
66%
10%
0%
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được, tôi đã rút ra bài học kinh
nghiệm khi tiến hành sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Mầm non:
20
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
+ Ngay từ đầu năm đã rà soát các nội dung Giáo dục Âm nhạc rồi tìm những
bài thơ, câu chuyện phù hợp để phổ nhạc; xây dựng thư viện âm nhạc cho từng chủ
đề.
+ Cần tìm hỉêu khả năng tiếp thu âm nhạc của từng trẻ để có những sáng tác
phù hợp.
+ Chọn những giai điêu gần gũi , dễ hát với trẻ, chọn các tiết tấu Beat để các
tác phẩm đến vởi trẻ tự nhiên.
+ Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm Âm nhạc khi thưởng thức để
nâng cao kiến thức Âm nhạc cho trẻ.
+ Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp tìm đến những bài thơ, câu truyện

giàu hình ảnh để phổ nhạc. Tận dụng các phụ huynh là nhạc sĩ để nhờ hoàn chỉnh
lại các sáng tác không chuyên của mình.
+ Luôn trau giồi các kiến thức về Âm nhạc và cách sử dụng nhạc cụ để có
thêm cảm hứng trong các sáng tác.
Trên đây là 1số kinh nhgiệm nhỏ trong khi tiến hành sáng tác và phổ nhạc
một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng GD Thẩm mĩ
cho trẻ Mầm non. Tôi rất mong bản sáng kiến nhỏ của tôi sẽ thiết thực với các giáo
viên Mầm non trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong quá trình thực hiện,
hẳn tôi đã có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh giá đóng góp của các cấp
lãnh đạo và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2011
Người viết
Trương Thị Nguyệt Anh
21
Trương Thị Nguyệt Anh SKKN Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tuyển tập thơ ca truyện kể câu đốcho trẻ mầm non theo chủ đề- Tác giả:
Thúy Quỳnh, Phương Thảo
2. Tuyển chọn thơ ca truyện kể theo các chủ đề của nhiều tác giả
3. Thông tin về soạn nhạc và thu thanh trên webside www.maikien.com và
www.hunglandesign.com
PHỤ LỤC
Đính kèm đĩa 01 CD và 12 bản chép nhạc
22

×