Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tóm tắt tích cự hóa hoạt động nhận thức của học sinh khi dạy học bài hiệu ứng đốp le với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.3 KB, 11 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh là cấp thiết hi
ện nay. Một công cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học tích cực là CNTT. Qua
thực tế các nhà khoa học sư phạm đều nhận định rằng việc nghiên cứu ứng dụng
CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt mà
phương pháp dạy học truyền thống không thể đạt được.
Trong quá trình dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le, nếu chỉ sử dụng các phương tiện
dạy học truyền thống sẽ gặp rất nhiều khó khăn như:
- Trong hiệu ứng Đốp-le có sự chuyển động tương đối giữa nguồn và máy thu,
hiện tượng này không trực quan nên khó khăn cho HS khi hình dung và giải thích
hiện tượng.
- Nếu chỉ dùng thí nghiệm thực như hình 18.1 SGK, qua thí nghiệm HS chỉ có
thể dừng lại ở việc nhận biết hiện tượng mà khó giải thích được tại sao lại có hiện
tượng đó.
- Khi dùng mô hình lí thuyết giải thích sẽ không trực quan.
- Ngoài ra hiệu ứng Đốp-le còn có nhiều ứng dụng trong thực tế. Trong điều
kiện lớp học không có điều kiện quan sát, nghiên cứu.
Vì những lý do trên tôi chọn đề tài “ Tích cự hóa hoạt động nhận thức của
học sinh khi dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”.
2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu một số sản phẩm CNTT trong dạy học Vật lí cụ thể, nhắm phát
huy tính tích cực của học sinh trong việc chiếm lĩnh kiến thức trong bài Hiệu ứng
Đốp-le (Vật Lí 12 nâng cao).
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Quá trình chiếm lĩnh kiến thức của học sinh một cách
tích cực khi hoc bài Hiệu ứng Đốp-le nhờ sự hỗ trợ của CNTT.
- Phạm vi nghiên cứu:Tổ chức quá trình chiếm lĩnh kiến thức của học sinh
một cách tích cực, trong các giai đoạn của quá trình chiếm lĩnh kiến thức bài Hiệu
ứng Đốp-le.


1


4.

Giả thuyết khoa học
Sẽ phát huy được tính tích cực và nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức bài

Hiệu ứng Đốp-le nếu xây dựng và sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin được soạn
thảo theo quan điểm về dạy học tích cực.
5. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích của đề tài tôi đã xác định được những nhiệm vụ chính.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6.4 Phương pháp thống kê trong giáo dục
7 Đóng góp của khóa luận
7.1 Ý nghĩa khoa học
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
8. Cấu trúc khòa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học Vật lí ( từ trang 7 đến trang 38)
Chương 2: Nghiên cứu một số sản phẩm công nghệ thông tin hỗ trợ quá trình
dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le (từ trang 39 đến trang 57)
Chương 3: Dự kiến thực nghiệm sư phạm ( từ trang 58 đến trang 60)

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ỨNG DỤNG CÔNG

NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VẬT Lí
1.1. Các ứng dụng cơ bản của công nghệ thông tin trong dạy học vật lí
1.1.1 Sử dụng Multimedia
Việc sử dụng multimedia trong dạy học vật lí sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc
hơn các hiện tượng vật lí, tiếp thu nhanh chóng kiến thức vật lí; làm tăng niềm tin vào
tri thức, kích thích hứng thú, tạo động cơ trong quá trình dạy học.
1.1.2 Công nghệ thông tin hỗ trợ mô phỏng hiện tượng vật lí
2


a, Mô phỏng, minh hoạ các hiện tượng, quá trình vật lí một cách trực quan
và chính xác hơn để dễ quan sát và nghiên cứu.
b, Mô phỏng các hiện tượng, quá trình vật lí để qua đó tìm ra các kiến thức
mới (mối quan hệ, quy luật mới...) bằng con đường nhận thức lí thuyết
1.1.3 Công nghệ thông tin hỗ trợ các thí nghiệm vật lí
a, Công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc phân tích băng hình ghi các quá trình
Vật lí thực
b, Máy vi tính hỗ trợ các thí nghiệm vật lí được ghép nối với máy vi tính
1.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí
Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là một trong các nhiệm vụ chủ
yếu của người thầy trong quá trình dạy học, nó luôn là trung tâm chú ý của lý luận và
thực tiễn dạy học
Tính tích cực là biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng.
Tính tích cực cũng là khái niệm biểu thị cường độ vận động của chủ thể khi thực hiện
một nhiệm vụ giải quyết một vấn đề nào đấy [12,Trang 463].
Tính tích cực nhận thức là tính tích cực xét trong điều kiện, phạm vi của quá
trình dạy học, chủ yếu được áp dụng trong quá trình nhận thức của học sinh.
Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động của thầy giáo và các nhà giáo dục
nói chung, nhằm biến người học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng tiếp nhận
tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.

1.2.1 Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức
a. Những dấu hiệu biểu thị tính tích cực
Thứ nhất, những dấu hiệu bề ngoài qua thái độ, hành vi và hứng thú
Thứ hai, những dấu hiệu bên trong như sự căng thẳng trí tuệ, sự nỗ lực hoạt
động, sự phát triển của tư duy, ý chí và xúc cảm.
Thứ ba, kết quả học tập.
b, Mức độ tích cực của học sinh
Tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình học tập có nhiều mức độ
biểu hiện khác nhau. Thí dụ:
- Mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học.
- Sự tập chung chú ý của học sinh trong tiến trình bài học.
- Hứng thú nhận thức của học sinh.
- Kết quả học tập.
1.2.2 Đặc điểm tính tích cực nhận thức của học sinh
Tích cực nhận thức của học sinh có các đặc điểm sau:
- Tính tích cực của học sinh có hai mặt: tự phát và tự giác.
3


- Tính tích cực nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà cả từ
những nhu cầu bậc thấp như nhu cầu sinh học, như cầu đạo đức, nhu cầu thẩm mỹ,
giao lưu văn hóa…
- Tính tích cực nhận thức và tích cực học tập có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau nhưng không phải là một.
- Ngày nay dạy học tích cực có thể xem là một trong những đặc điểm quan
trọng nhất của nhà trường hiện đại. Dạy học tích cực có nhiều khác biệt với dạy học
truyền thống.
- Tính tích cực của các đối tượng, lứa tuổi, trình độ… khác nhau là rất khác
nhau.
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức

Nhìn chung tính tích cực nhận thức phụ thuộc vào những nhân tố sau: Bản thân học
sinh, Nhà trường, Gia đình, Xã hội. Trong đó nhân tố nhà trường đặc biệt người thầy
khi đứng lớp giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh.
1.2.4 Các biện pháp phát huy tính tích cự nhận thức
Để nâng cao tính tích cực nhận thức của học sinh ta có rất nhiều biện pháp ta
có thể chia thành các nhóm biện pháp như sau:
a, Nhóm biện pháp cho giáo viên đứng lớp
Nhóm biện pháp này rất quan trọng vì nó tác độn trực tiếp đến học sinh và về
thời gian thì dạy học chiếm hơn 80% hoạt động của nhà trường.
b, Nhóm biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức thông qua các hoạt động
giáo dục
c, Nhóm biện pháp thông qua tác động của gia đình
d, Nhóm biện pháp do xã hội tác động
1.3 Tổ chức quá trình dạy học vật lý dưới sự hỗ trợ của các phần mền dạy học
theo hướng phát huy tính tích cự hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy
học vật lí
Với những chức năng ưu việt của các phương tiện dạy học số, ta thấy có thể
phát huy tính tích cực, tự lực hóa quá trình học tập của học sinh trong dạy học vật lí
nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học số.
1.4. Thực trạng dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le
1.4.1. Nội dung điều tra

4


Chúng tôi tìm hiểu thực trạng dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le ở một số trường phổ
thông (Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình)
Nội dung điều tra bao gồm:
- Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học khi dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le.

- Các thiết bị dạy học cần sử dụng để nâng cao hiệu quả dạy học bài Hiệu ứng
Đốp-le.
- Khó khăn nhất để ứng dụng CNTT vào dạy bài Hiệu ứng Đốp-le Những khó
khăn, sai lầm phổ biến của học sinh khi học bài Hiệu ứng Đốp-le và nguyên nhân của
các khó khăn, sai lầm phổ biến đó.
1.4.2. Phương pháp điều tra
- Sử dụng phiếu điều tra thu thập thông tin từ các giáo viên.
- Trao đổi trực tiếp với giáo viên để thu thập thông tin.
1.4.3. Kết quả điều tra
Kết quả điều tra được 21 phiếu.
Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy:
- Về phương tiện dạy học: Khi dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le , giáo viên có sử
dụng thiết bị dạy học truyền thống được trang bị theo danh mục thiết bị dạy học tối
thiểu. Nhìn chung, các thiết bị này đáp ứng được yêu cầu cho việc dạy học. Tuy
nhiên, các thí nghiệm này không mô tả được bản chất của hiệu ứng, khó khăn trong
việc giải thích hiện tượng.
- Việc ứng dụng CNTT vào dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le vẫn còn hạn chế,
giáo viên chủ yếu sử dụng phần mềm trên mạng của một số tác giả trong và ngoài
nước, sử dụng trình chiếu powerpoint. Các phần mềm phù hợp với nội dung bài học
và đầy đủ cho một đơn vị kiến thức còn ít. Do đó, việc sử dụng CNTT trong việc đổi
mới phương pháp còn hạn chế. Một trong những lý do dẫn đến hạn chế trong việc
ứng dụng CNTT ở chương này là thiếu phần mềm để giáo viên sử dụng.
- Khó khăn, sai lầm phổ biến của học sinh là: Học sinh khó hình dung hiện
tượng, khó khăn khi giải thích hiện tượng bằng lý thuyết. Về vận dụng kiến thức, một
số ý kiến cho rằng học sinh khó giải thích được các ứng dụng của hiệu ứng Dopple
5


trong thực tế. Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu phần mềm hỗ trợ dạy
học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Những vấn đề
trình bày có thể tóm tắt thành những luận điểm chính sau:
Ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả cao trong dạy học vật lí. Nhờ những
tính năng ưu việt của nó thể trợ giúp giảng dạy những nội dung mà các thiết bị dạy
học truyền thống không thực hiện được học thực hiện được nhưng không đem lại
hiệu quả.
Nêu lên các vấn đề chung của tính tích cực nhận thức như những đặc điểm của
tính tích cực, biểu hiện cụ thể của tính tích cực và các nhân tố ảnh hưởng tới tính tích
cực; từ đó đề ra các biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
Để phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy
học vật lí có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau, trong đó phương pháp dạy
học giải quyết vấn đề hiện nay được sử dụng rộng rãi.
Chỉ ra trong nhiều trường hợp, nếu chỉ sử dụng các phương tiện dạy học
truyền thống thì việc phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh tham gia vào việc
phát hiện và giải quyết các vấn đề học tập sẽ bị hạn chế. Với các chức năng ưu việt so
với các phương tiện dạy học truyền thống, các phương tiện dạy học số có thể biến đổi
phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực hóa quá trình học tập của
học sinh trong dạy học vật lí.
Tìm hiểu thực trạng dạy học bài “Hiệu ứng Đốp-le” ở một số trường phổ
thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Nhận thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến
các khó khăn trong dạy học bài “ Hiệu ứng Đốp-le” là thiếu các phần mềm hỗ trợ dạy
học.
Chương 2
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ QUÁ
TRÌNH DẠY HỌC BÀI HIỆU ỨNG ĐỐP-LE
2.1 Mục tiêu dạy học
6



2.1.1. Kiến thức [5]
- Nhận biết được thế nào là hiệu ứng Đốp-le.
- Giải thích được hiệu ứng Đốp-le.
- Xây dựng được công thức tính tần số khi xảy ra hiệu ứng Đốp-le trong hai
trường hợp nguồn âm chuyển động, máy thu đứng yên và nguồn âm đứng yên, máy
thu chuyển động.
2.1.2 Kĩ năng
- Vận dụng được các công thức tính tần số trong hiệu ứng Đốp-le để giải các bài tập
liên quan.
- Giải thích được các ứng dụng trong thực tế của hiệu ứng Đốp-le.
2.1.3. Thái độ
- Yêu thích môn vật lí.
- Tích cực vận dụng kiên thức vật lí vào thực tế.
2.2 Xây dựng lựa chọn một số sản phẩm CNTT hỗ trợ quá trình dạy học bài
Hiệu ứng Đốp-le
Với các chức năng ưu việt của công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ quá trình dạy
học vật lí, ta thấy để tăng chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực nhận thức của
học sinh khi học ta nên đưa vào một số sản phẩm công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy
học bài Hiệu ứng Đốp-ple. Các sản phẩm này phù hợp với nội dung sách giáo khoa
[4],[5], giao diện đẹp, dễ sử dụng, có chú trọng tính sư phạm. (kèm theo hình ảnh và
các chức năng của phần mềm)
2.3 Xây dựng tiến trình dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le

7


SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG KIẾN THỨC BÀI HIỆU ỨNG ĐỐP-LE

Nguồn âm chuyển động tương đối với máy thu, thấy độ cao âm thu được thay đổi (tức tần số âm thay đ


Tần số âm thu được thay đổi có tuân theo quy luật nào không?

f ' = v '/ λ '
v + vM
f '= 8
v − vS

f


I. Chuẩn bị
1. GV
2. HS
II. Tiến trình dạy học
Đã được trình bày cụ thể trong khóa luận (từ trang 47 đến trang 55)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 chúng tôi đã xác định rõ mục tiêu dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le.
Kết hợp mục tiêu dạy học và những khó khăn khi dạy học bài Hiệu ứng Đốple, trên cơ sở đó xây dựng, lưạ chọn một số sản phẩm CNTT phù hợp với quan điểm
dạy học tích cực, chương trình, nội dung SGK của nước ta, đảm bảo tính chính xác,
khoa học và thẩm mỹ; để hỗ trợ dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh khi học, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Để nâng cao hiệu quả dạy học, trong chương này tôi có đề xuất việc sử dụng
các sản phẩm CNTT khi dạy học bài Hiệu ứng Đốp-ple theo những nguyên tắc sử
dụng CNTT trong dạy học.
Chúng tôi đã soạn thảo tiến trình dạy học bài H ệu ứng Đốp-le theo hướng tích
cực hoá hoạt động nhận thức của HS với sự hỗ trợ của CNTT.
Chương 3
DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
9



3.1 Mục đích, đối tượng, phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.1.1 Mục đích, đối tượng thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học mà đề tài đã nêu ra.
Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 12 ban Tự nhiên ở 1 số trường trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình.
3.1.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi chọn 2 lớp có trình độ học tập Vật lí gần như tương đương nhau. Một
lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm.
3.2 Dự kiến triển khai thực nghiệm sư phạm
3.2.1 Thời gian thực hiện
3.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực nghiệm
3.2.3 Dự kiến thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 chúng tôi đã nghiên cứu và thấy rằng:
Mục đích thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính khả thi của giả thuyết khoa học
ban đầu; với các đối tượng thực nghiệm là HS lớp 12 Ban Tự nhiên xã hội; chúng tôi
đưa ra phương pháp thực nghiệm sư phạm và đề xuất dự kiến thực nghiệm sư phạm
để đạt được những mục đích đã đặt ra.
Đề ra các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

KẾT LUẬN CHUNG
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, qua quá trình thực hiện nghiên cứu,
chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề sau:
10


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học tích cực. Từ đó đề suất cách thức tổ chức quá trình dạy học Vật lí dưới sự hỗ

trợ của các phần mềm dạy học,multimedia theo hướng phát huy tính tích cực hoạt
động nhận thức của HS trong dạy học Vật lí.
Trên cơ sở vận dụng lý luận về việc ứng dụng CNTT và dạy học tích cực, đồng
thời căn cứu vào nội dung kiến thức và những khó khăn khi dạy học bài Hiệu ứng
Đốp-le khi sử dụng các phương tiện truyền thống. Chúng tôi đã soạn thảo tiến trình
dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức
của HS; với sự hỗ trợ của CNTT.
Thông qua việc nghiên cứu mục đích, đối tượng và các phương pháp thực
nghiệm, chúng tôi đưa ra dự kiến triển khai thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính
khả thi của đề tài.
Với kết quả như trên đề tài đã đạt được mục đích đề ra và bước đầu khẳng định
được giả thuyết khoa học ban đầu. Qua quá trình nghiên cứu đề tài của chúng tôi cho
thấy: quá trình tổ chức cho HS học tập theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực
giải quyết vấn đề học tập thông qua hình thức đề xuất, thảo luận lựa chọn phương án
đã nêu ở khóa luận trong quá trình dạy học bài Hiệu ứng Đốp-le, tuy mang lại hiệu
quả nhưng đòi hỏi cơ sở vật chất của phòng học phải được trang bị máy vi tính. Hiệu
quả của việc tổ chức dạy học theo cách này phụ thuộc vào trình độ tư duy, năng lực
sư phạm, và trình độ chuyên môn về Vật lí của người GV.

11



×