Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.56 KB, 2 trang )
Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 90 SGK Sinh 11 : Cân bằng nội môi – Chương 1 sinh
học lớp 11.
A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Cân bằng nội môi
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong. Các bộ phận tham gia vào cơ chế cân bằng
nội môi là bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện. Thận tham gia điều hòa
cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.
Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất hòa tan trong
máu như glucôzơ. PH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.
Bài trước: Giải bài 1,2,3,4 trang 85 SGK Sinh 11: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 90 Sinh Học lớp 11: Cân bằng nội môi
Bài 1: (trang 90 SGK Sinh 11)
Cân bằng nội môi là gì?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
Bài 2: (trang 90 SGK Sinh 11)
Tại sao cân bằng nội môi có vui trò quan trọng đối với cơ thể?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Vì sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyêt và dịch mô) đảm bảo cho
động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể họat động hình thưởng khi các
điều kiện lí hóa của môi trường trong thích hợp và ổn định. Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong
ổn định và không duy trì được sự ổn định (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự biến đổi hoặc rối
loạn hoạt động của các tê bào và các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.
Rất nhiều bệnh tật của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ, nồng độ NaCl
trong máu cao (do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên) gây ra bệnh cao huyết áp.
Bài 3: (trang 90 SGK Sinh 11)
Tại sao các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển về bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan
trọng trong cơ chế cân bằng nội môi?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện đóng vai trò quan trọng trong