Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT TỪ CÂY SIM LÀM CHẤT ỨC CHẾ CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 85 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

HÀ TRUNG THIỆN

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT
TỪ CÂY SIM LÀM CHẤT ỨC CHẾ CHỐNG ĂN MÒN KIM
LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT HÓA HỌC

Hà Nội – 2016


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

HÀ TRUNG THIỆN

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT
TỪ CÂY SIM LÀM CHẤT ỨC CHẾ CHỐNG ĂN MÒN KIM
LOẠI

Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học
Mã ngành: 60520301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ MINH TÂN

Hà Nội – 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2016
Tác giả luận văn

Hà Trung Thiện


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin chân thành cảm ơn đến thầy
giáo hướng dẫn TS.Vũ Minh Tân đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như
giúp đỡ tận tình và chỉ bảo của Thầy trong quá trình em làm luận văn, em xin
bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Xuân Quế cùng các anh chị
trong phòng Ăn mòn và Bảo vệ kim loại - Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới - Viện
Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
em được tiếp xúc với cơ sở vật chất của Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới để em hoàn
thiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè, đồng nghiệp và các Thầy
Cô giáo trong khoa Công Nghệ Hóa Học, Trường Đại Học Công Nghiệp Hà
Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2016
Tác giả luận văn


Hà Trung Thiện


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................7
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI............................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................3
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................3
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN...................................................................................5

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIM.................................................................5
1.1.1. Sinh thái học của sim [1], [34]................................................................5
1.1.1.1. Đặc điểm [1], [28], [35].......................................................................5
1.1.1.2. Phân bố sinh thái [1], [35]....................................................................6
1.1.1.3. Chi, phân họ Sim [35],; [39]................................................................7
1.1.1.4. Một số cây thuộc họ sim ở Việt Nam.................................................10
Cây gioi, cây mận Java: Syzygium cumini.....................................................11
Cây đinh hương: Eugenia caryophyllata còn gọi là Syzgium aromaticum.....11
Cây ổi..............................................................................................................12
Cây bạch đàn:..................................................................................................13
Cây vối:...........................................................................................................14
Cây trâm:.........................................................................................................14
Cây hương đào:...............................................................................................15
.........................................................................................................................15

Cây hồng lộc:..................................................................................................15
.........................................................................................................................16
1.1.2. Tác dụng của sim [1].............................................................................16
1.2.THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY SIM...........................................18


1.3. TỔNG QUAN VỀ TANIN......................................................................19
1.3.1. Khái niệm..............................................................................................19
1.3.2. Phân loại................................................................................................20
1.3.2.1. Tanin pyrogallic.................................................................................20
1.3.2.2. Tanin pyrocatechic.............................................................................22
1.3.3. Tính chất và định tính tanin...................................................................23
1.3.4. Công dụng của tanin..............................................................................24
1.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TANIN HIỆN NAY.........................................25
1.4.1.Trên thế giới [3], [32].............................................................................25
1.4.2. Ở Việt Nam [3], [9], [10]......................................................................26
1.5. NHỮNG THỰC VẬT CHỨA NHIỀU TANIN......................................27
1.6. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC HỢP CHẤT TANIN TỪ SIM........28
Tanin là hợp chất có khá nhiều ứng dụng trong điều trị: ứng dụng làm thuốc
đông máu, thuốc săn da,có tính kháng khuẩn, kháng virut nên được dùng
trong điều trị các bệnh viêm ruột, tiêu chảy,dùng làm thuốc chữa bỏng, làm
tiêu độc, làm cho da biến thành da không thối và bền, làm chất cầm màu trong
nhuộm vải bông [3].........................................................................................28
1.7. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN...28
LÀM CHẤT ỨC CHẾ CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI.................................28
1.8. KHÁI QUÁT VỀ ĂN MÒN KIM LOẠI [15], [16], [18], [19], [20], [21],
[25], [26], [28].................................................................................................29
1.8.1. Khái niệm..............................................................................................29
1.8.2. Phân loại................................................................................................29
1.8.3. Ăn mòn kim loại trong dung dịch axit [4].............................................32

1.8.4. Ăn mòn thép trong nước........................................................................32
1.8.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn điện hóa [19], [22]......................34
1.8.6. Phương pháp chống ăn mòn kim loại [11], [22], [24]...........................34


1.8.6.1. Dùng các hợp kim bền với môi trường..............................................34
1.8.6.2. Bảo vệ bằng lớp phủ vô cơ hay hữu cơ..............................................34
1.8.6.3. Bảo vệ điện hóa chống ăn mòn kim loại............................................35
1.8.6.4. Xử lý môi trường ăn mòn...................................................................37
1.9. SỬ DỤNG CHẤT ỨC CHẾ CHỐNG ĂN MÒN KIM [18], [25],[ 26],
[27]..................................................................................................................38
1.9.1. Phân loại chất ức chế.............................................................................39
1.9.2. Chất ức chế catôt...................................................................................39
1.9.3. Chất ức chế anôt....................................................................................40
1.9.4. Cấu trúc phân tử của chất ức chế hữu cơ [2], [15]................................40
1.9.5. Cơ chế tác động của chất ức chế hữu cơ [25].......................................41
1.9.6. Lĩnh vực ứng dụng chủ yếu của chất ức chế.........................................42
1.9.7. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chất ức chế chống ăn mòn kim loại
ở Việt Nam và trên thế giới.............................................................................43
CHƯƠNG 2- THỰC NGHIỆM............................................................................43

2. 1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ...................43
2.1.1. Nguyên liệu...........................................................................................43
2.1.2. Thép.......................................................................................................44
2.1.3. Hóa chất.................................................................................................44
2.1.4. Dụng cụ và thiết bị................................................................................45
2.2. QUY TRÌNH CHIẾT DỊCH SIM SỬ DỤNG DUNG MÔI NƯỚC........45
2.3. QUY TRÌNH CHẾ TẠO CAO SIM........................................................46
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................47
2.4. 1. Định lượng tanin bằng phương pháp iốt..............................................47

2.4.2. Phương pháp phổ hồng ngoại (IR ).......................................................48
2.4.3. Phương pháp đo đường cong phân cực.................................................48
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu bằng cách đo tổng trở điện hóa....................51


2.5. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN HÓA.........................................52
2.5.1. Đo mẫu nước chiết sim tại nồng độ axit H2SO4 0,5M.........................52
2.5.1.1. Chuẩn bị dung dịch đo.......................................................................52
2.5.1.2. Tiến hành đo.......................................................................................53
2.5.2. Đo mẫu nước chiết sim tại nồng độ axit H2SO4 1M............................53
2.5.2.1. Chuẩn bị dung dịch đo.......................................................................53
2.5.2.2. Tiến hành đo.......................................................................................54
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................54

3.1. DỊCH CHIẾT VÀ CAO SIM...................................................................54
3.1.1. Dịch chiết..............................................................................................54
3.1.2. Cao sim..................................................................................................55
3.2. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TANIN TRONG DỊCH CHIẾT
SIM..................................................................................................................55
STT..................................................................................................................55
Tên chỉ tiêu......................................................................................................55
Đơn vị tính.......................................................................................................55
Kết quả............................................................................................................55
Phương pháp thử.............................................................................................55
1.......................................................................................................................55
Hàm lượng tanin..............................................................................................55
%......................................................................................................................55
22,87................................................................................................................55
ISO 14502-2-2005...........................................................................................55
Kết quả bảng 3.1 cho thấy sim thu hái từ Xuân Mai có hàm lượng tanin tổng

tương đối cao, đây chính là hợp chất có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả bảo vệ
chống ăn mòn kim loại của dịch chiết sim......................................................56
3.3. KẾT QUẢ PHỔ IR CỦA DỊCH CHIẾT SIM.........................................56


3.4. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN KIM LOẠI CỦA DỊCH
CHIẾT SIM.....................................................................................................57
3.4.1. Nước chiết sim ức chế ăn mòn kim loại trong H2SO4 0,5M................57
3.4.2. Nước chiết sim ức chế ăn mòn kim loại trong H2SO4 1M...................62
KẾT LUẬN............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Hình ảnh cây sim....................................................................................6
Hình 1.2. Hình ảnh cây trà....................................................................................10
Hình 1.3. Hình ảnh cây gioi..................................................................................11
Hình 1.4. Hình ảnh cây đinh hương.....................................................................12
Hình 1.5. Hình ảnh cây ổi......................................................................................13
Hình 1.6. Hình ảnh cây bạch đàn.........................................................................13
Hình 1.7. Hình ảnh cây vối....................................................................................14
Hình 1.8. Hình ảnh cây trâm................................................................................15
Hình 1.9. Hình ảnh cây hương đào.......................................................................15
Hình 1.10. Hình ảnh cây hồng lộc.........................................................................16
Hình 1.11.Cấu trúc tomentosin.............................................................................18
................................................................................................................................. 22
Hình 1.12. Một số loại polyphenol thuộc nhóm tanin pyrogalic........................22
B-1 Epicatechin-(4β->8)-epicatechin B-2Epicatechin-(4β->8)-catechin............23
Hình 1.13. Một số loại polyphenol của nhóm Pyrocatechic................................23

Hình 1.14. Sơ đồ ăn mòn điện hóa của kim loại M.............................................31
Hình 1.15. Sơ đồ ăn mòn điện hóa của kim loại Zn trong dung dịch HCl.........31
Hình 1.16. Giản đồ E - pH các vùng ăn mòn và bảo vệ kim loại........................36
Hình 1.17. Bảo vệ catôt bằng protector................................................................36
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình chiết dịch sim bằng nước...........................................46
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình chế tạo cao sim từ dịch chiết sim.............................47
Hình 3.1. Phổ IR của dịch chiết sim bằng dung môi nước.................................56
Hình 3.2. Điện thế mạch hở của các mẫu trong môi trường axit H2SO4 0,5M
................................................................................................................................. 57
Hình 3.3. Đường phân cực đo dòng ăn mòn trong môi trường axit H2SO4 0,5M
................................................................................................................................. 58
Hình 3.4. Phổ tổng trở của thép CT38 trong môi trường axit H2SO4 0,5M....60
Hình 3.5. Điện thế mạch hở của các mẫu trong môi trường axit H2SO4 1M. .62
Hình 3.6. Đường phân cực đo dòng ăn mòn trong môi trường axit H2SO4 1M
................................................................................................................................. 63
Hình 3.7. Phổ tổng trở của thép CT38 trong môi trường axit H2SO4 1M.......65


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành phần nguyên tố mẫu thép nghiên cứu.....................................44
Bảng 3.1. Kết quả phân tích hàm lượng tanin.....................................................55
Bảng 3.2. Hiệu suất bảo vệ tính theo R và J tại môi trường H2SO4 0,5M........59
Bảng 3.3. Độ dốc Tafel anot và catot tại các nồng độ dịch chiết %, trong
H2SO4 0,5M...........................................................................................................61
Bảng 3.4. Hiệu suất bảo vệ tính theo R và J tại môi trường H2SO4 1M..........64
Bảng 3.5. Độ dốc Tafel của hai nhánh anot và catot tại các nồng độ dịch chiết
trong H2SO4 1M...................................................................................................66



1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ khi kim loại được tìm ra và đưa vào cuộc sống, con người đã đạt
được một số bước tiến lớn trong lịch sử văn minh loài người. Từ đó cho đến
nay, kim loại đã trở thành một nguyên vật liệu thiết yếu với đời sống và sản
xuất. Tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên, kim loại dần bị ăn mòn. Các kim
loại ít bị ăn mòn như vàng, bạc, platin thì đắt, trữ lượng nhỏ. Các kim loại phổ
biến hơn như sắt thì dễ bị ăn mòn. Chi phí cho việc sửa chữa, thay thế vật
liệu, thiết bị, phương tiện bị ăn mòn không nhỏ chưa kể đến các chi phí phát
sinh khác.
Hằng năm, trên thế giới phải chi phí hàng tỉ đô la cho việc thay thế bảo
dưỡng các thiết bị máy móc công nghiệp, các công trình bằng kim loại bị ăn
mòn. Chỉ tính riêng ở Mỹ trong những năm gần đây thiệt hại do ăn mòn kim
loại gây ra hàng năm vào khoảng 300 tỷ đô la [17], [32]. Những thiệt hại gián
tiếp do kim loại bị ăn mòn như giảm độ bền dẫn đến giảm năng suất, chất
lượng của sản phẩm cao gấp 1,5 đến 2 lần lượng thiệt hại do kim loại bị ăn
mòn về khối lượng. Vì vậy, việc chống ăn mòn kim loại là vấn đề cấp bách về
mặt kinh tế lẫn công nghệ. Có nhiều phương pháp để chống ăn mòn kim loại,
trong đó phương pháp sử dụng chất ức chế là một trong những phương pháp
bảo vệ truyền thống khá hiệu quả, có thể kéo dài tuổi thọ các công trình lên 25 lần và có tính kinh tế cao. Nhiều chất ức chế được sử dụng rộng rãi như
muối nitrit, muối crômat, muối photphat, các amin hữu cơ…Tuy nhiên, nhiều
chất trong số này rất độc cho con người và môi trường. Hiện nay, vấn đề này
đã trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu khi đưa một chất vào sử dụng,
nhiều chất ức chế truyền thống đã bị hạn chế, thậm chí còn cấm sử dụng do
ảnh hưởng độc hại của chúng với con người và môi trường.


2


Một xu hướng nghiên cứu mới đối với các nhà nghiên cứu ăn mòn ở
Việt Nam cũng như trên thế giới, đó là tìm kiếm

‚‘‘

Chất ức chế xanh” thân

thiện với môi trường đang được các nhà khoa học quan tâm [7], [8], [27],
[32].
Vấn đề đặt ra là chọn nguồn nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm, giá thành
sản phẩm thấp để nghiên cứu và đi vào thực tiễn. Dịch chiết từ cây trồng có
thành phần hữu cơ đa dạng, có khả năng hấp phụ lên bề mặt kim loại để hạn
chế ăn mòn mà lại dễ kiếm, dễ chế biến, giá thành không cao, những chất có
nguồn gốc thực vật có thể tổng hợp được dễ mà ít độc hại. Ở nước ta, với
phân loại thực vật đa dạng, hướng nghiên cứu này còn khá mới mẻ, mới bắt
đầu trong vài năm gần đây.
Chúng ta biết, sim là loài cây dễ thích ứng với môi trường sống, ngay
cả điều kiện khắc nghiệt ở vùng đồi, sườn núi... mọc trải dài khắp các vùng
trên đất nước trong khi địa hình Việt Nam 3/4 là đồi núi. Ở Việt Nam, đã có
một số công trình nghiên cứu về cây sim nhưng chỉ dừng lại ở việc sử dụng
các bộ phận của cây để phòng chống bệnh tật, một phần nhỏ được nghiên cứu
tính năng phục vụ y dược... chưa có ứng dụng các hợp chất thiên nhiên được
chiết từ cây sim vào quá trình bảo vệ chống ăn mòn kim loại. Trong khi sim là
loài cây sống được ngay trong những điều kiện không thuận lợi: đồi, sườn
núi...cây sim thực sự là nguồn nguyên liệu dễ kiếm, có hiệu quả về kinh tế khi
sử dụng, tận dụng các hợp chất tanin có trong cây sim. Do dó chúng tôi
nghiên cứu và chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và ứng dụng dịch chiết
từ cây sim làm chất ức chế chống ăn mòn kim loại”.



3

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được khả năng ức chế ăn
mòn kim loại của nước chiết sim, định hướng ứng dụng trong thực tế, giảm
thiểu ô nhiễm do chất ức chế độc hại gây ra.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Dịch chiết cây sim ứng dụng làm chất ức chế ăn
mòn kim loại.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình chiết tách cây sim bằng
dung môi nước, khảo sát khả năng ức chế ăn mòn kim loại của dịch chiết sim
trong môi trường axit.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu quy trình chiết cây sim bằng dung môi nước.
- Xác định hàm lượng tanin tổng trong dịch chiết sim.
- Khảo sát sự ảnh hưởng của dịch chiết sim đến khả năng ức chế ăn mòn
kim loại trong môi trường axit nồng độ khác nhau.
- Xử lý số liệu thảo luận về hiệu quả ức chế ăn mòn kim loại của dịch
chiết sim.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp chiết cây sim sử dụng dung môi nước, chế tạo cao sim.
- Phương pháp phổ hồng ngoại (IR) xác định tần số đặc trưng của các
nhóm chức có trong dịch chiết sim.
- Phương pháp đo đường cong phân cực.
- Phương pháp tổng trở điện hóa xác định điện dung lớp kép và điện trở
chuyển điện tích.


4


- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu thực nghiệm sử dụng phần mềm
GPES, đánh giá khả năng ức chế ăn mòn của dịch chiết cây sim.


5

CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIM
1.1.1. Sinh thái học của sim [1], [34]
Sim có tên khoa học là Rhodormyrtus tomentosa thuộc họ sim
Mytaceae và được gọi theo tên khác nhau như hồng sim, đào kim nương,
cương nhẫm, dương lê, Conim (Thái), Mác Nim (Tày), Pin U Ním (Dao). Tên
nước ngoài: Rose Myrtle, Hill Guava, Downy Rose Myrtle (Anh), Myrtle
Tomenteux (Pháp).
1.1.1.1. Đặc điểm [1], [28], [35]
Cây bụi, cao 1-2m, thân non màu vàng nâu, thân cây già màu nâu đen
có các đường nứt chạy dài. Cuống lá hình trụ, màu vàng nâu, có nhiều lông
mịn. Lá Sim là lá đơn, mọc đối nhau, hình trái xoan,hình thuôn và hẹp về phía
cuống, phía đầu lá hơi tù và rộng, dài 4-7 cm, rộng 2-4 cm, có 3 gân chính,
chạy song song với mép lá. Mặt lá dưới có lông tơ, khi lá non có lông ở cả hai
mặt. Hoa Sim màu hồng tím, hoa đơn độc hay chùm ba ở kẽ lá. Quả sim
mọng, nạc, mềm và thơm, màu tím đậm.
Hoa Sim thường nở rộ vào mùa hè, và chín mộng, chín rộ vào mùa
tháng giáp tết. Hoa Sim cánh mỏng màu hồng tím nhạt, nhìn tựa hoa mai nụ
hoa Sim giống hoa đào bông nhỏ. Cụm hoa mọc riêng lẻ hay 2-3 hoa ở ngọn
cành ngắn. Cuống hoa hình trụ, màu vàng nâu, có nhiều lông mịn, dài 0,8-1,2
cm. Quả Sim lúc chin có màu tím sẫm, ăn có vị ngọt thanh, va co một xíu vi
chát nhẹ, thơm nồng. Quả mọng hình trứng, màu xanh sát cuống, phía trên
màu đỏ nâu, nhiều long mịn, có mùi thơm, đường kính 1,2-1,5 cm, dài 1,5-2

cm, chứa rất nhiều hạt. Hạt hình thang, màu nâu.


6

Hình 1.1. Hình ảnh cây sim
1.1.1.2. Phân bố sinh thái [1], [35]
Họ Myrtaceae chứa ít nhất 3.000 loài, phân bổ trong 130-150 chi.
Chúng phân bổ rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới, và
nói chung rất phổ biến trong nhiều khu vực đa dạng sinh học của thế giới. Các
chi

với

quả

nang

như

Eucalyptus,

Corymbia,

Angophora, Leptospermum, Melaleuca, Metrosideros chỉ có ở khu vực Cựu
thế giới, tách biệt với chi một loài là Tepualia ở Chile. Các chi với quả nhiều
cùi thịt tập trung nhiều ở miền đông Úc và Malesia (khu sinh thái Australasia)
và khu vực nhiệt đới Trung - Nam Mỹ. Eucalyptus (bạch đàn) là chi chiếm đa
số, gần như có mặt ở khắp mọi nơi trong khu vực ẩm thấp hơn của Úc và kéo
dài về phía bắc với mật độ thưa hơn tới tận Philipin. Một cây trong

loài Eucalyptus regnans hiện nay là loại thực vật có hoa cao nhất thế giới. Các
chi quan trọng khác ở Úc là Callistemon (tram liễu), Syzygium (trâm, roi),
và Melaleuca (tràm). Chi Osbornia, có nguồn gốc ở khu vực Australasia, là
các loại cây đước. Eugenia, Myrcia và Calyptranthes là các chi trong số các
chi lớn nhất ở Trung và Nam Mỹ. Hệ thống APG III năm 2009 công nhận 131
chi và khoảng 4.620 loài cho họ này. Ở nước ta Sim gồm 12 chi, 60 loài phân


7

bố khắp ba miền bắc, trung, nam. Các cây thuộc họ sim có thể là cây gỗ lớn,
cây nhỡ hay cây bụi, được trồng trong vườn cho ăn quả, cho tinh dầu, hay
mọc hoang dại ở đồng bằng trung du hay miền núi.
1.1.1.3. Chi, phân họ Sim [35],; [39]
Trong lịch sử, họ Myrtaceae đã từng được chia thành hai phân họ:


Phân họ Myrtoideae có quả nhiều cùi thịt và lá đối, mép trơn. Phần lớn
các chi trong phân họ này có một trong ba dạng dạng phôi dễ nhận ra. Các
chi của Myrtoideae có thể rất khó phân biệt khi không có quả đã chín.
Phân họ Myrtoideae được tìm thấy khắp thế giới trong các khu vực nhiệt
đới và cận nhiệt đới, với các trung tâm đa dạng nằm ở Trung Mỹ, Nam
Mỹ, đông bắc Úc và Malesia.



Phân họ Leptospermoideae có quả khô, không nứt (quả nang) và các
lá mọc so le hay theo vòng xoắn. Phân họ Leptospermoideae tìm thấy chủ
yếu ở Australasia, với trung tâm đa dạng nằm ở Úc. Nhiều chi ở miền tây
Úc có các lá bị suy thoái mạnh và các hoa mang các đặc điểm điển hình

cho vùng sinh trưởng khô cằn hơn.
Sự phân chia Myrtaceae thành Leptospermoideae và Myrtoideae đã bị

nhiều tác giả nghi ngờ, trong đó có Johnson và Briggs (1984), các ông đã xác
định 14 tông hay nhánh trong họ Myrtaceae, và phát hiện ra là phân họ
Myrtoideae là đa ngành. Phân tích ở mức độ phân tử của Wilson, O'Brien và
những người khác vào năm 2001 đã phát hiện thấy 11 phân nhóm rõ nét trong
phạm vi họ này, bao gồm nhiều phân nhóm đã được Johnson và Briggs xác
định. Phân tích phân tử sau đó của Sytsma và Litt (2002) đã phát hiện phân
nhóm Myrtoideae ở Trung - Nam Mỹ phù hợp với phân họ đa ngành
Leptopermoideae.


8

Các chi Heteropyxis và Psiloxylon, được một số học giả đưa vào trong
họ Myrtaceae, nhưng trong khoảng thời gian gần đây lại được tách ra thành
các họ riêng rẽ bởi nhiều học giả, dựa trên chứng cứ về sự tách ra của chúng
trước khi có sự xuất hiện của tổ tiên chung cho họ Myrtaceae. Tuy nhiên, hệ
thống APG III năm 2009 vẫn coi các chi này là các thành phần cơ sở của họ
Myrtaceae.
Các chi
Acca
Accara
Acmena
Acmenosperma
Actinodium
Agonis
Allosyncarpia
Amomyrtella

Amomyrtus
Angasomyrtus
Angophora
Archirhodomyrtus
Arillastrum
Astartea
Asteromyrtus
Austromyrtus
Backhousia
Baeckea
Balaustion
Barongia
Basisperma
Beaufortia
Blepharocalyx
Callistemon
Calothamnus
Calycolpus
Calycorectes

Eremaiea
Eucalyptopsis
Eucalyptus
Eugenia
Feijoa (Acca)
Gomidesia
Gossia
Hexachlamys
Homalocalyx
Homalospermum

Homoranthus
Hottea
Hypocalymma
Kania
Kjellbergiodendron
Kunzea
Lamarchea
Legrandia
Lenwebbia
Leptospermum
Lindsayomyrtus
Lithomyrtus
Lophomyrtus
Lophostemon
Luma
Lysicarpus
Mallostemon

Myrtus (Hương đào)
Neofabricia
Neomitranthes
Neomyrtus
Ochrosperma
Octamyrtus
Osbornia
Paramyrciaria
Pericalymma
Phymatocarpus
Pileanthus
Pilidiostigma

Piliocalyx
Pimenta
Pleurocalyptus
Plinia
Pseudanamomis
Psidium (Ổi)
Purpureostemon
Regelia
Rhodamnia
Rhodomyrtus (Sim,
Đào kim nương)
Rinzia
Ristantia
Scholtzia
Siphoneugena


9

Calyptranthes
Calyptrogenia
Calythropsis
Calytrix
Campomanesia
Carpolepis
Chamelaucium
Chamguava
Choricarpia
Cleistocalyx (Vối)
Cloezia

Conothamnus
Corymbia
Corynanthera
Cupheanthus
Darwinia
Decaspermum

Marlierea
Melaleuca (Tràm)
Meteoromyrtus
Metrosideros
Micromyrtus
Mitranthes
Mitrantia
Monimiastrum
Mosiera
Myrceugenia
Myrcia
Myrcianthes
Myrciaria
Myrrhinium
Myrtastrum
Myrtella
Myrteola

Sphaerantia
Stereocaryum
Stockwellia
Syncarpia
Syzygium (Trâm, roi)

Tepualia
Thryptomene
Tristania
Tristaniopsis
Ugni
Uromyrtus
Verticordia
Waterhousea
Welchiodendron
Whiteodendron
Xanthomyrtus
Xanthostemon

Rhodomyrtus là một chi nhỏ, gồm những loại cây có bụi, phân bố chủ
yếu ở Châu Á, Australia và một số đảo ở Thái Bình Dương. Sim mọc tự nhiên
phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, bao gồm Indonesia,
Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và một
số tỉnh ở phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, sim là loài cây quen thuộc ở
khắp các tỉnh vùng trung du và núi thấp. Cây đặc biệt ưa sáng và có khả năng
chịu hạn tốt, thường mọc rải rác hay tập trung trên các đồi cây bụi hay đồng
cỏ, lẫn với mua, chổi xuể… tạo thành quần thể hệ cây bụi. Sim ra hoa quả
nhiều, hằng năm. Quả chín là thức ăn của các loài chim và gặm nhấm, từ đó
hạt giống phát tán khắp nơi. Trong trường hợp hạt chỉ khu trú ở các vùng
rừng kín thường xanh thì cây mầm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do thiếu
ánh sáng. Ở Ấn Độ, người ta gieo hạt sim lúc còn tươi, khi cây mầm cao
khoảng 20 cm mới đem đi trồng. Sim là loại cây ăn quả, mọc hoang dại và ít


10


được coi trọng. Tuy nhiên cây lại được đánh giá là loài có sức sống dai, tham
gia vào quá trình diễn thế thứ sinh trên đất sau nương rẫy. Thân và cành được
khai thác làm củi đốt.
Sim thường mọc xen lẫn giữa các cây cùng họ như: cây mua, do đó,
cần phân biệt để tránh nhầm lẫn.
1.1.1.4. Một số cây thuộc họ sim ở Việt Nam
• Cây trà: Melaleuca alternifolia
Cây trà là cây xanh lâu năm, cao 7m, lớp vỏ cây mỏng như giấy, lá có
đốm chấm, hoa nở thành cụm trắng.
Cây trà, thành phần đặc hữu của nó là tinh dầu, là một cây dược thảo
khử trùng tự nhiên rất quan trọng. Nó rất hữu ích chữa các vết côn trùng
chích, vết bỏng, vết thương và các bệnh về nhiễm trùng da.
Cây trà có xuất xứ ở Úc, cây phát triển mạnh nơi đất ẩm miền Bắc vùng
New South Wales và Quenland. Cây trà được trồng bằng cành vào mùa hè. Lá
cây và các nhánh nhỏ hái quanh năm, chiết lấy tinh dầu.

Hình 1.2. Hình ảnh cây trà


11

• Cây gioi, cây mận Java: Syzygium cumini
Cây gioi là cây xanh lâu năm, cao 10m, lá hình lưỡi mác, hoa màu xanh
– vàng, cây gioi mọc ở một số vùng châu Á và Úc, là một loại dược tảo dùng
làm thức ăn và thuốc. Quả chính có hương thơm và mùi vị của quả mơ chín,
dùng làm mứt. Cả hạt và quả đều có đặc tính quan trọng là là giảm chướng
hơi và làm se. Hạt làm giảm lượng đường trong máu, rất tốt khi dùng để trị
bệnh như tiểu đường.

Hình 1.3. Hình ảnh cây gioi

• Cây đinh hương: Eugenia caryophyllata còn gọi là Syzgium
aromaticum
Cây đinh hương là cây xanh lâu năm, dạng hình chóp, cao 15m, có
hương thơm ngào ngạt, cây đinh hương có xuất xứ ở vùng đảo Molucca
(indonesia) và miền nam Philippines. Cây trồng bằng hạt giống vào mùa
xuân, hay bằng cành đang lớn vào mùa hè. Nụ hoa cây đinh hương phơi khô,
là gia vị nổi tiếng và cũng là loại dược thảo rất có giá trị.


12

Hình 1.4. Hình ảnh cây đinh hương
• Cây ổi
Cây ổi nhỏ hơn cây vải, nhãn, cao nhiều nhất 10m, đường kính thân tối
đa 30 cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa.
Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị
sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới
cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần, lá đối
xứng.
Hoa lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà
thường ở nách lá, cánh 5, màu trắng, nhiều nhị vàng, hạt phấn nhỏ rất nhiều,
phôi cũng nhiều. Ngoại hoa thụ phấn dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn.
Quả to từ 4 – 5g đến 500 – 700 g gần tròn, dài thuôn hoặc hình chữ lê.
Hạt nhiều, trộn giữa một khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ
phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày.


13

Hình 1.5. Hình ảnh cây ổi

• Cây bạch đàn:
Cây gỗ, cao 20 - 25m, vỏ mềm bong thành mảng. Lá non hình trứng,
không cuống, mọc đối ở những đôi lá đầu. Lá già mọc so le, cong lưỡi liềm.
Bạch đàn liễu có lá hẹp và dài. Hoa mọc ở kẽ lá. Quả nang hình chén hoặc
hình trứng trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu.
Bạch đàn được trồng để phủ xanh đồi trọc ở các vùng núi và trung du
hoặc để cải tạo đầm lầy. Tuy nhiên ở những đồi trồng bạch đàn thuần chủng,
đất đai bị nghèo kiệt, làm nghèo thảm thực vật khác, dễ gây xói mòn. Bạch
đàn trồng bằng hạt. Gieo hạt trong vườn ươm, sau 5 - 7 tháng tuổi có thể đem
trồng. Sau năm thứ 2 có thể khai thác lá. Ở nhiều nước trên thế giới việc khai
thác tinh dầu thường được thực hiện khi đốn cây lấy gỗ. Phần lá được sử dụng
cất tinh dầu.

Hình 1.6. Hình ảnh cây bạch đàn


14

• Cây vối:
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim
(Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Ở nước ta cây vối mọc hoang
hoặc trồng. Cây vối thường cao chừng 5 - 6 m, cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến
lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả
vối hình trứng, đường kính 7 - 12 mm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có
mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.

Hình 1.7. Hình ảnh cây vối
• Cây trâm:
Chi Trâm (danh pháp khoa học: Syzygium) là một chi thực vật có hoa,
thuộc về họ Đào kim nương (Myrtaceae). Chi này chứa khoảng 500 loài, và

có mặt tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Cựu Thế giới. Chúng có
quan hệ họ hàng gần với chiEugenia sinh sống chủ yếu ở khu vực Tân Thế
giới; một số nhà thực vật học còn đưa chi Syzygium vào trong chi Eugenia.
Phần lớn các loài là cây thân gỗ và cây bụi thường xanh. Một vài loài
được trồng làm cây cảnh vì chúng có tán lá đẹp và một số loài được trồng để
lấy quả ăn ở dạng quả tươi hay làm mứt hoặc thạch, trong đó loài quan trọng
nhất là đinh hương (Syzygium aromaticum) với các chồi hoa chưa nở là một
loại đồ gia vị quan trọng.


×