Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ mạng IP tiếp cận công nghệ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 37 trang )




Bộ Bu Chính viễn thông
Viện Khoa học Kỹ thuật Bu điện
122 Hoàng Quốc Việt Hà Nội




Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài cấp nhà nớc

Nghiên cứu phát triển và ứng dụng
công nghệ, dịch vụ mạng ip tiếp cận
công nghệ internet thế hệ mới
mã số kc 01.02


GS.TSKH Đỗ Trung Tá







5866
06/6/2006

Hà Nội, 12-2003




Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Danh sách những người thực hiện
TT Họ và tên Cơ quan công tác
Nhánh 1: Định hướng phát triển công nghệ IP trên mạng viễn thông
A Chủ nhiệm đề tài
TS. Trần Hạo Bửu
Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
B Cán bộ tham gia nghiên cứu
1 KS. Nguyễn Cương Hoàng Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
2 TS. Đinh Văn Dũng Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
3 KS. Nguyễn Trung Thành Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
C Cộng tác viên
1 Nguyễn Trọng Dũng
Nhánh 2: Biên soạn các tiêu chuẩn giao tiếp kết nối trên mạng IP
A Chủ nhiệm đề tài
Ths. Phạm Quốc Huy
Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
B Cán bộ tham gia nghiên cứu
1 Ths. Trần Trọng Tuệ Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
2 Ths. Nguyễn Hoàng Hải Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
3 KS. Nguyễn Mạnh Cường Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
4 KS. Phan Trí Tuệ Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
C Cộng tác viên
Nhánh 3: Phát triển hệ thống Gateway, Gatekeeper VoIP và thử nghiệm
A Chủ nhiệm đề tài
TS. Đinh Văn Dũng
Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện

B Cán bộ tham gia nghiên cứu
1 KS. Nguyễn Trung Thành Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
2 KS. Thái Quang Tùng Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
3 KS. Biện Văn Quang Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
4 KS. Nguyễn Thế Trung Công ty Điểm Tựa
5 KS. Nguyễn Hoàng Linh Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
6 KS. Phạm Văn Hùng Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
C Cộng tác viên
1 Trần Bá Thái Công ty NetNam
2 ThS. Lê Minh Quang Công ty VDC
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
iii
3 ThS. Nguyễn Đức Quy Công ty VDC
4 KS. Nguyễn Cao Phương Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
5 ThS. Phạm Việt Cường Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
Nhánh 4: Quy hoạch phát triển mạng và dịch vụ Internet Việt Nam đáp ứng
nhu cầu hiện tại và định hướng phát triển IPv6
A Chủ nhiệm đề tài
TS. Đinh Văn Dũng
Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
B Cán bộ tham gia nghiên cứu
1 KS. Hồ Mạnh Trung Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
2 KS. Nguyễn Quang Vinh Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
3 KS. Trần Thế Truyền Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
4 Ths. Lê Bá Tân Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
5 KS. Nguyễn Thị Hằng Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
6 KS. Trịnh Kim Chi Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
Nhánh 5: Đề xuất về tổ chức dịch vụ, chính sách phát triển và quản lí, kinh

doanh Internet
A Chủ nhiệm đề tài
Phạm Hồng Hải

Vụ viễn thông, Bộ Bưu chính Viễn thông
B Cán bộ tham gia nghiên cứu
1 Trần Quang Cường Vụ viễn thông, Bộ Bưu chính Viễn thông
Nhánh 5: Xây dựng mạng WAN thử nghiệm trên nền giao thức IP phiên bản 6
A Chủ nhiệm đề tài
Trần Bá Thái
Công ty NetNam
B Cán bộ tham gia nghiên cứu
1 Lê Anh Tuấn Công ty NetNam
2 Lý Thành Trung Công ty NetNam
3 Nguyễn Quốc Định Công ty NetNam
4 Lý Văn Nhân Công ty NetNam
5 Trần Đức Thắng Công ty NetNam
C Cộng tác viên
1 Nguyễn Tuấn Dũng Đại học Bách Khoa Hà Nội
2 Đặng Quang Nguyên Đại học Bách Khoa Hà Nội
3 Nguyễn Hương Liên Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nhánh 7: Triển khai thử nghiệm mạng IPv6 Việt Nam và kết nối với mạng
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
iv
IPv6 quốc tế
A Chủ nhiệm đề tài
Vũ Hoàng Liên


Công ty VDC, Tổng Cty BCVT VN
B Cán bộ tham gia nghiên cứu
1 Nguyễn Thành Lê Công ty VDC, Tổng Cty BCVT VN
2 Nguyễn Thành Long Công ty VDC, Tổng Cty BCVT VN
3 Lê Duy Công ty VDC, Tổng Cty BCVT VN



Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
v
MỤC LỤC
Danh sách những người thực hiện......................................................................ii

Lời mở đầu ....................................................................................................... vi

Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... vii

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. vii

Nhánh 1: Định hướng phát triển công nghệ IP trên mạng viễn thông...............................1
Nhánh 2: Biên soạn các tiêu chuẩn giao tiếp kết nối trên mạng IP ....................................4
Nhánh 3: Phát triển hệ thống Gateway, Gatekeeper VoIP và thử nghiệm........................7
Nhánh 4: Quy hoạch phát triển mạng và dịch vụ Internet Việt Nam đáp ứng nhu cầu
hiện tại và định hướng phát triển IPv6................................................................................13
Nhánh 5: Đề xuất về tổ chức dịch vụ, chính sách phát triển và quản lí, kinh doanh
Internet ...................................................................................................................................16
Nhánh 6: Xây dựng mạng WAN thử nghiệm trên nền giao thức IP phiên bản 6 ...........20
Nhánh 7: Triển khai thử nghiệm mạng IPv6 Việt Nam và kết nối với mạng IPv6 quốc tế

.................................................................................................................................................26

Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
vi
Lời mở đầu
Với sự phát triển của Internet về phạm vi cũng như loại hình ứng dụng, giao thức nền
IPv4 chắc hẳn sẽ không thể đáp ứng được trong tương lai không xa. IPv6 đang được
nghiên cứu và đưa ra như là sự lự chọn duy nhất cho sự phát triển tiếp tục của Internet.
Khuyến nghị về công nghệ IP phiên bản 6 đã được IETF đưa ra dưới dạng tài liệu RFC
1752 từ 17/11/1994. Sau đó, vào 10/8/1998, IETF đã đưa ra những tiêu chuẩn về
nguyên lý của IP phiên bản 6 dưới dạng Draft Standard.
Công nghệ IP phiên bản 6 đã được triển khai ở hầu hết các hệ điều hành mạng cũng như
ở các bộ định tuyến. Mạng đường trục IP phiên bản 6 cũng đã được triển khai ở cấp quốc
gia tại 60 nước.
Hiện nay ở Việt Nam, các nghiên cứu về công nghệ IP phiên bản 6 mới chỉ dừng ở mức đề
tài nghiên cứu chứ chưa có được những tiêu chuẩn ngành cụ thể về việc giao tiếp, kết nối
và định tuyến trên mạng IP phiên bản 6. Một số sản phẩm thực tế: Trong thời gian vừa
qua, nhiều cơ sở nghiên cứu đã cố gắng đưa ra được một số sản phẩm ứng dụng trên
mạng IP những số lượng chưa nhiều và khả năng áp dụng còn hạn chế. Sản phẩm cung
cấp dịch vụ VoIP chưa được phát triển ở Việt Nam.
Với hiện trạng như vậy, đề tài “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ
mạng IP tiếp cận công nghệ In-tơ-nét (Internet) thế hệ mới” nhằm đưa ra giải pháp phát
triển mạng Internet ở Việt Nam theo công nghệ IPv6 để hoà nhập với xu thế phát triển
mạng Internet trên thế giới. Đề tài được chia thành 7 nhánh nghiên cứu chính:
1. Định hướng phát triển công nghệ IP trên mạng viễn thông
2. Biên soạn các tiêu chuẩn giao tiếp kết nối trên mạng IP
3. Phát triển hệ thống Gateway, Gatekeeper VoIP và thử nghiệm
4. Quy hoạch phát triển mạng và dịch vụ Internet Việt Nam đáp ứng nhu cầu hiện tại

và định hướng phát triển IPv6
5. Đề xuất về tổ chức dịch vụ, chính sách phát triển và quản lí, kinh doanh Internet
6. Xây dựng mạng WAN thử nghiệm trên nền giao thức IP phiên bản 6
7. Triển khai thử nghiệm mạng IPv6 Việt Nam và kết nối với mạng IPv6 quốc tế
Kết quả nghiên cứu của các nhánh sẽ được trình bày ở các phần sau.
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
vii
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát :
- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các công nghệ mới nhằm phát triển mạng và
dịch vụ trên các mạng sử dụng giao thức IP.
- Nghiên cứu công nghệ In-tơ-nét (Internet) phiên bản 6 (thế hệ 2) để định hướng
phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ mới trên mạng quốc tế (Internet).
Mục tiêu cụ thể:
- Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ mới trên mạng quốc tế (Internet)
theo các công nghệ tiên tiến của thế giới và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Đưa ra kế hoạch phát triển mạng IP Việt Nam và chế tạo một số sản phẩm ứng
dụng triển khai trên các mạng sử dụng giao thức IP.
Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu lý thuyết
- Khảo sát, đánh giá thực trạng mạng Internet Việt Nam.
- Nghiên cứu tìm hiểu các tiêu chuẩn liên quan tới công nghệ IP phiên bản 6.
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng mạng Internet Việt Nam, xây
dựng các tiêu chuẩn ngành về giao tiếp và kết nói trên mạng IP phiên bản 6.
- Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về công nghệ IP phiên bản 6 ở trong nước và
trên thế giới để xây dựng định hướng phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ mới
cho mạng Internet Việt Nam. Giải pháp công nghệ IP v6 được lựa chọn từ: các dự
án thử nghiệm, các nghiên cứu độc lập, các hãng sản xuất thiết bị.

- Xây dựng quy trình và phương pháp quy hoạch, thiết kế mạng IPv6. Áp dụng các
phương pháp dự báo, tối ưu hoá hiện đại.
2. Chế tạo sản phẩm
- Sử dụng quy trình phát triển phần mềm và công cụ của ISO, IEEE, Rational để
phát triển phần mềm quy hoạch mạng Internet và hệ thống VOIP.
- Sử dụng nền phần cứng công nghiệp của Intel.
3. Thử nghiệm
- Thử nghiệm mạng, dịch vụ IPv6 trên nền thiết bị hiện đại
- Xây dựng quy trình và phương pháp đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ theo
các khuyến nghị của ITU-T, ETSI và IETF.
- Thử nghiệm theo nhiều giai đoạn: từ phòng nghiên cứu tới mạng thực tế
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
1/ 30
Nhánh 1: Định hướng phát triển công nghệ IP trên mạng
viễn thông
1. Sản phẩm
Nhánh đề tài này đã có sản phẩm sau:
• Báo cáo định hướng phát triển công nghệ IP trên mạng viễn thông (Quyển 1 kèm
theo)
• Sách “Công nghệ VOIP”, NXB Bưu Điện.
2. Tóm tắt báo cáo
Chương 1. Chương này đề cập đến hiện trạng hạ tầng cơ sở thông tin, bao gồm mạng
Internet và mạng viễn thông của nước ta và thế giới. Nhóm thực hiện đề tài đã thực hiện
thu thập và xử lý các số liệu thống kê từ nhiều nguồn đáng tin cậy, từ VNNIC đến các tổ
chức viễn thông quốc tế và các hãng nghiên cứu thị trường.
Chương 2
. Nội dung chính của chương này là phân tích động lực thúc đẩy sự phát triển,
các yêu cầu đối với mạng Internet thế hệ mới, xu hướng phát triển công nghệ, các dịch

vụ, tổ chức và chính sách quản lý mạng.
Chương 3
. Trong chương này, các ứng dụng được mô tả qua các chức năng hoạt động
của chúng. Các ứng dụng này là nền móng cơ bản mà từ đó, những người phát triển
mạng thế hệ sau có thể tạo ra các dịch vụ mới với số lượng gần như không giới hạn.
Các dịch vụ đa dạng với những đánh giá về khả năng phát triển đã được đưa ra trong
chương này. Việc đánh giá thị trường được thực hiện chủ yếu thông qua các số liệu phân
tích thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu.
Chương 4
. Trong chương này chúng tôi xem xét một số vấn đề liên quan đến định
hướng phát triển công nghệ IP trên mạng viễn thông. Chương này bao gồm cả xu hướng
phát triển của các công nghệ chuyển mạch, công nghệ truy nhập, công nghệ truyền
dẫn...và sự hội tụ giữa mạng viễn thông với mạng dữ liệu chuyển mạch gói (mạng IP).
Các công nghệ viễn thông thế hệ mới đã và đang khẳng định vị trí của mình, tiến tới
mạng viễn thông cung cấp các dịch vụ truyền thống và dịch vụ mới trên nền mạng IP.
Chương 5. Chương này đề cập đến định hướng phát triển cơ sở hạ tầng, kế hoạch triển
khai mạng Internet thế hệ mới, ứng dụng IPv6 và lộ trình chuyển đổi mạng. NGN cần
xem là mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông ở Việt Nam. IP sẽ dần dần đóng vai
trò chính trong thông tin được truyền trong mạng. Tiếp cận mạng thế hệ sau đưa đến
những lợi thế cạnh tranh (khả năng mềm dẻo để tạo các dịch vụ mới nhanh chóng bằng
cách nhập cập nhật thêm các ứng dụng, sự tối ưu hoá chu kỳ sống của thiết bị,...). Tuy
nhiên, hình ảnh của NGN mới được các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như ETSI dựng nên
qua các phiên bản dự thảo 0.x, vì vậy lộ trình chuyển đổi cũng sẽ ở mức trừu tượng như
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
2/ 30
các phiên bản trên. Chúng ta đều hiểu rằng, sẽ rất khó để chỉ ra con đường tối ưu, nếu
như không biết là định đi tới đâu!
Lộ trình chuyển đổi mạng cần được đưa ra từ ngay bây giờ, tuy nhiên cũng cần phải sửa

đổi trong 5 đến 10 năm tiếp, tuỳ thuộc sự phát triển của cơ sở hạ tầng cũng như nhu cầu
dịch vụ của khách hàng. Sau khi đã xác định giải pháp phát triển mạng viễn thông cũng
như mạng mục tiêu cần tiến tới, chúng ta có thể vạch ra quá trình chuyển đổi mạng gồm
3 giai đoạn. Sau đây là các bước đi trong quá trình chuyển đổi mạng.
Bước 1
: Triển khai thử nghiệm, tăng hiệu quả khai thác mạng hiện thời
Đối tượng là: khu dân cư, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, trường đại học, viện nghiên
cứu. Mục tiêu thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng của công nghệ, khả năng kết nối với
mạng hiện thời, khả năng duy trì dịch vụ hiện có, điều tra nhu cầu khách hàng đối với
dịch vụ mới, đánh giá năng lực thiết bị, v.v... Trong giai đoạn này cần giảm tối đa chi phí
vận hành và khai thác mạng PSTN. Tối đa hiệu quả sử dụng mạng PSTN. Phát triển các
dịch vụ gia tăng trên nền hạ tầng viễn thông hiện thời.
Dịch vụ
− Triển khai dịch vụ VoIP trên diện rộng.
− Duy trì lưu lượng thoại trên mạng PSTN hiện thời
− Truy nhập Internet vẫn được thực hiện trên hạ tầng cũ
Mạng truy nhập
− Triển khai thử nghiệm các công nghệ truy nhập băng rộng như xDSL cho các dịch
vụ thoại, số liệu, video.
Mạng chuyển mạch/định tuyến
− Mạng IP của VDC vẫn duy trì công nghệ cũ. Tránh đầu tư các nút Router không có
khả năng kết nối với nút chuyển mạch đa dịch vụ trong tương lai.
− Thử nghiệm công nghệ IPv.6
− Thử nghiệm mạng truyền số liệu tốc độ cao trên nền công nghệ IP/MPLS.
− Thử nghiệm mạng định tuyến IP qua DWDM.
Mạng truyền dẫn liên tỉnh, nội hạt
- Duy trì mạng SDH
- Thử nghiệm mạng truyền dẫn DWDM
Bước 2
: Triển khai mạng trục đa dịch vụ băng rộng

Mục tiêu của bước này nhằm thiết lập hạ tầng mạng trục băng rộng trên công nghệ IP và
MPLS.
Dịch vụ
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
3/ 30
− Duy trì lưu lượng thoại trên mạng PSTN hiện thời
− Triển khai các dịch vụ tích hợp: thoại, số liệu và Video
Mạng truy nhập
− Chuyển đổi đầu cuối sang tuy nhập băng rộng
− Thử nghiệm mạng di động thế hệ sau
Mạng chuyển mạch/định tuyến
− Chuyển đổi IPv.4 sang IPv.6
− Triển khai công nghệ IP/MPLS cho mạng chuyển mạch băng rộng liên tỉnh. Lưu ý
không chuyển lưu lượng thoại đường dài từ mạng PSTN sang.
− Triển khai mạng định tuyến IP qua DWDM.
− Chuyển toàn bộ lưu lượng IP hiện thời của các ISP sang mạng trục đa dịch vụ
băng rộng.
− Duy trì lưu lượng PSTN của khách hàng cũ trên cơ sở hạ tầng hiện thời. Đưa lưu
lượng thoại / số liệu/ Video với công nghệ truy nhập mới sang mạng trục mới. Kết
nối mạng VoIP vào mạng chuyển mạch đa dịch vụ mới.
Mạng truyền dẫn liên tỉnh, nội hạt
- Duy trì mạng SDH
- Triển khai công nghệ DWDM lên mạnh truyền dẫn trục
Bước 3
: Hoàn thiện hạ tầng viễn thông với công nghệ gói
Mạng truy nhập
− Triển khai các công nghệ tuy nhập băng rộng
− Triển khai dịch vụ di động băng rộng (có thể là 3G hoặc 4G)

− Chuyển đổi toàn bộ lưu lượng mạng PSTN sang nền mạng viễn thông hướng tới IP.
Mạng chuyến mạch/định tuyến
- Thực hiện chuyển đổi lưu lượng PSTN sang nền mạng gói
- Chuyển đổi IPv.4 sang IPv.6
Mạng truyền dẫn liên tỉnh, nội hạt
- Triển khai công nghệ DWDM lên mạnh truyền dẫn trục, mạng nội hạt
- Thử nghiệm hệ thống chuyển mạch/định tuyến quang
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
4/ 30
Nhánh 2: Biên soạn các tiêu chuẩn giao tiếp kết nối trên
mạng IP

1. Sản phẩm
Nhánh đề tài này đã có sản phẩm sau:
Tiêu chuẩn giao tiếp IP phiên bản 6 (Quyển 2A kèm theo)
Tiêu chuẩn kết nối cho IPv6 trên các mạng vật lý ATM, Ethernet, Token Ring, FDDI
(Quyển 2B kèm theo)
2. Tóm tắt tiêu chuẩn giao tiếp IPv6
Nội dung chính của báo cáo
+ Định dạng mào đầu IPv6
+ Mào đầu mở rộng của IPv6
+ Kích thước gói tin
+ Trường Flow Label
+ Trường Traffic Class
+ Giao thức lớp trên
+ Vấn đề an toàn
Trong quá trình nghiên cứu triển khai mạng IP phiên bản 6, chúng tôi cho rằng cần phải
đưa ra các chỉ tiêu ký thuật liên quan đến giao thức IP phiên bản 6 làm nền tảng cho việc

triển khai các ứng dung, giao thức khác liên quan. Đồng thời chỉ tiêu kỹ thuật cho việc
truyền tải các gói tin IP phiên bản 6 trên các môi trường mạng khác nhau cũng cần phải
được qui định rõ. Tuy nhiên trong tài liệu này chúng tôi biên soạn chỉ tiêu kỹ thuật của
giao thức IP phiên bản 6, còn chỉ tiêu kỹ thuật cho việc truyền tải các gói tin IP phiên bản
6 trên các môi trường mạng khác nhau được qui định trong tài liệu khác.
Đánh giá kết quả thu được

Tài liệu này được biên soạn trên cơ sở tài liệu mới nhất của IETF cho đến thời điểm biên
soạn tài liệu này. Tài liệu này được biên soạn theo hình thức tuân thủ hoàn toàn phiên
bản RFC 2460, tháng 10 năm 1998. Tuy nhiên khi có các phiên bản mới hơn do IETF ban
hành thì cần biên soạn bổ sung để cập nhật tài liệu này.
Kết luận và khuyến nghị

Nội dung của tài liệu quy định rõ chi tiêu kỹ thuật của mào đầu IPv6 cơ bản và định nghĩa
khởi đầu về các mào đầu và chọn lựa mở rộng của IPv6. Tài liệu cũng thảo luận các vấn
đề về kích thước gói dữ liệu, ngữ nghĩa của các nhãn luồng và các lớp lưu lượng, các ảnh
hưởng của IPv6 lên các giao thức lớp trên.
Khả năng và phạm vi ứng dụng của đề tài

Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
5/ 30
Tài liệu về chỉ tiêu kỹ thuật của giao thức IPv6 được xây dựng nhằm mục tiêu trợ giúp
những nhà khai thác, các nhà đầu tư, các cán bộ kỹ thuật những chỉ tiêu kỹ thuật trong
việc triển khai mạng IPv6. Tài liệu cũng có thể dùng cho những người sử dụng khi cần tra
cứu các thông tin cần thiết liên quan đến giao thức IPv6.
3. Tóm tắt tiêu chuẩn kết nối cho IPv6
Nội dung chính của báo cáo
Truyền tải gói tin IPv6 trên FDDI

Truyền tải gói tin IPv6 trên Token ring
Truyền tải gói tin IPv6 trên Ethernet
Truyền tải gói tin IPv6 trên Frame Relay
Truyền tải gói tin IPv6 trên ATM
Đối tượng nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu về giao thức IP phiên bản 6, có rất nhiều vấn đề nghiên cứu
đã được đặt ra. Việc nghiên cứu được phân ra thành một số hướng nghiên cứu chính như
sau:
• Chỉ tiêu kỹ thuật cho giao thức IP phiên bản 6
• Vấn đề đánh địa chỉ
• Vấn đề an toàn
• Vấn đề truyền tải gói tin IP qua các môi trường mạng
• Các vấn đề tên miền
• Multicast, QoS, định tuyến
• Khám phá MTU đường truyền, láng giềng.
• Quản lý mạng….
Phương pháp nghiên cứu

Tài liệu này được biên soạn theo hình thức tuân thủ hoàn toàn phiên bản RFC 2492,
tháng 01 năm 1999, RFC 2590, tháng 05 năm 1999, RFC 2464, tháng 12 năm 1998, RFC
2467, tháng 10 năm 1998, RFC 2472, tháng 10 năm 1998, RFC 2470, tháng 10 năm
1998. Tuy nhiên khi có các phiên bản mới hơn do IETF ban hành thì cần biên soạn bổ
sung để cập nhật tài liệu này.
Đánh giá kết quả thu được

Tài liệu này được biên soạn trên cơ sở tài liệu mới nhất của IETF cho đến thời điểm biên
soạn tài liệu này. Tài liệu này được biên soạn theo hình thức tuân thủ hoàn toàn phiên
bản RFC 2492, tháng 01 năm 1999, RFC 2590, tháng 05 năm 1999, RFC 2464, tháng 12
năm 1998, RFC 2467, tháng 10 năm 1998, RFC 2472, tháng 10 năm 1998, RFC 2470,

Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
6/ 30
tháng 10 năm 1998. Tuy nhiên khi có các phiên bản mới hơn do IETF ban hành thì cần
biên soạn bổ sung để cập nhật tài liệu này.
Kết luận và kiến nghị

Tài liệu này quy định rõ khuôn dạng khung để truyền tải các gói tin IPv6 qua các môi
trường mạng khác nhau, phương pháp thiết lập các địa chỉ nội bộ kết nối trong các kết
nối trên một số môi trường mạng khác nhau: PPP, FDDI, Token Ring, Ethernet, Frame
Relay, ATM.
Tài liệu này để trợ giúp những nhà khai thác, các nhà đầu tư, các cán bộ kỹ thuật những
chỉ tiêu kỹ thuật trong việc triển khai mạng IPv6. Tài liệu cũng có thể dùng cho những
người sử dụng khi cần tra cứu các thông tin cần thiết liên quan đến giao thức IP phiên
bản 6 trên một số môi trường mạng.
Khả năng và phạm vi ứng dụng của đề tài

Tài liệu về chỉ tiêu kỹ thuật của giao thức IPv6 được xây dựng nhằm mục tiêu trợ giúp
những nhà khai thác, các nhà đầu tư, các cán bộ kỹ thuật những chỉ tiêu kỹ thuật trong
việc triển khai mạng IPv6. Tài liệu cũng có thể dùng cho những người sử dụng khi cần tra
cứu các thông tin cần thiết liên quan đến giao thức IPv6 trên các môi trường mạng khác
nhau.
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02

Chương trình KC.01
7/ 30
Nhánh 3: Phát triển hệ thống Gateway, Gatekeeper VoIP
và thử nghiệm
1. Sản phẩm

Nhánh đề tài này đã có các sản phẩm sau:
• Hệ thống cung cấp dịch vụ VoIP
o Hệ thống Gateway VoIP: VIPGate 02
o Hệ thống Gatekeeper: VIPKeeper
o Tài liệu hướng dẫn sử dụng VIPGate 02, VIPKeeper (Quyển 3 kèm theo)
o Báo cáo thử nghiệm hệ thống VoIP (Quyển 3 kèm theo)
o Xác nhận đạt chất lượng theo Đăng ký chất lượng sản phẩm nghiên cứu –
phát triển của Cục quản lý chất lượng (Quyển 3 kèm theo)
• Tài liệu giảng dạy
o Công nghệ IP và ứng dụng trên mạng viễn thông Việt nam
o Đo kiểm dịch vụ VOIP
• Bài báo khoa học: 4
2. Hệ thống cung cấp dịch vụ Vo I P
Để triển khai dịch vụ thoại IP, một nhà cung cấp dịch vụ không cần phải đầu tư nhiều về
cơ sở hạ tầng vì dịch vụ này vẫn tận dụng nền cơ sở hạ tầng của mạng thoại truyền
thống và hệ thống kênh truyền dẫn có sẵn. Chính vì lý do không yêu cầu đầu tư lớn về cơ
sở hạ tầng, hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ thoại IP đã tham gia vào thị trường viễn
thông, đem lại cho thị trường này sức cạnh tranh và cho phép người sử dụng lựa chọn
những dịch vụ nào phù hợp và tiện lợi nhất. Một số nhà cung cấp dịch vụ thoại IP (ITSP-
Internet Telephony Service Provider) phổ biến là VDC, VieTel, SPT, ETC, FPT v.v...
Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay tất cả các nhà cung cấp dịch vụ thoại IP hiện đều
sử dụng giải pháp và thiết bị của các nhà sản xuất nước ngoài. Việc sử dụng các thiết bị
đã được khẳng định của các nhà sản xuất tên tuổi, tuy một mặt cho phép nhà cung cấp
dịch vụ yên tâm về chất lượng dịch vụ, khả năng hoạt động và đội ngũ hỗ trợ về kỹ
thuât, nhưng mặt khác cũng có một số hạn chế:
- Các sản phẩm của các nhà sản xuất nước ngoài luôn có giá thành cao;
- Các sản phẩm này đã được cứng hoá, khó có khả năng sửa đổi để phù hợp với
những thay đổi của hệ thống chính sách, tiêu chuẩn viễn thông trong nước.
Nhánh số 3 của đề tài KC01.02 với các sản phẩm hệ thống Gateway VoIP VIPGate02 và
Gatekeeper VIPKeeper nhằm giải quyết các hạn chế trên.

×