Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG – KHẢ NĂNG SINH LỜI: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.59 KB, 45 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG – KHẢ
NĂNG SINH LỜI:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI
CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM
NGÀNH SẢN XUẤT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Người hướng dẫn: Th.S BÙI ĐỨC NHÃ
Người thực hiện:

PHAN NGỌC TƯỜNG VÂN
TRẦN PHƯƠNG THẢO

LỚP:

110B0101

KHÓA:

ĐH 15

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG – KHẢ
NĂNG SINH LỜI:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI
CÁC CÔNG TY THUỘC NHÓM
NGÀNH SẢN XUẤT TRÊN SÀN
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Người hướng dẫn: Th.S BÙI ĐỨC NHÃ
Người thực hiện:

PHAN NGỌC TƯỜNG VÂN
TRẦN PHƯƠNG THẢO

LỚP:

110B0101

KHÓA:

ĐH 15

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, chúng em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
TH.S BÙI ĐỨC NHÃ, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt

nghiệp.
Chúng em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tài chính ngân hàng,
Trường Đại Học Tôn Đức Thắng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học
tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực hiện có hạn nên chúng em
không tránh khỏi những thiếu sót.Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp, phê bình của quý thầy cô.Đó sẽ là hành trang quý giá giúp chúng em hoàn
thiện kiến thức của mình sau này.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý.
Trân trọng kính chào!
TP.HCM, ngày 15 tháng 7 năm 2015
Sinh viên

Phan Ngọc Tường Vân – Trần Phương Thảo


LỜI CAM ĐOAN


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Th.s Bùi Đức Nhã; Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng không
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình
thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Tác giả

Phan Ngọc Tường Vân

Trần Phương Thảo


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


NHẬNXÉTCỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


MỤC LỤC

TÓM TẮT........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................. 2
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 2
1.2 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
1.3 Kết quả chung..................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................... 6
2.1 Cơ sở lý thuyết.................................................................................................................... 6
2.1.1 Lý thuyết đánh đổi....................................................................................................... 6
2.1.2 Lý thuyết trật tự phân hạng........................................................................................... 6
2.2 Bằng chứng thực nghiệm .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU ................................................................... 10

3.1Dữ liệu và mẫu .................................................................................................................. 10
3.2 Các biến sử dụng trong mô hình ......................................................................................... 10
3.3 Giả thiết và mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 11
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM......................................................................... 14
4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................................. 14
4.2 Phân tích tương quan pearson ............................................................................................ 17
4.3 Phân tích hồi quy. ............................................................................................................. 18
4.3.1 Kiểm định Hausman .................................................................................................. 18
4.3.2 Kết quả chạy hồi quy ................................................................................................. 20
4.3.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình và xem xét các khuyết tật của mô hình: .................. 24
4.4 Mở rộng đề tài .................................................................................................................. 25
4.4.1 Mô hình hồi quy. ....................................................................................................... 25
4.4.2 Kết quả hồi quy. ........................................................................................................ 26
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.................................................................................................. 28
5.1 Kết luận của bài nghiên cứu ............................................................................................... 28
5.2 Những hạn chế.................................................................................................................. 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 32
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 33


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kí hiệu và công thức các biến.............................................................................. 10
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu thống kê mô tả .................................................................................. 14
Bảng 4.2 : Kết quả phân tích tương quan Pearson ............................................................... 17
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Hausman ................................................................................. 19
Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả chạy mô hình ........................................................................... 20
Bảng 4.5: Kết quả chạy mô hình hồi quy (5) ........................................................................ 26



1

TÓMTẮT
Quản trị vốn lưu động giữ vai trò quan trọng trong hiệu quả hoạt động tài
chính của các doanh nghiệp bởi vì vốn lưu động được xem như nguồn sống của một
doanh nghiệp và nó tác động trực tiếp đến khả năng sinh lợi cũng như khả năng
thanh toán bằng tiền mặt và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Mục tiêu
nghiên cứu của bài là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của vốn
lưu động đến khả năng sinh lời ( được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản) và vòng quay tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho, chu kỳ
khoản phải trả,… của các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất niêm yết trên hai Sở
giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm
2008-2014 bằng mô hình hiệu ứng cố định (Fix Effect Model, FEM), hay còn gọi là
hồi quy biến giả bình phương nhỏ nhất (LSDV), từ đó rút ra những chiến lược trong
công tác quản trị vốn lưu động. Kết quả cho thấy có tồn tại một mối quan hệ nghịch
biến giữa các thành phần của vốn lưu động vàkhả năng sinh lợi của các công
ty.Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng phát hiện được tác động ngược chiều của tỷ số nợ
(LEV) và quy mô công ty (SIZE) tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu chứng minh rằng các nhà quản lý có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách
giảm vòng quay tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân. Bên cạnh đó, rút ngắn vòng quay
tiền mặt cũng giúp doanh nghiệp cải thiện được khả năng sinh lời.
Từ khóa: Quản trị vốn lưu động – Khả năng sinh lợi


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Vốn lưu động là thành phần quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh, như
lá phổi của doanh nghiệp nơi mà các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày

dưới sự điều hành của bộ máy quản lý. Vốn lưu động được định nghĩa là chênh lệch
giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, thể hiện mức vốn cần thiết để tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưuđộng là điều kiện đầu tiên
để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên
quyết của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi để tiến hành sản xuất,ngoài những tài
sản cố định như máy móc, trang thiết bị…doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền
nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu…bên cạnh đó, vốn lưu động còn
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên,
liên tục, giúp ổn định khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Theo Mukhopadhyay,
2004: Mỗi công việc kinh doanh đều cần vốn lưu động để duy trì hoạt động và tồn
tại. Người ta coi vốn lưu động là sự sống của một doanh nghiệp, nó cần cho một
công ty để duy trì tính thanh khoản, tính thanh toán nợ và lợi nhuận. Do đó, quản
trị tốt vốn lưu động là một trong những nhân tố sống còn đối với các công ty, đòi
hỏi phải có một hệ thống quản trị hiệu quả, bởi vốn lưu động là những tài sản nhạy
cảm với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là những tài sản có mức
độ rủi ro cao. Đồng thời, những sai sót trong quá trình quản trị có thể dẫn đến
những tổn thất lớn, chẳng hạn sự mất mát về tiền mặt, phát sinh các khoản nợ khó
đòi, bị chiếm dụng vốn hay sự hao hụt và thất thoát hàng hóa, nguyên vật liệu.
Quản trị vốn lưu động như một sự duy trì mức độ tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn phù hợp nhằm duy trì tốt hoạt động công ty, tận dụng tối đa nguồn vốn và
tối thiểu hóa chi phí, tạo ra đủ tiền để thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn cũng như
đầu tư thêm vào sản xuất kinh doanh. Theo Filbeck & Krueger, tầm quan trọng của
quản trị vốn lưu động hiệu quả là không thể chối cãi, quản trị vốn lưu động có tầm
quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp. Vậy quản trị vốn lưu động như thế
nào để tăng khả năng sinh lợi là một vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp, đây


3

là một chủ đề không quá mới, đã và đang được xem xét hằng ngày trong các quyết

định của các giám đốc tài chính.
Quản trị vốn lưu động rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi,
rủi ro cũng như giá trị của các công ty ( Smith, 1980).Để có được một chiến lược
quản lí vốn lưu động mang lại lợi nhuận, công ty cần phải có sự phân tích để đưa ra
một chính sách tối ưu, vì sẽ luôn có sự đánh đổi:
Đối với việc quản lí hàng tồn kho, lưu giữ 1 lượng lớn hàng tồn kho, giúp
doanh nghiệp có thể tránh được những chi phí gián đoạn có thể có trong quá trình
sản xuất như chi phí từ việc hết hàng, chi phí cung cấp, vận chuyển. Đồng thời giúp
doanh nghiệp tránh được sự biến động của giá cả ( Blinder and Manccini, 1991).
Tuy nhiên, hư hỏng, mất mát, chi phí lưu kho là những rủi ro mà doanh nghiệp phải
đối mặt.
Đối với khoản phải thu, việcquản lí khoản phải thu liên quan đến các chính
sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Nếu khoản phải thu của doanh nghiệp
đang gia tăng có nghĩa doanh nghiệp đang mở rộng chính sách bán chịu, đồng nghĩa
với việc công ty có thêm khách hàng nhưng cũng gánh chịu nhiều chi phí như chi
phí cơ hội, chi phí quản lí…Do đó, công ty cần xây dựng chính sách bán hàng tối
ưu. Với nguyên tắc sẽ có sự đánh đổi giữa tính ổn định của doanh thu và lợi nhuận
với chi phí cơ hội và chi phí quản lí khi gia tăng khoản phải thu, mức độ rủi ro của
công ty có thể lớn hơn khi gia tăng khoản phải thu, vì khách hàng có thể không trả
nợ khi các khoản phải thu đến hạn.
Về khoản phải trả, trả chậm là một trong những cách doanh nghiệp chiếm
dụng vốn từ nhà cung cấp, thậm chí từ chính nhân viên của mình. Có thể nói đây là
nguồn tài chính có chi phí sử dụng rất thấp, do đó doanh nghiệp được lợi từ nguồn
vốn chiếm dụng này. Tuy nhiên, kéo dài thời gian trả nợ cho nhà cung cấp khiến
doanh nghiệp không được hưởng lợi từ những chính sách chiết khấu của nhà cung
cấp. Mặt khác, kéo dài khoản phải trả trong một thời gian dài cũng gây ảnh hưởng
đến danh tiếng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Vậy quản trị vốn lưu động


4


như thế nào để gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế
hiện nay là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp.
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy sự tác động trực
tiếp của vốn lưu động lên khả năng sinh lợi của các công ty. Có thể kể đến như Shin
và Soenen (1998), Deloof (2003), Lazaridis và Tryfonidis ( 2006)…
Qua các kết quả nghiên cứu, các tác giả đã cho thấy có mối tương quan giữa
khả năng sinh lời và các thành phần vốn lưu động. Tuy nhiên, hầu hết các bài
nghiên cứu đều nghiên cứu cho nhiều ngành nghề khác nhau. Đồng thời nhận thấy
rằng trong những năm vừa qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2008 – 2012, khi nền
kinh tế bất ổn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam phải
ngừng sản xuất, đóng cửa hoặc rơi vào tình trạng khốn khó, khiến việc quản trị vốn
lưu động trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt từ góc độ của các nhà
quản trị doanh nghiệp. Nên đề tài này được thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa
khả năng sinh lời và vốn lưu động của các công ty trong nhóm ngành sản xuất niêm
yết trên thị trường Việt nam.
1.2 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời ba câu hỏi chính:
 Có mối quan hệ giữa các thành phần của vốn lưu động và tỷ suất sinh lời của
các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất tại Việt Nam hay không?
 Mối quan hệ của các thành phần vốn lưu động lên tỷ suất sinh lời của các công
ty theo chiều nào và độ lớn ra sao?
 Dựa vào cấu trúc vốn lưu động trong doanh nghiệp có thể dự đoán được tỷ suất
sinh lời thông qua mô hình hồi quy hay không?
Với định hướng trên, bài viết dựa trên kết quả một nghiên cứu của nhóm tác
giả Pedro Juan Garcia – Teruel và Pedro Martinez – Solano (2007), sử dụng mô
hìnhmô hình hiệu ứng cố định (Fix Effect Model, FEM), hay còn gọi là hồi quy
biến giả bình phương nhỏ nhất (LSDV), đồng thời thực hiện một số kiểm định để
thấy được mối liên hệ khăng khít giữa vốn lưu động và lợi nhuận của các công ty,
từ đó khẳng định sự tác động của vốn lưu động lên lợi nhuận của các công ty ở Việt



5

Nam để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về vốn lưu
động, qua đó có những chính sách nhằm nâng cao thành quả doanh nghiệp và tối đa
hóa giá trị cổ đông.
1.3 Kết quả chung
Qua quá trình chạy mô hình hồi quy và phân tích, kết quả của bài nghiên cứu
tương đối giống như kỳ vọng, cũng như các nghiên cứu trước đấy. Kết quả đã chỉ ra
mối tương quan nghịch biến giữa biến phụ thuộc là khả năng sinh lời (ROA) và các
biến độc lập kỳ thu tiền bình quân, kỳ phải trả, hàng tồn kho, vòng quay tiền mặt.
Kết quả này phù hợp với kết quả của một số tác giả như: Wang (2002), Deloof (
2003), Pedro Juan Garcia – Teruel và Pedro Martinez – Solano (2007). Đồng thời,
bài nghiên cứu không tìm được mối quan hệ giữa chu kỳ khoản phải trả và khả năng
sinh lời (ROA), mô tả được các đặc trưng ( trung bình, trung vị, phương sai…) của
từng chỉ số tài chính, nhận ra mô hình hoàn toàn phù hợp và không mắc phải bất kì
khuyết tật nào.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Cơ sở lý thuyết
Để làm rõ mối quan hệ giữa các thành phần của vốn lưu động với khả năng
sinh lời của doanh nghiệp, bài nghiên cứu dựa trên hai lý thuyết chính bao gồm: lý
thuyết đánh đổi ( Myers, 1977) và lý thuyết trật tự phân hạng ( Myers và Maujluf,
1984)
2.1.1Lý thuyết đánh đổi
Theo quan điểm của lý thuyết đánh đổi ( Myers,1977), các nhà quan trị tin

rằng, bằng cách tìm ra một cấu trúc vốn tối ưu, họ sẽ tối đa hóa được giá trị doanh
nghiệp.
Quản lý vốn lưu động liên quan đến việc quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn
hạn. việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn như nắm giữ tiền mặt, kéo dài tời gian lưu
kho…sẽ giúp cho doanh nghiệp không phải đối mặt với rủi ro thanh toán, không
gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đầu tư nhiều vào tài sản
ngắn hạn lại khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng lãng phí vốn. Nếu không muốn
lãng phí vốn, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Một
tỉ lệ đòn bẩy tối ưu là sự cân bằng giữa lợi ích và chi phí nợ, trong đó lợi ích của nợ
là lợi ích từ lá chắn thuế và lãi vay, chi phí tiềm tàng của nợ bao gồm cả chi phí phá
sản và chi phí đại diện giữa chủ sở hữu và chủ nợ. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần
xem xét việc đánh đổi giữa chi phí phải bỏ ra và lợi ích nhận được trong từng
trường hợp cụ thể, để từ đó duy trì một cấu trúc vốn hợp lý.
Qua phân tích, chúng ta nhận thấy rằng, các doanh nghiệp cần phải biết cân
bằng những lợi ích và chi phí để có một cấu trúc vốn hợp lý. Một cấu trúc vốn hợp
lý sẽ giúp nâng cao giá trị công ty, đảm bảo cho hoạt động sản xuất và giúp doanh
nghiệp nắm bắt được những cơ hội kinh doanh.
2.1.2 Lý thuyết trật tự phân hạng
Thuyết trật tự phân hạng được nghiên cứu bởi Myers và Majluf (1984), trái
với kết luận của lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng không có
cấu trúc vốn tối ưu. Lý thuyết trật tự phân hạng chủ yếu dựa trên mối quan tâm về


7

việc bất cân xứng thông tin ảnh hưởng lên quyết định đầu tư và tài trợ của doanh
nghiệp. Những quyết định về kết cấu vốn không dựa trên tỷ lệ nợ/ tài sản tối ưu mà
được quyết định từ việc phân hạng thị trường. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp có
nhu cầu về vốn, họ thường sử dụng nguồn tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại) đầu tiên,
sau đó là chứng khoán nợ và phát hành cổ thường là lựa chọn cuối cùng.

Nghiên cứu của Donaldson (1961) là một trong những nền tảng đầu tiên cho
lý thuyết trật tự phân hạng. Các nghiên cứu của ông đưa ra những bằng chứng cho
thấy các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ và chỉ cân nhắc đến
nguồn tài trợ bên ngoài trong những trường hợp mà nhu cầu vốn gia tăng bất thường
không thể tránh khỏi.
2.2 Bằng chứng thực nghiệm
Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Hầu
hết kết quả nghiên cứu đều cho rằng có mối tương quan âm giữa các thành phần vốn
lưu động và khả năng sinh lợi. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu lại có kết qua
ngược lại.
Trong những nghiên cứu liên quan đến đề tài này, phải kể đến nghiên cứu
của Jose, Lancaster and Stevens (1996), ba nhà khoa học đã nghiên cứu 2718 công
ty trong 20 năm từ 1974 tới 1993, chỉ ra rằng vòng quay tiền mặt thấp làm gia tăng
tỷ suất sinh lợi.
Shin và Soenen (1998) sử dụng 58,985 mẫu của các công ty giai đoạn 19751994, sử dụng chu kỳ thương mại ròng ( net- trade cycle) để đo lường hiệu quả quản
trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi doanh nghiệp và kết quả nghiên cứu cho thấy
mối quan hệ nghịch biến giữa độ dài chu kỳ mua bán ròng và khả năng sinh lời của
doanh nghiệp.
Deloof (2003) cũng thực hiện nghiên cứu vấn đề này với 1009 công ty phi tài
chính ở Bỉ trong giai đoạn 1992 - 1996, và kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ
nghịch biến giữa khả năng sinh lợi và chu kỳ tiền mặt cũng như số ngày khoản phải


8

thu và hàng tồn kho. Tác giả thấy rằng các nhà quản lý có thể tăng khả năng sinh lợi
bằng việc giảm số ngày của khoản phải thu, tồn kho và ngược lại.
Nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis ( 2006) về mối quan hệ giữa quản trị
vốn lưu động và tỷ suất sinh lợi ở Ai Cập. Nghiên cứu dựa trên 131 công ty niêm

yết trên sàn chứng khoán Athens trong giai đoạn 2001 – 2004 và tìm thấy mối
tương quan âm giữa vốn lưu động và tỷ suất sinh lợi.
Tương tự, Singh và Pandy (2008) đã nghiên cứu các thành phần vốn lưu
động và tác động của vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của Hindalco Industries
Limited giai đoạn 1990-2007, kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thanh toán
nhanh, tỷ số tính lưu động, tỷ số vòng quay khoản phải thu và tỷ số vốn lưu động
trên tổng tài sản có tác động có ý nghĩa thống kê đến khả năng sinh lợi.
Cùng kết luận như trên, Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007) đã nghiên
cứu tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của những công ty vừa và nhỏ
ở Tây Ban Nha. Họ sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bao gồm 8872 công
ty trong giai đoạn 1996-2002. Kết quả thể hiện rằng nhà quản trị có thể gia tăng giá
trị cổ phần bằng cách làm giảm kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho theo
ngày và vòng quay tiền mặt.
Nghiên cứu của Falope và Ajilore (2009) cũng có kết quả khá phù hợp với
kết quả của những nghiên cứu đã đề cập trên. Mục tiêu cùa hai tác giả này là hướng
tới xác định tácđộng của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi thông qua sử dụng dữ
liệu bảng gồm 50 công ty Nigerian niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Nigerian trong giai đoạn 1996-2005. Họ tìm thấy mối tương quan âm giữa tỷ suất
sinh lợi và vòng quay hàng tồn kho theo ngày, kỳ thu tiền bình quân, số ngày phải
trả bình quân. Họ cũng phát hiện rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa các
doanh nghiệp nhỏ và lớn nên cả 2 loại công ty này có thể gia tăng tỷ suất sinh lợi
bằng cách làm giảm vòng quay tiền mặt.
Khác với kết quả của những nghiên cứu trên, Sharma và Kumar (2011) đã
nghiên cứu tácđộng của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi ở những công ty Ấn Độ


9

với dữ liệu nghiên cứu gồm 263 công ty phi tài chính BSE 500 niêm yết trên sàn
chứng khoán Bombay từ2002 đến 2008. Hai nhà khoa học đã phân tích dữ liệu bằng

hồi quy đa nhân tố OLS và tìm thấy mối tương quan dương giữa vốn luân chuyển
và tỷ suất sinh lợi. Điều này có nghĩa rằng khi các công ty Ấn Độ gia tăng vòng
quay tiền mặt, tỷ suất sinh lợi có thể cao hơn. Các tác giả suy luận rằng Ấn Độ là thị
trường đang phát triển, các công ty dường như sinh lợi nhiều hơn khi mở rộng chính
sách bán chịu, do đó có nhiều khách hàng hơn, nhiều doanh thu hơn, và dẫn tới
nhiều lợi nhuận hơn.
Riêng ở Việt Nam, năm 2012 tác giả Phan Thị Phượng nghiên cứu mối quan
hệ thống kê giữa khả năng sinh lời và chu kì chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền, vòng
quay hàng tồn kho…kết quả cho thấy có mối quan hệ thống kê giữa khả năng sinh
lời và chu kì chuyển đổi tiền mặt.
ThS. Từ Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) nghiên cứu
mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của 208 công ty phi tài
chính niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2008 – 2012 bằng các
phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu ( pooled OLS), mô hình hiệu ứng cố
định (FEM)…Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ tương quan nghịch
biến giữa việc quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các công ty, mà cụ thể
là mối tương quan nghịch biến giữa kỳ lưu kho và và kỳ thu tiền với khả năng sinh
lời.
Qua những nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng ta nhận thấy rằng kết quả
nghiên cứu chưa thực sự thống nhất khi một số nghiên cứu cho rằng giữa vốn lưu
động và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là mối quan hệ nghịch biến, một số
khác lại cho rằng thuận chiều. Do đó, chúng em quyết định thực hiện bài nghiên cứu
này để kiểm tra mối quan hệ giữa vốn lưu động và khả năng sinh lợi của các doanh
nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


10

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU
3.1Dữ liệu và mẫu

Dữ liệu nghiên cứu của đề tài lấy từ cơ sởdữ liệu của BVSC bao gồm các báo
cáo tài chính thuộc các công ty được niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và
HNX. Nhận thấy đặc thù của nhóm ngành sản xuất phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu, do đó bài nghiên cứu lựa chọn nhóm ngành này làm dữ liệu. Để thuận lợi cho
việc tính toán và phân tích, bài nghiên cứu loại bỏ những công ty có số liệu không
đầy đủ cho suốt kì nghiên cứu và các công ty có số liệu bất thường. Do đó, sau khi
chọn lọc chúng em có bảng dữ liệu gồm 203 công ty trong vòng 7 năm từ 2008 –
2014, tạo thành bảng gồm 1198 công ty – năm quan sát. Trong đó sàn HOSE gồm
97 công ty, sàn HNX gồm 106 công ty.
3.2 Các biến sử dụng trong mô hình
Để phân tích ảnh hưởng của vốn lưu động đối với khả năng sinh lời của các
công ty thuộc nhóm ngành sản xuất, các biến được đưa vào mô hình dựa trên các
nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện chủ yếu là của Garcia, nhóm tác giả Amarijit
Gill, Nahum Biger, Neil Mathur bao gồm: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, kỳ thu
tiền bình quân, chu kỳ khoản phải trả, vòng quay hàng tồn kho theo ngày, vòng
quay tiền mặt, quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng doanh số, tỷ số nợ.
Bảng 3.1: Kí hiệu và công thức các biến
Biến

Ký hiệu

Biến

Tỷ suất sinh lời trên ROA

độc lập

tổng tài sản

Biến


Kỳ thu tiền bình quân

AR

độc lập

Công thức
Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản

(Khoản

phải

thu/

Doanh thu

thuần)*365
Chu kì khoản phải trả

AP

(Phải trả người bán/Giá vốn hàng
bán)*365

Vòng quay hàng tồn INV

(Hàng tồn kho/ doanh thu thuần)


kho

*365


11

Biến

Vòng quay tiền mặt

CCC

AR+INV-AP

kiểm

Quy mô công ty

SIZE

Log( doanh thu thuần)

soát

Tỷ số nợ

LEV

Tổng nợ/ Tổng tài sản


Tốc độ tăng trưởng SGROW

(doanh

doanh thu

thuầnt0)/ doanh thu thuầnt0

thu

thuầnt1-doanh

thu

Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh lời như tỷ suất sinh lợi gộp
(GOP), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
(ROS). Tuy nhiên bài nghiên cứu chọn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA là biến
phụ thuộc bởi ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra
từ lượng vốn đầu tư, còn các nhà quản trị thì dựa vào đây để xem xét hiệu quả hoạt
động, tính hữu dụng của tài sản và việc quản lí chi phí của doanh nghiệp có tốt hay
không. Biến ROA đã được sử trong các nghiên cứu của Garcia, nhóm tác giả M.A
Zariyawati…
Liên quan đến biến giải thích, bài nghiên cứu sử dụng các biến kì thu tiền
khách hàng, chu kì khoản phải trả, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tiền mặt.Các
biến này đã được sử dụng làm biến giải thích cho mô hình nghiên cứu trong tất cả
các công trình nghiên cứu trước đây.
Bài nghiên cứu cũng sử dụng các biến như quy mô công ty (SIZE), tỷ số nợ
(Lev), tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGROW) làm các biến kiểm soát vì các biến
này được cho rằng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.

3.3 Giả thiết và mô hình nghiên cứu
Nhằm làm rõ mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời từ
hoạt động kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất, ta có các giả
thuyết sau:
+ H0 (Null Hypothesis): không có mối liên hệ giữa vốn lưu động và khả năng sinh
lời của các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất trên thị trường Việt Nam. Giả thiết
chung này được cụ thể hóa bằng 4 giả thuyết:


12

+ H1: không có mối liên hệ giữa kì thu tiền bình quân và khả năng sinh lời từ hoạt
động kinh doanh đối với các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất trên thị trường
Việt Nam.
+ H2: không có mối liên hệ giữa chu kì khoản phải trả và khả năng sinh lời từ hoạt
động kinh doanh đối với các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất trên thị trường
Việt Nam.
+ H3: không có mối liên hệ giữa vòng quay hàng tồn kho và khả năng sinh lời từ
hoạt động kinh doanh đối với các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất trên thị
trường Việt Nam.
+ H4: không có mối liên hệ giữa vòng quay tiền mặt và khả năng sinh lời từ hoạt
động kinh doanh đối với các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất trên thị trường
Việt Nam.
Các giả thuyết trên được nghiên cứu qua các mô hình định lượng:
Mô hình (1):

Mô hình (2):

Mô hình (3):


Mô hình (4):

Trong đó i là ký hiệu công ty, t kí hiệu cho năm và ε là sai số.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Thống kê mô tả là bước đầu tiên trong nghiên cứu, để nhận biết những đặc
tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm thông qua các đại
lượng đặc trưng của các đại lượng ngẫu nhiên.
Đi vào phân tích định lượng, bước đầu bài nghiên cứu sử dụng phương thức
phân tích tương quan Pearson nhằm đo lường mức độ liên kết ( tác động) giữa các


13

biến với nhau. Sau đó, phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để để đo lường sự phù
hợp của mô hình, mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc cụ thể là các
biến đôc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm sự thay đổi của biến phụ
thuộc,đồng thời xem xét các khuyết tật của mô hình.
Với những ưu điểm như sẽ khắc phục được việc thiếu biến do không quan sát
được, tức khi một số biến không quan sát được tác động lên mô hình, thì Fixed có
thể kiểm soát được các biến đó. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hiệu ứng cố
định (Fix Effect Model, FEM), hay còn gọi là hồi quy biến giả bình phương nhỏ
nhất (LSDV) cho tất cả các mô hình hồi quy. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn thực
hiện một số kiểm định như kiểm định Hausman nhằm xem xét nên chạy bộ dữ liệu
với Fix effect model ( FEM) hay Random effect model ( REM) để đảm bảo độ tin
cậy của mô hình.


14

CHƯƠNG4: KẾTQUẢTHỰCNGHIỆM

4.1 Thống kê mô tả
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu thống kê mô tả
ROA

AP

AR01

CCC

INV

LEV

SGROW

SIZE

Mean

0,086809

41,46029

58,30029

109,6477

92,80774


0,490018

0,634882

5,615468

Median

0,070781

30,79154

43,82050

91,46416

73,13407

0,515640

0,093594

5,572632

Maximum

0,541056

561,9281


795,5761

1000,906

1394,777

0,943409

463,2827

7,723990

Minimum

-0,657038

0,000000

0,000000

-203,8141

0,148429

0,000250

-1,000000

3,438701


Std. Dev.

0,095997

43,93903

60,23968

101,4595

89,14543

0,200749

13,49230

0,613587

Skewness

-0,211372

4,813197

4,947781

3,656493

5,964292 -0,243354


33,72318

0,272054

Kurtosis

11,75906

41,70213

46,57877

25,57178

64,96550

2,218443

1155,974

3,115481

Jarque-Bera

3838,588

79393,56

99685,16


28101,33

198768,9

42,42112

66583715

15,48235

Probability

0,000000

0,000000

0,000000

0,000000

0,000000

0,000000

0,000000

0,000435

Sum


103,9977

49669,43

69843,75

131358,0

111183,7

588,5120

760,5887

6744,178

Sum Sq. Dev.

11,03076

2310974

4343697

12321943

9512449

48,36000


217904,3

451,7863

Observations

1198

1198

1198

1198

1198

1198

1198

1198

( Nguồn:Tổng hợp từ eview)
Bảng 4.1 cung cấp các số liệu thống kê mô tả về các biến sử dụng trong mẫu.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành
sản xuất ở Việt Nam đạt giá trị trung bình là 8,68%, trong đó giá trị nhỏ nhất là 65,70% và giá trị lớn nhất là 54,10%, trung vị là 7,07%. Việc tỷ suất sinh lợi của
các doanh nghiệp ở Việt Nam thấp xuất phát từ hiệu xuất sử dụng tài sản thấp. Hiệu
quả sử dụng tài sản của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp nguyên nhân chủ yếu
là do hệ thống máy móc đã sử dụng quá lâu, công tác bảo trì không được thực hiện
thường xuyên, đồng thời không được trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại dẫn

đến năng suất sản xuất thấp, đồng thời tạo ra các sản phẩm kém chất lượng hơn.


15

Bên cạnh đó, còn do các công ty quản lý chi phí không tốt, làm gia tăng giá vốn, chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, hoặc do hàng tồn kho bị lưu trữ quá lâu
dẫn tới sản phẩm lỗi thời, không thể bán hoặc bán với giá thấp, đồng thời làm tăng
chi phí lưu trữ, bảo quản hàng tồn kho.
Đối với khoản phải thu, trung bình các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản
xuất ở Việt Nam mất 58ngày để thu hồi tiền từ việc bán chịu hàng hóa, hơn một nửa
trong số đó mất ít hơn hoặc bằng 43ngày để thu hồi số tiền này. Trong đó có công
ty phải mất hơn 795 ngày để nhận được sự thanh toán từ khách hàng nhưng cũng có
doanh nghiệp vì đảm bảo tính thanh khoản cao cho công ty và giảm thiểu rủi ro tín
dụng, không sử dụng chính sách bán chịu hàng hóa cho khách hàng. Điều này dẫn
đến sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của kỳ thu tiền
bình quân.
Chu kì khoản phải trả (AP) của các doanh nghiệp Việt Nam có giá trị trung
bình vào khoảng 41ngày, một nửa trong số đó có chu kì khoản phải trả là30 ngày
hoặc lớn hơn, giá trị lớn nhất là 561 ngày và giá trị nhỏ nhất là 0 ngày.
Vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp Việt Nam trung bình là 92 ngày, một
nửa số công ty có vòng quay hàng tồn kho lớn hơn 73 ngày, công ty có vòng quay
hàng tồn kho lớn nhất là 1394 ngày ( gần 4 năm), và có công ty không có hàng tồn
kho. Theo nghiên cứu của Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007) ở Tây Ban
Nha, giá trị trung bình của vòng quay hàng tồn kho là khoảng 80 ngày, ở
Netherlands theo nghiên cứu của Mathias Bernard Baveld (2012) giá trị trung bình
của vòng quay tồn kho là 36.88 ngày, có thể thấy có sư chênh lệch khá lớn so với
Việt Nam. Hàng tồn kho có vai trò giúp doanh nghiệp duy trì liên tục sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu doanh nghiệp không biết cách quản lý tốt
hàng tồn kho thì sẽ có tác dụng ngược lại không chỉ làm trì trệ hoạt động sản xuất

mà còn làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chính vì điều này mà các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải xem xét lại vấn đề hàng tồn kho để có thể đưa ra
chính sách quản lý phù hợp nhằm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.


16

Trong tất cả các biến độc lập, vòng quay tiền mặt (CCC) là biến có giá trị
trung bình lớn nhất đạt 109 ngày, có mức chênh lệch khá lớn giữa giá trị nhỏ nhất
và giá trị lớn nhất, giá trị lần lượt là -203 ngày và 1000 ngày, do đó độ lệch tiêu
chuẩn của biến này khá cao đạt 101. Chúng ta thấy rằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
ở Việt Nam khá lớn, cho thấy hiệu quả quản trị vốn lưu động chưa cao ảnh hưởng
đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Việt Nam. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
khá cao là do kỳ thu tiền bình quân và vòng quay hàng tồn kho khá cao trong khi đó
chu kỳ khoản phải trả lại rất thấp. Do đó, để cải thiện tỷ suất sinh lời của doanh
nghiệp cần phải rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt thông qua kéo dài chu kỳ
khoản phải trả và rút ngắn chu kỳ khoản phải thu và hàng tồn kho một cách hợp lý,
hay nói cách khác là đưa ra chính sách quản trị vốn lưu động một cách hiệu quả
hơn.
Ngoài các thành phần của vốn lưu động thì hệ số nợ cũng được xem là có tác
động lên khả năng sinh lời của doanh nghiệp.Hệ số nợ trung bình của các doanh
nghiệp Việt Nam là 49%, một nửa số công ty có tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn lớn
hơn 51,56%.Bên cạnh vốn chủ sở hữu, nợ là một nguồn vốn chủ lực trong việc gia
tăng tỷ suất sinh lợi nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính. Tỷ trọng
nợ phụ thuộc vào chính sách của từng công ty, có công ty biết tận dụng tối đa nguồn
vốn vay, và con số này lên tới 94,34%, tuy nhiên cũng có công ty thực lực tài chính
khá mạnh hoặc chưa biết tận dụng lợi ích của đòn bẩy tài chính nên chỉ có 0,025%
nợ trong cơ cấu vốn.
Quy mô giữa các công ty ở Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn, được thể hiện
bằng khoảng cách giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của biến Size. Công ty có

quy mô theo doanh thu hàng năm lớn nhất đạt vào khoảng 35 ngàn tỷ đồng và công
ty có quy mô theo doanh thu thấp nhất chỉ đạt 2 tỷ đồng. Sự chênh lệch khá lớn giữa
quy mô của các công ty có thể dẫn đến hiện tượng một số công ty sẽ giành được ưu
thế trong việc mở rộng thị phần, thay đổi chính sách bán hàng cũng như việc đưa ra
các quyết định tài chính so với các công ty khác.


17

Tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm của doanh nghiệp Việt Nam trung
bình đạt 63,48%. Công ty có mức tăng trưởng doanh thu cao nhất là 463,28% và có
công ty không những không có lời mà ngược lại doanh thu giảm mạnh so với năm
trước. Sự chênh lệch khá lớn về tốc độ tăng trưởng doanh thu giữa các doanh
nghiệp Việt Nam nói lên rằng, đa số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
4.2 Phân tích tương quan pearson
Bảng 4.2 : Kết quả phân tích tương quan Pearson
Correlations
ROA
ROA

Pearson Correlation

AR

AP

INV

CCC


SIZE

LEV

SGROW

1

Sig. (2-tailed)
AR

Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)

AP

Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)

INV

Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)

CCC

Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)


SIZE

Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)

LEV

Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)

SGROW Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)

-,209**

1

,000
-,197**

,325**

,000

,000

-,290**

,228**


,503**

,000

,000

,000

-,294**

.653**

.202**

,796**

,000

,000

,000

,000

-,016

-,003

-,003


,071*

,062*

,586

,923

,917

,014

,032

-,395**

,069*

,210**

,179**

,107**

,324**

,000

,000


,000

,000

,000

,017

1

1

1

1

1

-.187**

.019

-.006

.203**

.192**

-.053


.000

,000

,522

,847

,000

,000

,067

,990

1

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

( Nguồn:Tổng hợp từ eview)
Kết quả phân tích tương quan pearson cho thấy, có mối quan hệ tương quan
âm giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) với kỳ thu tiền bình quân (AR), chu
kỳ khoản phải trả (AP), vòng quay hàng tồn kho (INV) và chu kì chuyển đổi tiền


×