Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại VCB Bình Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.72 KB, 53 trang )

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1 Khái Niệm Thanh Toán Quốc Tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ các hoạt động mậu
dịch và phi mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức thuộc quốc gia này với các cá nhân, tổ
chức ở quốc gia khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế thông qua hệ
thống ngân hàng.
1.1.2 Vai Trò Của Thanh Toán Quốc Tế Trong Nền Kinh Tế
Ngày nay, thanh toán quốc tế đã đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập của các
nước trên thế giới. Thật vậy, thanh toán quốc tế được nảy sinh từ các hoạt động thương
mại, đầu tư, trao đổi văn hóa v.v. giữa các quốc gia trên thế giới.
Thanh toán quốc tế góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn trên toàn thế giới, thông
qua mạng lưới các ngân hàng đại lý, hoạt động thanh toán quốc tế đã đẩy nhanh tốc độ
di chuyển của các luồng tiền, tăng nhanh vòng quay vốn, làm tăng hiệu quả sử dụng
vốn trên toàn cầu. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại, thanh toán quốc tế là dịch
vụ mang lại lợi nhuận cao nhưng với độ rủi ro thấp. nghiệp vụ thanh toán quốc tế luôn
có mối quan hệ hỗ tương với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như tín
dụng, đầu tư, ngân quĩ v.v… cùng với các nghiệp vụ này thanh toán quốc tế đã mở
rộng phạm vi giao dịch của ngân hàng ra ngoài trụ sở hành chính của nó.
1.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ
1.2.1 Qui Tắc và Thực Hành Thống Nhất Về Tín Dụng Chứng Từ – UCP DC
( Uniform Customs and Practice Documentary Credit )

Qui tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ là văn bản do phòng thương
mại quốc tế – ICC (International Chamber of Commerce) ban hành. An bản đầu tiên ra
đời đầu tiên năm 1933. Từ đó đến nay nó đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào các


năm 1951, 1962, 1974, 1983 và ấn bản gần đây nhất (được gọi là UCP 500) được ban
hành vào năm 1993 (UCP 500 – RE 1993), có hiệu lực từ ngày 1/1/1994. UCP 500 –
RE 1993 là bộ qui tắc quốc tế, có hơn 160 quốc gia trên thế giới thừa nhận và tuyên bố
áp dụng
1.2.2 Qui tắc Thống Nhất Về Nhờ Thu – URC (Uniform Rules for Collection)
Văn bản này cũng do ICC ban hành nhằm thống nhất các nguyên tắc cơ bản trong nhờ
thu quốc tế. Bản sửa đổi gần nhất là ấn bản số 522 (URC 522) có hiệu lực từ 1/1/1996.
URC 522 gồm 26 điều khoản được phân thành 6 nhóm.
1.2.3 Qui Tắc Thống Nhất Hoàn Trả Liên Hàng Theo Tín Dụng Chứng Từ
- URR (Uniform Rules for Reimbursement under Documentary Credit)

1


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

Qui tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo Tín dụng chứng từ ấn bản số 525 (URR
525) do ICC ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1996. Tuy không thiết thực bằng
UCP DC 500, nhưng URR 525 là tài liệu không thể thiếu cho các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhân viên ngân hàng. URR trình bày các nguyên tắc
trong thanh toán giúp ngân hàng của nhà xuất khẩu đòi tiền tại ngân hàng thứ 3 một
cách an toàn và nhanh chóng.
1.2.4 Luật Hối Phiếu Thống Nhất – ULB (Uniform Law for Bill of Exchange)
Luật Hối phiếu thống nhất được thành lập theo công ước Geneva năm 1930 với sự
tham gia của 22 nước như: Pháp, Đức, Bỉ, Phần Lan, Ao, Bồ Đào Nha, v.v… Dựa trên
Luật Hối phiếu thống nhất, các quốc gia thành viên ban hành các bộ luật hối phiếu của
quốc gia mình như: Luật hối phiếu Đức, Luật hối phiếu Pháp v.v. Luật thành viên của
công ước, họ có bộ luật hối phiếu riêng của mình (Luật Hối phiếu Hối phiếu thống
nhất chi phối hoạt động lưu thông hối phiếu của nhiều quốc gia trên thế giối ngoại trừ

Mỹ và Anh.
1.2.5 Luật Séc Thống Nhất – ULC (Uniform Law for Check)
Luật Séc thống nhất được ban hành theo công ước Geneva năm 1933 với sự tham gia
của 30 nước. Bộ luật này là nền tảng cơ bản cho việc soản thảo các bộ luật séc của các
quốc gia thành viên.
1.3 NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.3.1 Hối Phiếu ( Bill of exchange )
1.3.1.1 Khái Niệm
Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người (gọi là người ký phát)
đòi tiền người khác (người bị ký phát) yêu cầu người này trả ngay hoặc đến một ngày
cụ thể hoặc đến một ngày có thể xác định được trong tương lai, một số tiền nhất định
cho người có tên trên tờ phiếu hoặc theo lệnh của người này hoặc cho người cầm hối
phiếu.
Thành phần liên quan đến việc lập và thanh toán hối phiếu
-

Người kí phát hối phiếu (Drawer): là người bán hàng (người xuất khẩu)

-

Người trả tiền hối phiếu (Drawee): là người mua (người nhập khẩu), hay là
người thứ 3 được sự chỉ định của người nhập khẩu (thường là ngân hàng đóng
vai trò chấp nhận hoặc ngân hàng mở tín dụng thư)

-

Người thụ hưởng (Beneficiary): trước hết đó là người ký phát hoặc một người
nào đó do người ký phát chỉ định. Theo qui định về quản lý ngoại hối của Việt
Nam, người thụ hưởng hối phiếu là các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại
tệ.


1.3.1.2 Chức Năng Của Hối Phiếu
Hối phiếu có 3 chức năng

2


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

 Hối phiếu là phương tiện thanh toán: Hối phiếu là phương tiện giúp người bán đòi
nợ người mua và giúp người mua trả nợ cho người bán.

 Hối phiếu là phương tiện đảm bảo: Hối phiếu là một chứng từ có giá do đó nó có thể
được mua bán, cầm cố , thế chấp v.v…

 Hối phiếu là một cung cấp tín dụng: Hối phiếu là một chứng từ có giá nên nó là một
công cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân
hàng.
1.3.1.3 Tính Chất Của Hối Phiếu
@ Tính trừu tượng: Trên hối phiếu không ghi nội dung của quan hệ tín dụng, nguyên
nhân phát sinh ra hối phiếu.
@ Tính bắt buộc trả tiền: Người bị ký phát hối phiếu buộc phải trả tiền theo đúng nội
dung ghi trên hối phiếu. Người trả tiền không vì một lí do nào giữa mình và người ký
phát hoặc với người ký hậu hối phiếu để từ chối thanh toán hối phiếu.
@ Tính lưu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhượng một hoặc nhiều lần trong thời
hạn của nó.
1.3.1.4 Thành Lập Hối Phiếu






Hình thức hối phiếu
-

Hối phiếu có thể được lập bằng tay hay điền vào mẫu in sẵn.

-

Ngôn ngữ sử dụng trong hối phiếu phải thống nhất.

-

Hối phiếu được lập từ 2 bảng trở lên.

-

Để tạo điều kiện cho người bán các ngân hàng thường in sẵn mẫu hối phiếu.

Nội dung hối phiếu
Theo luật ULB hối phiếu bao gồm các thông tin sau:
-

Nơi thanh toán: nếu thiếu điểm này nhưng có ghi địa chỉ của người bị kí
phát thì địa chỉ đó được xem là địa điểm thanh toán.

-

Nơi kí phát: nếu thiếu điểm này thì sử dụng địa chỉ của người kí phát ghi

trên hối phiếu làm nơi kí phát hối phiếu.

-

Chỉ thị về thời hạn thanh toán. Trong trường hợp không ghi thời hạn thanh
toán thì hối phiếu đó được xem là hối phiếu trả ngay.

-

Ngoài ra trên hối phiếu còn ghi các thông tin khác: số, ngày của L/C; ngân
hàng phát hành L/C v.v…

1.3.1.5 Các Nghiệp Vụ Liên Quan Đến Việc Lưu Thông Hối Phiếu



Chấp nhận hối phiếu (Acceptance)

3


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

Chấp nhận hối phiếu là hành vi cam kết trả tiền của người có nghĩa vụ trả tiền khi hối
phiếu đến hạn thanh toán. Hành vi pháp lý này đựơc thể hiện bằng chữ và chữ kí của
người đó ở mặt trước góc trái của hối phiếu, số tiền chấp nhận, ngày tháng và kí tên.




Kí hậu hối phiếu (Endorsement)

Kí hậu hối phiếu là một thủ tục chuyển nhượng hối phiếu từ người hưởng lợi này sang
người hưởng lợi khác. Người ký hậu chỉ cần ký vào mặt sau của hối phiếu và trao hối
phiếu cho người được chuyển nhượng.
Ý nghĩa pháp lý của hành vi ký hậu là thừa nhận việc chuyển nhượng quyền hưởng lợi
hối phiếu và xác định trách nhiệm của người ký hậu hối phiếu đối với người hưởng lợi
sau đó.



Bảo lãnh hối phiếu (Aval)

Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ 3 về khả năng thanh toán tiền hối
phiếu khi đến hạn cho người hưởng lợi. Ngân hàng bảo lãnh thường là ngân hàng lớn
và có uy tín. Người bảo lãnh có thể ký ở mặt trước hay mặt sau của hối phiếu và ghi
“Good as aval” hoặc “Receipt of Aval”



Kháng nghị về việc không trả tiền hối phiếu (Protest for Non- payment)

Trong trường hợp hối phiếu không được trả tiền, người hưởng lợi hiện hành của hối
phiếu có thể kháng nghị người trả tiền trước pháp luật.
1.3.1.6 Các Loại Hối Phiếu

 Dựa vào thời điểm trả tiền
 Hối phiếu trả ngay (Sight Bill)
 Hối phiếu có kì hạn (Time Bill)


 Dựa vào cách xuất trình chứng từ
 Hối phiếu trơn (Clean Bill)
 Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill)

 Dựa vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu
 Hối phiếu đích danh (Restrictive Bill)
 Hối phiếu theo lệnh (To order Bill)
 Hối phiếu vô danh (Bearer Bill)

 Dựa vào người ký phát
 Hối phiếu thương mại (Commercial Bill)
 Hối phiếu ngân hàng (Banking Bill)
1.3.2 Lệnh Phiếu (Promissory Notes)
1.3.2.1 Khái Niệm

4


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

Lệnh phiếu là một chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết trả một số tiền nhất
định vào một ngày nhất định cho người thụ hưởng có ghi trên lệnh phiếu hoặc cho một
người khác theo lệnh của người thụ hưởng hoặc cho người cầm phiếu.
1.3.2.2 Nội Dung
o Tiêu đề;
o Cam kết trả tiền;
o Số tiền phải trả;
o Địa điểm trả tiền;
o Tên, địa chỉ người hưởng lợi;

o Thời gian và địa điểm kí phát;
o Chữ kí của người kí phát;
1.3.3 Séc (Check)
1.3.3.1 Khái Niệm
Séc là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát yêu cầu ngân hàng
trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người cầm Séc hay cho người có tên trên tờ
Séc hay trả theo lệnh của người này.
1.3.3.2 Nội Dung Của Séc
o Tiêu đề Séc;
o Lệnh thanh toán vô điều kiện;
o Một số tiền nhất định;
o Tên, địa chỉ ngân hàng thanh toán;
o Địa điểm thanh toán;
o Nơi và thời điểm ký phát;
o Những nội dung không buộc phải có;
o Chỉ định người cầm Séc;
1.3.3.3 Thời Hạn Thanh Toán Séc
Theo ULC, thời hạn xuất trình của Séc như sau
 8 ngày nếu Séc phát hành trong nước;
 20 ngày nếu Séc lưu hành giữa các quốc gia trong cùng châu lục;
 70 ngày nếu Séc lưu hành giữa các quốc gia khác châu lục;
1.3.3.4 Các Loại Séc

 Dựa vào tính chất chuyển nhượng của Séc

5


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây


 Séc định danh (Nominal check): là loại Séc có ghi tên người thụ hưởng Séc trên
tờ Séc và không thể chuyển nhượng cho người khác.
 Séc vô danh (Beared check): là loại Séc không ghi tên người thụ hưởng nhất
định nào. Ai cầm Séc là người thụ hưởng Séc.
 Séc theo lệnh (Order check): là loại Séc được dùng phổ biến và được trả theo
lệnh của người hưởng lợi.

 Dựa vào các đặc tính khác
 Séc gạch chéo (Crossed check): là loại séc có gạch chéo trên mặt trước của tờ
séc, gạch chéo là để chỉ tờ sec không được rút tiền mặt, chỉ dùng để thanh toán
qua ngân hàng.
 Séc chuyển khoản (Transfer check): là loại séc dùng để chuyển khoản qua ngân
hàng
 Séc xác nhận (Certified check): là loại séc được ngân hàng xác nhận đảm bảo
việc trả tiền. Sử dụng séc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho
người thụ hưởng séc.
 Séc tiền mặt (Cash check): là loại séc dùng để rút tiền mặt
 Séc du lịch (Traveller’s check): là loại séc do một ngân hàng phát hành và được
trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý nào của ngân hàng đó.
1.3.4 Thẻ Thanh Toán (Payment card)
1.3.4.1 Khái Niệm
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán mà người sở hữu chủ thẻ có thể sử dụng
nó để rút tiền mặt tại các máy rút tiền mặt (ATM) hay các quầy tự động của ngân hàng
đồng thời co thể dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ.
1.3.4.2 Phân loại thẻ

 Phân loại theo chủ thể phát hành thẻ
 Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank card)
Là loại thẻ do ngân hàng phát hành, giúp do khách hàng sử dụng linh động tài khoản

của mình tại ngân hàng, là loại thẻ sử dụng rộng rãi nhất hiện nay như: VISACARD,
MASTERCARD;

 Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành
Đó là thẻ du lịch, thẻ giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như: Diners
card, Club card, Amex card …

 Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ
 Thẻ tín dụng (Credit card)

6


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

Được xem như thẻ ngân hàng vì chúng thường được ngân hàng phát hành. Các ngân
hàng qui định hạn mức tín dụng cho từng thẻ, nếu chủ thẻ trả hết số tiền nợ vào cuối
tháng cho ngân hàng thì không phải trả lãi cho số tiền đã sử dụng trong tháng. Thẻ này
có đặc điểm là ngân hàng chỉ ghi nợ vào tài khoản của chủ thẻ sau một thời hạn nhất
định. Cuối mỗi tháng ngân hàng sẽ gửi cho chủ thẻ một bảng kê hóa đơn để yêu cầu
chủ thẻ thanh toán - là loại thẻ phổ biến nhất hiện nay.

 Thẻ ghi nợ (Debit card)
Đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi hay tài khoản
check. Thẻ sẽ ghi nợ ngay vào tài khoản của chủ thẻ số tiền chủ thẻ thanh toán và đồng
thời ghi có vào tài khoản của cửa hàng hay khách sạn nơi chủ thẻ thanh toán. Thẻ này
cũng dùng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM)

 Thẻ rút riền mặt (Cash card)

Thẻ này giúp cho chủ thẻ có thể rút tiền mặt có giới hạn tại các máy rút tiền tự động.
Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với này là chủ thẻ
phải kí quĩ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hay chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi thì
mới sử dụng được.
1.4 BỘ CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI (COMMERCIAL DOCUMENT)
1.4.1 Vận Tải Đơn Đường Biển (Ocean Bill Lading – B/L)
1.4.1.1 Khái Niệm
Là chứng từ vận tải do người vận chuyển cấp cho chủ hàng trong quá trình vận tải
hàng hóa từ cảng đến cảng.
1.4.1.2 Chức Năng
Vận đơn đường biển có 3 chức năng
 Vận đơn là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận chuyên chở đã được ký, đã thực
hiện và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Vận đơn là văn bản quan trọng xác
định mối quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển với người giao hàng và đặc
biệt giữa người vận chuyển với người nhận hàng.
 Vận đơn là biên lai của người vận chuyển xác nhận đã nhận hàng để chở. Vì
vậy người chuyên chở chỉ giao hàng cho người đầu tiên xuất trình B/L hợp lệ ở
cảng đến.
 Vận đơn là chứng từ xác thực quyền sở hữu đối với hàng hóa miêu tả trong
B/L. Do đó B/L là chứng từ có giá, có tính lưu thông và đựơc cầm cố, mua bán
chuyển nhượng trên thị trường.
1.4.1.3 Các Loại Vận Đơn Đường Biển

 Dựa vào tính lưu thông của B/L
 Vận đơn đích danh (Straight B/L): Vận đơn ghi rõ tên người nhận hàng

7


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng

chứng từ tại VCB Bình Tây

 Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Tên người nhận hàng trên vận đơn thường
được ghi như sau: “To order of the shipper” hay “Made out to the order of XYZ
Bank” hay “To order”
 Vận đơn xuất trình (Bearer B/L): Vận đơn không ghi tên người nhận hàng

 Dựa vào lời nhận xét trên vận đơn
 Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Vận đơn không có lời nhận xét xấu về hàng
hóa
 Vận đơn không hòan hảo (Unclean B/L): vận đơn có những lời phê chú xấu về
tình trạng hàng hóa khi giao xuống tàu như: thùng hàng bị vỡ, kiện hàng bị đứt
dây…v…v

 Dựa vào thời điểm lập vận đơn
 Vận đơn nhận hàng để bốc (Received for shipment B/L)
 Vận đơn đã bốc hàng (Shipped on Board B/L)

 Dựa vào cách vận tải hàng hóa
 Vận đơn chuyển tải (Transhipment B/L)
 Vận đơn đi thẳng (Throught B/L hoặc Direct B/L)
1.4.2 Hóa Đơn Thương Mại (Commercial Invoice – C/I)
1.4.2.1 Khái Niệm
Là chứng từ hàng hóa cơ bản do người bán lập sau khi hoàn tất nghĩa vụ giao hàng.
Hóa đơn chứng minh quyền được thanh toán của người bán
1.4.2.2 Tác Dụng

 Trong thanh toán
 Nếu bộ chứng từ có hối phiếu thì hóa đơn thương mại là căn cứ để kiểm tra lệnh
đòi tiền trên hối phiếu

 Nếu bộ chứng từ không có hối phiếu thì hóa đơn là cơ sở để người bán đòi tiền
người mua



Trong các lĩnh vực khác
 Hóa đơn là cơ sở để tính thuế xuất nhập khẩu và làm thủ tục khai báo hải quan.
 Hóa đơn cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa giúp người mua kiểm tra và
theo dõi quá trình giao hàng của người bán.

1.4.2.3 Các Loại Hóa Đơn
 Hóa đơn chính thức (Final C/I)
 Hóa đơn chi tiết (Detailed C/I)
 Hóa đơn hải quan (Custom C/I)

8


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

 Hóa đơn lãnh sự (Consular C/I)
1.4.3 Chứng Từ Bảo Hiểm (Insurance Document)
1.4.3.1 Khái Niệm
Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp
đồng bảo hiểm và nó được dùng để điều tiết mối quan hệ pháp lý giữa người bảo hiểm
với ngươi được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này tổ chức bảo hiểm sẽ có trách nhiệm
bồi thường về những tổn thất xảy ra với đối tượng bảo hiểm theo các rủi ro đã được
thỏa thuận trước, người được bảo hiểm thì có trách nhiệm đóng phí cho Cty bảo hiểm.
1.4.3.2 Các Loại Chứng Từ Bảo Hiểm

 Đơn bảo hiểm (Insurance Policy)
 Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
 Phiếu bảo hiểm (Cover Note)
1.4.4 Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ (Certificate of Origin – C/O)
1.4.4.1 Khái Niệm
Là chứng từ do phòng thương mại nước xuất khẩu cấp cho chủ hàng nhằm xác định
nguồn gốc hay nơi sản xuất hàng hóa.
1.4.4.2 Các Loại Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ
 Form A: dùng cho các mặt hàng xuất sang các nước thuộc hệ thống GSP
(Generalized System of Perference – Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập).
 Form B: dùng cho tất cả hàng hóa xuất khẩu.
 Form O: dùng cho mặt hàng cà phê xuất sang các nước thuộc hiệp hội cà phê
thế giới.
 Form X: dùng cho mặt hàng cà phê xuất sang các nước không thuộc hiệp hội cà
phê Thế giới.
 Form T: dùng cho mặt hàng dệt xuất sang thị trường Châu Au.
 Form D: dùng cho các mặt hàng xuất sang các nước trong khối ASEAN.
1.4.5 Phiếu Đóng Gói Hàng Hóa (Packing List – P/L)
Là chứng từ liệt kê các mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất
định. Thông thường do nhà sản xuất hay người bán lập. Tạo thuận lợi cho việc tháo dỡ
và kiểm tra hàng hóa
1.4.6 Giấy Chứng Nhận Trọng Lượng/ Số Lượng/ Chất Lượng (Certificate of
Weight/ Quantity/ Quality)
Đây là chứng từ xác nhận trọng lượng/ số lượng/ chất lượng hàng hóa mà nhà xuất
khẩu đã xuất bán cho người mua. Thông thường chứng từ này do Cục kiểm nghiệm
hàng hóa xuất nhập khẩu, Cty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc do người bán
lập.

9



Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

1.4.7 Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh Thực Vật (Sanitary Certificate)
1.4.8 Giấy Chứng Nhận Kiểm Dịch Sản Phẩm Động Vật (Animal product
Sanitary Inspection Certificate)
1.5 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng
trong giao dịch, mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.
1.5.1 Phương Thức Chuyển tiền (Remittance)
1.5.1.1 Khái Niệm
Là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại một địa
điểm xác định và trong một thời gian nhất định. Đây là phương thức đơn giản nhất.
1.5.1.2 Qui Trình Tiến Hành
Ngân hàng chuyển tiền

Ngân hàng trả tiền

(3)

(2)
Người trả tiền

(4)
Người hưởng lợi

(1)


Sơ đồ 1.1: Qui Trình Tiến Hành Phương Thức Chuyển Tiền
Chú thích
(1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập
khẩu
(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hóa và bộ chứng từ nếu thấy phù hợp sẽ
làm thủ tục chuyển tiền gởi ngân hàng phục vụ mình
(3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý hay chi nhánh
(là ngân hàng trả tiền) ở nước ngoài
(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng
1.5.1.3 Các Hình Thức Chuyển Tiền
 Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T)
Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể
hiện trong nội dung bức thư mà ngân hàng này gởi cho ngân hàng thanh toán qua bưu
điện. Hình thức này phí rẻ nhưng thanh toán chậm.
 Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)
Là hình thức chuyển tiền mà lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện
trong một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua mạng
liên lạc viễn thông như SWIFT (Society for Wordwide InterBank Financial

10


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

Telecommunication – Hiệp hội liên lạc viễn thông liên ngân hàng toàn thế giới), có thể
thông qua mạng lưới thanh toán khác như: điện tín, fax …Hình thức này nhanh nhưng
chi phí cao.
1.5.2 Phương Thức Thanh Toán Nhờ Thu (Collection of payment)
1.5.2.1 Khái Niệm

Là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
hay cung ứng dịch vụ cho người mua, ủy thác cho ngân hàng mình thu hộ tiền ở người
mua trên cơ sở hối phiếu được người bán ký phát.
1.5.2.2 Các Hình Thức Nhờ Thu
 Nhờ thu trơn (Clean Collection)
Là phương thức thanh toán, trong đó bên bán sau khi bán hàng hay cung ứng dịch vụ
sẽ lập bộ chứng từ thương mại gửi cho bên mua và ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ
mình thu hộ tiền ở người mua mà chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra

 Qui trình tiến hành
Ngân hàng nhận
uỷ thác thu
(2)

(3)
(6)

(7)

Nhà xuất khẩu

Ngân hàng nhờ
thu
(4)

(1)

(5)

Nhà nhập khẩu


Sơ đồ 1.2: Qui Trình Tiến Hành Phương Thức Nhờ Thu Trơn
Chú thích
(1) Bên bán chuyển giao hàng hóa và bộ chứngtừ cho bên mua.
(2) Bên bán lập hối phiếu đòi tiền bên mua và thư ủy nhiệm thu gửi ngân hàng phục vụ
mình nhờ thu hộ ở người mua.
(3) Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua ngân hàng thu hộ để thu hộ tiền
ở người mua.
(4) Ngân hàng thu hộ sẽ đòi tiền hay yêu cầu người mua kí chấp nhận hối phiếu.
(5) Bên mua thanh toán tiền.
(6) Chuyển tiền qua ngân hàng chuyển nhờ thu.
(7) Thanh toán tiền cho bên bán.
 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
Là phương thức thanh toán mà trong đó bên xuất khẩu sau khi giao hàng hóa sẽ lập
chứng từ gồm chứng từ hàng hóa và hối phiếu gửi ngân hàng nhờ thu hộ, với điều kiện

11


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

nếu bên nhập khẩu đồng ý trả tiền hay kí chấp nhận lên hối phiếu thì ngân hàng mới
giao chứng từ hàng hóa cho bên nhập khẩu đi nhận hàng.

 Qui trình tiến hành
Ngân hàng nhận
uỷ thác thu

(2)


(8)

(3)

Ngân hàng nhờ
thu

(7)
(1)

(6)

Nhà xuất khẩu

(5)

(4)

Nhà nhập khẩu

Sơ đồ 1.3: Qui Trình Tiến Hành Phương Thức Nhờ Thu Kèm Chứng Từ
Chú thích:

(1) Bên bán giao hàng cho bên mua
(2) Bên bán lập bộ chứng từ thanh toán (gồm chứng từ hàng hóa và hối phiếu) gửi tới
ngân hàng nhờ thu hộ
(3) Ngân hàng nhận ủy thác thu chuyển bộ chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhờ thu
(Ngân hàng xuất trình)
(4) Ngân hàng nhờ thu thu tiền bên mua (hay yêu cầu bên mua ký chấp nhận lên hối

phiếu)
(5) Người mua trả tiền hoặc kí chấp nhận lên hối phiếu. Tùy thuộc loại hối phiếu
Nếu là nhờ thu trả tiền ngay – D/P (Document against payment), thì người nhập
khẩu phải trả tiền ngay, ngân hàng mới trao bộ chứng từ
Nếu là nhờ thu chấp nhận trao chứng từ – D/A ( Document against acceptance), thì
người nhập khẩu phải kí chấp nhận lên hối phiếu ngân hàng mới giao chứng từ
(6) Ngân hàng xuất trình sẽ trao bộ chứng từ hàng hóa để bên mua đi nhận hàng
(7) Chuyển tiền cho ngân hàng nhận ủy thác thu
(8) Thanh toán tiền cho bên bán
1.5.3 Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ (Documentary Credit)
Một trong những phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay là phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo bản “Qui tắc và thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ” do phòng thương mại quố tế (ICC) ban hành. Văn bản mới
nhất hiện nay là UCP-500.
UCP-500 là một văn bản pháp lý quốc tế không mang tính chất bắc buộc các bên mua
bán quốc tế phải áp dụng. Do đó khi áp dụng UCP-500 thì phải dẫn chiếu điều ấy
trong thư tín dịng của mình
1.5.3.1 Khái Niệm Tín Dụng Chứng Từ

12


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

Là một thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu
của khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng thư) sẽ trả tiền cho người thứ ba, hoặc
theo lệnh của người thứ ba (người hưởng lợi), hoặc sẽ chấp nhận và thanh toán hối
phiếu do người hưởng ký phát, hoặc cho phép một ngân hàng khác thanh toán hoặc
chấp nhận và thanh toán hối phiếu hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ

qui định trình tín dụng thư với điều kiện chúng phù hợp với tất cả điều khoản và điều
kiện của tín dụng thư.
1.5.3.2 Thành Phần Tham Gia Quá Trình Thanh Toán

 Người yêu cầu mở tín dụng thư (Applicant): là người mua, người nhập khẩu.
 Ngân hàng phát hành (Issuing bank): là ngân hàng phục vụ người mua.
 Người hưởng lợi (Beneficiary): là người xuất khẩu, người bán.
 Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
Ngoài ra còn có các ngân hàng khác tham gia như:

 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Là ngân hàng được chỉ định trong tín
dụng thư, thực hiện việc xác nhận trách nhiệm của mình cùng với ngân hàng mở bảo
đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở không đủ khả
năng thanh toán.

 Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Là ngân hàng được chỉ định trong tín
dụng thư, cho phép ngân hàng đó thực hiện việc thanh toán, được chiết khấu, hoặc
chấp nhận bộ chứng từ của người thụ hưởng phù hợp với qui định của tín dụng thư.
Tùy theo qui định của tín dụng thư mà ngân hàng có tên gọi khác nhau:

 Ngân hàng được chỉ định thanh toán (Nominated Paying Bank)
 Ngân hàng được chỉ định chiết khấu (Nominated Negotiating Bank)
 Ngân hàng được chỉ định chấp nhận (Nominated Accepting Bank)
 Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Là ngân hàng được ngân hàng phát hành
ủy nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định thanh
toán hoặc chiết khấu. Thông thường, ngân hàng này chỉ tham gia giao dịch trong
trường hợp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ
tài khoản trực tiếp với nhau.
Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu
hộ, chi hộ mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất

khẩu, bảo đảm cho bên xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với số hàng đã
giao, đồng thời đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận được lượng hàng hoá tương ứng với
khoản tiền mình thanh toán.
Nét đặc trưng của tín dụng chứng từ còn thể hiện ở chỗ, việc chi trả có liên quan đến
việc thể hiện chứng từ. Sự tồn tại của các chứng từ này, cũng như sự phù hợp của nó

13


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

với các thời hạn tín dụng tạo nên cơ sở nền tảng của tín dụng thư kèm chứng từ bởi vì
ngân hàng không cần nhìn thấy hàng hoá, mà chỉ xét các chứng từ.

14


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

1.5.3.3 Qui Trình Tiến Hành
(3)
Ngân hàng phát
hành

(2)

(8)


(9)

Người yêu cần
mở TTD

Ngân hàng
thông báo

(6)
(7)
(4)

(1) (5)

(6)

(7)

Người thụ
hưởng

Sơ đồ 1.3: Qui Trình Tiến Hành Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ
Chú thích

(1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu kí kết hợp đồng thương mại, vời điều khoản thanh
toán theo phương thức tín dụng chứng từ
(2) Nhà nhập khẩu căn cứ hợp đồng thương mại, lập đơn xin mở tín dụng thư cho
người xuất khẩu hưởng.
(3) Căn cứ nội dung xin mở tín dụng thư, nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàng phát hành sẽ
phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng thông báo của mình ở nước nhà

xuất khẩu, thông báo về việc mở thư tín dụng và chuyển bản chình của thư tín dụng
cho người xuất khẩu
(4) Khi nhận được thông báo về việc mở thư tín dụng và bức tín dụng thư, ngân hàng
thông báo sẽ thông báo và chuyển giao thư tín dụng cho nhà xuất khẩu
(5) Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì giao hàng, nếu
không thì yêu cầu ngân hàng phát hành chu chỉnh lại cho phù hợp rồi tiến hành
giao hàng
(6) Sau khi chuyển giao hàng hóa, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo qui
định của tín dụng thư, thông qua ngân hàng thông báo xuất trình cho ngân hàng
phát hành để yêu cầu được thanh toán tiền. Nếu tín dụng thư cho phép thương
lượng tại một ngân hàng khác thì nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ thanh
toán cho một ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chấp nhận hay chiết khấu
được xác định trong tín dụng thư
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với qui
định của tín dụng thư thì trả tiền (hoặc chấp nhận hay chiết khấu). Nếu thấy không
phù hợp, ngân hàng từ chối và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.
Thời gian kiểm tra bộ chứng từ theo qui định là 7 ngày làm việc nếu quá thời hạn
trên ngân hàng phát hành phải thanh toán cho nhà xuất khẩu. Trường hợp các
nghiệp vụ trên được thực hiện bởi ngân hàng được chỉ định thì sau khi hoàn tất

15


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

nghiệp vụ, bộ chứng từ sẽ được chuyển giao về ngân hàng phát hành kèm theo yêu
cầu bồi hoàn
(8) Ngân hàng phát hành giao lại toàn bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và yêu cầu
thanh toán

(9) Nhà nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với các điều kiện
trong tín dụng thư thì hoàn trả tiền cho ngân hàng, nếu thấy không phù hợp thì từ
chối trả tiền cho ngân hàng.
 Tín Dụng Thư (Letter of credit – L/C)
Tín dụng thư là một văn bản do một ngân hàng lập trên cơ sở yêu cầu của khách hàng,
trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình bộ
chứng từ đầy đủ và phù hợp với nội dung thư tín dụng
Tín dụng thư là một phương tiện rất quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ,
nếu không mở được hư tín dụng, thì phương thức thanh toán này không thể được hình
thành và nhà xuất khẩu sẽ không giao hàng cho người mua.
 NhữngNội Dung Chủ Yếu Của Thư Tín Dụng
 Loại L/C (Form of Documentary Credit)
 Số hiệu của thư tín dụng (Documentary Credit Number)
 Ngày mở L/C (Date of Issue)
 Ngày và nơi hết hạn hiệu lực (Date and Place of Expiry)
 Tên và địa chỉ của các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ
 Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)
 Người làm đơn (Applicant)
 Người thụ hưởng (Beneficiary)
 Ngân hàng thông báo (Advising Bank)
 Ngân hàng thanh toán (nếu có)
 Ngân hàng xác nhận (nếu có)
 Số tiền và đơn vị tiền (Amount, currency code)
 Thời hạn trả tiền của L/C (Date of paying)
 Thời hạn giao hàng (Date of shippment)
 Những nội dung liên quan đến hàng hóa: tên hàng, số lượng, trọng lượng,
giá cả, qui cách phẩm chất, bao bì, kí mã hiệu…
 Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hóa: điều kiện giao hàng
(FOB, CIF…), nơi gửi hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao
hàng…


 Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình:

16


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

 Hối phiếu thương mại (Draft)
 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
 Vận đơn (Bill of Lading)
 Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)
 Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
 Chứng nhận trọng lượng, chất lượng (Certificate of Quantity, Quality)
 Phiếu đóng gói (Packing List)
 Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)
 Cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành
 Các Loại Thư Tín Dụng
 Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)
Là loại thư tín dụng mà người mở có thể yêu cầu ngân hàng mở sửa đổi, bổ sung hay
hủy bỏ thư tín dụng mà không cần sự chấp thuận của người thụ hưởng. Việc đó phải
được được diễn ra trước khi thư tín dụng được thanh toán.
 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
Là loại thư tín dụng mà sau khi nó được mở, mọi việc liên quan đến vấn đề sửa đổi bổ
sung hay hủy bỏ, ngân hàng mở chỉ có thể tiến hành khi co thỏa thuận giữa các bên
liên quan.
 Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)
Là loại thư tín dụng không hủy ngang được 1 ngân hàng uy tín đảm bảo trả tiền cho
người thụ hưởng theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng đó. Trong trường hợp

ngân hàng mở không thanh toán được thì ngân hàng thụ hưởng thanh toán cho người
thụ hưởng

17


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

 Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable Transferable L/C)
Là loại thư tín dụng không hủy ngang, người hưởng thứ nhất có quyền yêu cầu ngân
hàng chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị thư tín dụng cho 1 hay nhiều người
thụ hưởng thứ hai. Việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện một lần
 Thư tín dụng giáp lưng ( Back to Back L/C)
Là loại thư tín dụng được mở ra dựa trên một thư tín dụng đã mở ra trước đó. Loại thư
tín dụng này thường được mua bán hàng qua trung gian.
 Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving L/C)
Là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hay đã hết thời gian hiệu
lực lại tự động có giá trị hiệu lực như cũ và được tiếp tục sử dụng trong một thời gian
nhất định.
Thư tín dụng tuần hoàn cần được ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần
hoàn và giá trị tối thiểu mỗi lần đó. Cũng nói rõ số dư của hạn ngạch L/C dùng chưa
hết lần trước đó có được cộng dồn vào hạn ngạch L/C sử dụng lần kế tiếp không.
 Thư tín dụng đối ứng
Là loại thư chỉ có giá trị hiệu lực khi thư tín dụng của bên đối tác được mở.
 Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred L/C)
là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở sẽ thanh toán dần dần trị giá thư tín dụng cho
người hưởng lợi theo tiến trình hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của họ đối
với bên mua. Loại thư này thích hợp với các hợp đồng giao hàng nhiều lần.
1.5.4 Phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay (Cash against

CAD hay Cash on delivery- COD)

documents-

Là phương thức thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại
thương sẽ yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở một tài khoản tín thác (Trust Account)
để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận.
1.6 RỦI RO PHÁT SINH TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.6.1 Rủi ro thường đến với nhà xuất khẩu
 Rủi ro về chính trị
 Rủi ro trong thực hiện hợp đồng
 Rủi ro về tiền tệ và tỷ giá
 Rủi ro trong vận chuyển hàng hóa
1.6.2 Rủi ro thường đến với nhà nhập khẩu
 Rủi ro về chính trị
 Rủi ro trong thực hiện hợp đồng
 Rủi ro về tiền tệ và tỷ giá

18


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

 Rủi ro trong vận chuyển hàng hóa

19


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng

chứng từ tại VCB Bình Tây

CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIETCOMBANK BÌNH
TÂY
Trước khi đi vào xem xét tình hình hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Bình Tây ta nên tìm hiểu về chi nhánh, tuy
nhiên Vietcombank Bình Tây là chi nhánh của Vietcombank nên ta sẽ tìm hiểu khái
quát về Vietcombank trước.
2.1 TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK
2.1.1 Quá Trình Hình Thành và Phát Triển Hệ Thống Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi tắt là Vietcombank (VCB), chính thức đi vào
hoạt động với tư cách là ngân hàng phục vụ kinh tế đối ngoại duy nhất của Việt Nam.
Được thành lập ngày 01/04/1963, từ tổ chức tiền thân là Cục quản lý ngoại hối của
ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vietcombank ra đời đánh dấu một bước ngoặc quan
trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cho đến nay, Vietcombank
đã trải qua hơn 40 năm hoạt động với các giai đoạn phát triển sau:
Giai đoạn từ 1963 đến 1975: Ngân hàng hoạt động trong bối cảnh cả nước đang tiến
hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vietcombank còn phụ thuộc rất nhiều vào
ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó Vietcombank hoạt động tách biệt hoàn toàn với
hệ thống ngân hàng trên thế giới, công nghệ khoa học kỹ thuật còn rất lạc hậu.
Giai đoạn từ 1975 đến 1989: Là giai đoạn quá độ, Vietcombank bắt đầu có sự tiếp xúc
với các ngân hàng trên thế giới. Mặc dù lúc này Vietcombank vẫn còn là công cụ đắc
lực của Ngân hàng Nhà nước, nhưng phạm vi hoạt động đã được nới rộng và hoạt
động có hiệu quả hơn, đóng góp một phần không nhỏ cho kinh tế đất nước.
Giai đoạn từ 1989 đến nay: Ngân hàng Ngoại thương trở thành một ngân hàng quốc
doanh hoạt động độc lập với ngân hàng nhà nước. Vietcombank bắt đầu theo đuổi
chính sách đổi mới hoạt động theo cơ chế thị trường. Có thể nói đây là giai đoạn cất
cánh của hệ thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Mọi hoạt động đổi mới tập

chung vào ba chủ đề chính: cải tiến công nghệ kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn và mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng trên thế giới.
“Đổi mới để tồn tại - phát triển và không ngừng phát triển”. Đây chính là chiến lược
hoạt động của hệ thống Vietcombank trong giai đoạn này. Trong giai đoạn này, nhiều
ngân hàng thương mại được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Tuy chưa đạt
được kết quả như mong muốn, nhưng Vietcombank đã có một số thành tựu đáng kể:
 Hiện nay Vietcombank được coi là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng
của trên 100 ngân hàng trong cả nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài
tại Việt Nam. Chiếm hơn 30% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu và có thế
mạnh hoạt động thanh toán khác;

20


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

 Không ngừng cải cách thủ tục và tối thiểu hóa các chi phí cho khách hàng. Điều
này giúp Vietcombank ngày càng thu hút nhiều khách hàng đến với
Vietcombank, đặc biệt là những khách hàng có nhu cầu mở tài khoản giao dịch;
 Thanh toán chuyển khoản trong hệ thống Vietcombank được thực hiện qua
mạng vi tính với tốc độ nhanh, độ chính xác cao nhờ việc không ngừng áp dụng
công nghệ khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động của ngân hàng.
2.1.2 Hệ Thống Tổ Chức Của Vietcombank
Khi mới thành lập, Vietcombank chỉ có một trụ sở chính duy nhất tại Hà Nội. Ngày
nay, Vietcombank đã thành lập được hơn 25 chi nhánh trên hầu hết các tỉnh thành
trong cả nước. Ngoài ra Vietcombank còn một số trụ sở kinh doanh khác ở nước ngoài
như:

 Một công ty cho thuê tài chính tại Hongkong hoạt động trên 20 năm và văn phòng

đại diện tại: Nga, Pháp, Singapore… ;

 Một công ty đầu tư và khai thác tài sản;
 Một số đơn vị kinh doanh với nước ngoài:
 FIRSTVINABANK: Ngân hàng liên doanh với Hàn Quốc;
 VINALEASE: công ty cho thuê tài chính liên doanh với Nhật Bản;
 VIETCOMBANK Tower: công tư xây dựng đại ốc liên doanh với
Singapore
Hiện nay, Vietcombank đã có quan hệ đại lý với hơn 1200 ngân hàng thuộc hơn 85
quốc gia trên thế giới. Vietcombank đã Dealing Room với hơn 50 ngân hàng nước
ngoài tại các thị trường: Singapore, HongKong, Tokyo, Bangkok, Sydney, Zurich,
Paris, London , NewYork,…
2.1.3 Nội Dung Hoạt Động
Ban hành và hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách, nghiệp vụ thuộc phạm vi của
ngân hàng. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ
đối với các tổ chức kinh doanh và dịch vụ.
Thiết lập quan hệ đại lý với các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài, thực hiện các
nghiệp vụ đại lý ủy nhiệm, cung ứng dịch vụ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng
thương mại, công ty tài chính trong nước được phép kinh doanh đối ngoại. Đàm phán,
ký kết các văn bản đối ngoại về tiền tệ, tín dụng, thanh toán liên quan đến trách nhiệm
của Vietcombank. Ap dụng các thể thức thích hợp để huy động vốn bằng đồng Việt
Nam hoặc ngoại tệ đối với các cá nhân, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Làm dịch vụ tư vấn về tiền tệ, tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước. Vay vốn, chiết
khấu các giấy tờ có giá tại Ngân hàng Trung ương. Thực hiện chiết khấu thương phiếu
và các giấy tờ có giá. Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán cho các pháp nhân trong
và ngoài nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác do ngân hàng nhà nước. Vietcombank
được quyền kiểm tra khách hàng về việc sử dụng vối vay của ngân hàng, áp dụng các

21



Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

chế tài về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, khởi kiện lên trọng tài kinh tế hoặc tòa án đối
với các khách hàng vi phạm luật lệ ngân hàng
2.1.4 Thành Tựu
Xây dựng được một hệ thống ngân hàng ngoại thương tương đối hoàn chỉnh với hơn
25 chi nhánh tại các tỉnh thành và hải cảng trên khắp cả nước;
Đầu tư trung và dài hạn các ngành kinh tế mũi nhọn. Tạo sự thông thoáng cho việc
kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Góp phần rất
lớn trong công cuộc đổi mới của đất nước, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước. Đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán: vay vốn, chiết khấu, phát hành
thẻ thanh toán, lãi suất và cách thức trả lãi linh hoạt. Tạo nhiều mối quan hệ tốt với
khách hàng trong và ngoài nước, dần có được uy tín trên trường quốc tế;
Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam đã tham gia hệ thống
viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Trong nhiều năm qua
Vietcombank luôn được đánh giá là ngân hàng có quy mô sử dụng mạng SWIFT lớn
nhất ở Việt Nam và 5 năm liền (từ năm 1996 đến 2000) được công nhận là ngân hàng
có chất lượng thanh toán SWIFT tốt nhất. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam khai
triển và sử dụng mạng máy tính rút tiền tự động và thẻ tín dụng. Là ngân hàng trong
05 năm liên tục (1996 - 2003) được ngân hàng Chase Manhattan trao tặng giấy chứng
nhận “cung cấp dịch vụ tốt”;
Giữ vai trò chính trị trong thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Cùng với ngân hàng nhà
nước can thiệp vào thị trường ngoại tệ thực hiện chủ trương ổn định tỷ giá, khuyến
khích xuất khẩu, góp phần điều tiết nhập khẩu;
2.1.5 Phương Hướng Hoạt Động
Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, mở rộng tín dụng góp phần phục vụ
cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đơn giản các loại thủ tục, đa dạng hóa
các loại hình nghiệp vụ thu hút nhiều khách hàng hơn. Tăng cường công tác kiểm tra,

kiểm soát toàn bộ hệ thống đảm bảo mọi mặt các nghiệp vụ được hoạt động một cách
an toàn nhất. Vietcombank đang có kế hoạch phát triển các nghiệp vụ như Option,
Asset Management, Bonds.
2.2 GIỚI THIỆU VỀ VIETCOMBANK BÌNH TÂY
2.2.1 Quá Trình Hình Thành Vietcombank Bình Tây
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đất nước, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
cũng phát triển nhanh chóng về mọi mặt. Trước đây, Vietcombank chỉ có duy nhất một
chi nhánh cấp 1 hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nên việc đáp ứng mọi nhu
cầu của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các khách hàng ở các quận
5,6,11. Chính vì lẽ đó đã dẫn đến sự ra đời của Vietcombank Bình Tây;
Vietcombank Bình Tây đuợc thành lập theo quyết định số 207/QĐ của Tổng giám đốc
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày
10/1/1998. Vietcombank Bình Tây tiền thân là một phòng giao dịch với qui mô và
doanh số hoạt động khá khiêm tốn. Vietcombank Bình Tây ra đời nằm trong chiến

22


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

lược phát triển của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, mở rộng mạng lưới hoạt động ở
những nơi có điều kiện phát triển, tăng cường huy động vốn từ dân cư và các tổ chức
kinh tế để đầu tư thực hiện sự nghệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Vietcombank Bình Tây với trụ sở đặt tại số 129 - 129A Hậu Giang, Quận 6, TP Hồ
Chí Minh.
2.2.2 Cơ Cấu Tổ Chức, Nhiệm Vụ Của Các Phòng Ban
2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức

23



Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

Phòng nghiên
cứu tổng hợp.

Phòng kế toán.

Phòng kiểm
soát

Phòng ngân
qũy
Ban giám
đốc.
Phòng thanh
toán quốc tế.

Phòng hành
chính.

Phòng tín dụng
bảo lãnh.
Sơ đồ 2.1: Cơ Cấu Tổ Chức Của Vietcombank Bình Tây

Phòng vi tính,
thẻ.


Nguồn: Phòng Nghiên Cứu Tổng Hợp

24


Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VCB Bình Tây

2.2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban
 Ban giám đốc
- Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, đưa ra những quyết định cho sự hoạt động
của chi nhánh.
 Phòng nghiên cứu tổng hợp/ phòng kinh doanh tiền tệ
-

Nghiên cứu và cố vấn cho ban giám đốc các lĩnh vực liên quan đến hoạt động
của ngân hàng

-

Chuyên thực hiện việc mua bán ngoại tệ các loại.

 Phòng kế toán
-

Mở tài khoản, theo dõi tài khoản

-

Thực hiện thanh toán với các khách hàng giao dịch.


 Phòng ngân quỹ
-

Quản lý toàn bộ tiền mặt, ngoại tệ, tín phiếu, trái phiếu…và các giấy tờ có giá
khác.

-

Tính toán và quản lý số ngân qũy dự trữ.

 Phòng kiểm soát
-

Thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động của các phòng chức năng

-

Tham mưu cho ban giám đốc, nhằm khắc phục những thiếu sót của các bộ phận
phát hiện khi kiểm tra.

 Phòng hành chính
-

Quản lý, tổ chức nhân sự trong ngân hàng.

 Phòng thanh toán quốc tế
-

Thực hiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế.


-

Thanh toán tất cả các dịch vụ thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu.

 Phòng tín dụng bảo lãnh
-

Thực hiện các nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh cho các đơn vị.

-

Tham mưu cho ban giám đốc trong công việc soạn thảo và ban hành các chính
sách, quy định về hoạt động tín dụng.

 Phòng vi tính, thẻ
-

Điều khiển toàn bộ hệ thống mạng lưới vi tính của ngân hàng và là nơi thanh
toán thẻ tín dụng.

2.2.3 Phương Hướng, Nhiệm Vụ

25


×