Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của CMC khi Việt Nam gia nhập TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.13 KB, 60 trang )

1

Mục Lục

Danh sách bảng biểu, hình ảnh:
Bảng 1.1 : các sản phẩm dành cho doanh nghiệp

11

Bảng 1.2 : bảng giá internet dành cho khối doanh nghiệp

11

Bảng 1.3: sản phẩm dành cho hộ gia đình

12

Bảng 1.4: bảng giá sản phẩm dành cho hộ gia đình

12

Bảng 1.5: Bảng thống kê về chất lượng lao động tại Công ty

17

Bảng 1.6: Số lượng nhân sự
Bảng 1.7: Vốn điều lệ qua các năm
Bảng 1.8: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm(2012-2014)
Bảng 1.9: Thống kê các chỉ tiêu phát triển chủ yếu

21


22
22
25

Bảng 1.10: Thị phần người sử dụng internet

26

Bảng 2.1: Số lượng nhân sự

45

Bảng 2.2: Đánh giá năng lực cạnh tranh nội địa của VNPT

47

Bảng 2.3: ma trận SWOT đánh giá khả năng cạnh tranh của CMC khi
Việt Nam gia nhập TPP

47

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty:

15

Hình 1.2: Bộ máy nhân sự của CMC telecom

16

Hình 1.3: Cơ cấu doanh thu của CMC Telecom từ 2012-2014


24

Hình 2.1: Thị phần internet của các nhà mạng tính đến hết 2014

44

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


2

Lời nói đầu
Từ 1986 với việc chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, Việt
Nam đã ra nhập nhiều tổ chức lớn nhỏ cả khu vực và quốc tế, có thể kể đến như
việc trở thành thành viên của ASEAN năm 1995, gia nhập TPP 2007,. Gần đây nhất
Việt Nam và 11 quốc gia khác đã đàm phán thành công hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TBD) (Trans-Pacific Partnership, TPP hay còn gọi là TransPacific Strategic Economic Partnership Agreement). Đây là những bước tiến quan
trọng trong công cuộc hội nhập nền kinh tế và thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên điều ấy cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ
phải tuân thủ những luật chơi chung của 12 quốc gia về mở rộng tự do thương mại,
giảm thuế,…Sẽ có rất nhiều cơ hội và không ít những thách thức đang chờ đón nền
kinh tế Việt Nam, những doanh nghiệp Việt Nam ở phía trước.
Khoan hãy bàn đến những yếu tố vĩ mô, bởi đề án này tôi chỉ nghiên cứu về
một môi trường nhỏ hơn thế rất nhiều đó là những cở hội, thách thức, những
phương án tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp và cụ thể ở đây đó là
CMC Telecom. Nghe có vẻ hơi xa vời vì thực tế TPP vẫn đang trong giai đoạn bổ
sung và hoàn thiện, hiệp định mang tác động tầm vĩ mô nhiều hơn là đối với một
doanh nghiệp với tuổi đời chưa lâu, nhưng người xưa vẫn nói :”kẻ thức thời chính
là người tuấn kiệt”.Sự hội nhập này ắt hẳn sẽ tác động không nhỏ các doanh nghiệp

trong nước trong tương lai gần, các vấn đề về thương mại dịch vụ đặc biệt là dịch
vụ bưu chính viễn thông và dịch vụ tài chính là một trong những vấn đề chính được
đàm phán trong hiệp định này, hơn nữa CMC lại có 25% cổ phần từ dotcom một
doanh nghiệp của Malaysia (1 trong 12 nước tham gia TPP). Vậy nên sẽ không còn
là quá sớm để CMC nghĩ đến việc doanh nghiệp sẽ có những chiến lược và bước đi
cụ thể như thế nào trong thời gian tới.
Chính những chăn chở của mình khi được tham gia nghiên cứu, thực tập tại
CMC, kết hợp với những kiến thức được đào tạo trong lĩnh vực quản trị và sự
hướng dẫn giúp đỡ từ TH.S Hoàng Thanh Hương, tôi đã quyết định lựa chọn đề
tài “giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CMC telecom trong giai đoạn
Việt Nam gia nhập TPP”. Đề án sẽ đi vào phân tích từ những thay đổi vi mô, vĩ
mô; những cái nhìn khách quan chỉ ra điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp để
đưa gia những giải pháp cạnh tranh hợp lý.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


3

Để phân tích và làm rõ những luận điểm này tôi quyết định chia đề án thành
3 chương nghiên cứu:
Chương 1: Những hiểu biết chung về CMC telecom và hiệp định TPP
Chương 2: Môi trường kinh doanh cạnh tranh
Chương 3: Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho CMC telecom
khi Việt Nam gia nhập TPP
Do thời gian có hạn và kiến thức thực tế còn hạn chế nên sẽ có những sai xót
trong quá trình nghiên cứu, rất mong nhận được sự đóng góp từ phía các thầy cô,
công ty và bạn đọc để đề án được hoàn thiện và thực tế hơn.
Trân trọng!

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B



4

Chương 1: Những hiểu biết chung về CMC telecom và hiệp định TPP

1.1. Tổng quan
Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC được thành lập vào ngày 5/9/2008
là một đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghệ CMC. Là công ty còn trẻ về tuổi
đời nhưng với tiềm lực tài chính, con người và công nghệ, CMC Telecom hiện đang
là một trong những nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam. Trên
cơ sở kết hợp giữa Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) –
chiếm 51% cổ phần và Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông CMC ( CMC Telecom)
– giữ 49% còn lại, và thành viên của Tập đoàn Công nghệ CMC.
Thừa hưởng vốn kinh nghiệm và nguồn lực tài chính dồi dào từ CMC
Telecom và SCIC, CMCTI đang nỗ lực xây dựng phân mảng thị trường riêng trên
một thị trường viễn thông đầy tiềm năng và thách thức hiện nay.
Là công ty duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ viễn thông trên nền hạ
tầng hiện đại: 100% cáp quang, đồng thời là nhà khai thác mạng đầu tiên sử dụng
công nghệ FTTx – GPON, CMCTI tin tưởng rằng với những nỗ lực không ngừng
nghỉ của mình sẽ nhanh chóng tạo lập được niềm tin nơi khách hàng cũng như trở
thành sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trụ sở: Tầng 15 tòa nhà CMC, Đường Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.
CMC Telecom hiện có các chi nhánh: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM,
Bình Dương
Nhân sự: Hơn 700 nhân viên
Vốn điều lệ 250 tỷ vnd
MST: 0102900049
Điện thoại: 84 4 710 90100/ 043 767 4688
Fax: +84 4 3767 4686

Website:
Intranet:
Call Center: 1800 5858 82
1.1.2. Lịch sử phát triển
Tháng 9/2008: Thành lập.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


5

Tháng 2/2009: Thủ tướng đã có công văn cho phép CMC Telecom được thiết
lập hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ Viễn thông cố định và Internet.
Tháng 4/2009: Bộ TT&TT đã cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch
vụ Internet. Ký biên bản hợp tác toàn diện với Công ty dịch vụ Truyền thanh
Truyền hình Hà Nội (BTS) về chia sẻ hạ tầng và hợp tác kinh doanh nội dung
truyền hình trên địa bàn TP Hà Nội.
Tháng 5/2009: Ký biên bản hợp tác với Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
Hà Nội trong việc triển khai hạ tầng và ngầm hóa các tuyến cáp.
Tháng 6/2009: Ký biên bản hợp tác toàn diện với NetNam trong việc chia sẻ
hạ tầng và kinh doanh các sản phẩm mà 2 bên có thế mạnh.
Tháng 7/2009: Ký biên bản hợp tác với Điện lực Hà Nội trong việc phối hợp
đầu tư hạ tầng viễn thông trong các tòa nhà văn phòng.
Tháng 4/2009: Chính thức cung cấp dịch vụ GigaNET dựa trên công nghệ
FTTx GPON đầu tiên tại Việt Nam.
Tháng 9/2010: Nhận giấy phép thử nghiệm mạng di động công nghệ 4G.
Tháng 12/2011: Ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án tuyến cáp quang
biển APG với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và Công ty Cổ phần viễn thông
FPT.
Tháng 4/2012: Chính thức cung cấp dịch vụ GigaNET Home – Dịch vụ
Internet trên truyền hình cáp.

Tháng 5/2012: Mở VPOP tại Hồng Kông nâng cấp dung lượng quốc tế lên
2,5G.
Tháng 1/2013: Hợp nhất CMC IT và CMC Telecom. Nâng vốn điều lệ lên 250 tỷ
đồng.
Tháng 6/2013: Ký kết hợp tác song phương với công ty Viễn thông quốc tế
Telin thuộc tập đoàn viễn thông Telkom, đơn vị Viễn thông hàng đầu tại Indonesia.
Tháng 9/2013: Chính thức ra mắt thương hiệu VTVnet thông qua hợp tác
chiến lược với Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam – VTVcab.
1.1.3. Vị thế trong ngành Viễn Thông
Vị thế
Top 5 doanh nghiệp Viễn thông/Internet hàng đầu Việt Nam (HCA).
Tiên phong
Dịch vụ Internet qua Truyền hình Cáp.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


6

Giải pháp viễn thông tổng thể cho doanh nghiệp kết hợp dịch vụ ICT mô
hình One-stop-Shop.
Năng lực
Ưu việt công nghệ GPON, EOC, Cloud.
Tiết giảm chi phí thiết bị, điều hành (CAPEX và OPEX) nhờ cộng hưởng các
hạ tầng đối tác một cách hiệu quả.
Quan hệ chiến lược với VTVCab, HTVC và nhiều mạng truyền hình cáp
khác.
1.1.4. Sứ mệnh và tầm nhìn
Sứ mệnh
Thúc đẩy sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ truy nhập, giá trị gia
tăng trên mạng; tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng việc kết nối

hạ tầng hiện đại, chất lượng cao, đa dịch vụ trên nền tảng công nghệ tiên tiến hàng
đầu thế giới, mang đến nhiều tiện ích cho phát triên kinh tế xã hội đất nước; mang
lại lợi ích thiết thực cho cổ đông và khách hàng.

Tầm nhìn
CMC TELECOM sẽ trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong việc cung
cấp dịch vụ viễn thong có chất lượng cao phục vụ thị trường doanh nghiệp.
Tập đoàn Công nghệ CMC không ngừng phấn đấu để phát triển mạnh mẽ 3
trụ cột chiến lược là công nghệ thông tin (, viễn thông và kinh doanh điện tử bằng
phương thức không ngừng sáng tạo, đổi mới trong nghiên cứu và ứng dụng các giải
pháp công nghệ cao, góp phần đưa xã hội Việt Nam tiến nhanh vào tương lai số.
Qua đó, CMC tin tưởng sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng, lợi nhuận cho các
cổ đông và cuộc sống phong phú về cả vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể cán bộ công
nhân viên.
1.2. Lĩnh vực hoạt động chính
Lĩnh vực kinh doanh

-

Hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103026640 cấp ngày
05/09/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội.
Lĩnh vực kinh doanh bao gồm:
Thiết lập và cung cấp hạ tầng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


7

-


Xuất nhập khẩu thiết bị mạng viễn thông và internet.
Đại lý, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, internet.
Cung cấp dịch vụ tích hợp viễn thông, công nghệ thông tin.
Tư vấn thiết kế và tư vấn ứng dụng công nghệ, chuyển giao và tư vấn chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, điện lực.
Đào tạo công nghệ thông tin, viễn thông.
Xây lắp điện dân dụng, điện công nghiệp.
Cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền (domain), lưu trữ web (hosting).
Đại lý cung cấp dịch vụ thoại và xây dựng cơ sở hạ tầng trên nền internet trong và
ngoài nước, trên mạng di động và trên mạng cố định.
Sản phẩm cung cấp chính hiện nay
-GigaHOME là sản phẩm Internet công nghệ mới chạy trên hệ thống Truyền
Hình Cáp.
Khách hàng sử dụng GigaHOME sẽ được cung cấp đường truyền
Internet tốc độ cao ngay trên dây cáp truyền hình thông qua một thiết bị Modem
chuyên dụng, kết nối qua Router tới máy tính. Khách hàng vừa có thể thoải mái
xem các kênh Truyền hình Cáp vừa truy cập Internet một cách thuận tiện và đơn
giản.

-

-

-

Internet băng rộng truy nhập bằng phương thức FTTx, công nghệ GPON – dòng sản
phẩm GIGANET, bao gồm 06 gói dịch vụ có tốc độ truy nhập internet khác nhau
và 02 gói chuyên biệt dành cho khách hàng tiệm game và café. 95% khách hàng của
công ty đang sử dụng dịch vụ cơ bản này.
Dịch vụ truyền số liệu – sản phẩm GIGAWAN, cung cấp kênh thuê riêng, internet

leasedline, VPN, IP/MPLS. 5% khách hàng đang sử dụng dịch vụ này, chủ yếu là
ngân hàng, các công ty có nhiều văn phòng, chi nhánh.
Dịch vụ thoại VoIP nội hạt, liên tỉnh, quốc tế - đang kết nối hướng về, và sẽ cung
cấp hướng đi vào tháng 11/2010.
Dịch vụ hội nghị truyền hình – sản phẩm GIGAMEETING, đang trong giai đoạn
tìm kiếm khách hàng.
Dịch vụ VAS (value added services): dedicated server, VPS (Virtual Private Server),
data storage, ...

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


8

1.1.1. Sản phẩm dành cho khối doanh nghiệp

Bao gồm dịch vụ internet cáp quang tốc độ cao, các gói truyền dẫn, dữ liệu trực
tuyến…
Bảng 1.1 : Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp

Sản phẩm dành cho doanh nghiệp
Đơn vị

Sản phẩm

IC-FTTP

Internet cáp quang tốc độ cao dành cho doanh nghiệp

BSC


Truyển số liệu: ILL – Internet Leased line; P2P,
WAN, dịch vụ MPLS/VPN

IDC

Thuê server & rack, VPS, cho thuê không gian DC,
domain & hosting, managed service

VAS

Thoại 710xxxxx, 1900-1800

ITS

Các giải pháp tích hợp dịch vụ viễn thông: Managed
Services, Tổng đài IP, Wifi marketing….
(Nguồn: www.cmc.com.vn)

Bảng 1.2 : bảng giá internet dành cho khối doanh nghiệp
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


9

(Nguồn: www.cmc.com.vn)
1.1.2. Dành cho hộ gia đình
Các sản phẩm dành cho hộ gia đình baoi gồm các gói internet công nghệ
GPON 95% quang, cab truyền hình trung ương VTVcab, gói HD box, internet cab
quang.

Bảng 1.3: sản phẩm dành cho hộ gia đình
Sản phẩm dành cho hộ gia đình
IC-IOC
Dịch vụ internet truyền hình cab
Công nghệ CMTS+ EOC
IC-FTTH Internet cáp quang dành cho quán game và các hô gia
đình có nhu cầu cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 1.4: bảng giá sản phẩm dành cho hộ gia đình
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


10

Gói cước

3Mp/s

5Mp/s

10Mp/s

15Mp/s

CMTS
(cab+net)
Đã VAT
EOC
(chỉ
internet)

Chưa VAT

220.000

250.000

270.000

290.000

135.000

180.000

210.000

240.000

(Nguồn: www.cmc.com.vn)
1.3.

Chức năng, nhiệm vụ

1.3.1. Chức năng
Cung cấp dịch vụ viễn thông trên nền hạ tầng hiện đại: 100% cáp quang,
đồng thời là nhà khai thác mạng đầu tiên sử dụng công nghệ FTTx – GPON,
CMCTI.
Tư vấn thiết kế và tư vấn ứng dụng công nghệ, chuyển giao và tư vấn chuyển
giao công nghệ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin.
Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác các thiết bị,

phương tiện Bưu chính.
Kinh doanh vật tư, thiết bị Bưu chính Viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn
vị cung cấp.
Ứng dụng công nghệ viễn thông tiên tiến hàng đầu thế giới để khách hàng Việt
Nam có thể sử dụng các dịch vụ viễn thông có chất lượng ngang bằng với các nước
tiên tiến trên thế giới.
1.3.2. Nhiệm vụ
• Phát triển chiến lược kinh doanh trung lập và liên kết nội bộ để hợp tác với
tất cả các nhà cung cấp lớn (VNPT, Viettel, EVN...) để cung cấp dịch vụ tổng
thể tới khách hàng và đảm bảo được quyền lợi của cả 3 bên: CMC – nhà
cung cấp – khách hàng
• Phát triển các dịch vụ chất lượng cao trền nền công nghệ mới FTTx, 3G song
song với các dịch vụ viễn thông truyền thống.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


11




-

Phủ kín mạng lưới cáp quang tại tất cả các thành phố lớn trên cả nước.
Cùng với các công ty về IT thành viên của tập đoàn cung cấp các dịch vụ IT
nâng cao khác. Các dịch vụ trên được cung cấp dưới dạng dịch vụ viễn thông
tổng thể, ‘một cửa’ cho khách hàng.
Tiếp tục mở rộng mạng lưới bao phủ toàn bộ Hà Nội.
Phát triển hoạt động ở các quận nội thành
Đạt số lượng thuê bao lên 50.000 khách hàng (tăng 1,5 lần so với hiện nay).

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với VNPT, Viettel, EVN... để cung cấp dịch vụ
tổng thể tới khách hàng, chia sẻ hạ tầng kết nối để giảm chi phí,…
Giữ chân các khách hàng hiện hữu và khách hàng đang có ý định rời bỏ dịch
vụ của CMCTI.
Hoàn thiện và phát triển một cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin về khách hàng.
Phát triển thêm các đại lý bán hàng.
1.4. Mục tiêu chiến lược tới năm 2015

Đối với mảng CNTT: CMC tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trong mảng Tích
hợp hệ thống, Phầnmềm, máy tính thương hiệu Việt là các mảng sản phẩm dịch vụ
truyền thống của CMC.
Đối với mảng Dịch vụ Viễn thông: CMC sẽ là công ty viễn thông hàng đầu
Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông chất lượng cao phục vụ các
Doanh nghiệp và Hộ gia đình với mục tiêu doanh thu đạt 1.000 tỷ vào năm 2015.
Định hướng chiến lược
Tập đoàn CMC luôn tập trung kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông
tin và Viễn thông bao gồm Dịch vụ tích hợp hệ thống, Phần mềm (nội địa và xuất
khẩu), Thương mại, Sản xuất thiết bị, Dịch vụ Viễn thông.
Xây dựng và phát triển các dịch vụ CNTT chuyên nghiệp bao gồm dịch vụ tư
vấn & triển khai, cung cấp giải pháp IT tổng thể, dịch vụ phần mềm. Tỷ trọng các
dịch vụ CNTT chuyên nghiệp có giá trị gia tăng cao sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng
lớn. Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ SaaS dựa trên nền tảng công nghệ đám
mây.
Phát triển mạnh hạ tầng, dịch vụ viễn thông cho mảng Doanh nghiệp và mở
rộng thị trường người dùng gia đình bằng dịch vụ Internet trên truyền hình cáp.
Phát triển kinh doanh thương mại và sản xuất các thiết bị (máy tính, các thiết
bị đầu cuối).
Nghiên cứu và lựa chọn lĩnh vực phù hợp trong kinh doanh điện tử để đầu tư
và phát triển, ưu tiên các lĩnh vực phục vụ doanh nghiệp.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B



12

Tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng lực cốt lõi như chất lượng
nguồn nhân lực, quy trình quản lý chất lượng, đặc biệt là năng lực nghiên cứu phát
triển. Tái cơ cấu Tập đoàn nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí.
Tìm kiếm các cơ hội đầu tư, mua hoặc sáp nhập các công ty để tạo thế đòn
bẩy trên thị trường, đặc biệt là thị trường Viễn thông, Dịch vụ giá trị gia tăng và
Thương mại điện tử.
Mở rộng phát triển kinh doanh quốc tế trong các lĩnh vực ITO, BPO.

1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


13

(Nguồn: www.cmc.com.vn)

Bộ máy nhân sự:
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


14

Hình 1.2: Bộ máy nhân sự của CMC telecom


Khối hỗ trợ chức năng công ty
Tt kinh doanh 3
Khối sản xuất
Khối dịch vụ khách hàng
Khối bán hàng
Ban lãnh đạo chi nhánh cấp 1
Ban điều hành công ty
Phòng thương mại CN cấp 1
Phòng tổng hợp CN cấp 1
Phòng kế toán CN cấp 1
Ban đầu tư và phát triển mạng
Ban tài chính kế toán
Ban quản lý chất lượng
Ban nhân sự

VP công ty

Ban CNTT
TT điều hành mạng
Ban sale
và marketing
Tt kinh doanh 2
Tt kinh doanh 1
Tt kinh doanh n
Tt kĩ thuật
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


15


(Nguồn: www.cmcti.com.vn)
Cơ cấu tổ ch ty cũng ảnh hưởng đến hoạt động Quản trị nhân lực của Công
ty CMC Telecom-Chi nhánh miền Bắc. Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng trực tiếp đến
công tác bố trí, tổ chức … Công tác bố trí nhân lực trong Công ty đều dựa trên cơ
cấu tổ chức để bõ trí và tổ chức nhân lực cho các bộ phận. Quy mô Công ty CMC
Telecom thuộc loại lớn nên vấn đề quan tâm đến đời sống cũng như tâm tư, nguyện
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


16

vọng của NLĐ được chú trọng hơn. Do vậy hoạt động Quản trị nhân lực của Công
ty cần tăng cường thúc đẩy được sự đoàn kết và hợp tác giữa các thành viên.
Tại Công ty CMC Telecom, bộ phận tổ chức Quản trị nhân lực do phòng
Hành chính Nhân sự (HCNS) trực thuộc khối hỗ trợ phụ trách và hiện có 3 cán bộ.
Phát triển bộ phận Nhân sự là một nhiệm vụ rất quan trọng trong chiến lược phát
triển của Công ty.
Bảng 1.5: Bảng thống kê về chất lượng lao động tại Công ty
Tiêu chí
Trình độ chuyên môn
Trình độ tin học

Trình độ ngoại ngữ

Thực trạng
3 cán bộ Nhân sự tại Công ty có trình độ Đại Học
100% cán bộ Nhân sự có khả năng sử dụng tốt tin học văn
phòng và 1 số phần mềm hỗ trợ như X-mind, G-drive, word,
excel…

2 trong 3 cán bộ Nhân sự chính có khả năng Tiếng Anh khá
tốt, chiếm 40% tổng số. Cán bộ nhân sự đều có bằng Tiếng
Anh giao tiếp cơ bản.

( Tổng hợp qua quá trình nghiên cứu)
Tại Công ty CMC Tlecom đội ngũ nhân lực trong phòng HCNS luôn được
quan tâm và đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng để có thể có được đội ngũ
nhân lực phục vụ cho Công ty. Nhìn chung chất lượng nhân lực trong phòng HCNS
của Công ty là khá tốt. Nhân viên có đầy đủ kỹ năng chuyên môn để thực hiện yêu
cầu công việc.

1.5.1. Hệ thống tổ chức
• Giám đốc công ty
Ông: Phó Đức Kiên
• Phó giám đốc
Bà: Lưu Thùy Châm
• Các trưởng phòng ban công ty
- Kế toán trưởng
Bà: Đỗ Thị Nga
- Trưởng phòng kinh doanh
Ông: Đỗ Tuấn Anh
- Trưởng phòng nhân sự
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


17

Bà: Lã Hoàng Lan
- Trưởng phòng dịch vụ khách hàng
Bà: Vũ Thị Thu Hiền

- Trưởng phòng kỹ thuật
Ông: Đinh Tuấn Trung
- Trưởng phòng quản lý chất lượng
Bà: Ông Thị Yến
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
 Giámđốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của chi nhánh; chịu
sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và
trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
Giám đốc phải điều hành chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật, Điều
lệ của công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản
trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty;
 Phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của
công ty theo sự phân công của Giám đốc; Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện
nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt
động. Theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và
phân cấp công việc

Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh là phòng chức năng của công ty giúp giám đốc chỉ đạo
thực hiện các mặt công tác sau:
- Công tác kế hoạch như lên kế hoach bán hàng, chiến lược kinh doanh…
- Công tác bán hàng cùng với công tác bảo hành, sữa chữa, yêu cầu thay thế
các thiết bị, vật tư.
- Công tác Marketing như tổ chức cung cấp các dịch vụ, lập kế hoạch kinh
doanh các dịch vụ của công ty.
- Quan hệ công việc với khách hàng và bán hàng.
- Phân công cán bộ chuyên trách theo khách hàng, theo phân vùng, khu vực
để thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng và quản lí hồ sơ khách hàng để hỗ trợ khách hàng và để quản lí.

Phòng kinh doanh gồm có: Trưởng phòng, các chuyên viên và nhân viên
phụ trách các lĩnh vực công tác.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


18

Phòng dịch vụ khách hàng khách hàng
Phòng dịch vụ khách hàng là phòng chức năng của công ty giúp giám đốc chỉ
đạo và thực hiện các mặt công tác sau:
- Công tác quản lí thuê bao
- Các dịch vụ sau bán hàng trong toàn công ty.
-Tham mưu, giúp Giám đốc công tác quản lí, điều hành và thừa lệnh Giám
đốc công ty điều hành về các lĩnh vực công tác sau:
- Quản lí, điều hành việc phát triển hệ thống TC & TTCP cho công tác quản
lí sản xuất kinh doanh của công ty.
- Nghiên cứu phát triển hệ thống tính cước, đối soát cước và các dịch vụ giá
trị gia tăng.
Phòng dịch vu khách hàng gồm có: Trưởng phòng, các chuyên viên và nhân
viên phụ trách các lĩnh vực công tác của phòng.
 Phòng kỹ thuật
- Phòng kỹ thuật là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham
mưu,giúp Giám đốc công tác quản lí, vận hành, khai thác và bảo dưỡng mạng lưới
internet và các hệ thống dịch vụ có giá trị gia tăng.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho mạng thông tin và phát triển
mạng lưới thuê bao internet.
- Quản lí công tác hợp tác quốc tế.
Phòng kỹ thuật gồm có: Trưởng phòng, các chuyên viên và nhân viên phụ
trách các lĩnh vực của phòng.
 Phòng Kế toán

Phòng kế toán là phòng chức năng của Công ty giúp Giám đốc chỉ đạo và
thực hiện các mặt công tác sau:
- Tổ chức bộ máy kế toán toàn công ty.
- Tổ chức và thực hiện công tác thống kê & tài chính.
- Hướng dẫn và chỉ đạo kiểm tra các đơn vị cơ sở thực hiện đầy đủ các chế
độ kế toán- thống kê- tài chính.
- Theo dõi công nợ của công ty.
- Giúp đỡ ban giám đốc thực hiện thời gian làm việc.
- Lập kế hoạch và đánh giá nội bộ phù hợp với kế hoạch đã được giám đốc
phê duyệt.


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


19

Phòng kế toán gồm có: Trưởng phòng, các chuyên viên và nhân viên phụ
trách các lĩnh vực công tác của phòng.
 Phòng hành chính nhân sự
Phòng hành chính nhân sự là phòng chức năng của công ty giúp Giám đốc
chỉ đạo và thực hiện các mặt công tác sau:
-Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy công ty.
- Công tác nhân sự và đào tạo, hành chính và quản trị, lao động, tiền lương.
-Công tác bảo vệ, an ninh quốc phòng, thanh tra, an toàn lao động.
- Công tác thi đua khen thưởng.
-Công tác thông tin nội bộ.
Phòng hành chính nhân sự gồm có: Trưởng phòng, các chuyên viên và nhân
viên phụ trách các lĩnh vực công tác của phòng.
 Phòng quản lý chất lượng

- Lập kế hoạch, tiêu chí quản lý chất lượng trong qua trình cung cấp dịch vụ
viễn thông tới khách hàng.
- Kịp thời khắc phục, sửa chữa những sai sót trong việc cung cấp dịch vụ tới
khách hàng.
Phòng quản lý chất lượng gồm có: Trưởng phòng, các chuyên viên và nhân
viên phụ trách.

1.5.3. Nguồn nhân lực
Bảng 1.6: Số lượng nhân sự
(Đvt: người)
TT
1

Chức danh, nhiệm vụ

Số lượng

Lãnh đạo và bộ máy 15
quản lý

Trình độ chuyên môn
ĐH, trên ĐH

CĐ/ TC

15

0

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B



20

2

Chủ trì thiết kế

5

5

0

3

Thiết kế viên

10

10

0

4

Chủ nhiệm công trình

5


5

0

5

Công nhân kỹ thuật

40

0

40

6

Cộng tác viên( chuyên 6
gia)

6

0

7

Kỹ thuật viên IP

10

10


0

8

Kỹ thuật viên truyền 10
dẫn

10

0

9

Kỹ thuật viên Core

10

10

0

10

Kỹ thuật
dưỡng

bảo 30

10


20

11

Chức năng phụ trợ

64

16

48

Cộng

205

97

108

viên

( Nguồn: Phòng nhân sự CMCTI)

Tuổi trung bình của nhân viên CMCTI là 30, trong đó 47% trình độ từ đại
học trở lên, 34% có 2 bằng dại học trở lên. Đội ngũ cán bộ nhân viên hầu hết đã
từng nắm giữ các vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp viễn thong khác như
VNPT, FPT Telecom, EVN Telecom, Sai Gon Postel, VTC, BTS, và HTC…..
1.6. Cơ cấu vốn

Bảng 1.7: Vốn điều lệ qua các năm
Tên Công ty

Năm

Vốn điều lệ ( tỷ đồng)

thành lập

Công ty Cổ phần Hạ
tầng Viễn thông
CMC- CMC Telecom

9/2008

Tỷ lệ sở hữu
của CMC

2008

2013

2014

154,6

250

400


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B

95,66%


21

( Nguồn: www.cmc.com.vn, )
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy vốn điều lệ của Công ty không ngừng tăng
lên qua cácnăm từ năm 2008 đến năm 2014. Cụ thể: Năm 2008 là 154.6 tỷ đồng.
Nhưng đến năm2013 vốn điều lệ của Công ty tăng lên 250 tỷ đồng chiếm 31,57%
so với năm 2008. Đến năm 2014 vốn điều lệ của Công ty tăng lên 400 tỷ đồng
chiếm 40,17% so với năm 2013 và 70,67 % so với năm 2008.
1.7. Kết quả kinh doanh từ 2012 đến 2014
Bảng 1.8: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm(2012-2014)
MS

chỉ tiêu

từ 01/01/2014 đến từ 01/01/2013 đến Từ 01/01/2012 đến
30/12/2014
30/12/2013
30/12/2012

1

1. doanh thu sau VND
bán hàng
30,760,613,135


VND
25,951,668,202

VND

4.giá vốn hàng VND
bán
18,408,270,775

VND
14,262,394,940

VND

6.Doanh thu hoạt VND
động tài chính
10,505,099,606

VND
1,623,586,133

VND

7. chi phí tài VND
chính
1,754,596,840

VND
3,513,706,888


VND

trong đó: chi phí VND
lãi vay
1,189,492,916

VND
3,497,100,915

VND

8.chi
hàng

VND

VND

19,075,356,173

và cung cấp dịch
vụ
11

21

22

23


24

phí

bán VND

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B

10,847,866,584

3,005,971,943

6,800,593,526

5,357,782,532


22

281,672,191
25

31

32

40

45


50

60

209,833,169

309,644,161

9.Chi phí quản lí VND
doanh nghiệp
6,388,757,455

VND
4,893,986,992

VND

11. Thu
khác

VND

VND
480,072,062

nhập -

25,404,688

12.chi phí khác


Tổng doanh thu

Tổng chi phí

14.Tổng
nhuận kế
trước thuế

-

1,514,694,995

VND

VND

25,404,688

282,488,072

VND

VND

VND

41,265,772,740

27,600,679,020


22,561,400,180

VND

VND

VND

25,254,297,870

22,930,751,360

19,472799,270

VND
4,669,927,658

VND

VND
3,502,445,744

VND

lợi VND
toán 16,0111,474,870

17. Lợi nhuận VND
sau thuế TNDN

12,008,602,150

3,088,600,910

2,316450,683

(Nguồn:phòng kế toán cmc cmctelecom)
Từ báo cáo kết quả kinh doanh sau 3 năm (từ 2012-2014) có thể thấy CMC
telecome chi nhánh miền Bắc đang có cho mình những bước đi khá ổn định, bằng
việc doanh thu tăng trưởng qua các năm và đặc biệt tăng vọt vào năm 2014 lên tới
hơn 40 tỷ đồng trong đó có hơn 30 tỷ từ hoạt động kinh doanh, hơn 10 tỷ từ hoạt
động tài chính và một số doanh thu khác. Tốc độ tăng trưởng lên tới 50% so với
2013, trong khi trước đó tỷ lệ tăng trương ước tính vào khoảng 22% từ 2012 lên
2013. Trong bối cảnh nền kinh tế vừa vực dậy sau quá trình suy thoái nhưng CMC
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


23

vẫn có những con số đáng mơ ước, điều ấy có thể giải thích nhờ tiềm lức tài chính
mạnh của tập đoàn CMC và vốn đầu tư nước ngoài, quan trọng hơn và cũng là yếu
tố tiên quyết bởi sản phẩm của CMC telecom đánh vào yếu tố công nghệ, những sản
phẩm dịch vụ ngày càng trở lên thiết yếu đối với người tiêu dung. Việc internet
CMC ra đời đã tạo them nhiều lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng so với thế 3
chân trước đây bao gồm 3 ông lớn là VNPT, FPT, VIETTEL. Và CMC đến 2012
CMC đã trở thành nhà mạng có thị phần lớn thứ 4 và đến nay đnag rất gần vị trí thứ
3 của VIETTEL.
Từ bảng báo cáo có thể thấy, doanh thu chủ yếu của CMC đến từ hoạt động
sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Hoạt động sản xuất kinh doanh đem về
hơn 75% doanh thu mỗi năm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu doanh thu đnag

có sự dịch 25chính trong tổng doanh thu có su hướng tăng từ 10% năm 2012 lên
đến 25% năm 2014, điều này cho thấy sự đa dạng hóa các hoạt động của CMC đang
đem lại dấu hiệu tích cực.

Hình 1.3: Cơ cấu doanh thu của CMC Telecom từ 2012-2014

(Nguồn: Tổng kết qua số liệu nghiên cứu)
1.8. Môi trường kinh doanh
1.8.1. Môi trường bên ngoài
Trong những năm qua, sau quá trình đổi mới, cải cách và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nền kinh tế của Việt Nam đã thu được những thành quả to lớn đáng khích
lệ. Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, thu nhập bình quân GDP cũng tăng lên, mức
sống của người dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng nâng cao.
Cùng với chính sách hội nhập và mở cửa, sự phát triển nhanh chóng của khoa học
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


24

công nghệ tiên tiến kéo theo sự phát triển của một số ngành chủ đạo trong đó có các
ngành như: công nghiệp, bưu chính viễn thong và CNTT. Tất cả những điều này đã
khiến cho nhu cầu về trao đổi thông tin lien lạc và truyền thông ngày càng gia tăng
mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, số thuê bao internet trên cả nước
tính đến 12/2014 ước tính đạt 5,6 triệu thuê bao, tăng 30% so với cùng kỳ năm
2013.

Bảng 1.9: Thống kê các chỉ tiêu phát triển chủ yếu
Tình hình phát triển Internet tháng 5/ 2015.
Statistics on Internet development upto 5/ 2015
- Tổng băng thông kết nối qua trạm trung chuyển

VNIX:
VNIX bandwidth
- Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển
VNIX :
Total VNIX Network Traffic
- Tổng số tên miền .vn đã đăng ký:
Dot VN domain names
- Tổng số tên miền đang duy trì trên hệ thống:
Dot VN active domain names
- Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký:
Vietnamese domain names
- Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp :
Allocated Ipv4 address
- Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64 đã
cấp :
Allocated Ipv6 address

137000Mbps

305539494Gbytes
314227
1071163
15664128địa chỉ
85901049856/64 địa chỉ

( Theo nguồn Trung tâm internet Việt Nam VNNIC)

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B



25

Hiện tại trên thị trường viễn thông và Internet Việt Nam, CMCTI có khá
nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, theo đánh giá của BMI( Business Monitor
International), so với các quốc gia trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, mức
độ mở cửa cạnh tranh cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt
Nam còn ở mức thấp.
Các nhà mạng đã sử dụng nhiều biện pháp triệt để nhằm cạnh tranh chiếm
lĩnh thị trường. Đến tháng 11/2012 theo VNNIC

Bảng 1.10: Thị phần người sử dụng internet
Đơn vị

Thị phần
(%)

Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HTC)

0.27

Tổng công ty Viễn thông Quân đội (VIETTEL)

18.95

Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài Gòn (SPT)

0.83

Công ty NETNAM - Viện CNTT (NETNAM)


1.25

Công ty cổ phần phát triển đầu tư công
nghệ (FPT)

12.61

Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt
Nam (VNPT)

61.26

Công ty phát triển công viên phần mềm Quang
Trung (QTSC)

0.05

Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông CMC (CMC)

0.06

Công ty Truyền hình Cáp Saigon tourist
(SCTV)

0.67

Công ty Cổ Phần Truyền Thông ADTEC
(ADTEC)

0.01


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP-HOÀNG VIỆT ANH-QTDN54B


×