Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHƢỚC KIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 85 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH PHƢỚC KIỂN

GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN
SVTH : TRẦN THỊ THANH THÚY
MSSV: 082347K
Khóa: 12

TP. HỒ CHÍ MINH – 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô
khoa Tài chính – Ngân hàng, trường đại học Tôn Đức Thắng đã dạy dỗ trang bị những
kiến thức bổ ích, tạo điều kiện cho em phát huy năng lực của mình trong suốt 4 năm học
qua, đây là hành trang quý báu, là nền tảng cho em khi tiếp xúc với môi trường làm việc
thực tế.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến cô TS. Nguyễn Thị Bích Loan, người trực tiếp


hướng dẫn em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, người luôn hướng em phải có cái
nhìn thực tế khi đến thực tập tại doanh nghiệp, liên hệ với những kiến thức đã học kết hợp
với những chính sách kinh tế vĩ mô hiện tại. Những nhận xét cụ thể và sự quan tâm của cô
đến quá trình thực tập cũng như quá trình làm Khóa luận của em giúp em tự tin hơn trong
việc hoàn thiện Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú Ban lãnh đạo, các cô chú anh chị
phòng Kế hoạch – Kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
chi nhánh Phước Kiển đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế
tại ngân hàng, những kiến thức thực tế hữu ích này giúp em củng cố những kiến thức sách
vở đã học, cũng như có cái nhìn trực quan sinh động về công việc của mình trong tương
lai.
Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, Khóa luận tốt nghiệp hẳn còn nhiều sai
sót, vì vậy rất mong sự thông cảm và góp ý chân thành từ phía thầy cô, các cô chú, anh
chị để bài làm được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ THANH THÚY

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Tên sinh viên:
MSSV: 082347K

TRẦN THỊ THANH THÚY
Lớp: 08TT2D

Ngành: Tài chính – Tín dụng


Thời gian thực tập: Từ 07/02/2012 đến 20/04/2012
Phòng ban thực tập: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh
Nhận xét của cơ quan thực tập:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2012
Thủ trưởng đơn vị

iii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
Tên sinh viên:
MSSV: 082347K


TRẦN THỊ THANH THÚY
Lớp: 08TT2D

Ngành: Tài chính – Tín dụng

Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Hộ gia đình tại ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phƣớc Kiển”
Nhận xét của Giảng viên hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2012
Giảng viên hướng dẫn


TS. NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN
iv


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Tên sinh viên:
MSSV: 082347K

TRẦN THỊ THANH THÚY
Lớp: 08TT2D

Ngành: Tài chính – Tín dụng

Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Hộ gia đình tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phƣớc Kiển”
Nhận xét của Giảng viên phản biện:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2012
Giảng viên phản biện

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATM

:

Automatic Telling Machine – Máy rút tiền tự động

CIC

:

Credit Information Center - Trung tâm phân tích tín dụng

CMND

:

Chứng minh nhân dân


HMTD

:

Hạn mức tín dụng

IPCAS

:

The mordernization of Interbank Payment and Customer

Accounting System – Hệ thống hiện đại hóa thanh toán và kế toán
khách hàng
KT3

:

Giấy đăng kí tạm trú dài hạn tại thành phố Hồ Chí Minh

NHNN

:

Ngân hàng nhà nước

NHNo

:


Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

NHNo Nhà Bè

:

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi

nhánh Nhà Bè
NHNo Phước Kiển :

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi

nhánh Phước Kiển
Ngân hàng TMCP :

Ngân hàng thương mại cổ phần

SWIFT

Society for Wordwide Interbank Financial Telemunication –

:

Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
TP HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh


TW

:

Trung ương

UBND

:

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn toàn chi nhánh (2009 – 2011)
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ toàn chi nhánh (2009 – 2011)
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh (2009 – 2011)
Bảng 3.1 Cơ cấu dư nợ toàn chi nhánh qua các năm
Bảng 3.2 Cơ cấu dư nợ Hộ gia đình theo phương thức vay
Bảng 3.3 Cơ cấu dư nợ Hộ gia đình theo thời hạn vay
Bảng 3.4 Cơ cấu dư nợ Hộ gia đình theo hình thức vay
Bảng 3.5 Cơ cấu dư nợ Hộ gia đình theo nhóm nợ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm (2009 – 2011)
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ toàn chi nhánh qua các năm (2009 – 2011)
Biểu đồ 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm (2009 – 2011)
Biểu đồ 3.1 Dư nợ toàn chi nhánh theo thành phần kinh tế
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu dư nợ toàn chi nhánh

Biểu đồ 3.3 Dư nợ Hộ theo phương thức cho vay
Biểu đồ 3.4 Cơ cấu dư nợ Hộ theo phương thức vay
Biểu đồ 3.5 Dư nợ Hộ theo thời hạn vay
Biểu đồ 3.6 Cơ cấu dư nợ hộ theo thời hạn vay
Biểu đồ 3.7 Dư nợ Hộ theo hình thức vay
Biểu đồ 3.8 Cơ cấu dư nợ theo hình thức vay
Biểu đồ 3.9 Dư nợ Hộ theo nhóm nợ
Biểu đồ 3.10 Cơ cấu dư nợ Hộ theo nhóm nợ
Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức của NHNo Phước Kiển
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của phòng Kế hoạch – Kinh doanh
Sơ đồ 2.2 Quy trình cấp tín dụng đối với Hộ

vii


MỤC LỤC

Chƣơng I: Cơ sở lý luận về cho vay Hộ gia đình ............................................................. 1
1.1 Hộ gia đình, đặc điểm, vai trò của Hộ gia đình đối với nền kinh tế ........................ 1
1.1.1. Địa vị pháp lý và trách nhiệm dân sự của Hộ gia đình ........................................... 1
1.1.1.1. Địa vị pháp lý của Hộ gia đình ......................................................................... 1
1.1.1.2. Trách nhiệm dân sự của Hộ gia đình ................................................................ 1
1.1.2. Đặc điểm sản xuất của Hộ gia đình......................................................................... 2
1.1.3. Vai trò của Hộ gia đình đối với nền kinh tế ............................................................ 2
1.1.3.1. Hộ gia đình góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết
công ăn việc làm ở nông thôn ........................................................................................ 2
1.1.3.2. Hộ gia đình là cầu nối trung gian để chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền
kinh tế hàng hóa ............................................................................................................. 3
1.1.3.3. Hộ gia đình có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, thúc đẩy sản xuất
hàng hóa phát triển......................................................................................................... 3

1.2. Tín dụng, đặc điểm, vai trò của tín dụng ngân hàng (tín dụng) đối với Hộ gia
đình ...................................................................................................................................... 4
1.2.1. Khái quát về tín dụng .............................................................................................. 4
1.2.1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng ................................................................. 4
1.2.1.2. Phân loại tín dụng ............................................................................................. 5
1.2.1.3. Quy trình tín dụng ............................................................................................. 6
1.2.1.4. Bảo đảm tín dụng .............................................................................................. 6
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng Hộ gia đình......................................................................... 7
1.2.2.1. Tính thời vụ trọng sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu
nợ của ngân hàng ........................................................................................................... 7
1.2.2.2. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách
hàng ................................................................................................................................ 7
1.2.2.3. Chi phí tổ chức cho vay cao ............................................................................. 7
1.2.3. Vai trò của tín dụng đối với Hộ gia đình ................................................................ 8
viii


1.2.3.1. Tín dụng góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho Hộ gia đình để duy trì quá trình
sản xuất liên tục, góp phần phát triển nền kinh tế ......................................................... 8
1.2.3.2. Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn ....................................... 8
1.2.3.3. Tín dụng góp phần phát huy các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới,
giải quyết việc làm cho người lao động ......................................................................... 8
1.2.3.4. Tín dụng góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia .................................................................................................................. 9
1.2.3.5. Tín dụng có tác động về mặt chính trị, xã hội .................................................. 9
1.3. Khái niệm về hiệu quả hoạt động cho vay Hộ gia đình ........................................ 10
1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với Hộ gia đình .................................... 10
1.4.1. Chỉ tiêu định tính................................................................................................... 10
1.4.1.1. Đảm bảo nguyên tắc cho vay .......................................................................... 10
1.4.1.2. Đảm bảo điều kiện vay ................................................................................... 11

1.4.1.3. Thẩm định và quyết định cho vay .................................................................. 11
1.4.2. Chỉ tiêu định lượng ............................................................................................... 12
1.4.2.1. Doanh số cho vay............................................................................................ 12
1.4.2.2. Doanh số thu nợ .............................................................................................. 12
1.4.2.3. Dư nợ cho vay................................................................................................. 12
1.4.2.4. Phân loại nhóm nợ .......................................................................................... 13
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ................................................................................................. 15
Chƣơng II: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh Phƣớc Kiển .................................................................................... 16
2.1. Vài nét về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ................ 16
2.2. Vài nét về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh
Phƣớc Kiển ........................................................................................................................ 18
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................ 18
2.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng ................................................................ 19
2.2.3. Hệ thống tổ chức của ngân hàng ........................................................................... 20
2.2.4. Một số kết quả từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng....................................... 21
2.2.4.1. Về tình hình huy động vốn: ........................................................................... 21
ix


2.2.4.2. Về tình hình sử dụng vốn (cho vay) .............................................................. 23
2.2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................ 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG II ................................................................................................ 26
Chƣơng III: Thực trạng cho vay Hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phƣớc Kiển ......................................................... 27
3.1. Giới thiệu về phòng kế hoạch – kinh doanh........................................................... 27
3.1.1. Cơ cấu tổ chức của phòng kế hoạch – kinh doanh ................................................ 27
3.1.2. Quy trình làm việc tại phòng kế hoạch – kinh doanh ........................................... 27
3.2. Tình hình cấp tín dụng đối với Hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phƣớc Kiển ......................................................... 27

3.2.1. Chính sách tín dụng chung của ngân hàng ............................................................ 27
3.2.1.1. Nguyên tắc vay vốn ....................................................................................... 27
3.2.1.2. Điều kiện vay vốn .......................................................................................... 27
3.2.1.3. Thể loại cho vay............................................................................................. 28
3.2.1.4. Thời hạn cho vay ........................................................................................... 28
3.2.1.5. Lãi suất cho vay, phí và lệ phí ....................................................................... 28
3.2.1.6. Mức cho vay .................................................................................................. 29
3.2.1.7. Trả nợ gốc và lãi vốn vay .............................................................................. 29
3.2.2. Các phương thức cho vay đối với Hộ gia đình ..................................................... 30
3.2.2.1. Phương thức cho vay từng lần ....................................................................... 30
3.2.2.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD)................................. 30
3.2.2.3. Phương thức cho vay theo dự án đầu tư ........................................................ 32
3.2.2.4. Phương thức cho vay lưu vụ .......................................................................... 34
3.2.2.5. Phương thức cho vay cá nhân, hộ gia đình thông qua tổ vay vốn ................. 34
3.2.2.6. Phương thức cho vay cá nhân, hộ gia đình thông qua doanh nghiệp ............ 35
3.2.2.7. Phương thức cho vay trả góp ......................................................................... 36
3.2.3. Quy trình cấp tín dụng đối với Hộ gia đình .......................................................... 36
3.2.4. Tiêu chí phân loại khách hàng đối với Hộ gia đình .............................................. 42
3.3. Thực trạng cấp tín dụng đối với Hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phƣớc Kiển ......................................................... 43
x


3.3.1. Cơ cấu dư nợ Hộ gia đình trên tổng dư nợ toàn chi nhánh ................................... 43
3.3.2. Cơ cấu dư nợ Hộ gia đình theo phương thức vay ................................................. 44
3.3.3. Cơ cấu dư nợ Hộ gia đình theo thời hạn vay ........................................................ 46
3.3.4. Cơ cấu dư nợ Hộ gia đình theo hình thức vay ...................................................... 48
3.3.5. Cơ cấu dư nợ Hộ gia đình theo nhóm nợ .............................................................. 50
3.4. Nhận xét về cho vay Hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam chi nhánh Phƣớc Kiển............................................................................ 52

3.4.1. Ưu điểm ................................................................................................................. 52
3.4.2. Nhược điểm ........................................................................................................... 52
3.5. Một số sản phẩm cho vay nông nghiệp của các ngân hàng khác ......................... 54
3.5.1. Ngân hàng bưu điện Liên Việt .............................................................................. 54
3.5.2. Ngân hàng TMCP Đại Tín .................................................................................... 56
3.5.3. Ngân hàng Đông Á................................................................................................ 56
3.5.4. Ngân hàng TMCP Á Châu .................................................................................... 57
3.5.5. Nhận xét ................................................................................................................ 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG III .............................................................................................. 59
Chƣơng IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Hộ gia
đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phƣớc
Kiển .................................................................................................................................... 61
4.1. Triển vọng và mục tiêu phát triển của chi nhánh .................................................. 61
4.1.1. Triển vọng phát triển của chi nhánh...................................................................... 61
4.1.2. Mục tiêu phát triển của chi nhánh ......................................................................... 61
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Hộ gia đình tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phƣớc Kiển .............................. 62
4.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn ..................... 62
4.2.2. Nhóm giải pháp đối với công tác cán bộ.............................................................. 63
4.2.3. Nhóm giải pháp đối với việc áp dụng các phương thức cho vay .......................... 64
4.2.4. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết của khách hàng về các chính sách tín
dụng của ngân hàng ......................................................................................................... 65
4.2.5. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế giải ngân tiền mặt ............................................... 65
xi


4.2.6. Nhóm giải pháp nhằm duy trì mối quan hệ thường xuyên giữa khách hàng với
ngân hàng ........................................................................................................................ 66
4.2.7. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu .................................................................. 66
4.2.8. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm tín dụng ........................................... 67

KẾT LUẬN CHƢƠNG IV............................................................................................... 68

xii


LỜI MỞ ĐẦU
Theo thống kê của Tổng cục thống kê về Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế
phân theo khu vực kinh tế từ năm 1990 đến năm 2010 thì cơ cấu giá trị sản phẩm thuộc
khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm dần, nhường chỗ cho khu vực
công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; điều này là phù hợp với mục tiêu công nghiệp
hóa hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên với nền tảng đi lên từ một nước nông nghiệp,
Chính phủ luôn có những chính sách tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ
nông dân tăng gia sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Để làm được
điều này thì việc giúp nông dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay là điều không thể
thiếu, và đây là một trong những định hướng chính trong hoạt động của NHNo – Phục vụ
phát triển nông nghiệp nông thôn.
Là chi nhánh loại 1 trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam (NHNo), lại hoạt động trên địa bàn huyện Nhà Bè – một huyện chuyên về sản xuất
nông nghiệp của TP HCM, đối tượng vay vốn chính của NHNo Phước Kiển là các Hộ gia
đình sản xuất nông nghiệp, chủ yếu phục vụ chăn nuôi tôm. Đặc điểm chính của hoạt
động sản xuất kinh doanh này là việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên bất
khả khàng như: thiên tai, dịch bệnh…Do đó việc tìm hiểu thực trạng về hoạt động cho
vay đối với đối tượng này sẽ giúp em có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động cấp tín
dụng của chi nhánh, đó là lý do em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
cho vay Hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
chi nhánh Phƣớc Kiển” để thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu thực tế về quy trình, hoạt động cấp tín dụng đối với
Hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại NHNo Phước Kiển, từ đó đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả của hoạt động này tại chi nhánh.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động cấp tín dụng đối với Hộ tại chi nhánh

giai đoạn 2009 – 2011.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
 Tìm hiểu và phân tích các số liệu, tài liệu từ phòng Kế hoạch – Kinh doanh,
NHNo Phước Kiển giai đoạn 2009 – 2011
xiii


 Quan sát thực tế quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh
 Đọc, nghiên cứu các hồ sơ tín dụng thực tế của ngân hàng
 Tham khảo các thông tin liên quan về thị trường, chính sách của NHNo, các số
liệu thống kê liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn… Thông qua website
chính thức của NHNN, của tổng cục thống kê…
Nội dung nghiên cứu gồm 4 chƣơng:
 Chƣơng I: Cơ sở lý luận về cho vay Hộ gia đình
 Chƣơng II: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam chi nhánh Phước Kiển
 Chƣơng III: Thực trạng cho vay Hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phước Kiển
 Chƣơng IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Hộ gia
đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh
Phước Kiển
Trên đây là giới thiệu sơ lược về đề tài Khóa luận tốt nghiệp của em, với vốn kiến
thức thực tế còn hạn chế, và cái nhìn chủ quan của mình Khóa luận tốt nghiệp hẳn còn
nhiểu sai sót, rất mong sự góp ý nhiệt tình của thầy cô, các cô chú anh chị để giúp em
hoàn thành quá trình học tập tại trường, đồng thời có cái nhìn thực tế đối với nghề nghiệp
của mình trong tương lai

xiv



PHỤ LỤC
Mẫu hồ sơ vay vốn:
 Biên bản kiểm tra sau khi cho vay
 Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo
 Đơn yêu cầu đăng kí thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
 Đơn yêu cầu xóa đăng kí thế chấp bảo, lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất
 Dự án sản xuất kinh doanh – vay vốn ngân hàng
 Giấy đề nghị vay vốn
 Hợp đồng thế chấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
 Hợp đồng tín dụng

xvii


Chƣơng I: Cơ sở lý luận về cho vay Hộ gia đình
1.1 Hộ gia đình, đặc điểm, vai trò của Hộ gia đình đối với nền kinh tế
1.1.1. Địa vị pháp lý và trách nhiệm dân sự của Hộ gia đình
1.1.1.1. Địa vị pháp lý của Hộ gia đình
Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt
động kinh tế chung trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc
các lĩnh vực này (Điều 106 Bộ luật dân sự 2005).
Chủ Hộ là đại diện của Hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của
Hộ. Chủ Hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của Hộ trong
quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của Hộ gia đình xác lập, thực hiện vì
lợi ích chung của Hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả Hộ gia đình (Điều 107 Bộ luật
Dân sự 2005).
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc

một Hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không
quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
đối với hoạt động kinh doanh (Điều 49 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP).
Hộ gia đình sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng
rong, quà vặt buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không
phải đăng kí, trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương
(Điều 49 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP).
1.1.1.2. Trách nhiệm dân sự của Hộ gia đình
Tài sản chung của Hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng
trồng của Hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc
được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả
thuận là tài sản chung của Hộ (Điều 108 Bộ luật dân sự 2005).
Các thành viên của Hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của Hộ theo
phương thức thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị
1


lớn của Hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các
loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý (Điều 109
Bộ luật dân sự 2005).
Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
do người đại diện của Hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh Hộ gia đình. Hộ gia đình
chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của Hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực
hiện nghĩa vụ chung của Hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản
riêng của mình (Điều 110 bộ luật dân sự 2005).
1.1.2. Đặc điểm sản xuất của Hộ gia đình
Hộ gia đình hình thành tự nhiên theo tập quán của từng vùng miền, các thành viên
quan hệ với nhau chủ yếu theo quan hệ huyết thống, các thành viên trực tiếp đứng ra tổ
chức sản xuất đồng thời là lao động chính, do đó thái độ lao động thường bị chi phối bởi

tình cảm đạo đức gia đình, và nếp sinh hoạt làng quê.
Đối tượng sản xuất của Hộ gia đình khá đa dạng, thường theo truyền thống ngành
nghề gia đình, địa phương, tập quán vùng miền; chi phí sản xuất thường thấp, vốn đầu tư
có thể rải đều trong quá trình sản xuất, và thường phát sinh theo thời vụ. Do đó đòi hỏi
cán bộ tín dụng phải am hiểu về vùng miền để có đánh khá khách quan về nhu cầu và khả
năng sinh lời của khoản vay.
Trình độ sản xuất giản đơn, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, lực lượng lao động ít ỏi, làm
việc chủ yếu theo kinh nghiệm là chính. Hộ gia đình thường thiếu kiến thức về thị trường,
sản xuất kinh doanh mang tính tự túc tự cấp, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, thường là trong
cùng địa phương. Do đó cần sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế, chính sách, vốn nhằm giúp
Hộ gia đình chuyển đổi sang kinh tế sản xuất hàng hóa, tiếp cận cơ chế thị trường.
1.1.3. Vai trò của Hộ gia đình đối với nền kinh tế
1.1.3.1. Hộ gia đình góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết
công ăn việc làm ở nông thôn
Là nước có kết cấu dân số trẻ, lực lượng ở độ tuổi lao động cao; với chủ trương công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng và mở rộng ở nhiều địa
phương tuy nhiên cũng chỉ giải quyết một phần nhu cầu lao động đòi hỏi có trình độ
chuyên môn. Lực lượng lao động thủ công, lao động nông nhàn còn nhiều; ông bà ta
2


thường dạy: “nhàn cư vi bất thiện”, do đó giải quyết việc làm cho đối tượng này là vấn đề
khá cấp bách hiện nay.
Từ khi công nhận Hộ gia đình là 1 đơn vị kinh tế tự chủ, nhà nước tiến hành giao
đất, giao rừng cho nông – lâm nghiệp, đồng muối cho diêm nghiệp, ngư cụ cho ngư
nghiệp, và việc cổ phần hóa trong doanh nghiệp, hợp tác xã, đã làm cho Hộ gia đình sử
dụng hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn lao động sẵn có của mình. Đồng thời tạo đà cho
một số Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tự vươn lên mở rộng sản xuất thành các mô hình
kinh tế trang trại, tổ hợp tác xã, thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao
động dư thừa ở nông thôn.

1.1.3.2. Hộ gia đình là cầu nối trung gian để chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền
kinh tế hàng hóa
Lịch sử phát triển sản xuất hàng hóa đã trải qua giai đoạn đầu tiên là kinh tế tự nhiên
sang kinh tế hàng hóa trên quy mô Hộ gia đình, ở trình độ thấp, kĩ thuật thủ công. Sau đó
khi nền kinh tế hàng hóa phát triển cao đạt đến trình độ thị trường, nền kinh tế thị trường
lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao.
Bước chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa trên quy mô Hộ gia đình là
một giai đoạn lịch sử quan trọng, tiền đề cho nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giải thoát
khỏi nền kinh tế kém phát triển.
1.1.3.3. Hộ gia đình có khả năng thích ứng với cơ chế thị trƣờng, thúc đẩy sản xuất
hàng hóa phát triển
Ngày nay Hộ gia đình hoạt động theo cơ chế thị trường có sự tự do cạnh tranh trong
sản xuất hàng hóa. Là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, tự quyết định mục tiêu sản xuất kinh
doanh của mình, quản lý quá trình sản xuất đó, trực tiếp quan hệ và chịu sự tác động của
thị trường. Để tồn tại và phát triển Hộ gia đình phải không ngừng nâng cao chất lượng,
mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, đưa ra các biện pháp kích cầu,
mở rộng quy mô sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, Hộ gia đình có thể dễ dàng
thích ứng được với những thay đổi của thị trường với chi phí thấp hơn nhiều so với các
thành phần kinh tế khác. Thêm vào đó lại được sự quan tâm của Đảng và nhà nước với
các chính sách khuyến khích đã tạo điều kiện để phát triển kinh tế Hộ gia đình, nông
3


nghiệp, nông thôn. Như vậy với khả năng thích ứng nhanh của Hộ gia đình trước những
thay đổi, đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tạo động lực thúc
đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển cao.
Như vậy, ta có thể thấy kinh tế Hộ gia đình là thành phần không thể thiếu trong quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng đất nước. Kinh tế Hộ phát triển góp phần
thúc đẩy nền kinh tế phát triển nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng, từ đó tăng nguồn

thu ngân sách địa phương cũng như ngân sách nhà nước.
Từ lâu Hộ gia đình đã là bạn hàng quen thuộc, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của
hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo) trên địa bàn
nông thôn, do đó họ có mối quan hệ mật thiết với NHNo và trở thành một trong những
đối tượng khách hàng chính có nhiều tiềm năng để mở rộng đầu tư tín dụng, mở ra nhiều
vùng chuyên canh cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Kinh tế Hộ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, là động lực
khai thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn lực vốn, lao động, đất đai, tài nguyên đưa
vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xã hội.
Cùng với các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế
Hộ phát triển, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm cho người lao
động, ổn định trật tự xã hội, nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe đời sống cho người dân.
Thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, kinh tế
Hộ được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra bước ngoặc quan trọng, thúc đẩy
việc sử dụng có hiệu quả hơn, đất đai, nguồn vốn, công nghệ và lợi thế sinh thái từng
vùng. Kinh tế Hộ gia đình và một bộ phận kinh tế trang trại đang trở thành lực lượng sản
xuất chủ yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông - lâm
- thủy sản, sản xuất các mặt hàng thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
1.2. Tín dụng, đặc điểm, vai trò của tín dụng ngân hàng (tín dụng) đối với Hộ gia
đình
1.2.1. Khái quát về tín dụng
1.2.1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho
khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
4


Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
 Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử
dụng

 Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời
 Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
1.2.1.2. Phân loại tín dụng
Tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau mà tín dụng được chia ra thành nhiều
loại:
 Dựa vào mục đích của tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể phân chia thành các loại: cho vay sản xuất
nông nghiệp, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, cho vay tiêu
dùng cá nhân, cho vay mua bán bất động sản, cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…
 Dựa vào thời hạn tín dụng:
Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm, mục đích của loại cho
vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, mục đích của loại
cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, mục đích của loại cho
vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay
như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để
quyết định cho vay.
 Dựa vào phương thức cho vay:
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể chia thành các loại sau: cho vay từng lần, cho
vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi…
 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay:
5


Cho vay chỉ có một kì hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo

hạn.
Cho vay có nhiều kì hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kì hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài
chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
1.2.1.3. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu
cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và
thanh lý hợp đồng tín dụng.
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan
trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp
lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình
tín dụng có tác dụng sau đây:
 Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của
từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
 Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về
mặt hành chính.
 Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động
tín dụng.
1.2.1.4. Bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp
dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được
các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Nói chung bất kì tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản tạo ra ngân lưu đều có
thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, để bảo đảm tiền vay thực sự có hiệu quả đòi
hỏi:
 Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
 Tài sản dùng làm bảo đảm phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và có thị
trường tiêu thụ).
6



 Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo
đảm tiền vay.
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng Hộ gia đình
1.2.2.1. Tính thời vụ trọng sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu
nợ của ngân hàng
Tính chất thời vụ trong cho vay Hộ gia đình có liên quan đến chu kì sinh trưởng của
động - thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành nghề cụ thể mà ngân
hàng tham gia cho vay nói riêng. Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, quyết định thời
điểm cho vay và thu nợ của ngân hàng, điều này đòi hỏi sự am hiểu về ngành nghề, tập
quán sản xuất kinh doanh của Hộ gia đình. Nếu ngân hàng cho vay vào một số chuyên
ngành hẹp như cho vay nuôi trồng một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập
trung vào một thời gian nhất định trong năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kì thu hoạch,
tiêu thụ sản phẩm tiến hành thu nợ.
1.2.2.2. Môi trƣờng tự nhiên có ảnh hƣởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của
khách hàng
Thu nhập cũng như khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào sản lượng, năng
suất thu hoạch vụ mùa, tuy nhiên yếu tố này lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên;
thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, mất mùa đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu của
khách hàng. Song đây là yếu tố bất khả kháng khó lường trước được, đây cũng là một
trong những rủi ro chính của tín dụng Hộ gia đình.
1.2.2.3. Chi phí tổ chức cho vay cao
Đối với cho vay Hộ gia đình, chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao
do quy mô từng món vay nhỏ, số lượng khách hàng đông, địa bàn phân bố rộng. Là thị
trường tiềm năng, tuy nhiên tốn kém chi phí mở rộng mạng lưới cho vay, thu nợ; hiện
mạng lưới chi nhánh của NHNo khá rộng lớn nhưng cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu
nhất định.
Với đặc thù kinh doanh của Hộ gia đình có độ rủi ro cao nên chi phí dự phòng rủi ro
cũng tương đối lớn hơn so với các ngành khác.


7


1.2.3. Vai trò của tín dụng đối với Hộ gia đình
1.2.3.1. Tín dụng góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho Hộ gia đình để duy trì quá
trình sản xuất liên tục, góp phần phát triển nền kinh tế
Với đặc trưng sản xuất mang tính mùa vụ của Hộ gia đình, cùng với sự chuyên môn
hóa sản xuất trong xã hội ngày càng cao, đã dẫn đến tình trạng khi các Hộ chưa thu hoạch
sản phẩm, chưa có hàng hóa để bán, chưa phát sinh thu nhập đã phát sinh nhu cầu vốn để
trang trải cho các khoản chi phí sản xuất, mua sắm đổi mới trang thiết bị, thuê nhân
công… Khi đó các Hộ cần sự hỗ trợ về vốn tín dụng ngân hàng để duy trì sản xuất liên
tục.
Nhờ có sự hỗ trợ tín dụng này các Hộ có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có
như lao động, tài nguyên… để tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức
sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
người dân.
1.2.3.2. Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn
Bằng cách tập vốn vào kinh doanh Hộ gia đình có điều kiện để mở rộng sản xuất,
làm cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tăng trưởng
kinh tế, qua đó hạn chế được rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, ngân hàng quan tâm đến
việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho Hộ gia đình vay, do đó thường xuyên đốc
thúc Hộ sử dụng hiệu quả vốn tín dụng được cấp, tăng quay vòng vốn, tiết kiệm vốn cho
sản xuất và lưu thông, đóng góp tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn.
1.2.3.3. Tín dụng góp phần phát huy các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới,
giải quyết việc làm cho ngƣời lao động
Việt Nam là nước có nhiều ngành nghề truyền thống nhưng chưa được quan tâm và
đầu tư đúng mức. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu
kinh tế sang hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến
các ngành nghề truyền thống có khả năng đạt hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong quá trình

công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Phát huy được ngành nghề truyền thống cũng chính là phát huy nội lực của kinh tế
Hộ gia đình, và khi đó tín dụng ngân hàng sẽ là công cụ tài trợ cho các ngành nghề mới
8


thu hút, giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó phát triển toàn diện các ngành
nông – lâm – ngư – diêm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản,
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, dịch vụ,
du lịch ở cả thành thị và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Do đó tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế, kích thích các ngành nghề kinh tế Hộ
gia đình phát triển, tạo tiền đề lôi cuốn các ngành nghề này phát triển một cách nhịp
nhàng và đồng bộ.
1.2.3.4. Tín dụng góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lƣơng
thực quốc gia
Việt Nam chúng ta hiện nay là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế
giới, với những ưu đãi về mặt tự nhiên như đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm… Là
một trong những điều kiện thuận lợi để hình thành những vùng chuyên canh lương thực
rộng lớn. Với những ưu thế và tiềm năng như vậy, nhu cầu vốn là điều không thể thiếu,
cùng sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng sẽ tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp,
đảm bảo an ninh lương thực trong nước trước những biến động phức tạp của thế giới,
nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
1.2.3.5. Tín dụng có tác động về mặt chính trị, xã hội
Thông qua việc hỗ trợ vốn cho Hộ gia đình mở rộng sản xuất đã giải quyết được vấn
đề việc làm cho lực lượng lao động thừa ở nông thôn, hạn chế tệ nạn xã hội, giảm thiểu
các luồng di dân vào các thành phố lớn.
Khi được cung cấp vốn, các ngành nghề phát triển, cải thiện thu nhập cho Hộ gia
đình, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tăng lên, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và
nông thôn, giữa giàu và nghèo, hạn chế sự phân hóa bất hợp lý trong xã hội, giữ vững an
ninh chính trị; hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, ép giá...và một số tiêu cực ở nông

thôn.
Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới của
Đảng, nhà nước, điển hình là chính sách “Xóa đói giảm nghèo”. Tín dụng tạo điều kiện
cho Hộ tập trung sản xuất vươn lên làm giàu, nâng cao trình độ dân trí, xóa bỏ rượu chè,
cờ bạc, các hủ tục mê tín dị đoan… Củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước.
9


1.3. Khái niệm về hiệu quả hoạt động cho vay Hộ gia đình
Hiệu quả tín dụng được hiểu là toàn bộ ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội mà
khoản vay mang lại cho ngân hàng cũng như khách hàng. Như vậy hiệu quả tín dụng Hộ
gia đình là sự thỏa mãn về nhu cầu sử dụng vốn giữa chủ thể ngân hàng và Hộ gia đình
với những lợi ích kinh tế, xã hội mà 2 chủ thể thu được nhưng vẫn đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của ngân hàng.
Trong khuôn khổ đề tài, xin phân tích hiệu quả hoạt động cho vay đứng về phía
ngân hàng.
1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với Hộ gia đình
1.4.1. Chỉ tiêu định tính
1.4.1.1. Đảm bảo nguyên tắc cho vay
Mọi tổ chức kinh tế đều hoạt động dựa trên những nguyên tắc nhất định, hoạt động
cấp tín dụng của ngân hàng cũng vậy, để đánh giá hiệu quả khoản vay, khách hàng phải
thỏa mãn 2 nguyên tắc sau:
 Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:
Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì là do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận
và ghi vào hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm
bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này.
Về phía ngân hàng, trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của
khách hàng, đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục
đích đã cam kết không; việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích dễ dẫn đến thất
thoát và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ cho ngân hàng.

Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp khách hàng đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho
ngân hàng. Từ đó nâng cao uy tín của mình đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay
vốn với ngân hàng về sau.
 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng:
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho
vay, điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử
10


×