Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.65 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

ĐỖ THỊ VÂN ANH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ NGUYỄN NGỌC THUẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học

HÀ NỘI, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

ĐỖ THỊ VÂN ANH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ NGUYỄN NGỌC THUẦN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

Ngƣới hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu

HÀ NỘI, 2015

2




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lý Hoài Thu. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc

3


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS Lý Hoài Thu, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài. Cô đã có đưa ra những góp ý cụ thể cho công
trình và luôn động viên để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Khoa Văn học,
đặc biệt là các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học, trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian của khóa học.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2015
Học viên


Đỗ Thị Vân Anh

4


Mở đầu ...................................................................................................... 7
1

Lý do chọn đề tài ......................................................................... 7

2

Lịch sử vấn đề ............................................................................. 9

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................. 17

4

Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 17

5

Mục đích nghiên cứu ................................................................. 18

6

Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 18


7

Cấu trúc luận văn ...................................................................... 19

Nội dung.................................................................................................. 21
Chƣơng 1: Khái lƣợc chung về thế giới nhân vật và hành trình
sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần.............. 21
1. Nhân vật và thế giới nhân vật ............................................................... 21
1.1 Nhân vật .......................................................................................... 21
1.2 Thế giới nhân vật ............................................................................ 24
2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc
Thuần ........................................................................................................ 26
2.1 Nguyễn Nhật Ánh ............................................................................ 27
2.1.1. Hành trình sáng tác ................................................................... 27
2.1.2. Quan điểm nghệ thuật ............................................................... 30
2.2 Nguyễn Ngọc Thuần ........................................................................ 33
2.2.1. Hành trình sáng tác ................................................................... 33
2.2.2. Quan điểm nghệ thuật ............................................................... 36
Chƣơng 2: Các kiểu nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn
Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần ................................................. 40
2.1 Nhân vật thiếu nhi ............................................................................... 40
2.1.1 Những em bé giàu tình yêu thương .............................................. 41
2.1.2. Những em bé thông minh, hiếu động .......................................... 45
5


2.2 Nhân vật người lớn ............................................................................. 49
2.2.1 Những người bố mẹ giàu tình yêu thương ................................... 50
2.2.2 Những thầy cô, người hàng xóm thân thiện................................. 54
2.3 Loài vật và thiên nhiên ........................................................................ 57

Chƣơng 3: Phƣơng thức thể hiện nhân vật trong truyện thiếu nhi
của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần ............................ 65
3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ............................................................ 65
3.2 Nghệ thuật biểu hiện nội tâm .............................................................. 68
3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật ................................................... 70
3.3.1 Không gian ................................................................................... 70
3.3.1.1 Không gian gia đình ................................................................ 71
3.3.1.2 Không gian trường học ........................................................... 73
3.3.2 Thời gian ...................................................................................... 75
3.3.2.1 Thời gian hiện thực hàng ngày ............................................... 75
3.3.2.2 Thời gian hồi tưởng ................................................................ 77
3.4 Ngôn ngữ và giọng điệu ...................................................................... 79
3.4.1 Ngôn ngữ nhân vật ....................................................................... 80
3.4.1.1 Ngôn ngữ đối thoại ................................................................. 81
3.4.1.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ................................................... 83
3.4.2 Giọng điệu .................................................................................... 84
3.4.2.1 Giọng điệu hài hước ............................................................... 86
3.4.2.2 Giọng điệu triết lý ................................................................... 88
Kết luận .................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 97

6


Mở đầu
1

Lý do chọn đề tài
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, văn học thiếu nhi


theo nghĩa hẹp gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành
riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao
gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người
lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi. Bách khoa thư Văn học thiếu nhi
Việt Nam quan niệm về văn học thiếu nhi tường tận hơn, chi tiết hơn với
khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ thể sáng
tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận.
Mỗi tác phẩm được sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm
hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi
khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ vật, một cái
cây. Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những
hành động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính
các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự
răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ
ích… trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình. [30].
Trên thế giới, từ lâu đã xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho trẻ em.
Những cuốn sách đầu tiên mang nặng nội dung giáo khoa và giáo huấn: đó là
sách học vần, sách bách khoa, sách dạy các quy tắc ứng xử trong xã hội xuất
hiện ở châu Âu từ thế kỉ XIV. Về sau khuynh hướng đề cao nghệ thuật trong
sáng tác cho các em dần được chú ý. Nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi đã trở
thành tác phẩm kinh điển của nền văn học nhân loại như Truyện cổ Andersen,
Rôbinxơn Cruxô, Không gia đình. Ở mỗi một dân tộc, văn học viết cho các

7


em có nét đặc sắc riêng nhưng những tác phẩm đều chung mục đích nhân
văn, hướng tới cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống.
Thiếu nhi là một giai đoạn phát triển đặc thù và có ý nghĩa quan trọng
trong cuộc đời mỗi con người, đây là giai đoạn hình thành và phát triển nhân

cách của con người. Các phẩm chất của các em đang hình thành và còn chưa
ổn định nên dễ dàng bị biến đổi do các tác động khách quan bên ngoài, bởi
vậy giáo dục thiếu nhi là một công việc có ý nghĩa quyết định đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi này. Ở nước ta, tuy văn học thiếu
nhi đến thế kỷ XX mới xuất hiện nhưng đến nay đã có nhiều tác giả, tác phẩm
được đông đảo bạn đọc đón nhận như Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Đoàn
Giỏi, Thy Ngọc, Trần Thanh Địch, Văn Trọng, Nguyễn Kiên, Hoàng Anh
Đường, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần... Cùng với thời gian, phạm
vi hiện thực phản ánh trong văn học thiếu nhi càng được mở rộng. Bên
cạnh các đề tài truyền thống như đề tài lịch sử, kháng chiến, đề tài về những
năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, văn học thiếu nhi tìm
đến với những đề tài mới gắn liền với cuộc sống mới, con người mới. Các tác
phẩm thiếu nhi đó đã giúp các em hình thành thói quen đọc và thị hiếu đọc
lành mạnh.
Trong số những nhà văn viết về đề tài thiếu nhi ấy, có hai nhà văn tạo
được dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả là Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn
Ngọc Thuần. Các tác phẩm của hai nhà văn đều được độc giả đón nhận, đạt
nhiều giải thưởng trong và ngoài nước và truyện thiếu nhi của họ đã tái bản
nhiều lần. Ở hai nhà văn viết về đề tài thiếu nhi này vừa có điểm chung lại
vừa có những nét riêng tạo nên cá tính sáng tạo độc đáo và phong cách của
mỗi người. Tuy nhiên, số công trình nghiên cứu chuyên biệt về hai nhà văn và
các tác phẩm của họ chưa nhiều mà chủ yếu là các bài phỏng vấn, khái quát
8


chung. Đó chính là động lực khiến chúng tôi thực hiện công trình Thế giới
nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần và Nguyễn
Nhật Ánh. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm hơn
về mảng sáng tác dành cho thiếu nhi và cũng là để có cái nhìn đúng đắn hơn
về thực trạng văn học thiếu nhi Việt Nam.

2

Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viết

cho thiếu nhi, nhưng phải đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nền văn
học thiếu nhi mới chính thức được hình thành. Từ sự đa dạng của chủ thể
sáng tác, văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển với sự phong phú về đề tài,
thể loại và phong cách nghệ thuật. Sự đa dạng và phong phú đó đồng hành
cùng văn học thiếu nhi từ văn học dân gian đến văn học viết. Trong thời kì
này, đã xuất hiện một số truyện đồng thoại của Tô Hoài như: Đám cƣới
chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu lƣu kí, tác giả đã mượn hình thức
đồng thoại, mượn hình tượng con vật để chuyển tải những vấn đề mang tính
xã hội. Tuy trước Cách mạng tháng Tám chưa thực sự có phong trào sáng tác
cho trẻ em nhưng những tác phẩm của giai đoạn này đã đặt nền móng đầu tiên
cho văn học thiếu nhi nước nhà. Các nhà văn sau 1975 đã chú ý khai thác trẻ
em trong nhiều mối quan hệ: gia đình, nhà trường, đất nước. Những cảm xúc
đầu đời của trẻ và mặt trái của cuộc sống mới cũng đi vào văn học thiếu nhi.
Điều đó thể hiện rất rõ trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như:
Kính vạn hoa, Chuyện xứ Langbiang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo
mộng mơ… Đến nay, trải qua nhiều thăng trầm, văn học thiếu nhi Việt Nam
đã phát triển phong phú, đa dạng và thực sự trở thành một bộ phận quan trọng
của nền văn học dân tộc.

9


Trong những nhà văn viết truyện cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh và
Nguyễn Ngọc Thuần là hai nhà văn gây được sự chú ý của dư luận ngay từ
khi các sáng tác đầu tiên ra đời. Đã có một số công trình tìm hiểu, đánh giá

nội dung - hình thức biểu hiện trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh và
Nguyễn Ngọc Thuần nhưng chủ yếu là đặc điểm chung, hoặc các bài nghiên
cứu, đánh giá về truyện thiếu nhi này chỉ nằm xen kẽ trong nhận định cụ thể.
Sau đây là một số công trình, nhận định và đánh giá mà chúng tôi thống kê
được có liên quan đến nhân vật trong các tác phẩm thiếu nhi của Nguyễn Nhật
Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần.
2.1 Các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh từ lâu đã được những độc giả nhỏ tuổi nhắc đến với
bao tình cảm yêu mến bởi ông là nhà văn của các em, viết vì thiếu nhi và cho
thiếu nhi. Ông thường giữ nét đặc trưng trong văn phong của mình với sự hài
hước, đáng yêu khiến cho độc giả luôn giữ nụ cười trên môi khi thưởng
thức những tác phẩm của ông. Đây là giá trị tinh thần to lớn mà Nguyễn
Nhật Ánh đã mang đến cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Theo thống kê của nhà xuất bản Kim Đồng, các tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh đã đạt tới con số kỉ lục. Một tác phẩm khá quen thuộc của
nhà văn là Cho tôi một vé trở về tuổi thơ là tác phẩm nằm trong loạt các
sáng tác mới nhất của nhà văn được viết theo phong cách dí dỏm, gắn kết
những hồi ức tươi đẹp hồn nhiên của tuổi thơ với cuộc sống thực tế của
người lớn. Tác phẩm đã giúp nhà văn nhận giải thưởng của Hội nhà văn
Việt Nam năm 2009 và giải thưởng văn học ASEAN lần thứ 11 năm 2010.
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn được nhắc đến khá nhiều trên các diễn
đàn văn học, văn hóa, giải trí và cả tạp chí chuyên môn. Tuy nhiên những bài
viết có liên quan đến nhân vật đặc biệt là nhân vật trẻ em trong tác phẩm của
10


ông thì còn riêng lẻ và chưa có hệ thống. Trong quá trình nghiên cứu tìm
hiểu đề tài, chúng tôi được tiếp xúc với các tài liệu sau:
Tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh và một loạt tác phẩm của ông xuất
hiện khá nhiều trên các báo, tạp chí, trên các trang thông tin điện tử,

trong các cuốn sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam cũng như ở
cả những tài liệu không trực tiếp liên quan đến văn học. Trước hết là ở các
ấn phẩm mang tính chất chuyên ngành như các sách nghiên cứu về văn học
thiếu nhi, trong số các tài liệu trên đáng chú ý nhất là công trình Bách khoa
thư Văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả Vân Thanh và Nguyên An
biên soạn. Hai tác giả đã sưu tầm và giới thiệu một loạt các bài viết về văn
học thiếu nhi Việt Nam, trong đó có nhiều bài của các tác giả khác nhau như
Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Hương Giang, Thu Việt, Văn Hồng, Vân Thanh,
có đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông. Trong bài viết của
Lã Thị Bắc Lý, mặc dù vẫn trích dẫn Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm
của ông như một minh họa cho các luận điểm về văn học thiếu nhi trong thời
kì đổi mới nhưng tác giả Bắc Lý đã có nhiều đoạn mang tính chất giới thiệu,
phân tích khái quát giá trị của tác phẩm Kính vạn hoa, bộ truyện dài đầu
tiên của Nguyễn Nhật Ánh. Thêm vào đó, tác giả Hương Giang đã dành một
bài viết để nói về Nguyễn Nhật Ánh và một loạt các tác phẩm của nhà văn
như: Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối. Nguyễn Nhật Ánh được đánh
giá cao không chỉ bởi vì ông đã viết nhiều, viết hay về văn học thiếu nhi mà
nhà văn đã chạm tới mảng đề tài còn ít và khó viết như đề tài về trường học
và việc học của trẻ em. Thông qua tất cả những trang viết ấy, Nguyễn Nhật
Ánh còn đóng vai trò là một người thầy, một nhà giáo dục, giúp nuôi dưỡng
tâm hồn trẻ thơ.
Vân Thanh, nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi, trên Tạp chí Văn học đã
từng nhận xét: “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng đi vào lòng người
11


bởi tình cảm nồng hậu của tác giả đối với các lứa tuổi trẻ thơ mà anh luôn
yêu quý và tôn trọng. Có trái ngược chăng, ở tuổi trưởng thành, Nguyễn
Nhật Ánh đã phải chịu đựng biết bao gian lao, vất vả và cay đắng, nhưng viết
về lứa tuổi này, anh lại không hề đi vào những chua chát, mỉa mai, oán hận

đời. Anh luôn muốn truyền cho các em lòng tin vào cuộc sống và nghị lực
vượt mọi khó khăn.” [34]. Lòng tin yêu cuộc sống và nghị lực vượt khó khăn
là những đức tính tốt đẹp của thiếu nhi đã được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
truyền tải qua câu chuyện của mình một cách gần gũi với thiếu nhi nhất.
Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là
người có một “khóe văn” riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu
người đọc cũng không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ,
không ngoài sự tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình” [39]. Các sáng
tác như Tôi là Bêtô và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chính là những tác
phẩm được không chỉ trẻ em mà cả người lớn yêu thích.
Luận văn Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của tác giả Bùi Thu Thủy
đã chỉ ra đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức trong bốn tập truyện gồm
Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và
Tôi là Bêtô. Từ những khái quát đó chúng ta có thể đánh giá được đóng góp
và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã từng nhiều lần nhắc đến thành công của
Nguyễn Nhật Ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi. Trong bài viết Nguyễn
Nhật Ánh nhà văn lôi cuốn trẻ thơ, tác giả đã đề cập đến đề tài, chủ đề, nhân
vật, giọng điệu và giới thiệu khái quát về tập truyện Kính vạn hoa.
Nguyễn Nhật Ánh đã làm được một điều kì diệu, đó là đem đến cho
bạn đọc trẻ thơ sự thú vị và niềm vui háo hức mong chờ những tác phẩm tiếp
theo của anh. “Và quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã không làm bạn đọc thất
12


vọng. Anh tiếp tục trình làng Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Vẫn với lối viết
dí dỏm kiểu Kính vạn hoa, Tôi là Bê tô nhưng dấu ấn tâm trạng tác giả đã in
đậm nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về
tuổi thơ. Đây là tập sách được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và giải

thưởng Asean, 2010. Cùng với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Lá nằm
trong lá, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ… Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện
sức viết bền bỉ của mình.” [21]. Nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý đã rất đúng
khi nhận xét về cách viết truyện của Nguyễn Nhật Ánh.
Trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của thiếu nhi Thái
Phan Vàng Anh đã nhận xét “Trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, bằng việc
di chuyển điểm nhìn từ cái tôi tác giả - người kể chuyện ở hiện tại, về cái tôi –
cu Mùi tám tuổi những ngày thơ ấu, Nguyễn Nhật Ánh đã làm một phép liên
tưởng bất ngờ, thú vị. Nhà văn đã tạo nên một vùng thẩm mỹ - thế giới thật sự
của thiếu nhi - trong những tác phẩm của ông. Đó là gia đình, trường lớp,
làng quê; là những giấc mơ tuổi nhỏ, là những miền tưởng tượng ngay trong
thế giới quen thuộc xung quanh nhưng chỉ riêng trẻ nhỏ mới “thấy” (Đảo
mộng mơ; Chuyện xứ Langbiang)[35]. Các truyện thiếu nhi này được nhìn
từ trẻ thơ, không gian trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh vừa thơ mộng vừa
ngộ nghĩnh và là cả một thế giới lộng lẫy và bí ẩn.
Nhà phê bình văn học Phong Lê đã rất thích khi đọc tập truyện Tôi là
Bêtô vì nó đã chứa đựng nhiều điều mới mẻ và tình cảm của trẻ con “Một
cách kể tự nhiên về những chuyện của đời thường không tẻ nhạt, có sức chứa
những ý tưởng mới mẻ và những triết lý hồn nhiên, nhằm mở rộng sự sống
của thế giới trẻ thơ, và gieo trồng những tình cảm đặc trưng cho bước chuyển
từ trẻ con sang người lớn, từ gia đình ra xã hội – đó là cái hay, cái hấp dẫn
của Tôi là Bêtô. Đã lâu lắm, tôi mới lại được đọc một truyện thú như
thế!”[19].
13


Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền phong đã nhận xét: “Nguyễn
Nhật Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ cách
miêu tả đến xây dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp. Anh
khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi

người trong đời. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi
cuốn, là sự chờ đợi háo hức như chờ đợi người “hò hẹn” của các em. Mấy ai
được hạnh phúc như anh”[17] .Nhà văn có một khoảng trời riêng và thực sự
làm chủ khoảng đất sáng tạo của mình đó chính là lý do người đọc háo hức
chờ đón tác phẩm mới của Nguyễn Nhật Ánh.
“Mỗi cuốn truyện là một tuổi thơ trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu
lại từ đầu, với những ký ức lung linh hoa lá và những trải nghiệm khóc cười
rất thật tưởng chừng không có bóng dáng của “hư cấu văn học”. Cũng vì thế
mà khó có thể xác định nhà văn viết cho/về thế hệ nào, thời đại nào. Có cảm
tưởng, người đọc sau trăm năm nữa vẫn sẽ có được một Nguyễn Nhật Ánh
đồng hành với ký ức tuổi thơ của mình như thế này mà thôi” [11]. Tác giả
Nguyễn Thụy Anh cảm thấy tuổi thơ của chính mình và bạn bè cũng như thế
hệ sau sẽ luôn đồng hành cùng ký ức trong mỗi cuốn truyện của Nguyễn Nhật
Ánh.
Bên cạnh các ấn phẩm trên, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các
tác phẩm của ông còn xuất hiện trên các báo như báo Lao động, Thanh niên,
các tạp chí và nhiều trang thông tin điện tử như Evan.net, Phongdiep.net..
bộ truyện Kính vạn hoa đã được dựng thành phim truyền hình nhiều tập
cho thiếu nhi, các tác phẩm khác cũng được dựng thành phim như Cô gái
đến từ hôm qua, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và một số truyện của
Nguyễn Nhật Ánh đang có dự án chuyển thể thành truyện tranh. Có thể thấy
Nguyễn Nhật Ánh là tác giả đang rất được quan tâm và giành được nhiều tình
cảm ưu ái của độc giả ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các bài viết ở ấn phẩm kể
14


trên dù rất phong phú nhưng chủ yếu tìm hiểu trên một tác phẩm riêng lẻ của
nhà văn chứ không phải trên một tập hợp các tác phẩm, hoặc chủ yếu là thể
hiện những cảm nhận khi đọc các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.
2.2 Các bài viết về Nguyễn Ngọc Thuần

Những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần luôn mang dấu ấn rất riêng,
như nhà văn luôn tự xác định: phải không giống với người khác. Luận văn
Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa của Lê
Thị Diệp cho chúng ta một cách tiếp cận các sáng tác của thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa, để tìm thấy những hệ giá trị văn
hóa đặc sắc trong mỗi tác phẩm. Trong đó, gia đình chính là nền tảng phát
triển nhân cách con người cũng như nhân cách một xã hội, không gian làng
quê với thiên nhiên và con người hòa quyện đã tạo nên giá trị văn hóa truyền
thống trong thế giới tinh thần con người mà Nguyễn Ngọc Thuần muốn phát
huy. Những tập truyện được giải trong cuộc thi viết cho thiếu nhi như Vừa
nhắm mắt vừa mở cửa sổ hay Một thiên nằm mộng của nhà văn được rất
nhiều độc giả lớn tuổi tìm đọc và yêu thích, thậm chí còn yêu mến so sánh các
tập truyện đó như là Hoàng tử bé của Việt Nam.
Luận văn Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần của tác
giả Tạ Thị Liên đã chỉ ra những nét chính về văn học thiếu nhi Việt Nam và
vị trí truyện thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần trong nền văn học đương đại.
Luận văn cũng bước đầu tìm hiểu đặc điểm về nội dung và nghệ thuật truyện
thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần thông qua bốn tập truyện của nhà văn.
Một số bài báo viết về hai nhà văn như trên báo Văn nghệ, Văn nghệ
quân đội, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ…và trên các trang báo điện tử như
Evan.net, Phongdiep.net, VnExpress… Nguyễn Ngọc Thuần đã chọn thi pháp
cổ tích cho những trang văn xuôi của mình, truyện Một thiên nằm mộng là

15


một tác phẩm minh chứng rõ nét nhất. Cậu bé đã nhìn cuộc đời trong giấc
mộng hằng đêm và bay bổng cùng nó. Tất cả những người thân yêu của em,
con vật, đồ vật thân yêu đều trở nên lung linh mờ ảo trong giấc mơ. Dường
như giấc mơ là cứu cánh duy nhất của nhân vật chính và cũng là cách duy

nhất để Nguyễn Ngọc Thuần quay trở về với thế giới tuổi thơ của mình.
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn, trong bài viết Nhìn lại 5 năm văn học
nước nhà in trên báo Tiền Phong (số ra ngày 18/1/2005) đã ưu ái khi nhận xét
về Nguyễn Ngọc Thuần: “Riêng Nguyễn Ngọc Thuần thực sự là một hiện
tượng! Chỉ trong vài năm, Nguyễn Ngọc Thuần cho ra mắt 4 cuốn sách, đoạt
4 giải thưởng văn học danh giá, được báo chí đồng thanh biểu dương, được
in đi in lại, điều này không phải cây bút nào cũng làm được. Nguyễn Ngọc
Thuần đã vinh danh cho văn học thiếu nhi, lĩnh vực thường bị bỏ sót trong
các công trình văn học sử!” [26].
Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhắc đến Nguyễn
Ngọc Thuần như một hiện tượng: “Trong thể loại truyện cho thiếu nhi, thế
giới tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Thuần đã xuất hiện như một tia sáng trong
xanh, bừng nở trong vườn văn cho trẻ em Việt Nam. Vừa nhắm mắt vừa mở
cửa sổ và Một thiên nằm mộng cho đến nay vẫn là những cuốn sách gây
sửng sốt mà vẫn chưa được nhiều nhà phê bình quan tâm nghiên cứu” [39].
Nguyễn Thị Minh Thái thì lại tìm thấy giấc mộng của mình trong tác
phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần. Cậu bé hay nằm mộng cũng sẽ phải lớn lên,
và phải trưởng thành và cũng có thể sẽ phải tỉnh mộng. Nhà văn sẽ còn viết
tác phẩm mới và người đọc sẽ hi vọng. Còn bây giờ, cả trẻ em lẫn người lớn
vẫn có thể tìm được giấc mộng của mình trong Một thiên nằm mộng của
Nguyễn Ngọc Thuần.
Nhìn chung, các tài liệu trên đã có đề cập đến vấn đề nhân vật trẻ em
trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần nhưng chỉ
16


dừng lại ở một tác phẩm cụ thể, hoặc chưa thành một vấn đề nghiên cứu
riêng, chưa theo hướng tiếp cận của lý luận văn học. Trên cơ sở thành tựu và
kinh nghiệm của những người đi trước, đề tài của chúng tôi tập trung nghiên
cứu về thế giới nhân vật trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và

Nguyễn Ngọc Thuần nhìn từ góc nhìn lý luận văn học.

3

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: luận văn chọn Thế giới nhân vật trong truyện
thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần làm đối tượng
nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu gồm các tập truyện thiếu nhi của hai tác giả


Đảo Mộng Mơ



Tôi là Bê tô



Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ



Cha và con… và tàu bay



Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ




Một thiên nằm mộng

Ngoài ra luận văn còn tham khảo thêm một số tác phẩm khác của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh, Võ Quảng, Tô Hoài và một số tài liệu tham khảo, bài viết
trên internet trong quá trình thực hiện đề tài với mục đích tạo sự so sánh
khi cần thiết và tạo sự phong phú cho đề tài, dẫn chứng.
4

Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1.

Khái quát con đường đến với văn học viết cho thiếu nhi của Nguyễn

Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần.
17


4.2.

Tìm hiểu về thế giới nhân vật phong phú và đa dạng trong truyện viết

cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần.
4.3.

Phân tích những cách thức thể hiện nhân vật trong truyện thiếu nhi của

Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần, nhấn mạnh đến nghệ thuật miêu

tả ngoại hình, biểu hiện nội tâm, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ
và giọng điệu.
5

Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu về thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của

Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần, luận văn bước đầu đóng góp thêm
vào việc tìm kiếm những cách thức tiếp cận mới trong sáng tác của hai nhà
văn, nhằm phát hiện các giá trị về nội dung, tư tưởng nghệ thuật đang còn
tiềm ẩn. Điều này bổ sung thêm một cách “đọc hiểu” về hai hiện tượng văn
học thiếu nhi sau năm 1975.
6

Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu

chính sau đây:
4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: mỗi nhân vật có sự thống nhất
giữa đặc điểm tính cách của nhân vật và nghệ thuật nhà văn xây dựng nhân
vật. Vì vậy, việc đặt nhân vật trong hệ thống chỉnh thể của tác phẩm, trong
mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, cũng như trong hệ thống các nhân
vật cùng loại hình, trong mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau sẽ giúp
chúng tôi đánh giá chính xác hơn về giá trị tác phẩm, tư tưởng và tài năng
của nhà văn.
4.2. Phương pháp loại hình (loại hình nhân vật): là công cụ để
chúng tôi phân các nhân vật có những đặc điểm giống nhau vào cùng một
18



loại. Từ đó, chúng tôi xác định được vị trí và ý nghĩa của nhân vật khi đặt
nhân vật đó trong hệ thống cùng loại hình.
4.3. Phương pháp so sánh: giúp cho chúng tôi chỉ ra những nét
tương đồng và khác biệt của hai nhà văn. Sử dụng phương pháp loại hình
nhằm so sánh truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần
trên một cấp độ và bình diện cụ thể, để từ đó chỉ ra những nét tương đồng
mang tính phổ quát và cả những nét khác biệt mang tính đặc thù.
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này rất cần
thiết trong quá trình tìm hiểu các nhân vật cụ thể, từ đó có những đánh giá
khái quát đối với từng loại hình nhân vật trong hệ thống các nhân vật của
Nguyễn Ngọc Thuần và Nguyễn Nhật Ánh. Trong quá trình thực hiện luận
văn, chúng tôi sử dụng một số dẫn chứng trích ra từ các truyện của hai nhà
văn để minh họa cho nhận xét, lập luận của mình. Do đó, trong suốt quá
trình thực hiện chúng tôi luôn vận dụng phương pháp phân tích để làm rõ
các vấn đề được nêu ra ở các chương.
Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Luận văn vận dụng các khái niệm thi
pháp học để tìm hiểu cách thức tiếp cận, khám phá hiện thực của truyện
thiếu nhi, từ đó tìm ra đặc sắc nghệ thuật trong kết cấu, cách xây dựng
nhân vật, ngôn ngữ độc đáo mới lạ của truyện thiếu nhi.

7

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái lược chung về thế giới nhân vật và hành trình sáng tác của
Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần.
19



Chương 2: Các kiểu nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và
Nguyễn Ngọc Thuần.
Chương 3: Phương thức thể hiện nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn
Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần.

20


Nội dung

Chƣơng 1: Khái lƣợc chung về thế giới nhân vật và hành trình sáng tác
của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần

1. Nhân vật và thế giới nhân vật
1.1 Nhân vật
Ðối tượng chung của văn học là cuộc sống nhưng trong đó con người
luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, bức tranh
thiên nhiên đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng
cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật.
Ðọc một tác phẩm, đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là
số phận, tình cảm, cảm xúc của những con người được nhà văn thể hiện. Vì
vậy, Tô Hoài đã có lý khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết
thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác".
Nhân vật là một trong những phương diện quan trọng bậc nhất của tác
phẩm văn học. Nghiên cứu văn học từ góc độ này sẽ làm sáng tỏ nhiều điều
về thể loại, trào lưu, quan niệm văn học, phong cách sáng tạo. Bởi vì văn học
không thể thiếu vắng nhân vật. Nhân vật là phương tiện cơ bản giúp người
nghệ sĩ miêu tả đời sống con người thông qua những hình tượng nghệ thuật.
Vì thế, việc chiếm lĩnh các mặt giá trị của tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện

nếu không tìm hiểu phương diện nhân vật – thành quả nghệ thuật quan trọng
trong sáng tác của mỗi nhà văn.
Nhân vật là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học
mang tính ước lệ, không bị đồng nhất với con người có thật ngay cả khi nhà
21


văn xây dựng nhân vật với nét rất gần nguyên mẫu. Nhân vật văn học là linh
hồn của tác phẩm “chính là nơi tác giả gửi gắm thông điệp và độc giả tiếp
nhận “giải mã” những vấn đề hiện thực cốt yếu đặt ra trong tác phẩm” (Lý
Hoài Thu). Nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây được gán
cho các đặc điểm giống với con người. Nhân vật là đứa con tinh thần của nhà
văn, thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc
đời và con người.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà có thể phân thành các loại hình
nhân vật khác nhau. Dựa vào vai trò của nhân vật đối với cốt truyện có thể
phân thành nhân vật chính và nhân vật phụ, căn cứ vào tư tưởng và quan hệ
với lý tưởng có thể phân thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân
vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Nhân vật không chỉ là hình thức cơ bản thể
hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn mà còn là hình thức cơ
bản để khái quát những quy luật của đời sống và là nơi tập trung mọi giá trị tư
tưởng – nghệ thuật của tác phẩm.
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay
sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường
xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng
nhiều lắm đối với tác phẩm. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất
liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận
dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong
tất cả các mối quan hệ của nó. Nhân vật văn học có chức năng khái quát

những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về
cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với vấn đề
mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong
22


tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra
những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể
hiện. Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật
được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là sáng tạo độc đáo,
không lặp lại. Ðể nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể
tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau.
Xét từ góc độ nội dung tác phẩm có thể nói đến các loại nhân vật chính
diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Nhân vật
chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho
cái thiện, cái tiến bộ. Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng
phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu cần bị lên án. Trong quá trình phát triển của
văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân
vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch
ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích,
các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây dựng thành 2 tuyến rõ rệt
có tính chất đối kháng quyết liệt, nhân vật chính diện thường tập trung những
đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại.
Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia
thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển
khai tác phẩm. Nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại
hình, nội tâm và quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật
chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và mâu thuẫn cơ bản trong tác
phẩm, từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tính thẩm mỹ.

Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là nhân vật
phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật

23


chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư
tưởng của tác phẩm.
Xét từ góc độ thể loại có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình,
nhân vật tự sự và nhân vật kịch. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả có thể phân
thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình. Nhân vật là những con người
nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một
vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động...cũng có thể miêu tả kĩ và đậm
nét. Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái
niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. Chẳng hạn, khái
niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vậtcon vật người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật - phi nhân vật trong các trào
lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây.
1.2 Thế giới nhân vật
Thế giới nhân vật là hệ thống các nhân vật được tổ chức tạo thành một
chỉnh thể nghệ thuật, trong đó mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể. Mỗi
thế giới nhân vật được quy định bởi cách tổ chức, sắp xếp theo ý đồ nghệ
thuật, sự sáng tạo của nhà văn làm sao cho các nhân vật trong tác phẩm liên
kết, tác động lẫn nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống, thể hiện tư
tưởng tác giả và điều nhà văn muốn nói cùng bạn đọc.
Xét về phía độc giả, thế giới nhân vật là sự cảm nhận của người đọc
về hình tượng các nhân vật trong tác phẩm từ hình dáng đến nội tâm, việc
làm, các loại quan hệ chằng chịt của chúng. Từ đó, rút ra được những hiểu
biết, ý nghĩa của tác phẩm về nhiều phương diện theo tiêu chuẩn cái đẹp
nghệ thuật trong sự vận động không ngừng của đời sống ý thức nhân loại
nói chung. Thế giới nhân vật trong thơ với chủ thể trữ tình đóng vai trò chủ

đạo và quanh nó là các kiểu nhân vật trữ tình. Đối với thơ trữ tình vai trò của
24


chủ thể có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cái tôi có vị trí quan trọng trong
thơ với tư cách là người sáng tạo. Thơ trữ tình chú trọng đến vẻ đẹp của tâm
trạng con người và cuộc sống khách quan. Cùng một đối tượng phản ánh, nhà
tiểu thuyết quan tâm đến chất liệu của hiện thực khách quan, đến tính sự kiện
còn nhà thơ thì quan tâm chủ yếu đến vẻ đẹp bên trong, cái đẹp truyền cảm
của đối tượng. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết đông đúc
hơn và nhân vật tồn tại trên nền bối cảnh hiện thực xã hội. Nếu như trong tiểu
thuyết truyền thống hầu hết chỉ có một nhân vật kể chuyện với một điểm nhìn
duy nhất thì trong tiểu thuyết hiện đại, các nhà văn có thể xây dựng nhiều
nhân vật kể chuyện, nhiều điểm nhìn từ nhiều khoảng, góc thời gian và không
gian khác nhau. Nhân vật trong tiểu thuyết từ cuộc đời bước vào tác phẩm đã
được bồi đắp thêm những phẩm chất mới, nguồn sinh lực mới. Mục đích cuối
cùng là nhân vật trong tác phẩm phải sinh động hơn, chân thực hơn và điển
hình hơn nguyên mẫu đời thường. Với ý thức sáng tạo đó, các nhà tiểu thuyết
đã xây dựng nên những nhân vật có một đời sống đầy đặn từ nội tâm đến
ngoại hình, từ cảm xúc đến lí trí, từ suy nghĩ đến hành động. Nghĩa là họ có
đủ mọi thứ để làm nên một cuộc đời, một thân phận. Nhân vật trong tiểu
thuyết thường đa dạng, phức tạp và nhiều màu sắc. Về bản chất thế giới nhân
vật tiểu thuyết có được sự bề thế mà các thể loại khác khó sánh kịp. Khác với
tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn
vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát
hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con
người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.
Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn
là mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn không hướng tới việc khắc họa tính
cách điển hình nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của


25


×