Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thực trạng và giải pháp cho mỳ Chũ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.06 KB, 26 trang )

MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


MỞ ĐẦU
Khi nhắc đến Lục Ngạn không thể không nhắc đến đặc sản Mỳ Chũ,được sản
xuất từ làng nghề Thủ Dương,Nam Dương. Đây là một làng nghề truyền thống được
hình thành từ lâu đời,trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối,mỳ Chũ đã trở thành đặc
sản của vùng đất này một ẩm thực mang hương vị quê nhà không thể quên được của
mỗi người con đất Bắc khi đi xa.
Đi dọc quốc lộ 31, cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông, bạn sẽ đến
thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn và được người dân nơi đây giới
thiệu đến làng nghề mì gạo Nam Dương, còn gọi là mì Chũ ngon nức tiếng gần xa.
Thôn Thủ Dương chỉ cách thị trấn Chũ (huyện lỵ Lục Ngạn) một cây cầu bắc
qua sông Chũ. Cũng như nhiều địa phương khác ở Lục Ngạn, Thủ Dương trồng khá
nhiều vải thiều nhưng thu nhập chính của người dân trong thôn lại từ nghề làm mì gạo.
Nếu có dịp đến với vùng đất Bắc Giang bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món
ăn đặc biệt này và cũng không quên mua làm quà cho người thân, bạn bè để cùng
thưởng thức đặc sản của vùng đất Lục Ngạn.
Trong bài tiểu luận này em xin trình bày những nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về mỳ Chũ
Chương 2: Thực trạng và giải pháp cho mỳ Chũ hiện nay
Chương3 : Các món ăn được chế biến từ mỳ Chũ

2


NỘI DUNG


Chương 1: Tổng quan về mỳ Chũ
1. Nguyên liệu
Cội nguồn làm nên dặc sản mỳ Chũ đó chính là gạo bao thai hồng của vùng Lục
Ngạn, nguồn nước trong lành của vùng quê bên bờ sông Lục, cùng với đó là sự cần cù
sáng tạo của những người thợ với phương pháp quy trình làm nghề truyền thống trong
suốt hơn 60 năm qua. Để có được sợi mỳ mỏng manh và dẻo dai như lá lúa, người thợ
phải đổ nhiều mồ hôi công sức.
Gạo đem về đãi, vo sạch, cho vào lu (một loại dụng cụ chứa được làm bằng đất
nung) ngâm chừng 6 đến 8 tiếng. Tiếp đến, gạo được xay ra thành bột bằng cối đá
xanh để có được thứ bột dẻo, sánh. Bột ấy được lọc nhiều lần rồi ủ qua một đêm. Từ tờ
mờ sáng, người nghệ nhân đã phải dậy sớm đem bột ra tráng thành bánh để kịp phơi
cho được nắng. Một mẻ bánh thường có ít nhất ba người làm, mỗi người thạo một
khâu riêng, người tráng bánh lo cho bánh chín đúng độ , người cắt bánh lo cắt sao cho
đều, người đem phơi, đem ủ và thái thành những sợi mỳ đều đặn… Ngay cả việc cuộn
và bó sao cho các sợi mỳ sóng đều, mượt và có hoa văn đẹp như búi tóc của người
thiếu nữ cũng cả là một nghệ thuật mà không phải là người làm mỳ nào cũng thực hiện
được. Như vậy từ các nguyên liệu, người thợ phải thực hiện rất nhiều quy trình trong
thời gian trên 36 tiếng đồng hồ để cho ra đời những sợi mỳ đặc sản dẻo, dai.

Hình 1.1
Sản phầm

đặc sản

Mỳ Chũ


thể

nói,


những ai đã

từng được

thưởng

thức

Mỳ

lần

chắc

Chũ

một

hẳn

sẽ

quên

không

màu

trắng sữa,


vị ngọt của gạo bao thai, giống lúa chất lượng cao nhất được trồng trên các chân ruộng
3


cao ở vùng đất đồi, chịu được gió bão sương sa. Mỳ Chũ chính là sự hoà quyện giữa
gạo quê và nguồn nước trong lành của vùng núi đồi sông Lục, cùng với đôi bàn tay
nghệ nhân làng nghề để làm nên đặc sản của một miền quê.
Được sản xuất bằng phương pháp gia truyền nên dù không sử dụng các chất bảo
quản thực phẩm, hàng the… nhưng Mỳ Chũ vẫn có độ giòn, dẻo, dai và thơm ngon
hơn nhiều loại mỳ khác. Với Mỳ Chũ các bà nội trợ có thể chế biến thành nhiều món
ngon nhanh và đơn giản. Một đặc điểm nổi trội của Mỳ Chũ là dù chưa kịp ăn ngay
sau khi nấu thì khi để nguội mỳ vẫn không bị nát, khi cần sử dụng chỉ cần thêm chút
nước đun sôi là lại có tô mỳ ngon như vừa nấu từ bếp. Tất cả đó là sự kết tinh

2. Công đoạn vo gạo và ngâm gạo


Mục đích:

- Làm mềm gạo, giúp cho quá trình xay nghiền diễn ra dễ dàng hơn.
-

Làm cho gạo hút nước trương nở.

-

Làm sạch một phần tạp chất bên ngoài.

-


Hiệu suất thu được cao hơn.

-

Hydrat hóa các cấu tử dinh dưỡng có trong gạo như: protein, glucid, lipid

để dễ dàng phân tán vào dịch huyền phù sau này.


Những biến đổi trong quá trình ngâm:

-

Biến đổi vật lý:

Hạt mềm hơn, kích thước to hơn, nặng hơn.
Đây là biến đổi chủ yếu trong quá trình ngâm.
-

Biến đổi hóa học:

Một số hợp chất chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hydrat hóa.
-

Biến đổi hóa lý:

Nước hòa tan tinh bột, hòa tan protein mạch ngắn, pentosan, tạo áp suất thẩm
thấu dẫn đến nước càng dễ đi vào và chất tan sẽ đi từ hạt gạo ra ngoài, nhưng xu
hướng nước đi vào xảy ra dễ dàng hơn.


-

Biến đổi sinh học:

Nếu ngâm nguyên liệu trong thời gian quá dài thì chất tan trong nguyên liệu sẽ
khuếch tán vào nước ngâm làm tăng nguy cơ nhiễm vi sinh vật.
4



-

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình ngâm hạt:
Thành phần nguyên liệu:

Hàm lượng amylopectin cao dẫn đến nguyên liệu hút nhiều nước (do nguyên
liệu chứa nhiều cấu trúc vô định hình), do đó thời gian ngâm ngắn.
-

Lượng nước ngâm:

Ngâm với tỷ lệ gạo/nước là ½.
Nếu ngâm quá nhiều nước sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong hạt, do sự
chênh lệch nồng độ giữa môi trường dinh dưỡng bên trong hạt gạo và môi trường nước
ngâm dẫn đến nước thẩm thấu vào bên trong hạt, còn chất dinh dưỡng đi theo chiều
ngược lại.
Nếu ngâm quá ít nước thì quá trình hydrat hóa xảy ra không hoàn toàn, các chất
dinh dưỡng khó phân tán vào môi trường nước ngâm.
Thời gian ngâm:

Thời gian ngâm thông thường là 3 – 6 giờ nếu ngâm trong nước ấm.
Nếu ngâm quá lâu thì khả năng tổn thất chất dinh dưỡng cao, dẫn đến tăng nguy
cơ nhiễm vi sinh vật. Ngoài ra, còn gây hiện tượng thối hạt.
Nếu không ngâm trong thời gian quá ngắn thì sự trương nở xảy ra không triệt
để, hạt không mềm, quá trình hydrat hóa xảy ra không hoàn toàn.
Nhiệt độ ngâm:
Nếu nhiệt độ ngâm cao thì thời gian ngâm ngắn, nhưng quá trình hồ hóa sẽ xảy
ra, do đó quá trình này không cần thiết sử dụng nhiệt độ cao vì sẽ gây khó khăn cho
quá trình lọc.
Nếu ngâm trong nước ở nhiệt độ phòng thì thời gian ngâm khoảng 12 giờ,
khoảng thời gian này đủ để vi sinh vật phát triển, xuất hiện quá trình lên men, tạo vị
chua cho sản phẩm.
Nếu ngâm trong nước ở nhiệt độ 48 – 52 0C thì thời gian ngâm rút ngắn
xuống còn 3 – 6 giờ, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
- Như các bạn cũng đã thấy để có được những sản phẩm mỳ chũ thơm ngon,
ngay cả công đoạn tưởng chừng như đơn giản nhất cũng phải rất khắt khe để cho ra
những sản phẩm tốt nhất.

5


3. Công đoạn nghiền gạo ướt thành bột
Mục đích:


-

Phá vỡ cấu trúc tế bào của gạo và lớp màng tế bào, giải phóng các thành

phần trong gạo.

-

Hòa tan các chất dinh dưỡng như: protein, glucid, lipid, tạo thành dung

dịch huyền phù với nước thêm vào.
-

Giúp đồng nhất khối hạt hình thành dạng khối bột mới.
 Những biến đổi trong quá trình xay bột:
Biến đổi vật lý:

- Kích thước của hạt gạo giảm.
- Nhiệt độ của khối nguyên liệu tăng do ma sát.
Biến đổi hóa học:
- Độ ẩm của khối nguyên liệu tăng do quá trình nghiền có bổ sung nước.
Biến đổi sinh học:
- Do nguyên liệu chuyển từ trạng thái rắn sang huyền phù nên vi sinh vật rất dễ
tấn công, gây hư hỏng khối sản phẩm sau khi nghiền.
 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bột:
Độ ẩm của nguyên liệu:
- Độ ẩm là nhân tố chính ảnh hưởng đến kích thước của hạt gạo sau quá trình
nghiền. Dưới tác dụng của thiết bị nghiền, khi độ ẩm của hạt gạo đạt đến một giá trị
nhất định – tùy theo loại gạo – thì kích thước của hạt gạo bắt đầu giảm nhiều, vì nước
đi vào càng nhiều thì hạt gạo càng mềm, dẫn đến tạo thành càng nhiều hạt có kích
thước nhỏ.
- Khi độ ẩm đạt đến một giá trị nhất định (trong đồ thị trên thì giá trị này vào
khoảng 24%) thì mức độ gãy vỡ của tinh bột sẽ giảm nhanh.
Kích thước của nguyên liệu:
- Hạt tinh bột có kích thước càng nhỏ thì càng dễ vỡ khi nghiền (do đó dễ bị
thủy phân).


6


Ảnh hưởng của quá trình ngâm:
- Nếu không có quá trình ngâm thì quá trình nghiền sẽ phá vỡ hạt nguyên liệu ra
từng mảnh, dẫn đến phá vỡ hạt tinh bột, còn nếu có quá trình ngâm trước đó thì quá
trình nghiền không phá vỡ hạt tinh bột.
Tuy nhiên, nếu độ ẩm quá cao sẽ gây khó khăn cho quá trình nghiền, dẫn đến
tốn năng lượng cho thiết bị nghiền, còn nếu độ ẩm thấp thì dễ dính răng máy.
*Lọc: sau khi nghiền thành bột đem ra lọc lấy bột
Bột để làm ra những sản phẩm Mỳ Chũ Bắc Giang cũng phải lọc cẩn thận để có
được chất lượng bột tinh khiết nhất.

4. Công đoạn ngâm và để lắng bột
- Công đoạn này chỉ đơn giản là ngâm và để bột lắng xuống.
5. Công đoạn tráng trên máy tráng
- Bột sẽ được đưa lên phễu trên máy, và bột sẽ được rót ra theo một mức nhất
định sao cho khi ra bánh không quá dày hay quá mỏng. Bánh được tráng hoàn toàn tự
động và được đặt trên những tấm bằng tre đan và đem ra phơi dưới nắng.

6. Công đoạn phơi bánh dưới nắng
- Bánh được cở sở sản xuất Nhật An phơi trên diện tích 1000m2 (vườn nhà)
- Môi trường phơi sạch sẽ, thoáng, không bụi bẩn. Đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm

Hình 1.2 Giàn mỳ phơi
7



7. Công đoạn làm mềm bánh sau khi phơi khô
- Sau khi bánh đảm bảo độ khô (độ ẩm 14%) được đem vào làm mềm bằng
nước
- Sau đó bánh được ủ trong khoảng 2h để đảm bảo độ ẩm của bánh được đồng
đều và tăng độ dai cho sợi mì.
8. Công đoạn thái mỳ chũ
- sau khi làm công đoạn 7 xong chúng ta cho Mỳ lên thái thành những sợi nhỏ
bằng dao thái đặc biệt, để thái được những sợi mỳ như vậy cần loại dao đặc biệt cũng
như kĩ thuật đặc biệt của người thợ.

Hình 1.3 Phơi mỳ sau khi thái

9. Công đoạn bó mỳ
Sau khi thái Mỳ xong chúng ta chuyển sang công đoạn bó sao cho chúng thành
những bó to hoặc nhỏ khác nhau tùy quy cách đóng gói.
10. Đóng gói, thành phẩm
- Đây là công đoạn cuối cùng là khi đã bó thành những nắm Mỳ Chũ theo tiêu
chuẩn rồi chúng ta bỏ vào túi, đóng gói, tùy theo có thể gói 0,3Kg, gói 0,5kg, gói
1kg...

8


Hình 1.4 Mỹ chũ sau khi đóng gói

9


Chương 2: Thực trạng và giải pháp
Nghề sản xuất mỳ gạo phát triển ở Lục Ngạn từ năm 1980, ban đầu ở thị trấn

Chũ, sau đó lan rộng sang các xã như: Nam Dương, Nghĩa Hồ, Thanh Hải, Quý Sơn,
Trù Hựu. Sản phẩm làm ra đều được người dân mang đến chợ Chũ tiêu thụ nên gọi
chung là mỳ Chũ. Theo ông Nguyễn Văn Nam - Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Sản xuất
và tiêu thụ Mỳ gạo truyền thống Thủ Dương, hiện có trên 100 hộ với khoảng 450 nhân
khẩu tham gia sản xuất, sản lượng đạt 500 tấn/ năm. Để đảm bảo chất lượng và uy tín
thương hiệu Thủ Dương, các hộ tham gia sản xuất đều cam kết không sử dụng hàn the,
thuốc tẩy, chất phụ gia mà sản xuất theo phương thức cổ truyền và đảm bảo yêu cầu vệ
sinh an toàn thực phẩm. Do luôn quan tâm đến chất lượng nên mỳ Thủ Dương được
tiêu thụ hầu khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam, được đưa sang thị trường Trung
Quốc, Nga, Anh, Đức do một số cá nhân người Việt mang sang bán trong các siêu thị
Việt. Thu nhập từ làm mỳ cũng rất khá, giá hiện tại 25.000 đồng/kg, mang lại thu nhập
bình quân hơn 4 triệu đồng/ tháng/ người.
Gắn bó với nghề đã nhiều năm, ông Nam hiểu rõ những nấc thang thăng trầm
của làng nghề truyền thống này. Ông luôn quan tâm tới việc "giữ lửa" cho làng nghề
thông qua việc không ngừng học tập, đúc rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng sản
phẩm; tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cho những người có nhu cầu, đồng thời tích cực xây
dựng thương hiệu sản phẩm mỳ Chũ.
Năm 2010, nhãn hiệu này được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công
nghệ) chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho Hội Sản xuất và tiêu thụ mỳ
Chũ (Hội mỳ Chũ) quản lý, sử dụng.

Những năm gần đây, Hội vận động thêm thành viên mới nhưng nhiều hộ không
đạt tiêu chí để kết nạp, trong khi đó có những hộ đạt tiêu chuẩn lại không mặn mà vì
đã có khách hàng riêng. Do vậy, họ tự in bao bì và tự lấy nhãn hiệu mỳ Chũ.
Ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng thôn Thủ Dương - Phó Chủ tịch Hội mỳ Chũ
cho biết: "Gần đây, chúng tôi liên tục tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng về việc
mua phải mỳ Chũ kém chất lượng. Xác minh được biết đó là sản phẩm nhái nhãn hiệu,
thậm chí, họ còn làm giả lô-gô độc quyền, địa chỉ liên hệ của Hội mỳ Chũ để dễ dàng
qua mắt người tiêu dùng. Chúng tôi đã phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan chức
10



năng, Chi cục Quản lý thị trường đã vào cuộc kiểm tra nhưng tình trạng này vẫn tái
diễn với mức độ ngày càng phổ biến".
Thực tế hiện nay, nghề làm mỳ gạo đang phát triển, tạo việc làm, thu nhập ổn
định cho hàng nghìn lao động trong tỉnh. Song việc xây dựng và quản lý nhãn hiệu sản
phẩm chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng làm giả, nhái nhãn hiệu nổi
tiếng để thu lợi không chính đáng.
"Mỳ Chũ là nhãn hiệu độc quyền được Nhà nước bảo hộ cho Hội mỹ Chũ (Lục
Ngạn) quản lý, sử dụng, các tổ chức, cá nhân khác sử dụng là vi phạm Luật Sở hữu trí
tuệ. Cơ quan chức năng cần kịp thời vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm những trường
hợp vi phạm, giúp bảo vệ và phát triển nhãn hiệu theo quy định” - Ông Ngô Anh
Hoàng, Phó Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành (Sở Khoa học và Công nghệ) nói.

11


Chương 3: Các món ăn được chế biến từ mỳ Chũ và cách làm
Mỳ Chũ có vị dai dai, vị ngọt bùi của gạo ngon khó quên, rất thích hợp cho
những người sành ăn lẩu, thích món mỳ xào hay bát mỳ nấu đơn giản...và tặng bàn bè,
người thân trong và ngoài nước. Hơn nữa Mỳ Chũ hoàn toàn không dùng các chất phụ
gia ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Quy trình chế biến đơn giản như các loại
mỳ thường. Đã về Bắc Giang là phải ăn mỳ Chũ và uống nước chè đắng. Các loại lẩu
ở Bắc Giang đều có kèm mỳ Chũ - những sợi bánh mảnh, giòn, được bó lại thành từng
bó, gọn gàng đặt trong đĩa. Khi ăn cho vào nồi lẩu nhúng đến chín. Bánh chín rất
mềm, dai, khi ăn cảm nhận được vị dẻo và thơm của gạo. Mỳ Chũ khi nhúng và nấu
trong nồi lẩu không bị đục nước nên được người dân rất ưa chuộng. Một nồi lẩu thập
cẩm ở Bắc Giang ăn với mỳ Chũ khá rẻ, ăn đến no và uống đến say cũng chỉ hết 200
đến 300 ngàn đồng cho 4 - 5 người.
3.1 Mỳ chũ thịt bò

Nguyên liệu:
Mỳ chũ: 03 nắm cho 3 người ăn.
Thịt bò: 01 lạng đã thái thành miếng mỏng.
Nước dùng: 03 bát tô. Đây là nước dùng gà, hầm từ xương gà đã chuẩn bị sẵn
từ trước cho tiết kiệm thời gian.
Hành lá + rau mùi ta: vừa đủ.
Gừng tươi: 1 chút.

Hình 3.1: Nguyên liệu
12


CÁCH LÀM :
Bước 1: Sơ chế:

Hình 3.2:
- Mỳ Chũ rửa qua bằng nước lạnh cho sạch và mềm bớt rồi để ráo.
- Hành mùi thái nhỏ.
- Gừng thái lát mỏng.
Bước 2: Đun nước dùng:bỏ gừng thái lát mỏng vào nước dùng đun tới sôi để
nước dùng được thơm hơn.

13


Hình 3.3
Bước 3: Làm chín nguyên liệu:

14



Hình 3.4

Hình 3.5
- Trụng mỳ Chũ trong nước dùng từ 2-3p cho mỳ chín mềm nhưng không nát.
- Trưng thịt bò chín tới.

15


Bước 4: Sắp các nguyên liệu vào bát:

Hình 3.6

.
Hình 3.7

16


Hình 3.8
Bước 5: Chan nước dùng vào

17


Hình 3.9
Thời gian làm món này không quá 15p!
3.2 Món xào
a.


Nguyên liệu:

-

Mì Chũ: 250g

-

Thịt bò (100g) hoặc các loại thịt khác hợp khẩu vị

-

Trứng gà 01 quả

-

Rau cải hoặc các loại rau khác hợp khẩu vị

-

Hành hoa thái nhỏ
18


b.
-

Dầu ăn, gia vị
Cách xào:


Bước 1: Ngâm mì Chũ bằng nước sạch khoảng 10-15 phút sau đó vớt ra để ráo

nước
-

Bước 2: Xào bò và rau vừa chín tới để ra đĩa

-

Bước 3: Cho mì MiChu và Trứng (đã đánh tan) vào chảo đảo đều đến khí

sợi mì tơi hoặc giòn (Cũng có thể tráng trứng chín, thái chỉ rải đều khi mì MiChu xào
xong)
-

Bước 4: Khi mì chũ vừa chín cho hành và các gia vị

-

Bước 5: Đảo thêm khoảng 1-2 phút rồi cho ra đĩa đã có sẵn bò và rau xào

3.3 Món Lẩu
-

Rửa sạch mì chũ

-

Thả MiChu vào nồi lẩu khoảng 30 giây


-

Vớt ra cho vào bát, sau đó chan nước dung

3.4 Món chay
-

Rửa sạch mì chũ sau đó trần bằng nước sôi khoảng 2 phút

-

Vớt ra, để ráo nước và bày ra đĩa

-

Ăn với nước chấm được pha thật ngon

3.5 Mì chũ xào thập cẩm
Nguyên liệu:
1 - 2 nắm mì chũ, 1 quả trứng, 200g tôm (có thể thay thế bằng thịt heo hoặc thịt
gà), 1 bìa đậu phụ, 200g giá đỗ.
4 tép tỏi đập dập, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 nắm lạc rang giã nhỏ, 2 cọng hành lá
cắt khúc cỡ 3cm - 4cm, nửa quả chanh, 1 muỗng canh hành phi.
Nước xốt: 50ml nước mắm, 50ml nước cốt me, 50ml nước lọc, 1 thìa cà phê ớt
bột, 1 muỗng canh đường.

19



Hình 3.10
Cách làm:

Hình 3.11
Đun các nguyên liệu trong phần nước xốt với lửa nhỏ đến khi đường tan hết thì
tắt bếp.
Ngâm mỳ trong nước 30 phút rồi vớt ra để ráo.
Cắt đậu thành những miếng dài, nhỏ.

20


Hình 3.12
Chiên đậu phụ với tỏi đến khi đậu chuyển màu vàng và tỏi dậy mùi thơm.

Hình 3.13

21


Cho mì vào chảo đảo đều cùng với 3 muỗng canh nước xốt.
Bạn chú ý đảo đều tay nhưng phải thật nhẹ nhàng để mỳ tơi những không bị nát.

Hình 3.14
Xào mì khoảng 2 phút rồi cho thêm 2 - 3 muỗng nước lọc vào chảo cho đỡ khô.
Đổ tôm vào xào chung với mỳ.

Hình 3.15
22



Dùng đũa gạt các nguyên liệu lên sát mép chảo tạo thành một cái hố ở giữa rồi
đập trứng vào.
Chờ trứng chín tái, đảo trứng quyện với mỳ.

Hình 3.16
Đổ giá đỗ, hạt tiêu vào chảo, cho thêm 1 muỗng canh nước xốt.

Hình 3.17

23


Chờ giá chín tới thì nêm nếm lại lần cuối rồi tắt bếp, rắc hành lá lên và đổ mì ra
đĩa, rắc hành phi và lạc rang lên trên. Khi ăn, trộn mỳ với 1-2 thìa cà phê nước cốt
chanh.

Hình 3.18
Ăn mỳ chũ xào sẽ không nóng như mì tôm mà sợi mỳ vẫn có độ mềm, dai nhất
định.

24


KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên có lẽ chúng ta cũng có thể hiểu thêm phần nào về mỳ
Chũ-một món ăn rẻ và đơn giản. Thé nhưng để tạo ra được sản phẩm mỳ Chũ cần phải
trải qua nhiều quá trình phức tạp cùng với bàn tay khéo léo của người dân làng nghề
Thủ Dương.
Với sự cố gắng hết sức của bản thân cùng với những hiểu biết và tài liệu có

được em hy vọng sẽ mang lại những thông tin bổ ích giúp mọi người hiểu thêm về một
món ăn đơn giản và bình dân. Nó sẽ trở nên thật hấp dẫn nếu ta biết cách chế biến. Bài
tiểu luận có thể trình bày không thật chính xác và rõ ràng,không cung cấp đầy đủ
thông tin theo yêu cầu,nhưng ít nhất nó có thể giúp ta có thông tin sâu hơn về món mì
Chũ.

25


×