Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một vài kinh nghiệm dạy môn Tiếng Việt lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.85 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Đối tượng nghiên cứu.
III. Mục đích nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
PHẦN B: NỘI DUNG
I. Vị trí, nhiệm vụ của dạy Tập đọc.
II. Cơ sở của việc dạy Tập đọc.
III. Thực trạng.
IV. Biện pháp
1. Đọc mẫu.
2. Hướng dẫn đọc
3. Một số trò chơi tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tập đọc
4. Kết hợp với phụ huynh nâng cao chất lượng đọc cho học sinh.
5. Dạy thực nghiệm.
V. Kết quả.
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
I. Kết luận

Trang
2
2
2
2
2
3
4
4
4


5
8
8
8
14
15
16
23
24
24

II. Khuyến nghị
24
PHẦN D: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

25


PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Hưởng ứng phong trào vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT đã phát động. Mỗi GV không chỉ không ngừng
đổi mới nội dung và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với quá trình hội
nhập và phát triển của đất nước mà còn không ngừng đổi mới cách tổ chức, quản
lí lớp học. Nhất là bậc Tiểu học, để các em đến trường với tâm trạng thoải mái,
vui tươi, tạo không khí lớp học đầm ấm, nhẹ nhàng để tất cả học sinh không
phải “sợ” đến trường mà các em luôn cảm nhận được: “Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui”.
Như chúng ta đã biết “Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của loài

người”(Lê Nin).“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng ”(Mác). Ngôn
ngữ là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Chức năng quan trọng của
ngôn ngữ đã quy định sự cần thiết nghiên cứu sâu sắc kỹ năng đọc trong phân
môn Tiếng Việt và trong hệ thống giáo dục nhà trường. Ở lớp 1 các em học sinh
bắt đầu làm quen với 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, kỹ năng đọc là
rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó
sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm
nhận ra cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu,
đoạn văn, bài văn mình vừa đọc. Các em hiểu được các lệnh, các yêu cầu trong
các môn học khác. Mặt khác ở lớp 1 các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng,
đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Từ
đó các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn nên kết quả học tập của các
em sẽ tốt lên. Chính vì vậy, việc dạy cho các em có kĩ năng đọc đúng ở Tiểu học
nói chung và ở lớp 1 nói riêng là quan trọng cần thiết để các em có hành trang
vững vàng tiếp thu các môn học khác. Hơn nữa, ở lớp 1, dạy Tập đọc chính là
bước chuyển từ dạy “học vần” sang dạy “tập đọc” (ở lớp 2). Giờ tập đọc ở lớp
1 vận dụng cả phương pháp học vần, cả phương pháp tập đọc. Yêu cầu của giờ
tập đọc lớp 1 là củng cố hệ thống âm vần đã học như: đọc đúng tiếng, liền tiếng
trong từ, trong câu, đoạn, bài. Bước đầu biết cách ngắt hơi ở các dấu câu, biết
lên giọng và hạ giọng. Để làm tốt được các nhiệm vụ nêu trên, Tôi mạnh dạn
đưa ra đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn Tập
đọc”. Đề tài của tôi mục đích là đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh đọc
thông được văn bản và đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng
nhằm nâng cao chất lượng của một giờ dạy tập đọc ở lớp 1.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Thực trạng dạy học Tập đọc và một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân
môn Tập đọc.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu thực trạng việc dạy học Tập đọc ở lớp 1. Trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập đọc ở lớp 1.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích các tài liệu dạy học
2


+ Phương pháp tìm hiểu thực tế
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
+ Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm dạy học
+ Phương pháp thực nghiệm
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
1. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi để nghiên cứu gồm 38 học sinh lớp 1D trường Tiểu học Võng La
2. Kế hoạch nghiên cứu:
Từ đầu năm học 2012 – 2013 làm đề cương bước 1
- Giữa học kì 2 năm học 2013 – 2014 đến tháng 4 viết bài.
- Hoàn thành đề tài và nộp vào ngày 18 tháng 4 năm 1014.

3


PHẦN B. NỘI DUNG
I. VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA DẠY ĐỌC Ở LỚP 1

1. Vị trí của dạy đọc.
1.1. Khái niệm đọc.
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện bốn
dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là
một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời

nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá
trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm
thanh (ứng với đọc thầm).
1.2. Ý nghĩa của việc đọc.
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ
cũng như tư duy của người đọc, việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi
dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một
cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn
còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
2. Nhiệm vụ của dạy đọc.
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình
thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng
cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát,
trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay
còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong
hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời
và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động
tích cực đến những kỹ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng
như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều
mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhiều khi khó mà
nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào, nhờ đọc đúng mà
hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc
không thể xem nhẹ yếu tố nào.
Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành
thói quen làm việc với văn bản, với sách cho học sinh. Nói cách khác thông qua
việc dạy đọc phải giúp học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có
ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những
con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
Ngoài ra việc đọc còn có những nhiệm vụ khác đó là làm giàu kiến thức về
ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn hoá cho học sinh, phát triển ngôn ngữ và tư

duy, giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em.
II - NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY ĐỌC Ở LỚP 1

1. Cơ sở tâm lý, sinh lý của việc dạy đọc.
Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc,
nắm bản chất của kỹ năng đọc. Đặc điểm tâm lý sinh lý của học sinh khi đọc hay
cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy học.
4


Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt hoạt động của các cơ
quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc. Càng
ngày những yếu tố này càng gần nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn.
Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp
giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc, đó là điểm phân biệt người mới
biết đọc và người đọc thành thạo. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu
thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chính xác, càng biểu cảm bấy nhiêu.
Để có giờ Tập đọc đạt kết quả tốt người giáo viên phải nắm được đặc điểm
tâm sinh lý của học sinh mình, nắm được đặc điểm yêu cầu, bản chất kỹ năng cơ
chế mục đích cần đạt được của tiết dạy Tập đọc. Trên cơ sở đó sử dụng phương
pháp cho phù hợp.
2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy đọc.
Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học. Nó
liên quan mật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính âm,
chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học), vấn đề nghĩa của từ, của câu,
đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học), vấn đề dấu câu, các kiểu câu…
Phương pháp dạy học tập đọc phải dựa trên những kết quả nghiên cứu của ngôn
ngữ học, việt ngữ học về những vấn đề nói trên để xây dựng, xác lập nội dung
và phương pháp dạy học. Bốn phẩm chất của đọc không thể tách rời những cơ
sở ngôn ngữ học. Không coi trọng đúng mức những cơ sở này, việc dạy học sẽ

mang tính tuỳ tiện và không đảm bảo hiệu quả dạy học.
III .THỰC TRẠNG

Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học Võng La và trao đổi với đồng
nghiệp tôi đã có những nhận xét chung về thực trạng dạy học tập đọc như sau:
1 . Tình hình giảng dạy của giáo viên.
1.1 Quan điểm của giáo viên về giờ Tập đọc
Nhìn chung giáo viên Tiểu học đều rất coi trọng giờ tập đọc. Giáo viên ở
các lớp đầu cấp cho rằng phần luyện đọc từ, đọc câu là quan trọng hơn còn ở các
lớp cuối cấp thì cho rằng phần luyện đọc và phần tìm hiểu bài quan trong như
nhau. Nhưng nhìn chung 70% giáo viên khẳng định việc luyện đọc quan trọng
hơn còn về thời gian phân bố trong giờ luyện đọc thì 80% số giáo viên cho rằng
thời gian luyện đọc là nhiều hơn còn 20% cho rằng thời gian của 2 phần này như
nhau. Được dự các tiết tập đọc chuyên đề của huyện nói chung và của trường
nói riêng, tôi nhận thấy phần lớn giáo viên đều chú ý sửa lỗi phát âm cho học
sinh, song do thời gian bị hạn chế nên việc sửa lỗi do đó chỉ được thực hiện lướt
qua khi luyện đọc từ hoặc câu.Giáo viên thường chỉ cho học sinh luyện những từ
và câu mà sách giáo khoa yêu cầu chứ chưa chọn lọc ra những từ hoặc câu mà
học sinh của mình hay nhầm lẫn.
1.2 Những phương pháp giáo viên thường sử dụng trong phần rèn đọc
Hiện nay ở Tiểu học, về vấn đề rèn đọc cho học sinh, giáo viên sử dụng
phương pháp dạy học cụ thể là: phương pháp làm mẫu, phương pháp luyện đọc
theo mẫu, phương pháp luyện tập củng cố, phương pháp hỏi đáp (đặt câu hỏi để
học sinh tự tìm và phát hiện từ khó, cách ngắt nhịp câu dài…) và phương pháp
đóng vai (đối với văn kể chuyện).
* Thực trạng phần rèn đọc ở lớp 1
5


Qua giảng dạy, tìm hiểu và dự giờ ở lớp 1 tôi thấy hiện nay nhìn chung giờ

tập đọc (tiết 1) được tiến hành theo trình tự sau:

Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
Học sinh đọc lại bài của tiết trước và trả lời một số câu hỏi ứng với nội
dung bài học.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc
- Giáo viên chép sẵn bài đọc lên bảng lớp
- Giáo viên đọc mẫu, học sinh theo dõi
* Luyện đọc tiếng, từ
Giáo viên gạch chân những tiếng từ mà SKG yêu cầu → cá nhân học sinh đọc
* Luyện đọc câu
Giáo viên đưa ra những câu thơ, văn ngắt nhịp, ngắt giọng sẵn và đọc mẫu
sau đó học sinh đọc theo cô. Khi cá nhân học sinh đọc các em khác nghe và
nhận xét bạn.
* Luyện đọc đoạn
Giáo viên nêu bài đọc chia thành mấy đoạn (mấy khổ thơ)… sau đó cho
học sinh đọc nối tiếp đoạn (khổ thơ) cho đến hết bài.
* Luyện đọc cả bài:
Cá nhân học sinh đọc → các em khác nhận xét
3. Ôn vần:
- Dựa vào các câu hỏi và bài tập của SGK.
+ Tìm tiếng có chứa vần cần ôn
+ Nói câu chứa tiếng có vần cần ôn
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị tiết 2.
Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu điều tra thực trạng, tôi rút ra một số
kết luận sau:

* Giờ tập đọc có vị trí quan trọng ở Tiểu học.
* Giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc đọc và nhiệm vụ chính của
dạy đọc.
* Trong giờ tập đọc giáo viên còn làm mẫu nhiều mà chưa để các em tự
phát hiện ra cách đọc.
* Trong giờ tập đọc nhất là khi có người dự giờ thì giáo viên còn ít chú ý
giảm tiến độ của tiết dạy.
2. Thực trạng học Tập đọc của học sinh
Qua nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy ở Tiểu học các em thường coi nhẹ
môn Tập đọc vì các em cho rằng môn Tập đọc là môn dễ không phải suy nghĩ
như môn Toán mà chỉ cần đọc trôi chảy, lưu loát là được. Các em cũng chưa để
ý đến việc đọc của mình như thế nào. Một số ít học sinh phát âm sai do thói
quen đã có từ trước hoặc do tiếng địa phương. Khi đọc các em còn hay mắc lỗi
6


ngắt giọng, các em còn ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt
giọng sinh lý). Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng phần lớn
các em chỉ biết bắt chước cô một cách tự nhiên.
3. Thực trạng chất lượng học Tập đọc của học sinh lớp 1D trường Tiểu
học Võng La:
3.1. Thuận lợi:
+ Giáo viên:
- Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn.
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng
cho học sinh Tiểu học… cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học
hỏi, giảng dạy.
- Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức hội giảng, dự giờ
hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút
ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng

dạy.
- Đội ngũ giáo viên ở trường có tay nghề vững, lâu năm trong công tác, có
nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng
giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó
khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm.
+ Học sinh:
- Ở độ 6-7 tuổi của học sinh lớp 1.Các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời,
nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên
khen thưởng ….
- Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ
huynh có ý thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường cho giáo viên,
và cùng với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: Chuẩn bị đầy đủ
sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con
em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi vẫn còn gặp một số
khó khăn sau:
3.2. Khó khăn
+ Giáo viên:
- Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên
còn tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời
gian đầu tư.
- Đèn chiếu, máy tính trang bị trong phòng học chưa có, mỗi lần dạy phải
kết nối mất nhiều thời gian .
+ Học sinh:
- Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát
triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so
với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên
sau, chậm tiến.
- Do đặc trưng vùng miền nên các em chủ yếu phát âm sai l/n ; r/d ;
ch/tr…

7


- Đa số phụ huynh trong lớp là nông dân, công nhân trong khu công
nghiệp nên chưa có nhiều thời gian, chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập
của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình học bài, đọc
bài ở nhà.
Qua một tuần đầu học sinh lớp tôi học phân môn Tập đọc, tôi nhận thấy
rằng phần lớn các em ngại đọc. Vì cấu trúc của một bài Tập đọc thường là có nội
dung dài hơn, khó hơn là cấu trúc của một bài học vần. Dẫn đến các em thấy
thiếu tự tin và chán nản. Còn một số các em học khá trong lớp thì các em lại coi
nhẹ môn Tập đọc. Các em cho rằng Tập đọc là một môn học dễ không cần suy
nghĩ như môn Toán, nên các em chỉ cần đọc lưu loát là được. Các em thường là
rất chủ quan. Vì thế mà khi giáo viên hướng dẫn đọc các em thường không chú
ý, tập trung, dẫn đến các em ngắt nghỉ câu chưa hợp lý, đọc còn chưa diễn cảm.
Một số ít các em còn phát âm sai vì ngọng và do tiếng địa phương đã thành thói
quen đối với các em.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của việc dạy đọc, tôi
nhận thấy nếu dạy như đại trà hiện nay thì chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
dạy đọc ở Tiểu học. Do vậy dể khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu
điểm hiện có ở thực tế. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hướng dẫn
học sinh rèn đọc đúng để nâng cao hiệu quả của giờ Tập đọc ở lớp 1 nói riêng và
ở Tiểu học nói chung. Đó là:
1. Đọc mẫu:
- Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng đọc
cho HS vì vậy bài đọc mẫu của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn,
đọc đúng rõ ràng, trôi chảy và diễn cảm. Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự
tạo cho học sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc

thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát lớp, không đi lại, cầm sách
mở rộng, thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không để bài
đọc bị gián đoạn.
- Thông thường, GV lên lớp dạy giờ tập đọc thường không chuẩn bị kĩ
phần đọc mẫu ở nhà nên khi đọc mẫu chưa hay và không lôi cuốn được HS.
Nhưng đối với tôi để bài đọc mẫu có hiệu quả bao giờ tôi cũng mang sách về
nhà luyện đọc trước bài để tìm ra giọng đọc hay và chuẩn. Vì vậy khi đọc mẩu
trước HS tôi rất tự tin và HS của tôi thì rất chăm chú lắng nghe.
- Đối với học sinh lớp 1, giai đoạn đầu giáo viên chép bài đọc lên bảng rồi
học sinh theo dõi cô đọc ở trên bảng, nhưng ở giai đoạn sau giáo viên nêu yêu
cầu học sinh theo dõi bài ở sách giáo khoa để tạo cho các em có thói quen làm
việc với sách.
2. Hướng dẫn đọc
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 thì phân môn Tập đọc chủ yếu có 2
dạng bài:
- Dạng thơ, chủ yếu là thể thơ 4 – 5 tiếng
- Dạng văn xuôi
Cụ thể là trong 42 bài đọc thì có:
- 23 bài dạng văn xuôi
8


- 19 bài dạng thơ
Việc hướng dẫn đọc đúng được thể hiện trong tiết 1
2.1. Luyện đọc từ ngữ
Đối với lớp 1 dù ở bất kỳ dạng bài nào văn xuôi hay thơ thì trước khi luyện
đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm vần. Trong phần này
các em ôn luyện vần trên cơ sở luyện đọc những từ khó, hay nhầm lẫn khi đọc
có ở trong bài. Để thực hiện được tốt phần này, ngoài việc cần lựa chọn thêm
những từ ngữ khác mà học sinh trong lớp mình hay nhầm lẫn hoặc phát âm sai

để cho các em luyện đọc. Trong thực tế, hàng ngày lên lớp tôi vẫn thực hiện
điều này.
Ví dụ: Bài “ Bàn tay mẹ ”
Sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các từ sau
“ yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương ”
Khi dạy, dựa vào tình hình đọc của lớp ngoài những từ trên tôi đã tìm thêm
một số từ ngữ khác cần luyện đọc đúng đó là các từ ngữ: “ hằng ngày, bao
nhiêu, đi chợ, giặt, tã lót, yêu lắm, ” Sở dĩ tôi đã lựa chọn thêm những từ ngữ này
bởi vì thực tế ở lớp tôi dạy vần còn một số ít em đọc chưa tốt, các em hay nhầm lẫn
vần, phụ âm đầu và dấu thanh. Cụ thể như:
Từ đúng
nấu cơm
rám nắng
giặt một chậu tã lót đầy
đôi bàn tay rám nắng

Học sinh đọc nhầm
lấu cơm
dám nắng
dặt một chậu tã nót đầy
đôi bàn tay dám lắng

Giáo viên cũng nên để cho học sinh tự nêu những từ mà các em cảm thấy khó
đọc trong khi phát âm.
Ví dụ: Bài “Cái Bống”
SGK chỉ yêu cầu luyện đọc từ “ bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa
ròng” nhưng các em học sinh lớp tôi đã nêu ra được từ mà các em cho là khó
đọc đó là: “đường trơn” vì khi đọc dễ bị lẫn “đường trơn” với “đường chơn”.
Ví dụ: như ở bài Tập đọc “ Mưu chú Sẻ”. Học sinh của tôi đã tìm ra được
các từ như: “ăn sáng, hai chân”.

Sở dĩ tôi cho các em tìm thêm các từ này là vì học sinh lớp tôi hay mắc
phải. Cụ thể:
Từ đ úng :
Học sinh đọc nhầm:
ăn sáng
ăn xáng
hai chân
hai châng
Sau đó tôi cho các em luyện đọc cá nhân. Đồng thời khi các em đọc các từ
khó, tôi kết hợp cho các em phân tích tiếng nhằm khắc sâu các âm, vần các em
đã học.
Và để tránh sự rời rạc, nhàm chán trong giờ học tôi thường chú trọng đến
mọi đối tượng học sinh để các em cùng được hoạt động.

9


Khi học sinh đọc xong thì tôi lại yêu cầu học sinh khác nhận xét bạn của
mình đọc. Để các em tự phát hiện ra các lỗi sai của bạn, từ đó các em tự có ý
thức sửa cho chính bản thân mình tránh được các lỗi sai đó. Còn nếu các em
không tự tìm được lỗi sai của bạn, để giúp các em và cũng để tránh mất thời gian
tôi sẽ đồng thời sửa sai cho các em và tôi sẽ lưu ý chung cho cả lớp.
Bên cạnh đó, tôi cũng động viên các em kịp thời bằng cách khen các em
học tốt, động viên các em còn đọc kém để các em phấn chấn hơn, cố gắng và tự
tin hơn.
Sau khi học sinh đọc cá nhân xong, tôi sẽ yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh
các từ khó đó.Khi cho các em luyện đọc từ ngữ, giáo viên nên kết hợp phân tích
tiếng để giúp học sinh nhớ lại những âm vần đã học. Tuy nhiên chúng ta cần tập
trung gọi những học sinh đọc còn yếu, song để giúp những em này đọc được
đúng thì việc gọi một số em giỏi đọc thật to, thật chính xác là một việc làm

không thể thiếu bởi vì các em yếu sẽ bắt chước các bạn để đọc và như vậy các
em sẽ có ý thức tự sửa hơn. Sau đó cả lớp sẽ đồng thanh những từ ngữ này. Cần
tăng cường cho các em nhận xét nhau đọc, đúng hay sai, nếu sai thì ở đâu, các
em có thể tự sửa lại cho bạn. Nếu học sinh không làm được việc đó, giáo viên
phải kịp thời uốn nắn sửa sai ngay cho các em. Nhất thiết giáo viên phải có khen
chê kịp thời.
- Không chỉ luyện đọc đúng từ trong giờ Tập đọc mà trong các tiết tăng
cường Tiếng Việt hay các tiết Hướng dẫn học tôi cũng luôn đưa ra những bài tập
phân biệt phụ âm đầu và vần để giúp các em phát âm tốt hơn.
* Dạng bài tập điền vần, điền phụ âm đầu hoặc dấu thanh.
+ Bài tập 1: Điền s hay x.
chim .... ẻ
món .... ào
....ai bảo
.... ạch sẽ
+ Bài tập 2: Điền r, d, gi.
… a đình
....uồi muỗi
tháng…..iêng
quả ....oi
+ Bài tập 3: Điền ch hay tr.
thi …ạy
quả ...anh
…í nhớ
bầu .... ời
+ Bài tập 4: Điền vần ân hay âng.
cái s....
t.... bóng
học v..`..
lâng l....

+ Bài tập 5: Điền l hay n.
lấp ..´..
con ....ai
.... ái xe
màu .... âu
+ Bài tập 6: Điền dấu ’ , ˜ vào trên các chữ in nghiêng.
sách vơ
vơ lòng
chim se
cho xôi
rộng rai
dai lụa
Ví dụ: Chữa các lỗi phụ âm đầu:
* Chữa lỗi phát âm ch/ tr:
+ Cho học sinh phát âm “ch” là âm vốn có và chỉ trên hình minh họa để
học sinh biết rõ mặt lưỡi của âm. Sau đó học sinh luyện phát âm tiếng: “cho”,
“che”, “ chê”.
+ Dùng âm [t] làm âm trung gian có cùng phương thức phát âm và tiêu
điểm cấu âm đầu lưỡi – lợi, gần với vị trí của “tr” và “ch”.
Khi cho học sinh phát âm “tr” thì giáo viên hướng dẫn học sinh đặt vị trí
đầu lưỡi – lợi ( như khi phát âm [t] ) rồi giữ nguyên phần mặt lưỡi, nhích dần
10


đầu lưỡi vào phía trong ngạc cứng để tạo thành vị trí đầu lưỡi ngạc và lưỡi quặt.
Cho học sinh bật hơi mạnh để phát âm “tr” sau đó vào các tiếng “tro”, “trọi”.
Giáo viên có thể đặt từ trong các ngữ cảnh:
cho ( ăn) – tro (bếp)
chê (bai) – trê (phi)
* Chữa lỗi phát âm l/n:

Nguyên nhân chủ yếu khi học sinh phát âm sai l/n là do môi trường sống
của các em, phần lớn các em thường không biết mình đang phát âm âm nào.
Để hướng dẫn cho học sinh phát âm đúng hai phụ âm đầu này thì: Khi học
sinh phát âm sai hai từ này giáo viên sửa ngay bằng cách chữa lỗi phát âm bằng
biện pháp cấu âm. Giáo viên mô tả cấu âm của l/n.
[l] phát âm bên đầu lưỡi – lợi. Tức là dùng đầu lưỡi lợi và hàm trên khi
phát âm.
[n] phát âm mũi, đầu lưỡi – răng tức là dùng đầu lưỡi và mặt sau của răng
cửa khi phát âm “n”.
Hoặc để chữa lỗi học sinh chúng ta phải trực quan hóa sự mô tả âm vị và
hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào.
[l]: Khi phát âm “l” sờ tay vào mũi không rung.
[n]: là một âm mũi, khi phát âm sờ mũi sẽ thấy rung.
Khi ta hướng dẫn cho học sinh phát âm [l] bằng cách bịt chặt mũi đọc: lo,
lô, la, lu, lư,…khi bịt chặt mũi học sinh không thể phát âm các tiếng: no, nô, na,
nu, nư,…
* Biện pháp chữa lỗi phần vần: Vần ân/ âng.
Giáo viên sử dụng phương pháp luyện theo mẫu để phân tích sự khác
nhau cơ bản giữa lỗi phát âm và chuẩn. Từ đó sẽ có phương hướng để sữa chữa.
Dạy phát âm đúng “ trân”, giáo viên cho học sinh phát âm đúng các tiếng
có vần “ân”.
Ví dụ : lân, hân, mân, trân…
Để phát âm đúng tiếng có vần “ âng” giáo viên cho học sinh đọc:
Ví dụ: nâng, trâng, câng, tâng…
* Biện pháp chữa lỗi thanh:
Thanh ngã có âm vựng cao độ cao bắt đầu gần ngang thanh huyền. Đường
nét vận động bị gãy giữa do trong quá trình phát âm có hiện tượng tắc thanh hầu,
do vậy mà trẻ khó phát âm. Khi học sinh phát âm sai thường là hay xấu hổ mất
tự tin. Vì vậy mà chúng ta cần phát âm đúng. Để phát âm ra các tiếng có thanh
ngã cần lấy hơi ra nhẹ hơn các tiếng có thanh sắc, lưỡi hơi cong ban đầu cho các

em để lưỡi gần ngạc cứng, môi hơi tròn để phát âm ra tiếng đó hoặc dùng thanh
huyền để tạo độ cao lúc bắt đầu. Kết hợp với thanh nặng có yếu tố tắc ngậm
giống hiện tượng tắc thanh hầu của thanh ngã. Cuối cùng dùng thanh ngã để tạo
độ vút cao.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nối các thanh trong một phát âm:
Ví dụ: HA
HA
. / ( huyền – nặng – sắc)
Yêu cầu học sinh làm thao tác này nhanh hơn nhưng phải giữ đúng
nguyên tắc. Giáo viên kết hợp phương pháp trực quan làm mẫu thật nhiều lần
với đủ loại âm tiết để học sinh có sự tự điều chỉnh trong quá trình phát âm.
Giáo viên lúc này có thể phát âm các tiếng có các thanh ngã, sắc.
11


Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần.
Ví dụ: xã, mã, đã, chã…
Tiếp đó chắp các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết.
Ví dụ: ngõ, ngã, kĩ, cã…
Cuối cùng có thể chắp bất kì âm đầu, với các vần các thanh.
Ví dụ: ma, mà, má, mả, mã, mạ…
Và còn nhiều bài tập khác dạng như trên. Sau khi học sinh điền xong giáo
viên phải yêu cầu và kiểm tra các em đọc. Nếu các em đọc sai giáo viên phải kịp
thời uốn nắn ngay. Phần luyện đọc từ nếu giáo viên làm tốt, hướng dẫn học sinh
đọc kỹ sẽ giúp cho các em đọc trơn bài đọc tốt hơn.
2.2. Đọc đúng dạng thơ
Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người và thời đại một
cách cao đẹp, thơ rất giàu chất trữ tình. Vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được
tình cảm của tác giả gửi gắm trong từ, từng dòng thơ, nhịp thơ để truyền cảm
xúc đến người nghe. Vì vậy đọc thơ phải đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ để

thể hiện sắc thái, tình cảm. Khi dạy bài Tập đọc là thơ thì một công việc không
thể thiếu được đối với giáo viên và học sinh đó là ngắt nhịp câu thơ. Thực tế cho
thấy học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa chỉ đọc theo áp lực
của nhạc thơ. Học sinh tìm được trong bài có những dấu câu thì ngắt nhịp ra sao.
Do vậy khi dạy những bài đọc thơ ở giai đoạn đầu tôi thường chép lên bảng các
câu thơ cần chú ý ngắt giọng rồi hướng dẫn.
Học sinh sẽ được luyện đọc từng câu rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết
bài. Giáo viên có thể cho các em dùng ký hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc
không bị quên.
Đến giai đoạn sau (khoảng từ giữa học kỳ II trở đi) tôi đã để học sinh nhìn
vào sách và nêu cách ngắt giọng của mình ở từng câu thơ (vì những bài thơ của
lớp 1 thường là ngắn nên công việc này cũng không chiếm quá nhiều thời gian
trong tiết dạy). Nếu học sinh nói đúng giáo viên công nhân ngay và cho các em
đánh dấu luôn vào sách. Nếu học sinh nói sai giáo viên sửa lại cho học sinh.
Tôi đã sửa lại những câu học sinh sai và nêu cho các em thấy tại sao ngắt
nhịp như vậy lại là sai.
Ví dụ: Câu “Chưa lần nào về phép” ngắt nhịp như sau “Chưa lần / nào về
phép” là sai vì “chưa lần nào” là một cụm từ liền nhau, nếu ngắt giọng ở sau chữ
“lần” thì cụm từ đó sẽ bị tách ra và nghĩa của nó sẽ không rõ ràng. Hay câu “Mà
luôn luôn có quà” cũng tương tự tôi đã sửa cách đọc bài thơ trên như sau:
Quà của bố
Bố em / là bộ đội
Ở tận / vùng đảo xa
Chưa lần nào / về phép
Mà luôn luôn / có quà.
Khi đọc học sinh thường ngắt mỗi dòng thơ một lần là do thói quen nhưng
tôi đã sửa lại và hướng dẫn cho các em cách đọc vắt dòng: cuối dòng 1 đọc vắt
luôn sang dòng 2, cuối dòng 3 đọc vắt luôn sang dòng 4. Cứ như thế cho đến hết
bài.
Ví dụ bài: Chuyện ở lớp

12


- Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hoa không học bài
Sáng nay cô giáo gọi
Đứng dậy đỏ bừng tai...
- Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hùng cứ trêu con
Bạn Mai tay đầy mực
Còn bôi bẩn ra bàn...
Vuốt tóc con, mẹ bảo:
- Mẹ chẳng nhớ nổi đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào ?
Tô Hà
Bên cạnh việc rèn đọc đúng trong các giờ Tập đọc ở trên lớp thì trong các
tiết tăng cường Tiếng Việt tôi cũng thường đưa ra những câu thơ hoặc bài thơ
ngắn để giúp học sinh luyện đọc và ngắt giọng, cũng có thể đó là những câu ứng
dụng hay bài ứng dụng đã có ở phần học vần.
Ví dụ: Bài 55 trong phân môn học vần.
Dù ai nói ngả / nói nghiêng /
Lòng ta vẫn vững / như kiềng ba chân.//
2.3. Đọc đúng dạng văn xuôi
Tương tự như ở thơ, giáo viên cần chú trọng rèn cho các em biết ngắt, nghỉ
hơi cho đúng. Cần phải dựa vào nghĩa và các dấu câu để ngắt hơi cho đúng. Khi
đọc không được tách một từ ra làm hai, tức là không ngắt hơi trong một từ. Việc
ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu
chấm. Đối với những câu văn dài cần hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho phù hợp.
Cụ thể: tôi cho học sinh tự tìm những câu văn dài đó hoặc do chính giáo viên

đưa ra, sau đó yêu cầu học sinh xác định cách ngắt giọng, gọi học sinh nhận xét
đúng sai. Đối với học sinh lớp 1 giáo viên cũng chưa nên hỏi nhiều quá về việc
tại sao các em lại ngắt giọng như vậy mà nếu thấy đúng thì giáo viên công nhận
ngay, còn nếu sai thì sửa cho các em và giải thích để các em thấy rõ hơn. Sau
khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài bao giờ giáo viên cũng phải nhấn
mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong việc ngắt, nghỉ đúng ở các câu văn,
đoạn văn. Muốn xác định cách ngắt giọng đúng thì phải dựa vào nghĩa vào các
tiếng, từ, dấu câu.
Ví dụ: Bài “ Bàn tay mẹ ”
Câu dài trong bài cần hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi là:
“Bình yêu lắm / đôi bàn tay rám nắng,/ các ngón tay gầy gầy,/ xương xương
/của mẹ //”.
Tôi đã chép câu này lên bảng và hướng dẫn cách ngắt hơi như trên (vì đây
là bài đầu tiên trong chương trình Tập đọc nên tôi hướng dẫn luôn cách đọc).
Ví dụ: Bài “Hoa ngọc lan”
Học sinh đã phát hiện ra câu dài trong bài là ngắt giọng như sau:
13


“Vào mùa lan, /sáng sáng,/ bà thường cài một búp lan lên mái tóc em //”.
Tôi giải thích ta ngắt ở sau từ “sáng sáng” để nhấn mạnh thêm về thời gian
mà bà hay ngắt hoa lan cài cho bạn nhỏ.
Đối với những bài có lời thoại, giáo viên phải hướng dẫn kỹ học sinh cách
lên giọng cuối câu hỏi và xuống giọng cuối câu kể (câu trả lời)
Ví dụ: Bài “Vì bây giờ mẹ mới về”
Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc từng câu thoại của mẹ và của con. Những
câu hỏi của mẹ:
Con làm sao thế ? Đứt khi nào thế ? (đọc lên giọng cuối câu)
Những câu trả lời của cậu bé.
Con bị đứt tay. Lúc nãy ạ ! Vì bây giờ mẹ mới về (đọc xuống giọng ở cuối câu)

Cũng như thơ, sau khi sửa xong lỗi ngắt giọng cho học sinh, giáo viên phải
gọi nhiều em đọc, các học sinh khác nghe và nhận xét bạn đọc.Việc luyện đọc
cho học sinh đọc đúng từ, câu sẽ giúp cho việc đọc đoạn, bài được trôi chảy, lưu
loát hơn và học sinh nắm chắc được cách đọc đúng văn bản được học mà không
phải tình trạng học vẹt.
Để tiết học nhẹ nhàng, không nhàm chán mà lại nhiều em được luyện đọc
thì giáo viên phải tổ chức đọc theo nhiều hình thức khác nhau như đọc cá nhân,
đọc theo nhóm, theo tổ hoặc đồng thanh. Những hình thức này còn giúp giáo
viên kiểm soát được khả năng đọc của toàn thể học sinh trong lớp.
- Luyện đọc diễn cảm sẽ được thể hiện trong tiết 2, trong phạm vi đề tài
này tôi chỉ đề cập đến vấn đề đọc đúng. Vì vậy mà cách hướng dẫn đọc diễn
cảm sẽ không được nêu lên trong đề tài.
3. Một số trò chơi tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tập đọc.
Để gây hứng thú cho học sinh, làm cho giờ học sôi nổi hơn. Tôi tổ chức
cho học sinh tham gia một số trò chơi theo nguyên tắc: "Học mà chơi, chơi mà
học"; thông qua phần ôn các vần, củng cố ở tiết 1 trong các bài Tập đọc, học
sinh sẽ được ôn các vần qua các trò chơi. Từ đó, học sinh vừa vui chơi, vừa
được mở rộng thêm và củng cố các kiến thức đã học. Tạo điều kiện cho học
sinh được rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe - nói. Từ đó, kích thích khả năng
ứng xử ngôn ngữ của học sinh, rèn tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, tháo
vát, tự tin cho học sinh.
Ví dụ : Khi dạy bài tập đọc Vì bây giờ mẹ mới về, Tôi cho học sinh chơi
trò chơi “Tìm nhanh tiếng mới” Các con học sinh sẽ thi tìm nhanh tiếng mới có
vần ưt vần ưc.
+ Chuẩn bị: một sợi dây dài căng trên bảng lớp, các tấm bìa ghi vần ưt,vần
ưc ( mỗi vần 3 tấm bìa).
+ Cách tiến hành: 6 học sinh sẽ chơi một lượt. Giáo viên nêu yêu cầu: Khi
GV hô “bắt đầu” mới được lật ngược mảnh bìa để xem chữ ghi vần, sau đó viết
nhanh chữ ghi tiếng mang vần đó xuống phía dưới mảnh bìa. Trong khoảng thời
gian đếm từ 1 đến 20 mỗi người phải tìm và viết xong được càng nhiều tiếng

chứa vần theo yêu cầu ở mảnh bìa thì càng tốt. Hết thời gian quy định, tất cả đều
dừng viết, (GV có thể tổ chức cho hai hoặc ba lượt học sinh chơi tuỳ vào đối
tượng học sinh của lớp mình). GV cùng cả lớp đánh giá kết quả của từng người.
14


Ai viết được nhiều từ, đúng, đẹp nhất thì thắng cuộc. Sau đó, các con học sinh sẽ
được thưởng một chiếc bút chì hoặc một cục tẩy....
- Sau khi học sinh được tham gia trò chơi này, tôi nhận thấy kết quả của
giờ học Tập đọc được nâng cao hẳn lên: học sinh có kĩ năng ghép nhanh tiếng
chứa âm, vần đã học. Không những thế, các con học sinh còn rèn luyện được tác
phong nhanh nhẹn, rèn trí thông minh, sáng tạo và cả chữ viết cũng được sạch
đẹp và rõ ràng hơn rất nhiều.
Ví dụ: khi dạy bài Tập đọc Chuyện ở lớp, Tôi cho học sinh chơi trò chơi
có tên gọi “Nói tiếng truyền điện”. Các con học sinh sẽ thi nói nhanh tiếng ngoài
bài có vần uôc vần uôt.
+ Chuẩn bị: lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 1 người làm
trọng tài.
+ Cách tiến hành: Trọng tài yêu cầu hai nhóm cử đại diện bắt thăm (hoặc
“oẳn tù tì”) để giành quyền nêu trước. Bạn đầu tiên của nhóm (A) sẽ đứng lên
nêu nhanh một tiếng có vần uôc hoặc uôt (được quyền tự chọn), rồi chỉ định thật
nhanh một bạn bất kì của nhóm (B) nói tiếng chứa vần uôc hay uôt theo mình
yêu cầu. Bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để nói tiếng chứa vần mà
bạn nhóm (A) yêu cầu: nếu bạn nhóm (B) nói được đúng thì sẽ được chỉ định
ngay một bạn của nhóm (A) nói tiếp tiếng chứa vần uôt hay uôc theo yêu cầu
của mình.... cứ như vậy cho đến hết số người tham gia chơi. Trường hợp người
bị chỉ định (bị “truyền điện”) chưa nêu được ngay ( hoặc nêu sai) tiếng chứa vần
đúng theo yêu cầu thì các bạn nhóm đối diện sẽ đếm ngược từ 5 đến 1, đếm
xong mà bạn đó vẫn chưa nêu được thì phải đứng yên tại chỗ ( bị “điện giật”);
người đọc đúng tiếng trước sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn khác trong

nhóm đối diện đứng lên nêu tiếp. Nhóm nào có nhiều người phải đứng (nhiều
người bị “điện giật”) hơn là nhóm thua cuộc. Nhóm nào thắng cuộc sẽ được cả
lớp thưởng cho một tràng pháo tay thật to.
Như vậy, tôi đã tạo cho các em lòng say mê học tập, làm cho các em có sự
thi đua lẫn nhau. Nhờ thế mà các em có ý thức học tập hơn hẳn.
4. Kết hợp với cha mẹ học sinh nâng cao việc đọc cho học sinh.
Gia đình góp phần quan trọng trong việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh .
Nhờ có gia đình mà các em đã học bài ở nhà trước khi đến lớp. Bởi vì học sinh
lớp 1 còn non nớt , muốn để các đọc tốt, điều đầu tiên gia đình phải giúp các em
biết đọc đúng , đọc to cả bài. Nếu cô có dạy giỏi đến đâu mà thiếu sự hỗ trợ của
gia đình thì cũng không đạt được kết quả cao trong học tập. Trong xu thế hiện
nay, nhiều gia đình chỉ mải lo kiếm tiền chưa quan tâm nhiều đến các em ( thậm
chí bữa sáng chỉ là một chiếc bánh mỳ đến lớp. Khi thì quên sách, khi thì quên
vở). Trước tình hình này, tôi đã trao đổi với phụ huynh cần quan tâm đặc biệt
đến các em, có như vậy mới tạo điều kiện cho các em học tốt hơn.
Tôi còn trao đổi với phụ huynh qua sổ liên lạc, hàng tháng tôi thông báo
kết quả học tập kịp thời các em. Còn đối với những em chậm tiến , tôi nhắc nhở
phụ huynh bảo ban động viên con em mình ở nhà và có thói quen chăm học hơn.
Đồng thời qua lần họp phụ huynh học sinh, tôi cũng chỉ cho phụ huynh
thấy những nhược điểm mà học sinh còn mắc phải trong việc nâng cao chất
lượng đọc lưu loát. Tôi hướng dẫn cho phụ huynh cách khắc phục những nhược
15


điểm đó của học sinh. Ví dụ lớp tôi có em Mỹ Linh đọc ngọng dấu hỏi, em
Dũng đọc sai vần uôn,... tôi gặp gỡ trao đổi với từng phụ huynh của từng em để
tìm ra cách khắc phục.
Ví dụ: Lớp 1D của tôi có em Yến, em Đức, em Thư thường xuyên đi học
quên sách tiếng Việt, không đọc bài ở nhà nhiều lần. Tôi cũng gặp trực tiếp từng
phụ huynh để thông báo kết quả học tập của các em, cũng như hướng dẫn phụ

huynh cách hướng dẫn con đọc bài ở nhà. Từ đó nhờ phụ huynh giúp đỡ các em
đọc bài ở nhà. Cho đến nay các em Thư, Yến, em Đức đã tiến bộ rõ rệt, tất cả
các em đều đọc đúng rất tốt.Chính vì vậy mà phụ huynh đã hiểu rõ vai trò của
gia đình trong việc dạy các em là rất quan trọng. Mối quan hệ giữa gia đình và
nhà trường không thể tách rời nhau. Cho nên muốn nâng cao chất lượng đọc
hiểu cho học sinh thì phải có sự giúp đỡ từ phía gia đình. Có như vậy gia đình
mới là chỗ dựa vững chắc làm cho các em có thói quen chăm học và học tốt hơn.
5. Dạy thực nghiệm.
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 1D của mình. Dưới đây là nội
dung kế hoạch bài dạy tiết 1 môn Tập đọc lớp Một: Bài: Mưu chú Sẻ dạy tuần
27 và Bài: Mèo con đi học dạy tuần 30. Khi thực dạy hai bài này, tôi đã áp dụng
những biện pháp nêu trên để rèn đọc cho học sinh.

Bài: Mưu chú Sẻ
I – Mục tiêu :
1. HS đọc trơn cả bài. đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu n / l: nén (sợ), lễ
(phép); v / x: vuốt (râu), xoa (mép)…; có phụ âm cuối: t (mặt, vuốt, vụt); c
(tức); các từ ngữ: chộp, hoảng lắm, sạch sẽ, tức giận…
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phảy.
2. Ôn các vần uôn, uông; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có các
vần uôn, vần uông.
3. Hiểu các từ ngữ trong bài: chộp,lễ phép.
- Hiểu được sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú tự cứu được
mình thoát nạn.
II - Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các thẻ từ - làm bằng bìa cứng để HS chơi trò chơi.
- Học sinh : Sách giáo khoa
III – Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời

gian
1’
4’

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A. Tổ chức lớp
- Hát 1 bài.
HS hát tập thể.
B. Bài cũ :
- Đọc thuộc bài Ai dậy sớm.
? Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở
- 3 HS đọc và trả
ngoài vườn? Trên cánh đồng? ở trên đồi?
lời câu hỏi.
16


Thời
gian

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

-Gọi HS nhận xét.
-GV nhận xét
2

B. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài :
GV đưa tranh minh hoạ. Yêu cầu HS
quan sát.
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
-> GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Sửa phát âm + phân tích tiếng: mưu
- Cả lớp đọc đồng thanh.
13’
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu
- GV đọc diễn cảm bài văn: giọng kể
hồi hộp, căng thẳng ở 2 câu văn đầu (Sẻ rơi
vào miệng mèo); nhẹ nhàng, lễ độ (lời của
Sẻ); thoải mái ở những câu văn cuối (Mèo
mắc mưu, Sẻ thoát nạn).
- Lưu ý: HS theo dõi, đọc thầm.
b. HS luyện đọc
* Luyện đọc tiếng, từ:
- hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch
sẽ…
- GV đọc mẫu các từ trên.
- Gọi HS luyện đọc cá nhân kết hợp
phân tích một số tiếng. GV chú ý sửa phát
âm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- GV nêu câu hỏi về các từ cần giải
nghĩa, còn từ nào trong bài khó đọc, từ nào

con chưa hiểu nghĩa? GV giải nghĩa từ:
chộp (dùng hình ảnh minh hoạ cho HS
quan sát), hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch
sẽ.
- GV Hướng dẫn HS phân tích các tiếng
khó đọc và hướng dẫn HS hiểu nghĩa của
các từ đó.
* Luyện đọc câu
- Hướng dẫn HS luyện đọc từng câu.
Chú ý câu 3 dài, GV hỏi HS nên ngắt hơi ở
đâu?
- GV chốt cách ngắt câu 3: “Thưa
anh, tại sao một người sạch sẽ như anh /
17

- HS nhận xét.

3 HS đọc tên bài.
- HS nêu.
- 3 HS đọc
- 1 HS nêu
Cả lớp đọc đồng
thanh.
HS nghe, theo dõi
và đọc thầm.

-HS nghe.
- 5,6 HSđọc.
- HS đọc
thanh 1 lần.


đồng

- HS trả lời câu hỏi gợi ý
để giải nghĩa từ theo hiểu
biết của mình.

- HS nêu từ mình chưa
đọc đúng và từ chưa
hiểu nghĩa.
- HS trả lời.
- HS chú ý lắng


Thời
gian

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

trước khi ăn sáng / lại không rửa mặt?
- GV đọc mẫu.
- Lưu ý: Tập trung gọi những em đọc
còn yếu

nghe và 3 HS luyện đọc
lại câu dài.
- Cả lớp đọc nối
tiếp câu.


- Cho HS luyện đọc nối tiếp câu.
* Luyện đọcđoạn, bài
GV hỏi bài chia làm mấy đoạn? GV
chốt bài chia làm 3 đoạn.
- Đoạn 1: gồm 2 câu đầu. GV nêu
giọng đọc (giọng kể hồi hộp, căng thẳng),
GV đọc mẫu.
- Đoạn 2: gồm câu 3. GV nêu giọng
đọc: nhẹ nhàng, lễ độ (Lời của Sẻ), GV
đọc mẫu.
- Đoạn 3: gồm những câu còn lại. GV
nêu giọng đọc: đọc giọng thoải mái ở
những câu văn cuối (Mèo mắc mưu, Sẻ
thoát nạn), GV đọc mẫu.
- > Yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm 3.
- Gọi HS đọc nối tiếp theo 3 đoạn.
Gọi HS nhận xét bạn đọc. GV nhận
xét tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Gọi HS đọc cả bài
- Cho HS đọc theo tổ.
- > Cho HS đọc đồng thanh cả bài.
4’
10’

- HS trả lời.
- 1 HS đọc lại. HS
khác theo dõi.
- 1 HS đọc lại. HS

khác theo dõi.
- 1 HS đọc lại. HS
khác theo dõi.
- HS luyện đọc theo
nhóm 3.
- 2 nhóm thi đọc
nối tiếp (2 lần)
- 1,2 HS đọc.
- 4 tổ.
- HS đọc đồng
thanh 1 lượt.

Nghỉ giữa giờ
4. Ôn các vần : uôn, uông.
- Gọi HS đọc to toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc to yêu cầu của
từng bài tập của SGK và giải từng bài :

Hát múa tập thể

a. Tìm tiếng trong bài có vần
"uôn”
GV yêu cầu học sinh đánh vần, phân
tích tiếng có vần uôn trong bài.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học

- Cá nhân học sinh tìm từ
ở SGK và trả lời.
- HS đánh vần, phân tích
tiếng.


18

- 1 HS đọc.


Thời
gian

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

sinh.
- > GV nêu ôn vần: uôn và vần uông.
Hỏi HS phân biệt điểm giống và khác
nhau giữa 2 vần?
- GV nhận xét chốt.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn,
vần uông?
- Gọi HS đọc từ mẫu. GV hướng dẫn
mẫu và giảng từ : chuồn chuồn, buồng
chuối.
- Gọi HS nêu tiếng HS tìm được
ngoài bài, GV ghi bảng, gọi HS phân tích
tiếng chứa vần uôn,uông.
- Nhận xét và khen HS.
- Gọi HS đọc đồng thanh các từ vừa
tìm được.
c. Nói câu chứa tiếng có vần uôn,

uông.
Gọi HS đọc câu mẫu.
GV hướng dẫn câu mẫu.
Cho HS thảo luận nhóm để nói câu.
- Gọi HS trình bày,GV ghi bảng, yêu
cầu HS phân tích tiếng có vần uôn, uông.
Gv nhận xét, khen HS.
2’

D. Củng cố, dặn dò.
- GV gọi HS đọc lại bài.
GV cho HS chơi trò chơi “Tìm nhanh
tiếng mới”.
GV nhận xét, công bố kết quả trò
chơi.
- Nhận xét tiết học.Dặn dò chuẩn bị
bài tiết 2.

- HS nêu.

- HS đọc.
- HS nêu.

HS đọc đồng thanh
từ trên bảng.

HS thảo luận nhóm
tìm câu chứa tiếng có
vần uôn hoặc uông. Phân
tích tiếng có vần uôn,

uông.

- HS đọc lại toàn
bài.
- HS chơi trò chơi.
- HS nghe kết quả.

Bài: Mèo con đi học
I – Mục tiêu :
Giúp học sinh:
1 Hs đọc trơn cả bài “Mèo con đi học”. Phát âm đúng các tiếng khó:
19


buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.Nghỉ hơi sau dấu hai chấm.
2. Ôn vần ưu, ươu
-Tìm tiếng trong bài có vần ưu.
-Tìm tiếng trong bài có vần ươu.
-Nói câu chứa tiếng có vần ưu hoặc ươu.
II - Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : Tranh hoặc vật thật con mèo và tranh vẽ như SGK
- Học sinh : Sách giáo khoa
III – Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời
gian
1’
4’

1’


13’

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A. Tổ chức lớp.
Cho HS hát một bài

- H - HS hát đồng thanh.
- 2 HS, mỗi học sinh đọc
B. Bài cũ : Bài Chuyện ở lớp
một khổ thơ và trả lời 1
+ Đọc bài thơ ‘’Chuyện ở lớp‘’ và trả câu hỏi.
lời câu hỏi: Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe - 1 HS đọc khổ thơ 3 và
chuyện gì ở lớp?
trả lời câu hỏi : Mẹ đã nói
+ Đọc khổ thơ 3 : Mẹ đã nói gì với gì với bạn nhỏ?
bạn nhỏ?
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
Giáo viên dùng lời( hoặc tranh, ảnh - 3 HS đọc tên bài.
hoặc con mèo thật để giới thiệu):
Mèo là con vật nuôi trong nhà rất gần
gũi với các em để xem khi mèo phải đi học
đã làm gì qua bài thơ : Mèo con đi học các
em sẽ nắm được nội dung bài tập đọc hôm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
nay → Giáo viên ghi bảng tên đầu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc

a. Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh theo dõi bài
- GV đọc diễn cảm bài thơ: giọng hồn đọc ở bảng
nhiên, nghịch ngợm. Giọng Mèo: chậm
chạp, vờ mệt mỏi, kiếm cớ đuôi ốm để trốn
học. Giọng Cừu: to, nhanh nhẹn, láu táu.
Giọng Mèo hốt hoảng sợ bị cắt đuôi.
b. Hướng dẫn học sinh đọc
* Luyện đọc từ ngữ
- HS luyên đọc các từ ngữ
Giáo viên gọi 1 học sinh giỏi đọc to GV ghi bảng.
những từ ngữ mà SGK yêu cầu luyện đọc
→ cô ghi bảng các từ đó: buồn bực, kiếm
cớ, cái đuôi, cừu.
- Giáo viên gọi cá nhân học sinh đọc - Cá nhân học sinh đọc lần
lần lượt từng từ một cho đến hết và kết hợp lượt từng từ và cho đến
20


Thời
gian

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

phân tích những tiếng mà học sinh dễ lẫn
khi đọc và viết: be toáng, nhanh, cái đuôi,
ấy chết.
- Lưu ý: Tập trung gọi những em đọc

còn yếu. - GV nêu câu hỏi về các từ cần
giải nghĩa, còn từ nào trong bài khó đọc, từ
nào con chưa hiểu nghĩa?
- Trong khi học sinh đọc giáo viên kết
hợp giải nghĩa từ:
+kiếm cớ: Sử dụng tranh SGK cho
học sinh quan sát
+cắt đuôi: Chỉ hoạt động dùng kéo cắt
đi phần đuôi.
* GV hỏi HS
* Luyện đọc câu:
Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi
SGK và cho biết xem bài đọc này có mấy
dòng thơ?
- Giáo viên gọi 1 nhóm 3 em đọc nối
tiếp nhau từng dòng thơ một cho đến hết
bài. Sau đó hỏi học sinh trong lớp xem
trong bài này có dòng thơ nào khó mà khi
đọc các em cần phải ngắt nghỉ hơi cho
đúng và gọi các em đọc theo cách của
mình.
- Tập trung luyện đọc 2 câu sau:
+Cái đuôi /tôi ốm.
+ Tôi sẽ /chữa lành

hết kết hợp phân tích tiếng
theo yêu cầu của giáo viên
- HS nêu từ khó đọc và
các từ chưa hiểu nghĩa.


- Học sinh theo dõi và trả
lời bài đọc có 10 dòng thơ.
- 1 nhóm 5 học sinh đọc
nối tiếp
- Cá nhân học sinh tìm
dòng thơ khó đọc và đọc
to trước lớp. Các bạn nhận
xét

- Nhiều em luyện đọc câu
sau khi đã sửa theo hướng
dẫn của giáo viên.
- Hình thức đọc: cá nhân
nhóm, lớp. Khi bạn đọc,
học sinh khác nghe và nhận
xét xem bạn đọc đúng hay
sai
- Giáo viên giới thiệu câu: “- Cắt - 2 nhóm đọc nối tiếp
đuôi ?// Ấy chết…!// ” cần ngắt giọng ở sau
tiếng “đuôi” và tiếng “chết” để nhấn giọng
lí do của chú mèo.
- Sau khi đã tập trung luyện đọc các
câu khó, xong giáo viên lại cho học sinh
đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài.
* Luyện đọc khổ thơ
- 4 nhóm mỗi nhóm 2 em
Chia bài làm 2 khổ:
đọc nối tiếp.
- Khổ thơ 1: từ đầu …..Cái đuôi tôi
21



Thời
gian

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

ốm :
- Khổ thơ 2: 6 dòng thơ còn lại.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn theo
nhóm
* Luyện đọc toàn bài
- Học sinh đọc theo, cá
- HS đọc nhẩm cả bài.
nhân, nhóm. Cuối cùng cả
- 3 HS đọc to cả bài.
lớp đồng thanh đọc
- Đọc theo vai: một em đọc lời dẫn,
một em đọc lời cừu, một em đọc lời Mèo.
4’
10’

Nghỉ giữa giờ
- Hát múa tập thể
3. Ôn vần: ưu, ươu
- Yêu cầu học sinh đọc to yêu cầu của
từng bài tập của SGK và giải từng bài :
a. Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần "ưu”


- Cá nhân học sinh tìm từ
ở SGK và trả lời
-Giáo viên nhận xét câu trả lời của - Học sinh tìm và ghép
học sinh.
trên bộ chữ.
b. Tìm tiếng ngoài bài :
- Có vần ưu.
- Có vần ươu.
GV tổ chức cho HS chơi trò "Nói
tiếng truyền điện”
GV nhận xét, công bố đội thắng cuộc.

- HS nêu.
- HS đọc đồng thanh từ
trên bảng.
- HS tham gia chơi.
- HS nghe

c. Nói câu chứa tiếng có vần ưu hoặc
ươu.
- GV cho HS đọc câu mẫu, phân tích
tiếng chứa vần ưu, ươu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm câu - HS thảo luận nhóm tìm
chứa tiếng có vần ưu, ươu.
câu chứa tiếng có vần ưu
hoặc ươu.
- GV yêu cầu HS trình bày.
- HS trình bày, HS khác
GV nhận xét và viết câu lên bảng.

nhận xét.
Yêu cầu HS đọc lại các câu trên bảng - HS đọc đồng thanh.
đồng thanh.
- Gv nhận xét, khen HS.
2’

D.Củng cố, dặn dò.
- GV gọi HS đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học. Dặn dò chuẩn bị tiết 2.
22

- HS đọc lại bài.


Thời
gian

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Sau khi dạy thực nghiệm, tôi rút ra được một số kinh nghiệm, và tôi đã
điều chỉnh phương pháp dạy hoc phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh
lớp tôi. Đến thời điểm này, học sinh lớp tôi đọc rất tốt.
IV . KẾT QUẢ

Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm với Kế hoạch bài giảng trên đối với lớp
1D ở trường Tiểu học Võng La tôi tiến hành kiểm tra miệng (gọi học sinh đọc cả
bài), kết quả thu được như sau:


Thời gian
Tuần 25- 26
Tuần 27-30

Số học sinh đọc đúng,
lưu loát
Số lượng
%
31
81,6
37
97,4

Số học sinh đọc không
đúng,chưa lưu loát
Số lượng
%
7
18,4
1
2,6

Căn cứ vào những kết quả thu được ở trên tôi nhận thấy việc áp dụng một
số biện pháp vào việc hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng thực sự nâng cao hiệu
quả của giờ dạy, phát huy được tính chủ động sáng tạo và tạo được sự hứng thú
say mê của học sinh trong giờ học Tập đọc.

23



C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc hiểu
cho học sinh lớp 1 trong giờ tập đọc. Bản thân tôi nhận thấy muốn giúp cho học
sinh lớp 1 đọc tốt bài học.
- Điều trước tiên người giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, yêu
thương các em như con em mình.
- Người giáo viên phải biết đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh của mình.Có như vậy các em mới phát huy được
tính tích cực của mình trong học tập. Ngoài ra cần phải biết quan tâm giúp đỡ
học sinh làm cho các em cảm thấy tự tin trong học tập và thực sự thấy mỗi ngày
đến trường là một ngày vui, cảm thấy cô giáo như người mẹ thứ hai của em.
Chính điều đó làm nền móng cho tốt cho các em học lên lớp trên.
- Người giáo viên cần chú ý rèn cho các em đức tính cẩn thận ngay từ khi
bước vào lớp 1.
- Trong giảng dạy phải có sự phối kết hợp với gia đình để làm tốt công tác
chủ nhiệm. Làm cho phụ huynh thấy rõ vai trò của gia đình trong quá trình giáo
dục con em mình, phải biết động viên kịp thời trước sự tiến bộ của học sinh.
Xây dựng cho các em có thói quen tự giác học tập ở nhà.
II . KIẾN NGHỊ

1. Đối với cấp trên
Đối với Phòng giáo dục cấp phát bổ sung thêm tranh cho môn Tiếng Việt
nói chung môn Tập đọc nói riêng. Vì tranh trên Phòng giáo dục cấp phát đã quá
lâu từ năm học 2001-2002 mới đổi SGK đến nay đã rách nát nhiều và bộ chữ
mẫu dạy phần vần cũng vậy.
2. Đối với nhà trường.
Đối với Nhà trường, tạo mọi điều kiện về trang thiết bị đồ dùng dạy học,
các tài liệu tham khảo để GV dạy tốt phân môn Tập đọc cho HS lớp 1.

3. Đối với chính quyền địa phương
Luôn luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất cho những em HS
có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn khác.
Trên đây là những ý kiến nhỏ của bản thân tôi nhằm giúp giáo viên tham
khảo khi rèn đọc đúng cho học sinh. Mong thầy cô và các đồng nghiệp góp ý và
bổ sung để nâng cao chất lượng giờ dạy tập đọc ở Tiểu học.
Xin trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Võng La, ngày 18 tháng 4 năm 4014
Tôi xin cam đoan đây là bản SKKN
tôi tự viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Trần Thị Thu Hương
24


PHẦN D :TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 ( tập 1,2) – Nhà xuất bản giáo dục – XB 2007.

2. Sách giáo viên Tiếng Việt 1 ( tập 1,2) – Nhà xuất bản giáo dục – XB 2003.
3.Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu Học - Lê Phương Nga – Nguyễn Trí
– XB 1999.
4. Giáo dục Tiểu học - Lê Thị Bích Liên – XB 2001.
5. Tạp chí giáo dục tiểu học.
6. Tạp chí thế giới quanh ta.
7. Mười vạn câu hỏi vì sao.
8.Bồi dưỡng Tiếng Việt (tập 2) Nguyễn Thị Hành – Nguyễn Thị Kim Dung –

Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
9.Vui học Tiếng Việt - Trần Mạnh Hưởng – Nhà xuất bản giáo dục – XB2002
10. Bài tập Tiếng việt nâng cao - Đặng Thị Trà – Mai Thị Thảo – Nhà xuất bản
Đại học sư phạm – XB 2011.

25


×