Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo trường hợp gạo từ cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 97 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo:
Trường hợp gạo từ cánh đồng mẫu lớn trên đị a bàn t ỉnh Vĩnh Long” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Vĩnh Long, Ngày 10 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Trần Hồng Đan Yến


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS
Bùi Văn Trịnh đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn đến tất cả Quý Thầy Cô Trường Đại học Cửu Long nói
chung, Quý Thầy Cô Phòng Sau Đại học, Quý Thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Trường Đại học Cửu Long nói riêng, cùng toàn thể Quý Thầy Cô của trực tiếp
giảng dạy Tôi trong suốt quá trình học đã cung cấp cho tôi đầy đủ kiến thức, kinh
nghiệm quý báu giúp cho tôi hoàn thành khóa học.
Xin kính gửi đến Quý Thầy Cô, gia đình, người thân, bạn bè lời chúc luôn
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

Vĩnh Long, Ngày 10 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Trần Hồng Đan Yến




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI .................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................3
2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................3
2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................3
2.3 Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................3
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................3
3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
3.2.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu ..................................................................3
3.2.2 Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................3
3.2.3 Thời gian nghiên cứu: ...............................................................................4
4. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..........................................................4
4.1 Công trình nƣớc ngoài.....................................................................................4
4.2 Công trình trong nƣớc.....................................................................................5
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................7
6. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI .................................................................9
6.1 Tính mới đề tài .................................................................................................9
6.2 Đóng góp đề tài.................................................................................................9

6.2.1 Về phương diện học thuật ..........................................................................9
6.2.2 Về phương diện thực tiễn .........................................................................10


iv
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN .........................................................................................10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ CHỖI CUNG ỨNG ..............................................11
1.1 CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG .......................11
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng ........................................................................11
1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ..........................................................13
1.1.3 Sự tích hợp giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ...................................14
1.1.4 Mục tiêu của chuỗi cung ứng ....................................................................15
1.1.5 Cấu trúc chuỗi cung ứng ............................................................................16
1.1.6 Thành phần chuỗi cung ứng ......................................................................20
1.2 TỔNG QUAN NGÀNH HÀNG GẠO ĐƢỢC SẢN XUẤT TỪ CÁNH
ĐỒNG MẪU LỚN...................................................................................................21
1.2.1 Cánh đồng mẫu lớn ...................................................................................21
1.2.1.1 Khái niệm ...............................................................................................21
1.2.1.2 Yêu cầu mô hình Cánh đồng lớn ..........................................................22
1.2.2 Tình hình sản xuất gạo từ cánh đồng lớn .................................................24
1.2.3 Tiềm năng và thách thức ngành hàng.......................................................25
1.2.3.1 Tiềm năng ..............................................................................................25
1.2.3.2 Thách thức .............................................................................................25
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ..........................................................................................27
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG
GẠO: TRƢỜNG HỢP GẠO TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH LONG............................................................................................................28
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................................28
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ..............................................................................30

2.1.3 Cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ............................................31
2.1.4 Giới thiệu về ngành hàng gạo ....................................................................32
2.1.4.1 Giống và chủng loại ..............................................................................32
2.1.4.2 Những giống lúa được trồng từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ...33


v
2.1.4.3 Diện tích .................................................................................................36
2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NGÀNH HÀNG GẠO TỪ CÁNH ĐỒNG
LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG .........................................................38
2.2.1 Tổ chức sản xuất .........................................................................................38
2.2.2 Hỗ trợ cung ứng lúa giống xác nhận .........................................................40
2.2.2.1 Trường hợp hỗ trợ không thu hồi vốn .................................................40
2.2.2.2 Trường hợp hỗ trợ chi phí có thu hồi vốn cho các hộ sản xuất lúa
giống xác nhận ..................................................................................................41
2.2.3 Hỗ trợ đầu tƣ cơ giới hóa phục vụ sản xuất .............................................42
2.2.4 Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông dân tại
CĐL trực tiếp nhận hỗ trợ lúa giống trong 3 năm triển khai dự án “Xây
dựng cánh đồng mẫu” .........................................................................................43
2.3 ĐẶC ĐIỂM CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG GẠO ĐƢỢC SẢN
XUẤT TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG............43
2.3.1 Chuỗi cung ứng ngành hàng gạo đƣợc sản xuất từ cánh đồng lớn ........43
2.3.2 Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo đƣợc sản xuất từ cánh đồng
lớn ..........................................................................................................................45
2.3.2.1 Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ cánh
đồng lớn .............................................................................................................45
2.3.2.2 Quy trình trồng trọt chăm sóc ...............................................................51
2.3.2.3 Thu hoạch ..............................................................................................54
2.3.2.4 Quy trình từ hạt thóc thành hạt gạo .....................................................55
2.3.2.5 Phương thức giao dịch và hợp đồng ....................................................56

2.3.2.6 Phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân trong chuỗi cung ứng
ngành hàng. .......................................................................................................56
2.3.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với mặt hàng
gạo đƣợc trồng từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ......................................58
2.3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của các nhân trong chuỗi cung ứng
mặt hàng gạo được trồng từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. ....................59


vi
2.3.3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với mặt hàng
gạo được trồng từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long......................................61
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ..........................................................................................65
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG
GẠO: TRƢỜNG HỢP GẠO TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH LONG............................................................................................................66
3.1 NÔNG DÂN .......................................................................................................72
3.2 DOANH NGHIỆP .............................................................................................72
3.3 TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP VĨNH LONG ...............................73
3.4 SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNN TỈNH VĨNH LONG ......................................73
3.5 SỞ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƢ TỈNH VĨNH LONG .........................................74
3.6 SỞ CÔNG THƢƠNG, SỞ TÀI CHÍNH .........................................................75
3.7 ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, HUYỆN, XÃ, LIÊN MINH HỢP TÁC
XÃ, TỔ HỢP TÁC ..................................................................................................75
3.8 CẤP NHÀ NƢỚC..............................................................................................75
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ..........................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................82
PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................87



vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GAP:

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agriculture

Production)
VietGAP :

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam

CĐML:

Cánh đồng mẫu lớn

CĐL:

Cánh đồng lớn

PTNT :

Phát triển Nông thôn

UBND:

Ủy ban Nhân dân

ĐBSCL :


Đồng bằng sông Cửu Long

PRA:

Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory rural

assessment)
SMVDU:

Shri Mata Vaishno Devi

VFA :

Hiệp hội lượng thực Việt Nam

EDI :

Dữ liệu điện tử

SCOR:
Mô hình tham chiếu trong hoạt động chuỗi cung ứng (Suplly
Chain Operations Reference)


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Mối quan hệ giữa các tác nhân chính trong chuỗi cung ứng

18

Bảng 2.1

Địa điểm, diện tích các CĐL của dự án

36

Bảng 2.2

Số hộ dân tham gia CĐL

37

Bảng 2.3

Số tổ hợp tác và tổ dịch vụ

38

Bảng 2.4


Số lần tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân sản

39

xuất lúa
Bảng 2.5

Số hộ nông dân và diện tích nhận hỗ trợ sản xuất lúa giống

41

cấp xác nhận có thu hồi vốn
Bảng 2.6

Tỷ lệ trung bình từ lúa đã sấy khô thành gạo trắng

54

Bảng 2.7

Tính hiệu quả kinh tế của chuỗi

56

Bảng 3.1

Các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng mặt hàng gạo từ

66


CĐL trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ, đồ thị

Số hiệu hình

Trang

vẽ, đồ thị
Hình 1.1

Cấu trúc chuỗi cung ứng theo chiều dọc và theo năng lực

16

lõi
Hình 1.2

Dạng chuỗi cung ứng đơn giản

17

Hình 1.3

Chuỗi cung ứng phức tạp


17

Hình 1.4

Thành phần chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR

19

Hình 1.5

Kênh chu chuyển lúa gạo trong chuỗi cung ứng Thailand

Hình 2.1

Bản đồ tỉnh Vĩnh Long

27

Hình 2.2

Giống lúa OM 6969

33

Hình 2.3

Giống lúa OM 4900

34


Hình 2.4

Giống lúa OM 5451

34

Hình 2.5

Giống lúa OM 7347

35

Hình 2.6

Chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ cánh

43

đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Hình 2.7

Chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ CĐL,

46

kênh 1
Hình 2.8

Chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ CĐL,


48

kênh 2
Hình 2.9

Chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ CĐL,

49

kênh 3
Hình 2.10

Quy trình trồng lúa

50

Hình 2.11

Giai đoạn làm đất

51

Hình 2.12

Giai đoạn gieo sạ hàng

52

Hình 2.13


Cây lúa từ gieo sạ đến thu hoạch

53

Hình 2.14

Giai đoạn thu hoạch lúa

54

Hình 2.15

Quy trình từ hạt thóc thành hạt gạo

54


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Gạo được xếp vào hàng ngũ cây lương thực chính của thế giới, là loại nguyên
liệu tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thi ết yếu quan trọng phục vụ đời sống
con người, đặt biệt đối với các nước Châu Á. Tại Việt Nam gạo còn là sản phẩm
góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và là mặt hàng nông sản
xuất khẩu chủ lực.
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong ba nước xu ất khẩu gạo hàng đầu thế
giới, lượng gạo xuất khẩu năm 2014 Việt Nam đã xuất khẩu 6,37 triệu tấn, đạt kim
ngạch 2,95 tỷ USD1. Tuy nhiên, lợi nhuận từ việc xuất khẩu gạo thu về còn thấp,
thu nhập của người canh tác lúa g ạo còn thấp (chỉ kho ảng 200 USD/năm), các

doanh nghiệp xuất khẩu gạo chất lượng không ổn định, khó cạnh tranh với các nước
xuất khẩu gạo khác như Thái Lan, Ấn Độ. Do sản lượng và chất lượng lúa không
đồng đều, phần lớn doanh nghiệp thu mua thông qua thương lái, nông dân sản xuất
manh mún, mang tính tự phát, việc sản xuất lúa không được chú trọng về chất lượng
mà chỉ chạy theo số lượng, phương thức sản xuất cũ chủ yếu theo kinh nghiệm, làm
cho giá thành sản xuất cao, thiếu sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tạo cơ
hội cho thương lái ép giá.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh thị trường gay
gắt, người trồng lúa và doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy sản xuất nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế. Doanh nghiệp cần có nguồn cung gạo dồi vào, sản lượng và
chất lượng ổn định. Người trồng lúa cần liên kết lại, cùng sử dụng cùng giống lúa
đạt chất lượng, cùng áp dụng đồng bộ một quy trình sản xuất, hướng tới vùng
nguyên liệu sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt),
qua đó có thể quản lý tốt dịch hại, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. Điều
này, đồng nghĩa với việc cần phải có một mô hình trong đó liên kết nhiều nông dân
tạo ra một cánh đồng lớn, việc sử dụng như trồng cùng một giống lúa chất lượng, kỹ
1

Số liệu được lấy từ nguồn thông tin của Tổng cục Hải quan, theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu -Bộ
Công Thương, 2015.


2
thật canh tác, thủy lợi, cơ giới hóa trong sản xuất, từ khâu vận chuyển đến khâu bảo
quản, chế biến đều thực hiện đồng bộ. Kết hợp tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp
đồng giữa người trồng lúa và doanh nghiệp, nhằm đảm bảo lượng cung với số
lượng và chất lượng ổn định theo nhu cầu của thị trường. Đáp ứng được nhu cầu đó,
Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) hay còn gọi là cánh đồng lớn (CĐL) một mô
hình hiện đại, một quy trình khép kín sản xuất với sự liên kết của bốn nhà, mang lại
nhiều lợi ích thiết thực.

Để mô hình cánh đồng lớn có thể cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện
nay, việc phân tích các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài cánh đồng để tìm ra
các điểm mạnh điểm yếu từ đó kết hợp các điểm lại với nhau để tìm ra và khắc phục
những khuyết điểm, tạo sự liên kết chặt chẽ, bền vững giữa những mắc xích quan
trọng tạo nên chuỗi liên kết, từ khâu chọn giống lúa, đến kỹ thuật canh tác của nông
dân, khâu thu mua của doanh nghiệp, và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng một
sản phẩm chất lượng, an toàn, giá cả hợp lý.
Phát triển cánh đồng lớn là chủ trương là mục tiêu hành động chính quyền địa
phương, đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phát động vào ngày
26/3/2011, tạo điều kiện cho mô hình cánh đồng mẫu lớn ngày càng phát triển rộng
rãi và đã gặt hái được thành công bước đầu. Tuy nhiên vì mô hình này còn mới, cho
nên vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục, như nhiều cánh đồng lớn vẫn
năng suất chưa cao, đầu ra không ổn định. Vì vậy, cần phải đánh giá thực trạng sản
xuất gạo từ cánh đồng mẫu lớn, để xây dựng một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, phục
vụ cho việc tồn tại và phát triển bền vững của cánh đồng mẫu lớn trong cuộc cạnh
tranh gay gắt trên thị trường ngày nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả nhận thấy việc chọn đề tài luận văn
“Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo: Trường hợp gạo từ cánh đồng mẫu
lớn trên đị a bàn tỉnh Vĩnh Long” là cần thiết, giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả và tăng thêm thu nhập cho nông dân. Đồng
thời làm phong phú thêm lý luận về chuỗi ngành hàng tại một đị a bàn cụ thể là t
cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tĩ nh Vĩ nh long.




3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng gạo từ cánh đồng mẫu lớn trên đị a bàn

tỉnh Vĩnh Long và trên cơ sở đó , gợi ý giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung
ứng gạo trên địa bàn nghiên cứu.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung, đề tài cần giải quyết 03 mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Đánh giá thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng gạo từ cánh đồng mẫu lớn
trên đị a bàn tỉnh Vĩnh Long;
(2) Phân tí ch các tác nhân ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng gạo t ừ cánh đồng
lớn mẫu trên đị a bàn tỉnh Vĩnh Long;
(3) Gợi ý giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng gạo cho đị a bàn
nghiên cứu.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là chuỗi cung ứng?

- Tình hình chuỗi cung ứng gạo trên địa bàn nghiên cứu như thế nào ?
- Mô hình chuỗi cung ứng gạo trên địa bàn nghiên cứu như thế nào ?
- Giải pháp để xây dựng chuỗi cung ứng ngành hàng gạo ra sao ?
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân trong chuỗi cung ứng ngành
hàng gạo như: Hộ nông dân trồng lúa, nhà cung cấp lúa giống, doanh nghiệp.
3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia vào chuỗi cung ứng
ngành hàng gạo được sản xuất từ cánh đồng mẫu lớn, từ đó đưa ra những giải pháp
tối ưu dựa theo thực tiễn nghiên cứu.
3.2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian:


4

Nghiên cứu thực hiện từ những cánh đồng mẫu lớn thuộc dự án do Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở Nông nghiệp & PTNT) tỉnh Vĩnh Long quản lý.
Đây là dự án lớn của tỉnh có diện tích sản xuất lúa tham gia cánh đồng mẫu theo
quy mô lớn.
- Về thời gian:
Luận văn nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian
chủ yếu từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2014. Trong đó, dữ liệu thứ cấp được sử dụng
từ những báo cáo của Tổng cục thống kê, Cục thống kê Vĩnh Long, các báo cáo của
Bộ Nông nghiệp & PTNT, Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Long. Dữ liệu sơ cấp thu
thập từ những bảng khảo sát.
3.2.3 Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian dự kiến thực hiện từ tháng 2/2015 - 12/2015;
- Thời gian thu thập thông tin từ phỏng vấn: Từ tháng 7 đến tháng 11/2015.
4. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự biến động không ngừng của
thị trường, để tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh vấn đề “Chuỗi cung ứng” phải
được nhìn nhận một cách đúng đắng, đầy đủ, mỗi một quá trình sản xuất cần phải
có một chuỗi cung ứng vận hành một cách linh hoạt, và hiệu quả. Đó cũng là lý do
vì sao ngày nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi cung ứng trong
và ngoài nước.
4.1 Công trình nƣớc ngoài
Ấn Độ và Thái Lan là hai nước có lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới,
cũng là hai quốc gia đối thủ của Việt Nam trên thị trường gạo xuất khẩu. Cũng như
Việt Nam nhận thấy tầm quan trọng của chuỗi cung ứng mặt hàng gạo nhiều nghiên
cứu về chuỗi cung ứng gạo đã được thực hiện mang nhằm mang lại hiệu quả cao
cho chuỗi cung ứng gạo. Visha Sharma, Sunil Giri và Siddharth Shankar Rai là
những nhà nghiên cứu, giáo sư của trường đại học Shri Mata Vaishno Devi
(SMVDU) ở Ấn Độ (2013) [tr25-36] đã nghiên cứu về “Quản lý chuỗi cung ứng
gạo của Ấn Độ: Trường hợp gạo được chế biến từ công ty”. Các nhà nghiên cứu đã



5
tiến hành nghiên cứu chuỗi cung ứng gạo theo hướng xuôi dòng của chuỗi cung
ứng, vẽ ra mô hình của chuỗi cung ứng, để từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu như
giảm tối thiểu chi phí trung gian, quản lý hàng tồn kho, tạo sự liên kết cho các cá
nhân trong chuỗi sao cho tăng cường tính linh động của chuỗi để có thích ứng với
những thay đổi của thị trường, và cuối cùng là thiết kế lại cấu trúc mới cho chuỗi
cung ứng, đưa ra những đề xuất để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn.
“Chuỗi cung ứng và quản lý logistics trong việc xuất khẩu gạo” ở Thái Lan đã
được Palapan Kampan nghiên cứu bắt đầu từ quy trình trồng lúa của người nông
dân, có sự hỗ trợ của chính phủ và khoa học nông nghiệp, kế đến là quy trình từ đại
lý, nhà kho, nhà phân phối, sự kiểm soát chất lượng, quản lý hệ thống thông tin, nhà
bán lẻ người tiêu dùng và thị trường mục tiêu. Từ đó tác giả đã đưa ra mô hình
chuỗi cung ứng và quản lý logistics trong quá trình xuất khẩu gạo của Thái Lan bao
gồm làm rõ nguồn gốc của những dòng chảy trong chuỗi.
4.2 Công trình trong nƣớc
Ngày nay, vấn đề về chuỗi cung ứng cũng rất được quan tâm, các công trình
nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi cung ứng trong nước như: Lý thuyết chuỗi cung
ứng và thực trạng chuỗi cung ứng tại tập đoàn bán lẻ Walmart, định hướng và giải
pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ tại Công ty Scavi, xây dựng
chuỗi cung mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long,...
Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tác giả đã tham khảo một số đề tài
chuỗi cung ứng về nông nghiệp, có nội dung gần gũi với luận văn nghiên cứu nhằm
làm phong phú thêm về cơ sở lý thuyết lẫn phương pháp nghiên cứu, từ đó tìm ra
hướng đi mới cho mình.
Bắt đầu từ những đề tài có mục tiêu gần giống với luận văn như: Trần Thị Ba
(năm 2008) đã nghiên cứu về “Chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long
theo hướng Gap”. Với mục đích phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của rau đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đưa ra giải pháp quản lý
chuỗi cung ứng rau của ĐBSCL theo hướng GAP. Nhằm tạo ưu thế cạnh tranh,

nâng cao năng suất cho sản phẩm nông nghiệp và cải thiện đời sống kinh tế hộ gia


6
đình. Giống như việc xuất khẩu lúa, “Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng nấm
rơm tỉnh Hậu Giang” Lê Thị Thanh Hiếu (2009) đã nghiên cứu phân tích chuỗi
cung ứng nấm rơm, mặc dù đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu nấm rơm nhưng
hiện tại nấm rơm ở nước vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, không đảm bảo các tiêu
chuẩn quốc tế, lượng cung thấp hơn nhu cầu nhưng lượng nấm rơm sản xuất ra
không biết bán cho ai trong khi các doanh nghiệp thì vẫn đang khan hiếm nguồn sản
phẩm nấm rơm, lợi nhuận đạt được của người trồng nấm không cao, đời sống bấp
bênh. Tác giả đã dùng phương pháp phân tích ma trận SWOT, để tìm và xác định
các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa kết hợp với các phương pháp khác như
phân tích lỗ hỏng, phân tích lợi nhuận marketing, và đưa ra những giải pháp để giúp
ngành hàng nấm rơm tỉnh Hậu Giang phát triển ổn định và bền vững.
Kế tiếp là những nghiên cứu có nội dung liên quan đến mặt hàng tác giả đang
nghiên cứu. Từ nghiên cứu của Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son (2011), “Phân
tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long”, đã đi sâu nghiên cứu ,
phân tích chuỗi giá trị lúa gạo nội địa, xuất khẩu, phân tích kinh tế chuỗi nhấn mạnh
phân phối lợi ích, chi phí, giá trị gia tăng cũng như tổng lợi nhuận của mỗi tác nhân
và toàn chuỗi, phân tích hậu cần, rủi ro và chính sách hỗ trợ có liên quan, phân tích
SWOT liên quan đến mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ cũng như xác định các
vấn đề về chất lượng sản phẩm của chuỗi. Cuối cùng, nghiên cứu còn đề cập đến
các chiến lược nâng cấp chuỗi và các giải pháp về chính sách nhằm để tăng giá trị
gia tăng, thu nhập và lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh cũng như phát triển bền vững
ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung.
Cho đến nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Ngọc Vàng (2012),
“Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu chuẩn sản xuất tiêu thụ lúa gạo - trường hợp
cánh đồng mẫu lớn tại An Giang”. Nghiên cứu tập trung so sánh hiệu quả sản xuất
lúa ở “cánh đồng mẫu lớn” có cho hiệu quả cao hơn, ổn định hơn, làm tăng thu

nhập, ổn định và giảm rủi ro sản xuất so với các hộ sản xuất ngoài cánh đồng mẫu
lớn. Dựa vào kết quả nghiên cứu làm cơ sở định hướng và phát triển mô hình trong
tương lai. Từ những nghiên cứu trên đã giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan về


7
tình hình chung của nông sản, những điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, lợi thế cạnh
tranh trên thị trường cũng như về phương pháp nghiên cứu nhằm tìm ra những vấn
đề của chuỗi và từ đó làm cơ sở cho các giải pháp khắc phục sau đó.
Tóm lại, từ các nghiên cứu trên cho thấy, quản lý chuỗi cung ứng là yêu cầu
cấp thiết được đặt ra cho nhiều ngành hàng hiện nay trong đó có mặt hàng gạo mà
tác giả tiến hành nghiên cứu trong luận văn này. Việc hoàn thiện mô hình chuỗi
cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận mà còn
mang lại sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng.
Quản lý chuỗi cung ứng tốt cũng là tiền đề cho xúc tiến xuất khẩu nhiều mặt hàng
chủ lực của quốc gia. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt
Nam vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của chuỗi cung ứng, nên việc hoàn
thiện và quản lý mô hình chuỗi cung ứng vẫn còn là một bài toán khó.
Từ các tài liệu lược khảo trên tác giả rút ra được, phương pháp chọn mẫu
nghiên cứu (số mẫu, đối tượng nghiên cứu như: nhà sản xuất, nhà cung cấp, khách
hàng), các chỉ tiêu nghiên cứu chuỗi cung ứng, phương pháp phân tích số liệu,
phương pháp phân tích ma trận SWOT kết hợp phỏng vấn sâu chuyên gia để tìm
giải pháp chung và giải pháp riêng cho từng tác nhân góp phần hoàn thiện chuỗi
cung ứng.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin
5.1.1 Kích cỡ mẫu điều tra
Dựa theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để dự kiến kích thước cỡ mẫu, cỡ
mẫu được lấy khoảng N=150 bảng câu hỏi phỏng vấn nông dân trồng lúa trên CĐL
để thu thập dữ liệu nghiên cứu thông qua mẫu điều tra, bảng câu hỏi và phỏng vấn

sâu chuyên gia. Trong đó tổng số nông dân được khảo sát trong nghiên cứu này là
146, trong đó huyện Vũng Liêm 50, huyện Long Hồ 50, huyện Tam Bình 46, kết
hợp các buổi trò chuyện với nông dân tham gia CĐL xoay quanh vấn đề trồng lúa, 4
bảng câu hỏi thu về không hợp lệ.


8
5.1.2 Thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Thu thập qua các báo cáo thường niên, tạp chí khoa học, các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, báo, internet …
- Số liệu sơ cấp: Thu thập từ phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia vào
chuỗi cung ứng: người cung cấp đầu vào, người trồng lúa, đại lý, doanh nghiệp. Kết
hợp phỏng vấn sâu chuyên gia, đánh giá nông dân có sự tham gia (PRA). Cụ thể:
+ Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory rural assessment PRA): để năm những thông tin chung về thực trạng sản xuất chế biến và tiêu thụ
sản phẩm gạo tại địa phương, những mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn... Đối
tượng cung cấp những thông tin này là cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, ấp của địa
phương.
+ Thu thập thông tin thứ cấp: để tìm hiểu và đánh giá đánh giá định hướng
phát triển của địa phương. Thông tin được thu thập dựa trên số liệu của cục thống
kê, các báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn nghiên cứu
thuộc tỉnh Vĩnh Long.
+ Đánh giá chuyên gia: được thực hiện dựa trên phỏng vấn các chuyên gia
trong ngành gạo, các nhà khoa học của các trường đại học, lãnh đạo các địa phương
và các ban ngành cấp tỉnh, huyện, xã có liên quan. Thông qua ý kiến của các chuyên
gia giúp nắm được thực trạng, tình hình chung và qua đó đưa ra các giải pháp phù
hợp để xây dựng và phát triển ngành hàng gạo.
+ Phỏng vấn trực tiếp: được thực hiện trong quá trình phỏng vấn trực tiếp
dựa trên bảng câu hỏi, đối tượng phỏng vấn gồm các tác nhân tham gia chuỗi cung
ứng. Nhằm tìm hiểu, phân tích hoạt động như khó khăn, thuận lợi, sự kết nối giữa
các nhân tố, hiệu quả hoạt động làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện và phát

triển chuỗi cung ứng.
5.2 Phƣơng pháp phân tích
Nghiên cứu những số liệu đã thu thập được phân tích về thực trạng chuỗi
cung ứng như:


Dòng thông tin chuỗi cung ứng


9


Quá trình tạo giá trị của từng tác nhân trong chuỗi



Quan hệ hợp tác trong chuỗi



Lợi thế so sánh của chuỗi

Thu thập qua các báo cáo thường niên của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Sở
Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Long, tạp chí khoa học, báo cáo tại các hội thảo, các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, báo chí, internet … Qua đó
tổng hợp, phân tích số liệu thống kê và phân tích bằng phương pháp so sánh, kết
hợp với các chỉ số từ các số liệu thứ cấp nhằm đánh giá thực trạng của chuỗi cung
ứng ngành hàng gạo trường hợp: gạo từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Những thuận lợi khó khăn liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ lúa của
người dân trồng lúa trên CĐL được xác định nhờ vào những buổi thảo luận trực

tiếp, những bảng câu hỏi phỏng vấn.
Các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng được tổng hợp từ sự kết hợp phỏng
vấn sâu, các chuyên gia, các tổ trưởng quản lý CĐL, các cán hộ phụ trách về việc
phát triển CĐL của xã, huyện, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gạo trên địa bàn
Tỉnh.
6. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI
6.1 Tính mới đề tài
Có nhiều đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị ngành hàng lúa
gạo nhưng trong phạm vi đề tài này tác giả tiến hành nghiên cứu trên một góc độ
mới chưa được nghiên cứu là ngành hàng gạo từ cánh đồng lớn. Đồng thời, đề tài
cũng được tiến hành trên địa bàn nghiên cứu khác trước đây là tỉnh Vĩnh Long.
6.2 Đóng góp đề tài
Từ tính mới trên nhưng đóng góp cơ bản của đề tài là:
6.2.1 Về phương diện học thuật
- Đóng góp thêm cơ sở lý thuyết về xây dựng chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi
cung ứng, phân tích chuỗi cung ứng, lập chiến lược cho chuỗi cung ứng.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở lý thuyết và ứng dụng giúp cho những nghiên
cứu sau trong việc xây dựng và phân tích chuỗi cung gạo trên CĐL.


10
6.2.2 Về phương diện thực tiễn
- Giúp cho người dân trồng lúa thấy được hiệu quả kinh tế của việc tham gia
sản xuất trên CĐL, đang là một trong những mục tiêu hành động hàng đầu của tỉnh
Vĩnh Long.
- Nghiên cứu của đề tài là sở giúp các nhà Lãnh đạo, các sở, cơ quan quản lý,
các bộ ngành có liên quan nhận thấy được những ưu khuyết điểm trong chuỗi cung
ứng gạo từ CĐL gợi ý những giải pháp phát triển tốt hơn.
- Cuối cùng đóng góp vào danh mục tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, lập chiến lược chuỗi cung ứng.

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng;
Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng ngành hàng gạo trên cánh
đồng lớn của tỉnh Vĩnh Long;
Chƣơng 3: Gợi ý giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ngành hàng gạo tỉnh
Vĩnh Long.
Phần Kết luận và kiến nghị


11

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ CHỖI CUNG ỨNG
Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng đất chuyên canh nông nghiệp
chính của cả nước với nhiều mặt hàng nông sản thiết yếu, trong đó lúa gạo là mặt
hàng chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều năm nay vẫn còn
nhiều bất cập trong việc giải quyết vấn đề đầu ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm,
bình ổn giá… Nguyên nhân chính do đâu? Đó là do chúng ta chưa xây dựng được
chuỗi cung ứng bền vững cho ngành hàng gạo. Trong phạm vi chương 1 luận văn
này, tác giả sẽ trình bày xúc tích những khái niệm, quan điểm có liên quan làm cơ
sở lý luận cho việc nghiên cứu những tính chất đặt thù của một chuỗi cung ứng.
1.1 CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Thập niên 1980, mức độ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ngày càng gay gắt
buộc các nhà sản xuất phải xem lại quy trình sản xuất và cung ứng của mình nhằm
mục đích cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Họ
đã bắt đầu nhận thấy được giữa nhà cung cấp - người mua - khách hàng có mối
quan hệ liên quan đến nhau và chúng tạo thành một chuỗi liên kết ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của họ. Năm 1982 thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng “ Supply

chain management” xuất hiện lần đầu tiên và người sử dụng là ông Keith Oliver,
một chuyên gia tư vấn ở Booz Allen Hamilton, trong một cuộc phỏng vấn với tạp
chí Financial Times. Cho thấy được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng và là khởi
đầu cho những nghiên cứu tiếp theo về chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, mức độ yêu cầu về sản
phẩm của khách hàng ngày càng cao, như phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng
cao, an toàn, thân thiện với môi trường, giá cả hợp lý. Cùng với sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật ngày, tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra nhiều sản phẩm, đó cũng là
nguyên nhân ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời. Nhưng để tồn tại bền vững
trong môi trường kinh doanh hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải có một kế hoạch


12
chiến lược sản xuất phù hợp, phải giải quyết được bài toán tối ưu về lợi nhuận từ
nguồn đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp phải tập trung vào việc xây dựng phát triển chuỗi cung ứng, có thể nói việc
canh tranh giữa các doanh nghiệp là sự cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng điển hình bao gồm sản phẩm đầu vào có thể do một hoặc
nhiều nhà cung cấp, được sản xuất qua một hay nhiều giai đoạn, do một hay nhiều
nhà máy sản xuất, được vận chuyển, lưu kho ở giai đoạn trung gian, đến nhà phân
phối, nhà bán lẻ, cuối cùng là đến tay người tiêu dùng.
Nhận thấy được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng nhiều định nghĩa về chuỗi
cung ứng được ra đời như H.L.Lee và cộng sự (1995), đã định nghĩa “chuỗi cung
ứng là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra
nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản
phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ
thống phân phối”. Hay Lambert và cộng sự cho rằng (1998), “Chuỗi cung ứng là sự
liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị
trường”. Còn Mentzer và cộng sự (2001), đã định nghĩa “Chuỗi cung ứng là tập
hợp của ba hay nhiều hơn có liên quan trực tiếp đến dòng chảy qua lại của sản

phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ nguyên liệu đến khách hàng”. Theo Chopra
và Meidl (2007), chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay
gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không bao
gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và
bản thân khách hàng. Hay hiểu một cách đơn giản đó là sự kết nối các nhà cung cấp,
khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vị liên quan đến quá trình
kinh doanh”.
Thuật ngữ “Chuỗi cung ứng” tuy mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng trở
thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế, các doanh nghiệp. Hiện nay việc
quản lý chuỗi cung ứng còn được xem là sự sống còn của doanh nghiệp. Theo thời
gian, định nghĩa về chuỗi cung ứng đã dần hoàn thiện, bắt đầu từ việc hiểu chuỗi
cung ứng là sự liên kết giữa các công ty, kế tiếp là những tập hợp liên quan đến


13
dòng chảy, tiến dần đến tất cả các mắc xích trong chuỗi không nằm ngoài mục đích
đáp ứng sự mong đợi của khách hàng.
Như vậy, chuỗi cung ứng có thể xem như là một quá trình di chuyển các yếu
tố đầu vào từ nhà cung cấp thông qua việc lưu trữ và vận chuyển đi đến nhà sản
xuất rồi lại từ nhà sản xuất biến đổi các yếu tố đầu vào đó thành yếu tố đầu ra của
sản phẩm di chuyển và lưu trữ chúng tới nhà phân phối và cuối cùng là đến tay
người tiêu dùng cuối cùng.
1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Trong quá trình sản xuất cần phải có những hoạch định như tìm nguồn sản
phẩm đầu vào (nhà cung cấp), đến khâu sản xuất (nhà sản xuất), bảo quản, phân
phối sản phẩm và cuối cùng là khâu tiêu thụ (người tiêu dùng). Vì vậy để cho chuỗi
cung ứng hoạt động tốt cần phải quản lý chuỗi cung ứng sao cho hoạt động đạt hiệu
quả tối ưu, có nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng như: Quản trị chuỗi cung
ứng là việc quản lý các mối quan hệ bên trên và bên dưới, với các nhà cung cấp và
khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng giá trị cao nhất với chi phí thấp nhất

tính cho tổng thể chuỗi cung ứng (Martin Chiristopher, 1992). Quản trị chuỗi cung
ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh
truyền thống và các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm
vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi
cung ứng nhằm cải thiện việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói
riêng và của toàn bộ chuỗi cung nói chung (Menter và cộng sự, 2001). Hau Lee và
Corey Billington (1995) cho rằng “Quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp
các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch
chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối
cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối”.
Tóm lại, luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của Michael Hugos “quản trị
chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định và quản lý mọi hoạt động liên quan đến
nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà vận chuyển, nhà phân phối, nhà bán lẻ, lưu kho,


14
cuối cùng sản phẩm được mang đến thị trường mục tiêu, sao cho đạt được sự kết
hợp tiện ích và mang lại hiệu quả tối ưu”[26, tr.16].
1.1.3 Sự tích hợp giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
Chuỗi cung ứng là một phân đoạn trong chuỗi giá trị, biểu thị mức độ hiệu quả
trong hoạt động, hợp tác của doanh nghiệp.
Chuỗi giá trị là bao gồm các hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau bắt
đầu từ việc cung cấp các yếu tố đầu vào cụ thể để sản xuất ra một sản phẩm nào đó,
đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đến tay người tiêu
dùng. Hay nói cách khác chuỗi giá trị là một loạt các quá trình trong đó các doanh
nghiệp liên kết với nhau bằng việc hợp tác, trao đổi, buôn bán trong kinh doanh,
trong đó theo trình tự từ nguyên liệu đầu vào cụ thể được sơ chế ban đầu, qua các
giao dịch sản xuất kinh doanh và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Thuật ngữ chuỗi cung ứng theo thời gian đã không ngừng phát triển, từ những
định nghĩa cơ bản chỉ là nguồn sản phẩm đầu vào có thể do một hoặc nhiều nhà

cung cấp, được sản xuất qua một hay nhiều giai đoạn, do một hay nhiều nhà máy
sản xuất, được vận chuyển, ưu kho ở giai đoạn trung gian, đến nhà phân phối, nhà
bán lẻ, cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Ngày nay mục tiêu chuỗi cung ứng là
phải biến đổi linh hoạt tập trung vào việc đáp ứng sự mong đợi của khách hàng,
phát triển theo hướng đồng bộ hóa dòng giá trị và dòng cung ứng. Chính vì sự phát
triển không ngừng của thuật ngữ chuỗi cung ứng đã rút ngắn khoảng cách và tạo
nên sự tương đồng giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, chứ không còn là một phần
của chuỗi giá trị nữa, cụ thể như sau:
- Cả hai đều thể hiện chiến lược phát triển hay mở rộng sản xuất kinh doanh
với nhiều hình thức liên kết các doanh nghiệp theo phương hướng vận hành nhất
định của dòng sản phẩm, hay dịch vụ.
- Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị đều kết nối các doanh nghiệp, tạo nên mạng
lưới tương tác với nhau để cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Tuy nhiên một chuỗi giá trị đạt hiệu quả khi kết hợp những mong đợi của
khách hàng (chuỗi nhu cầu) với những gì cần sản xuất (chuỗi cung ứng). Trong khi


15
chuỗi cung ứng tập trung vào giảm chi phí sản xuất, tạo nên hiệu quả tối ưu thì
chuỗi giá trị cần phải tập trung vào việc cải thiện quá trình sản xuất, phát triển sản
phẩm, tăng cường hoạt động marketing.
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh khóc liệt hiện nay, nhu cầu của thị trường
thay đổi nhanh chóng, các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh, cần phải đồng bộ
hóa dòng giá trị và dòng cung ứng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tiến
tới đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất.
1.1.4 Mục tiêu của chuỗi cung ứng
Mỗi chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bộ phận liên quan trực tiếp hay gián
tiếp tới việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm
những nhà sản xuất, nhà cung cấp, mà còn bao gồm những nhà cung ứng vận tải,
kho bãi, nhà bán lẻ, thậm chí cả khách hàng. Mục tiêu của mọi hoạt động chuỗi

cung ứng chính là tối đa hóa giá trị tổng thể của chuỗi. Giá trị tổng thể của chuỗi
được tạo ra từ sự khác biệt giữa sản phẩm cuối cùng mà khách hàng nhận được và
chi phí của chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Giá trị của chuỗi cung ứng = Giá trị của khách hàng – Chi phí chuỗi cung ứng
- Giá trị liên quan khả năng sinh lợi của chuỗi cung ứng (được coi như giá trị
thặng dư của chuỗi cung ứng), đó là sự khác biệt giữa lợi nhuận được tạo ra từ
khách hàng và tổng chi phí chuỗi.
- Sự thành công của chuỗi cung ứng được đo lường bằng khả năng sinh lợi của
toàn bộ chuỗi.
Vì vậy, để gia tăng khả năng sinh lợi của chuỗi cung ứng thì mỗi chuỗi cung
ứng cần phải đảm bảo 02 mục tiêu chính: Giảm chi phí vận hành và tăng tính linh
hoạt.
a. Mục tiêu giảm chi phí vận hành
Chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi vận hành nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu
cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất. Đồng thời, nó phải
có hệ thống thông tin được tổ chức khoa học và cập nhật thường xuyên để giúp các
bộ phận phối hợp ăn ý với nhau nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động


16
thường xuyên và liên tục của môi trường kinh doanh. Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ
giúp doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng, gia tăng thị phần, tiết kiệm chi phí, từ
đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Mục tiêu giảm chi phí của chuỗi cung ứng là tìm cách nắm bắt nhu cầu của
khách hàng vì đây là yếu tố quyết định chất lượng phục vụ khách hàng, và đạt được
khả năng dự báo chính xác nhu cầu của thị trường. Nắm rõ nhu cầu về chi phí nhằm
nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh. Hướng đến sự cân bằng để chọn phương
án đầu tư thỏa đáng trong kinh doanh.
Tuy nhiên, muốn quản lý chi phí trong chuỗi cung ứng hiệu quả, cần xác định
rõ đâu là chi phí nên duy trì, đâu là chi phí cần cắt giảm vì tuy chi phí là yếu tố quan

trọng trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu
khách hàng về thời gian, số lượng và chất lượng vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
b. Mục tiêu tăng tính linh hoạt của chuỗi
Tăng tính linh hoạt là mục tiêu quan trọng tiếp theo của chuỗi. Mỗi chuỗi cung
ứng là sự theo dõi hàng hóa thông qua việc thống kê và điều khiển từ khâu cung cấp
hàng, bổ sung nguyên vật liệu, đến khâu bán lẻ, hay nói cách khác, nó điều hành và
quản lý sự lưu thông hàng hóa. Vì vậy, trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường
thay đổi liên tục như hiện nay, chuỗi cung ứng cần phải thay đổi linh hoạt phù hợp
với sự biến đổi của thị trường, và nhu cầu của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với
việc quản lý chuỗi cung ứng sao cho những tác nhân trong chuỗi luôn thay đổi
chuỗi vận hành đạt hiệu quả sản xuất cao và phù hợp với nhu cầu của khách hàng,
vì lợi nhuận của chuỗi được đo lường trong toàn bộ chuỗi chứ không ở mỗi giai
đoạn riêng lẻ. Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả là nhân tố quyết định thành công
trong công việc sản xuất, kinh doanh. Tạo được khả năng phản ứng nhanh với
những thay đổi của thị trường.
1.1.5 Cấu trúc chuỗi cung ứng
Tại những thị trường khác nhau, yêu cầu và đặt điểm về cấu trúc chuỗi cung
ứng cũng có nhiều điểm đặt thù khác nhau. Điển hình với 02 hình thức cấu trúc
chuỗi là chuỗi cấu trúc theo chiều dọc – được sử dụng phổ biến ở các thị trường


×