Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Phân tích chuỗi cung ứng ngành sữa Việt Nam - Lựa chọn DN trong chuỗi cung ứng làm trọng tâm nghiên cứu Công ty sữa VINAMILK.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.72 KB, 42 trang )

Quản trị chuỗi cung ứng
Đề tài thảo luận nhóm 1:
" Phân tích chuỗi cung ứng ngành sữa Việt Nam"
Lựa chọn DN trong chuỗi cung ứng làm trọng tâm nghiên cứu: Công
ty sữa VINAMILK
Danh sách nhóm 1 – QLKT16
1. Văn Trọng Duẩn
2. Doãn Khắc Đạt
3. Nguyễn Tá Đức
4. Lê Minh Hà
5. Nguyễn Mạnh Hải
6. Nguyễn Quốc Hải
7. Nguyễn Thanh Hằng
8. Đặng Thị Hiền
1
Phần 1. Khái quát chung về ngành sữa Việt Nam và công ty sữa Vinamilk
1. Khái quát chung về ngành sữa Việt Nam
Theo nhận xét đánh giá của các chuyên gia thì ngành sữa Việt Nam là một
trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế. Việt
Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực.
Theo Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường sữa từ năm
2000 đến 2009 đạt hơn 9% một năm; mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng
7,85% mỗi năm, từ gần 9 lít năm 2000 lên gần 15 lít năm 2008. Vào ngày
25/3/2010 Hiệp hội sữa Việt Nam được chính thức thành lập gồm 68 doanh
nghiệp thành viên chính thức và 6 đơn vị liên kết.
- Cơ cấu các sản phẩm sữa:
Thị trường sữa có các sản phẩm chính gồm sữa tươi, sữa đặc, sữa bột và sữa
dinh dưỡng. Trong đó sữa bột chiếm tới gần một nửa tổng giá trị tiêu thụ, sữa
tươi đứng thứ 2 với khoảng 23% thị phần, các sản phẩm chế biến từ sữa như bơ,
phó mát... chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 13%.
- Thị phần các công ty sữa Việt Nam:


Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch
Lady (một liên doanh với Hà Lan có nhà máy đặt tại
Bình Dương) hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất
cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần.
Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson,
Abbott, Nestle... chiếm khoảng 22% thị phần, với các
sản phẩm chủ yếu là sữa bột.
Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20
công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi
Milk, Ba Vì ...
2. Khái quát về công ty sữa Vinamilk
Công ty Vinamilk tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng
Công ty Lương Thực được thành lập vào năm 1976, trải qua một giai đoạn
chuyển đổi đến tháng 12 năm 2003 Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty
cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho phù hợp
với hình thức hoạt động của Công ty và hiện nay là tập đoàn Vinamilk.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu
“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng”
và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn
Thị phần ngành sữa Việt
Nam
Nguồn: Dairy Vietnam, BVSC
2
năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam
chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Đặc biệt trong năm 2009 Công ty
đã đạt rất nhiều các giải thưởng uy tín như:
- Giải vàng thương hiệu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thương hiệu ưa thích nhất năm 2008-2009
- Doanh nghiệp xanh cho 3 đơn vị của Vinamilk : Nhà máy sữa Sài gòn;
Nhà máy sữa Thống Nhất và nhà máy sữa Trường Thọ

- Giải thưởng “Thương hiệu hàng đầu Việt Nam”
Đa phần sản phẩm được sản xuất tại 9 nhà máy với tổng công suất khoảng
570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên
cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để công ty đưa sản phẩm đến số lượng lớn
người tiêu dùng. Hiện nhãn hàng đang dẫn đầu trên thị trường gồm: Sữa tươi
Vinamilk, Sữa đặc, Sữa bột Dielac, Nước ép trái cây V-Fresh, Trà các loại...
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng
xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và
Mỹ. Công ty đã hoạch định, đưa ra tầm nhìn và sứ mệnh của công ty mình rất rõ
ràng:
3
Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “
Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt
nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của
mình với cuộc sống con người và xã hội”
4
Phần 2. Thực trạng chuỗi cung ứng của công ty Vinamilk và vai trò của các
thành viên trong chuỗi
Sơ đồ chuỗi cung ứng công ty Vinamilk
: Dòng sản phẩm
: Dòng thông tin
: Dòng tài chính
2.1. Khâu cung ứng đầu vào:
Khâu cung ứng đầu vào của công ty sữa Vinamik gồm: nguồn nguyên liệu
nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại
nuôi bò trong nước. Đây là thành viên đầu tiên trong chuỗi cung ứng. Các hộ
nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò có vai trò cung cấp nguyên liệu sữa đầu vào
cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa. Sữa được thu mua từ các nông trại phải
luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng đã được ký kết giữa công ty Vinamilk

và các nông trại sữa nội địa.
Sữa tươi nguyên liệu phải trải qua quá trình kiểm tra gắt gao khi tiếp nhận với
các chỉ tiêu sau:
5
Nhà máy sản
xuất: Thực hiện
các giai đoạn
sản xuất. Sữa
tươi cùng các
nguyên liệu
khác được
chuyển tới các
thiết bị chế biến
tiên tiến hiện
đại, sau khi qua
hệ thống này
sữa tuơi được
đồng nhất, đóng
gói, tạo ra sữa
thành phẩm.
Đại
lý,
cửa
hàng
Phân
phối
Hộ nông
dân,
trang
trại nuôi


Nhập khẩu
nguyên
liệu sữa
Trung tâm thu
mua sữa tươi
Người
tiêu
dùng
- Cảm quan: Thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, không có
bất kỳ mùi vị lạ nào.
- Đảm bảo hàm lượng chất khô chất béo lớn hơn
- Độ tươi
- Độ acid
- Chỉ tiêu vi sinh
- Hàm lượng kim loại nặng
- Thuốc thú y, thuốc trừ sâu
- Nguồn gốc (không sử dụng sữa của bò bệnh).
Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi phải đảm bảo nghiêm ngặt về
độ tươi, không bị tủa bởi cồn 75 độ.
* Đối với nguyên liệu sữa tươi từ các nông trại nuôi bò thì quy trình thu mua
sữa của công ty Vinamilk diễn ra như sau:
Trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ
nông dân, nông trại nuôi bò, thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng
sữa, bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Từ trung tâm có thể thông
tin cho cho hộ nông dân về chất lượng, giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật
liệu. Đồng thời trung tâm thu mua sẽ thanh toán tiền cho các hộ nông dân nuôi bò
Đối với nguyên liệu sữa nhập khẩu thì có thể được nhập thông qua trung gian
hoặc tiến hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất. Chuỗi
cung ứng đầu vào có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên một sản

phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng chính vì vậy xây
dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lược
lớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn
cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở
giá cả rất cạnh tranh.
* Một số nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu cho công ty Vinamilk như:
- Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về
sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua
bán trên toàn thế giới.
6
- Hoogwegt International là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản
xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung cũng
như công ty Vinamilk
- Ngoài ra Perstima Bình Dương Việt Nam, cùng với nhiều công ty khác trong
nước cũng là nhà cung cấp chiến lược cho Vinamilk trong hơn 10 năm qua.
* Ưu điểm của khâu cung ứng đầu vào: Sữa bò được thu mua từ nông dân Việt
Nam, qua nhiều khâu kiểm tra tại các trạm thu mua, trung chuyển. Có đội ngũ
chuyên viên hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật nuôi bò, thức ăn, vệ sinh chuồng
trại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua sữa… Sữa tươi nguyên liệu sau khi
được thu mua và trữ lạnh trong các xe bồn, khi đến các nhà máy lại được kiểm tra
nhiều lần trước khi đưa vào sản xuất, tuyệt đối không chấp nhận sữa có chất
lượng kém, có chứa kháng sinh…
* Hạn chế của khâu cung ứng đầu vào: Bột sữa, chất béo sữa… (sử dụng trong
sản xuất sữa hồn nguyên, sữa tiệt trùng, sữa chua… và các loại sản phẩm khác):
được nhập khẩu từ nguồn sản xuất hàng đầu và có uy tín trên thế giới như Mỹ,
Úc, New Zealand… chính vì vậy mà giá thành rất cao.
2.2.Khâu sản xuất của Công ty Vinamilk
Qui trình sản xuất sữa Vinamilk
7
Tại nhà máy sản xuất: Có vai trò tiếp nhận nguyên liệu sữa từ trung tâm

thu mua sữa hoặc từ các nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu và thực hiện
các giai đoạn sản xuất. Nguyên liệu sữa được trải qua một quá trình chuẩn hóa,
bài khí, đồng hóa và thanh trùng được đóng gói tạo ra sữa thành phẩm.
* Chuẩn hóa:
+ Mục đích: Điều chỉnh hàm lượng chất béo
Do nhu cầu khách hàng ngày càng nâng cao, họ đòi hỏi sự an toàn khi
dùng sản phẩm, hàm lượng béo là một trong những điều mà họ quan tâm hàng
đầu, nếu hàm lượng chất béo trong cơ thể quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và
có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ em.
+ Ngyên tắc thực hiện:
Nếu hàm lượng béo thấp thì tiến hành tính toán và bổ sung thêm cream.
Sữa nguyên
liệu
Chuẩn hoá
Bài khí
Thanh trùng
Phối trộn
Hương liệu
Rót sản phẩm
Bảo quản T
phòng
Chất ổn định
Puree quả
Đồng hoá
8
Nếu hàm lượng béo cao thì tiến hành tính toán và tách bớt cream ra.
* Bài khí:
+ Mục đích:
Trong sữa có nhiều khí lạ cần được loại trừ nếu không sẽ phá vỡ mùi
hương đặc trưng của sữa

Khi trong sữa có nhiều khí nó sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt nghĩa là
làm tăng chi phí cho quá trình sản xuất như bước thanh trùng, đồng hoá,………
Trong trường hợp thanh trùng sau khi đã đóng hộp, tại nhiệt độ thanh trùng
thể tích của khí sẽ tăng lên làm vỡ hộp.
+ Nguyên tắc thực hiện: Kết hợp giữa nhiệt độ với áp lực chân không
+ Thông số kỹ thuật: T=70
o
C, áp suất tương ứng.
+ Thiết bị gia nhiệt: Ống lồng ống, bản mỏng tác nhân gia nhiệt là hơi nước.
* Phối trộn:
+ Mục đích: Tạo ra các sản phẩm có hương vị khác nhau
+ Nguyên tắc: Phối trộn với hàm lượng vừa đủ, đảm bảo chất lượng, hương vị tự
nhiên của các sản phẩm
* Đồng hóa:
+ Mục đích: ổn định hệ nhủ tương, hạn chế hiện tượng tách pha
+ Nguyên tắc thực hiện: sử dụng áp lực cao.
+ Thông số kỷ thuật: T=55-70
o
C, P = 100-250 bar.
+ Phương pháp thực hiên:
Đồng hóa toàn phần : 1 cấp hoặc 2 cấp
Đồng hóa một phần: dòng cream ( 10% max), dòng sữa gầy.
+ Thiết bị: rất đơn giản chỉ cần có sự thay đổi tiết diện đột ngột tạo nên sự va
đập, hiện tượng chảy rối, hiện tượng xâm thực.
* Thanh trùng:
+ Mục đích: tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và ức chế hoạt động của các vi sinh
vật khác.
+ Phương pháp thực hiện: HTST( High Temperater Short Time) : 72-75
o
C trong

vòng 15-20 s
+ Thiết bị thanh trùng: ống lồng ống, bản mỏng.
* Rót sản phẩm:
+ Bao bì thường được sử dụng: nhựa, giấy. Bao bì Tetra Pak và Combibloc nổi
tiếng thế giới về độ an toàn thực phẩm.
+ Yêu cầu của bao bì: + Kín
+ Phải vô trùng
9
+ Thiết bị rót: cũng phải vô trùng.
* Bảo quản:
+ Mục đích: Bảo quản tốt được chất lượng sản phẩm
+ Yêu cầu: Sản phẩm sau khi đóng gói được chuyển vào nơi bảo quản theo đúng
tiêu chuẩn chất lượng
Điểm nổi bật về quy trình sản xuất của Vinamilk: Dây truyền sản xuất
kín, từ lâu Vinamilk đã triển khai áp dụng các hệ thống quản lý ISO và an toàn
thực phẩm HACCP tại tất cả các nhà máy trong hệ thống. Quá trình xử lý nhiệt
được theo dõi nghiêm ngặt. Các chế độ xử lý nhiệt được lựa chọn, cân nhắc để
đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đồng thời giữ gìn giá trị dinh dưỡng của
sữa ở mức cao nhất. Ưu tiên chọn các chế độ xử lý nhiệt cao trong thời gian cực
ngắn, đây là những công nghệ tiên tiến trên thế giới.
2.3. Khâu phân phối đầu ra của Công ty Vinamilk
Công ty Vinamilk phân phối hàng hóa thông qua tập đoàn Phú Thái đến các
đại lý, cửa hàng rồi đến người tiêu dùng là nhân tố cuối cùng trong chuỗi phân
phối đầu ra.
- Các đại lý, cửa hàng có vai trò nhận sữa từ nhà phân phối và cung ứng sữa tươi
đến người tiêu dùng
- Người tiêu dùng là những người trực tiếp tiêu thụ sữa. Người tiêu dùng có thể
mua sữa từ các đại lý, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán buôn hoặc bán lẻ đồng thời
thanh toán tiền sữa tại nơi mua hàng.
Hệ thống đại lý của công ty phân thành hai loại: nhóm các sản phẩm về

sữa gồm có sữa đặc, sữa bột... và nhóm sản phẩm kem, sữa chua, sữa tươi.
- Với nhóm sản phẩm về sữa (sữa đặc, sữa bột…) : Vinamilk đặt ra điều kiện
thiết yếu là phải giữ cam kết không bán bất kỳ sản phẩm sữa nào khác đối với đại
lý cho các sản phẩm này.
- Với nhóm sản phẩm kem, sữa chua, sữa tươi..: Công ty chủ trương mở rộng rãi
và không hạn chế ngặt nghèo về các điều kiện của đại lý. Bởi vì đây là các mặt
hàng bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng, tính cạnh tranh không cao, không
phải là mặt hàng chiến lược của công ty nên càng mở rộng hệ thống phân phối thì
sản phẩm càng được phổ biến.
- Thường đối với đại lý, tùy thuộc vào vị trí, địa điểm bán hàng mà công ty quy
định doanh số và thưởng cho đại lý theo quý, theo tháng.
10
Hiện công ty có hai kênh phân phối:
(1) Phân phối qua kênh truyền thống (220 nhà phân phối độc lập và hơn 140,000
điểm bán lẻ), thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty. Để hỗ trợ
mạng lưới phân phối của mình, Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại
các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
(2) Phân phối qua kênh hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro …). Lợi thế của
Vinamilk thông qua hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở nhiều địa
phương trong cả nước. Với 1.400 đại lý cấp 1 cũng như mạng lưới phân phối trải
đều khắp toàn quốc với 5.000 đại lý và 140.000 nghìn điểm bán lẻ có kinh doanh
sản phẩm của Vinamilk cũng như tại các kênh phân phối trực tiếp khác như
trường học, bệnh viện, siêu thị…Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua
vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp
nhận.
* Quản lý kênh phân phối
Để quản lý hiệu quả các kênh phân phối trên thị trường Vinamilk đã và
đang sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tiêu biểu nhất đó là
chương trình quản lý thông tin tích hợp Oracle E Business Suite 11i; hệ thống
Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp - Enterprise Resource Planning (ERP) và

ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationship
Management - SAP):
- Hệ thống Oracle E Business Suite 11i : được chính thức đưa vào hoạt động từ
tháng 1-2007. Hệ thống này kết nối đến 13 địa điểm gồm các trụ sở, nhà máy,
kho hàng trên toàn quốc. Hạ tầng CNTT đã được đồng bộ hóa, chuẩn hóa và củng
cố.
- Ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer
Relationship Management - SAP) : Qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp
cho nhân viên bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và khách
hàng có thể trao đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng
thích, vào bất cứ thời điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ
ngôn ngữ nào...
Tóm lại, đây là một giải pháp tiếp cận rất hiệu quả đối với chính những
khách hàng của Vinamilk, giúp công ty có thể thu thập được đầy đủ thông tin và
nhu cầu của khách hàng từ đó có thể đưa ra các chính sách xây dựng và phát triển
mạng lưới phân phối cho phù hợp nhất.
- Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp - Enterprise Resource
Planning (ERP): là công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng
11
phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong cả
hai tình huống online hoặc offline. Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra
các xử lý kịp thời cũng như hỗ trợ chính xác việc lập kế hoạch. Việc thu thập và
quản lý các thông tin bán hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời, đem lại sự
thỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn.
Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên nâng cao năng lực, tính chuyên
nghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng các thông
tin được chia sẻ trên toàn hệ thống.Vinamilk cũng quản lý xuyên suốt các chính
sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối. Trong khi đó, đối tượng quan
trọng của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng được hưởng lợi nhờ chất
lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.

Nhờ ứng dụng tốt công nghệ thông tin, Vinamilk đã quản lý có hiệu quả
các kênh phân phối sản phẩm, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho nhân viên, đáp
ứng kịp thời và ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Năm 2008, Vinamilk
đã đạt doanh thu 8.380 tỷ đồng, tăng 25,5% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.230 tỷ
đồng, tăng 27,7% so với năm 2007.
Cho đến nay hệ thống đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của công ty khi
xây dựng dự án. Sau khi triển khai và vận hành tại 48 nhà phân phối, Vinamilk đã
mở rộng hệ thống đến toàn bộ 187 nhà phân phối từ cuối tháng
* Ưu điểm khâu phân phối đầu ra của Công ty: Bằng chính sách quản lý hiệu quả
và khuyến khích các đại lý trong mạng lưới của mình, hệ thống đại lý của công ty
đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền Bắc, trung bình mỗi tỉnh đều có
một hoặc hai đại lý chính thức, thậm chí có tỉnh có tới 7 đại lý chính thức. Hơn
thế nữa, tại mỗi tỉnh Vinamilk đều có nhân viên tiếp thị cắm chốt tại địa bàn,
người này ngoài lương chính còn được thưởng theo doanh số bán hàng của các
đại lý. Điều đó đã khuyến khích nhân viên mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán lẻ, đưa
thương hiệu của công ty len lỏi khắp mọi ngõ ngách.
* Hạn chế khâu phân phối đầu ra của Công ty: Có thể nói hệ thống đại lý là một
trong những lợi thế rất lớn của Vinamilk trước các đối thủ cạnh tranh; tuy nhiên
việc quản lý tốt các đại lý này đặc biệt tại các tỉnh nhỏ vùng sâu vùng xa lại đặt ra
một thách thức rất lớn đối với Vinamilk. Thị trường của Vinamilk rất rộng, bao
quát cả nước nên việc quản lý, giám sát cũng chỉ tới những nhà phân phối, các
đại lý chính. Còn những các quầy tạp hoá, nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” thì
Vinamilk không có đủ nhân lực để giám sát.
+ Hạn chế trong vận chuyển: quy định về vận chuyển sữa thì chỉ được chất
tối đa là 8 thùng chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ
12
lẻ lại chất đến 15 thùng, rồi đến việc bốc dỡ, quăng quật làm tổn thương bao bì,
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
+ Hạn chế trong bảo quản: Sản phẩm của Vinamilk còn có mặt khắp mọi
nơi, ở tận những vùng quê của các tỉnh lẻ và đa phần được bán trong cửa hàng tạp

hoá. Đối với một số sản phẩm sữa tươi phải bảo quản theo quy định sản phẩm
lạnh của Vinamilk phải đảm bảo trong nhiệt độ dưới 6 độ C thì bảo quản được 45
ngày, còn 15 độ C thì được 20 ngày. Ở nhiệt độ thông thường (30 đến 37 độ C)
thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua thì việc các cửa hàng không có máy lạnh hoặc
thiết bị làm lạnh là điều rất hạn chế trong việc bảo quản những sản phẩm có yêu
cầu phải bảo quản lạnh.
+ Trong khi đó, Vinamilk chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến
những đại lý tổng, còn việc phân phối đến “cấp dưới” thì chủ yếu bằng xe máy
hay những xe ô tô tải không có hệ thống làm lạnh nên việc đảm bảo chất lượng bị
bỏ ngỏ.
13
Phần 3. Những vướng mắc trong chuỗi cung ứng khiến cho giá sữa Việt
Nam thuộc nhóm cao nhất trên thế giới và một số giải pháp
3.1 Những vướng mắc trong chuỗi cung ứng khiến cho giá sữa Việt Nam thuộc
nhóm cao nhất trên thế giới
- Nguồn giống bò sữa ở trong nước vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho phát triển
chăn nuôi trong nước. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành sữa, ước tính mỗi
năm nước ta kim ngạch nhập khẩu bò sữa gấp 3.5 lần lượng xuất khẩu.
- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò sữa ở trong nước còn chưa đáp ứng đáp ứng đủ
nhu cầu nên phải tiến hành nhập khẩu. Diện tích đất trồng cỏ còn thấp do quỹ đất
ít ỏi và giá đất cao. Hiện cả nước có khoảng 45,000 ha diện tích đất trồng cỏ. Ước
tính lượng cỏ xanh và cỏ thô hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thức ăn
xanh thô cho bò sữa trong khi đó chế độ ăn uống của bò sữa đòi hỏi rất cao và các
loại thức ăn cần phải đúng tỷ lệ, nếu không sẽ phản tác dụng. Thức ăn cho bò sữa
gồm ba loại chính: thức ăn tinh, thức ăn thô và chất khoáng. Tăng ăn thức tinh có
thể làm tăng năng suất sữa nhưng giảm thức ăn thô có thể làm giảm chất lượng
sữa. Đây là hiện tượng thường gặp ở nước ta do chất ăn thô xanh còn thiếu nên
các chủ chăn nuôi thường dùng thức ăn tinh để thay thế. Trong khi đó, giá thức
ăn tinh lại đắt hơn nhiều lần so với thức ăn thô.
- Sản lượng sữa trong 10 năm qua tăng bình quân 27.2%/năm do năng suất sữa

được cải thiện. Sản lượng sữa từ 64,700 tấn năm 2001 tăng lên 262,000 tấn năm
2010. Tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng khoảng 22% nhu cầu trong nước, chính vì vậy
phải tiến hành nhập khẩu sữa.
- Bột sữa, chất béo sữa… (sử dụng trong sản xuất sữa hồn nguyên, sữa tiệt trùng,
sữa chua… và các loại sản phẩm khác): được nhập khẩu từ nguồn sản xuất hàng
đầu và có uy tín trên thế giới như Mỹ, Úc, New Zealand… chính vì vậy mà giá
nguyên liệu đầu vào rất cao, giá thành sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguyên
liệu thế giới.
- Hệ thống thu mua sữa tươi hiện nay do các nhà máy tổ chức thông qua các đại lý
trung chuyển sữa. Vì mục đích lợi nhuận, các điểm thu mua chỉ được thiết lập khi
có đủ số lượng bò, đủ lượng sữa để đặt bồn và không quá xa nhà máy để giảm chi
phí vận chuyển và an toàn vệ sinh sữa. Đây là khó khăn để mở rộng địa bàn chăn
nuôi đến những vùng có tiềm năng đất đai và lao động.
- Đối với sữa bột, sữa nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 60%-70% giá thành
sản xuất sữa. Giá nguyên liệu sữa hiện nay vào khoảng 54,000-90,000/kg. Người
tiêu dùng thường có tâm lý trả giá cao cho loại sữa có các thành phần chất dinh
14
dưỡng như DHA, canci...cao. Nhưng thực tế, các thành phần trên chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ trong 1 kg sữa và giá thành cũng không quá mắc.
- Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là một
khoản đầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy. Trong quy
trình sản xuất, công đoạn quản trị chất lượng (KSC) nguyên liệu đầu vào và đầu
ra là hết sức quan trọng vì nó ảnh hướng đến chất lượng của người tiêu dùng, sữa
đầu vào nguyên liệu đã ít nhưng chất lượng không đảm bảo nên có nhiều nhà
máy khi thu mua sữa tươi về phải bỏ đi vì chất lượng kém, không qua được KCS
đầu vào gây thất thu chính vì thế mà các doanh nghiệp sản xuất sữa khác có cơ
hội tăng giá lên cao.
- Hiện hầu hết các hãng sữa nước ngoài đều ủy quyền cho một doanh nghiệp
trong nước nhập khẩu độc quyền sản phẩm của họ vào Việt Nam. Việc này làm
giảm cơ hội tham gia nhập khẩu và phân phối của các doanh nghiệp muốn gia

nhập thị trường. Việc ủy quyền này cũng khiến số lượng doanh nghiệp có thể
nhập khẩu và phân phối các sản phẩm sữa bột nguyên hộp nhập khẩu bị hạn chế
một cách đáng kể nên giá sữa càng tăng cao.
- Trong một số trường hợp, sự liên kết theo chiều dọc giữa các khâu phân phối,
nhập khẩu, xuất khẩu được thiết lập nhằm hợp lý hóa chi phí để đẩy giá lên cao.
Thông qua liên kết dọc, nhà xuất khẩu nước ngoài bán sản phẩm cho nhà nhập
khẩu tại Việt Nam thông qua một nhà xuất khẩu trung gian ở nước thứ 3. Trong
trường hợp này, giá sữa ghi trên hóa đơn nhập khẩu của nhà nhập khẩu Việt Nam
đội lên rất nhiều.
- Thị trường sữa hiện đã xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh
như: Quảng cáo sai sự thật; nói xấu đối thủ…. Có đối thủ cạnh tranh lợi dụng các
phương tiện thông tin đại chúng, khai thác triệt để các điểm yếu hay sai sót của
doanh nghiệp để nói xấu, hạ thấp uy tín của doanh nghiệp trước người tiêu dùng,
ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Giải pháp về nguyên liệu
- Nghiên cứu tạo ra các giống bò mới cho năng suất cao, hạn chế việc nhập khẩu
bò sữa từ nước ngoài
- Mở rộng diện tích trồng cỏ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thức ăn xanh thô cho bò
sữa, hạn chế việc nhập khẩu thức ăn từ bên ngoài.
- Lựa chọn khu vực hợp lý, đầu tư hình thành nên các trang trại chăn nuôi bò quy
mô lớn, chuyên nghiệp cho năng suất cao.
15
- Mở rộng hệ thống thu mua sữa tươi đảm bảo chất lượng kỹ thuật và uy tín, có
sự quản lý chặt chẽ từ các đơn vị sản xuất để người chăn nuôi bò được yên tâm
không bị ép giá đồng thời tránh tình trạng tăng giá cao đối với nhà sản xuất.
- Trang bị các thiết bị vắt sữa hiện đại để tăng năng suất sữa và đảm bảo chất
lượng sữa thu hoạch được tốt.
- Nghiên cứu tạo ra nguồn nguyên liệu sữa bột thay thế nguồn nhập từ nước
ngoài để giảm thiểu chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm.

- Có chính sách quản lý và kiểm tra chặt chẽ đối với các doanh nghiệp trung gian
nhập khẩu sữa từ nước ngoài vào.
3.2.2. Giải pháp về quản trị chuỗi
- Quản lý hiệu quả hơn toàn mạng lưới của mình bằng việc bao quát được tất cả
các nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh
phân phối.
- Sắp xếp hợp lý và tập trung vào các chiến lược phân phối để có thể loại bỏ các
sai sót trong công tác hậu cần cũng như sự thiếu liên kết có thể dẫn tới việc chậm
trễ.
- Tăng hiệu quả cộng tác liên kết trong toàn chuỗi cung ứng bằng việc chia sẻ các
thông tin cần thiết như các bản báo cáo xu hướng nhu cầu thị trường, các dự báo,
mức tồn kho, và các kế hoạch vận chuyển với các nhà cung cấp cũng như các đối
tác khác.
- Tăng mức độ kiểm soát công tác hậu cần để sửa chữa kịp thời các vấn đề phát
sinh trong chuỗi cung ứng trước khi quá muộn.
16

×