BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
BÁO CHÍ CẦN THƠ VỚI VIỆC THÔNG TIN PHÁT TRIỂN KINH
TẾ THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HIỆN NAY
(Khảo sát Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình
thành phố Cần Thơ năm 2014)
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số : 60320101
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Luận văn Báo chí Cần Thơ với việc thông tin phát triển kinh
tế thuỷ sản trên địa bàn thành phố hiện nay.(Khảo sát Báo Cần Thơ, Đài
Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ năm 2014) là cơng trình
nghiên cứu khoa học nghiêm túc riêng của tôi với sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Trí Nhiệm. Các số liệu kết quả khảo sát nghiên cứu nêu trong Luận
văn là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan về các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc. Tôi chịu trách nhiệm với Luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2015
Tác giả
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
- ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
- WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
- NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản
- Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
- KTTS : Kinh tế thuỷ sản
- HACCP: (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được
dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn), là
những nguyên tắc.
- ISO 9000: Tổ chức đánh giá chứng nhận ISO 9000 cấp quốc tế uy tín
Chất lượng.
- SA 8000: là tiêu chuẩn đưa các yêu cầu về quản trị trách nhiệm xã hội do
Hội đồng công nhận.
- ISO 14000 : Là hệ thống quản lý để kiểm soát các yếu tố liên quan.
- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á .
- VietGAP:(là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices)
có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản
phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn ni.
DANH MỤC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ
( PHỤC LỤC 8 )
Biểu báng 1: Bảng thông kê điều tra xã hội học về giới tính Nam, Nữ ..........143
Biểu báng 2:Bảng thơng kê trinh độ văn hóa của cơng chúng.........................143
Biểu báng 3:Bảng thống kê địa bàn kháo sát công chúng................................143
Biểu báng 4:Bảng thông kê nghề nghiệp của công chúng................................143
Biểu báng 5:Thống kê tỷ lệ công chúng xem Báo Cần Thơ ............................143
Biểu đồ 6 : Công chúng xem Báo Cần Thơ.....................................................145
Biểu báng 7:Thống kê tỷ lệ công chúng xem Đài PT – TH TP .Cần Thơ .......145
Biểu đồ 8: Công chúng xem Đài PT- TH TP.Cần Thơ....................................145
Biểu báng 9: Công chúng quan tâm về thông tin kinh tế thuỷ sản...................146
Biểu đồ 10: Mức độ công chúng quan tâm đến thông tin kinh tế thuỷ sản....146
Biểu báng 11:Thông tin kinh tế thuỷ sản trên báo chí Cần Thơ.......................147
Biểu đồ 12: Thơng tin kinh tế thuỷ sản của báo chí Cần Thơ...........................147
Biểu báng 13: Cơng chúng đọc Báo, xem Đài thông tin về KTTS..................148
Biểu báng 14: Tính chính xác của thơng tin báo chí .......................................149
Biểu báng 15: Tính trung thực của thơng tin báo chí.......................................149
Biểu báng 16: Tính thời sự thơng tin của báo chí.................................... .......150
Biểu báng 17:Công chúng đánh giá hiệu quả thông tin của Báo Cần Thơ.......150
Biểu báng 18: Công chúng đánh giá hiệu quả thông tin của Đài Cần Thơ......150
Biểu bảng19: Công chúng đánh giá về ngơn ngữ của báo chí Cần Thơ...........151
Biểu báng 20: Cơng chúng thích xem, thích đọc về thơng tin KTTS..............151
Biểu bảng 21: Các lý do cơng chúng thích đọc Báo, xem Đài.........................152
Biểu báng 22: Các lý do công chúng khơng thích đọc Báo, xem Đài..............153
Biểu báng 23: Cơng chúng đánh giá hiệu qủa thông tin trến Báo Cần Thơ.....154
Biểu báng 24:Công chúng đánh giá hiệu qủa thông tin trên Đài Cần Thơ.......154
Biểu báng 25:Công chúng đánh giá những hạn chế thơng tin của báo chí ......155
Biểu đồ 26: Cơng chúng đánh giá thơng tin KTTS của báo chí.......................155
Biểu báng 27: Các giải pháp tăng cường vế hoạt động báo chí........................156
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Chương 1: Cơ sở lý luận của báo chí với việc thơng tin phát triển kinh tế thuỷ
sản.............................................................................................................................. 12
1.1. Báo chí với việc thơng tin kinh tế thuỷ sản.......................................................... 12
1,2. Vai trị của báo chí đối với việc phát triển kinh tế thuỷ sản ........................20
1.3. Tiêu chí đánh giá báo chí phát triển kinh tế thuỷ sản và những yêu cầu đặt ra ....33
Tiểu kết Chương 1:...........................................................................................45
Chương 2: Thực trạng báo chí Cần Thơ thơng tin phát triển kinh tế thuỷ sản
trên địa bàn thành phố............................................................................................. 47
2.1. Khái quát về chính trị - xã hội và kinh tế, kinh tế thuỷ sản của thành phố Cần
Thơ................................................................................................................................. 47
2.2. Giới thiệu cơ quan báo chí Cần Thơ.....................................................................56
2.3. Thực trạng báo chí Cần Thơ thơng tin phát triển kinh tế thuỷ sản........................59
2.4. Thành công và nguyên nhân hạn chế của báo chí Cần Thơ thơng tin kinh tế
thuỷ sản................................................................................................................75
Tiểu kết Chương 2:.....................................................................................................83
Chương 3: Những vấn đề đặt ra, giải pháp và kiến nghị...................................... 85
3.1.Một số vấn đề đặt ra đối với việc thông tin kinh tế và thông tin kinh tế thuỷ sản
trên báo chí Cần Thơ......................................................................................................85
3.2. Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thơng tin kinh tế thuỷ sản trên báo chí
Cần Thơ.......................................................................................................................... 91
3.3. Một số kiến nghị...................................................................................................99
Tiểu kết Chương 3:.........................................................................................102
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................106
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết tổng diện tích ni trơng thuỷ sản ở đồng bằng
sơng Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nước.
Qua khảo sát có tới 500.000 ha diện tích xác định là có điều kiện thuận tiện
ni trồng thuỷ sản (NTTS) nước ngọt được phân bổ rộng khắp các tỉnh,
thành như: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang,
Đồng Tháp, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Đây là diện tích nước ngọt vô
cùng rộng lớn và phong phú so với cả nước.
Hiện nay, tổng diện tích ni cá tra khu vực ĐBSCL (số liệu thống kê
đến ngày 15/11/2014) là 5.438 ha với sản lượng đạt 1,068 triệu tấn, kim
ngạch xuất khẩu đạt 1,53 tỷ USD. Trong số đó thành phố Cần Thơ là một
trong tỉnh, thành khu vực ĐBSCL có diện tích nuôi cá tra được quy hoạch
một cách tổng thể về phát triển thuỷ sản với thời gian qua, đặc biệt là con cá
tra được Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương rất
quan tâm. Để phục vụ kịp thời chế biến mặt hàng xuất khẩu cá tra, ĐBSCL đã
xây dựng hơn 100 nhà máy, xưởng chế biến thuỷ sản. Cần Thơ cũng nằm
trong chuỗi hoạt động cung cấp mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu cá tra.
Những năm qua,Việt Nam đã chủ động hòa nhập với nền kinh tế thị
trường thế giới, mặt hàng xuất khầu thuỷ sản được xác định là mặt hàng chiến
lược. Do đó phát triển ni trồng thuỷ sản được Chính phủ Việt Nam và các
Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương đến các tỉnh, thành khu vực đồng ĐBSCL đã
triển khai thực hiện, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế thuỷ sản, nâng cao
kim ngạch xuất khầu. Như chúng ta đã biết thành phố Cần Thơ trực thuộc
Trung ương là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực ĐBSCL, so với cả nước
2
Cần Thơ có tốc độ phát triển nhanh về diện tích ni thuỷ sản, đặc biệt là phát
triển diện tích cá tra.
Vấn đề đang đặt ra làm sao các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, những
hộ nuôi thuỷ sản tiếp cận thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm và ổn định
giá cả là cơ sở thông tin dự báo có khả năng mang tính bền vững ni thuỷ
sản hiện nay. Các cơ quan chức năng thành phố Cần Thơ cũng tỏ rõ quan
điểm xác định rằng, phát triển kinh tế thuỷ sản là một trong những mũi nhọn
kinh tế định hướng lâu dài gắn với thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, những năm gần lại đây xuất khẩu mặt hàng
thuỷ sản của Việt Nam nói chung, xuất khẩu thuỷ sản của Cần Thơ nói riêng
đã diễn biến bất cập về việc mở rộng thị trường xuất khẩu trên trường quốc tế.
Để thực hiện tốt công tác xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam
nói chung và Cần Thơ nói riêng, vì mục tiêu chiếm lĩnh thị trường quốc tế và
tạo ra cơ hội mới cho các hộ nuôi thuỷ sản ngày càng phát triển bền vững theo
mơ hình kinh tế hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Cần Thơ.
Do đó, báo chí có vai trị rất quan trọng với việc thơng tin kinh tế nói chung
và kinh tế thuỷ sản nói riêng.
Tuy nhiên, các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thực hiện Nghị định 36
đến nay vẫn nảy sinh tình trạng băn khoăn của các doanh nghiệp và các cơ
quan quản lý của Nhà nước làm sao thực hiện tốt Nghị định này vẫn là câu
chuyện thời sự mà người nuôi trồng thuỷ sản lẫn doanh nghiệp chế biến thuỷ
sản đang trông chờ từ các cơ quan chức năng quản lý tầm vĩ mô. Đề tài này
tác giả nghiên cứu nguyên nhân khách quan và ngun nhân chủ quan, trong
đó có vai trị của báo chí thơng tin đến với cơng chúng liên quan tới sản
phẩm và tiêu thụ sản phẩm vận hành trong cơ chế thị trường hiện nay.
Được biết, đến nay sản phẩm cá tra của Việt Nam đã xuất khẩu tới 150
quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm có thị trường EU, Hoa Kỳ, Braxin, Trung
3
Quốc, Hồng Kông và ASEAN. Trên cơ sở này, sản phẩm xuất khẩu mặt hàng
thuỷ sản những năm qua đã chứng tỏ chất lượng tốt cung cấp cho người tiêu
dùng trong nước và quốc tế, đã và đang khằng định thương hiệu của mình
ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, ngày nay thị trường quốc tế đòi
hỏi chất lượng sản phẩm cần tn thủ theo quy trình ni mơ hình VietGAP,
truy suất nguồn gốc ni cá có địa chỉ đáng tin cậy. Chính vì vậy, địi hỏi các
hộ ni thuỷ sản (cá tra) thực hiện đúng quy trình ni cá, từ khâu chọn giống
đến diện tích ni thuỷ sản đảm bảo kỹ thuật nuôi cá tra đạt chất lượng theo
tiêu chuẩn xuất khẩu như ISO9000, HACCP, ISO14000, SA8000; mặt hàng
thuỷ sản xuất khẩu cũng áp dụng tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Criti
Control Point) được xem là hệ thống phân tích mối nguy cơ và xác định điểm
kiểm sốt trọng yếu trong chất lượng của sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản. Do
vậy, vai trị của báo chi Cần Thơ thơng tin các vấn đề được nêu ở trên là cần
thiết, góp phần quảng bả thương hiệu sản phầm và phát huy vai trị báo chí
trong việc giám sát các hoạch định chính sách, chủ trương phát triển kinh tế ở
địa phương.
Hơn nữa, vấn đề nghiên cứu về báo chí thơng tin trên lĩnh vực kinh tế,
đặc biệt kinh tế thuỷ sản chưa có nhiều cơng trình. Do đó, tác giả lựa chọn
nghiên cứu đề tài có tựa đề: Báo chí Cần Thơ với việc thông tin phát triển
kinh tế thuỷ sản trên địa bàn thành phố hiện nay (khảo sát Báo Cần Thơ, Đài
Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ năm 2014).
Đây là đề tài khảo sát có tính chuyên sâu nghiên cứu thực trạng mối
quan hệ giữa cơ quan truyền thơng trong đó có báo chí Cần Thơ, nhằm đánh
giá đúng thực chất công tác thông tin kinh tế thuỷ sản trong năm 2014 trên
Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ.
Việc nghiên cứu thành cơng đề tài này sẽ góp phần vào cơng tác báo
chí ngày càng phát triển gắn với kinh tế thuỷ sản ở Cần Thơ; có thêm cơ sở
4
dữ liệu tham khảo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như đánh giá những
nguyên nhân, kết quả đạt được và những mặt tồn tại trong công tác hoạt động
báo chí ở Cần Thơ năm 2014.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế thuỷ sản ở Cần Thơ nói riêng và
kinh tế thuỷ sản trong cả nước nói chung được xem là vấn đề phát triển kinh
tế thuỷ sản mang tầm vĩ mơ có liên quan đến sự phát triển cả vùng ĐBSCL
chứ khơng riêng lẻ vì phát triển ở thành phố Cần Thơ. Do vậy, các cơng trình
nghiên cứu khoa học và các đề án phát triển kinh tế thuỷ sản liên quan tới
Luận văn nghiêu cứu như sau.
Nhóm đề tài khoa học liên quan tới phát triển kinh tế thuỷ sản
Các cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan tới Luận văn như: đề tài
“Liên kết kinh tế giữa nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ở
ĐBSCL trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp” của
Ths. Lê Đào Thanh. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Học
viện Chính trị khu vực IV thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đề tài này đã khái quát tình hình liên kết kinh tế giữa nuôi trồng, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ở ĐBSCL gồm các tỉnh An Giang, thành phố Cần
Thơ và Đồng Tháp trong xu thế hội nhập quốc tế. Ngồi ra, đề tài cũng khảo
sát tình hình ni trồng thuỷ sản của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL; phân
tích những vấn đề liên kết kinh tế trong việc nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm thuỷ sản. Qua nghiên cứu tham khảo đề tài đã góp phần cho bản
thân nhìn nhận vai trị của Nhà nước liên kết kinh tế với các doanh nghiệp
trong việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm cá tra.
Luận án tiến sĩ: “Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam
Trung bộ” của Trần Khắc Xin, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm
2014. Luận án đã nghiên cứu vấn đề nuôi trồng thuỷ sản đẩy mạnh công tác
xuất khẩu ở khu vực phía Nam gồm các tỉnh, thành duyên hải miền Trung
5
Nam trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n,
Khánh Hịa). Luận án đã khảo sát tình hình ni trồng thuỷ sản tại các tỉnh
dun hải miền Trung Nam trung Bộ và đề cập đến nuôi trồng thuỷ sản gắn
với nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu thuỷ sản;
vấn đế quy hoạch phát triển thuỷ sản, môi trường nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề
thị trường và tiêu thụ sản phẩm, vấn đề an toàn thực phẩm... Qua tham khảo
Luận án đã góp phần nâng cao kiến thức nhằm thực hiện tốt Luận văn này.
Nhóm nghiên cứu nền tảng kiến thức khoa học liên quan đến phát
triển kinh tế thuỷ sản
Đáp ứng rào cản phi thuế quan đẩy mạnh xuất khẩu bền vững mặt
hàng thuỷ sản Việt Nam của GS,TS.Đỗ Đức Bình – TS.Bùi Huy Nhượng,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2009. Cuốn sách góp phần vào
việc nghiên cứu sâu các ràng buộc thương mại của quốc tế liên quan đến quy
định xuất khẩu thuỷ sản, các vấn đề chất lượng sản phẩm gắn các luật lệ về
quan hệ kinh tế quốc tế. Các quy định quốc tế về rào cản phi thuế quan, quy
định của các nước mà mỗi khi xuất khẩu thuỷ sản doanh nghiệp cần biết
đến...Qua nghiên cứu hiểu biết thêm về các luật lệ quan hệ thương mại trên
trường quốc tế mỗi khi xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam.
Luật thuỷ sản năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2010. Các luật định của Nhà nước Việt
Nam về thủy sản đã và đang góp phần vào việc nghiên cứu tình hình phát
triển kinh tế thuỷ sản ở Cần Thơ hiện nay.
TS.Lê Xuân Sinh, Giáo trình kinh tế thuỷ sản, Nhà xuất bản Đại học
Cần Thơ. Qua nghiên cứu hiểu được những khái niệm chính thống trong hệ
thống phát triển kinh tế thuỷ sản của Việt Nan; kiến thức kinh tế thuỷ sản và
nhận biết rõ các khái niệm liên quan tới kinh tế thuỷ sản.
PGS,TS. Vũ Đình Thắng, GVC,KS. Nguyễn Viết Trung (2005), Giáo
trình kinh tế thuỷ sản, Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội. Sách này đã hệ
thống cơ bản các kiến thức phát triển hệ thống kinh tế thuỷ sản của Việt Nam
6
trong những năm qua; thống kê các số liệu về ni trồng thuỷ sản của Việt
Nam góp phần kiến thức trong việc nghiên cứu chuyên ngành thuỷ sản và
nghiên cứu khoa học hiện nay. Giáo trình đã góp phần hiểu biết quá trình phát
triển của ngành thuỷ sản Việt Nam và tiếp thu những kiến thức cơ bản kinh tế
thuỷ sản của Việt Nam.
Bài giảng kinh tế thuỷ sản của Nguyễn Minh Đức, Đại học Nơng lâm
thành phố Hồ Chí Minh, đã phổ biến kiến thức cho bạn đọc mỗi khi nghiên
cứu kinh tế thuỷ sản, các khái niệm góp phần vào việc nghiên cứu Luận văn.
Nhóm cơ quan báo chí
Tạp chí thuỷ sản Việt Nam điện tử ngày 24/6/2014 có đăng bài: “cơ hội
mới cho cá tra phát triển bền vững”- Bài báo của Hữu Đức và Bảo Yến. Bài
báo đã khái qt tình hình phát triển ni trồng thuỷ sản và tiêu thụ sản phẩm
thuỷ sản cá tra khu vực ĐBSCL, thông tin dự báo phát triển kinh tế thuỷ sản
của khu vực ĐBSCL với tìm năng mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra và thực
hiện Nghị định 36 của Chính phủ. Bài báo cũng khái quát tìm năng kinh tế
thuỷ sản của Việt Nam và tình hình xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản cá tra với thị
trường quốc tế. Ngoài ra, bài báo đã đề cập đến các giải pháp phát triển cá tra
được xem là tư liệu nghiên cứu để thực hiện tốt Luận văn.
Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 12/11/2014 đăng bài: “tái cấu trúc
ngành thuỷ sản” của Nguyễn Ngọc Minh Khôi, Tổng cục Thuỷ sản. Bài báo
khẳng định tái cấu trúc ngành thuỷ sản là việc làm cần thiết đối với đời sống
kinh tế thuỷ sản ở ĐBSCL. Bên cạnh đó bài báo đề cập đến các vấn đề như
nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, mở rộng thị trường tiêu thụ, công tác xúc tiến
thương mại, hỗ trợ xuất khẩu; quy hoạch sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế
biến thuỷ sản, sản xuất con giống, chất lượng con giống, an toàn thực phẩm,
các giải pháp tái cấu trúc ngành thuỷ sản... Qua nghiên cứu bài báo nhận định
về việc tái cấu trúc ngành thuỷ sản là vấn đề cần thiết hiện nay.
Báo Cần Thơ điện tử đăng bài ngày 26/02/2015: “Ngành thuỷ sản Cần
Thơ chuẩn bị đường dài trong tiến trình hội nhập” của Hà Triều. Bài báo khái
7
qt tình hình ni cá tra ở Cần Thơ và thị trường tiêu thụ cá tra; nâng cao
chất lượng sản phẩm cá tra và các giải pháp liên kết sản xuất trong chế biến
và xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản cá tra ở Cần Thơ.
Luận văn Thạc sĩ Báo chi học: “Báo chí Thái Bình tun truyền phát
triển kinh tế biển” của Lâm Văn Minh, Học viện Báo chí và Tun truyền
năm 2015. Có thể nói, đây là cơng trình có tác dụng đến cơng tác nghiên cứu
của tác giả. Tác giả Luận văn đã tham khảo được những kiến thức thiết thực
trong q trình thực hiện đề tài.
Nhóm các cơ quan chức năng
Các đề án phát triển kinh tế thủy sản liên quan với luận văn gồm có:
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, “Đề án sản xuất và tiêu thụ
cá tra vùng ĐBSL đến năm 2010”. Đây là đề án quốc gia vì đã khảo sát cơng
phu và các số liệu liên quan tới phát triển kinh tế thuỷ sản có tính quy hoạch
đồng bộ, cân đối trong sự phát triển thuỷ sản với thị trường cũng như môi
trường sinh thái ở Việt Nam. Đề án là tiền đề cơ sở khoa học, có căn cứ để
tiếp tục phát triển kinh tế thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020; cung cấp số liệu
trên cơ sở khoa học để nghiên cứu và thực hiện Luận văn.
Sở Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ, “Đề án tái
cấu trúc nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững đến năm 2020”. Đây là đề án quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế thuỷ sản của thành phố Cần Thơ, nhằm rà sốt diện tích ni
trồng thuỷ sản trên địa bàn Cần Thơ hiện nay và những năm tiếp theo. Đề án
đã cho biết về vấn đề tái cấu trúc ngành nơng nghiệp tại Cần Thơ trong đó có
kinh tế thuỷ sản. Nhờ vậy, các số liệu khảo sát của đề án có căn cứ khoa học
và có tính pháp lý, đã góp phần tích cực vào q trình thực hiện Luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1.Mục đích nghiên cứu
8
Thơng qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của báo chí
Cần Thơ thơng tin về kinh tế thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đề
xuất giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thông tin trong lĩnh vực
kinh tế thuỷ sản
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, tác giả luận văn phải thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến kinh tế thuỷ sản, vai
trị của báo chí vói việc thơng tin kinh tế thuỷ sản để làm cơ sở khảo sát, đánh
giá đúng thực trạng.
- Khảo sát thống kê chuyên trang, chun mục, chương trình, tác phẩm
báo chí thơng tin về phát triển kinh tế thuỷ sản đã đăng tải trên báo chí Cần
Thơ năm 2014.
- Phân tích đánh giá thành cơng, hạn chế của báo chí Cần Thơ thơng tin
phát triển kinh tế thuỷ sản.
- Điều tra công chúng, phỏng vấn sâu để thu thập ý kiến nhận xét, đánh
giá, góp ý của cơng chúng, chun gia thơng tin phát triển kinh tế thuỷ sản
trên báo chí Cần Thơ.
- Đề xuất giải pháp kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả thông
tin về phát triển kinh tế thuỷ sản trên báo chí Cần Thơ.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề thông tin kinh tế thuỷ sản
trên địa bàn Cần Thơ của Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành
phố Cần Thơ.
4.2.Phạm vi khảo sát
9
Luận văn khảo sát Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành
phố Cần Thơ năm 2014.
Thời gian khảo sát từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014.
Cụ thể với Báo Cần Thơ Luận văn chỉ khảo sát chuyên trang kinh tế thị
trường thơng tin về cá tra và Chương trình thời sự truyền hình phát sóng
18giờ 30 phút – 19 giờ hàng ngày thông tin về cá tra và chế biến mặt hàng
xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Lý do phạm vi khảo sát chỉ tập trung vào những bài viết liên quan đến
cá tra là vì thơng tin trên báo chí Cần Thơ liên quan đến kinh tế thuỷ sản phần
lớn tập trung vào cá tra, đây là loại cá được nuôi, chế biến, xuất khẩu chủ yếu
của thành phố Cần Thơ.
Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ tác giả Luận
văn chỉ chọn Chương trình thời sự 18 giờ 30 phút – 19 giờ vì trên các Chương
trình truyền hình, thơng tin kinh tế thuỷ sản đối với ca tra cũng chỉ được phát
sóng chủ yếu trong Chương trình thời sự.
Bản thân tác giả nhận thấy rằng: về phạm vi khảo sát như vậy là chưa
thật tồn diện, thỏa đáng nhưng vì điều kiện chủ quan và khách quan nên chỉ
tập trung vào những bài viết được đăng tải trên chuyên trang Báo Cần Thơ và
phát sóng trên Chương trình thời sự truyền hình sẽ có điều kiện nghiên cứu
sâu hơn.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận.
Luận văn thực hiện dựa trên quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng và Nhà nước như phát triển kinh tế, kinh tế thuỷ sản; cơ sở lý luận báo
chí; tâm lý học báo chí; cơng chúng báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
10
Để thực hiện nghiên cứu đề tài tác giả Luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu công cụ cơ bản sau:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm mục đích nghiên cứu những
vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở xây dựng khung lý
thuyết của đề tài.
-Phương pháp khảo sát, thống kê: sử dụng thống kê số lượng tác phẩm,
các chuyên trang, chuyên mục thông tin về kinh tế thuỷ sản trên địa bàn thành
phố Cần Thơ của Báo Cần Thơ và Chương trình thời sự truyền hình của Đài
Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ.
- Phương pháp phân tích tác phẩm: nhằm đánh giá thực trạng chất
lượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức của các chuyên trang,
chuyên mục, tác phẩm thông tin kinh tế thuỷ sản
- Phương pháp điều tra xã hội học: mục đích thu thập nhận xét, đánh
giá chất lượng, hiệu quả của Báo chí Cần Thơ thông tin kinh tế thuỷ sản trên
địa bàn thành phố của công chúng. Đối tượng khảo sát hầu hết là công chúng
nuôi trồng thuỷ sản, cán bộ công nhân viên chức ngành thuỷ sản, công nhân
và doanh nghiệp chế biến thuỷ sản. Đã phát ra 350 phiếu điều tra xã hội học,
thu vào 301phiếu hợp lệ, trong đó địa bàn khảo sát thành thị 76 phiếu, chiếm
tỷ lệ 25,2%; địa bàn nông thôn 225 phiếu, chiếm tỷ lệ 74,8%.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: mục đích thu thập ý kiến của các chuyên
gia như: phóng viên, biên tập viên chuyên viết kinh tế thuỷ sản, lãnh đạo cơ
quan Báo chí Cần Thơ, lãnh đạo Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn
thành phố Cần Thơ, chuyên gia kinh tế và lãnh đạo Chi cục Thuỷ sản thành
phố Cần Thơ.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
11
Luận văn góp phần khẳng định: báo chí có vai trị rất quan trọng trong
việc thơng tin phát triển kinh tế nói chung và kinh tế thuỷ sản nói riêng. Tuy
nhiên, để thực hiện tốt vai trò trên, các tác phẩm báo chí phải đảm bảo các
yêu cầu về nội dung thơng tin, hình thức thơng tin, thời điểm thơng tin...
6.2. Giá trị thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo thực tiễn thơng tin kinh tế nói chung,
thơng tin kinh tế thuỷ sản nói riêng cho các cơ quan báo chí Cần Thơ, nhà báo
viết về lĩnh vực kinh tế và kinh tế thuỷ sản.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo nhà báo,
sinh viên báo chí và những ai quan tâm đến đề tài nghiên cứu.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phục lục, Luận văn
được kết cấu gồm 3 chương, 10 tiết, 27 biểu - bảng.
Chương 1: Cơ sở lý luận của báo chí với việc thơng tin phát triển kinh
tế thuỷ sản.
Chương 2: Thực trạng báo chí Cần Thơ thơng tin phát triển kinh tế
thuỷ sản trên địa bàn thành phố.
Chương 3: Những vấn đề đặt ra, giải pháp và kiến nghị.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VỚI VIỆC THƠNG TIN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ THUỶ SẢN
1.1. Báo chí với việc thông tin kinh tế thuỷ sản
12
1.1.1. Khái niệm cơ bản về báo chí
- Khái niệm báo chí
Theo GS,TS Tạ Ngọc Tấn, “báo chí là một trong những hệ thống xã
hội. Nó ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao tiếp, bị chi
phối bởi trình độ phát triển kỹ thuật cơng nghệ cũng như trình độ nền sản xuất
vật chất trong từng thời kỳ lịch sử, từng đất nước khác nhau. Ngày nay, hệ
thống báo chí của chúng ta bao gồm các phương tiện thông tin đại chúng như
các xuất bản định kỳ, thông tấn xã, đài phát thanh, đài truyền hình và nhiều
hoạt động dịch vụ khác về in ấn, phát hành, kỹ thuật đài phát sóng
v.v….’’[72, tr.31].
-Khái niệm báo in: Báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội
dung thơng tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội [71,
tr.81].
-Khái niệm phát thanh: “Phát thanh (radio) là loại hình truyền thơng đại
chúng, trong đó nội dung thơng tin được chuyển tải qua âm thanh. Âm thanh
trong phát thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc
minh họa cho lời nói như tiếng mưa, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng vỗ
tay, tiềng ồn đường phố v…v’’...[71, tr.104].
-Khái niệm truyền hình: “Truyền hình là một loại hình phương tiện
truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh.
Nguyên nghĩa của thuật ngữ vơ tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ 2
từ tele có nghĩa là “ở xa” và vision là “thấy được”, tức là thấy được ở
xa’’[71,Tr.127].
-Khái niệm báo mạng điện tử: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo
chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng
Internet, có ưu thế trong chuyển tải thơng tin một cách nhanh chóng, tức thời,
đa phương tiện và tương tác cao’’ [26,tr.66].
13
Khái niệm báo chí: theo nhà báo Dương Xuân Sơn thì cho rằng, báo chí
bao gồm các loại hình: báo in, phát thanh (báo nói), truyền hình, báo điện tử
phát trên mạng máy tính Internet, Intrenet là loại hình hoạt động thơmg tin
chính trị - xã hội, trong q trình hình thành và phát triển của báo chí, các thể
loại cũng được hình thành và xác lập, phù hợp với nội dung mục đích và tơn
chỉ hoạt động[55,tr.6].
Trên cơ sở các khái niệm nêu ở trên, quan điểm của cá nhân:
-Khái niệm báo chí là bao gồm như: báo báo in, báo hình, báo phát
thanh, báo mạng điện tử, hãng thơng tấn, tạp chí, bản tin được hình hành và
phát triển vận động theo quá trình phát triển của con người và xã hội. Bởi lẽ,
báo chí xuất hiện là do nhu cầu tiếp nhận thông tin của con người nằm trong
một chỉnh thể vận động phát triển các lĩnh vực như: văn hóa, giáo dục, khoa
học cơng nghệ, sức khỏe đời sống và môi trường ...Sự vận động này luôn phát
triển và tồn tại trong đời sống hiện thực. Do vậy, có thể hiểu báo chí được xác
lập là nguồn mạch cung cấp thông tin đến với đông đảo công chúng một cách
nhanh nhất, gần nhất và thiết thực đến đời sống.
1.1.2. Các kênh khái niệm về kinh tế
- Khái niệm kinh tế: theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 2 - Nhà xuất
bản từ điển Bách khoa thì “kinh tế là tổng thể các hoạt động của một cộng
đồng người, một nước liên quan đến toàn bộ quá trình bao gồm các quá trình
sản xuất trao đổi, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội’’[tr.584,vần k].
Theo TS. Nguyễn Minh Đức, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí
Minh thì cho rằng:“kinh tế là sự lưu thông tiền tệ thông qua các họat động sản
xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, tạo nên giá trị gia tăng có lợi nhuận cao
nhất, tạo nên sản phẩm có giá rẻ nhất’’[23,tr.1].
-Khái niệm phát triển kinh tế: PGS,TS Trần Văn Chử thì cho rằng:
“phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
14
kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy
mô sản lượng và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội. Đó là sự tiến bộ thịnh
vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn’’ [8,tr.15].
Theo giáo trình kinh tế thuỷ sản của TS. Lê Xuân Sinh cho rằng “kinh
tế là sự nghiên cứu sử dụng các tài nguyên như thế nào để thỏa mãn nhu cầu
và ước muốn của con người. Những nghiên cứu đó quan tâm đến người sản
xuất và người tiêu dùng ở cả hai mức độ cá nhân cũng như tổng thể’’ [56,
tr.20].
- Khái niệm thuỷ sản: theo từ điển tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng
thì thuỷ sản là sản vật ở dưới nước, với giá trị kinh tế như cá, tôm, hải sản, rau
cau v..v..[ tr1497, vần T].
- Khái niệm kinh tế thuỷ sản: theo từ điển bách khoa Việt Nam tập 2 –
Nhà xuất bản bách khoa thì kinh tế thuỷ sản là hoạt động kinh tế liên quan
đến khai thác, nuôi trồng, chế biến, quản lý, phân phối và buôn bán thuỷ sản,
về phương diện hàng hố thực phẩm và tính chất khai thác tài nguyên sinh
học trong các mặt nước [tr597, vần K].
Giáo trình kinh tế thuỷ sản của PGS,TS Vũ Đình Thắng và GCV.KS
Nguyễn Viết Trung đồng chủ biên - Nhà xuất bản lao động Hà Nội – 2005 thì
cho rằng “hệ thống kinh tế thuỷ sản là tổng thể quan hệ sản xuất của ngành
thuỷ sản: biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, phân phối,
trao đổi trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến sản phẩm thuỷ sản
và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với ngành thuỷ sản’’[77, tr.32]
Trên cơ sở các khái niệm được nêu ở trên, quan niệm của cá nhân về
khái niệm thông tin kinh tế thuỷ có thể đưa ra khái niệm như sau.
Khái niệm thơng tin kinh tế thuỷ sản: là thông tin bao gồm nuôi trồng
thuỷ sản, khai thác thuỷ sản, chế biến sản phẩm thuỷ sản, phân phối, mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản, quảng bá thương hiệu thuỷ sản; các cơ
15
chế chính sách quản lý và quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản của Nhà
nước.
1.1.3. Khái niệm về thông tin
-Khái niệm thơng tin: theo PGS,TS,NGUT Đồn Phan Tân, Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng: “theo nghĩa thơng thường thông tin là tất
cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phản đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của
con người. Thơng tin hình thành trong q trình giao tiếp: một người có thể
nhận thơng tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặt từ tất cả các hiện tượng quan sát được
trong môi trường chung quanh’’ [78, tr.1].
“Theo quan điểm triết học: thông tin là sự phản ánh của sự tự nhiên và
xã hội (thế giới vật chất) bằng ngơn từ, ký hiệu, hình ảnh...hay nói rộng hơn
bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người’’[78, tr.1].
Theo giáo trình: Cơ sở lý luận báo chí của Tạ Ngọc Tấn chủ biên
(1992), Nhà xuất bản thơng tin thì cho rằng:
- Khái niệm thơng tin: “thơng tin là một loại hình hoạt động để chuyển
đi các nội dung thông báo. Hoạt động thông tin khơng chỉ có trong hoạt động
lồi người. Ngay trong thiên nhiên cũng có những hoạt động thơng tin phức
tạp, đa dạng của các loài dộng vật khác nhau’’ [72, tr.19].
- Trong khí đó, khái niệm thơng tin kinh tế phát triển thuỷ sản, qua
khảo sát các tài liệu, giáo trình thì chưa có khái niệm nào cơng bố và xác
đáng, cụm từ này trong quá trình đề xuất và tiếp nhận đề tài, bản thân thấy rõ
xuất hiện cụm từ có ý nghĩa phát triển kinh tế nói chung, kinh tế thủy sản nói
riêng cần gắn kết với báo chí, khi đề đến báo chí thì liên quan tới vấn đề
thông tin. Trên cơ sở này, theo quan điểm của cá nhân cho rằng.
- Khái niệm thông tin kinh tế phát triển thuỷ sản là: thông tin bao gồm
nuôi trồng và chế biến thuỷ sản như: các loài cá và các loài vật sinh sống dưới
16
môi trường nước sinh sôi nảy nở và phát triển theo quy luật tự nhiên. Qua quá
trình phát triển do yếu tố tác động của con người tạo nên sản phẩm thuỷ sản
có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng vận động theo quy luật phát triển cung
và cầu của một chỉnh thể kinh tế tồn tại trong đời sống xã hội.
1.1.4. Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về
kinh tế thuỷ sản
Trên cơ sở phát triển kinh tế thuỷ sản ở khu vực ĐBSCL, Văn kiện Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia nêu rõ:
“Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch, tập trung vào những sản
phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng
nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chế
biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu vệ
sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình độ
tiên tiến trong khu vực.”[16, tr.116].
Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành TW Khóa XI cũng khẳng
định: Mục tiêu tổng quát của 5 năm (2001 – 2015) là “Phát triển kinh tế
nhanh, bền vững gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền
kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Đảm bảo
phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân”. [16, tr. 38].
Trên cơ sở Đề án “sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm
2020” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai từ năm 2009
cho đến nay đã xác định vùng ĐBSCL phát triển kinh tế thuỷ sản trong đó có
con cá tra được chú trọng là mặt hàng chủ lực và là mặt hàng thuỷ sản xuất
khẩu. Do vậy, thành phố Cần Thơ là một trong tỉnh, thành của khu vực
ĐBSCL cũng được thực hiện đề án này.
17
Theo TS Nguyễn Thanh Tùng, Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế và Quy
Hoạch thuỷ sản thì định hướng phát triển thuỷ sản vùng ĐBSCL đến năm
2015 với tổng diện tích ni trồng thuỷ sản là 830 nghìn ha, trong đó diện tích
ni nước ngọt 230 nghàn ha, diện tích ni mặn lợ 600 ngàn ha.
Do vậy, các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL phấn đấu đến năm 2015 sản
lượng nuôi trồng thuỷ sản sẽ đạt 2,97 triệu tấn, trong số đó có tơm mặn lợ
571,8 ngàn tấn, cá rơ phi 165 ngàn tấn, cá tra 1.650 tấn. Qua đó cho thấy sản
lượng cá tra toàn vùng chiếm ưu thế và nhiều hơn so với các loại thủy sản
khác.
Theo TS Nguyễn Thanh Tùng, Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế và Quy
hoạch Thủy sản cho rằng, mỗi khi phát triển diện tích ni trồng thuỷ sản nếu
đạt sản lượng đạt 2,97 triệu tấn, thì hiển nhiên ĐBSCL sẽ phấn đấu đạt kim
ngạch xuất khẩu 4,47 tỷ USD, giá trị sản xuất 94 ngàn tỷ đồng và thu hút 2,1
triệu lao động trực tiếp. Chế biến mặt hàng thuỷ sản và tiêu thụ mặt hàng thuỷ
sản trong đó có mặt hàng cá tra cũng được chú trọng, sản lượng chế biến thuỷ
sản toàn khu vực ĐBSCL năm 2015 sẽ 1,5 triệu tấn, trong đó chế biến cá tra
740 ngàn tấn, tôm 180 ngàn tấn. Dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực
ĐBSCL đạt 4,0 tỷ USD năm 2015, tăng lên đạt từ 5- 5,5 tỷ USD vào năm
2020.
Các cơ quan chức năng đã xác định mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản được
xem là chủ lực của vùng ĐBSCL, trong đó có mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản cá
tra. Do vậy công việc chế biến cá tra dự báo sẽ đạt 660 tấn vào năm 2015 và
đạt 740 ngàn tấn vào năm 2020, với giá trị xuất khẩu 1,85 tỷ USD vào năm
2015 và 2,3 tỷ USD vào năm 2020. Đăc biệt phát triển kinh tế thuỷ sản nguồn
thủy sản các tra, Cần Thơ là một trong 9 tỉnh, thành của khu vực đòng
ĐBSCL có ưu thế về phát triển ni cá tra.
Trên cơ sở này thành phố Cần Thơ chủ động phát triển kinh tế thuỷ sản
18
ở Cần Thơ cũng nằm trong tổng thể phát triển kinh tế thuỷ sản cả vùng
ĐBSCL, đồng thời cũng xác định là mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chiến lược,
trong đó có con cá tra là mặt hàng xuất khẩu chiếm ưu thế trên thị trường
quốc tế. Do đó mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ
phối hợp với Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản, Phân viện Quy hoạch thuỷ
sản phía Nam đang tiến hành triển khai đề án: “Rà soát, điều chỉnh và bổ sung
quy hoạch tổng thể kinh tế thuỷ sản thành phố Cần Thơ đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020”. Việc làm này chứng tỏ vai trò của kinh tế thuỷ sản có
sự ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và có sức cuốn hút
nguồn nhân lực cũng như nhân công lao động vào lĩnh vực này.
Ngoài ra, Chi cục thuỷ sản Cần Thơ cho biết, hiện nay Cần Thơ đang
tiếp tục đề xuất triển khai Đề án sản xuất giống cá tra tập trung, đã đánh giá
tình hình sản xuất cá tra trong những năm qua, ngành hàng cá tra phát triển đã
đóng góp vào q trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chỉ trong thời
gian ngắn diện tích nuôi thả tăng trên 10 lần và ổn định ở mức 6.000 ha, sản
lượng đạt trên 1,2 triệu tấn/năm. Đây là ngành kinh tế có sức thu hút trên
200.000 lao động, hơn 70 cơ sở chế biến phi lê cá tra đông lạnh với công suất
chế biến đạt 1 triệu tấn sản lượng/năm, xuất khẩu sản phẩm đến hơn 150 nước
và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạnh xuất khẩu đạt 1,7 - 1,8 tỷ
USD/năm. Tuy nhiên, qua 15 năm phát triển của ngành thuỷ sản, đến nay các
ngành chức năng thấy rõ những mặt mạnh cần phát huy cũng như bộc lộ
những hạn chế cần khắc phục nhằm củng cố ngành cá tra ngày càng phát triển
theo hướng bền vững. Theo nhận định của cơ quan chức năng thì những năm
qua con cá tra tại khu vực vùng ĐBSCL ln có những bước phát triển hơn so
với những thuỷ sản nước ngọt khác. Diện tích ni cá hàng năm trên 5.000 ha
với sản lượng trên 1 triệu tấn. Vần đề đặt ra cho nghề nuôi cá tra của vùng
19
ĐBSCL hiện nay là phát triển hiệu quả và bền vững. Vì vậy, cơng tác quy
hoạch và định hướng để phát triển cá tra là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.
Theo ThS.Lê Đức Liêm, Phó phân Viện trưởng, Viện Kinh tế Quy
hoạch Thuỷ sản, Phân viện Quy hoạch thuỷ sản phía Nam cũng nhận định
rằng: dự báo sản phẩm cá tra khơng những mặt hàng xuất khẩu mà cịn cung
ứng cho nhu cầu nội địa, dự báo nhu cầu trong nước sẽ tăng mạnh, nhất là mặt
hàng tươi sống và chế biến thuỷ sản. Đến năm 2020 nếu tiêu thụ mặt hàng
thuỷ sản tăng lên 24kg/người/năm thì lượng tiêu thụ thuỷ sản trong nước sẽ
lên tới 2,61 triệu tấn.
Nguyên nhân đến năm 2020 khi mà dân số Việt Nam tăng lên cũng như
khách lu lịch các nước đến Việt Nam đều có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷ
sản. Do vậy, thị trường tiêu thụ trong nước còn rất lớn, việc nâng cao chất
lượng sản phẩm cần nâng cao hơn nữa để phục vụ người dân đảm bảo an toàn
về thực phẩm.
Thực trạng phát triển cá tra đã và đang thu hút nguồn nhân công lao
động tại các quận, huyện như quận Ơ Mơn, Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh.
Chính vì vậy, khi thơng tin về phát triển kinh tế thuỷ sản báo chí quan tâm
đến các vấn đề như môi trường sinh thái, quy hoạch thuỷ lợi, phản ánh tình
hình dịch bệnh của cá, sản phẩm thuốc ni cá và thức ăn cung cấp cho cá
đảm bảo chất lượng và đạt yêu cầu sử dụng …Các vấn đề này được báo chí
hình thành xây dựng đề tài sẽ đăng tải trên phương tiện thông tin đến với công
chúng nhất là công chúng nuôi cá và chế biến thuỷ sản.
Nhìn nhận đánh giá đúng, trúng thực trạng phát triển kinh tế thuỷ sản ở
Cần Thơ, cơ quan báo chí mới có kế hoạch thơng tin tun truyền kinh tế thuỷ
sản. Các đề tài báo chí cũng nhìn nhận trên bình diện từ thực tế mà xây dựng
kế hoạch, xây dựng đề tài báo chí phù hợp với tình hình của địa phương. Phát
triển kinh tế thuỷ sản sẽ là chuỗi liên quan đến nhiều vấn đề mà công chúng
20
quan tâm như: chính sách vay vốn ngân hàng đối với người nuôi cá tra; công
tác thuỷ lợi; môi trường sinh thái; quy hoạch và phát triển cá tra; quảng bá
thương hiệu sản phẩm thuỷ sản cá tra; phát triển thuỷ sản gắn với nâng cao
chất lượng sản phẩm; vấn đề cung cấp thức ăn cho cá tra; vấn đề thuốc nuôi
trồng thuỷ sản; vấn đề liên kết trong chế biến mặt hàng thuỷ sản; vấn đề Hợp
tác xã nuôi thuỷ sản…
Do đó, phát triển kinh tế thuỷ sản ở Cần Thơ trong năm 2015, các
ngành chức năng của Cần Thơ tiếp tục thực hiện với diện tích ni trồng thuỷ
sản lên đến 12.000 ha, sản lượng thuỷ sản dự kiến đạt 190.000 tấn, trong đó
sản lượng ni trồng 185.300 tấn, khai thác 4.700 tấn.
1.2. Vai trị của báo chí đối với việc phát triển kinh tế thuỷ sản
1.2.1. Báo chí góp phần thơng tin phổ biến đường lối chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thuỷ sản
Theo V.l. Lênin, báo chí thực sự là vũ khí chiến đấu của giai cấp, là cơ
quan tuyên truyền, tham gia vào việc tổ chức và phát triển xã hội bằng hoạt
động ngơn luận của mình. Sử dụng có hiệu qủa báo chí để phát triển lực
lượng cách mạng. V.l. Lênin cũng chỉ rõ: “tác dụng của báo chí khơng những
chỉ hạn chế ở chỗ truyền bá tư tưởng giáo dục chính trị, và thu hút những
người đồng tình về chính trị; báo chí khơng những chỉ là người tuyên truyền
tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể’’[19, tr.21- 22].
Quan điểm của GS.Hà Minh Đức nhấn mạnh nữa là: “báo chí phải là tiếng nói
của chính nghĩa, nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách
mạng. Báo chí xuất hiện là do u cầu thơng tin chính trị, kinh tế và giao lưu
văn hóa, tư tưởng của xã hội’’[19,tr.23].
Trên cơ sở nhận thức các vấn đề nêu ở trên, trong khuôn khổ của Luận
văn chỉ đề cập đến báo chí thơng tin với các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn