Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Các món ăn nướng Nhà hàng Gogi 22B Hai Bà Trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - DU LỊCH HOA SỮA
-----*-----

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đơn vị thực tập

: NHÀ HÀNG RED HOUSE GOGI
22B HAI BÀ TRƯNG

Tên đề tài

: CÁC MÓN ĂN NƯỚNG HÀN QUỐC

Họ tên học sinh

: ABC

Lớp

: CB6A2 - Khóa học: 2014-2016

Giáo viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Thị Thu Thủy

Hà Nội - 2016


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - DU LỊCH HOA SỮA
--*--

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Đơn vị thực tập:

NHÀ HÀNG GOGI
Địa chỉ: Số 22B Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội

- Tên đề tài:

CÁC MÓN ĂN NƯỚNG HÀN QUỐC ĐẶC TRƯNG

- Họ tên học sinh:

ABC

- Lớp : CB6A2

Khóa: 2014-2016

- Giáo viên hướng dẫn: Cô NGUYỄN THỊ THU THỦY

SV: ABC

-2-


Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu

4

Chương I. Giới thiệu chung về Nhà hàng GOGI

7

1. Lịch sử hình thành và phát triển

7

2. Lĩnh vực kinh doanh & Quy mô hoạt động

8

3. Số lượng cán bộ và cơ cấu tổ chức của nhà hàng
Chương II. Thực trạng các món ăn Hàn Quốc tại nhà hàng

12
14


1. Khái quát chung về các món ăn

14

2. Vị trí và công việc thực tập

20

3. Thực trạng các món ăn Hàn Quốc tại nhà hàng

21

4. Đánh giá - Nhận xét

33

Chương III. Giải pháp, đề xuất, kiến nghị

32

1. Các giải pháp, đề xuất, kiến nghị với nhà hàng

32

2. Với nhà trường

33

3. Kết luận


33

SV: ABC

-3-

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay du lịch đang trở thành lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả nhất vì nhu cầu du
lịch của con người ngày càng tăng cao. Nếu như trước đây “du lịch” chỉ hoạt động xa xỉ của
giới thượng lưu thì giờ đây nó trở thành nhu cầu cần thiết của mỗi người, chính vì vậy “du
lịch” hiện nay đã được coi là ngành công nghiệp có tầm quan trọng trong cơ cấu kinh tế của
mỗi quốc gia. Xét theo sự thúc đẩy đất nước đi lên thì cùng với các ngành thông tin, vận tải
nó tạo thành ba yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Trong những năm gần đây với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của nền kinh tế thế
giới. Đời sống của con người được nâng lên ở mức độ rất cao. Khi đời sống được nâng lên thì
nhu cầu về ăn ngon mặc đẹp, nhu cầu về đi du lịch sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu. Họ đi du
lịch là để thưởng thức những cái hay, những cái mới lạ. Họ muốn khám phá thêm những điều
kì diệu của thế giới.
Với bối cảnh đó gần đây ngành du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển so với du lịch
thế giới. Hơn thế Việt Nam là một quốc gia có khi hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thống sông
ngòi dày đặc, có nhiều danh lam thắng cảnh, có hệ động vật phong phú mà thiên nhiên đã ban
tặng cho đất nước ta. Vì vậy đây cũng là điều kiện thuận lợi để cho các nhà hàng, nhà hàng

phát triển nói riêng và ngành du lịch nói chung cũng phát triển rất là mạnh. Với xu thế phát
triển như hiện nay thì ngành du lịch là một ngành kinh tế mòi nhọn được Nhà nước quan tâm
và đầu tư rất là lớn. Ngành du lịch được người ta ví là một ngành công nghiệp không có khói
mà lại thu được nhiều ngoại tệ về cho đất nước, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Cùng
với sự phát triển của đất nước, thành phố Hà Nội cũng đã đạt được những thành quả hết sức
khả quan về du lịch. Với một lợi thế là thủ đô với ngàn năm văn hiến, có nhiều danh lam
thắng cảnh, những khu vui chơi giải trí, những trung tâm thương mại, những nhà hàng, nhà
hàng, các siêu thị đã thu hút được rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
Từ trước đến nay, thế giới vẫn biết đến Việt Nam là một nước có ngành du lịch hấp
dẫn, là một điểm đến an toàn, là nơi có lịch sử văn hóa lâu đời với một môi trường trong lành
xanh - sạch - đẹp. Nằm trên một bán đảo xinh đẹp giữa biển Thái Bình Dương, Việt Nam
cũng như nhiều nước khác phong phú và đa dạng. Thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta khí
hậu ôn hòa, dễ chịu, quanh năm mát mẻ, hoa lá tốt tươi với “rừng vàng biển bạc”, cả đất nước
như một bức tranh đẹp “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.

SV: ABC

-4-

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

Đất nước ta có nhiều địa danh rất nổi tiếng đều là những nền văn hóa phi vật thể làm
động lực cho sự phát triển ngành Du lịch Việt Nam. Nó giúp cho nền kinh tế Việt Nam đi lên
sánh vai được với các cường quốc khác trên thế giới.
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao
lưu và hội nhập với quốc tế. Trong ngành du lịch hiện nay thì có rất nhiều dạng dịch vụ, mỗi
lĩnh vực là một phần cái gọi của mắt xích cung ứng “du lịch” như: phương tiện đi lại, giao
thông, địa điểm hấp dẫn, nơi mua sắm, nghỉ ngơi, lưu trú là nhu cầu thiết yếu đối với những
người xa nhà đến Việt Nam hay bất cứ những nơi nào khác, bất kể vì mục đích, lý do công
việc hay giải trí. Vì thế các dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi là không thể thiếu.
Để phát triển du lịch theo định hướng của Đảng, nhà nước, công tác đào tạo, bồi
dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng và hàng
đầu.
Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu đối với con người, vì thế nấu ăn rất quan trọng
trong sinh hoạt hàng ngày và đòi hỏi phải có kỹ thuật trong dinh dưỡng và cách chế biến. Ăn
uống có tác dụng quan trọng đến sự phát triển của cơ thể con người, sức đề kháng và sức làm
việc của con người. Nấu ăn là một công việc bình thường của mọi gia đình nhưng nấu ăn cũng
là một nghệ thuật, đó là nghệ thuật ẩm thực. Ẩm thực là một nét tạo nên bản sắc văn hóa của
mỗi vùng miền, mỗi quốc gia dân tộc. Đất nước ta với 4.000 năm lịch sử gắn liền với nền văn
minh lúa nước, các món ăn chủ yếu được chế biến từ lúa gạo, ngô. Nhưng không vì thế mà
thiếu đi sự phong phú về chất lượng, mùi vị, màu sắc. Có rất nhiều nền văn hoá ẩm thực tiêu
biểu cho các vùng miền của đát nước được người dân Việt Nam cũng như bạn bè trên thế giới
biết đến như: ẩm thực Hà Nội, ẩm thực Huế. Tuy ở các miền của tổ quốc nhưng nhìn chung
các món ăn đều có những nét đậm hồn Việt. Ở Việt Nam quan niệm “ăn no, mặc ấm” dường
như đã thay đổi, người dân hướng tới nhu cầu được “ăn ngon, mặc đẹp”.
Để phục vụ tốt được nhu cầu đó cần đòi hỏi những người đầu bếp với tay nghề chuyên
sâu, có kinh nghiệm thực tế trong việc sắp xếp công việc từ khâu chọn lựa thực phẩm đến
cuối khâu cuối cùng là ra sản phẩm.
Nhưng để một nhà hàng muốn có được doanh thu, lợi nhuận cao thì người đầu tư phải
biết kết hợp hài hòa nhiều yếu tố rất cơ bản. Trong số những yếu tố quan trọng như vốn, trình
độ kiến thức, địa điểm, marketing… thì chúng ta phải nói đến việc đi sâu vào chất lượng và
đa dạng hóa các món ăn cho thực đơn của nhà hàng mình.


SV: ABC

-5-

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

Đây là một yếu tố mang tính chất quyết định vấn đề sống còn của mỗi nhà hàng.
Nó có tính chất ảnh hưởng quyết định theo các yếu tố khác của nhà hàng.
Với đề tài “Các món ăn Hàn Quốc đặc trưng tại Nhà hàng GOGI”, em đã đi sâu
vào việc nghiên cứu thực đơn của nhà hàng, tính đặc trưng và phương pháp chế biến một
số món ăn Hàn Quốc, từ đó có được những nhận xét cũng như đề xuất kiến nghị để nhà
hàng ngày một hoàn thiện hơn, phát triển hơn.
Sau thời gian hai tháng được nhà trường cho đi thực tập tại Nhà hàng GOGI - 22B Hai
Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các cán bộ, cô chú,
anh chị trong bộ phận bếp của nhà hàng em đã tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm và củng cố lại
kiến thức đã học, từ thực tế em đã học hỏi được rất nhiều. Với những kiến thức đã được đào
tạo, cùng với những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình thực tập sẽ là nền tảng vững
chắc để em nâng cao trình độ tay nghề, phục vụ thiết thực cho quá trình làm việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô Trường
Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Thủy,
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong Nhà hàng GOGI nói chung và các cô chú, anh chị
trong bộ phận bếp của Nhà hàng nói riêng, đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập tại
đơn vị.
Trong quá trình viết báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong quý
thầy cô góp ý và giúp đỡ cho em.

Em xin chân thành cảm ơn!

SV: ABC

-6-

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ HÀNG GOGI
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà hàng GOGI 22B Hai Bà Trưng là một trong chuỗi nhà hàng của Công ty Cổ phần
Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate Trade & Service JSC).
Là một công ty kinh doanh trong ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn có vốn đầu tư
nước ngoài, Công ty sở hữu chuỗi nhà hàng đang phát triển nhanh trên toàn quốc: lẩu nấm
Ashima, lẩu băng chuyền Kichi Kichi, Sumo BBQ, quán thịt nướng Hàn Quốc Gogihouse....
Công ty sở hữu những nhà hàng có mô hình kinh doanh mới lạ, độc đáo, và đang ngày càng
hoàn thiện, phát triển.

Tọa lạc tại những vị trí trung tâm như trung tâm thương mại Big C, Royal City, các
trục đường trung tâm của thành phố… GoGi House (quán thịt nướng Hàn Quốc) đưa các thực
khách đến Seoul với những quán ăn dân dã đã gắn bó quen thuộc với người dân xứ Hàn.

SV: ABC


-7-

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

Nếu đã từng một lần ghé thăm đất nước Hàn Quốc xinh đẹp hoặc đơn giản chỉ là khám
phá xứ sở nhân sâm qua các chương trình du lịch hay những bộ phim truyền hình Hàn Quốc
trên màn ảnh nhỏ, chắc hẳn đọng lại trong tâm trí nhiều người không chỉ là phong cảnh thiên
nhiên hữu tình mà còn là ấn tượng khó phai về nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, phong phú có
lịch sử phát triển tới hàng ngàn năm.
Bên cạnh các món ăn cung đình cầu kỳ, đắt giá, những món ăn đường phố dân dã cũng
có đóng góp quan trọng cho nền văn hóa ẩm thực xứ Hàn. Khuất sau ánh đèn xa hoa của
những tòa nhà cao tầng tráng lệ tại các thành phố là một Hàn Quốc khác, gần gũi, mộc mạc
với những quán nướng bình dân như đã trở thành một trong những nét văn hóa tiêu biểu, một
điều không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây. Quán nướng Hàn
Quốc Gogi House sẽ giúp thực khách Việt Nam được trải nghiệm trọn vẹn phong cách ẩm
thực vô cùng độc đáo này.
Đất nước Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng với nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc mà
còn cuốn hút thực khách bởi một nền văn hóa ẩm thực độc đáo, trong đó đồ nướng Hàn Quốc
đã trở thành xu hướng ẩm thực được ưa chuộng khắp năm châu. Không cần phải đặt chân đến
xứ sở Kim Chi, bạn vẫn có thể thưởng thức phong cách nướng đặc trưng từ hương vị, cách
thưởng thức cho đến không gian ấn tượng tại chuỗi nhà hàng Gogi House- Quán thịt nướng
Hàn Quốc, một trong những quán nướng Hàn Quốc được ưa chuộng nhất hiện nay.
2. Lĩnh vực kinh doanh & Quy mô hoạt động
Mang tông màu đen trắng, Gogi House - Quán thịt nướng Hàn Quốc 22B Hai Bà
Trưng đưa bạn đến Seoul với những góc khuất đằng sau sự ồn ào náo nhiệt, nơi những con

phố bình dị với quán ăn dân dã quen thuộc và gắn bó với người dân xứ Hàn.

SV: ABC

-8-

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

Không gian nhà hàng hiện đại, phù hợp để tiếp khách, gặp gỡ đối tác hay họp mặt gia đình

Bàn ăn hiện đại với hệ thống hút khói tại bàn, thực khách thoải mái thưởng thức
những món nướng thơm ngon mà không lo mùi khói khó chịu ám vào người.

SV: ABC

-9-

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

Gogi House có nhiều không gian phục vụ khác nhau, có thể cùng lúc phục vụ được

250 thực khách. Tại đây, thực khách sẽ được thưởng thức các món nướng đặc trưng của

xứ sở kim chi nhưng lại được chế biến từ những nguyên liệu hảo hạng như sườn non
bò Mỹ, nạc vai bò Mỹ, dẻ sườn tươi… Thực khách có thể lựa chọn một trong hai loại
đồ nướng, một là loại nguyên liệu đã qua khâu tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng khiến miếng
thịt có hương vị đậm đà tận sâu bên trong hoặc hai là loại nguyên liệu “tươi” chỉ được
tẩm ướp sơ qua sau đó thực khách dùng kèm với nước sốt.

Dẻ sườn bò Mỹ tươi

Ba chỉ bò Mỹ cuộn

Thực khách có thể thưởng thức thịt ngay sau khi được nướng hoặc dùng kèm
với hành tây, sau đó kết hợp với nước sốt sẽ đem tới cảm giác thú vị, mới lạ. Ngoài đồ
nướng, thực đơn của Gogi House còn chiều lòng thực khách với nhiều món ăn hấp dẫn
khác như các loại salad, các loại lẩu hay các loại cơm trộn, mỳ trộn bát đá...

Ba chỉ bò Mỹ tươi

Nạc vai bò Mỹ

Gogi House- Quán thịt nướng Hàn Quốc mang lại cho thực khách những trải nghiệm
ẩm thực trọn vẹn nhất của món thịt bò nướng than hoa theo phong cách và kỹ thuật truyền
thống của Hàn Quốc
Các nguyên liệu hảo hạng như nạc vai bò Mỹ, ức bò Mỹ được tẩm ướp với nước sốt
đặc biệt của Gogi House, được nướng chín trực tiếp tại bàn. Vị ngọt đậm đà của thịt kết hợp

SV: ABC

- 10 -


Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

hài hòa với vị nước sốt không nơi nào có được tạo nên hương vị đặc trưng riêng biệt chỉ có
tại Gogi House- Quán thịt nướng Hàn Quốc!

Ức bò Mỹ

Ba chỉ heo tươi

Nạc vai heo
Sườn heo Gogi
Khi dùng đồ nướng, thực khách có thể cuộn miếng thịt trong lá xà lách to, bên trong
có kèm theo thịt nướng, kim chi… chấm cùng nước sốt cay. Sau khi đã thưởng thức xong các
món nướng, bạn đừng quên thưởng thức món lẩu hấp dẫn tại Gogi House nhé. Có hai loại
nước lẩu cho bạn lựa chọn: Lẩu kim chi và lẩu Bulgogi:

Lẩu Bulgogi

Lẩu kim chi ngon đúng chất Hàn Quốc

Lẩu Bulgogi- món ăn phổ biến tại Hàn Quốc và được nhiều thực khách ưa thích. Món
ăn gồm những lát thịt bò Mỹ được tẩm nhiều gia vị đặc biệt, trong đó có dầu mè được nấu
cùng các loại nấm cho hương vị đậm đà, ngọt tự nhiên. Pan chan (món ăn kèm) kích thích vị
giác thực khách, cho bữa ăn thêm phần hài hòa, ngon miệng


SV: ABC

- 11 -

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

3. Số lượng cán bộ và cơ cấu tổ chức của nhà hàng
Hiện nay, nhà hàng có tổng số 25 cán bộ nhân viên được bố trí, sắp xếp và phân công
nhiệm vụ, trách nhiệm hợp lý với từng vị trí, hoạt động tổ chức hoạt động một cách thông
suốt để đạt được hiệu quả cao và hoàn thành mục tiêu mà nhà hàng đề ra.
- Giám đốc

:

1

- Quản lý nhà hàng

:

1

- Kế toán


:

1

- Thủ quỹ

:

1

- Thu ngân

:

2

- Bảo vệ

:

2

- Bộ phận bếp

:

7

- Phục vụ


:

9

- Tạp vụ

:

2

* Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của nhà hàng:
Giám đốc

Quản lý nhà hàng

Bếp trưởng

Tổ bảo vệ

Kế toán

Trưởng ca

Bếp phó

Nhân viên

Lễ tân

NV ph.vụ


Thu ngân

* Chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí:
* Giám đốc:
- Có nhiệm vụ phụ trách quản lý toàn bộ nhà hàng hoạt động một cách hiệu quả.
- Lập kế hoạch kinh doanh, phối hợp với các bộ phận trong nhà hàng một cách đồng bộ có
hệ thống,
- Chỉ đạo công việc của quản lý và các bộ phận khác trong nhà hàng.

SV: ABC

- 12 -

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

* Quản lý:
- Trực tiếp giám sát các bộ phận trong nhà hàng, theo dõi thường xuyên để xem các bộ
phận có tiến triển hay không và đưa ra phương pháp để giải quyết một cách có hiệu quả nhất.
* Bếp trưởng:
- Giám sát các nhân viên trong bếp.
- Nghiên cứu tìm tòi và sưu tầm những món ăn mới lạ để thêm vào thực đơn, và thay
đổi thực đơn thường xuyên để nhằm đáp ứng được khẩu vị và nhu cầu của khách hàng…
* Bếp phó:
- Có trách nhiệm trực tiếp tư vấn, thay mặt khi bếp trưởng vắng mặt, điều hành, giám

sát các nhân viên trong bếp.
* Trưởng ca:
- Nhận bài giao ca, tổ chức điều hành lưu loát các các bộ dưới quyền như: lễ tân, phục
vụ, thu ngân… để hoàn thiện công việc của mình.
* Nhân viên lễ tân:
- Chịu trách nhiệm đón khách, chọn bàn và dẫn khách vào bàn để thỏa mãn yêu cầu
của khách một cách tốt nhất.
* Nhân viên phục vụ:
- Chịu trách nhiệm tư vấn về thực đơn và oder cho khách, setup bàn, dọn món ăn...
- Trong quá trình khách dùng bữa thì thường xuyên theo dõi và quan tâm tới các nhu
cầu của khách.
* Nhân viên thu ngân:
- Trực tiếp thu chi bằng tiền tất cả các khoản trong nhà hàng.
* Kế toán:
- Thu thập số liệu thu chi của nhà hàng chi tiết báo cáo lên quản lý, giám đốc nhà
hàng.
* Tổ bảo vệ:
- Nhiệm vụ chính là bảo đảm an ninh an toàn cho nhà hàng.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn, trông giữ xe cho khách và nhân viên nhà hàng.

SV: ABC

- 13 -

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI


Chương II
THỰC TRẠNG CÁC MÓN ĂN HÀN QUỐC
TẠI NHÀ HÀNG GOGI
1. Khái quát chung về các món ăn
Ngay từ khi những dấu chân đầu tiên của con người in dấu trên Trái Đất, ngay từ thời
kì bình minh của nhân loại, việc ăn uống đã được coi như là một nhu cầu cần thiết để duy trì
sự sống của sinh vật sống nói chung và con người nói riêng. Tuy nhiên, ở thời kì cổ đại đó,
thức ăn vẫn còn khan hiếm buộc con người không có quyền lựa chọn thức ăn. Sau này, trải
qua hàng triệu năm tiến hóa, thế giới ngày một văn minh hơn, do đó, những tri thức cơ bản
đầu tiên về lĩnh vực các món ăn được hình thành.
Lịch sử của mỗi quốc gia có gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó.
Hầu như những món ăn nổi tiếng ngày nay đều được hình thành cách đây khá lâu. Trải qua
những cuộc chiến tranh ngoại xâm, các món ăn cũng du nhập một số những nét đặc trưng của
ngoại lai, pha trộn, biến tấu sao cho phù hợp với khẩu vị của cư dân của quốc gia đó.
Một điều không thể thiếu là tình cảm và nguyện vọng của người làm ra nó được gửi vào
mỗi món ăn. Điều đó tạo nên giá trị và bản sắc riêng, đặc sắc, thuần túy và thấm đẫm tinh hoa cũng
như nền văn hóa mang đến cho mỗi đất nước một dấu son nổi bật cho nền ẩm thực nước nhà.
Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền
ẩm thực của một quốc gia. Yếu tố ngoại lai có thể là: do những cuộc chiến tranh trong lich sử, do
sự gần gũi về mặt địa lý cho phép người dân hai nước được thường xuyên gặp gỡ và thẩm thấu
những nét đặc trưng của nền ẩm thực nước đó, do sự du nhập của những món ăn mới được truyền
vào thông qua thế hệ trẻ. Tuy nhiên, cho dù có du nhập những yếu tố ngoại lai như thế nào đi
chăng nữa thì mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà.
Mỗi nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát
triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được một nền văn hóa phát
triển rực rỡ, có sát cánh với nền ẩm thực đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ của thế
giới đang phát triển từng ngày. Bên cạnh những món ăn hiện đại là cả một kho tàng phong
phú về những món ăn cổ truyền hấp dẫn muôn vàn thế hệ.
Điều kiện cơ bản nhất quyết định đến đời sống của con người chính là môi trường tự

nhiên hay phong thổ, những yếu tố mà người ta thường xuyên phải đối mặt. Môi trường tự
nhiên có tác động như một nhân tố hình thành nên môi trường xã hội như tập quán, tín
ngưỡng, tôn giáo và rộng lớn hơn nữa, nó còn góp phần hình thành tạo nên văn hóa lối sống

SV: ABC

- 14 -

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

độc đáo của từng vùng miền, từng dân tộc. Đặc biệt, nhân tố này còn có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc hình thành văn hóa ẩm thực cũng như phương pháp chế biến và nấu thức ăn hay
phương thức thưởng thức món ăn.
Bán đảo Hàn nằm ở phía Đông Bắc châu Á, trải dài từ 33 đến 43 độ vĩ Bắc với kinh độ từ
124 đến 132 độ. Phía Bắc bán đảo giáp với lục địa Trung Quốc bằng đường bộ, phía đông và nam
giáp với biển đảo Nhật Bản và phía Tây là biển Hoàng Hải đối diện với lục địa Trung Quốc.
Với vị trí địa lý như thế, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng trước tiên của văn hóa đại lục
Trung Quốc, đồng thời, đất nước này còn đóng vai trò cầu nối truyền bá văn hóa đại lục tới
Nhật Bản. Ngoài ra, thông qua ba mặt giáp biển, nơi này cũng du nhập thêm văn hóa biển nên
có thêm khả năng về giao dịch thương mại và cũng là nơi có một nguồn tài nguyên dồi dào về
thủy hải sản, nông nghiệp với các kĩ thuật trồng trọt lúa phát triển từ rất lâu đời.
Là đất nước thuộc vùng ôn đới, có khí hậu mát mẻ quanh năm nên ở Hàn Quốc, người
ta nuôi trồng và sản xuất được rất nhiều loại thực phẩm theo mùa – chẳng hạn như các loại
hạt, các loại đậu, rau củ quả và hải sản. Cũng bởi vậy, người Hàn nổi tiếng với rất nhiều món
ăn từ các thực phẩm kể trên, với cách chế biến và bảo quản đặc biệt như các loại nước chấm,

kimchi, hải sản muối.…
Ngoài những ảnh hưởng về khí hậu, địa hình như trên, khi xem xét một cách cụ thể về
thói quen ăn uống của người Hàn, ta còn có thể nêu một số đặc trưng sau đây:
- Món chính và món phụ được bày biện và phân chia một cách rõ ràng.
Việc phân chia các món chính – phụ khác hẳn với sự không rạch ròi của món ăn
phương Tây hoặc món ăn Trung Quốc. Ở đây, món cơm được nấu bằng gạo, lúa mạch, kê và
được coi là món chính. Còn các món ăn kèm thường được làm bằng các loại nguyên liệu như
rau, rong biển, cá và các động vật nhuyễn thể có vỏ, các loại đậu v..v. Qua đó, ta có thể thấy
số lượng của các món phụ khá nhiều.
- Phương pháp nấu và chế biến các loại ngũ cốc được phát triển đa dạng.
Để có thể sử dụng các ngũ cốc làm lương thực chính, người ta đã chế biến nhiều món
ăn đa dạng như canh, cháo, bánh teok, xì dầu, đậu phụ, mạch nha, các loại bánh có trộn dầu,
nước gạo v..v và làm phong phú thêm cho sinh hoạt ăn uống hàng ngày
- Phát triển các loại thực phẩm đóng gói bảo quản
Với khí hậu 4 mùa có sự khác nhau rõ rệt nên từ lâu, người Hàn đã lưu truyền phương
pháp bảo quan, đóng gói các loại thực phẩm đa dạng giúp đóng gói và chế biến các sản phẩm
được sản xuất nhiều theo từng mùa mà điển hình là việc muối kim chi. Tùy theo từng vùng
quê và từng gia đình, những món ăn có thể ăn theo từng mùa như món muối, cá khô, thịt khô
cũng được phát triển nhiều với tư cách là thực phẩm đóng gói, bảo quản.

SV: ABC

- 15 -

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI


- Coi trọng bữa sáng và bữa tối
Câu nói “Ngày ba bữa”, nghĩa là về nguyên tắc, một ngày sẽ chia làm ba bữa ăn, ngoại trừ
tiệc sinh nhật và các bữa tiệc khác. Việc làm bữa tiệc mừng vào buổi sáng bắt nguồn từ phong tục
của thói quen ăn uống truyền thống là phải ăn cơm sáng cho chắc bụng. Điều này có liên quan
đến cơ cấu kinh tế của xã hội Hàn Quốc truyền thống. Trong xã hội trọng nông, thời gian buổi
sáng là thời gian thảnh thơi, đồng thời, sau bữa ăn, khi cân nhắc về việc phân công lao động, vai
trò trung tâm của bữa sáng càng được đánh giá cao. Ngoài ra, bữa tối cũng được bày biện và
chuẩn bị kỹ hơn so với bữa trưa. Khi làm việc nặng nhọc, thì ngoài ba bữa chính, còn có thêm
thời gian nghỉ ngơi nên người ta chia một ngày có năm bữa. Tuy nhiên, so với thói quen sinh hoạt
ăn uống thông thường thì cơ bản vẫn là ba bữa chính, trong đó, bữa sáng và bữa tối được chú
trọng hơn bữa trưa. Thói quen ăn uống này đang bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của lối sống thành
thị và xã hội công nghiệp nên đã thay đổi dần theo xu thế coi nhẹ bữa sáng.
- Sau mỗi dịp lễ, người Hàn lại thưởng thức các món ăn ngon theo mùa.
Với 4 mùa rõ rệt và các sản vật theo mùa, cộng với các lễ hội mang tính tín ngưỡng
của người nông dân, nên mỗi mùa lại có những món ăn đa dạng, nhiều màu sắc.
- Yêu thích các món ăn có ướp gia vị đậm đà.
Người Hàn Quốc yêu thích các món canh nóng và lại ưa dùng các loại gia vị đậm đà.
Mặt khác, chế độ ăn với món cơm chính có vị thuần khiết và đạm bạc cũng chính là nguyên
nhân yêu cầu món phụ phải có vị đậm thì mới có sự phối hợp hài hòa giữa các vị khi thưởng
thức các món ăn Ngoài ra, các thứ như ớt, tỏi, gừng, hành, mù tạt đều được sử dụng cho từng
món ăn. Những loại gia vị này góp phần kích thích sự thèm ăn, đồng thời, lại có vai trò quan
trọng trong việc đóng gói và bảo quản thức ăn.
- Coi trọng gia vị mặn.
Người Hàn rất coi trọng các yếu tố cơ bản làm nên hương vị là muối và các loại tương.
Có câu nói rằng ‘Chỉ cần nếm thử nước tương thôi là bạn có thể biết được khẩu vị của gia
đình đó”, do vậy, những loại nước xì dầu, nước tương, tương ớt được xem là đại diện cho toàn
bộ phong cách ẩm thực trong một ngôi nhà. Chính vì thế, những bí quyết làm tương truyền
thống cũng được lưu truyền đến ngày hôm nay. Đây là những thực phẩm được đóng gói, bảo
quản thể hiện được tinh thần tiết kiệm của các bà nội trợ.

-

Món ăn truyền thống của người Hàn được chia làm hai loại chính.

Thứ nhất là các món “eumyangohaeng” ( 음양오행), đây là các món ăn kết hợp hài
hòa giữa năm loại nguyên liệu với năm màu sắc hoặc năm loại gia vị khác nhau. Thứ hai là
“yaksikdongwon” (약식동원) nghĩa là “Thực phẩm cũng như thuốc quý” (các món ăn tốt cho

SV: ABC

- 16 -

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

sức khỏe). Người Hàn quan niệm rằng, món ăn đưa vào cơ thể và giúp cơ thể phòng bệnh
cũng như có khả năng làm cho cơ thể hồi phục. Đây là điều được coi trọng trong chế độ ăn,
do đó, đến cả rau cũng phải được kết hợp hài hòa với món ăn. Vì thế, rất nhiều thứ như nhân
sâm, gừng v.v… cũng được cho vào món ăn và người ta đã truyền lại phương pháp nấu ăn đa
dạng này cho đến ngày nay.
Có thể nói, các đặc điểm này cũng phần nào phản ánh những nét độc đáo và đa dạng
của văn hóa ẩm thức Hàn Quốc, đất nước chịu ảnh hưởng của đạo Khổng với những quy tắc
sắp xếp và tổ chức bàn ăn theo chuẩn mực và khắt khe.
Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc
biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm
lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại

nước sốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt),
là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay.
Bulgogi (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị
nướng) và món samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá
cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng.
Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như galbitang (xương sườn hầm) và
doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.
Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap - có nghĩa là "cơm trộn" (cơm trộn với thịt,
rau, tương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến ở Hàn Quốc là
kimbab, gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành
phần thức ăn được cuộn trong kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử
dụng, có lẽ do nguồn gốc kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại
mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh.
Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Hàn Quốc cũng thích
dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua
tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai
lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất
nhiều người ưa thích.
Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, bbungtigi
(bánh gạo giòn) và "nu lung ji" (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống nu lung ji hoặc đun với nước
để tạo ra một món canh. Nu lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món
tráng miệng.

SV: ABC

- 17 -

Lớp: CB6A2



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

* Các món nướng đặc trưng của Hàn Quốc:
Các món ăn của người Hàn Quốc không cầu kỳ trong chế biến nhưng lại đề cao hương
vị khi tẩm ướp, đặc biệt là các món nướng.
- Bulgogi – Bò nướng Hàn Quốc
Khi giới thiệu văn hóa ẩm thực ra thế giới, người Hàn Quốc vẫn hay nói một câu:
“Koreans eat everything from the ox” (có thể hiểu rằng: Người Hàn Quốc ăn mọi món từ con
bò). Điều đó đủ để thấy rằng các món từ bò đa dạng và quan trọng như thế nào trong đời sống
người dân xứ Hàn.
Người Hàn sử dụng gần như toàn bộ các phần từ bò để làm thức ăn, tức là khi
nhắc đến bò, không có nhiều thứ được coi là “rác” bỏ đi. Có lẽ vì thế, thịt bò ở Hàn
Quốc khá đắt. Trong những ngày đặc biệt, dịp nghỉ lễ hay tổ chức lễ kỷ niệm, dù ăn ở
nhà hay đến nhà hàng, người ta thường chọn món từ thịt bò để thưởng thức như một
cách thể hiện.
Bulgogi là một trong những món nướng nổi tiếng nhất của Hàn Quốc, được làm từ thịt
thăn hoặc các phần quan trọng nhất từ con bò. Thịt được cắt thành những lát mỏng (dải mỏng)
và ướp với gia vị trước khi bưng ra mâm.
Đối với Bulgogi, thịt phải được ướp ít nhất 4 giờ với dầu mè, xốt đậu nành, đường, tỏi,
hành, gừng, rượu vang và hạt tiêu đen. Chính gia vị ướp trong bulgogi làm món ăn mềm,
thơm ngon đậm đà và mang một sắc thái riêng mà ai cũng có thể cảm nhận được.
- Món Galbi-gui – Sườn nướng
Galbi-gui cũng là một trong những món phổ biến trong nhiều nhà hàng và được người
Hàn Quốc rất ưu tiên. Xương sườn thịt bò được cắt ngắn, ướp qua đêm cùng hành tây, tỏi,
đường, dầu mè và nước tương. Ngoài ra, để tạo sự đặc biệt riêng cho món nướng Galbi-gui,
nhiều nhà hàng dùng thêm rượu gạo và các lát quả lê để tăng hương vị.
Ngoài sườn bò, món Galbi-gui cũng được “biến thể” khi dùng với sườn heo.
- Thịt nướng cay Jeyuk-gui

Người Hàn Quốc trước đây từng nuôi lợn với số lượng lớn, và phát triển nhiều, vì
vậy những món ăn từ thịt lợn cũng đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực xứ Hàn…
Jeyuk-gui là món thịt lợn ướp sốt tương ớt rồi nướng trên lò, được nhiều người dân xứ
Hàn yêu thích.
- Sườn bò nướng Soe-galbigui
Soe-galbigui là món sườn bò được ướp nước tương rồi nướng trên than. Đây là món
ăn ưa thích của nhiều người Hàn Quốc. Soe-galbigui có nguồn gốc từ maejok, vốn là một
phương pháp nướng xiên món thịt bò trên than.

SV: ABC

- 18 -

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

- Thịt bò nướng Bulgogi
Bulgogi là món nướng từ thịt bò thái mỏng được ướp trước với nhiều loại gia vị.
Bulgogi phổ biến từ những năm 1950 khi thịt bò được thái mỏng để nó mềm hơn và giảm thời
gian nấu nướng cho bữa ăn.
- Bò nướng thái lát Neobiani
Neobiani là món thịt bò thái lát ướp tương. Neobiani có nghĩa là thịt bò được thái
thành miếng to. Nó khá mềm với nhiều đường khía dao để thấm gia vị.
- Thịt ba chỉ nướng Samgyeopsal
Khi gọi một suất samgyeopsal trong nhà hàng, nhân viên sẽ dọn ra bàn nhiều món rau:
tỏi, kimchi và các banchan (món phụ). Miếng thịt ba chỉ được nướng trên lò cùng với nấm,

tỏi, kimchi và các khoanh hành tây.
Khi dùng món này, người ta lấy một miếng thịt đã nướng chín đặt trên lá rau diếp.
Thêm vài loại lá để cuộn và các loại rau khác rồi cuộn nó lại. Nếu cho quá nhiều thức ăn vào
lá rau thì sẽ hơi khó ăn chỉ với một lần cho vào miệng, vì vậy kinh nghiệm là lấy vừa đủ số
rau để dễ dàng cuộn và thưởng thức.
- Lươn nướng Broiled Eel (lươn nướng)
Ở Hàn Quốc, cá nước ngọt không mấy được ưa chuộng. Dường như trên tất cả bàn ăn
ngày thường hay trong các bàn tiệc dịp lễ tết người ta không thấy hoặc rất ít khi thấy xuất hiện
món ăn từ cá nước ngọt. Điều này cũng bắt nguồn từ địa lý giáp biển, truyền thống sử dụng cá
biển từ xa xưa. Và với những người vốn quen dùng hải sản, cá nước ngọt dường như trở nên
nhạt nhẽo và đơn điệu.
Thế nhưng, với đồ nướng thì không gì là không thể. Lươn nướng đã trở thành món ăn
cao cấp trong thực đơn của nhiều nhà hàng sang trọng. Món này được dùng nhiều vào mùa hè,
khi vị mát và chất bổ của con lươn tốt cho sức khỏe hơn cả.
Lươn được thái lát mỏng theo chiều dài thân. Trước khi bưng ra cho thực khách, đầu
bếp nhà hàng ngâm thịt lươn với dầu mè, nước tương và đường trong một khoảng thời gian
nhất định.
- Dak-gui (Gà nướng)
Dak-gui (hay còn gọi Tongdak-gui) là món gà nướng Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn
“tong” có nghĩa là toàn bộ, tức là nướng toàn bộ con gà, không phân biệt phần đầu, cánh,
chân, thịt.
Gà cũng được chặt thành từng miếng có kích thước vừa phải, mỏng và tẩm ướp gia vị.
Tuy nhiên, khi chặt gà, đầu bếp không quan tâm đến việc bỏ xương. Đó có lẽ cũng là điều thú
vị riêng của món này.

SV: ABC

- 19 -

Lớp: CB6A2



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

- Rượu soju: là loại rượu nổi tiếng nhất của Hàn Quốc. Rượu Majuang: là loại rượu
vang thông dụng nhất. Loại rượu này làm từ nho Hàn Quốc với rượu Pháp hoặc rượu Mỹ.
Hiện có trên 100 loại rượu vang và rượu khác nhau ở Triều Tiên.
- Bia: Bia bán chạy tại Hàn Quốc là các loại bia nhẹ như của Đức, tương tự như các
loại bia ở châu Âu và châu Á. Các nhãn hiệu phổ biến bao gồm: Cass, Hite (các dòng sản
phẩm: Hite, Hite Prime, Hite Prime Max), Cafri, Oriental Brewery (bia nhẹ và bia khô có
thành phần là gạo), Taedonggang (một nhãn hiệu bia của Bắc Triều Tiên, được bán ở dạng
chai tại một số tiệm bia ở Nam Triều Tiên).
- Yakju là một loại rượu tinh chế, lên men từ lúa gạo, nổi tiếng nhất với tên gọi cheongju.
Takju là một loại rượu đặc chưa qua tinh chế, làm từ hạt gạo, nổi tiếng nhất với tên gọi makkoli
(막걸리), một loại rượu vang làm từ gạo, có màu trắng sữa, mà nông dân thường uống.
Rượu vang được chia thành rượu trái cây và rượu thảo dược. Rượu cây xiêm gai
(Acacia), rượu mận, rượu mộc qua Trung Quốc, rượu anh đào, rượu trái thông, rượu trái lựu
là thông dụng nhất. Rượu nhân sâm(insamju), là loại rượu thường được pha loãng và bán sang
phương Tây như một loại đồ uống tăng lực, tương tự Red Bull.
2. Vị trí và công việc thực tập:
Được sự giới thiệu của nhà trường, ngay buổi đầu tiên khi tới nhà hàng, em đã nhận
được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các anh chị trong bộ phận bếp về công việc vệ sinh
trong khu vực trước và sau ca làm việc, các cách sử dụng công cụ, dụng cụ và các loại gia vị
trong bếp như: điều chỉnh nhiệt bếp gas, lò nướng, lò vi sóng, máy thái thịt, máy xay thịt và
các loại gia vị liên quan tới các món ăn trong nhà hàng.
Theo thời gian thực tế, dần dần em được phân công làm việc như một nhân viên của
bộ phận bếp.
- Tuần 1 + 2:

+ Đứng bếp phụ, sơ chế các loại rau củ quả và các loại thực phẩm làm sao để kịp thời cho
các đầu bếp chính thực hiện quá trình chế biến món ăn.
+ Vệ sinh, sắp xếp nơi làm việc sau mỗi lần chế biến.
+ Vừa làm vừa chú ý quan sát các thao tác của các đầu bếp khi chế biến món ăn để rồi học
hỏi và rút ra kinh nghiệm.
+ Cuối buổi tổng vệ sinh đánh rửa, lau chùi sàn nhà, bàn, bếp gas, và các dụng cụ sau khi
chế biến để gọn gàng đúng nơi quy định.
+ Kiểm tra hàng tồn sau mỗi ca báo lại cho ca sau chuẩn bị tránh tình trạng thiếu hàng
hóa thực phẩm.

SV: ABC

- 20 -

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

+ Sắp đặt và kiểm tra các loại thực phẩm ở trong tủ lạnh đã dùng dở xem đã được
phim hoặc cất vào hộp kín hay chưa.
- Tuần 3 + 4:
+ Đứng thớt chuyên cắt thái các loại ra củ quả và pha lọc các loại thực phẩm tươi.
+ Nhận bàn giao ca của ca trước. Kiểm tra xem có những loại hàng hóa nào thiếu thì
gọi thêm.
+ Chuẩn bị các nguyên liệu và đồ dùng trong ca.
+ Trong ca làm việc vừa quan sát vừa được các anh chị hướng dẫn trong việc chế biến
món ăn cho khách.

+ Cuối ca làm việc kiểm tra hàng tồn và gọi hàng cho ca sau.
+ Tổng vệ sinh cuối ca cùng mọi người.
- Tuần 5 + 6:
+ Đứng bếp dưới sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của mọi người trong bếp, em đã làm
một số món ăn đơn giản của nhà hàng.
+ Những lúc có thời gian rảnh rỗi đọc và xem các công thức của các món ăn trong nhà
hàng và tích cực học hỏi những anh chị đã làm và có kinh nghiệm hướng dẫn.
- Tuần 7 cho đến hết thời gian thực tập:
+ Pha chế, nấu một số loại nước lẩu, nước xốt hải sản và một số món ăn khác trong
thực đơn dưới sự hướng dẫn của đầu bếp chính.
+ Tự làm một số công việc mà đầu bếp giao cho, sau đó sẽ kiểm tra và đánh giá món
trước khi giao cho phục vụ khách.
Sau thời gian thực tập tại Nhà hàng GOGI, em thấy rằng mọi người ở bếp rất nhiệt
tình, nỗ lực trong công việc. Tất cả mọi công đoạn đều được thực hiện khá trôi chảy, chất
lượng, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
3. Thực trạng một số món ăn Hàn Quốc tại nhà hàng:
GoGi House đưa các thực khách đến Seoul với những con phố bình dị và quán ăn dân
dã quen thuộc và gắn bó với người dân xứ Hàn. Nếu đã một lần thưởng thức thịt nướng tại
GoGi House sẽ không thể quên hương vị đặc trưng xứ sở Kimchi nơi đây với thịt nướng chất
lượng như: sườn non bò Mỹ, nạc vai bò Mỹ, dẻ sườn tươi… Những món ăn đặc trưng Hàn
Quốc khác cần kể đến là: cơm trộn, mỳ lạnh, canh Kimchi và các loại lẩu đặc sắc…
Các món ăn của nhà hàng được chế biến dưới bàn tay tài hoa của những đầu bếp chuyên
nghiệp, nguồn nguyên liệu tươi ngon, chất lượng được nhập khẩu từ Hàn Quốc cùng với không gian
thiết kế độc đáo, sang trọng và chất lượng phục vụ nhiệt tình nhà hàng GOGI chắc chắn mang đến
cho khách những bữa ăn ngon miệng cùng những giây phút thư giãn thoái mái, tuyệt vời nhất.

SV: ABC

- 21 -


Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhà hàng GOGI

* Thực đơn tiêu biểu hiện tại của nhà hàng:

SV: ABC

- 22 -

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: ABC

Nhà hàng GOGI

- 23 -

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: ABC


Nhà hàng GOGI

- 24 -

Lớp: CB6A2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: ABC

Nhà hàng GOGI

- 25 -

Lớp: CB6A2


×