Tải bản đầy đủ (.pdf) (428 trang)

nghề nào cho bạn nghề nào cho tôi shoya zichy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 428 trang )


NGHỀ NÀO CHO BẠN - NGHỀ NÀO CHO TÔI
Nguyên tác: Career Match
Tác giả: Shoya Zichy & Ann Bidou
Dịch giả: Nguyễn Hồng Tâm
Nhà xuất bản: NXB Lao động - Xã hội
Năm xuất bản: 04-2013
Số trang: 458
Thể loại: Cổ tích; Kinh điển
Nguồn: Waka
Soát lỗi và làm ebook: Heoconmtv
Ngày hoàn thành: 01-03-2016
Nếu có điều kiện hãy mua sách để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản
nhé!
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com


Khám phá sắc màu của
bạn
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi các hoạt động của con
người trở nên phong phú, đa dạng và ngày càng phức tạp hơn,
hình mẫu về những người thành đạt là những chuyên gia làm
việc độc lập, am hiểu sâu sắc một lĩnh vực chuyên môn nào đó
không còn chiếm vị trí độc tôn nữa. Con người có nhiều cơ hội
với các nghề nghiệp khác nhau hơn, cũng như cần tới sự giao
lưu, hợp tác trong công việc nhiều hơn. Khả năng nhận biết
bản thân và người khác là một yếu tố quan trọng hàng đầu để
tìm kiếm một công việc phù hợp nhất với tính cách của bạn mà
ở đó bạn có thể khám phá được tối đa khả năng của mình, để
cống hiến và gặt hái được thành công.


Nghề nào cho bạn, nghề nào cho tôi có thể coi là một
cuốn cẩm nang giúp bạn hiểu rõ về bản thân và đối tác của
mình từ sếp cho tới các đồng nghiệp, từ bạn bè cho tới người
thân,… “chỉ ra cho bạn con đường đúng đắn đem lại cảm
hứng cho cuộc sống và công việc của bạn.” Từ đó, cuốn sách
mang đến cho bạn một cái nhìn toàn diện hơn về bản thân,
đồng thời giúp bạn lập được một kế hoạch khả thi cho sự
nghiệp của mình.


Khác với các công cụ phân loại tính cách phức tạp khác,
cuốn sách này sử dụng những bài trắc nghiệm đơn giản, ngắn
gọn để đưa ra những đánh giá chính xác về con người. Mô
hình phân tích tính cách theo màu sắc kiểu Q của tác giả
Shoya Zochi được trình bày cụ thể và sinh động, dẫn dắt người
đọc vào một hành trình thú vị, giúp chúng ta khám phá những
đặc điểm tính cách sâu thẳm của bản thân, hiểu được bản chất
khác biệt giữa những người mang tính cách khác nhau, nhờ đó
chúng ta không chỉ tránh được những mâu thuẫn không đáng
có, mà còn có thể tìm kiếm và phát huy những khác biệt mang
tính bổ sung cho nhau một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó,
cuốn sách chỉ ra những công việc phù hợp, những định hướng
nghề nghiệp hữu ích, cũng như điểm mạnh điểm yếu của từng
nhóm người, cho phép chúng ta có thể điều chỉnh công việc
hoặc thay đổi cách nhìn nhận trong các mối quan hệ một cách
uyển chuyển.
Với tất cả những ưu điểm đó, đây thực sự là một cuốn
sách hữu ích cho bạn đọc Việt Nam, dù đang là sinh viên hay
đã đi làm, dù là nhân viên hay người quản lý – những người
thực sự mong muốn có được một công việc phát huy được hết

khả năng của mình, không phải là để trở nên nổi tiếng hay giàu
có, mà để khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất với mỗi
ngày đang sống.
Đọc cuốn sách này giống như bạn được khám phá một
hành trình thú vị, trong hành trình đó bạn sẽ được gặp gỡ rất
nhiều người, có những người bạn thấy hình như đã gặp ở đâu
đó, cũng có người hoàn toàn xa lạ với bạn. Đó chính là khi bạn


kết nối họ – nhân vật trong hành trình – với những người sống
quanh bạn, hoặc có thể là những người bạn sẽ gặp trong tương
lai.
Và có thể nói, kết quả rõ rệt nhất sau khi đọc xong cuốn
sách này chính là “khả năng đọc được ý nghĩ của người khác”,
vì bạn biết cách hiểu và chấp nhận những khác biệt của con
người, mà sự thăng tiến trong nghề nghiệp và sự thành công
trong cuộc sống lại phụ thuộc nhiều vào “kỹ năng con người”
đó.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Hà Nội, tháng 2 năm 2011
TS. PHAN THỦY CHI
Phó Viện trưởng,
Viện Đào tạo quốc tế, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Hà Nội


Phần giới thiệu
(Của các tác giả)
Nguồn động lực để viết cuốn sách này
Vào một buổi tối oi bức tháng Năm, tôi bị mắc kẹt tại một

sân bay ở châu Á. Chỉ có những nhân viên quét dọn làm bớt đi
sự hiu quạnh của buổi đêm. Đó là điểm cuối cùng trong một
chuyến đi dài, vượt xa dự kiến − một trong nhiều chuyến đi mà
tôi phải thực hiện mỗi năm để tìm kiếm những khách hàng mới
trong ngành ngân hàng. Giữa những chồng sách lớn để lộn xộn
ở phòng đợi, tôi chú ý đến một cuốn sách với những nếp quăn
và vẻ cũ nát của nó vì có nhiều người đọc. Tôi cầm cuốn sách
lên, và từ đó, quan điểm của tôi về thế giới đã thay đổi mãi
mãi.
Với cách giải thích khó hiểu và thiếu mạch lạc về các lý
thuyết của nhà tâm lý học người Thụy Sỹ Carl Jung, cuốn sách
đã vạch ra những điểm khác biệt rõ ràng về cách thức con
người tiếp nhận thông tin và đưa ra quyết định. Một số thông
tin được nhận biết thông qua trực giác. Nhưng thông tin này đã
gợi ý một cách thức mới để giao tiếp với những khách hàng và
đồng nghiệp của tôi.
Trở về văn phòng làm việc tại Hồng Kông, tôi bắt đầu tô
màu mã số mỗi khách hàng của tôi dựa trên những tập hồ sơ
về hành vi theo học thuyết Jung. Mỗi tập đều có những chỉ dẫn
ngắn gọn để nhân viên hành chính thực hiện trong trường hợp


tôi vắng mặt. “Khi một người Màu Vàng nào đó tới, phải chắc
chắn rằng toàn bộ các báo cáo phải được cập nhật và sắp xếp
trình tự theo ngày. Nếu một người Màu Xanh nào đó hẹn gặp,
hãy gọi cho các đối tác đầu tư của chúng ta ở New York và
hỏi thêm ba ý kiến mới”. Và cứ tiếp tục như vậy, tôi vạch ra
chiến lược cho mỗi khách hàng trong bốn nhóm màu.
Điều này được chứng minh là có hiệu quả kỳ lạ. Hầu như
chỉ qua một đêm, công việc kinh doanh mới của chúng tôi tăng

lên 60%. Tôi có thêm nhiều khách hàng hơn, cảm thấy bớt
căng thẳng hơn, đồng thời, mối quan hệ của tôi với những
người khác ngoài công việc cũng bắt đầu được cải thiện.
Trong khoảng mười năm, tôi liên tục sử dụng kỹ thuật này.
Ngân hàng cử tôi trở lại Mỹ, và các khách hàng trở nên đa
dạng hơn − từ những nhà lãnh đạo Hồi giáo của Các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất cho đến những ông trùm tàu
biển ở Athen, hay những ông chủ bất động sản quý phái ở Tây
Ban Nha − các chỉ dẫn tương tự về mã màu được đánh dấu
trên tập hồ sơ của họ.
Trong thập kỷ đó, tôi chưa từng gặp một người nào nói về
Jung – ít nhất là nói về việc áp dụng những khái niệm của ông
vào công việc marketing. Sau đó, vào năm 1990, tôi đã kết
thân với vài người bạn ở Main để đỡ mệt mỏi khi làm việc quá
sức và cơ cấu lại tổ chức. Tôi cần phải suy nghĩ lại về sự
nghiệp của mình.
Cảng Clyde Inn nhỏ bé lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời
tháng Mười rực rỡ, và ở cổng vòm đằng trước, một người đàn
ông đang ngồi đọc một cuốn sách. Chúng tôi bắt đầu chuyện


trò và đó chính là cuộc trò chuyện mà tôi từng mong đợi. Anh
ta nói về tác giả Isabel Myers và những ứng dụng mới của bà
đối với tác phẩm của Carl Jung , một hệ thống mới có tên là
Phân loại tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator® ).
Vài năm sau, tôi phát hiện ra có rất nhiều cuốn sách, các
hội nghị chuyên đề, băng ghi âm và những thứ tương tự được
giữ kín có liên quan đến hàng trăm người trên khắp thế giới.
Tôi thấy xuất hiện một nội lực tươi mới và mạnh mẽ. Bỗng
nhiên, mọi thứ chỉ như mới bắt đầu xảy ra; con người và các

sự kiện đúng đắn bắt đầu trở thành hiện thực cuộc sống. Jung
đã gọi đó là “thuyết đồng thời tương ứng”.
Đó là khoảng thời gian hai năm trước khi tôi có thể tiến
hành nghiên cứu của mình, nhưng rốt cuộc cả đời tôi lại tập
trung nghiên cứu các loại tính cách trong công việc. Tài liệu
thu thập gồm những thông tin do hơn 10.000 người đã tham dự
các hội nghị chuyên đề của tôi cung cấp và các tác phẩm của
các tác giả viết về “kiểu tính cách” mà trong hơn hai thập kỷ
qua đã đặt nền tảng tri thức để tạo nên cơ sở của cuốn sách
này. Một số ít những nguyên tắc đó là của riêng tôi; tuy nhiên,
như khách hàng chứng minh, tôi đã đi tiên phong trong việc áp
dụng những ý tưởng này vào nơi làm việc.
Để dễ hiểu hơn, tôi đã áp dụng hệ thống mã màu của
những lần trước đó và tôi gọi đó là Màu Q. “Khi bạn gặp một
người màu vàng, hãy đảm bảo rằng...” Điều đó đã giúp ích cho
tôi trong nhiều năm, và cũng sẽ có ích đối với bạn.
Màu Q không thể hiện điều gì
Màu Q không phải là câu trả lời cho tất cả các câu hỏi về


nghề nghiệp. Trên tất cả, nó không đo lường được tác động
của giáo dục, trí thông minh, sức khoẻ tâm thần, tài năng đặc
biệt, tình hình kinh tế, sự thăng tiến, sự phát triển hoặc những
tác động của môi trường đối với kiểu tính cách trung tâm. Có
hàng tỷ người khác nhau trên hành tinh của chúng ta và chỉ có
bốn nhóm màu. Nếu bạn băn khoăn điều đó có nghĩa gì, tôi sẽ
nói cho bạn biết đó chỉ là phần sâu sắc nhất và quan trọng nhất
– phần LUÔN biết được nó thực sự muốn gì, và chẳng vui vẻ
gì cho đến khi nó được chú ý!
Vấn đề chính không phải là giới tính cụ thể, nó công bằng

đối với cả nam và nữ. Cả đàn ông và phụ nữ đều được nhận
ra trong mỗi kiểu tính cách, mặc dù tỷ lệ trong một vài nhóm
khác nhau.
Cuối cùng, Màu Q KHÔNG phải là sự đánh giá đầy đủ và
sâu sắc của hệ thống phân loại tính cách Myers-Briggs. Đó là
việc tự đánh giá trong 10 phút được thiết kế để giúp bạn làm
quen với những khái niệm sẽ áp dụng với nghề nghiệp của bạn.
Nếu sau khi đọc cuốn sách này, bạn thấy có đủ hứng thú để
thực hiện toàn bộ Phương pháp phân loại tính cách MBTI, hãy
truy cập trang web www.colorQ Profiles.com, và bạn sẽ trở
thành một chuyên gia trong việc đưa ra những đánh giá và các
ý kiến phản hồi.
Màu Q thể hiện điều gì
Màu Q nói về vấn đề mã hóa con người − bản thân chúng
ta và những người khác. Chúng ta vẫn thường làm việc này
như: “Anh ta là một người khôn ngoan sắc sảo và làm nghề
thầu khoán”; “Cô ấy là người đầy nghị lực và làm việc trong


lĩnh vực nghệ thuật”… Điều này giúp chúng ta phân nhóm
những cảm nhận trong suy nghĩ và cất giữ chúng trong các dây
thần kinh thích hợp của bộ não để dùng trong tương lai.
Đôi khi, màu Q còn là công cụ để đoán biết được những
hành vi khó hiểu của ông chủ và đồng nghiệp, thậm chí là cả
bạn bè và bạn đời nữa! Vì sự thăng tiến trong nghề nghiệp phụ
thuộc nhiều vào “kỹ năng con người”, nên bạn sẽ thấy khả
năng “đọc được ý nghĩ của người khác” ngày càng hoàn thiện
có lẽ là kết quả đáng giá nhất thu được sau khi đọc xong cuốn
sách này.
Hãy cùng khám phá cuộc hành trình này!



Phần I. Khởi động
Định rõ bản thân và người khác


Chương 1. Đừng đọc
toàn bộ cuốn sách này...
ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ cuốn sách viết về nghề nghiệp
ĐIỂN HÌNH CỦA BẠN. Hệ thống màu Q không làm thay đổi
con người, nhưng nó làm thay đổi cách họ nhìn nhận về chính
mình. Bạn sẽ không được chỉ cho cách để trở thành một người
có óc tổ chức hơn, tự khẳng định mình, noi gương sếp, hoặc
tranh đua với một vị CEO nổi tiếng nào đó. Thậm chí, bạn sẽ
không phải thay đổi cách ăn mặc. Thay vào đó, mọi lời nói của
bạn phải thể hiện bạn là người sâu sắc, có tài năng thiên bẩm,
biết truyền cảm hứng, đó chính là thứ phân biệt giữa nhân viên
giỏi với người thành đạt. Bạn chỉ cần nhận ra được những thế
mạnh của mình và sử dụng chúng hàng ngày.
Điều này nghe có vẻ dễ dàng, phải không? Thực tế, chẳng
dễ chút nào. Đa số chúng ta đều muốn trút bỏ gánh nặng và sự
kỳ vọng của bố mẹ/ xã hội đã áp đặt cho chúng ta theo xu
hướng trái với tự nhiên. Có phải những áp lực như tiền bạc,
danh tiếng, cơ hội giáo dục, hoặc kỳ vọng của gia đình đã buộc
bạn phải đưa ra những lựa chọn “thực tế” hơn? Nếu lựa chọn
đó không làm cho bạn cảm thấy hài lòng, thì sau này sẽ ra sao?
Bạn cần quay trở lại điểm cốt lõi của mình và phát huy ở
nơi làm việc. Hãy xác định điểm cốt lõi này bằng cách thực
hiện bài Tự đánh giá màu Q ở Chương 2 và hãy tiến hành một
cách trung thực. Đối với nhiều người trong số các bạn, đó sẽ là



sự thay đổi nghề nghiệp, NẾU bạn trả lời đúng với về bản
thân. Cần lưu ý rằng công việc bạn yêu thích KHÔNG phải là
“Nói chung, tôi phải làm việc với hàng đống giấy tờ, nhưng tôi
cũng thích công việc đó nếu như bàn làm việc lúc nào cũng
sạch sẽ”. Công việc bạn làm ở đây phải là công việc bạn thực
sự yêu thích.
Bạn không cần phải đọc toàn bộ cuốn sách này, trừ khi bạn
muốn khám phá toàn bộ 16 loại tính cách Màu Q. Tuy nhiên,
biết một chút về các loại tính cách của người khác sẽ giúp bạn
khi:
• Phỏng vấn xin việc hoặc thăng tiến trong công việc
• Các dự án theo nhóm
• Đàm phán về lương bổng/ hợp đồng
• Bán hàng
• Mâu thuẫn với sếp/ đồng nghiệp
• Các cuộc hẹn hò
• Các mối quan hệ trong gia đình
Trong hàng thập kỷ, lý thuyết đằng sau hệ thống màu Q
đã được thử nghiệm với hàng triệu người trên toàn thế giới. Nó
đã làm thay đổi cuộc sống và công việc, kể cả cuộc sống và
công việc của hai tác giả cuốn sách này. Nếu nó làm thay đổi
cuộc sống của bạn, xin bạn hãy cho chúng tôi biết. Bài viết của
bạn sẽ có ý nghĩa như những bài viết trong cuốn sách này. Hãy
gửi email cho tôi theo địa chỉ Zichy@ earthlink.net và truy cập
vào trang web www.ColorQ Profiles.com.


Chương 2. Tự đánh giá

loại tính cách theo màu
Q
Giới thiệu: Phần I
Trong hệ thống phân loại tính cách theo màu Q, bạn có một
màu theo tính cách cơ bản. Đây là tính cách bạn cho là cốt lõi
nhất của mình. Bạn cũng có một màu dự phòng – một ảnh
hưởng mạnh mẽ thứ hai. Cuối cùng, bạn có xu hướng hướng
nội hoặc hướng ngoại. Màu Q mô tả về con người, chẳng hạn
như Người hướng nội màu xanh lá cây/ màu đỏ. Phương pháp
tự đánh giá trong 10 phút này sẽ cho bạn biết ba khía cạnh
trong tính cách của bạn.
Hãy tick vào một trong hai cách lựa chọn ở mỗi dòng ngay
khi bạn đọc xong; hãy chọn đúng theo bản thân bạn, chứ đừng
chọn theo mong muốn của bạn. Đừng phân tích quá sâu về sự
lựa chọn của bạn. Không có câu trả lời nào là “sai” hay
“đúng”. Hãy nghĩ về sự lựa chọn này giống như tay phải hoặc
tay trái của bạn. Dù bạn có thể sử dụng cả hai tay, nhưng bạn
vẫn thuận tay này hơn tay kia, và bạn sử dụng tay thuận đó
không cần phải cố gắng mà vẫn đem lại kết quả tốt. Nếu bạn
thực sự phải cân nhắc giữa hai sự lựa chọn, thì điều này có
nghĩa là bạn cảm thấy có chút áy náy với câu trả lời chân thật
của bạn hoặc cảm thấy bị áp lực khi thực hiện nhiệm vụ này ở


khía cạnh nào đó.
Trước hết, hãy điền vào mục I, chọn câu mà BẠN thích
(chứ không phải sếp, bạn bè, bố mẹ hay bất kỳ người nào
khác). Hãy tick vào Cột A hoặc B, chọn phương án mô tả về
việc bạn dành ít nhất 51% thời gian cho cái gì. Bạn nên hoàn
thành cả chín câu kiểm tra trong mục này.

Sau đó, hãy đếm số lượng dấu tick trong mỗi cột. Rồi
chuyển sang mục II hoặc III tuỳ thuộc vào kết quả của bạn.
Tiếp theo, hãy xác định màu cơ bản của bạn.
Giới thiệu: Phần II
Bây giờ, hãy đọc phần giới thiệu ngắn gọn về Màu cơ bản
của bạn dưới đây. Màu đó có đúng với bạn hay không? Nếu
đúng, hãy tiếp tục Phần III. Nếu không, hãy chuyển sang Phần
V, “Phải làm gì nếu kết quả màu không đúng với bạn.”

Có cơ sở vững chắc, có đầu óc thực tế và có trách
nhiệm, những người thuộc nhóm màu vàng là trụ cột trong tất
cả các tổ chức, cơ quan và cộng đồng. Họ là những người
bảo vệ, quản lý xã hội và đánh giá các thủ tục, tôn trọng
mệnh lệnh, và làm cho các hệ thống hoàn toàn phù hợp
với mọi công việc, từ công việc nuôi dạy trẻ cho đến quản lý
các ban ngành lớn. Những người thuộc nhóm màu vàng quan
tâm đến chi tiết và được biết đến là những người luôn khích lệ
và động viên những người khác để đạt được một mục tiêu cụ
thể. Họ thường đạt được hiệu quả cao nhất trong việc lập danh


sách, hoạch định kế hoạch và giải quyết tốt những công việc
còn tồn trong quá khứ.

Lý thuyết, cạnh tranh, rất ham học hỏi kiến thức và
nâng cao năng lực, Những người thuộc nhóm màu xanh da
trời là vô địch trong những vấn đề phức tạp, mang tính lý
thuyết và thiết kế những hệ thống mới. Vốn là người hay
hoài nghi, nên phản ứng trước tiên của họ là chỉ trích và đưa ra
chuẩn mực của họ đối với những gì mà họ so sánh với mọi

người và mọi công việc. Họ là những người rất chính xác trong
tư tưởng, ngôn ngữ và định hướng tương lai, chỉ tin vào tính
logic, không tin vào những quy tắc hoặc tục lệ của quá khứ.
Những người thuộc nhóm màu xanh da trời có tầm nhìn xa
trông rộng và làm việc tốt nhất ở những vị trí đòi hỏi sự suy
nghĩ mang tính chiến lược. Sau đó, chỉ họ sẽ tiếp tục giữ vị trí
đó chỉ với một chút thích thú.

Định hướng hành động, tự phát và tập trung vào
“hiện tại”, Những người thuộc nhóm màu đỏ thích được tự do
theo đuổi những cơn bốc đồng và họ tin vào sự đánh giá của
người khác. Bình tĩnh và can đảm, họ hoàn thành công việc
và xử lý khủng hoảng tốt nhất. Những công việc có tính
chất thoải mái, hoạt động, đa dạng và luôn có những bất ngờ sẽ
đem lại sự hứng khởi và cảm giác thích thú cho họ. Công việc


phải mang tính chất vui vẻ và đặt trong môi trường tập thể.
Những người thuộc nhóm màu đỏ tuân thủ lịch biểu và thứ tự
cấp bậc. Việc lập kế hoạch dài hạn không phải là vấn đề ưu
tiên vì mỗi ngày họ đều có một chương trình riêng.

Biết thông cảm, thương người và có tính sáng tạo,
Những người thuộc nhóm màu xanh lá cây cần một môi trường
có sự hỗ trợ, quân bình và môi trường đó phải có khả năng tác
động đến cuộc sống của những người khác. Được trời phú cho
khả năng dễ nắm bắt cảm xúc của con người, Những người
thuộc nhóm màu xanh lá cây có khả năng gây ảnh hưởng lạ
thường và khả năng thu hút nhất trong số những người
thuộc nhóm màu khác. Họ cũng xuất sắc trong giao tiếp

bằng lời nói và văn viết, có khả năng lập luận tốt. Những
người thuộc nhóm màu xanh lá cây là những người phát ngôn
nhiệt tình cho các tổ chức hoặc nơi làm việc, khả năng sáng
tạo có sức lôi cuốn lạ thường có thể thu hút người khác tham
gia vào công việc của họ.
Giới thiệu: Phần III
Khi bạn đã xác định được loại tính cách cơ bản của
mình, hãy quay lại phần đánh giá và điền vào mục mà lúc đầu
bạn bỏ qua (mục II hoặc III). Phần này sẽ cung cấp cho bạn
loại tính cách thứ cấp, chia sẻ khoảng 40 đến 50% các đặc
điểm của tính cách thứ yếu của bạn. Loại tính cách thứ yếu
này sẽ làm tăng thêm phần tinh tế cho tính cách cơ bản của
bạn.


Nếu màu cơ bản của bạn là màu vàng hoặc đỏ, thì màu
thứ cấp của bạn sẽ là xanh da trời hoặc xanh lá cây.
Nếu màu cơ bản của bạn là màu xanh da trời hoặc xanh lá
cây, thì màu thứ cấp của bạn sẽ là vàng hoặc đỏ.
Loại tính cách thứ cấp của bạn là ______________
GIỚI THIỆU: Phần IV
Từ mỗi cặp câu dưới đây, hãy chọn một câu từ cột bên
phải hoặc bên trái. Bạn nên tick vào cả bảy câu kiểm tra trong
mục này.


Mô tả chi tiết về người hướng nội và người hướng


ngoại

Vì điểm mạnh của người hướng ngoại/ người hướng nội
thường được hiểu không đúng, do vậy cần phải giải thích rõ
hơn. Trước tiên, điểm mạnh dường như dựa trên cơ sở sinh
học và chẳng có gì để giải thích với những người được yêu
mến hoặc giỏi giang trong xã hội.
Những người hướng ngoại (mà Jung và cộng đồng MyerBriggs gọi là “extraverts” ) nạp năng lượng bằng cách giao tiếp
với những người khác và làm việc nhóm. Nếu họ phải dành quá
nhiều thời gian ở một mình hoặc làm những công việc đòi hỏi
sự yên tĩnh thì họ sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, nhàm
chán và mất tinh thần. Những người hướng nội nạp năng lượng
bằng những khoảng lặng trong tâm trí –dành thời gian một mình
để nghỉ ngơi, hồi phục. Ngay cả khi họ thích làm cùng với
người khác thì việc giao tiếp quá nhiều có thể rút hết sinh lực
của họ.
Số lượng người hướng nội và người hướng ngoại được chia
khá đều trong tổng số dân và nhiều người cũng che giấu tính
cách tự nhiên của họ. Người hướng nội có nhu cầu hoà nhập
với xã hội, vì yêu cầu công việc họ có thể biểu hiện là người
hướng ngoại với những người không biết rõ về họ. Tất cả
chúng ta đều sử dụng cả hai loại tính cách này, nhưng không
cùng trong một thời điểm. Tương tự, tính cách cốt lõi của bạn
cho thấy, bạn có thể ở giữa hai loại tính cách này hoặc chỉ thiên
về một tính cách. Các mối quan hệ giữa hai tính cách thường
khá căng thẳng, trừ khi tầm quan trọng của chúng được hiểu
và đánh giá đúng.


Bước tiếp theo
Nếu sự khái quát của bạn có vẻ đúng, hãy đọc về màu cơ
bản của bạn trước: Những người thuộc nhóm màu xanh lá cây

ở Chương 4, Những người thuộc nhóm màu đỏ ở Chương 9,
Những người thuộc nhóm màu xanh da trời ở Chương 14, và
Những người thuộc nhóm màu vàng ở Chương 20. Sau đó đọc
chương viết về một trong bốn màu cơ bản của bạn.
Nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn, hãy đọc về màu thứ
cấp của bạn. Đối với những người thuộc nhóm màu xanh da
trời đầy hoài nghi, thì việc đọc Chương 3 − Sơ lược lịch sử về
phân loại tính cách − nên là điểm dừng đầu tiên của bạn, vì
vậy, bạn sẽ không cảm thấy bạn đang lãng phí thời gian vào
những phương pháp chưa được chứng minh. Những người
thuộc nhóm màu xanh lá cây có thể muốn bỏ qua chương dành
riêng cho họ và đọc luôn Chương 3 − Chuyến thăm Công ty
Prism − để biết tất cả các màu khác. Không sao cả. Những
người thuộc nhóm màu vàng sẽ thích làm theo những khuyến
cáo trên, và đọc mỗi chương một ngày sẽ cho phép bạn chú
tâm và suy ngẫm về tài liệu này. Đối với những người thuộc
nhóm màu đỏ, chúng tôi biết rằng việc tự đánh giá không mang
đến nhiều niềm vui, nhưng chương dành riêng cho bạn sẽ rất
hài hước. Hãy lật đến chương đó ngay và đọc lướt qua; bạn sẽ
thấy nội dung rất thú vị.
Làm gì nếu các đặc điểm đã tick không đúng với tính cách
của bạn: Phần V
Màu tính cách của bạn chỉ đơn giản là tính cách của bạn
KHI KHÔNG BỊ ÁP LỰC bởi gia đình, bạn bè hoặc cuộc


sống, công việc. Nhưng nếu hầu hết các đặc điểm được tick
không đúng với tính cách của bạn, thì có nghĩa bạn có thể
thuộc nhóm khác.
Hãy quay trở lại phần Tự đánh giá và kiểm tra mục bạn đã

tick nhiều nhất. Bạn đã trả lời theo đúng như những gì người
khác nghĩ về bạn chưa? Hay bạn cảm thấy (thay vì thích) bạn
phải là người như vậy? Tất cả những điều đó đã khiến kết quả
trở nên sai lệch. Hãy chọn tính cách ở cột còn lại và làm theo
chỉ dẫn để có một màu mới. Nếu màu đó đúng hơn, hãy đọc
mục III và tiếp tục.
Hoặc hãy hỏi một thành viên trong gia đình hoặc một người
nào đó biết rất rõ về bạn xem họ có đồng ý với cách tự đánh
giá của bạn hay không. Bạn sẽ rất ngạc nhiên đấy, vì một
người bạn 30 năm của một vị luật sư đã sửa lại hầu hết những
câu trả lời cho những câu tự đánh giá của bà! Vị luật sư không
muốn thừa nhận là mình thích một bàn làm việc bừa bãi và
thường hoàn thành công việc vào phút chót. Hãy nhớ rằng,
chúng ta không đánh giá bạn, hoặc thậm chí đề nghị bạn thay
đổi. Và tính cách mà bạn cho là “điểm yếu” lại có thể là một
thế mạnh; chẳng hạn, khả năng quản lý hiệu quả trong tình
trạng lộn xộn.
Con người rất đa diện. Mặc dù mỗi người đều có một loại
tính cách nổi trội, nhưng con người có thể còn có thêm một vài
sắc thái tính cách khác. Một người có thể thuộc nhóm màu
vàng đậm với màu xanh thứ cấp. Người khác có thể thuộc
nhóm màu vàng nhạt, và do vậy, rất dễ nhận ra. Tương tự, khi
bạn nhiều tuổi hơn, bạn sẽ phát triển những phần tính cách


không nổi trội và do đó, không còn thiên về người thuộc nhóm
màu vàng như những năm còn trẻ.
Nếu hiện tại bạn đang suy xét lại về cuộc sống tồi tệ của
mình, hoặc đôi khi cảm thấy không thỏa mãn với với cuộc
sống, thì những tính cách cơ bản có thể chỉ phản ánh những kỹ

năng tồn tại chứ không phải là sở thích thực sự của bạn. Hãy
cố gắng trả lời đúng với thực tế, như bạn đã sống trong thế giới
mình lựa chọn. Nếu màu thể hiện tính cách của bạn có vẻ như
vẫn không đúng, thì hãy đợi cho đến khi mọi việc đã ổn và hãy
tự xem xét lại chính mình.


Chương 3. Chuyến thăm
công ty PRISM
Tổng quan về bốn nhóm màu
BẠN SẼ HIỂU TOÀN BỘ cuốn sách này nếu bạn biết
cách nhận biết con người theo các loại màu khác nhau.
Chuyến thăm Công ty Prism (trong tưởng tượng) cung cấp một
câu chuyện nhằm giúp bạn mã hóa màu sắc cho sếp, đồng
nghiệp, những người bạn gặp gỡ hàng ngày, bạn đời, bạn bè và
gia đình bạn.
Phòng màu vàng
Tại cửa phòng màu vàng, tín hiệu của bộ cảm biến chuyển
động bằng tia hồng ngoại loé sáng khi bạn đến gần, yêu cầu
bạn trình thẻ ra vào. Một chiếc máy quét thẻ sẽ đọc toàn bộ dữ
liệu của bạn − tên, lý do đến công ty, thời gian vào − rồi mở
cửa.
Bên trong là khu vực lễ tân với một quầy bar bằng gỗ sang
trọng, một vài bức tranh sơn dầu cổ điển, và tấm thảm trải sàn
sạch sẽ. Một bức tượng đá im lìm. Đằng sau một chiếc bàn lớn
là một cô lễ tân mặc bộ đồ công sở phẳng cứng. Họ tên và
chức danh của cô được khắc trên tấm biển nhỏ trang trọng đặt
trên bàn, bên cạnh là một chiếc lọ nhỏ cắm đủ các loại hoa
đang tỏa mùi thơm mát dịu. Cô gật đầu chào và mời bạn đi
qua hành lang của phòng để tiếp tục tham quan. Bạn đã mất



gần một phút để bắt đầu chuyến tham quan này.
Bên phải bạn là một bảng tin với khẩu hiệu “Nhiệm vụ và
trách nhiệm đem đến tiền bạc và sự an toàn” nổi bật ngay phía
trên. Mặc dù xung quanh bạn đầy âm thanh của công việc,
nhưng mọi thứ dường như vẫn tĩnh lặng và được kiểm soát
chặt chẽ. Toàn bộ nhân viên đều mặc vét nghiêm chỉnh, và
phần lớn họ đều ngồi tại bàn làm việc cùng một đống giấy tờ.
Màn hình máy tính lung linh với những bảng tính và phần mềm
kế toán.
Phía dưới hành lang, mỗi nhân viên đều có một phòng làm
việc, tất cả các phòng đều được trang trí phối hợp màu sắc
trang nhã, có cách âm. Dường như không có ai vắng mặt cả,
vậy mà chẳng có mặt bàn nào bừa bãi. Ngoài một khung ảnh
gia đình, không có thứ gì khác ngoài những thứ dùng cho công
việc hiện tại đang hiện hữu ở mọi nơi. Những chiếc tủ tài liệu
chiếm số lượng đáng kể, trên đó các tài liệu được sắp xếp
ngăn nắp với rất nhiều chỗ dự phòng. Bạn để ý thấy rằng đồng
hồ của tất cả mọi người đều điểm chính xác một giờ.
Mọi người chào bạn trang nghiêm, lịch sự, nhưng vẫn tập
trung vào công việc. Bạn thấy những công việc như phân tích
công việc kinh doanh, kế toán, ngân quỹ, dịch vụ khách hàng,
lập kế hoạch sản xuất và lập kế hoạch dự án sản xuất.
Giữa phòng họp có một chiếc bàn lớn hình ô van màu gụ
sáng loáng tuyệt đẹp. Lịch các cuộc họp trong tuần được ghi
rõ trên chiếc bảng treo tường ngay cạnh cửa ra vào. Ai đó có
khiếu thẩm mỹ tốt theo kiểu truyền thống đã thiết kế phòng
này. Những chiếc bút được đặt trên giá để bút ở giữa bàn.



×