Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
Danh sách bảng và biểu đồ....................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................5
Phần 1 - Tổng quát về công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn......................7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Gốm xây dựng Thanh
Sơn.....................................................................................................................7
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần
Gốm xây dựng thanh Sơn .................................................................................7
1.2.1. Chức năng................................................................................................7
1.2.2. Nhiệm vụ.................................................................................................7
1.2.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn
...........................................................................................................................7
1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn........8
1.3.1 Công nghệ khai thác, chế biến đất sét......................................................8
1.3.2 Công nghệ sản xuất gạch tuynel.............................................................11
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty CP Gốm xây dựng Thanh Sơn.......11
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP gốm xây dựng Thanh
Sơn ..................................................................................................................14
1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công ty Cổ phần Gốm xây
dựng Thanh Sơn..............................................................................................17
1.6.1. Chế độ công tác của doanh nghiệp........................................................21
1.6.2. Tổ chức ca làm việc...............................................................................22
1.7. Tình hình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch..................................22
1.7.1. Trình tự lập kế hoạch.............................................................................22
1.7.2. Tình hình thực hiện kế hoạch................................................................23
1.8. Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp......................................23
Phần 2 – Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty cổ phần gốm xây dựng
Thanh Sơn............................................................................................................24
2.1 Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp................................................24
2.1.1 Tiền mặt..................................................................................................25
2.1.2 Hàng tồn kho..........................................................................................25
2.1.3 Các khoản phải thu.................................................................................26
2.1.4 Nợ phải trả..............................................................................................27
Nguyễn Văn Hiếu
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
2.2 Quản lý cố định trong doanh nghiệp.........................................................28
2.3 Cơ cấu và sự biến động vốn của doanh nghiệp.........................................29
2.3.1 Biến động vốn........................................................................................29
2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2012 – 2014.........................31
2.4 Hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp......................................................32
Phần 3 – Đánh giá chung và đề suất chuyên đề..................................................34
3.1 Đánh giá chung..........................................................................................34
3.2 Đề xuất chuyên đề.....................................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................36
[1] Khoa Quản lý kinh doanh – ĐH CN Hà Nội – Đề cương thực tập và các quy
định về thực tập cơ sở ngành Kinh tế - 2013.......................................................36
[2] Thân Thanh Sơn – ĐH CN Hà Nội – Thống kê doanh nghiệp – 2013..........36
[3] Khoa Quản lý Kinh doanh – ĐH CN Hà Nội – Đề cương bài giảng tài chính
doanh nghiệp 2 – 2014........................................................................................36
[4] Khoa Quản lý Kinh doanh – ĐH CN Hà Nội – Đề cương bài giảng tài chính
doanh nghiệp 1 – 2013........................................................................................36
[5] Khoa Quản lý Kinh doanh – ĐH CN Hà Nội – Đề cương bài giảng phân tích
tài chính doanh nghiệp – 2014............................................................................36
[6] PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều – ĐH Mở TP Hồ Chí Minh và Chương trình
giảng dạy Kinh tế Fulbright – Tài chính doanh nghiệp căn bản.........................36
[7] Báo cáo tài chính, thống kê của Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn
năm 2012; 2013; 2014.........................................................................................36
Nguyễn Văn Hiếu
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Danh sách bảng và biểu đồ
Tên Bảng và Biểu đồ
Bảng 1.1
Các thông số hệ thông khai thác
Bảng 1.2
Số lượng máy móc thiết bị
Bảng 1.3
Bảng chia ca
Bảng 1.4
Bảng cơ cấu số lượng lao động và trình độ công nhân viên
Bảng 2.1
Tình hình vốn lưu động giai đoạn 2012 – 2014.
Bảng 2.2
Biến động cơ cấu nợ phải trả giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.3
Tình hình biến động tài sản cố định giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.4
Bảng thể hiện sự biến động của nguồn vốn giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.5
Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2015.
Bảng 2.6
Bảng thể hiện các chỉ số đòn bẩy giai đoạn 2012 – 2014.
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ công nghệ với phương pháp tạo hình
Sơ đồ 1.2
Mô hình bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ 1.3
Mô hình tổ chức sản xuất phân xưởng
Biểu đồ 2.1 biểu đồ thể hiện sự biến động của tiền
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện sự biến động của hàng tồn kho
Biểu đồ 2.3 biểu đồ thể hiện các khoản phải thu giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện sự biến động của nợ
Biểu đồ 2.5 Biến động cơ cấu tài sản cố định
Biểu đồ 2.6 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2014
Nguyễn Văn Hiếu
Báo Cáo Thực Tập
Trang
8
11
18
19
20
23
24
26
27
28
9
12
16
21
21
22
23
25
27
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Nguyễn Văn Hiếu
Báo Cáo Thực Tập
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với chính sách đổi mới nền kinh tế theo cơ chế
thị trường, cũng như xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt
là sau khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế của nước ta
đang phát triển một cách nhanh chóng. Điều này cũng có nghĩa là đặt Việt Nam trước
thách thức phải mở cửa nền kinh tế theo như hiệp định đã thỏa thuận. Cùng với đó,
hòa với dòng chảy hội nhập của cả nước, là sự ra đời của hàng loạt công ty, doanh
nghiệp kinh doanh trong mọi ngành nghề. Lẽ tất nhiên là các công ty phải chịu áp lực
cạnh tranh rất gay gắt từ mọi phía. Vì vậy, một câu hỏi đặt ra mà không một doanh
nghiệp nào khi bước chân ra thị trường mà không suy nghĩ đến, đó là làm thế nào để
đứng vững và phát triển.Và thông qua hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh các
công ty sẽ trả lời được câu hỏi này.
Thật vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt
được ví là “Thương trường như chiến trường” các công ty, doanh nghiệp phải tập
trung, chú trọng vào quản lý mọi vấn đề từ vốn, lao động, bán hàng,….Tất cả đều
hướng tới một mục tiêu là lợi nhuận. Và nó trở thành yếu tố quan trọng quyết định
rằng công ty sẽ phát triển hay sẽ phá sản. Vì vậy, các công ty phải sử dụng hiệu quả
các nguồn lực của bản thân doanh nghiệp cũng như công ty cần nắm bắt đầy đủ, kịp
thời mọi thông tin về tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ
mục tiêu lợi nhuận. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả luôn là vấn
đề được doanh nghiệp quan tâm và trở thành điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp tồn
tại và phát triển. Để có thể đánh giá và phân tích một cách hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, em đã chọn công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn để
thực hiện bài báo cáo thực tập này.
Mục tiêu của bài báo cáo này là đánh giá chung về vốn lưu động, vốn cố định
cùng với hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp. Từ đó rút ra ưu nhược điểm và đề xuất
chuyên đề.
Ngoài các danh mục và phụ lục, bài báo cáo được phân chia làm ba phần chính,
có bố cục như sau:
Phần 1: Tổng quát về công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn.
Phần 2: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty.
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất chuyên đề tốt nghiệp.
Nguyễn Văn Hiếu
5
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành báo cáo thực tập em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ ủng hộ và hướng dẫn nhiệt tình từ cô Bùi Thị Loan và các anh chị
trong Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn. Thông qua báo cáo thực tập lần này
cho phép em được gửi lời cảm ơn tới cô và quý công ty.
Tuy nhiên do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế và hạn chế về
nhận thức nên không thể tránh khỏi được những thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá, thu
thập thông tin về Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn nên em rất mong được
sự bỏ qua của công ty và rất mong được sự góp ý giúp đỡ của quý thầy cô để em hoàn
thành tốt bài báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu
Nguyễn Văn Hiếu
6
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Phần 1 - Tổng quát về công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Gốm xây dựng Thanh
Sơn
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG THANH SƠN
Trụ sở: Tổ 3 - Khu 10 - Phường Thanh Sơn - TP Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 0333.854711
Fax: 0333.854270
Email:
Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn là Công ty con của Công ty Cổ
phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh. Công ty Cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn
được Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép kinh doanh số
22.03.000147 cấp lần đầu ngày 26/8/2003 và được thay đổi lần thứ 4 theo giấy phép
kinh doanh số 5700467952 ngày 10/05/2011, hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Hiện nay Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn hoạt động theo mô hình
Công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật của nước Việt Nam,
hạch toán độc lập có con dấu riêng, có tài khoản mở tại các ngân hàng trong nước và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần Gốm
xây dựng thanh Sơn
1.2.1. Chức năng
Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn có chức năng khai thác đất sét, sản
xuất và kinh doanh gạch tuynel, chế biến than, kinh doanh xây lắp hạ tầng, điện nước
giao thông thủy lợi…
1.2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn là khai thác đất
sét và sản xuất kinh doanh gạch tuynel dưới sự chỉ đạo của Công ty cổ phần Xi măng
và xây dựng Quảng Ninh. Ngoài ra Công ty phải tuân thủ các chính sách chế độ pháp
luật của nhà nước.
Quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và thu
nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho cổ đông, đóng góp cho Ngân sách
nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Bảo vệ và cải tạo môi trường làm việc, nơi khai thác của Công ty, đảm bảo môi
trường sinh thái và các điều kiện làm việc an toàn cho người lao động theo quy định
của Nhà nước.
1.2.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn
Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn được thành lập với chức năng
nhiệm vụ chính là khai thác đất sét và sản xuất gạch Tuynel. Theo giấy phép kinh
doanh số 5700467952 thay đổi lần thứ 4 ngày 10/05/2011, ngành nghề kinh doanh của
Công ty bao gồm:
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
Nguyễn Văn Hiếu
7
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê.
- Sản xuất sản phẩm chịu lửa.
- Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác.
- Bán buôn nhiên liệu rắn lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
- Khai thác và thu gom than non.
- Khai thác và thu gom than bùn.
- Xây dựng nhà các loại
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.
- Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác.
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.
- Khai thác và thu gom than cứng.
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ.
- Vận tải hàng hoá ven biển và viễn dương.
- Chuẩn bị mặt bằng.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thuỷ.
- Xây dựng công trình công ích.
- Hoàn thiện công trình xây dựng.
- Vận tải hàng hoá đường thuỷ nội địa.
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
- Bốc xếp hàng hoá.
1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn
1.3.1 Công nghệ khai thác, chế biến đất sét
Hiện nay Công ty Cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn sở hữu mỏ sét Khe Giang
– Bãi Dài ngành nghề chính là khai thác sét sản xuất gạch Tuy NeL. Công ty áp dụng
công nghệ khai thác lộ thiên với các thông số và sơ đồ công nghệ chủ yếu áp dụng
phương án khai thác theo lớp xiên tầng nhỏ: Sử dụng ở chân tầng dùng lao động thủ
công cậy bẩy xuống khu vực quy định. Đất sét sử dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược
Nguyễn Văn Hiếu
8
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
xúc lên xe vận tải chở về nơi gia công chế biến. Khu vực khai thác được chia thành 3
khu vực gồm khu vực đang thăm dò tỷ lệ sét, khu vực đang bốc xúc, khu vực hoàn
nguyên.
Các thông số hệ thống khai thác
Bảng 1.1
TT
Các thông số
Ký ĐVT
Chỉ tiêu
hiệu
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
(Lớp xiên
(Lớp bằng)
tầng)
1
Chiều cao tầng khai thác
Ht
M
3
10
2
Chiều cao phân tầng khai thác
Hpt
M
3
Góc nghiêng sườn tầng
α
độ
75
70
4
Góc dốc bờ công tác
ϕ
độ
55
53
5
Bề rộng mặt tầng công tác
βmin
M
3,5
4,2
6
Chiều rộng dải khấu
A
M
1,5
9,8
7
Chiều dài tuyến công tác
L
M
150
200
5
Đất sét sau khi đảo trộn đều sẽ tiếp tục phong hoá sau đó mới được đưa vào sản
xuất. Sơ đồ công nghệ khai thác chế biến sét được thể hiện qua sơ đồ 1.1
Nguyễn Văn Hiếu
9
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Kho đất sét
Kho than
Máy nghiền than
Máy cấp liệu thùng
Nguồn nước
Băng tải N01
Trạm bơm
Kho chứa than
Máy cán thô CMK 517
Thiết bị cấp than
Tháp cao vị
Băng tải N02
H 20
Băng tải pha than
Máy cán mịn CMK 516
Nhà lọc 2 trục Krock 38
Băng tải N03
Nhào đùn CMK 502
Máy cắt tự động
Băng tải gạch mộc
Phơi tự nhiên - nhà phơi
Lò sấy tuynel
Lò nung tuynel
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ công nghệ
với phương pháp tạo hình dẻo
Ra lò, phân loại
Kho thành phẩm
Nguyễn Văn Hiếu
10
Báo Cáo Thực Tập
Băng tải P.Liệu
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
1.3.2 Công nghệ sản xuất gạch tuynel
Công ty Cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn có nhiệm vụ chính là sản xuất và
kinh doanh gạch tuynel.
Công nghệ sản xuất gạch tuynel được thực hiện trên cơ sở :Tạo hình theo
phương pháp dẻo. Các loại gạch xây tạo hình bằng máy nhào đùn.
- Sấy tự nhiên trong nhà cáng kính, sử dụng hiệu ứng nhà kính.
- Sấy và nung bằng lò tuynel.
Nguyên liệu đất sét từ kho chứa sau khi ngâm ủ, phong hoá được máy ủi đưa
vào máy cấp liệu thùng, qua hệ thống máy cán thô (có khe hở giữa hai quả cán là 35mm), cấu trúc ban đầu của đất bị phá vỡ nhờ chuyển động xé, ép, miết của hai quả
cán rồi rơi xuống băng tải đưa đến máy cán mịn (có khe hở giữa hai quả cán là
<3mm), đất hầu như bị phá vỡ hầu như hoàn toàn cấu trúc ban đầu sau đó rơi xuống
máy nhào hai trục có lưới lọc
Than cám nghiền mịn (cỡ hạt <1mm) từ phễu định lượng cấp qua băng tải vào
máy cán mịn sau đó xuống máy nhào, trộn với đất ( lượng than pha 70-85%), bổ sung
thêm nước để đạt độ ẩm tạo hình. Tại đây đất sét được nhào trộn một lần nữa, cấp
thêm nước nếu độ ẩm chưa đạt yêu cầu, qua buồng chân không để loại bỏ các bọt khí
còn lại làm tăng độ sít đặc sau đó đùn ra ngoài qua khuôn tạo hình và qua máy cắt để
cắt thành sản phẩm theo kích thước đã định.
Bán thành phẩm (gạch mộc) được chuyển đi hong phơi tự nhiên trong nhà
phơi, quá trình này kéo dài 10-15 ngày tùy loại sản phẩm và điều kiện thời tiết. Độ ẩm
của gạch sẽ giảm từ độ ẩm tạo hình 19-21% xuống khoảng 14-16%. Gạch ẩm đạt đến
độ ẩm yêu cầu được thu gom vận chuyển và xếp lên goòng sấy, chuyển vào hầm sấy.
Nhiệt cung cấp cho quá trình sấy mộc lấy từ hệ thống thu hồi khí thải của lò nung và
được bổ sung thêm từ buồng đốt phụ. Sau khi qua hầm sấy được vận chuyển qua lò
nung để thực hiện quá trình nung. Sản phẩm sau khi ra lò được phân loại và tập kết
vào kho thành phẩm.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty CP Gốm xây dựng Thanh Sơn
Điều kiện trang bị kỹ thuật
Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn thành lập với số vốn góp 51% của
Công ty Xi măng và xây dựng Quảng Ninh. Sau một thời gian đầu tư, hoạt động đến
nay số thiết bị chủ yếu của công ty được thống kê tại bảng 2 sau:
Sửa chữa
Nguyễn Văn Hiếu
11
Báo Cáo Thực Tập
ĐỘI SAN GẠT
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Nguyễn Văn Hiếu
12
Báo Cáo Thực Tập
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
S
TÊN THIẾT BỊ
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
ĐVT
TT
SỐ LƯỢNG
TỔNG
SỐ
DỰ
SỬA
PHÒNG CHỮA
1998
0
0
1
Máy đùn hút chân không
Chiếc
2
Máy nghiền cán thô
Chiếc
01
1998
0
0
3
Máy nghiền cán mịn
Chiếc
01
1998
0
0
4
Máy nhào trộn 2 trục
Chiếc
01
1998
0
0
5
Máy nghiền than
Chiếc
01
2009
0
0
6
Xích cấp liệu thùng
Chiếc
01
2009
0
0
7
Máy phát điện 400KVA
Chiếc
01
2009
0
0
8
Băng tải ba via
Chiếc
01
2004
0
0
9
Máy tiện
Chiếc
01
1998
0
0
10
Bộ vỏ quả cán
Chiếc
01
2011
0
0
11
Sàng rung
Chiếc
01
2010
0
0
12
Máy tiện cán
Chiếc
01
2010
0
0
13
Máy nghiền than hệ búa
Chiếc
01
2010
0
0
14
Máy xúc đào Komatsu
Chiếc
PC210-5(SK: K21277)
01
1998
0
0
15
Xe gạt Komatsu D30P -15
Chiếc
01
1998
0
0
16
Xe gạt Komatsu D50
Chiếc
01
1998
0
0
17
Xe đầu kéo YAMAHA
Chiếc
01
2000
0
0
18
Máy xúc
PC200
Komatsu Chiếc
01
2000
0
0
19
Máy gạt komatsu D30-Q
Chiếc
01
2001
0
0
20
Xe nâng hàng komatsu
Chiếc
01
2000
0
0
21
Xe nâng hiệu Komatsu
MD:FD15LC-20
Chiếc
S/N:M222-654911
01
2001
0
0
22
Xe nâng hiệu Nissan
MD:FGJ 02 M30 S/N: FGJ Chiếc
02-001008
01
2004
0
0
23
Xe nâng hiệu
S/N:8FD18-12214
01
2005
0
0
Nguyễn Văn Hiếu
đào
13
Toyota Chiếc
Báo Cáo Thực Tập
01
SẢN
XUẤT
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Bảng 1.2 Số lượng máy móc thiết bị
Với trang thiết bị hiện có của doanh nghiệp chỉ phù hợp trong giai đoạn hiện
nay do mức đầu tư nhỏ. Sau này hệ thống lò nung cần phải thay đổi để cho phù hợp
với hệ máy CMK 502. Khâu vận chuyển cần thay bằng loại ô tô tự đổ có trọng tải từ
10 – 15 tấn và thay dây chuyền nghiền than hiện nay bằng dây chuyền nghiền than
hiện đại mục đích chống ô nhiễm môi trường, năng suất cao có kích thước miệng hàm
lớn để phù hợp với hệ thống máy tạo hình, năng suất cao đảm bảo chất lượng, đủ để
cạnh tranh với các Nhà máy khác có cùng loại sản phẩm kinh doanh.
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP gốm xây dựng Thanh Sơn
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn tổ chức
bộ máy quản lý theo cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng. Hội đồng quản trị có
quyền và trách nhiệm cao nhất. Là một công ty cổ phần nên công ty hoạt động theo
luật doanh nghiệp, tuân thủ mọi quy định của nhà nước về loại hình công ty cổ phần,
ngoài ra công ty có 51% vốn nhà nước do Công ty CP XM và XD Quảng Ninh quản lý
nên chủ tịch Hội đồng quản trị do Công ty Xi măng nắm giữ.
ĐH đồng cổ đông
Hội đồng Quản trị
Ban Kiểm soát
Giám đốc Điều hành
P. Giám đốc
P.
đốc
Kinh doanh
doanh
Kinh
P. Giám đốc
Sản xuất
Phòng
Phòng
KTKỹ TC
thuật
Quản đốc
P. Xưởng
Phòng TC
KH - TT
Các tổ
Sản xuất
Sơ đồ 1.2: Mô hình bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp
Từ hình 1.2 cho thấy mô hình tổ chức Công ty hoạt động theo kiểu trực tuyến
chức năng. Với cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp đỡ của các lãnh
Nguyễn Văn Hiếu
14
Báo Cáo Thực Tập
ĐỘI SAN GẠT
Sửa chữa
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
đạo chức năng để chuẩn bị, quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết
định trong phạm vi doanh nghiệp. Người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động và được quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách. Song nó lại có
sự phức tạp trong mối quan hệ cồng kềnh, nhiều chuyên gia tư vấn dẫn đến nhiều ý
kiến khác nhau, có khi là trái ngược do đó đòi hỏi người điều hành chính phải sáng
suốt khi quyết định mọi vấn đề.
Hội đồng quản trị công ty
Do đại hội đồng cổ đông cử ra (không nằm trong quân số của Công ty), gồm 4
thành viên trong đó chủ tịch hội đồng quản trị là Tổng Giám đốc công ty Cổ phần xi
măng và xây dựng Quảng Ninh đã thực hiện vai trò chỉ đạo, giám sát chặt chẽ các
quyết định mang tính trọng yếu đối với chiến lược và hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại cổ đông.
Ban Giám đốc:
Giám đốc:
Là người được Hội đồng quản trị cử ra để thay mặt điều hành Công ty và chịu
trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc
công ty có nhiệm vụ quyền hạn sau:
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công
ty
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, Quy chế quản lý nội bộ công ty
- Sau khi Hội đồng quản trị đồng ý giám đốc có quyền:
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ
chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm
+ Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty
kể cả cán bộ quản lý thuộc quyền bổ nhiệm của Giám đốc
Chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự toàn công ty, quản lý xây dựng cơ bản,
thực hiện chế độ chính sách tiền lương và công tác đời sống cho cán bộ công nhân
viên Công ty
Để giúp giám đốc trong việc hoạch định, chỉ đạo trong sản xuất kinh doanh còn
có Phó giám đốc phụ trách sản xuất và Phó giám đốc kinh doanh
Phó Giám đốc sản xuất:
Là người giúp việc cho Giám đốc, thay Giám đốc công ty giải quyết công việc
khi được Giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc, Hội đồng
quản trị và các cơ quan pháp luật trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn về phần
việc được phân công. Phụ trách công tác an toàn. Chịu trách nhiệm phối hợp điều hòa
kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị hướng dẫn, kiểm tra trong các mặt thiết kế,
kỹ thuật, quy trình công nghệ, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ hợp lý hoá sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm theo kế hoạch sản xuất đã phê duyệt.
Phó Giám đốc kinh doanh:
Phó giám đốc kinh doanh là người giúp việc cho Giám đốc, thay giám đốc giải
quyết các công việc liên quan đến hoạt động mua bán khi được Giám đốc uỷ quyền và
chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc, Hội đồng Quản trị và các cơ quan pháp luật
trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn về phần việc được phân công.
Nguyễn Văn Hiếu
15
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Phụ trách công tác an toàn. Quan tâm đến đời sống người lao động
Ban kiểm soát
Do Đại hội đồng Cổ đông cử (không nằm trong quân số của công ty), có nhiệm
vụ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty.
Phòng Kế toán – Tài chính
Giúp việc về mặt kế toán tài chính có một kế toán trưởng đứng đầu bộ phận kế
toán tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng
Pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước.
Tham mưu giúp Giám đốc trong việc tổ chức công tác thống kê, hạch toán kế
toán, quản lý tài chính của Công ty theo phân cấp của Công ty và quy định của pháp
luật. Tổ chức quản lý, chỉ đạo, thực hiện các kế hoạch trong từng kỳ. Tổng hợp lập
biên bản nghiệm thu sản phẩm hàng ngày, hàng tháng của các đơn vị sản xuất.
Tham mưu giúp Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch, quản lý chi phí sản
xuất, xây dựng, quản lý các hợp đồng kinh tế phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của
Công ty theo quy định của pháp luật.
Phòng Kỹ thuật
Giúp việc về mặt kỹ thuật có phòng kỹ thuật tổng hợp gồm 3 cán bộ quản lý, có
chức năng quản lý kỹ thuật, hồ sơ thiết bị và công tác khai thác toàn công ty.
Tham mưu giúp Giám đốc trong việc tổ chức, quản lý, chỉ đạo hướng dẫn và
kiểm tra công tác kỹ thuật công nghệ sản xuất gạch tuyNel, công tác cơ điện, công tác
trắc địa địa chất, công tác trung tu đại tu, bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ
của máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Công tác An toàn bảo hộ lao động,
công tác phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Thực hiện kiểm tra, giám sát
chất lượng sản phẩm của từng công đoạn sản xuất trong dây chuyền, kiểm tra giám sát
các công trình xây dựng cơ bản.
Phòng Tổ chức – Kế hoạch – Tiêu thụ
Tham mưu giúp Giám đốc, quản lý, chỉ đạo, thực hiện công tác Tổ chức và cán
bộ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, sử dụng lao động hợp lý, định mức hao phí lao
động, tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động trong Công
ty theo quy định của Pháp luật, nghiệm thu sản phẩm, thanh toán lương cho cán bộ
công nhân viên trong Công ty.
Tham mưu giúp Giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các
phương án, kế hoạch, nội quy, quy định có liên quan đến sản xuất kinh doanh, công tác
y tế, công tác bảo vệ, công tác thanh tra, công tác quốc phòng và quân sự địa phương
trong khu vực công ty theo quy định của pháp luật.
Tham mưu giúp Giám đốc trong việc tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, Tổ
chức quản lý, chỉ đạo, thực hiện trong từng kỳ kế hoạch. công tác kế hoạch, quản lý
chi phí sản xuất, xây dựng cơ bản, quản lý các hợp đồng kinh tế phục vụ yêu cầu sản
xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật. Triển khai thực hiện công tác
tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới bán hàng, thâm nhập thị trường, phát triển
thương hiệu của công ty.
Tham mưu giúp Giám đốc trong công tác tổ chức quản lý, cung ứng bảo quản
cấp phát vật tư, phụ tùng, thiết bị, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh, đảm bảo duy trì sản xuất mang tính thường xuyên được nhịp nhàng. Công ty
hạch toán độc lập sản phẩm tự tiêu thụ nên có bộ phận bán hàng kiêm thủ kho. Hàng
hoá sau khi sản xuất ra nhanh chóng được tiêu thụ trên thị trường.
Nguyễn Văn Hiếu
16
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Bộ phận sản xuất
Bộ phận sản xuất chính là bộ phận tạo ra sản phẩm chính của Công ty. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho bộ phận sản xuất chính hoạt động bình thường, thì cần được sự
hợp tác, hỗ trợ của các bộ phận sản xuất phụ và phụ trợ.
+ Chức năng nhiệm vụ:
- Quản đốc: Là người chịu trách nhiệm chính trước Giám đốc Công ty về thực
hiện mệnh lệnh tổ chức và quản lý các khâu sản xuất, lao động, an toàn, kinh tế , kỹ
thuật ... Tổng hợp khối lượng sản phẩm hàng ngày trong các ca sản xuất chi phí vật tư
hạch toán giá thành của đơn vị.
- Do Công ty CP gốm xây dựng Thanh sơn sản xuất với quy mô nhỏ và sản xuất
trên dây truyền công nghệ nên cần ít công nhân sản xuất vì vậy cơ cấu tổ chức bộ phận
sản xuất không thành lập phân xưởng mà chia trực tiếp thành các tổ sản xuất, tùy vào
chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng bộ phận chia thành 12 tổ.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn cho
thấy bộ máy quản lý vẫn còn cồng kềnh chưa được gọn nhẹ. Với cơ cấu tổ chức theo
trực tuyến - chức năng đã phát huy được các ưu điểm. Thực hiện chế độ một Thủ
trưởng, phát huy năng lực cá nhân vào công tác quản lý, giải quyết các vấn đề thuộc
phạm vi chuyên môn, giảm nhẹ gánh nặng cho cán bộ chỉ huy trực tiếp. Các mệnh
lệnh được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác nhất trong việc điều hành sản
xuất và kinh doanh.
Do đặc thù của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất có hiệu quả và có những
quyết định nhanh, chính xác. Trong thời gian gần đây việc cải tiến tổ chức sản xuất nói
chung và cải tiến bộ máy quản lý nói riêng, cũng là mối quan tâm của toàn doanh
nghiệp. Qua các năm Công ty cũng đã luôn cải tiến Bộ máy quản lý cho phù hợp với
nhiệm vụ được giao thông qua các biện pháp như :
- Công ty luôn quan tâm tới đầu tư chiều sâu để đội ngũ cán bộ quản lý không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, nhằm phù hợp hơn và đem
lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra còn ban hành các tiêu chuẩn về lao động, các
định mức lao động tổng hợp và kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu chuẩn phê
duyệt ở các đơn vị sản xuất.
- Xây dựng và ban hành quy chế tuyển dụng, quy chế trả lương, thưởng, nội
quy kỷ luật lao động, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy chế.
- Xây dựng và đào tạo Cán bộ quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ kinh tế cao theo yêu
cầu đổi mới của Công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn. Hàng năm Công ty vẫn
tạo điều kiện cho Cán bộ công nhân viên chức của Công ty được theo học tại các
trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học để nâng cao trình độ văn hoá và trình độ
chuyên môn.
1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công ty Cổ phần Gốm xây dựng
Thanh Sơn
Tổ chức lao động trong doanh nghiệp là hệ thống những biện pháp tạo điều kiện
thuận lợi nhất để sử dụng hợp lý thời gian lao động của công nhân nhằm nâng cao
năng suất lao động.
Nguyễn Văn Hiếu
17
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Nguyễn Văn Hiếu
18
Báo Cáo Thực Tập
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn được thể hiện trong hình 1.3.
Quản đốc
PX
Phó quản
đốc
Tổ
Tạo
hình
1
Tổ
Tạo
hình
2
Tổ
Xe
nâng +
sơ chế
Đốc công
Tổ cơ
khí +
vận
hành
Tổ
Nghiền
than
Tổ
đốt
lò
Tổ
Xếp
goòng
1
Tổ
Xếp
goòng
2
Tổ
phân
loại 1+
PL 2
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức sản xuất phân xưởng
Nguyễn Văn Hiếu
19
Báo Cáo Thực Tập
Tổ
Vệ
sinh
CN
Tổ
Bảo
vệ
Tổ
nhà
ăn
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Nguyễn Văn Hiếu
20
Báo Cáo Thực Tập
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
* Nhiệm vụ tổ chức lao động
- Nhiệm vụ kinh tế: Đảm bảo tiết kiệm vật tư, kỹ thuật, lao động, tiền vốn nhằm
nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất
- Nhiệm vụ tâm sinh lý: Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất để tái
sản suất sức lao động
- Nhiệm vụ xã hội: Đảm bảo thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá khoa học
kỹ thuật cho người lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác và nhiệt tình lao
động
* Nội dung của tổ chức lao động
- Tổ chức quá trình lao động: Tổ chức tổ sản xuất, phân chia công việc, bố trí
công nhân, tổ chức nơi làm việc, tổ chức ca làm việc
- Định mức lao động: Việc định mức lao động ở đây phải có căn cứ khoa học,
chính sách, hợp lý
- Tổ chức tiền lương: Nghiên cứu vận dụng các phương pháp trả lương cho phù
hợp . Củng cố và tăng cường kỷ luật lao động
- Bảo hộ lao động: Tổ chức các biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh công
nghiệp, môi trường xanh sạch đẹp. Đào tạo và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ
thuật cho người lao động Tổ chức thi đua
1.6.1. Chế độ công tác của doanh nghiệp
Chế độ công tác là những quy định thời gian làm việc ở doanh nghiệp. Chế độ
công tác tại các doanh nghiệp nhà nước do nhà nước quy định, chế độ công tác tại các
công ty cổ phần do doanh nghiệp tự lựa chọn phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp,
đem lại hiệu quả cho sản xuất và thực hiện mọi chế độ chính sách của nhà nước quy
định đối với người lao động
Lựa chọn chế độ công tác của Công ty cổ phần gốm Xây dựng Thanh Sơn dựa
vào một số điều kiện sau
- Dựa vào chế độ chính sách của nhà nước quy định trong luật lao động
- Dựa vào dây chuyền công nghệ của Nhà máy.
- Dựa vào năng lực sản xuất, trình độ lao động hiện có của công ty
Từ khi thành lập đến nay công ty áp dụng làm việc với 2 chế độ: Khối trực tiếp
và khối phòng ban gián tiếp
1/ Chế độ công tác của khối phòng ban ( gián tiếp )
- Đối với khối phòng ban quản lý làm việc theo giờ hành chính với chế độ ngày
làm việc 8 giờ, tuần làm việc 6 buổi
- Số ngày làm việc trong năm = 301 ngày
- Số giờ làm việc trong ngày = 8 giờ
2/ Chế độ công tác khối trực tiếp ( Công trường, phân xưởng )
- Đối với khối sản xuất trực tiếp thực hiện chế độ làm việc theo ca gián đoạn:
Làm 2 ca, chỉ làm ca 1 và ca 3 nghỉ ca 2 làm 6 ngày nghỉ 1 ngày
- Số ngày làm việc trong năm = 301 ngày
- Số giờ làm việc trong ca = 8 giờ
- Trước mắt chế độ công tác trên là hợp lý đối với công ty do việc xếp và phân
loại gạch được các công nhân sắp xếp bố trí hợp lý trong 2 ca vẫn đảm bảo được số
Nguyễn Văn Hiếu
21
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
lượng và chất lượng sản phẩm nên nếu bố trí ca 3 sẽ không đủ nguyên liệu cho dây
chuyền chế biến gạch hoạt động.
Ca
SX
Thứ
2 3 4 5 6 7
C
N
2 3 4 5 6 7
C
N
2 3 4 5 6 7
A
B
A
B
A
B
C
N
1
2
Bảng 1.3 Bảng chia ca
Theo sơ đồ trên thì phân xưởng được chia ra các bộ phận. Từng bộ phận nhận
nhiệm vụ tại Phân xưởng và bố trí lao động để hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp
hành đầy đủ chính sách chế độ theo quy định cũng như việc hạch toán kinh tế và các
phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật
1.6.2. Tổ chức ca làm việc
Để đảm bảo sử dụng triệt để máy móc thiết bị, điện sản xuất, đảm bảo quá trình
sản xuất được liên tục và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho công nhân của tổ, nên đơn
vị bố trí lịch đi ca với tuần làm việc gián đoạn ngày 2 ca (làm ca 1 và ca 3 nghỉ ca 2)
công nhân làm việc 6 ngày nghỉ 1 ngày, hình thức đảo ca thuận mỗi tuần đổi ca một
lần. Với cách sắp xếp lịch đi ca như vậy công nhân có được thời gian nghỉ ngơi hợp lý,
người lao động nắm vững được lịch đi ca, chủ động sắp xếp được công việc.
1.7. Tình hình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Công ty Cổ phần Gốm xây dựng Thanh Sơn lập kế hoạch trên cơ sở điều kiện
năng lực thực tế của công ty (tình hình tài chính, máy móc thiết bị, năng suất thiết
kế), kết quả thực hiện kế hoạch năm trước, nhu cầu cũng như vị trí của sản phẩm trên
thị trường, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch.
1.7.1. Trình tự lập kế hoạch
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị
Dựa vào báo cáo của những năm trước để tìm ra những ưu khuyết điểm, thế
mạnh cũng như những tồn tại từ đó có biện pháp khắc phục
Dựa vào các tài liệu cần thiết cho việc lập kế hoạch của các phòng ban tham
mưu; dựa vào các bảng báo cáo cuối năm để nắm tình hình cụ thể về sử dụng tài sản
lưu động, tài sản cố định, trên cơ sở đó đề ra những chỉ tiêu tính toán cụ thể cho mỗi
loại, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bước 2: Lập kế hoạch bộ phận của kế hoạch năm
- Kế hoạch sản xuất: Khai thác sét sản xuất gạch TuyNel; các công việc khác
- Kế hoạch cung ứng vật tư chủ yếu
- Kế hoạch lao động tiền lương
Nguyễn Văn Hiếu
22
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
- Kế hoạch đào tạo, phát triển khoa học kỹ thuật
- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
- Kế hoạch bảo hộ lao động
- Kế hoạch tài chính
Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty lập ra sau đó thông qua chủ tịch hội
đồng quản trị. Kế hoạch đó được Chủ tịch hội đồng quản trị trình bày thông qua trước
Đại hội cổ đông hàng năm trở thành kế hoạch chính thức yêu cầu Ban Giám đốc Công
ty chỉ đạo thực hiện.
Căn cứ vào các chỉ tiêu đã được duyệt, Giám đốc Công ty giao cụ thể nhiệm vụ
cho từng đơn vị, bộ phận để thực hiện.
1.7.2. Tình hình thực hiện kế hoạch
Thực tế sản xuất kinh doanh của công ty không tránh khỏi sự tăng giảm sản
lượng, sản xuất tiêu thụ, do nhu cầu của thị trường, do năng lực máy móc của công ty ,
do cung ứng vật tư thiết bị chủ yếu mà kế hoạch lập ra đôi khi chưa sát, phải điều
chỉnh cho phù hợp. Thường thì doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch vào 6 tháng cuối
năm.
Phương hướng xây dựng kế hoạch của công ty năm tới là không ngừng nâng
cao chất lượng các loại kế hoạch, nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh,
đồng thời thích ứng với cơ chế thị trường.
Đối với kế hoạch tiêu thụ, ngoài những hợp đồng có tính chất ổn định, công ty
luôn tìm kiếm thêm khách hàng mới, đa dạng hoá sảm phẩm đảm bảo cung ứng sản
phẩm theo yêu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
1.8. Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp
*Tình hình sử dụng cơ cấu và số lượng lao động
Căn cứ vào yêu cầu của sản xuất và tính chất công việc, công ty tuyển dụng, bố
trí lực lượng lao động một cách hợp lý vào dây chuyền sản xuất.
Dưới đây là bảng số lượng lao động và trình độ công nhân viên:
Trình độ
+ Trình độ đại học:
+ Trình độ cao đẳng:
+ Trình độ trung cấp
+ Công nhân kỹ thuật
+ Lao động phổ thông
Tổng cộng:
Năm 2012
15
5
4
28
99
151
Năm 2013
16
5
6
30
100
157
Năm 2014
16
10
10
30
100
166
Bảng 1.4 Bảng cơ cấu số lượng lao động và trình độ công nhân viên
Qua bảng số liệu trên có thể thấy số lượng lao động của công ty qua các năm lại
tăng lên từ 151 người năm 2012 đến 2014 là 166 người. Một điều nhận thấy rõ là trình
độ công nhân viên cũng tăng lên để phù hợp vs nhu cầu đổi mới hiện nay.
Nguyễn Văn Hiếu
23
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Phần 2 – Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty cổ phần gốm xây dựng
Thanh Sơn.
2.1 Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng của doanh nghiệp.
Nó phản ánh trực tiếp nguồn lực hiện có tại doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vốn lưu
động của công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn ta có thể theo dõi bảng số liệu
sau:
Chỉ Tiêu
Tài sản ngắn hạn
chỉ số định gốc
chỉ số liên hoàn
Tiền
chỉ số định gốc
chỉ số liên hoàn
Các khoản phải thu
chỉ số định gốc
chỉ số liên hoàn
Hàng tồn kho
chỉ số định gốc
chỉ số liên hoàn
Nợ phải trả
chỉ số định gốc
chỉ số liên hoàn
Đơn vị
tính
Triệu
Đồng
%
%
Triệu
Đồng
%
%
Triệu
Đồng
%
%
Triệu
Đồng
%
%
Triệu
Đồng
%
%
2012
2013
2014
12.049,56
13.872,12
15.618,08
100,00%
100,00%
15,13%
15,13%
29,62%
12,59%
5.687,00
4045,599
2566,725
100,00%
100,00%
-28,86%
-28,86%
-54,87%
-36,56%
1.963,20
3.035,44
5.255,79
100,00%
100,00%
54,62%
54,62%
167,72%
73,15%
3.793,52
6.056,35
6.949,66
100,00%
100,00%
59,65%
59,65%
83,20%
14,75%
16.592,74
14.303,99
17.578,15
100,00%
100,00%
-13,79%
-13,79%
5,94%
22,89%
Bảng 2.1 Tình hình vốn lưu động giai đoạn 2012 – 2014.
Từ bảng số liệu trên có thể thấy tài sản lưu động của công ty tăng dần qua các
năm từ 2012 – 2014. Cụ thể năm 2012 là 12.049,56 triệu đồng, năm 2013 tăng 15,13%
so với năm 2012 đạt 13.872,12 triệu đồng và sang năm 2014 tiếp tục tăng 12,59% so
với năm 2013 đạt 15.618,08 triệu đồng. Để hiểu rõ hơn về sự gia tăng của tài sản lưu
động có thể phân tích qua các yếu tố sau:
Nguyễn Văn Hiếu
24
Báo Cáo Thực Tập
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Quản Lý Kinh Doanh
2.1.1 Tiền mặt
Biểu đồ 2.1 biểu đồ thể hiện sự biến động của tiền
Từ bảng 2.1 có thể thấy tiền mặt của công ty giảm dần qua các năm từ 2012 –
2014. Cụ thể năm 2013 tiền mặt của công ty là 4045,599 triệu đồng, giảm 1.641,4 triệu
đồng tương ứng giảm 28,86% so với năm 2012. Năm 2014 tiền của công ty lại tiếp tục
giảm xuống còn 2.566,725 triệu đồng tương ứng giảm 36,56% so với năm 2013. Sự
giảm của tiền tại công ty được cho là tốt nếu như số tiền này được đem đầu tư vào sản
xuất và sinh ra lợi nhuận. Mặt khác khi tiền giảm cũng làm giảm khả năng thanh toán
nhanh của công ty. Điều này rất dễ dẫn tới việc công ty không thể thanh toán ngay các
khoản nợ khi đến hạn.
2.1.2 Hàng tồn kho
Nguyễn Văn Hiếu
25
Báo Cáo Thực Tập