Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

“MÀU sắc và CHẤT LIỆU – NHỮNG yếu tố QUAN TRỌNG TRONG THIẾT kế BAO bì”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 40 trang )

GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

PHỤ LỤC
1. Lý do chọn đề tài: “MÀU SẮC VÀ CHẤT LIỆU – NHỮNG YẾU TỐ QUAN

TRỌNG TRONG THIẾT KẾ BAO BÌ”
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, trên thị trường xuất hiện
vô vàn những hàng hóa và mẫu mã, bao bì, sản phẩm vô cùng phong phú. Sự thể
hiện của bao bì chính là những giao tiếp ban đầu đối với khách hàng… Bao bì ít
khi được đánh giá một mình, nó thường phải cạnh tranh trực tiếp với bao bì khác
của các đối thủ được đặt ngay cạnh trên giá. Bởi vậy, có thể thấy được công việc
thiết kế bao bì có một tầm quan trọng rất to lớn. Các yếu tố chính góp phần xây
dựng nên sự thành công trong thiết kế bao bì đó là: màu sắc, chất liệu, hình dáng kết cấu, thông tin (chữ) và hình ảnh.
Qua tìm hiểu các sản phẩm hàng hoá trên thị trường và tham khảo tài liệu,
người viết nhận thấy rằng: trong những yếu tố nói trên thì màu sắc và chất liệu là
hai yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công trong thiết kế bao bì.
Tại sao vậy?
Đó là do màu sắc có sức thu hút thị giác rất lớn, mắt chúng ta thường nhạy
cảm với màu sắc hơn hình khối. Các hiện tượng màu sắc thường có tác động mạnh
đến tâm lý và cảm xúc của con người, là phương tiện hữu hiệu giúp khách hàng
tiếp cận một cách nhanh chóng tới sản phẩm đang được bày bán.
Còn chất liệu? Hàng hoá trên thị trường bao gồm rất nhiều chủng loại
phong phú: đó có thể là hàng điện tử, hàng thực phẩm, mỹ phẩm… Mỗi mặt hàng
lại có những tính chất riêng nên cũng đòi hỏi phải có những chất liệu bao bì phù
hợp. Ta không thể đựng nước trái cây trong bao bì bằng bìa carton cũng như không
thể đựng hàng điện tử trong bao bì bằng thuỷ tinh… Cũng chính nhờ chất liệu mà
từ đó, ta có thể tạo cho bao bì những hình dáng kích cỡ khác nhau, góp phần cho
công việc thiết kế thêm hoàn chỉnh.
Chính vì những lý do trên, người viết đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu


và chọn đề tài “Màu sắc và chất liệu – những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao
bì” làm đề tài cho tiểu luận của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

1


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh
3.
-

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Đối tượng nghiên cứu là màu sắc và chất liệu.
Phạm vi nghiên cứu là nghệ thuật thiết kế bao bì.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được trình bày bằng phương pháp tổng hợp và phân tích các nguồn tài
liệu, hình ảnh, qua một số thông tin, sách báo, tạp chí, internet liên quan tới bao bì,

-

cũng như kinh nghiệm thực tế, quan sát sản phẩm thực tế.
Ghi chép.
Tham khảo ý kiến các công ty thiết kế tại TP.HCM.
Một số tư liệu nước ngoài nói về thiết kế bao bì.
Từ đó có cái nhìn bao quát nhất về vấn đề, đưa ra những lập luận, phân tích
và chứng minh vấn đề.

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ MÀU SẮC – CHẤT LIỆU CỦA BAO BÌ

1.1. Khái lược về bao bì
1.1.1. Quan niệm về thiết kế bao bì
- Bao bì là gì ?
Trong suy nghĩ của mọi người, bao bì có thể hiểu nôm na là “cái vỏ bọc
bên ngoài” ám chỉ vật liệu dùng để bọc hay phủ lên hàng hoá với các chức năng
sau:

Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

2


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Một là: bao bì dùng để chứa đựng sản phẩm, để sản phẩm không bị rò rỉ,
thất thóat, không thay đổi, biến dạng.
Hai là: bao bì dùng để bảo vệ sản phẩm, làm cho sản phẩm không bị hư
hỏng trong những điều kiện thay đổi bất lợi như: nhiệt độ, không khí, độ ẩm, ánh
sáng...
Ba là: bao bì dùng để trưng bày, mô tả, quảng cáo cho sản phẩm. Trên bao
bì có hướng dẫn sử dụng, qui định thời hạn sử dụng, mô tả thành phần cấu tạo, nêu
lên những lưu ý đặc biệt. Tất cả những yếu tố trên được trình bày một cách hấp
dẫn, đẹp đẽ...
Từ ba chức năng của bao bì: chứa đựng, bảo vệ, trưng bày quảng cáo, các
nhà sản xuất bao bì sẽ phải suy nghĩ nhiều điều cho công việc của mình. Để đáp
ứng chức năng chứa đựng sản phẩm, bao bì được phân loại thành:

• Bao bì cấp 1: là những bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: lon, chai thuỷ tinh,
hộp giấy, bao bì nhựa....
• Bao bì cấp 2: là bao bì đóng gói các sản phẩm có bao bì cấp một. Riêng rẽ lại với
nhau (thùng carton là một điển hình).
• Bao bì cấp 3: là những container, những kiện lớn chứa bao bì cấp 2.
Để đáp ứng chức năng này, sản phẩm bao bì cần phải được thiết kế tạo nên
sự hấp dẫn, nổi bật sản phẩm bên trong, phân biệt dễ dàng sản phẩm của nhà sản
xuất này với nhà sản xuất khác... Màu sắc, hình ảnh, phải đáp ứng yêu cầu của nhà
sản xuất, màu phải bền với thời gian, với ánh sáng, phải giống nhau giữa các đợt
in. Khi thiết kế bao bì phải thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm bên trong,
đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng: Ngày sản xuất, thời
hạn sử dụng, nguồn gốc sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng... Trong một số
trường hợp yêu cầu này cực kỳ nghiêm khắc (đối với bao bì dược phẩm).
- Quan niệm về thiết kế bao bì:
“Thiết kế bao bì” là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày,
hình ảnh, màu sắc và những thành phần khác, tạo ra sự thu hút thị giác nhằm mục
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

3


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

đích truyền thông và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản phẩm.
Một thiết kế thành công sẽ tạo ra mối quan hệ vững chắc, có ý nghĩa giữa khách
hàng với sản phẩm bằng cách truyền tải lời hứa của thương hiệu đến với người tiêu
dùng.
“Thiết kế bao bì” tức là tận dụng “bao bì” để hỗ trợ mục tiêu tiếp thị sản

phẩm. Mục tiêu của “thiết kế bao bì” không chỉ đáp ứng được về tính công năng,
tính thẩm mỹ mà cũng giúp thu hút khách hàng.
Không giống với hội hoạ thông thường, thiết kế bao bì thuộc lĩnh vực
thương phẩm, nó có những yếu tố đặc trưng, giá trị sử dụng và hạn chế trong công
nghệ in ấn. Vì vậy, người thiết kế buộc phải có những hiểu biết nhiều mặt về văn
hoá xã hội, ý đồ kinh doanh của công ty, thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng, am
hiểu nghệ thuật tạo hình và cả công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại.
Để thiết kế bao bì, người hoạ sỹ thiết kế cần nẵm rõ những nguyên tắc sau:
Ngôn ngữ thiết kế phải đơn giản nhằm mục đích thông tin tới khách hàng
nhanh nhất (lượng thông tin, màu sắc, hình ảnh…). Bao bì nào cũng có ngôn ngữ
thiết kế riêng, dù nó là loại bao bì chỉ nhỏ trong lòng bàn tay như bao diêm, hộp
dao cạo… đến những bao bì cồng kềnh, đồ sộ như TV, tủ lạnh…
Ngôn ngữ thiết kế phải phù hợp và tạo cảm giác gần gũi với người tiêu
dùng. Người thiết kế cần hiểu rõ thị hiếu, tâm lý khách hàng để đưa ra các thiết kế
phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng khác nhau. Người miền xuôi khác với người
miền núi, người miền Nam khác với người miền Bắc, người nông thôn khác với
người thành thị v.v…
Ngoài yếu tố thẩm mỹ, tính ứng dụng của thiết kế cũng rất cần thiết, nhưng
cần phải thuận tiện trong việc vận chuyển và quá trình sử dụng.
1.1.2. Tầm quan trọng của thiết kế bao bì
Ngoài chức năng bao gói, vận chuyển, bao bì còn là một “người bán hàng
thầm lặng”, góp phần vào việc tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho mỗi
công ty.
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

4


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh


SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Thời nguyên thuỷ, bao bì đơn thuần chỉ là vật chứa đựng bằng vỏ cây, lá
cây, da thú… Khi con người biết làm ra của cải, vật chất, nhu cầu đời sống ngày
càng nâng cao thì nhu cầu về thẩm mỹ, thưởng thức cái đẹp cũng được nảy sinh.
Trên thực tế, trong một gian hàng có hàng trăm sản phẩm thì loại sản phẩm nào có
bao bì đẹp, phù hợp, tiện dụng, thể hiện sự nghiêm túc trong thiết kế sẽ thu hút và
tạo được thiện cảm cho người tiêu dùng hơn. Vì thế, sản phẩm sẽ tiêu thụ được
nhiều hơn. Bao bì đẹp cũng góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần nâng
cao khả năng tri giác, tinh tế và thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh của con người.
Trong thập kỷ vừa qua, bao bì chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong quảng
cáo sản phẩm. Khi mua một món hàng, người tiêu dùng không chỉ trả tiền cho sản
phẩm của mình cần mua mà còn phải thanh toán một khoản chi phí không nhỏ cho
bao bì, nhưng người mua vẫn vui lòng chấp nhận. Vì sao vậy? Khi nhu cầu của con
người nảy sinh, họ sẵn sàng trả nhiều hơn một chút cho sự tiện lợi, hình thức bên
ngoài, độ tin cậy và vẻ lịch sự cho sản phẩm. Chính vì vậy, bao bì đã làm tăng mức
giàu sang cho người tiêu dùng. Bao bì đẹp kích thích người tiêu dùng “muốn dùng
thử”, “muốn khám phá”. Qua đó, để thấy bao bì là một yếu tố góp phần lớn vào
thành công của các thương hiệu. Bao bì có ảnh hưởng trực tiếp đến người mua. Đó
có thể là ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu là ảnh hưởng tiêu cực, nó sẽ lái
khách hàng tiềm năng đi hướng khác. Việc mất khách là không tránh khỏi. Còn
nếu đó là ảnh hưởng tích cực thì sẽ hướng được sự chú ý của khách hàng đến
thương hiệu hay sẽ ra quyết định mua sản phẩm. Sự phát triển của bao bì mang
tính sáng tạo sẽ nâng cao thương hiệu của sản phẩm trong mắt khách hàng. Nhiều
nhà hoạt động thị trường đã không sai khi gọi bao bì là “bước cơ bản thứ 5 của
Maketing”, bổ sung cho giá cả, phân phối và khuyến mại sản phẩm.
1.1.3. Những chuẩn mực đánh giá một thiết kế bao bì thành công

Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng
thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và

giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

5


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Để luôn là lựa chọn số một của
khách hàng trước những đối thủ cạnh tranh, thì đâu là yếu tố chính trong việc thiết
kế bao bì?
Dựa trên cơ sở những nhân tố tác động đến khách hàng khi lựa chọn và so
sánh những sản phẩm cùng loại, chúng ta hãy tham khảo 8 yếu tố cơ bản đánh giá
một thiết kế bao bì thành công, đó là:


Sự phối hợp nhất quán:
Đây là tiêu chuẩn cốt lõi của một bao bì thành công. Sự phối hợp nhất quán
là phải thể hiện được một phong cách riêng của thương hiệu sản phẩm. Màu sắc,
bố cục, phông nền là những yếu tố giúp cho việc nhận dạng hình ảnh thương hiệu
nhanh hơn nhiều lần, và giúp cho khách hàng có thể nhớ riêng được những đặc
tính riêng của từng sản phẩm, mặc dù họ có thể mua hàng ở nhiều nơi khác nhau.
Một sản phẩm có thể thay đổi màu sắc bao bì theo từng giai đoạn để tạo sự hấp
dẫn, nhưng nó phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong việc nhận diện thương
hiệu sản phẩm đó.




Sự ấn tượng:
Khi tặng quà cho một ai đó thì món quà được gói đẹp và chăm chút trước
hết đã gây được một ấn tượng ban đầu tốt đẹp với người nhận, cho dù chưa biết
món quà bên trong như thế nào. Bao bì của sản phẩm cũng vậy, cách thiết kế và
đóng gói bao bì cũng đã thể hiện được một phần sản phẩm bên trong nó. Tính ấn
tượng còn đặc biệt có ý nghĩa với những bao bì cao cấp dành cho những sản phẩm
sang trọng. Việc thiết kế bao bì cho những mặt hàng đắt giá đòi hỏi phải có sự
chọn lựa kỹ từ chất liệu đến màu sắc thiết kế, thông qua đó, thể hiện được “đẳng
cấp” của người mua.



Sự nổi bật:
Trên một kệ trưng bày không chỉ có sản phẩm của chúng ta mà còn có các
sản phẩm khác cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, sự nổi bật là rất quan
trọng để tạo sự khác biệt. Nhà thiết kế phải hiểu rằng sản phẩm sẽ được người tiêu
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

6


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

dùng so sánh, nhận định với hàng loạt những sản phẩm khác. Và để có thể cạnh
tranh được đòi hỏi nhà sản xuất phải nghiên cứu kỹ thị trường từ bước định vị sản
phẩm đầu tiên đến việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả.
Khả năng sáng tạo cao, cũng sẽ giúp việc thiết kế bao bì tránh được những lối mòn
quen thuộc đến nhàm chán của các bao bì ngoài thị trường, để thực sự trở thành

một điểm nhấn giữa hàng trăm các sản phẩm cùng loại.


Sự hấp dẫn:
Trong một số ngành hàng, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm, bao bì phải thể
hiện được sự hấp dẫn, lôi cuốn, gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của sản
phẩm. Bao bì trong những ngành này có thể được xem như một phần của sản
phẩm, tạo ra những giá trị cộng thêm cho khách hàng. Sản phẩm thiết kế dành cho
nam giới, bao bì phải thể hiên được sự nam tính, khác hẳn những sản phẩm dành
cho nữ giới với những nét mềm mại, quyến rũ.



Sự đa dụng:
Thông thường, người ta chỉ nghĩ bao bì dùng để đựng sản phẩm và sử dụng
xong rồi bỏ rất lãng phí. Vì vậy trong cuộc cạnh tranh ngày nay người ta thường
tìm cách thêm giá trị sử dụng cho bao bì. Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt đôi
khi cũng là một lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm so với các đối thủ khác. Bao bì
sữa tắm ngày nay thường có thêm móc để treo trong phòng tắm, hình dáng thon để
cầm nắm được dễ dàng, nắp đậy của những chai Comfort làm mềm vải có thêm
chức năng làm mức đo lượng sử dụng. Tất cả những điều này giúp cho sản phẩm
trở nên thông dụng và phù hợp hơn trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng.



Chức năng bảo vệ:
Đã là bao bì thì luôn phải có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong. Tuy
nhiên, không thiếu những bao bì đã không xem trọng chức năng này. Bao bì phải
được thiết kế làm sao để bảo vệ đuợc sản phẩm một cách an toàn nhất. Người ta ưa
thích dùng bao bì kín hoặc hút chân không để giúp sản phẩm để được lâu hơn, nhất

là đối với bao bì dành cho thực phẩm và đồ uống.
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

7


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh


SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Sự hoàn chỉnh:
Yếu tố này giúp cho việc thiết kế kiểu dáng bao bì phù hợp với sản phẩm
bên trong và điều kiện sử dụng sản phẩm đó. Bao bì dành cho thức ăn phải để được
vào tủ lạnh vừa vặn và không tốn không gian. Bút viết để kẹp trên áo khác với bút
cất trong cặp. Sẽ có sự lựa chọn nên cần phải biết nhấn mạnh điểm nào giữa sự tiện
lợi, nổi bật hay đa dụng để tạo ra sự hoàn chỉnh cho sản phẩm.



Sự cảm nhận qua các giác quan:
Một bao bì tốt phải thu hút được cảm nhận tốt của người tiêu dùng về sản
phẩm thông qua việc nhìn ngắm tiếp xúc bằng xúc giác với sản phẩm. Chúng ta
thường không chú ý đến xúc giác của ngưới tiêu dùng, nhưng nó lại có vai trò quan
trọng cảm nhận về kích cỡ, kết cấu sản phẩm, chất liệu bao bì và từ đó ảnh hưởng
đến việc nhận xét chất lượng sản phẩm.
Để xây dựng được ấn tượng tốt trong tâm lý khách hàng, đánh bại các đối
thủ cạnh tranh, sản phẩm cần đạt được những chuẩn mực như đã nêu trên. Tất cả
được ấn định trong 5 yếu tố đồ hoạ: Màu sắc, chất liệu, hình dáng - kết cấu, chữ
và hình ảnh. Trong đó, màu sắc và chất liệu là hai yếu tố quan trọng cho sự thành

công của thiết kế bao bì.
1.2. Màu sắc
1.2.1. Tìm hiểu chung về màu sắc
Hình vẽ tạo hình thù cho các vật, màu sắc tạo cho chúng sự sống. Đó là hơi
thở thần thánh làm cho chúng có sinh khí.
Vạn vật trong thế giới dưới con mắt nhìn của chúng ta trở nên sống động,
tươi đẹp như vậy sở dĩ là do màu sắc. Vậy màu sắc là gì?
Màu sắc là hiện tượng vậy lý mà mắt ta có thể nhìn thấy được do ánh sáng
tác động tới các vật thể, các vật thể hấp thụ hoặc phản xạ lại với sóng ánh sáng
kích thích vào cơ quan thị giác giúp con người cảm nhận được màu sắc từ thế giới
xung quanh.
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

8


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Vòng màu quang phổ gồm 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Trong đó, có 3 màu cơ bản hay còn gọi là màu gốc là: đỏ, vàng và lam. Đây là 3
màu mà không màu nào có thể pha được nhưng chúng lại là nguồn phát sinh vô số
màu sắc mới. Sắp xếp theo một trật tự vòng tròn ta sẽ thấy rõ các mối quan hệ màn
tính quy luật của màu sắc. Từ 3 màu gốc sẽ tạo ra các màu hữu sắc. Mỗi màu hữu
sắc đưa lại những cảm nhận nhất định. Đen và trắng là màu vô sắc. (Hình 1.2.1a)
1.2.2. Một số đặc tính của màu sắc
Sắc loại là đặc trưng tiêu biểu của màu hữu sắc. Sắc của các màu gốc là sắc
nguyên, sắc của những màu còn lại là sắc trung tính
Độ bão hoà là độ thuần khiết của màu. Màu có độ bão hoà thấp sẽ đục hơn.

Ngược lại, màu có độ bão hoà cao sẽ sáng và sạch hơn.
Độ chói hay độ rực : là cường độ kích thích của màu đối với cơ quan thị
giác. những màu có độ chói lớn sẽ gây hiệu quả với thị giác mạnh, gây cảm giác
động, có tính va đập.
Độ căng của màu: là lượng hạt màu trong một đơn vị diện tích.
Độ sáng tối của màu sắc được đánh giá bằng sự chênh lệch với màu trắng.
Ví dụ: vàng sáng hơn đỏ, đỏ sáng hơn tím. (Hình 1.2.2a)
Tính đối sánh của màu sắc: khi hai màu đặt cạnh nhau hoặc bao quanh
nhau thì bản thân của mỗi màu có sự biến đổi, màu này tác động đến màu khác. Ví
dụ: cùng một sắc độ ghi, khi ta đặt lên nền trắng, nó lại có vẻ đậm và nhỏ hơn đặt
lên nền đen. (Hình 1.2.2b)
1.2.3. Cảm giác với màu sắc
Màu sắc đem lại rất nhiều cảm giác cho con người. Đó là sự liên tưởng về
cảm giác xa gần. Thực tế cho thấy, những màu nóng như màu đỏ, màu vàng đem
lại cảm giác gần hơn, mang tính động hơn. Còn những màu lạnh, như màu xanh,
màu tím lại đem đến cảm giác sâu, tĩnh và xa hơn.

Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

9


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Màu sắc có sự liên quan nhất định tới hình khối. Các hình khối mang màu
nóng gây cảm giác va đập thị giác rất mạnh, nó làm cho hình khối có vẻ phát triển
hơn lên. Ngược lại, những màu lạnh, trầm lại có khả năng nhấn mạnh hình khối,
tạo tính ổn định, vững chãi.

Màu sắc dẫn đến những liên tưởng về nhiệt độ. Các màu đỏ, cam, vàng là
màu nóng, làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến không gian xung quanh, làm tăng huyết
áp, kích động hệ thần kinh và lôi cuốn sự chú ý. Còn các màu lạnh: lục, lam, tím
lại gây cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng, lạnh lẽo.
Màu sắc được cảm nhận bằng mắt, nhưng có lẽ chúng ta không để ý rằng
nó lại gợi được những liên tưởng về âm thanh. Màu vàng và các màu rực sáng có
khả năng gây tiếng vang lớn. Những màu trầm biểu thị những âm thanh trầm đục.
Căn cứ vào chất âm và sắc âm của nhạc cụ, mà người ta tạo ra màu sắc cho các
lọai nhạc cụ: bộ thổi có màu vàng, đàn dây có màu trà…
Không những thế, màu sắc còn gợi những liên tưởng về vị giác. Khi nhìn
màu vàng chanh, ta tự nhiên có cảm giác của vị chua, nhìn màu nâu đậm, ta lại có
cảm giác vị ngọt hơi đắng của Sôcôla, hay màu cam khiến ta thấy vị ngọt ngào.
Khi muốn tạo cảm giác ngon miệng cho các sản phẩm ăn uống, nhà thiết kế thường
sử dụng màu nóng, tươi sáng và tránh các màu xanh, trầm vì nó gây cảm giác
đắng, chát.
Ngoài ra, qua màu sắc, chúng ta còn có những liên tưởng về tình cảm. Các
màu nóng được coi là tích cực, kích thích sự hưng phấn. Những màu lạnh trầm lại
tạo cảm giác buồn, nhàn hạ, thư thái…
Sự liên tưởng về màu đặc biệt ảnh hưởng tới công việc thiết kế, vì đồ hoạ
là phục vụ cuộc sống, con người, đáp ứng nhu cầu tình cảm, tâm lý con người.
Cao hơn sự liên tưởng là tính tượng trưng của màu sắc. Con người có thị
hiếu về màu sắc khác nhau. Sự ưa thích này chịu ảnh hưởng của văn hoá, dân tộc,
xã hội, hình thành trên cơ sở tuổi tác, tính cách, trình độ mỗi người. Ví dụ, ở
phương Đông, màu đỏ tượng trưng cho may mắn, đại hỷ thì ở phương Tây lại là lễ
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

10


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh


SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

tế nguy hiểm. Màu trắng ở phương Đông thể hiện sự tang tóc nên thường được
dùng trong ma chay, thì ở phương Tây nó lại được sử dụng trong ngày cưới vì nó
tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng…
Đối với hoạ sỹ nói chung và hoạ sỹ thiết kế đồ hoạ nói riêng, màu sắc là
đối tượng sử dụng quan trọng trong các tác phẩm của mình. Để đem lại hiệu quả
thẩm mỹ cao trong sáng tác, người sử dụng phải có sự cảm nhận tốt, ứng dụng một
cánh hợp lý và sáng tạo để mang lại sự thành công cho tác phẩm, truyền đạt được
mong muốn của chính mình thông qua tác phẩm đó.
1.2.4. Phối màu và hoà sắc
Hòa sắc phải mang sức sống, bởi lẽ màu sắc chính là biểu hiện sự vận động
của cuộc sống.
Cấu trúc của một hoà sắc đẹp là yếu tố quyết định vẻ đẹp của hình thức
biểu hiện. Cấu trúc màu bao gồm những tính chất nội tại, biểu hiện trong quan hệ
tự thân của màu sắc. Còn sức căng giữa các màu, vị trí, diện tích, phương hướng,
tương quan là những biểu hiện bên ngoài của màu sắc.
Trong bố cục có cấu trúc thị giác trên nhẹ, dưới nặng, bên trái nhẹ, bên phải
nặng. Nó có quan hệ với độ sáng và đặc tính của màu. Màu đỏ đặt ở phía trên gây
cảm giác nặng nề nhưng đặt ở phía dưới lại cho cảm giác vững chắc. Màu lam
trong trẻo đặt phía trên cho cảm giác nhẹ nhàng, đặt phía dưới sẽ gây sức nặng.
Căn cứ vào tương quan của màu thì những màu đối chọi gây sức nặng tập
trung sự chú ý và ngược lại. Tương quan màu kết hợp với cấu trúc thị giác sẽ đem
lại sự cân bằng chung trong hoà sắc.
Ngoài ra, hoà sắc còn phải chú ý đến quan hệ hình, nền, sắc điệu chung
trong quan hệ tổng thể của phối hợp màu sắc.
Biết được những vấn đề cơ bản trong nguyên lý hoà sắc để đưa vào các
dạng hoà sắc cơ bản. Có hai dạng chính là hoà sắc tương phản và hoà sắc tương
đồng.


Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

11


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Hoà sắc tương phản bao gồm tương quan của màu nóng và màu lạnh, các
cặp quan hệ của những màu bổ túc mang tính kích thích và đối lập mạnh nhất.
Tương quan về sắc độ, sắc điệu, độ rực của màu chênh lệch nhau nhiều.
Hoà sắc tương đồng gồm tương quan của những màu cùng họ nóng hoặc
lạnh. Tương quan của những màu cùng tông là êm ái nhất. Hoà sắc của những màu
vô sắc thì thuần khiết và giản dị.
1.3. Chất liệu
1.3.1. Phân loại chất liệu trong thiết kế bao bì
Trên thực tế, chất liệu chế tạo bao bì rất phong phú, người viết không thể
nào thống kê một cách đầy đủ ở đây, tuy nhiên cũng xin đưa ra một số loại chất
liệu phổ biến trong ngành bao bì bởi tính năng ưu việt, dễ kiếm, giá thành phù hợp
với sản xuất công nghiệp.
-

Chất liệu bằng gỗ.
Chất liệu bằng giấy, carton và bìa.
Chất liệu bằng thuỷ tinh, đồ gốm.
Chất liệu bằng kim loại.
Chất liệu bằng chất dẻo.
Chất liệu bằng hàng dệt.

Chất liệu bằng mây, nứa, tre đan.
Chất liệu bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp các loại vật liệu, như các loại bao bì
được sản xuất từ chất liệu pôlime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì nhựa
cứng... hoặc kết hợp nhiều loại vật liệu khác để sản xuất ra các loại bao bì đảm bảo
được yêu cầu trong bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
1.3.2. Ứng dụng chất liệu trong thiết kế bao bì



Chất liệu bằng gỗ:
Là loại chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, có đặc điểm dễ sản xuất, dễ
sử dụng, phạm vi ứng dụng rộng rãi, có độ bền tương đối cao, có khả năng thu hồi
sử dụng lại, vật liệu dễ khai thác. Tuy nhiên, gỗ lại có nhược điểm là tương đối
nặng, chịu ẩm kém (dễ hút nước), dễ cháy, dễ bị phá hoại bởi các vật gặm nhấm
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

12


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

(mối, mọt, chuột...). Trong vài thập kỷ gần đây, gỗ thiên nhiên trở thành loại vật
liệu đắt tiền để sản xuất bao bì. Cho nên, những sản phẩm sử dụng bao bì gỗ
thường có giá trị rất cao.
Bao bì bằng chất liệu gỗ đem đến cho sản phẩm sự mộc mạc, gần gũi với
thiên nhiên nhưng lại thể hiện tính sang trọng, lịch lãm, nền nã. Bao bì gỗ thường ở
dạng hòm, thùng chứa đóng kín hoặc có các kẽ hở nhất định. Kẹo sôcôla, bao bì
ngoài đựng rượu, thùng chứa ngoài đựng bia… thường được sử dụng loại chất liệu

này. (Hình 1.3.2a, hình 1.3.2b)


Chất liệu bằng giấy, carton và bìa:
Đây là loại bao bì phổ biến hiện nay trên thị trường quốc tế và trong nước.
Nó chiếm khoảng 70% các loại bao bì sử dụng. Loại bao bì này có các tính chất

-

sau:
Về mặt lý học: chống ẩm (bền với nước), chịu xé, chịu gấp và chịu sự va đập (có

-

độ cứng cao).
Về hoá học: bền với hoá chất, bền với nhiệt (chịu nóng tốt), bắt lửa kém, chống

-

được côn trùng, vi trùng.
Sinh lý học: không mùi, không vị, không độc.
Tâm lý học: bề mặt phẳng, dễ in ấn trang trí, dễ sử dụng.
Loại này có khả năng thu hồi vật liệu để tiếp tục quá trình sản xuất các loại
bao bì hàng hoá khác.
Bạn hãy lấy một tờ giấy và thử xé nó theo hai chiều ngang và dọc. Bạn sẽ
thấy rằng có một chiều dễ xé hơn và ở chỗ tờ giấy rách ra, bạn sẽ nhìn thấy những
sợi mỏng như tóc. Điều đó có ý nghĩa gì? Thứ nhất, giấy được sản xuất bằng máy,
vì nếu không, bạn đã có thể xé dễ dàng ở cả hai chiều. Thứ hai, giấy được cấu tạo
từ những hạt xenlulô nhỏ trong lõi của cây, liên kết chặt chẽ nhờ lực phân tử.
Ngoài ra, trong thành phần của giấy còn chứa chất độn (giúp mặt giấy kín, nhẵn

phẳng, không thấu quang), chất màu (tạo cho giấy có màu sắc cần thiết) và nước
(giúp cho giấy không bị khô giòn, nếu không, giấy sẽ kém bắt mực, độ bền cơ học
giảm, khó in ấn).

Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

13


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Còn bìa carton, về bản chất cũng có thành phần giống giấy nhưng có trọng
lượng 1m2 lớn hơn 1m2 giấy. Bìa carton có đặc điểm là kém bền, mặt thô dễ gẫy.
Có loại rỗng ở bên trong, có loại bền dùng đóng gói ấn phẩm nặng.
Nhìn chung, giấy, carton và bìa có ưu điểm: dễ bao gói, có khả năng gấp
tốt, bắt màu tốt, thuận lợi cho việc in ấn vận chuyển, không gây ô nhiễm môi
trường và có thể tái tạo được. Nhược điểm của loại chất liệu này là dễ thấm nước,
dễ mối mọt, dễ cháy và hư hoại.
Hiện nay, nước ta có rất nhiều loại giấy phục vụ cho công việc thiết kế bao
bì như giấy Duplex, giấy dầu, các loại giấy có bề mặt nhôm màng P. E. T+, các loại
giấy tráng kim, giấy cao cấp của Đức Nhật với bề mặt thô ráp, gồ ghề, trơn nhẵn,
phong phú nhiều màu sắc, có thể đáp ứng đầy đủ mục đích thiết kế và thị hiếu của
người tiêu dùng.
Bao bì bằng chất liệu này đã dành vị trí tuyệt đối trong ngành hàng thực
phẩm (bánh Snack, cooktais, bánh quy dòn, thức ăn cho động vật nuôi…) và phi
thực phẩm (hoá mỹ phẩm, điện tử…) bởi những tính năng ưu việt của nó nói trên.
(Hình 1.3.2c, hình 1.3.2d, hình 1.3.2e)



Chất liệu bằng thuỷ tinh:
Thường để chứa đựng các sản phẩm dạng lỏng như dược phẩm, hoá chất,
rượu bia, nước giải khát... loại này không độc, không phản ứng với hàng hoá, có độ
cứng nhất định, nhưng rất dễ vỡ khi bị va chạm, rung xóc trong quá trình vận
chuyển, xếp dỡ. (Hình 1.3.2f, hình 1.3.2g)
Thủy tinh được tạo ra từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như cát,
bột sôđa, đá vôi. Vì thuỷ tinh là chất rắn và trơ, không bị thấm nước và không xốp
nên nó là đồ chứa tuyệt hảo. Các chất chứa trong bình thuỷ tinh sẽ không bị ảnh
hưởng đến chất lượng, mùi vị. Nó là phương tiện bảo quản đảm bảo chất lượng
cho sản phẩm trong suốt thời gian sử dụng và được coi là chất liệu bảo quản tiêu

Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

14


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

chuẩn đối với các sản phẩm dễ bị oxi hoá, ánh sáng tác động và cần bảo quản lâu
dài.
Sự trong suốt của thuỷ tinh và khả năng truyền ánh sáng theo một hướng
duy nhất đã khiến thuỷ tinh trở thành một chất liệu tuyệt vời cho thiết kế. Thuỷ
tinh có thể chịu được nhiệt độ rất cao của các máy in nhãn mác trực tiếp. Với chất
liệu này, ta có thể tạo được nhiều kiểu dáng bao bì hấp dẫn mang tính trang trí cao
nhằm tôn vinh sản phẩm. Chất liệu này đã trở thành sự mê hoặc đối với các sản
phẩm của ngành mỹ phẩm mà tiêu biểu là nước hoa… Hơn nữa, với chất liệu thuỷ
tinh, bao bì còn có thể được tái chế cho những lần sử dụng sau.



Chất liệu bằng kim loại:
Kim loại là loại chất liệu bao bì được dùng khá phổ biến. Loại này khắc
phục được các nhược điểm của bao bì bằng gỗ nhưng chi phí vật liệu cao, trọng
lượng của một số kim loại nặng, do đó thường sử dụng cho các loại sản phẩm đặc
biệt: dễ cháy, nổ, dễ bay hơi, chất độc hại, sản phẩm dạng lỏng. Ví dụ: xăng, dầu,
ôxy, hyđrô khí nén, thuốc trừ sâu... Bao bì kim loại có khả năng sử dụng nhiều lần.
(Hình 1.3.2h)
Các kim loại thường dùng là kim loại đen, nhôm đồng… Kim loại có ưu
điểm là kín, không sợ ẩm thấp, không sợ cháy, cho nên nó được dùng để bao gói
những loại sản phẩm dễ bốc cháy, có độ bốc hơi lớn, có chất độc hại ở trạng thái
hơi (khí nén hoặc lỏng). Chất liệu này cũng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ
sản phẩm chống những va đập từ bên ngoài trong quá trình vận chuyển và sự xâm
nhập hoá học gây lên men làm hỏng chất lượng thực phẩm như đồ hộp, sữa,
bánh… (Hình 1.3.2i)



Chất liệu bằng chất dẻo:
Tiêu biểu là nilon, nhựa cứng, có loại trong suốt, có loại có màu đục tuỳ
theo yêu cầu của nhà sản xuất. Loại chất liệu này được sử dụng rất rộng rãi và phổ
biến bởi giá thành rẻ, gọn nhẹ, không mùi vị, không gây ẩm mốc, dễ đóng gói và
có thể tạo ra bất cứ hình dáng mong muốn nào. Hiện nay, bao bì bằng chất liệu này
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

15


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh


SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

có mặt ở rất nhiều nơi: tại các chợ, cửa hàng, siêu thị… Tuy nhiên, nó cũng có
nhược điểm là chịu xóc, va đập kém nên gây khó khăn trong vận chuyển. Bao bì dễ
bị xước, nếu để dưới ánh nắng, ánh sáng mạnh có toả nhiệt sẽ làm cho bao bì
nhanh bị giòn đục, thậm chí biến dạng. Chất dẻo cũng rất khó tiêu huỷ, làm ảnh
hưởng tới vệ sinh môi trường. Do đó, các nhà khoa học đang cố gắng tìm một chất
liệu thay thế an toàn cho môi trường hơn. Bởi sự tiện dụng của nó mà chất dẻo có
tính ứng dụng rất cao, đặc biệt đối với bao bì hàng thực phẩm: bánh kẹo, rau quả
hay đối với hàng dược phẩm, hoá mỹ phẩm: dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt…Khi
kết hợp chất liệu này (mica mỏng) với các loại chất liệu khác (giấy bìa cactông) sẽ
tạo được hiệu quả thẩm mỹ rất cao đối với các sản phẩm cần tạo cửa sổ như bút
màu, son phấn…(Hình 1.3.2j, hình 1.3.2k, hình 1.3.2l)


Các loại chất liệu khác
Ngoài ra, để phục vụ cho ý tưởng của nhà thiết kế, chất liệu bằng hàng dệt:
là các loại sợi đay, gai , vải, sợi nylon. Đây là loại bao bì mềm, thường chứa đựng
các loại sản phẩm dạng hạt rời (được sử dụng chứa đựng loại hàng rời như gạo,
muối, ngô…). Loại này có độ bền nhất định, dễ chất xếp nhưng dễ bị côn trùng
gặm nhấm và gây bụi bẩn. Chất liệu bằng mây, nứa, tre đan: bao bì này thường ở
các dạng giỏ, lẵng, thúng, rổ. Đây là loại bao bì nửa cứng, nguồn vật liệu dồi dào,
sản xuất đơn giản, tiện lợi trong sử dụng (được đan thành các loại sọt, lẵng, giỏ…).
Bao bì này thường để vận chuyển, chứa đựng sản phẩm rau quả và một số sản
phẩm khác. Rất được ưa chuộng đối với nhiều loại sản phẩm mang tính truyền
thống. Đây là loại chất liệu có sẵn trong thiên nhiên Việt Nam, dễ sản xuất, dễ sử
dụng. Tuy nhiên, độ bền không lớn là nhược điểm của chất liệu này. Trên thế giới,
chất liệu da cũng được sử dụng trong thíêt kế là hòm đựng, túi xách tạo sự sang
trọng, thời trang lịch lãm… Đơn cử như hãng Louis Vuitton (LV) chuyên sản xuất

các loại đồ da tạo được uy tín trên thị trường thế gới. Với nhãn hiệu LV, người viết
cho rằng chất liệu da cũng là một yếu tố maketing trong thương hiệu. (Hình
1.3.2m, hình 1.3.2n, hình 1.3.2o)

Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

16


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Trong thiết kế bao bì, vai trò của người thiết kế được đánh giá cao bởi
nhưng hiểu biết kinh nghiệm của họ trong quá trình tìm kiếm chất liệu. Những câu
hỏi luôn được đặt ra cho những nhà thiết kế là: sử dụng loại chất liệu sao cho vừa
đảm bảo được an toàn, phù hợp với sản phẩm mà vẫn tạo được vẻ đẹp cho sản
phẩm.
Tính an toàn của bao bì cũng bao gồm cả việc đảm bảo vệ sinh môi trường.
Khi đưa ra một chất liệu bao bì, nhà thiết kế cũng phải chú trọng tới vấn đề này.
Song, cho dù được thiết kế bằng chất liệu gì, bao bì vẫn phải đảm bảo được
tính thuận tiện trong quá trình in ấn, tính hiệu quả, khoa học và giá trị thẩm mỹ của
mỗi sản phẩm.

2. CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA MÀU SẮC VÀ CHẤT LIỆU TRONG THIẾT
2.1.

KẾ BAO BÌ
Màu sắc trong thiết kế bao bì
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các hãng, các công ty, các

sản phẩm ngày càng trở nên quyết liệt, nó quyết định sự sống còn của mỗi sản
phẩm, công ty đó. Thông qua bao bì, các nhà sản xuất đã tiếp cận với người tiêu
dùng một cách trực tiếp và nhanh nhất. Màu sắc tạo ra sự thu hút thị giác rất lớn.
Có thể nói, nó là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thu hút khách hàng. Bởi
vậy, ứng dụng của màu sắc vào bao bì luôn được các nhà thiết kế không ngừng
quan tâm, tìm tòi và ứng dụng.
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

17


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Để thiết kế được một bao bì nhãn mác đẹp, đòi hỏi người hoạ sỹ thiết kế
phải có những hiểu biết thấu đáo về màu sắc. Bản thân màu sắc mang rất nhiều ý
nghĩa, liên tưởng về cảm xúc khác nhau, cho nên nó rất thuận lợi cho các nhà thiết
kế ứng dụng vào từng lĩnh vực sản phẩm hàng hoá.
Trong thiết kế bao gói phục vụ sản phẩm ăn uống, các tông màu nâu, vàng,
đỏ, cam, trắng hay được sử dụng bởi nó tạo cảm giác hấp dẫn, sạch sẽ, ngon
miệng. Trong lĩnh vực này, thì các màu sắc mang sắc thái tự nhiên, gần gũi với sản
phẩm, đặc biệt trở thành thế mạnh. Ví dụ: khi thiết kế bao bì cho sản phẩm sữa,
bao bì thường có màu trắng ngà, bao bì nước hoa quả thường có màu cam, vàng
chanh, đỏ, giống như màu sắc của trái cây đó. Hay khi sản phẩm là kẹo sôcôla, thì
bao bì lại được phủ một màu nâu đậm, đem tới cảm giác ngọt ngào, đậm đà.
Với các sản phẩm của ngành y tế, thì màu sắc bao bì cần phải được đơn
giản để tạo cảm giác an toàn, tin cậy cho khách hàng, tránh việc sử dụng nhiều
màu sắc rực rỡ, loè loẹt, vì nó có thể gây hiểu nhầm cho khách hàng. Các tông màu
thường được sử dụng trong lĩnh vực này là xanh lục, lơ, đỏ vàng…

Còn trong lĩnh vực hàng mỹ phẩm thì sao? Các chuyên gia thiết kế luôn lựa
chọn những tông màu nhẹ như tím, hồng, xanh nhạt… cho mặt hàng này, bởi vì nó
tạo được cảm giác lôi cuốn, quyến rũ uyển chuyển, nhẹ nhàng, đầy sang trọng.
Sản phẩm cho ngành thể thao thì ngược lại với tính chất khoẻ khắn, năng
động, bao bì trong lĩnh vực này cần những màu rực rỡ, đối lập, chói gắt đặt cạnh
nhau tạo nên sự tương phản mạnh mẽ. Các màu hay được sử dụng là: tím, vàng,
đỏ, đen, xanh… tượng trưng cho những yếu tố được coi trọng hàng đầu trong thi
đấu, khẳng định sự tự tin, mạnh mẽ, táo bạo…
Bao bì chứa các sản phẩm công nghiệp như TV, tủ lạnh, máy tính thường
lớn, vỏ hộp phải cấu tạo vững chãi. Việc sử dụng những tông màu ghi kết hợp với
màu của bao bì sẽ tạo thuận lợi trong quá trình in ấn và gia công sản phẩm, đồng
thời cũng tránh cho sản phẩm bị nặng nề bởi màu sắc choáng ngợp, sặc sỡ. Việc sử
dụng những mảng màu đơn giản như: xanh, ghi, đen, đỏ… sẽ đem lại cho những
sản phẩm này một sự rõ ràng, mạch lạc, đầy chất công nghiệp.

Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

18


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Màu sắc đem lại cho con người nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau (vui,
buồn, trẻ trung, sôi nổi). Các lứa tuổi khác nhau cũng có những sở thích, cảm nhận
màu sắc khác nhau. Bởi vậy, khi thiết kế bao bì, việc sử dụng màu sắc còn biểu đạt
tâm tư, tình cảm đối với người tiêu dùng. Tuỳ theo từng trường hợp mà lựa chọn
cho hợp lý.
Trẻ em thường thích những màu sắc rực rỡ, vui tươi. những sắc màu tươi

sáng thường giúp trẻ phát triển trí óc và khả năng sáng tạo. Với độ tuổi thanh niên
thì màu sắc phải trẻ trung, sôi động, hưng phấn, đặc biệt là các màu nóng như đỏ,
hay các màu chói hoặc xanh tươi thường phù hợp với thị hiếu trẻ trung, mới lạ của
lứa tuổi này. Người cao tuổi thì ngược lại, họ thường có sở thích ổn định nên
thương lựa chọn những màu trầm tối như nâu, nâu đen vì nó mang lại cảm giác
tĩnh lặng, suy tư.
Đa số đối với phái nữ thì những màu tím nhạt, hồng phấn là lựa chọn hàng
đầu vì nó đem tới cảm xúc lãng mạn, hẹ nhàng. Còn đối với phái nam, thì bao bì
thường sử dụng màu xanh đậm, đỏ đun… bởi nó tượng trưng cho sức mạnh và
nam tính.
Màu sắc bao bì có thể tác động rất lớn đến nhận thức của khách hàng, mỗi
sản phẩm đều có liên hệ nhất định với màu sắc nào đó, nhất là các sản phẩm nổi
tiếng thường được nhớ tới và đựơc nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là màu sắc. Các
quý bà nội trợ, các bà nhớ tới cái gì khi nhắc đến bột ngọt Ajinomoto? Chắc hẳn
câu trả lời sẽ là: “chỉ có hiệu tô đỏ”. Còn các quý ông, điều gì khiến các ông nhớ
nhất khi chúng ta nói về hãng bia Heiniken, một hãng bia hàng đầu thế giới? Phải
chăng chính là ở màu xanh của những cái chai?
Màu sắc trong bao bì là yếu tố quan trọng tạo dựng nên giá trị thương hiệu
của công ty. Nó còn giúp người tiêu dùng nhận biết, đánh giá, phân loại sản phẩm
để từ dó có những quyết định lựa chọn cho mình.
Ví dụ: cùng là sản phẩm film chụp ảnh, nhưng nhìn thấy màu vàng, khách
hàng sẽ biết đó là film của hãng Kodak, nhìn màu xanh, khách hàng sẽ biết là sản
phẩm film của hãng Fuji. Lấy một ví dụ khác với nước giải khát có ga thì Cocacola
có màu bao bì ấn định là màu đỏ, Fanta là màu cam, còn Sprite lại là màu xanh.
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

19


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh


SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Sự biến tấu trong màu sắc thể hiện sự độc đáo của sản phẩm sẽ đem đến
cho nhà sản xuất sự thành công trong chiến lược quảng cáo, mà ở đó màu sắc trong
bao bì đã trở thành những câu khẩu hiệu ”Ajinomoto: chỉ có hiệu tô đỏ”, hay:
“Enlene trắng cho con, còn Enlene vàng cho mẹ”.
Không những thế, màu sắc còn mang tính quy ước thể hiện quy cách cho
sản phẩm. Các hãng thuốc lá đã lấy màu xanh tự nhiên hay xanh nhạt để quy định
cho loaị thuốc nhẹ có vị bạc hà, các hãng rượu nổi tiếng lấy màu nâu đậm hay đen
tuyền để quy định cho những loại rượu nặng.
Việc thay đổi mẫu mã hàng hoá là rất cần thiết nhưng những công ty giàu
kinh nghiệm tối kỵ thay đổi màu sắc đột ngột trên bao bì, nhãn mác hay màu sắc
sản phẩm. Duy trì một loại màu sắc nhất định có liên hệ mật thiết với lòng tin của
khách hàng đối với công ty.
Mọi người tìm đến cái đẹp thông qua màu sắc. Các nhà sản xuất đáp ứng
thị hiếu làm đẹp thông qua màu sắc. Tuy nhiên, màu sắc trong bao bì không chỉ
làm cho sản phẩm nổi bật, thu hút sự chú ý của mọi người mà nó còn có nhiệm vụ
kết nối các mặt với nhau (đối với sản phẩm đồ hộp), tạo nên bố cục chặt chẽ, vững
chắc cho sản phẩm.
Bao bì là phần che chắn, bảo vệ cho sản phẩm. Chính vì thế, nhiệm vụ của
bao bì còn là nêu bật nội dung, giới thiệu cho khách hàng sản phẩm bên trong nó.
Có nhiều cách để thể hiện:
Dùng hình ảnh minh hoạ là biện pháp đạt hiệu quả rõ ràng, chính xác nhất.
Tuy nhiên, nó chỉ như một dạng mô phỏng cứng nhắc, gây hiệu qủa thẩm mỹ thấp
(vỏ hộp mì có hình bát mì).
Dùng màu sắc biểu cảm của sản phẩm kết hợp với những hình ảnh đặc sắc
để gợi cảm giác nói lên tính chất của sản phẩm. Nó tạo được hiệu quả thẩm mỹ cao
bởi sự chủ động sử dụng màu sác cũng như ý đồ của người thiết kế. Ví dụ: giấy gói
màu hồng cho kẹo dâu, màu trắng ngà cho kẹo sữa, màu nâu cho kẹo sôcola…

Dùng phương pháp tạo khoảng trống hay còn gọi là cửa sổ trong thiết kế
bao bì, để lộ những sản phẩm bên trong. Phương pháp này sử dụng được với
những sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc độc đáo, hấp dẫn, chịu được ánh sáng (ví
dụ: vỏ hộp bút chì màu, vỏ hộp mỹ phẩm…)
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

20


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Màu sắc bao bì cũng có nhịp điệu, trạng thái nên đôi khi ở từng thiết kế,
màu sắc có chỗ chói chang rực rỡ, song cũng có những khoảng màu lặng được coi
là khoảng nghỉ mắt. Trong những trường hợp như vậy, thì những mảng đen trắng
và những sắc màu êm dịu được sử dụng nhiều hơn cả.
Trang web www. Cacoloun.com/rescarsoh.html cho rằng tất cả mọi người
đều có sự đánh giá trong tiềm thức về một môi trường, một người, một vật nào đó
trong vòng 90 giây đầu tiên và khoảng 62 đến 90% của việc đánh giá đó chỉ dựa
trên màu sắc. Màu sắc với thế mạnh của mình đã trở thành đối tượng sử dụng quan
trọng của nhà thiết kế. Hơn ai hết, người thiết kế cần phải hiểu rõ tính biểu cảm
của màu sắc để cân nhắc, sử dụng màu sắc sao cho hợp lý nhất. Những câu hỏi
thường xuyên được đặt ra là: thiết kế cho sản phẩm gì? phục vụ cho đối tượng
nào? và màu sắc thiết kế phải sử dụng như thế nào? Màu sắc trên bao bì phải đạt
được sức căng, tạo được nhịp điệu phải có sự liên kết với hình với chữ trên cùng
một thiết kế, phải ấn định được nó trong một tổng thể chung. Có như vậy, ta mới
xây dựng được một bao bì mang giá trị thẩm mỹ cao trở thành biểu tượng cho mỗi
thương hiệu. Với vai trò to lớn như vậy, màu sắc chính là phần hồn sáng tạo nên vẻ
2.2.


đẹp trong thiết kế bao bì sản phẩm
Chất liệu trong thiết kế bao bì
Từ thời xa xưa, con người đã biết đến bao bì. Tuy nhiên, bao bì lúc đó chỉ
đơn thuần là cái vỏ bọc bên ngoài, chất liệu còn thô sơ, chưa có sự tìm tòi sáng tạo
mà chủ yếu được lấy sẵn từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, da thú gói bọc sơ sài,
vụng về….
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ vật liệu,
chất liệu bao bì ngày càng trở nên phong phú, cải tiến và được ứng dụng rộng rãi,
đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ cũng như kinh tế.
Bao bì là một phương tiện có chức năng bảo vệ hàng hoá chống lại những
ảnh hưởng có hại trong suốt cuộc hành trình lưu thông, phân phối từ khu vực sản
xuất đến khu vực tiêu dùng. Trong qúa trình đó, hàng hoá thương phẩm chịu rất
nhiều yếu tố tác động bên trong lẫn bên ngoài làm ảnh hưởng đến giá trị chung và
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

21


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

giá trị sử dụng của nó. Vì vậy, ngay từ khâu sản uất, những biện pháp nhằm làm
cho hàng hoá không bị mất mát về chất lượng lẫn số lượng phải được nghĩ tới. Đấy
chính là chức năng quan trọng nhất của bao bì mà chức năng này lại phcụ thuộc rất
nhiều vào chất liệu tạo ra chúng.
Chất liệu rất quan trọng trong thiết kế bao bì, mỗi loại sản phẩm tuỳ theo
tính chất, ý đồ của nhà thiết kế mà sẽ được sử dụng những loại chất liệu bao bì
khác nhau. Để bảo quản các loại dầu mỡ, cần những loại bao bì ít xốp nhất vì dầu

mỡ dễ thấm qua bao bì gây hao hụt. Các loại đồ hộp cần những bao bì kín, còn đối
với các loại rau quả, khi bảo quản còn diễn ra quá trình sinh hoá cần để trong
những bao bì có thể thông khí được. Chính vì thế, khi tạo dáng, thiết kế, nhà sản
xuất và người hoạ sỹ phải lựa chon chất liệu có những yếu tố phù hợp với mặt
hàng mình định bao gói.
Về mặt cấu trúc, chất liệu sẽ tạo được bộ khung, bộ xương cho bao bì. Hình
dáng của bao bì được quyết định bởi chất liệu.
Về mặt thẩm mỹ và kinh tế: Bao bì phục vụ hoạt động thương mại gắn liền
với quá trình sản xuất, in ấn. Vì vậy, tìm hiểu những chất liệu phục vụ hoạt động
trong lĩnh vực thiết kế bao bì sẽ giúp người hoạ sỹ có một cái nhìn toàn diện về
công việc của mình và có những sáng tạo không ngừng nhằm nâng cao chất liệu
bao bì mà vẫn có thể hạn chế được giá sản phẩm.
Không những thế, chất liệu cũng là một trong những yếu tố vật chất biểu
đạt tình cảm rất lớn. VD: cùng là giấy gói hàng, nhưng loại giấy nhám, sần lại đem
đến cho ta cảm giác khác hẳn với loại giấy trơn nhẵn…
Mỗi loại chất liệu có ngôn ngữ biểu đạt cảm giác riêng, đó chính là những
ưu điểm mà chất liệu đem lại trong thiết kế bao bì. Đến nay, con người vẫn không
ngừng tìm tòi, sáng tạo ra chất liệu phục vụ cuộc sống.
2.3.

Ứng dụng màu sắc và chất liệu trong thiết kế bao bì ở một số công ty

Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

22


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu


2.3.1. Ứng dụng màu sắc của công ty Ajinomoto
Cùng với cuộc sống hiện đại, nhu cầu thẩm mỹ của công chúng ngày càng
được nâng cao. Để đáp ứng thị hiếu thẫm mỹ đó, việc thay đổi bao bì nhãn mác sao
cho đẹp là điều cần thiết, là quy luật tất yếu của sản xuất hàng hoá. Việc xây dựng
những biểu tượng màu sắc trong thiết kế sản phẩm không nằm trong quy luật
chung đó.
Bao bì sản phẩm bột ngọt Ajinomoto hay “chỉ có hiệu tô đỏ” đó là biểu
tượng màu sắc mà Ajinomoto xây dựng. Màu sắc đó không hề thay đổi theo thời
gian, sắc đỏ thể hiện sự vững bền của công ty và của sản phẩm. Đó là vẻ đẹp
không thay đổi, nó ăn sâu vào tâm trí của những thế hệ tiếp theo, từng bước nhịp
nhàng cùng con người bước vào kỷ nguyên mới. Từ đó, nhà sản xuất như muốn
nói chất lượng của sản phẩm thật tuyệt vời, nó sẽ tồn tại với thời gian. Tùy từng
tiêu chí đưa ra của nhà sản xuất mà màu sắc trong sản phẩm có sự thay đổi. Ta có
thể bắt gặp trên thị trường những biểu tượng màu như trên: đó là biểu nhãn vàng
của chè Lipton, màu đỏ của Coca Cola…(Hình 2.3.1a, hình 2.3.1b)
Xây dựng biểu tượng màu sắc là một hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất
cho mỗi một sản phẩm. Đó là hình thức không mấy dễ dàng cho nhà sản xuất bởi
rất nhiều yếu tố tác động. Cùng với thời gian, sản phẩm phải được người tiêu dùng
chấp nhận, nên khi chọn màu biểu tượng đòi hỏi người họa sỹ phải có tầm nhìn sao
cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại trong con mắt của người tiêu dùng.
2.3.2. Vài nét về công ty mì Miliket
Miliket là một công ty kinh doanh mì ăn liền, cung ứng trong cả nước và
xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty sản xuất và kinh doanh các mặt hàng lương thực
thực phẩm chế biến bún, gạo, cháo ăn liền, phở, miến, mì các loại….hiệu
MILIKET. Ngoài ra, công ty cũng sản xuất thùng carton, bao bì giấy phục vụ cho
đóng gói sản phẩm của công ty.
Sản phẩm mì Miliket luôn được tín nhiệm, nhiều loại mì được tặng thưởng
huy chương vàng các kỳ hội chợ, triển lãm, nhiều năm liền được bầu chọn vào
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì


23


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

TOPTEN và Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay công ty đã tổ chức được
hơn 600 mạng lưới phân phối khắp cả nước, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của
khách hàng trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường như Đông Âu, Châu
Âu, Châu Á… (Hình 2.3.2a, hình 2.3.2b)
2.3.3. Nội dung bài thể hiện
Để khuếch trương thương hiệu và ngày càng đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng
hoá, đòi hỏi phải có sự đầu tư vào thiết kế quảng cáo, đặc biệt là thiết kế bao bì để
có thể tiếp cận với khách hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Thiết kế quảng
cáo cho Miliket cần phải hiểu đặc trưng, phương thức hoạt động và chiến lược
trong kinh doanh của công ty. Việc tìm hiểu về các yếu tố trong thiết kế bao bì, đặc
biệt là màu sắc và chất liệu đã cho người viết những kiến thức bổ ích, không những
giúp công việc thiết kế bao bì cho công ty Miliket được thuận lợi mà còn thu được
những kết quả nhất định trong hệ thống sản phẩm đặc trưng của đồ hoạ quảng cáo .
Với đặc trưng là một công ty sản xuất lương thực, để thể hiện được tính
ngon lành, hấp dẫn, người làm đã chọn hai màu đỏ và vàng là gam màu nóng làm
sắc màu chủ đạo xuyên suốt cụm bài.
Khi bắt tay vào đề tài, người làm đã đặt ra câu hỏi : Làm cho sản phẩm gì?
Phục vụ cho đối tượng nào? Và làm như thế nào? Từ đó đưa ra những nhận định về
tính thực tiễn của đề tài, tìm ra được các phương án thiết kế logo, áp phích, bao bì
và các phần phụ kiện khác sao cho phù hợp với ý tưởng và mong muốn mà đề tài
đặt ra.



Thiết kế logo ( biểu trưng )
Logo là những tín hiệu, kí hiệu có chức năng thông tin thể hiện một đối
tượng hoặc một ý niệm nào đó trong cuộc sống, diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ
ước lệ, ẩn dụ.Trong hoạt động của bất kỳ một công ty sản xuất hay tổ chức nào,
logo cũng giữ vai trò như một hình ảnh đặc trưng, xuyên suốt nên thiết kế logo là
bước đi quan trọng hàng đầu đối với nhà thiết kế.

Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

24


GVHD: TS. Nguyễn Văn Minh

SVTH: Nguyễn Thị Hồ Thu

Có nhiều dạng logo: logo có cấu trúc bằng chữ cái; logo có cấu trúc bằng
tên hãng; cấu trúc bằng chữ tắt; cấu trúc bằng hình ảnh ẩn dụ, ký hiệu; cấu trúc
tổng hợp. Logo được thiết kế phải tuân theo các điều kiện sau:
1*Phải thích hợp về mặt văn hoá.
2*Một logo phải chứa đựng hình ảnh mong muốn và bộc lộ bản chất các

hoạt động của công ty và thể hiện các mục tiêu thương mại của tổ chức mà nó biểu
trưng .
3*Phải là một phương tiện thông tin về thị giác.
4*Phải cân bằng về thị giác (bằng màu sắc).
5*Logo thể hiện nhịp điệu tỷ lệ.
6*Phải hài hoà về mặt kiểu dáng.
7*Phải mang tính mỹ thuật, thanh nhã, chân phương và có một tiêu điểm .

8*Cần bao gồm những mẫu tự thích hợp để góp phần thể hiện ý đồ thông

điệp một cách hợp lý và minh bạch.
Áp dụng những kiến thức trên, người thiết kế đã sử dụng chính tên của
công ty để nghiên cứu ,cách điệu, làm thành logo cho công ty mì Miliket .Nhằm
nói lên tính chất đặc trưng của công ty là chuyên sản xuất lương thực, người thiết
kế đã đưa màu đỏ vào logo, nhằm gợi sự ngon miệng, hấp dẫn cho người xem.
Trong một tổng thể gồm các chữ đặt ngay ngắn của cụm từ “Miliket”, thể hiện cho
sự nghiêm túc trong kinh doanh , sản xuất của công ty, ngưòi viết đã cách điệu chữ
“e” giống như một sợi mì mang màu vàng, được lấy từ màu của chính sản phẩm
làm điểm nhấn, như một tín hiệu gợi cho ngưòi xem nhận ra đặc trưng của công ty.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các công ty, thương hiệu, sản
phẩm ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó đã thúc đẩy thiết kế đồ hoạ, đặc biệt là
thiết kế bao bì trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tạo
dáng cho bao bì là một phần không thể thiếu trong công việc thiết kế của các hoạ
Màu sắc và chất liệu – Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

25


×