Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NÂNG CẤP ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRONG ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

***o0o***

VŨ ĐỨC TUẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NÂNG CẤP ĐƯỜNG
BÊ TÔNG XI MĂNG TRONG ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH,
TỈNH BẮC NINH

Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số:
Chuyên sâu: Xây dựng sân bay

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN XUÂN ĐÀO
NGƯỜI PHẢN BIỆN
1: ………………………….
2: ………………………….

HÀ NỘI - 2015


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện

Vũ Đức Tuấn

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

1


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian học tập, nghiên cứu, với sự giúp đỡ của các thầy cô Trường
Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, em đã hoàn thành chương trình cao học
chuyên ngành xây dựng đường sân bay khóa 21.1 và hoàn thành luận văn Thạc sỹ
Khoa học kỹ thuật “Nghiên cứu giải pháp thiết kế nâng cấp đường bê tông xi
măng trong địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng cám ơn đến Ban giám hiệu,
Phòng đào tạo sau đại học, Khoa công trình - Trường đại học Giao thông vận tải
Hà Nội, các cán bộ quản lý và toàn thể quý thầy cô tham gia giảng dạy đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo GS.TS.

Nguyễn Xuân Đào đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em nghiên cứu đề tài, hiệu
chỉnh và hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng giao thông Bắc Ninh, Ban Lãnh đạo công ty, các đồng nghiệp và gia đình
đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2015
Học viên

Vũ Đức Tuấn

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

2


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

1

LỜI NÓI ĐẦU

2

MỤC LỤC


3

PHẦN MỞ ĐẦU

6

1. Tính cấp thiết của đề tài

6

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8

4. Phương pháp nghiên cứu

8

5.

9

Kết cấu của luận văn

CHƯƠNG I

HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRONG ĐỊA BÀN

10

THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử tỉnh Bắc Ninh
a)Vị trí địa lý
b) Lịch sử tỉnh Bắc Ninh

10
10
12

1.2. Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh

14

1.3. Mạng lưới giao thông thành phố Bắc Ninh

15

a) Đường sắt

15

b) Đường bộ

16

c) Đường thủy


20

1.4. Hiện trạng các đoạn đường bê tông xi măng đã xuống cấp

22

CHƯƠNG II
MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG CÓ THỂ ÁP
DỤNG CHO VIỆC NÂNG CẤP MẶT ĐƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ
BẮC NINH
2.1.

Một số vấn đề chung trong xây dựng mặt đường

24

24

2.1.1. Định nghĩa mặt đường

24

2.1.2. Các loại kết cấu mặt đường

24

2.1.3. Yêu cầu của mặt đường

27


2.1.4. Nguyên lý sử dụng vật liệu làm mặt đường

28

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

3


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

2.1.5. Trình tự chung xây dựng mặt đường
2.2.

Xây dựng mặt đường bê tông nhựa

31
32

2.2.1. Phân loại

32

2.2.2. Yêu cầu chung về vật liệu

33


2.2.3. Mặt đường láng nhựa

35

2.2.4. Mặt đường thấm nhập nhựa

37

2.2.5. Mặt đường bê tông nhựa

38

2.3.

Xây dựng mặt đường bê tông xi măng

43

2.3.1. Khái niệm chung

43

2.3.2. Yêu cầu về vật liệu

44

2.3.3. Mặt đường BTXM đổ tại chỗ

47


CHƯƠNG III
NGHIÊN CỨU CẢI TẠO CÁC ĐOẠN ĐƯỜNG BTXM ĐÃ XUỐNG
CẤP TRONG ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH
3.1.

Mục tiêu và hiệu quả của việc nâng cấp cải tạo các tuyến đường
đô thị trong địa bàn thành phố

51
51

3.1.1. Mục tiêu

51

3.1.2. Hiệu quả

51

3.2.

Hiện trạng các đoạn đường đô thị đã xuống cấp và đề xuất
phương án cải tạo, nâng cấp.

53

3.2.1 Đánh giá mức độ hư hỏng mặt đường

53


3.2.2 Lựa chọn phương án nâng cấp cải tạo

63

CHƯƠNG IV

65

ÁP DỤNG PHƯƠNG ÁN ĐỂ CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG NGÔ
MIỄN THIỆU, PHƯỜNG TIỀN AN, TP. BẮC NINH.
5.1.

Đặc điểm hiện trạng

65

5.2.

Quy mô thiết kế

66

5.3.

Phương án nâng cấp cái tạo

67

5.4.


Thiết kế chi tiết

67

5.5.

Đánh giá tác động môi trường

72

5.5.1. Mục đích

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

72

4


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

5.5.2. Đánh giá tác động môi trường

72

5.5.3. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

73


5.6.

Tổng mức đầu tư xây dựng

74

5.7.

Tổ chức thi công

74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

80

Tài liệu tham khảo

81

PHỤ LỤC KHỐI LƯỢNG XÂY CÔNG TRÌNH

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

5



Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

Bắc Ninh có 5 quốc lộ chạy qua là tuyến Quốc lộ 1A (chạy từ Hà
Nội lên Lạng Sơn), tuyến Quốc lộ 18 (Nội Bài - Hạ Long- Cảng Cái Lân - Móng
Cái), tuyến Quốc lộ 38 từ thành phố Bắc Ninh đi Hà Nam. Cao tốc quốc lộ 3 mới
Hà Nội - Bắc Ninh - Thái Nguyên. Quốc lộ 18B được nâng cấp theo Quyết định
số 2546/QĐ-BGTVT từ tỉnh lộ 282 đoạn (Quế Võ - Gia Bình - Thuận Thành
thuộc tỉnh Bắc Ninh) nối Quốc lộ 18 (tại Quế Võ) với Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải
Phòng) tại Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (cách cầu vượt Thanh Trì
khoảng 2 km). Ngoài ra, Quốc lộ 5 nằm liền kề với Bắc Ninh. Cùng với quy
hoạch vành đai 3, 4 của Hà Nội đều đi qua hầu hết các huyện, thị xã, thành phố
của tỉnh Bắc Ninh tạo ra một mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn giữa Hà
Nội với Bắc Ninh, và giữa Bắc Ninh với các tỉnh lân cận. Trong tỉnh có các tỉnh
lộ như 179,276, 280, 281, 283, 285, 287, 291, 295 kết nối các địa phương trong
tỉnh với nhau.
Hơn nữa, Bắc Ninh là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác
kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan
tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch. Quốc lộ 1, quốc lộ 18,
quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn. Trong khi đó hệ
thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt
phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước và
nhân dân cùng làm đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai
thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong
vùng, giữa thành thị và nông thôn. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 375 km
đường quốc lộ trải nhựa. 290 km đường tỉnh lộ phần lớn được trải nhựa và hơn
3000 km đường huyện, đường xã, đường thôn xóm trong đó có gần 2000km được
trải bê tông và lát gạch.

Công trình đường ô tô gắn với địa hình tự nhiên, trải dài trên diện rộng, kinh
phí xây dựng lớn, thời gian thực hiện dự án dài, liên quan đến nhiều yếu tố từ
bước lập dự án đến bước thiết kế bản vẽ thi công và khi thi công hoàn thành đưa
Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

6


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

vào khai thác sử dụng. Công trình đường ô tô chịu ảnh hưởng sâu sắc và rõ nét
nhất là các yếu tố điều kiện địa chất thủy văn, hoạt động của dân cư, tác động của
môi trường...
Khi triển khai dự án đường ô tô sẽ kéo theo rất nhiều tác động đến môi
trường xung quanh, có những tác động có tính tích cực cũng có tác động có tính
tiêu cực. Do vậy trong quá trình đầu tư xây dựng cần phải quan tâm đến chất
lượng từng khâu một, trong đó thiết kế bản vẽ thi công là khâu thiết kế cuối cùng
trước khi triển khai thi công tuyến trên thực địa.
Do nhiều yếu tố tác động, trong địa bàn thành phố Bắc Ninh còn một số
đoạn đường mặt bê tông xi măng hiện nay đã xuống cấp, hư hỏng nặng, các tấm
bê tông bị bong bật bề mặt, cong vênh, đọng nước, đặc biệt là sự dịch chuyển của
các tấm bê tông tại vị trí các khe co dãn gây mất an toàn cho các phương tiện
tham gia giao thông, giảm độ êm thuận, gây mất mỹ quan đô thị và gián tiếp ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Vì vậy, việc xử lý nhanh chóng những đoạn đường hư hỏng này là việc
làm cần thiết hiện nay, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả khai thác, tăng sự êm
thuận cho các phương tiện tham gia giao thông qua các đoạn đường này mà còn
tạo tiền đề cho sự phát triển của thành phố Bắc Ninh nói riêng và trên toàn tỉnh

Bắc Ninh nói chung trong tương lai.
Từ những thực tế này, cùng với những kiến thức đã được học và nghiên cứu
tại trường Đại học Giao Thông Vận Tải, tác giả mạnh dạn đề xuất tham gia
“Nghiên cứu giải pháp thiết kế nâng cấp đường bê tông xi măng trong địa
bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”và chọn đây làm đề tài thực hiện trong
Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đánh giá hiệu quả, lựa chọn phương án,
giải pháp phù hợp nhất để nâng cấp,cải tạo đường bê tông xi măng cũ đã xuống

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

7


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

cấp tại các tuyến đường đô thị trong địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh,
nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao độ êm thuận cho các phương tiện
khi tham gia giao thông qua các đoạn đường này.
Đề tài sẽ tập trung vào phương án sử dụng mặt đường bê tông nhựa , trên
nền là mặt bê tông xi măng đã xuống cấp, sau khi đã được xử lý, gia cố với các
nội dung chính là khảo sát hiện trạng, chứng minh tính hiệu quả và sự phù hợp
của phương án với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và đề xuất các biện pháp thi
công hợp lý..
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Các trục đường đô thị chính, có mặt đường làm bằng bê tông xi măng bị hư
hỏng, xuống cấp trong địa bàn thành phố Bắc Ninh.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra, thăm dò khảo sát hiện trạng, thu thập thông tin, số
liệu từ tài liệu tham khảo, văn bản, nghị quyết của địa phương. Đánh giá, phân
tích, xử lý số liệu thu thập được, rút ra những nhận xét có tác dụng cho việc tìm
phương án giải quyết.
Phương pháp kế thừa kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học đã được
thực hiện, các dự án có liên quan đã và đang triển khai.
Tham khảo kiến thức trong các quy trình, quy phạm, tài liệu tham khảo,
sách tham khảo, đúc kết, áp dụng vào thực tiễn. Đối chiếu, tiếp thu những kinh
nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước, đề xuất giải pháp
Phương pháp so sánh tính khả thi với các phương án khác.
Phương pháp áp dụng thí điểm và đánh giá hiệu quả thực tế.
5. Kết cấu của luận văn:
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các phần:
Phần mở đầu
Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

8


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

Chương I: Hiện trạng mạng lưới đường đô thị trong địa bàn thành phố Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Chương II: Một số công nghệ xây dựng mặt đường có thể áp dụng cho
việc nâng cấp mặt đường tại thành phố Bắc Ninh.
Chương III: Nghiên cứu cải tạo các đường bê tông xi măng đã xuống cấp
trong địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Chương IV: Áp dụng phương án để cải tạo tuyến đường Ngô Miễn Thiệu,
phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG I:
HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRONG ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

9


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

1.1.

Trường ĐH GTVT Hà Nội

Vị trí địa lý, điều kiền tự nhiên và lịch sử tỉnh Bắc Ninh:

a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam
giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía
Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh:
Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và
thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2010 tỉnh Bắc Ninh có diện
tích tự nhiên 823km2 với tổng dân số 1.038.229 người.
Vùng đất trù phú nơi đây khi xưa vốn là “xứ Kinh Bắc”, nổi tiếng với

nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian phong phú diễn ra hàng năm. Vào năm
1822, xứ Kinh Bắc được Nhà Nguyễn đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng
10.1962, theo Nghị quyết của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh
Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Từ đó “Bắc Ninh” chỉ
còn là tên của một đơn vị hành chính trong tỉnh Hà Bắc và có tên gọi là Thị xã
Bắc Ninh. Sau đó, đến ngày 6.11.1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa 9 kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tái lập tỉnh Bắc Ninh.
Nhìn từ vệ tinh, tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông
Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền
núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầu. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hai hệ thống
sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một
mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và
nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài
ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt
của dân cư trong tỉnh.
Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các
tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà
Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế,
văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không
Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

10


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi
miền trong cả nước.

Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng,
nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những miền
quê “địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch
sử, văn hóa. Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian
gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, các làn điệu dân ca
quan họ không những đã trở thành di sản văn hóa của cả nước mà còn vượt qua
mọi không gian, thời gian đến với bạn bè quốc tế.
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế
hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở
thành một trung tâm kinh tế- văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng
cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải
Phòng-Quảng Ninh. Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp
nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ…
cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận. Cùng
với việc khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công truyền thống, Bắc Ninh
đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng
hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thành các khu công nghiệp tập trung,
cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản
phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nước và xuất khẩu. Song song với
việc phát triển công nghiệp, Bắc Ninh đang tập trung khai thác hiệu quả diện tích
đất nông nghiệp- nguồn tài nguyên đất chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiênbằng việc hình thành và phát triển các vùng cây, con có giá trị thương mại theo
hướng chuyên canh. Tỉnh đang từng bước đưa chăn nuôi trở thành một ngành
chính tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, góp
phần làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng hiện đại hóa.

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

11



Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và những truyền thống
nhân văn tốt đẹp, kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội
phát triển trong thời đại mới, Bắc Ninh đang từng bước khẳng định vị thế của
mình trong khu vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Bắc
Ninh còn tiến nhanh và vững chắc hơn nữa trong bước đường hội nhập, xây dựng
một xã hội văn minh hiện đại.
b) Lịch sử tỉnh Bắc Ninh:
Dưới các triều đại phong kiến trước đây, tỉnh Bắc Ninh được gọi là Kinh
Bắc mà lịch sử đã để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật
thể và phi vật thể với hệ thống thành quách ở thị xã Bắc Ninh, phòng tuyến sông
Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lý chống lại các thế lực ngoại bang
phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh Thị Cầu, Dâu Keo ... và đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội
mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đình Bảng ...
- Từ năm 1822 xứ Kinh Bắc được nhà Nguyễn đổi tên gọi thành tỉnh Bắc
Ninh, sau 2 năm trấn thành Bắc Ninh, thuộc thị xã Bắc Ninh ngày nay, được xây
dựng lại bằng đá ong và hiện diện vị thế của mình bằng cột cờ cao 17m.
- Dưới thời Pháp thuộc vào năm 1931 thị trấn Bắc Ninh được đổi tên thành
tỉnh Bắc Ninh. Thị xã Bắc Ninh được tổ chức thành một cứ điểm trọng yếu về
quân sự của Bắc Kỳ và là một trung tâm chính trị, kinh tế vùng.
- Năm 1938 thị xã Bắc Ninh được xếp vào thành phố thứ 5 của xứ Bắc Kỳ
sau các đô thị: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và
thị xã Hải Dương.
- Sau hoà bình lập lại năm 1954, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Bắc
Ninh nói riêng tiếp tục duy trì sự phát triển kinh tế suốt quá trình xây dựng chính
quyền nhân dân và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc


Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

12


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

- Vào năm 1963 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh
Hà Bắc. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở
thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm
kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với
thủ đô Hà Nội.
- Đến năm 1996 tỉnh Hà Bắc lại được chia lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 15 - 11 1996). Từ đó thị xã Bắc Ninh lại trở thành thị xã của tỉnh Bắc Ninh mới.
Từ đó đến nay Bắc Ninh đã phát triển không ngừng bộ mặt đô thị hoá của
tỉnh mà tiêu biểu là việc xây dựng mới:
Khu vực hành chính và các khu dân cư mới ở thị xã Bắc Ninh.
Cải tạo và phát triển mạnh bộ mặt trung tâm của các thị trấn huyện lỵ, nhất
là thị trấn Từ Sơn.
Đang hình thành và phát triển một số khu công nghiệp tập trung quan trọng
như khu công nghiệp Từ Sơn, Quế Võ.
Hệ thống kỹ thuật hạ tầng được cải tạo và nâng cấp đáng kể nhất là QL 1A,
QL 1B, QL 18, QL 38, và 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dải trên 350 km. Các hệ
thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước, cấp điện cũng được đầu tư đáng kể.
Hệ thống di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Kinh Bắc xưa nhất loạt đã
được khôi phục, bảo tồn và phát triển có hiệu quả thu hút khách du lịch thập
phương.
Ngoài ra với hàng trăm ngành nghề khác nhau của tỉnh Bắc Ninh cũng được

khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhiều thi tứ
trên sông Dân, ở Đông Hồ, Đình Bảng, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê, Nội
Duệ...
Nơi sinh thành dân tộc và nền tảng văn hiến Việt Nam

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

13


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

Bắc Ninh Kinh Bắc xưa là vùng đất phía bắc của kinh thành Thăng Long
Đông Đô Hà Nội ngày nay, là vùng đất trung tâm của châu thổ sông Hồng. Bắc
Ninh còn là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ, bộ tạo cho xứ
Bắc sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá với một vị trí đặc biệt trong lịch sử
dân tộc và văn hoá Việt Nam.
1.2. Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh:
Bắc Ninh có 5 Quốc lộ chạy qua là tuyến Quốc lộ 1A (chạy từ Hà
Nội lên Lạng Sơn), tuyến Quốc lộ 18 (Nội Bài - Hạ Long- Cảng Cái Lân - Móng
Cái), tuyến Quốc lộ 38 từ thành phố Bắc Ninh đi Hà Nam. Cao tốc quốc lộ 3 mới
Hà Nội - Bắc Ninh - Thái Nguyên. Quốc lộ 18B được nâng cấp theo Quyết định
số 2546/QĐ-BGTVT từ tỉnh lộ 282 đoạn (Quế Võ - Gia Bình - Thuận Thành
thuộc tỉnh Bắc Ninh) nối Quốc lộ 18 (tại Quế Võ) với Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải
Phòng) tại Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (cách cầu vượt Thanh Trì
khoảng 2 km). Ngoài ra, Quốc lộ 5 nằm liền kề với Bắc Ninh. Cùng với quy
hoạch vành đai 3, 4 của Hà Nội đều đi qua hầu hết các huyện, thị xã, thành phố
của tỉnh Bắc Ninh tạo ra một mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn giữa Hà

Nội với Bắc Ninh, và giữa Bắc Ninh với các tỉnh lân cận. Trong tỉnh có các tỉnh
lộ như 179,276, 280, 281, 283, 285, 287, 291, 295 kết nối các địa phương trong
tỉnh với nhau.
Hơn nữa, Bắc Ninh là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác
kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan
tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch. Quốc lộ 1, quốc lộ 18,
quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn. Trong khi đó hệ
thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt
phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước và
nhân dân cùng làm đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai
thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong
vùng, giữa thành thị và nông thôn. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 375 km
Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

14


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

đường quốc lộ trải nhựa. 290 km đường tỉnh lộ phần lớn được trải nhựa và hơn
3000 km đường huyện, đường xã, đường thôn xóm trong đó có gần 2000km được
trải bê tông và lát gạch.
Về đường sắt, Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng chạy qua
và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long (Quảng Ninh) đang được xây
dựng.
Về đường thủy, Bắc Ninh có hệ thống sông Cầu, sông Thái Bình và sông
Đuống nối ra sông Hồng; các sông nhỏ như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu,
sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê (đang được nâng cấp để thoát nước cho

thành phố), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Cảng nội địa, Bắc Ninh có 5 cảng: Cảng Đáp Cầu,Cảng Á Lữ, Cảng Đức
Long, Cảng Bến Hồ, Cảng Kênh Vàng.
Về đường hàng không, Bắc Ninh nằm liền kề với Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Từ trung tâm Tp.Bắc Ninh đến Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 30 km được nối
bằng QL 18.
1.3. Mạng lưới đường đô thị Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh:
- Giao thông đối ngoại:
a) Đường sắt:
Tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn khổ 1m chạy qua thành phố Bắc Ninh
có chiều dài 8750m, chia Thành phố Bắc Ninh thành hai khu vực Đông và Tây.
Dọc theo tuyến qua thành phố có 2 ga: ga hành khách ở trung tâm cũ và ga Thị
Cầu là ga hàng hóa, chiều dài ga 600m.

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

15


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

( Hiện trạng đường sắt đoạn qua địa phận Thành phố Bắc Ninh)

( Hình ảnh ga Bắc Ninh)
b) Đường bộ:
Quốc lộ 1A cũ (hiện tại là TL295B) chạy song song với đường sắt về phía
Đông, đoạn qua thành phố có chiều dài 9020m. Đoạn ngoài trung tâm Thành phố


Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

16


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

có mặt cắt đường rộng 7m, nền rộng 12m, đoạn chạy qua trung tâm có mặt đường
12m hè hai bên mỗi bên 4m đến 5m.

Quốc lộ 1 mới: Là tuyến đường mới được xây dựng, đoạn qua Thành phố có
chiều dài 11850m, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 120.

Quốc lộ 18: Đoạn qua Thành phố có chiều dài 4070m, nối Thành phố Bắc
Ninh với Thành phố Hạ Long, hiện đã được nâng cấp, chất lượng tốt.

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

17


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

( Quốc lộ 18 đoạn qua cầu vượt Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh)

( Quốc lộ 18 giao cắt với đường Lý Thái Tổ trung tâm Thành phố Bắc Ninh)


Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

18


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

Quốc lộ 38 đi Tân Chi: Đoạn qua Thành phố có chiều dài 2870m, hiện đã
được nâng cấp chất lượng tốt.

(Quốc lộ 38 đoạn giao cắt với đường Lê Thái Tổ, Thành phố Bắc Ninh)

Hiện nay Thành phố Bắc Ninh có 1 bến xe ở trung tâm Thành phố.

( Hình ảnh bến xe Bắc Ninh)

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

19


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

b) Đường thủy:
Dọc sông Cầu là hệ thống cảng chuyên dùng, độ sâu sông 1,4m đến 3,0m,

dùng cho tàu và xà lan có tải trọng 300 – 400 tấn, bao gồm:
+ Cảng nhà máy kính Đáp Cầu, công suất 0,3-0,5 TR.T/năm
+ Cảng Trung Ương: cảng than công suất 0,3 TR.T/năm
+ Cảng địa phương: cảng vật liệu xây dựng công suất 0,3 TR.T/năm.
- Giao thông nội thị:
+ Khu vực phía Tây đường sắt: Mạng lưới giao thông chạy theo thành cổ,
có mặt cắt ngang hẹp, chất lượng tương đối tốt.
+ Khu vực phía Đông đường sắt: Mạng lưới giao thông hiện đại, được đầu
tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch năm 1997.

(Hình ảnh: đường Lý Thái Tổ, Thành phố Bắc Ninh)

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

20


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

(Hình ảnh đường Nguyễn Trãi giao cắt đường Lê Thái Tổ, TP Bắc Ninh)
• Phân tích đánh giá hiện trạng:
Nhìn tổng thể thì giao thông Bắc Ninh có 1 số đặc điểm cơ bản sau đây:
-

Về mạng lưới đường: được hình thành từ các vùng, giao thông ở Bắc

Ninh đã có thể đảm bảo cho xe ô tô từ Thành phố tới các xã các thôn trong toàn
tỉnh. Mạng lưới đường giao thông Quốc gia trên địa bàn được nhà nước đầu tư

với quy mô lớn và tỏa đi 4 hướng vô cùng thuận lợi. Liên hệ với đường sắt và
đường sông thuận tiện, đã có các tuyến đường bộ được nối với cảng. Các ga các
bến bãi ven sông. Tuy nhiên mối liên hệ với nhau còn hạn chế chưa phát huy
được hiệu quả.
-

Các tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn đã và đang được Trung Ương đầu

tư với quy mô hiện đại như QL1A, QL18, QL38.
- Các tuyến đường tỉnh lộ nhìn chung đã xuống cấp, nền đường, mặt đường
đều hẹp, hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng đang phải tập trung đầu tư nâng
cấp cải tạo, tình hình lấn chiếm lòng đường thường xuyên xảy ra mà chưa có giải
pháp khắc phục triệt để.

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

21


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

1.4. Hiện trạng các đoạn đường bê tông xi măng đã xuống cấp:
Có rất nhiều lý do dẫn đến đường bê tông xi măng xuống cấp do xe quá tải
trọng chạy thường xuyên, do ngập nước, do nền đường không tốt, do công nghệ
thi công không được tốt... Sau đây là một số hình ảnh đường hiện trạng đang
xuống cấp tại thành phố Bắc Ninh

( Mặt đường gãy cạnh tấm)


Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

22


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

( Mặt đường bị nứt cạnh tấm)

( Mặt đường hư hỏng do cải tạo đường ống)

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

23


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trường ĐH GTVT Hà Nội

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG CÓ THỂ
ÁP DỤNG CHO VIỆC NÂNG CẤP MẶT ĐƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ BẮC
NINH.
2.1. Một số vấn đề chung trong xây dựng mặt đường:
2.1.1. Định nghĩa Mặt đường:

Líp mãng trªn


Líp mãng d íi
Líp mãng phô

kÕt cÊu
mÆt ® êng

Líp liªn kÕt

tÇng mãng

Líp mÆt

tÇng mÆt

Mặt đường là một kết cấu nhiều lớp bằng các vật liệu khác nhau được rải
trên nền đường nhằm đảm bảo các yêu cầu về cường độ, độ bằng phẳng và độ
nhám.

Líp trªn nÒn ® êng

NÒn ®¾p

- Mặt đường là một bộ phận rất quan trọng của đường. Nó cũng là bộ phận
đắt tiền nhất. Mặt đường tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chạy
xe: an toàn, êm thuận, kinh tế. Do vậy ngoài việc tính toán thiết kế nhằm tìm ra
một kết cấu mặt đường có đủ bề dày, đủ cường độ thì về công nghệ thi công, về
chất lượng thi công nhằm tạo ra các tầng lớp vật liệu như trong tính toán là hết
sức quan trọng.
2.1.2. Các loại kết cấu mặt đường:

Các loại kết cấu mặt đường trong xây dựng và cải tạo mạng lưới đường ô
tô và sân bay ở nước ta và trên thế giới rất đa dạng.

Học viên: Vũ Đức Tuấn - Lớp Xây dựng Sân bay K21_1

24


×