A
̉
NH HƯƠ
̉
NG CU
̉
A CA
́
C YÊ
́
U TÔ
́
MÔI TRƯƠ
̀
NG
ĐÊ
́
N HOA
̣
T ĐÔ
̣
NG QUA
̉
N TRI
̣
CU
̉
A CA
́
C DOANH NGHIÊ
̣
P.
A.ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.Lý do lựa chọn đề tài.
-Trong thời đại hiện nay,trước thị trường kinh tế mở các doanh nghiệp muốn
phát triển bền vững thì phải có chiến lược,định hướng cụ thể,xác định rõ mục
tiêu cũng như đánh giá chính xác những tác động của các yếu tố môi trường
đến doanh nghiệp để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục,định hướng mới cho
doanh nghiệp.
-Có thể nói,các yếu tố môi trường rất quan trọng trong kinh doanh;nó làm
ảnh hưởng ,tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động của các doanh
nghiệp. Là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra kế sách mới điều hướng sự hoạt
động của các doanh nghiệp.
-Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hay đây mới chỉ là định
hướng trong tương lai thì việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu về môi trường
trong lĩnh vực này;từ đó đưa ra đánh giá khách quan và những định hướng cụ
thể,rõ ràng cho mục tiêu đặt ra.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
-Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.
-Tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ của nó.
-Đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện đề tài.
3.Phạm vi nghiên cứu.
4.Đối tượng nghiên cứu.
-Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động quản trị doanh nghiệp.
-Các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
5.Phương pháp nghiên cứu.
-Thống kê,thu thập các tài liệu có liên quan.
A. KẾT CẤU ĐỀ TÀI.
I. Khái niệm môi trường.
II. Các yếu tố môi trường.
1. Các yếu tố môi trường vĩ mô.
1.1.Các yếu tố kinh tế.
1.2.Các yếu tố chính trị pháp luật.
1.3.Các yếu tố văn hóa-xã hội.
1.4.Các yếu tố tự nhiên.
1.5.Các yếu tố công nghệ.
2. Các yếu tố môi trường vi mô.
1.1. Nhà cung cấp.
1.2. Khách hàng .
1.3. Đối thủ cạnh tranh .
3.Các yếu tố môi trường bên trong.
3.1.Tài chính .
3.2.Nhân sự .
3.3.Nghiên cứu và phát triển .
3.4.Sản xuất .
3.5.Cơ cấu tổ chức.
3.6.Văn hóa tổ chức .
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
I. Khái niệm môi trường.
• Môi trường là toàn bộ những lực lượng và thể chế tác động và ảnh hưởng
đến hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Lực lượng : là sức mạnh mang tính qui luật .
- Thể chế : là những tác động chủ quan của con người .
• Môi trường kinh doanh là những yếu tố tác động đến tất cả các hoạt động
kinh doanh.
-Là các yếu tố ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các bước và quá trình của quản
trị chiến lược.
-Phải dự báo các điều kiện môi trường vì đó là cơ sở để hoạch định ra các
chiến lược cho doanh nghiệp.
-Chất lượng của quản trị chiến lược phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết các điều
kiện môi trường,mà trong đó doanh nghiệp đang phải chiu sự tác động.
-Và có ba mức độ của môi trường,đó là:môi trường vĩ mô,môi trường vi
mô,môi trường nội bộ.
II. Các yếu tố môi trường.
1. Các yếu tố môi trường vĩ mô.
1.1.Môi trường kinh tế.
-Trong môi trường kinh tế,doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố
như:tổng sản phẩm quốc nội(GDP),yếu tố lạm phát,tỉ giá hối đoái và lãi
suất,tiền lương và thu nhập.
-Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những
thách thức với doanh nghiệp.Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh
nghiệp trước biến động về kinh tế,các nhà quản trị của doanh nghiệp phải theo
dõi,phân tích,dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp,các
chính sách kịp thời,phù hợp với từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng,khai
thác những cơ hội,giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
Tổng sản phẩm quốc nội(GDP).
-GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp, nhà nước tức GDP
đã chi phối và làm thay đổi quyết định tiêu dùng trong từng thời kì nhất
định. Vì vậy,nó tác động đến tất cả các mặt hoạt động của quản trị;các nhà
quản trị phải dựa vào tổng sản phẩm quốc nội và tình hình thực tế để từ đó
hoạch định ra kế hoạch sắp tới phù hợp với xu hướng thị trường;ra quyết
định , tổ chức và lãnh đạo,giám sát việc thực thi kế hoạch.
Yếu tố lạm phát.
-Lạm phát ảnh hưởng đến tâm lí và chi phối hành vi tiêu dùng của người
dân; làm thay đổi cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng;cho thấy tốc độ tiêu
thụ hàng hóa giảm ngày càng nhiều, nhất là ở những mặt hàng mang tính
thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày .
- Trong thời kì lạm phát thì yếu tố về giá của sản phẩm càng được người tiêu
dùng quan tâm.
Các nhà quản trị cần phải hoạch định lại chiến lược sản xuất ở các
khâu ;cả nhà sản xuất và nhà phân phối cần quan tâm cắt giảm các hình
thức tiếp thị để tập trung vào ổn định giá sản phẩm.Kết nối sản xuất với
phân phối lại một cách phù hợp.Vì vậy,việc dự đoán chính xác yếu tố lạm
phát là rất quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh.
Tỷ giá hối đoái và lãi suất.
-Tỷ giá hối đoãi và lãi suất ảnh hưởng tới các hoạt động xuất nhập khẩu;tức
là làm ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp:các nguồn
nguyên,vật liệu nhập khẩu có sự thay đổi dẫn đến kế hoạch sản xuất bị chậm
tiến độ so với dự kiến;làm ảnh hưởng đến thị trường cũng như việc tiêu dùng
của người dân.
Tỷ giá hối đoãi ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của các doanh
nghiệp;các nhà quản trị phải dự báo trước về tỷ giá hối đoãi và lãi suất để
từ đó có kế hoạch cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mình.
Tiền lương và thu nhập.
-Tác động đến giá thành và nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
-Thu nhập hay nó phản ánh tới mức sống của người dân.Người tiêu dùng sẽ
chi tiêu những sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế.Vì thế,doanh nghiệp
phải phân loại từng bậc sản phẩm để mọi khách hàng có thể biết đến và tiêu
dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
-Tiền lương của công nhân,nhân viên là yếu tố chính quyết định đến nguồn
nhân lực của doanh nghiệp;bởi tiền lương chính là nguồn sống của hầu hết
mọi người;mức lương thường được đặt lên hàng đầu trong tâm lí và đó cũng
chính là nguồn hứng khởi cho họ làm việc.Các nhà quản trị phải có chính
sách cụ thể quy định về mức tiền lương phù hợp với năng lực làm việc của
mỗi người,có sự thưởng,phạt công minh để tạo ra sự hài lòng,tin tưởng trong
môi trường làm việc.Có sự khuyến khích những sáng kiến mới sáng tạo để
tạo hứng khởi trong công việc;các nhà quản trị cũng cần có chính sách đặc
biệt với những công nhân,nhân viên có tuổi nghề lâu năm để trong tâm lí của
họ có sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
1.2.Các yếu tố chính trị và pháp luật.
-Môi trường này bao gồm các yếu tố như:chính phủ,hệ thống pháp luật…
ngày càng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Chính phủ: cơ quan giám sát, duy trì và bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích
quốc gia. Vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tài
chính, tiền tệ, thuế và các chương trình chi tiêu.
- Pháp luật: Đưa ra những quy định cho phép hay không cho phép, hoặc
những ràng buộc, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân theo.
Để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ, các doanh nghiệp
phải nắm bắt được các quan điểm, những quy định, những ưu tiên, những
chương trình chi tiêu của Chính Phủ.
Thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện vận động
hành lang khi cần thiết.
1.3.Các yếu tố văn hóa-xã hội.
-Môi trường văn hóa-xã hội bao gồm nhiều yếu tố như:dân số,văn hóa,gia
đình,tôn giáo.Nó ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của
một doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa,xã hội
nhằm nhận biết cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.Mỗi một sự thay đổi của các
lực lượng văn hóa có thể tạo ra một nghành kinh doanh mới nhưng cũng co
thể xóa đi một ngành kinh doanh.
-Dân số: ảnh hưởng lên nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới đầu ra của doanh
nghiệp. Vì vậy,doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về nguồn dân số và xác định quy
mô thị trường để từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện ở từng
nơi.
-Gia đình: ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng,năng suất lao động cũng như
hiệu quả làm việc của tất cả mọi người.
-Tôn giáo: ảnh hưởng tới văn hóa đạo đức, tư cách của mọi người, trong việc
chấp hành và thực thi các quyết định.
-Văn hóa:bao gồm toàn bộ những :phong tục,tập quán,lối sống…được dùng
để định hướng hành vi tiêu dùng của mọi người trong xã hội.Nó chi phối đến
việc hình thành những nhu cầu về chủng loại chất lượng và kiểu dáng hàng
hóa.Khi bước vào một thị trường mới việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm
là phải nghiên cứu về yếu tố văn hóa xem sản phẩm doanh nghiệp mình đưa
đến có phù hợp với nhu cầu,phong tục…nơi đó không.Nếu không phù hợp thì
sản phẩm đó sẽ bị loại bỏ hoặc không có nhu cầu.Trong trường hợp đó,các
nhà quản trị phải có kế hoạch thay đổi hợp lí,có thể thiết kế lại hình dáng bao
bì,mẫu mã … sao cho phù hợp với từng nền văn hóa ;cố gắng định vị sản
phẩm bằng Slogan để người tiêu dùng biết đến và tiêu dùng sản phẩm.
• Ví dụ:
-Đối với McDonald đối với sản phẩm Hamburger khi bán ở Ấn Độ thì sản
phẩm này có đặc điểm là chứa hai miếng thịt cừu thay cho hai miếng thịt bò
vì hầu hết người Ấn Độ đều theo tôn giáo xem bò là vật thiêng liêng,không
bao giờ ăn bò .