Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

ĐỀ CƯƠNG THANH TRA đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.41 KB, 55 trang )

ĐỀ CƯƠNG THANH TRA ĐẤT

Contents

Câu 1: Trình bày sự giống và khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra?
* Giống nhau:
- Thanh tra và kiểm tra giống nhau ở tính mục đích bởi chúng đều nhằm phát huy những
nhân tố tích cực; phòng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được giao của các chủ thể, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và
đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện tiếp theo để đạt kết quả như mong muốn.
* Khác nhau:
Thanh tra

Kiểm tra

Chủ thể

Là tổ chức thanh tra “chuyên
nghiệp” của nhà nước theo quy định
của Luật thanh tra. Ngoài ra trong
những trường hợp cần thiết người
đứng đầu các cơ quan quản lý nhà
nước có quyền ban hành quyết định
thành lập Đoàn thanh tra để tiến
hành thanh tra.

Rất rộng và đa dạng. Mọi cơ quan,
tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế,
các tổ chức chính tri – xã hội, các
lực lượng vũ trang là chủ thể của
hoạt động kiểm tra, có trách nhiệm


tự kiểm tra hoạt động của mình,
kiểm tra hoạt động cấp dưới của
mình.

Nội dung

Phức tạp hơn

Đơn giản hơn

Trình độ
nghiệp vụ

Phải am hiểu về kinh tế - xã hội, có Nghiệp vụ của thành viên các cuộc
kỹ năng , nghiệp vụ giỏi về thanh kiểm tra không đòi hỏi cao như
tra nhất là lĩnh vực trực tiếp tiến thanh tra
hành thanh tra để đi sâu tìm hiểu vụ
việc, nắm bắt thông tin, chứng cứ từ
đó phân tích, đánh giá rút ra những
két luận, kiến nghị chính xác, khách
quan

Phạm vi
hoạt động

Thường được cân nhắc chọn lọc Thường được tiến hành theo bề
một cách kĩ lưỡng, thậm chí phải rộng, diễn ra liên tục với nhiều hình
qua kiểm tra sau đó mới quyết định thức phong phú, đa dạng trong đó
1



thanh tra để đảm bảo tính trọng tâm, có cả hình thức mang tính quần
trọng điểm, hiệu lực hiệu quả của chúng không bắt buộc theo hình
thanh tra cũng như đảm bảo mục thức, trình tự, thủ tục nghiêm ngặt
đích của thanh tra.
Thời gian
tiến hành

Mất nhiều thời gian, được quy định Mất ít thời gian hơn
chặt chẽ tài Luật thanh tra.

Câu 2: Trên cơ sở khái niệm, phân biệt thanh tra, kiểm tra, giám sát?
* Kiểm tra (control):
- Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”,
để chỉ hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra (có thể trực thuộc hoặc
không trực thuộc). Theo nghĩa rộng, để chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, các đoàn
thể và của công dân kiểm tra hoạt động bộ máy của nhà nước. Theo nghĩa này, tính quyền
lực nhà nước trong kiểm tra bị hạn chế vì các chủ thể thực hiện kiểm tra không có quyền
áp dụng trực tiếp những biện pháp cưỡng chế nhà nước. Theo nghĩa hẹp hơn, kiểm tra là
hoạt động của chủ thể nhằm tiến hành xem xét, xác định một việc gì đó của đối tượng bị
quản lý xem có phù hợp hay không phù hợp với trạng thái định trước (kiểm tra mang tính
nội bộ của người đứng đầu cơ quan, kiểm tra phương tiện giao thông…).
* Thanh tra (inspect):
- Xuất phát từ gốc La-tinh (in-spectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong” chỉ một sự xem
xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định: “là sự kiểm soát đối với đối
tượng bị thanh tra” trên cơ sở thẩm quyền (quyền hạn và nghĩa vụ) được giao, nhằm đạt
được mục đích nhất định.
* Giám sát (supervision hoặc overseer):
- Theo Từ điển Tiếng Việt, giám sát được hiểu là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện
đúng những điều đã quy định không”. Khái niệm này dùng để chỉ một hoạt động xem xét

có tính bao quát của chủ thể bên ngoài hệ thống đối với khách thể thuộc hệ thống khác,
tức là giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu sự giám sát không nằm trong một hệ thống
trực thuộc nhau theo chiều dọc..
Câu 3: Mục đích, đối tượng của hoạt động thanh tra?
* Đối tượng của thanh tra:
- Việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm
quyền quản lý của cơ quan nhà nước
2


- Việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn,
cơ quan nn, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
* Mục đích:
- Mục đích của thanh tra là nhằm phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các sai
phạm để góp phần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
- Điều 3 Luật thanh tra ghi rõ Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa , phát hiện và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật ; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục
phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN,
bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân.
Câu 4: Nguyên tắc của hoạt động thanh tra?
* Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật:
- Nguyên tắc này quy định tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo pháp luật.
- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra, thanh tra việc, trình tự thanh
tra, đối tượng thanh tra, thời gian thanh tra tuân theo pháp luật.
- Điều 32 hiến pháp chỉ rõ: “ Thành viên đoàn thanh tra chịu trách nhiệm trước người có
thẩm quyền ra quyết định thanh tra”.
- “Đối tượng thanh tra phải thực hiện đúng yêu cầu của trưởng đoàn thanh tra và thanh tra

viên, phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu mình cung cấp”.
- Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào đƣợc can thiệp trái pháp luật vào hoạt
động thanh tra.
* Bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động
thanh tra.
- Chính xác: Là nguyên tắc không thể thiếu được của công tác thanh tra. Phải điều tra
chính xác mới có kết luận đúng và giải quyết đúng. Muốn thanh tra chính xác phải thận
trong trong điều tra, nghiên cứu kỹ thực địa, sổ sách, tìm hiểu công chúng, tìm hiểu
lãnh đạo, chú ý tiếp nhận thông tin từ hai chiều trên xuống, từ dưới lên mới kết luận
được.
- Khách quan: Khách quan là không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một người nào,
không phụ thuộc và bất cứ các yếu tố bên ngoài nào tác động vào công tác thanh tra, làm
mất đi tính trung thực của sự việc, của hiện tượng. Để có kết luận khách quan, đúng đối
3


tượng thanh tra thì phải đến tận nơi điều tra, nghiên cứu, phân tích. Kết luận phải dựa
trên cơ sở chứng lý và khi xử lý phải nghiêm minh.
- Công khai trong thanh tra có tác dụng ngăn ngừa, giáo dục, gây thành dư luận xã hội,
lên án những hành vi vi phạm, biểu dương người tốt, việc tốt. Thực hiện tính công khai,
công tác thanh tra phải cho dân biết, dân đóng góp ý kiến vào công việc mà đoàn thanh
tra đang tiến hành.
- Dân chủ: Mục đích của thanh tra là nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý
các vi phạm để góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ
chức... Thực hiện tính dân chủ trong thanh tra chính là thu hút nhân dân lao động vào
việc thực hiện mục đích của thanh tra.
- Kịp thời: Quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ diễn ra trên hai mặt
có ưu điểm song cũng có nhược điểm. Kiểm tra kịp thời, mới kịp thời phát hiện việc làm
tốt để phát huy, sửa chữa mặt chưa tốt
* Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của hoạt động thanh tra

- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội….và mọi công dân đều phải
thực hiện các yêu cầu liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật, tạo
điều kiện cho tổ chức thanh tra, thanh tra viên hoàn thanh nhiệm vụ.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra phải thực hiện theo quy định pháp
luật, có quyền giải trình, khiếu nại kết quả thanh tra.
Câu 5: Các hình thức hoạt động của thanh tra, đặc thù của mỗi loại hình thức?
* Thanh tra hành chính:
- Là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc
thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản
lý trực tiếp.
- Đối tượng của thanh tra hành chính là cơ quan hành chính và công chức nhà nước.
- Mục tiêu của thanh tra hành chính là là nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của cơ
quan hành chính và đội ngũ công chức.
* Thanh tra chuyên ngành
- Là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cq, tổ
chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn, kỹ thuật,
quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đối tượng của thanh tra chuyên ngành là công dân và doanh nghiệp.

4


- Mục tiêu của thanh tra chuyên ngành là đảm bảo các quy định của pháp luật, nhất là các
quy định chuyên môn- kỹ thuật, quy tắc quản lý chuyên ngành được chấp hành nghiêm
túc.
* Thanh tra nhân dân
- Là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra Nhân dân đối với việc thực
hiện các chính sách pháp luật, việc khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

- Thực chất của việc thanh tra nhân dân là hoạt động giám sát của quần chúng, của người
lao động ở cơ sở qua Ban thanh tra nhân dân.Về cơ bản, thanh tra nhân dân không tiến
hành thanh tra, kiểm tra mà chỉ theo dõi việc thực hiện chính sách pháp luật để phát hiện
vi phạm và kiến nghị cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền làm rõ và xử lý.
Câu 6: Quy trình thanh tra?
* Chuẩn bị thanh tra
- Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra: Trước khi ra quyết định thanh tra,
trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan thanh tra căn cứ vào yêu cầu của cuộc
thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với đối tượng thanh tra.
- Ra quyết định thanh tra: Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình và chương
trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan thanh tra quyết định
thanh tra và giao nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị chuyên môn của mình soạn thảo quyết
định thanh tra.
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra: gồm các nội dung: mục đích, yêu
cầu, nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, phương
pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng
phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt
động của Đoàn thanh tra.
- Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo: Căn cứ nội dung thanh tra, kế
hoạch tiến hành thanh tra để xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
- Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra: thông báo bằng văn bản đến đối tượng
thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra. Thông báo phải nêu rõ về thời gian, địa
điểm, thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra.
* Tiến hành thanh tra:

5


- Công bố quyết định thanh tra: Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh

tra.
- Kiểm tra, xác minh thông tin tài liệu: Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, phân
tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình về những vấn đề
liên quan đến nội dung thanh tra.
- Báo cáo tiến độ thực hiện thanh tra: Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo
tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra cho Trưởng đoàn thanh tra theo kế hoạch hoặc yêu
cầu.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra: Từng thành viên
Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Trưởng đoàn thanh tra về kết
quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực
của báo cáo đó.
- Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra: Chuẩn bị kết thúc việc thanh tra tại nơi
được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra thống nhất các nội
dung công việc cần thực hiện cho đến ngày kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra.
* Kết thúc thanh tra:
- Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây
dựng báo cáo kết quả thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra lấy ý kiến tham gia bằng văn bản
của các thành viên Đoàn thanh tra đối với dự thảo báo cáo kết quả thanh tra và hoàn
chỉnh báo cáo kết quả thanh tra.
- Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra: Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra và
báo cáo bổ sung, làm rõ (nếu có) của Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra chỉ
đạo Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng dự thảo kết luận thanh tra trình người ra
quyết định thanh tra.
- Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra
- Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra: Bao gồm:
+ Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, các văn bản bổ sung, sửa đổi quyết
định, kế hoạch tiến hành thanh tra, thay đổi, bổ sung Trưởng đoàn thanh tra, thành viên
Đoàn thanh tra (nếu có);
+ Các biên bản làm việc, biên bản kiểm tra, xác minh; các loại báo cáo, báo cáo giải trình
của đối tượng thanh tra, các tài liệu về nội dung, chứng cứ (theo từng nhóm nội dung thể

hiện tại kết luận thanh tra).
+ Báo cáo của đối tượng thanh tra; báo cáo tiến độ, báo cáo thực hiện nhiệm vụ của thành
viên Đoàn thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra; kết luận thanh tra;
6


+ Các văn bản về việc xử lý và các văn bản có liên quan đến các kiến nghị xử lý;
+ Nhật ký Đoàn thanh tra và các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.
Câu 7: Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành?
Thanh tra hành chính

Thanh tra chuyên ngành

Khái niệm

Là hoạt động thanh tra của cơ quan
quản lý nhà nước theo cấp hành
chính đối với việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ
quan tổ chức, cá nhân thuộc quyền
quản lý trực tiếp

Là hoạt động thanh tra của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo
ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật chuyên ngành, quy định
về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc
quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó


Đối tượng

Các cơ quan nhà nước và công Rộng hơn, chủ yếu là khu vực tư
chức nhà nước

Mục đích

Đánh giá, xem xét trách nhiệm của Bảo đảm sự chấp hành pháp luật
bộ máy quản lý
của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân,
bảo đảm trật tự, kỷ cương trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh,
hoạt động kinh tế tài chính, kinh tế
xã hội cũng như trong mọi lĩnh vực
khác của đời sống kinh tế xã hội.

Biện pháp xử Áp dụng các biện pháp kỷ luật Xử phạt hành chính
lý
hành chính
Tổ chức hoạt Phải tổ chức đoàn thanh tra, phải Do Chính phủ quy định trên cơ sở
động
có quyết định thanh tra
đề nghị của các bộ, ngành và phụ
thuộc vài tính chất, phạm vi, đặc
điểm của từng bộ, ngành đó

Câu 8: Đối tượng thanh tra có quyền và nghĩa vụ gì?
* Quyền của đối tượng thanh tra:
- Giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
- Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh

tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác
viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về
kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
7


- Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người
ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn
thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo
* Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quyết định thanh tra.
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết
định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra
và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài
liệu đã cung cấp.
- Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết
định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra
và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 9: Trình bày khái quát tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nước hiện nay?
Bao gồm Thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên ngành (cơ cấu tổ chức: câu
10, 11)
Câu 10: Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra hành chính?
Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính: Bao gồm:
- Thanh tra chính phủ
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là thanh tra Tỉnh)
- Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là thanh tra Huyện)

a, Thanh tra chính phủ:
* Chức năng, cơ cấu tổ chức:
- Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

8


- Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ
và Thanh tra viên
- Cơ cấu tổ chức: Vụ pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Văn phòng, Vụ
Thanh tra khối kinh tế ngành (gọi tắt là Vụ I), Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế
tổng hợp (gọi tắt là Vụ II), Vụ Thanh tra khối văn hóa, xã hội(gọi tắt là Vụ III), Cục Giải
quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực I (gọi tắt là Cục I), Cục Giải quyết khiếu
nại, tố cáo và Thanh tra khu vực II (gọi tắt là Cục II), Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và
Thanh tra khu vực III (gọi tắt là Cục III), Cục Chống tham nhũng (gọi tắt là Cục IV),
Viện Khoa học Thanh tra, Trường Cán bộ Thanh tra, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra,
Trung tâm thông tin.
* Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Quản lý nhà nước về thanh tra
- Tiến hành hoạt động thanh tra
- Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải
quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
b, Thanh tra Tỉnh
* Chức năng, cơ cấu tổ chức:
- Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm

giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên
- Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và
chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Tỉnh:
- Quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh
- Tiến hành hoạt động thanh tra theo nhiệm vụ, quyền hạn.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.

9


- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham
nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng.
c, Thanh tra huyện
* Chức năng, cơ cấu tổ chức:
- Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách
nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
- Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và
chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Huyện:

- Quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân
cấp huyện
- Tiến hành hoạt động thanh tra theo nhiệm vụ, quyền hạn.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham
nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng.
Câu 11: Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra chuyên ngành?
- Cơ quan thanh tra chuyên ngành gồm có Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là
thanh tra Bộ) và Thanh tra sở.
a, Thanh tra Bộ
* Tổ chức của Thanh tra bộ
- Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra
chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo
ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật.
10


- Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
- Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác,
hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ
- Quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ
- Tiến hành hoạt động thanh tra theo nhiệm vụ, quyền hạn.
- Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện

nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng.
b, Thanh tra Sở
* Tổ chức của Thanh tra Sở
- Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật.
- Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy
quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
- Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác
thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp
vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ
- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch
thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành thuộc sở.
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ
chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật,
quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của
sở.
- Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.
11


- Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật về

thanh tra.
- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra
thuộc phạm vi quản lý của sở.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh
tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh
tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc
sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng.
Câu 12: Để trở thành thanh tra viên, người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra cần
phải đáp ứng những yêu cầu gì? Tại sao?
- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có
phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách
quan;
- Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh
tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;
- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là
cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công
tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà
nước.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định, Chính phủ quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với Thanh
tra viên của từng ngạch thanh tra.
Câu 13: Nhiệm vụ thanh tra đất đai được giao cho cơ quan nào trong bộ máy quản
lý hành chính Việt Nam?
- Thanh tra đất đai là một bộ phận của Thanh tra chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường


12


- Hiện nay, cơ quan thanh tra Tài nguyên và môi trường được tổ chức thống nhất từ trung
ương đến địa phương bao gồm:
+ Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai, Thanh tra Tổng cục Môi trường và Thanh tra Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Ngoài ra, do đặc thù của công tác quản lý tài nguyên và môi trường nên khác với 1 số
ngành khác, chức năng thanh tra tài nguyên môi trường cũng được giao cho cấp huyện và
cấp xã mà cụ thể là Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ địa chính.
Câu 14: Bộ máy Thanh tra Tài nguyên và môi trường ở Việt Nam hiện nay được tổ
chức như thế nào?
* Tổ chức của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
- Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai, Thanh tra Tổng cục Môi trường và Thanh tra Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.
* Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thanh tra Bộ có các phòng trực thuộc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết
định thành lập.
- Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ
chức, biên chế của Thanh tra Bộ.
* Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục

- Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục là cơ quan thuộc Tổng cục, Cục, thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý
của Tổng cục, Cục.
- Thanh tra Tổng cục có các phòng trực thuộc do Tổng cục trưởng quyết định thành lập.
- Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và
các Thanh tra viên.
13


* Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thanh tra Sở là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà
nước về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.
Câu 15: Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thanh tra Tài nguyên Môi trường
các cấp?
a, Thanh tra Bộ Tài nguyên – Môi trường
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theo
quy định tại Luật Thanh tra.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về
thanh tra của Thanh tra Bộ.
- Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tiếp công dân, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật.

- Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường cho Thanh tra
Tổng cục, Thanh tra Cục và Thanh tra Sở; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ thực
hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.
* Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường trong
phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục, Cục.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

14


- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Tổng
cục trưởng, Cục trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân khi có
đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm; đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những văn bản
trái với quy định của pháp luật .
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về
thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục.
- Tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuộc chức năng
quản lý của Tổng cục, Cục theo sự phân công của Bộ trưởng.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục, Cục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng giao.
* Sở tài nguyên và môi trường

- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
- Trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định thanh tra khi phát
hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định hoặc quyết định theo thẩm
quyền việc thành lập Đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Cộng tác viên Thanh
tra thực hiện việc thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tạm đình chỉ việc thi hành quyết
định của Thủ trưởng đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường khi có
căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra;
kiến nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trách nhiệm, xử lý người có
hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Kiến nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết những vấn đề về công tác
thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra
tỉnh, đồng thời báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.
15


- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Câu 16: Công tác thanh tra đât đai ở Việt Nam được thực hiện nhằm mục đích gì?
Mục đích chung là nâng cao hiệu quả quản lý nà nước Nhà nước. Mục đích cụ thể là:
- Phát hiện và kiến nghị với cơ quan quản lý đất đai sửa chữa những thiếu sót trong quá
trình quản lý nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng
đất đai. Thông qua quá trình thanh tra mà cơ quan nhà nước cấp trên tham gia vào hoạt
động kiểm tra việc thực hiện chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đất đai
và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Qua đó

đảm bảo thực hiện đúng đắn các chính sách pháp luật đất đai, tăng cường trách nhiệm đối
với cơ quan quản lý và người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi của nhà nước và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất, duy trì trật tự, ổn định, đoàn kết trong nội bộ nhân dân.
Câu 17: Nhiệm vụ đặt ra đối với công tác thanh tra đất đai ở các địa phương?
- Thanh tra đất đai có nhiệm vụ chung sau đây:
+ Thanh việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong quá
trình quản lý và sử dụng đất
+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xử lý các vi phạm về luật đất đai.
- Thanh tra đất đai các cấp có đối tượng thanh tra là:
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên đất thuộc
quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt nam định cư tại nước ngoài và tổ
chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên đất tại Việt
Nam.
Câu 18: Quy trình thực hiện thanh tra đất đai cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể
nào?
- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về lĩnh vực đất đai cho lãnh đạo cơ quan TN-MT
=> TT giúp lãnh đạo kịp thời phát hiện những vấn đề còn tồn tại, phải giải quyết trong
công tác quản lý, chỉ đạo để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý.
- Yêu cầu của người làm công tác TT:
16


+ Quan sát, lắng nghe, thu thập tất cả các thông tin liên quan đến lĩnh vực đất đai từ mọi
nguồn => tổng hợp, chọn lọc, phát triển, đánh giá các thông tin đó khách quan, ko phiến
diện để có kết luận chính xác.
+ Nắm vững những quy định của PL về TT, quy định của PL về lĩnh vực đất đai và các
quy định khác có liên quan (có Luật chuyên ngàng, 500 văn bản dưới luật + Luật TT +
Luật khiếu nại, tố cáo, Bộ luật dân sự, hình sự, luật hành chính).

- Xử lý kết quả TT , xét khiếu nại, tố cáo 1 cách chính xác, kiến nghị các biện pháp giải
quyết phù hợp PL, phù hợp thực tế và có tính khả thi.
- Trung thực, nhìn nhận sự việc, vấn đề khách quan, đánh giá đúng bản chất của hiện
tượng, sự việc, kết luận chân thực, thấu tình đạt lí, ko bị chi phối bởi các thông tin nhũng
nhiễu.
- Có bản lĩnh, dám đương đầu với thách thức, vượt qua khó khăn => ko bị mua chuộc, lôi
kéo, sa ngã, dám chịu trách nhiệm với cấp trên, với đối tượng TT, với đương sự đc khiếu
nại và dư luận XH về kết luận TT, xét khiếu nại, tố cáo.
Câu 19: Nêu nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của UBND các
cấp tỉnh, huyện, xã về quản lý đất đai?
a, UBND tỉnh:
* TT, Ktra việc ban hành và tổ chức thực hiện các VB QPPL về quản lý đất đai:
- Việc ban hành VB:
+ Số lượng, nội dung, loại VB trong quản lý sử dụng đất đai, đo đạc bản đồ theo thời gian
+ Rà soát VB: số loại bỏ, hết hiệu lực, phải điều chỉnh
+ Đánh giá tính thích hợp của VB, tính phù hợp của VB, việc tuân thủ quy định về thể
thức VB, trình tự, thẩm quyền ban hành VB
- Tổ chức thực hiện các VB:
+ Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến VB của UBND cấp tỉnh
+ Đánh giá công tác Ktra việc thực hiện VB.
+ Đánh giá hiệu quả, kết quả thực hiện VB + quá trình điều chỉnh các VB đã ban hành.
+ Đánh giá mức độ tuân thủ của các tổ chức, hộ gđ, các nhân trong quá trình SDĐ.
* TT việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ ĐGHC, lập bản đồ
hành chính các cấp:
- Việc tổ chức xđịnh ĐGHC và lập hồ sơ ĐGHC đc lưu tại cấp tỉnh:
+ Tính đầy đủ của hồ sơ ĐGHC cấp đang TT, hồ sơ ĐGHC cấp huyện đc lưu tại cấp tỉnh.
17


+ Xem xét việc quản lý ĐGHC cấp tỉnh + xđịnh ĐGHC các đơn vị trực thuộc.

- Việc quản lý, lập bản đồ HC các huyện của UBND tỉnh
* TT việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ ĐC.
- TT việc thực hiện kế hoạch đo đạc bản đồ do NN giao của UBND tỉnh:
+ Phương hướng, biện pháp chỉ đạo, giám sát thực hiện kế hoạch đo đạc bản đồ.
+ Tổ chức, triển khao theo dõi việc thực hiện KH.
+ Các biện pháp quản lý công tác đo đạc.
- TT việc lập luận chứng kinh tế – kĩ thuật, xác định mức đo vẽ, định giá chất lượng thực
hiện luận chứng KT – KT.
- TT chất lượng đo đạc bản đồ.
- TT, kiểm tra công tác nghiệm thu, giao nộp sản phẩm.
- TT, kiểm tra việc sử dụng kinh phí trong công tác đo đạc bản đồ.
- TT, kiểm tra công tác lưu trữ sử dụng tài liệu đo đạc bản đồ.
* TT, kiểm tra công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
- TT việc chỉ đạo công tác quy hoạch của UBND tỉnh: xđịnh phương hướng, mục tiêu nội
dung chương trình kế hoạch; hướng dẫn ktra đôn đốc lập quy hoạch; chỉ đạo phối hợp với
các ngành trong việc lập quy hoạch, phê duyệt phương án lập quy hoạch.
- TT việc điều hành của Ban chỉ đạo lập QH, tư cách pháp nhân lập QH, tính pháp lý…
- TT việc tổ chức thực hiện phương án QH,KH SDĐ, quá trình thực hiện phương án QH
đã được phê duyệt tại địa phương.
* TT, kiểm tra công tác giao đất, cho giao đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích
SDĐ.
- Tính hợp pháp của các quyết định giao, cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ.
- Xem xét việc thực hiện quyết định thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ: quá
trình thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất, giao
đất ngoài thực địa, vấn đề tái định cư, ổn định đời sống.
- TT, ktra quản lý các đối tượng khi được giao đất, cho giao đất, thu hồi đất, chuyển đổi
mục đích SDĐ: ktra hiện trạng SDĐ so với quyết định ; quản lý hồ sơ khi giao, cho thuê,
thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ.
- Ktra, xem xét việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại của các đối tượng về quyết định giao,
cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ các nội dung như đối tượng, diện tích các

vấn đề có liên quan khác theo thẩm quyền đã đc PL quy định.
18


* TT, ktra công tác đkí, cấp GCN, lập và quản lý hồ sơ ĐC
- TT, ktra công tác đkí, cấp GCN: việc tuân thủ quy định PL của ngành trong công tác
đăng kí đất đai.
- TT, ktra công tác đkí lập hồ sơ ĐC, đkí biến độngvề quyền SDĐ: mức đầy đủ của tài
liệu, thông tin về thửa đất, ng sử dụng, ng quản lý đất,; việc cập nhật biến động, việc cho
phép thực hiện biến động.
* TT công tác thống kê, kiểm kê đất đai:
- Chỉ đạo của cấp tỉnh vs cấp dưới trong thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai định kì theo
quy định PL.
- Trách nhiệm của lãnh đạo chỉ đạo các cấp,các ngành chuyên môn.
- Quy trình, quy phạm, phương pháp, phương án triển khai...
* TT, ktra công tác quản lý tài chính về đất đai:
- TT, ktra việc quyết định giá đát theo khung giá của chính phủ.
- TT, ktra xem có thực hiện đúng trình tự, sát thực tế, phù hợp ko.
- TT việc thực hiện các quy định về thu, chi, nộp vào ngân sách nhà nước.
- TT xđịnh việc thực hiện ktra xác định vị trí, giá đất và các khoản thu địa phương theo
đúng quy định PL ko.
- TT, ktra việc xđịnh các trường hợp miễn giảm về đối tượng, thời điểm theo quy định
của PL.
- TT, ktra việc thực hiện các quy định về tài chính trong quá trình đền bù khi thu hồi giải
phóng mặt bằng.
* TT, ktra việc quản lý các dịch vụ công về đất đai.
- Ktra, xem xét các đơn vị dịch vụ công trong thực hiện các nội dung công việc của đơn
vị theo chức năng.
- Việc tuân thủ các quy định về loại dịch vụ công, quy định về trình tự, thủ tục thực hiện
các dịch vụ.

- Thẩm quyền, trách nhiệm của UBND tỉnh, các cơ quan liên quan.
b, UBND cấp huyện:
- TT việc ban hành và tổ chức thực hiện các VB PL về quản lý SDĐ cảu UBND cấp
huyện theo thẩm quyền mà PL quy định.
- TT việc chỉ đạo của UBND cấp xã quản lý theo dõi biến động đất đai: diện tích, mục
đích SDĐ, ng SDĐ…
19


- TT việc xây dựng QH,KH SDĐ tại cấp huyện.
- TT việc xét duyệt, cho phép bổ sung, điều chỉnh QH, KH SDĐ của UBND cấp xã.
- TT việc giao đất, cho thuê đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp
huyện. Việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích trên địa bàn huyện.
- TT việc thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích SDĐ, chuyển đồi quyền SDĐ, chuyển
nhượng quyền SDĐ cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
- TT việc chỉ đạo UBND cấp dưới tổ chức đkí đất đai, cấp GCN quyền SDĐ, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vs đất.
- TT việc chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện thống kê kiểm kê đất đai tại địa phương.
- TT việc chấp hành PL đất đai, TT việc TT đất đai, giải quyết khiếu nại , tố cáo và giải
quyết tranh chấp đất đai.
- TT việc lập, quản lý lưu trữ hồ sơ DDC; lập và quản lý hồ sơ ĐGHC cấp huyện, hồ sơ
ĐGHC cấp xã.
c, UBND cấp xã:
- TT việc lập QH, KH SDĐ; điều chỉnh QH, KH SDĐ của UBND cấp xã.
- TT việc thẩm định hồ sơ xin giao đất, xin thuê đất của các đối tượng; lập hồ sơ thu hồi
đất của các đối tượng SDĐ trên địa bàn để thực hiện QH SDĐ, QH đô thị, QH điểm dân
cư nông thôn.
- TT việc giao đất trên thực địa cho các đối tượng của UBND cấp xã.
- TT việc lập hồ sơ, xác nhận về nguồn gốc SDĐ, việc tổ chức đkí đất đai, xét duyệt,
công khai kết quả xét duyệt cấp GCN cho hộ gđ, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất

tại cấp xã.
- TT việc thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai định kì 5 năm theo quy định của PL.
- TT việc quản lý, theo dõi và chỉnh lý các biến động về diện tích, lạo đất, ng SDĐ…,
trên các tài liệu về đất đai lưu tại xã.
- TT việc quản lý hồ sơ ĐC, đkí biến động, quản lý quỹ đất công ích của xã.\
- TT việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về các vi phạm PL đất đai ở cấp xã.
Câu 20: Để thanh tra, kiểm tra việc cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất của người
sử dụng đất cần phải xem xét những tài liệu nào?
* TT, ktra hồ sơ về QSDĐ của các đối tượng:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất.
20


- Dự án đầu tư, luận chứng kinh tế – kĩ thuật đã đc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bản đồ ĐC, trích đo, sơ đồ hiện trạng khu đất.
- Phương án đền bù giải phóng mặt bằng.
- Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức xin SDĐ hoặc giấy phép KD, giấy phép đầu tư.
- Hợp đồng thuê đất.
- Biên bản bàn giao đất trên thực địa.
- GCN QSDĐ.
+ Đối với hộ gđ, cá nhân: Ktra GCN QSDĐ, những hạn chế về QSD, các giấy tờ chuyển
nhượng, chuyển đổi, thuê đất, thừa kế QSDĐ… giấy tờ thực hiện nghĩa vụ TC.
+ Đối với hộ gđ, cá nhân ko có GCN QSDĐ: ktra giấy tờ về QSDĐ của ng SDĐ:
- Giấy tờ của cơ quan NN có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp:
+ Bằng khoán điền thổ.
+ Trích lục, trích sao BĐ điền thửa, BĐ phân chia thửa.
+ Giấy tờ sang nhượng có nguồn gốc hợp pháp đc chính quyền đương thời cấp.
+ Giấy của ty điền địa dưới chế độ cũ cấp chứng nhận đất ở.
+ GCN của UBND, MTTQ xã xác nhận sử dụng ổn định trc 18/12/1980, ko có tranh
chấp, phù hợp với QH đã đc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Giấy tờ về đất ở do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước VNDCCH, nhà nước
CHXHCNVN, gồm:
+ GCN quyền sở hữu nhà ở, QSDĐ của chủ tịch UB hành chính tỉnh hoặc cấp tương
đương.
+ Quyết định giao đất, cấp đất ở của UBND tỉnh theo 1 số VB PL.
+ Quyết định giao đất của UBND huyện, cơ quan nhà đất, xây dựng tỉnh.
+ GCN chính thức hay tạm thời do UBND tỉnh, huyện cấp.
+ Đất ở đã đc đkí vào sổ địa chính.
+ Giấy tờ về quyền sở hữu nhà theo TT 47/1998/TT-BXD và TT 02/TT-BXD-ĐT.
+ Giấy tờ mua bán nhà ở, đất ở trước quyết định 201/1980/QĐ-CP đc chính quyền xác
nhận nguồn gốc hợp pháp.
+ Bản án có hiệu lực thi hành của tòa án vè giải quyết tranh chấp nhà ở gắn với QSDĐ
hoặc quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.
+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà theo chính sách, chế độ của NN.
21


- TT, ktra việc SDĐ trên thực địa, đối chiếu vs hồ sơ về QSDĐ của ng SDĐ.
- TT, ktra việc đkí biến động của ng SDĐ trong quá trình SDĐ.
Câu 21: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ chính sách pháp luật
đất đai của người sử dụng đất cần tập trung vào những nội dung gì?
* TT, ktra việc thực hiện các quyền của ng SDĐ đc PL quy định:
- Đkiện thực hiện các quyền của ng SDĐ; đkiện đối vs ng nhận quyền SDĐ .
- Hồ sơ thực hiện các quyền của ng SDĐ.
- Thẩm quyền cho phép thực hiện các quyền.
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính của ng SDĐ khi thực hiện các quyền
* TT, ktra mục đích SDĐ.
- Đối với đất phi nông nghiệp:
+ Việc tuân thủ QH, KH SDĐ đã đc chính quyền có thẩm quyền phê duyệt.
+ Việc thực hiện luận chứng kinh tế – kĩ thuật, thiết kế từng công trình của ng SDĐ.

+ Ranh giới SDĐ của từng công trình, dự án so với hồ sơ bản vẽ thiết kế mặt bằng công
trình.
+ Khu dân cư nông thôn, QH phát triển đô thị.
- Đối với đất NN: mục đích SDĐ, việc thay đổi mục đích SDĐ, thay đổi cơ cấu cây trồng,
thời hạn SDĐ.
* Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và tăng khả năng sinh lợi của đất:
- Các biện pháp cải tạo mở rộng diện tích SDĐ: làm ruộng bậc thang, trồng cây bề , mặt,
làm thủy lợi…
- Các biện pháp làm tăng giá trị SD của đất: đầu tư lao động, cơ sở vật chất…
- Biện pháp thâm canh, tăng vụ, nâng hiệu quả SDĐ.
* Việc thực hiện các quy định về bảo vệ MT của ng SDĐ:
- Việc phát hiện vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái MT.
- Các vi phạm về bảo vệ MT trong sinh hoạt, trong SXKD.
- Ko thực hiện hoặc thực hiện ko đầy đủ các biện pháp xử lí chất thải, kỹ thuật xử lí chất
thải.
- Thải khói, các chất độc hại, mùi hôi thối vào ko khí.
* Việc thực hiện nghĩa vụ TC khi đc NN giao, cho thuê, chuyển mục đích SDĐ.
22


- Việc kê khai, cung cấp cho cơ quan thuế những tài liệu liên quan đến việc xđịnh quyền
SDĐ.
- Việc nộp tiền vào ngân sách NN.
* Việc bồi thường thiệt hại cho ng có đất bị thu hồi:
- Bồi thường về đất: diện tích, giá đất, hạng đất bồi thường.
- Bồi thường tài sản gắn liền vs đất: công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi,…
- Việc hỗ trợ cho ng có đất bị thu hồi.
* Việc giao lại đất của ng SDĐ cho NN khi có quyết định thu hồi.
- TT thời hạn chấp hành, quyết định, thời hạn thực hiện giải tỏa, giải phóng mặt bằng của
ng SDĐ khi bị thu hồi.

Câu 22: Phân biệt khiếu nại hành chính – khiếu nại tư pháp, khiếu nại hành chính –
tố cáo?
* Khiếu nại hành chính – khiếu nại tư pháp:
Khiếu nại hành chính
Nội dung

Khiếu nại tư pháp

Tính hợp pháp của quyết định hành Phát sinh trong hoạt động tố tụng.
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức tự vụ trg và tương
đương trở xuống, phát sinh trong hoạt
đông quản lý HC.

Phạm vi Rộng, gồm tất cả các lĩnh vực của quản Chỉ giới hạn trong 1 số hoạt động
phát sinh lý HC NN
nhất định của cơ quan với ng tiến
hành tố tụng
Đối tượng Quyết định HC, hành vi HC, quyết định 1 số loại quyết định của tòa án.
xử lý kỷ luật… trở xuống
Thủ tục Giải quyết theo thủ tục hành chính
giải quyết

Thủ tục tố tụng => rõ ràng,
nghiêm ngặt hơn.

Chủ thể Chủ thể quản lý HC NN
có thẩm
quyền GQ


Chủ thế tiến hành tố tụng (TAND
các cấp)

* Phân biệt khiếu nại hành chính – tố cáo:

23


Khiếu nại hành chính

Tố cáo

Chủ thể

Công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công Công dân có liên quan hay ko
chức có quyền lợi bị xâm hại bởi 1 quyết liên quan tới hành vi VPPL,
định HC, hành vi HC, quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức.
 Ng bị tác động trực tiếp hoặc đc ủy quyền.

Đối
tượng

Quyết định HC, hành vi HC của cơ quan
HC NN, của ng có thẩm quyền trong cơ
quan HC NN hoặc 1 quyết định kỷ luật
CBCC của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền

Hành vi VPPL của bất cứ cơ

quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi
ích quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân

Thẩm
quyền
GQ

-Lần đầu: GQ tại chính cơ quan có thẩm Ng đứng đầu cơ qua, tổ chức là
quyền ra quyết định or thơcj hiện hành vi chủ thể GQ tố cáo ko có thẩm
trái PL
quyền gq đối với đơn tố cáo
- Lần 2: GQ tại cấp trên trực tiếp của cấp đã hành vi VPPL của mình.
có thẩm quyền GQ or khởi kiện tại TA.

Trình tự Thời hiệu: 90 ngày kể từ ngày nhận đc Ko quy định thời hiệu tố cáo
GQ
quyết định HC, hoặc biết có hành vi HC, 15
ngày kể từ khi nhận đc quyết định kỷ luật.
Mục
đích

Bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp
pháp của ng khiếu nại bị xâm hại bởi quyết
định HC, hành vi HC của cơ quan or ng có
thẩm quyền.

-Bảo vệ khôi phục quyền, lợi
ích hợp pháp của ng tố cáo.

-Bảo vệ lợi ích hợp pháp của
nhà nước.

Nghĩa vụ: Khiếu nại đến đúng ng có thẩm Quyền: gửi đơn or trực tiếp tố
quyền giải quyết.
cáo vs cơ quan tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền.
 Có thể tố cáo tại bất kì cơ quan,
tổ chức NN nào.
Cấp độ sai phạm cao hơn, mức
độ VPPL nghiêm trọng hơn

Câu 23: Quyền, trách nhiệm của ng giải quyết khiếu nại?
- Yêu cầu ng khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, những bằng chứng về nội dung khiếu
nại.
24


- Yêu cầu ng bị khiếu nại giải trình bằng VB những nội dung bị khiếu nại.
- Yêu cầu giải quyết khiếu nại trc đó (cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan) cung cấp
thông tin, tài liệu, những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại.
- Triệu tập ng bị khiếu nại, ng khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cần thiết.
- Xác minh tại chỗ.
- Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp theo quy định của PL.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận đc yêu cầu của ng giải quyết khiếu nại lần 2 phải
thực hiện đúng các yêu cầu này.
Câu 24: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính, khiếu nại đất đai?
a, Thẩm quyền giải quyết khiếu nại HC.
* Cơ quan HC xã (chủ tịch UBND xã):
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định HC, hành vi HC của mình, ng có trách nhiệm do

mình quản lý trực tiếp.
* Cơ quan HC cấp tỉnh, huyện:
- Chủ tịch UBND huyện, tỉnh:
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định HC, hành vi HC của mình.
+ Giải quyết khiếu nại mà chủ tịch UBND cấp dưới,thủ trưởng cơ quan thuộc UBND
cùng cấp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
- Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp:
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định HC, hành vi HC của mình, của cán bộ, công
chức do mình trực tiếp quản lý.
+ Giải quyết khiếu nại do chủ tịch UBND cùng cấp ủy quyền.
- Chánh TT sở và cấp tương đương:
+ Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết
của chủ tịch UBND cùng cấp.
+ Giải quyết khiếu nại do chủ tịch UBND cùng cấp ủy quyền theo quy định của CP.
* Cơ quan HC TW:
- Thủ tướng CP:
+ Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP,
UBND các cấp.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×