Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ôn thi môn tài chính tiền tệ có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.87 KB, 11 trang )

1

TAØI CHÍNH ─ TIEÀN TEÄ
1) Tài chính là gì? Nguồn gốc ra đời của tài chính?
a. Khái niệm:
Tài chính là sự thu, chi được biểu hiện bằng tiền thông qua các mối quan hệ kinh
tế phát sinh của một chủ thể nhất định (phản ánh hoạt động chuyển giao tiền tệ
giữa các chủ thể với nhau).
b. Nguồn gốc ra đời:

Phân
Phân
công
công


p.triển
p.triển

PHẠM
TRÙ KINH
TẾ
Nền
Nền SX
SX
hàng
hàng
hóa
hóa

Chế


Chế độ
độ

hữu
tư hữu
PHÂN PHỐI BẰNG TIỀN

Nền
Nền
kinh
kinh tế
tế
HH
HH -- TT
TT
Sản
Sản
xuất
xuất
p.triển
p.triển

(PHÂN PHỐI BẰNG GIÁ
TRỊ)

TÀI
CHÍNH

Tiền
Tiền tệ

tệ
N.cầu
N.cầu
trao
trao
đổi
đổi

2) Biểu hiện bên ngoài và bản chất của tài chính? Đặc điểm của các quan hệ tài
chính? Đặc điểm của các quỹ tiền tệ?
a. Biểu hiện bên ngoài của tài chính:
Biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự vận động của các nguồn lực tài chính, hay
sự vận động của các quỹ tiền tệ.
b. Bản chất của tài chính:


2

Bản chất của tài chính là phản ánh các mối quan hệ kinh tế trong quá trình hình
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ để đạt được mục đích tích lũy và tiêu dùng của
chủ thể tài chính.
c. Đặc điểm của các quan hệ tài chính:
• Các quan hệ tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của đồng
tiền để tiến hành phân phối các nguồn tài chính.
• Các quan hệ tài chính luôn gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền
tệ của các chủ thể trong xã hội.
d. Đặc điểm các quỹ tiền tệ:
• Các quỹ tiền tệ luôn biểu hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu.
• Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của tiền vốn. Đây cũng
chính là tiêu thức chính của các quỹ tiền tệ.

• Tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thường xuyên, luôn được sử dụng (chi tiêu)
và bổ sung (thu vào).
• Các quỹ tiền tệ trong quá trình hình thành và sử dụng đều thể hiện tính pháp lý
và được thể thức hóa bằng các văn bản pháp quy.
3) Chức năng của tài chính?
a. Chức năng tổ chức vốn:
+ Khái niệm: là huy động vốn bằng nhiều hình thức từ các thành phần kinh tế, các
chủ thể khác nhau, lĩnh vực khác nhau như: vay mượn, đóng góp tự nguyện,…để hình
thành nên các quỹ tiền tệ, nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và phát
triển kinh tế xã hội.
+ Đặc điểm:
─ Về thời gian: huy động phải đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn nhằm giảm thiểu các
tổn thất do thiếu vốn nảy sinh.
─ Về kinh tế: chi phí chấp nhận được và có tính cạnh tranh.
─ Về pháp lý: theo quy định của pháp luật.
b. Chức năng phân phối:
+ Khái niệm: là sự phân chia giá trị tổng sản phẩm xã hội thành những tiêu thức
nhất định nhằm đáp ứng cho tích lũy và tiêu dùng theo nội dung và mục đích của chủ
thể tài chính đó.
+ Phân loại:
• Phân phối lần đầu: là sự phân phối thu nhập cơ bản giữa các thành viên tham
gia tạo ra của cải vật chất cho XH trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Phân phối
lần đầu diễn ra ở khâu cơ sở của hệ thống tài chính, nơi trực tiếp tạo ra của cải
XH và được tiến hành phân phối khi sau khi đã có kết quả sản xuất kinh doanh
dưới hình thức doanh thu thực hiện giá trị hàng hóa.


3

• Phân phối lại: là sự tiếp tục phân phối phần thu nhập cơ bản được hình thành

trong phân phối lần đầu, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tích lũy của toàn xã
hội. Phân phối lần đầu là cơ sở để thực hiện việc phân phối lại, làm thay đổi
quyền sử dụng các khoản thu nhập đã được hình thành qua phân phối lần đầu.
c. Chức năng giám đốc:
+ Khái niệm: giám đốc tài chính là sự giám sát các hoạt động kinh tế thông qua sự
vận động của vốn tiền tệ từ khâu tạo sản phẩm quốc dân đến nơi có nhu cầu,
nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ được phân phối và sử dụng 1 cách tối ưu.
+ Đặc điểm:
• Giám đốc tài chính là dựa vào chức năng thước đo giá trị và phương tiện thanh
toán để tổng hợp và so sánh các chỉ tiêu kinh tế. trong từng thờ kỳ nhất định.
• Chức năng giám đốc tài chính là phải dựa vào các hoạt động của quá trình vận
động thu và chi bằng tiền trên phạm vi rộng và toàn diện, kịp thời, đầy đủ, liên
tục.
• Quá trình kiểm tra, giám sát phải đạt được hiệu quả tối ưu.
+ Quá trình của giám đốc: 3 giai đoạn
• Giai đoạn 1: Giám đốc trước: tức là giám đốc ở khâu lập kế hoạch như : giám
đốc và thẩm tra tình đúng đắn, hợp lý của ngân sách, kế hoạch tài chính hoặc
các dự toán kinh phí.
• Giai đoạn 2: Giám đốc trong khi thực hiện: giám đốc quá trình chấp hành việc
thu – chi ngân sách, việc thực hiện kế hoạch tài chính và dự toán kinh phí.
Giám đốc trong quá trình thực hiện nhằm biến dự toán, dự án, kế hoạch thành
hiện thực.
• Giai đoạn 3: Giám đốc sau: được tiến hành sau khi kết thúc chu kỳ vận động
của các quỹ, vốn tiền tệ thông qua báo cáo, quyết toán tài chính.
+ Mục đích:
• Đảm bảo tính hợp lý trong mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.
• Đảm bảo sử dụng các nguồn khan hiếm có hiệu quả.
• Đảm bảo cân đối trong quá trình phát triển kinh tế.
• Duy trì kỷ cương, pháp luật tài chính, chống tham nhũng, các hiện tượng gây
lãng phí XH.

• Phát hiện những sai sót trong quá trình phân phối nhằm có những điều chỉnh
kịp thời.
4) Vai trò của tài chính?
a. Tài chính là công cụ phân phối tổng sản phẩm xã hội:
Nhằm ổn định tiền tệ, bình ổn vật giá, nâng cao sức mua của xã hội. Tài chính được
coi là một công cụ sắc bén điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần đảm
bảo sự công bằng xã hội.


4

b. Tài chính là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
• Đối với lĩnh vực kinh tế:
─ Điều chỉnh cơ cấu kinh tế thị trường.
─ Kích thích phát triển các hoạt động tài chính vĩ mô.
─ Khuyến khích cạnh tranh và chống độc quyền.
• Đối với lĩnh vực xã hội: tác động trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động phân phối
tổng sản phẩm xã hội, điều hòa thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.
5) Nguồn tài chính là gì? Hình thức tồn tại của các nguồn tài chính?
a. Nguồn tài chính: chính là tiền tệ đang vận động độc lập trong quá trình phân phối
tổng sản phẩm quốc dân để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích xác
định của các chủ thể trong xã hội. Sự vận động của nguồn tái chính phản ánh sự vận
động của những lượng giá trị nhất định.
b. Hình thức tồn tại: tồn tại dưới 2 hình thức
• Hình thức thứ nhất: là dạng tiền thực tế đang vận hành trong các luồng giá trị
của chu trình tuần hoàn kinh tế thị trường. Đặc điểm của dạng này là vận động
một cách độc lập trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền
tệ phục vụ cho những mục tiêu kinh tế đã được định sẵn.
• Hình thức thứ hai: là dạng hiện vật nhưng có khả năng tiền tệ hóa khi có tác
động của ngoại lực thì có thể trở thành nguồn tiền tệ chảy vào các kênh tài

chính trong chu trình tuần hoàn kinh tế thị trường. ( Vd: cổ phiếu, trái phiếu,
bất động sản…)
6) Hệ thống tài chính là gì? Vẽ sơ đồ của hệ thống tài chính? Vẽ sơ đồ luân chuyển
vốn trong hệ thống tài chính?
a. Hệ thống tài chính: là tổng thể các quan hệ tài chính ở những khâu khác nhau
trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong
quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quan trong nền kinh
tế.
b. Sơ đồ : tài liệu/16, 17
7) Trình bày khái quát những đặc trưng cơ bản của các khâu trong hệ thống tài
chính?
a. Thị trường tài chính: là nơi tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra
dưới hình thức vay mượn, mua ban về vốn tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển
dịch từ nơi cung ứng đến nơi có nhu cầu về vốn cho các chủ thể tham gia như: ngân
hàng, kho bạc, công ty tài chính…


5

b. Các chủ thể tài chính:
• Tài chính Nhà nước: là những nguồn lực tài chính do Nhà nước sở hữu , quản lý
nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước.
+ NSNN: có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và điều tiết các khâu tài chính khác.
+ Tín dụng Nhà nước: là hình thức Nhà nước vay các tổ chức kinh tế, tổ chức XH
và dân cư bằng việc phát hành chứng khoán theo nguyên tắc hoàn trả. Nguồn
vốn huy động được, được đưa vào NSNN để sử dụng theo những mục đích,
yêu cầu chung của Nhà nước.
• Tài chính doanh nghiệp: là tài chính của tất cả các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế
sản xuất kinh doanh và dịch vụ, nơi trực tiếp tạo ra các nguồn tài chính cho xã
hội và là nơi cung ứng về vốn cho các khâu tài chính khác.

+ Đối với các DN sản xuất kinh doanh dịch vụ: hoạt động của các DN này là cung
cấp hàng hóa dịch vụ.
+ Ngân hàng thương mại: hoạt động của ngân hàng nhằm điều tiết vốn trong
nền kinh tế từ nơi thừa đến nơi thiếu và thực hiện các hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt (trung gian thanh toán).
+ Công ty tài chính: hoạt động chính là cung ứng vốn cho nền kinh tế tương tự
như ngân hàng. Huy động vốn từ việc nhận tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu…
+ Công ty bảo hiểm: hoạt động chính là duy trì sản xuất kinh doanh ở các DN,
các cá nhân một cách bình thường trong sinh hoạt qua việc khôi phục, bồi
thường các tổn thất do rủi ro, mất mác về tài sản, tính mạng…
• Tài chính đoàn thể và hiệp hội hộ gia đình:
+ Tài chính các tổ chức xã hội.
+ Về hộ gia đình.
c. Cơ sở hạ tầng tài chính: hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động hiệu quả của hệ thống tài
chính bao gồm: Hệ thống pháp luật và quản lý Nhà nước, Hệ hống giám sát, Hệ
thống thông tin, Hệ thống thanh toán, hệ thống dịch vụ chứng khoán, Nguồn nhân
lực.
8) Mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính?
Trong cơ chế kinh tế mới, mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính được
thực hiện thông qua các quan hệ tài chính cơ bản sau:
• Tài chính DN với NSNN: nộp thuế, các hình thức tài trợ của Nhà nước cho DN
• Tài chính giữa các DN với tài chính các tổ chức xã hội và dân cư: tiền công, lợi
tức cổ phần, mua bán các loại cổ phiếu, trái phiếu,…


6

• Tài chính giữa các DN với nhau: các khoản tiền thanh toán về cung ứng hàng
hóa, dịch vụ, vay nợ, trả nợ, mua bán các loại chứng khoán của DN

• NSNN và các tổ chức xã hội và dân cư: trả lương, nộp thuế, mua bán và thanh
toán chứng khoáng, trợ cấp Nhà nước.
9) Tiền tệ là gì? Bản chất của tiền tệ?
a. Khái niệm:
Không có định nghĩa thống nhất về tiền tệ. tuy nhiên theo Karl Marx thì “tiền tệ là
một phương tiện trao đổi được pháp luật thừa nhận và người sỡ hữu nó sử dụng nó
để phục vụ cho những nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội”.
b. Bản chất của tiền tệ:
• Thế kỷ 16: thuyết đề cao tiền vàng: vàng, bạc tự nhiên là tiền tệ; vàng, bạc là của
cải chính tông.
• Thế kỷ 18: thuyết tiền duy danh đề cao tiền dấu hiệu. Tiền giấy và kim loại như
nhau, chỉ là dấu hiệu thanh toán hay hoãn hiệu mà nhờ đó hàng hóa được lưu
thông.
• Thế kỷ 19: quan điểm của K.marx: tiền tệ (vàng, bạc) là một loại hàng hóa đặc
biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hóa để làm vật ngang giá chung, đo lường
và biểu thị giá trị tất cả các hóa khác.
• Thế kỷ 20: quan điểm kinh tế học hiện đại: tiền tệ là phương tiện trao đổi, người
ta không còn quan tâm đến giá trị nội tại của tiền, mà bất cứ vật nào có thể
chuyển đổi ra hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu giao dịch hay thanh toán đều là
tiền.
 Tiền lưu thông được chia làm 2 loại:
+ Tiền theo nghĩa hẹp (tiền giao dịch)
+ Tiền theo nghĩa rộng (tiền tài sản)
10) Các hình thái phát triển của tiền tệ?
a. Hình thái giá trị giản đơn:
Là hình thái ra đời sớm nhất và đầu tiên của xã hội loài người khi bắt đầu sản xuất
và lưu thông hàng hóa. Sản phẩm trao đổi cho nhau một cách trực tiếp và ngẫu
nhiên, giá trị của sản phẩm được biểu hiện một cách đơn nhất.
 Đặc điểm:
+ Trao đổi mang tính ngẫu nhiên.

+ Tiến hành dưới hình thức trực tiếp: vật này đổi lấy vật khác.
+ Giá trị của một vật được thể hiện thông qua giá trị sử dụng của một vật khác.
b. Hình thái giá trị mở rộng:


7

Là 1 hình thái mà trong quan hệ trao đổi sản phẩm cho nhau vẫn còn mang tính
trực tiếp nhưng không còn mang tính ngẫu nhiên. Giá trị của sản phẩm được biểu
hiện qua nhiều giá trị sử dụng khác nhau của các loại sản phẩm khác.
 Đặc điểm:
+ Không mang tính ngẫu nhiên, trao đổi nhiều loại hàng hóa.
+ Tiến hành dưới hình thức trực tiếp: vật này đổi lấy vật khác.
+ Giá trị của một hàng hóa không chỉ biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của 1
loại hàng hóa khác mà còn thông qua giá trị sử dụng của nhiều loại hàng hóa
khác có tac dụng là vật ngang giá.
c. Hình thái giá trị chung:
Là một hình thái mang tính gián tiếp qua một vật hay một hàng hóa khác. Vật đó
được gọi là vật ngang giá chung, sẽ biểu hiện và đo lường cho giá trị các loại hàng
hóa khác. Tùy vào sở thích, tập quán, phong tục mà mỗi nơi chọn vật ngang giá
chung khác nhau.
 Đặc điểm:
+ Trao đổi mang tính thống nhất.
+ Thể hiện trao đổi hàng hóa với nhau một cách gián tiếp.
+ Giá trị của một hàng hóa được thể hiện thông qua giá trị sử dụng của một hàng
hóa khác – vật ngang giá chung.
d. Hình thái giá trị tiền tệ:
Là hình thái người ta chọn ra kim loại vàng để làm vật ngang giá chung và dùng nó
biểu hiện giá trị của mọi thứ hàng hóa trên toàn thế giới theo một tiêu chuẩn nhất
định, từ đó vàng đã biến thành tiền.

 Đặc điểm:
+ Trao đổi mang tính thống nhất chung.
+ Thể hiện trao đổi hàng hóa một cách gián tiếp.
+ Giá trị của các loại hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị của tiền tệ.
 Lý do chọn vàng làm vật ngang giá chung:
Quý hiếm, khó tìm, không tự chế tạo được.
Nhiều công dụng, dễ dát mỏng.
Thanh toán nhanh, gọn, giá trị thanh toán cao, dễ chia cắt (nhưng không làm mất
đi giá trị), tiện lưu trữ…
11) Các hình thái biểu hiện của tiền tệ?
a. Hóa tệ: là hình thái tiền tệ xuất phá từ từ hàng hóa. Một hàng hóa nào đó giữ vai
trò là vật trung gian trao đổi 1 cách phổ biến và rộng rãi được coi là hóa tệ. Gồm 2
loại:


8

+ Hóa tệ phi kim loại: đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ. Tùy theo rừng quốc gia,
từng địa phương, người ta dùng các hàng hóa khác nhau làm vật ngang giá chung.
(VD: Trung Quốc dùng da, vỏ trai…; Hy Lạp, La Mã dùng súc vật;….)
+ Hóa tệ kim loại: trải qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hàng hóa, hóa tệ kim loại
dần được chọn thay thế cho hóa tệ phi kim loại vì nó có 1 số ưu điềm như: bền, dễ
bảo quản, dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, ít bị biến đổi giá trị. Các kim loại đực dùng
để đúc thành tiền gồm: sắt, kẽm, đồng, bạc, vàng. Hóa tệ kim loại vẫn còn 1 số bất
tiện như: nặng nề, khó cất giữ, khó vận chuyển đi xa.
b. Tín tệ: là loại tiền tệ được lưu thông nhờ sự tín nhiệm của mọi người, bản thân nó
không có giá trị. Gồm 2 loại: tín tệ kim loại & tiền giấy.
• Giá trị của chất kim loại và tiền giấy đúc thành tiền thường có giá trị nhỏ hơn
nhiều so với giá trị trên mặt đồng tiền.
• Tiền giấy được sử dụng làm phương tiện trao đổi ngày càng phổ biến vì những

tiện lợi như: dễ mang theo trong người, dễ cất giữ. Mặt khác, việc in tiền với
nhiều mệnh giá khác nhau có thể đáp ứng nhu cầu trao đổi chi ly và chính xác.
c. Các hình thức khác của tiền tệ:
+ Bút tệ: là loại tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán ngân
hàng (còn gọi là tiền tệ ngân hàng). Khi thanh toán chuyển khoản ở ngân hàng, người
ta dùng lệnh chuyển khoản thay cho tiền mặt để chuyển từ tài khoản của người này
sang tài khoản của người khác thông qua các công cụ thanh toán như: séc, ủy nhiệm
thu, ủy nhiệm chi…
+ Tiền điện tử: là tiền được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động hay còn gọi là
ATM. Tiền trong tài khoản ở NH được lưu trữ trong hệ thống NH dưới hình thức điện
tử. Sử dụng trực tiếp dưới dạng thẻ thanh toán, tiền mặt, séc điện tử, điện tử…
12) Chức năng và vai trò của tiền tệ?
a. Chức năng của tiền tệ:
• Chức năng thước đo giá trị: là chức năng cơ bản nhất, nhằm để xác định và đo
lường giá trị cho tất cả các loại hàng hóa khác và chuyển giá trị hàng hóa thành giá
cả hàng hóa.
• Chức năng phương tiện lưu thông: người ta sử dụng tiền để làm phương tiện trao
đổi hàng hóa cho nhau, và tiền đóng vai trò trung gian để thực hiện quá trình trao
đổi. (H-T-H)
• Chức năng phương tiện thanh toán: ngoài quan hệ hàng hóa – tiền tệ, còn phát
sinh nhu cầu vay mượn, nộp thuế…bằng tiền. Trường hợp này tiền tệ thực hiện
chức năng thanh toán, nhằm giải quyết những vấn đề như: thanh toán lương, trả
nợ hàng hóa, nộp thuế…


9

• Chức năng phương tiện tích trữ: tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện tích lũy
khi tiền tệ tạm thời rút khỏi lưu thông, trở về trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu
chi trong tương lai.

• Chức năng tiền tệ thế giới: tiền tệ thực hiện chức năng này khi nó thực hiện đầy đủ
4 chức năng trên trên phạm vi toàn thế giới. Khi dùng chức năng này người ta dùng
tiền thực chất hoặc đồng tiền chủ chốt để thực hiện trên phạm vi toàn thế giới.
b. Vai trò của tiền tệ:
• Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển KT hàng hóa.
Không có tiền và sự hoạt động của nó người ta không thể tiến hành sản xuất hàng
hóa.
• Tiền tệ để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Cùng với ngoại thương , tiền
tệ đã phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực HiỆn và mở
rộng quan hệ quốc tế.
• Tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sở hữu chúng. Tiền tệ có
thể thõa mãn mọi mục đích và quyền lợi đối với ai đang nắm giữ nó.
13) Lạm phát là gì? Phân loại lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát?
a. Khái niệm: Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập trong lưu thông, vượt quá
nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng hóa. Làm cho tiền giấy bị mất giá và giá cả hàng
hóa được biểu hiện bằng đồng tiền mất giá không ngừng tăng lên.
b. Phân loại lạm phát:
• Lạm phát vừa phải: biểu hiện chỉ số giá cả tăng chậm trong khoảng 10% trở
lại. Trong đó đồng tiền mất giá không lớn, không ảnh hưởng nhiều đến doanh
nghiệp.
• Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng lên ở mức độ 2 con số hằng
năm. Nó gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế xã hội.
• Siêu lạm phát: xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa lạm phi mã (3 con số trở
lên). Có tác hại lớn đối với kinh tế xã hội.
c. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
• Lạm phát do cầu kéo:
Khi tổng mức cầu hàng hóa nhanh vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa của
nền kinh tế, kéo theo giá cả tăng.
VD: Thiếu hụt ngân sách nhà nước  phát hành trái phiếu, vay mượn nước
ngoài khối tiền tệ tăng chi tiêu tăng cầu tăng.

Thu nhập tăng nhu cầu tăng tổng cầu tăng giá cả tăng.
• Lạm phát do chi phí đẩy:


10

Khi chi phí sản xuất kinh doanh tăng, với cùng một mức vốn đầu tư thí tất yếu sẽ
giảm sản lượng sản xuất. Hàng hóa khan hiếm sẽ đẩy giá lên cao.
VD: Tốc độ tăng tiền lương > tốc độ tăng NSLĐ.
Khủng hoảng về nhiên liệu, nguyên vật liệu (dầu mỏ, sắt…).
• Hệ thống chính trị không ổn định:
Hệ thống chính trị khủng hoảng, kinh tế suy thoái làm người dân mất lòng tin vào
nhà nước, đồng thời làm giá trị của đồng tiền giảm xuống.
• Lạm phát do thiếu hụt mức cung:
Do thiên tai, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa, không kịp đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi khan hiếm hàng hóa làm cho giá cả tăng
cao.
14) Hậu quả của lạm phát. Phân tích tác động của lạm phát đối với nền kinh tế?
a. Hậu quả của lạm phát:
• Trong sản xuất kinh doanh: Trong điều kiện lạm phát ở mức độ cao, giá cả
hàng hóa tăng liên tục làm cho sản xuất gặp khó khăn. Cơ cấu nền kinh tế mất cân
đối, vì có xu hướng phát triển ngành sản xuất có chu kỳ ngắn (thu hồi vốn nhanh),
ngành sản xuất có chu kỳ dài (thu hồi vốn chậm) bị đình đốn, phá sản.
• Trong thương mại: Người ta chuyển sang đầu cơ tích trữ vàng, hàng hóa thay vì
dùng tiền giấy làm vật trung gian.
• Trong tiền tệ tín dụng: Lạm phát làm cho sức mua của đồng tiền giảm, lưu
thông tiền tệ diễn biến khác thường, tốc độ lưu thông tăng đột biến. Hoạt động tín
dụng ngân hàng rơi vào khủng hoảng (thiếu nguồn tiền gửi) dẫn đếm phá sản do
thua lỗ, mất khả năng thanh toán.
• Trong tài chính Nhà nước: do ảnh hưởng từ lạm phát, những nguồn thu của

NSNN (thuế) ngày càng giảm do sản xuất kém, DN bị phá sản, giải thể.
• Trong đời sống xã hội: Người tiêu dùng gặp khó khăn khi giá cả tăng cao.
15) Trình bày các biện pháp kiềm chế lạm phát?
a. Những biện pháp cấp bách:
• Biện pháp chính sách tài khóa: tiết kiệm triệt để trong chi tiêu NSNN, cắt giảm
những khoản chi không cần thiết.
• Biện pháp thắt chặt tiền tệ: ngưng phát hành tiền lưu thông, tăng lãi suất tiền
gửi nhằm thu hút tiền mặt trong thị trường kinh tế.
• Biện pháp kiềm chế giá cả: có thể can thiệp bằng cách bán vàng và ngoại tệ thu
hút tiền mặt trong lưu thông, ổn định giá cả và ổn định thị trường.


11

• Biện pháp cải cách tiền tệ: khi lạm phát xảy ra ở mức độ cao mà các biện pháp
trên không hiệu quả; NN có thể hủy hoặc thu hồi tiền cũ và phát hành tiền mới để
lặp lại trật tự mới trong lưu thông tiền tệ.
b. Những biện pháp chiến lược:
• Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, tạo tiền đề vững chắc cho nền
kinh tế.
• Cần xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng nhu
cầu cơ bản về đời sống và việc làm của nhân dân lao động.
• Nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước bằng các công cụ vốn có như luật pháp,
các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả,…để tác động đến mọi mặt của nền kinh tế xã
hội.



×