Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ôn tập lịch sử học thuyết kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.16 KB, 8 trang )

Câu 1: Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: Bất cứ hoạt động kinh tế nào mà không dẫn
đến tích lũy tiền tệ là hoạt động kinh tế tiêu cực?
Trả lời: Đúng
Vì Tư tưởng xuất phát của CNTT cho rằng, tiền là nội dung căn bản của của cải, là tài sản
thật sự của một quốc gia. Do đó, mục đích chủ yếu trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là
phải gia tăng được khối lượng tiền tệ. Những người theo chủ nghĩa trọng thương đã đứng
trên quan điểm coi tiền là đại biểu duy nhất của của cải, là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình
thức nghề nghiệp. Những hoạt động nào mà không dẫn đến tích lũy tiền tệ là những hoạt
động tiêu cực, không có lợi.
Câu 2: Chủ nghĩa trọng thương coi hoạt động ngoại thương và công nghiệp mới là nguồn
gốc thật sự của của cải?
Trả lời: Sai
Vì Những người theo CNTT đã đứng trên quan điểm coi tiền là đại biểu duy nhất của của
cải, là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp. Những hoạt động nào mà không dẫn
đến tích lũy tiền tệ là những hoạt động tiêu cực, không có lợi. Họ coi nghề nông không làm tăng
thêm và cũng không tiêu hao của cải. Hoạt động công nghiệp không thể là nguồn gốc của của
cải ( trừ công nghiệp khai thác vàng, bạc). Khối lượng tiền tệ chỉ có thể gia tăng bằng con
đường ngoại thương do vậy chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của
cải.
Câu 3: Quan điểm kinh tế của chủ nghĩa trọng thương nhấn mạnh rằng trong hoạt
động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu.
Trả lời: Đúng
Vì theo CNTT: “ Nội thương là một hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng
của cải phải ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Do đó, để tăng khối lượng tiền tệ thì
trong hoạt động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu (xuất nhiều, nhập ít)
Câu 4: Chủ nghĩa trọng thương cho rằng lợi nhuận thương nghiệp là các khoản tiết kiệm
chi phí thương mại
Trả lời: Sai
Vì Những người theo CNTT cho rằng, lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không
ngang giá, là sự lừa gạt, như chiến tranh. Họ cho rằng, không có người nào thu được lợi mà lại
không làm thiệt kẻ khác. Dân tộc này làm giảu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác. Trao


đổi phải có một bên thua để bên kia được.


Câu 5: Chủ nghĩa trọng nông cho rằng lợi nhuận thương nghiệp chính là kết quả của sự
trao đổi không ngang giá.
Trả lời: Sai
Vì những người theo CNTN cho rằng, lợi nhuận thương nghiệp có được là nhờ tiết kiệm các
khoản chi phí thương mại. Vì theo họ thương mại chỉ đơn thuần là “ việc trao đổi những giá trị
này lấy những giá trị khác ngang như thế” và trong quá trình trao đổi đó, nếu xét nó dưới hình
thái thuần túy thì cả người mua, lẫn người bán chẳng có gì để mất hay được cả. thương nghiệp
không sinh ra được của cải. Do vậy họ cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được là nhờ tiết
kiệm các khoản chi phí thương mại.
Câu 6: Chủ nghĩa trọng nông cho rằng trao đổi không làm cho tài sản tăng lên vì tài sản
chỉ được tạo ra trong sản xuất
Trả lời: Đúng
Vì CNTN cho rằng thương nghiệp không sinh ra được của cải. “ Trao đổi không sản xuất ra
được gì cả”. trao đổi không làm cho tài sản tăng lên, vì tài sản được tạo ra trong sản xuất, còn
trong trao đổi thì chỉ có sự trao đổi giá trị sử dụng này lấy giá trị sử dụng khác mà thôi.
Câu 7: Chủ nghĩa trọng nông cho rằng sản phẩm thuần túy ( sản phẩm ròng) chỉ được tạo
ra trong nông nghiệp và công nghiệp
Trả lời: Sai
Vì Những người trọng nông cho rằng sản phẩm thuần túy chỉ được tạo ra trong nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất duy nhất, còn công nghiệp thì “ Chỉ có tiêu dùng chứ
hoàn toàn không có sản xuất” . Công nghiệp chẳng qua là chế biến lại nguyên liệu của nông
nghiệp. Trong công nghiệp người ta không tạo ra chất mới, chỉ là sự kết hợp nhiều nguyên tố
của các chất khác nhau đã tồn tại từ trước. Trong nông nghiệp không có sự kết hợp mà chỉ có sự
tăng thêm về chất, tạo ra sản phẩm thuần túy mới
Câu 8: William Petty cho rằng giá cả tự nhiên ( tức giá trị ) là do cung – cầu thị trường
quyết định.
Trả lời: Sai

Vì William Petty cho rằng giá cả tự nhiên ( tức giá trị ) là do thời gian lao động hao phí quyết
định và năng suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao phí đó. Ông kết luận rằng: số lượng lao
động bằng nhau bỏ vào sản xuất là cơ sở để so sánh giá trị hàng hóa. Giá cả tự nhiên ( giá trị ) tỉ
lệ nghịch với năng suất lao động khai thác vàng và bạc.
Câu 9: William Petty cho rằng: Đánh giá quá cao tiền là một sai lầm.


Trả lời: Đúng
Vì trong tác phẩm Bàn Về Tiền Tệ , William Petty cho rằng tiền tệ không phải lúc nào cũng là
tiêu chuẩn của sự giàu có. Vì thế, đánh giá tiền tệ quá cao là một sai lầm ( Chống tư tưởng trọng
thương).
Câu 10: William Petty xác định tiền lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối
thiểu cho công nhân.
Trả lời: Đúng
Vì William Petty lấy lý luận giá trị làm cơ sở cho lý luận tiền lương. Ông xác định tiền lương là
khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân. Tiền lương không thể vượt quá
những tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu. Nếu tiền lương nhiều thì công nhân không muốn làm
việc. Nói cách khác, muốn cho công nhân làm việc thì biện pháp là hạ thấp tiền lương xuống
mức tối thiểu. Ông kịch liệt phản đối những trường hợp tăng tiền lương quá cao. Sở dĩ như vậy
vì trong thời đại W. Petty tư bản chưa thể bắt công nhân lệ thuộc vào công nhân, tư bản phải
dựa vào sự ủng hộ của nhà nước, đề ra những đạo luật cấp tăng lương.
Câu 11: William Petty ủng hộ cho việc tăng tiền lương cao cho công nhân để khuyến khích
họ lao động hăng say hơn.
Trả lời: Sai
Vì William Petty lấy lý luận giá trị làm cơ sở cho lý luận tiền lương. Ông xác định tiền lương là
khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân. Tiền lương không thể vượt quá
những tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu. Nếu tiền lương nhiều thì công nhân không muốn làm
việc. Nói cách khác, muốn cho công nhân làm việc thì biện pháp là hạ thấp tiền lương xuống
mức tối thiểu. Ông kịch liệt phản đối những trường hợp tăng tiền lương quá cao. Sở dĩ như vậy
vì trong thời đại W. Petty tư bản chưa thể bắt công nhân lệ thuộc vào công nhân, tư bản phải

dựa vào sự ủng hộ của nhà nước, đề ra những đạo luật cấp tăng lương.
Câu 12: theo Adam Smith, “ Bàn tay vô hình” chính là các quy luật khách quan tự phát
hoạt động, chi phối hành vi của con người.
Trả lời: Đúng
Vì khi tiến hành trao đổi sản phẩm lao động cho nhau thì người ta bị chi phối bởi lợi ích cá nhân
của mình. Mỗi người chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp chi
phối người ta hoạt động trao đổi. Nhưng khi chạy theo tư lợi thì con người kinh tế còn chịu sự
tác động của “ bàn tay vô hình”. Với sự tác động này, con người kinh tế vừa chạy theo tư lợi
vừa đồng thời thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến đó là đáp ứng lợi ích chung


của xã hội. Theo A.Smith trong nhiều trường hợp người ta đáp ứng những nhu cầu chung của
xã hội còn tốt hơn lợi ích riêng của cá nhân mình mặc dù điều đó không dự định trước.
Như vậy, theo A.Smith “ bàn tay vô hình” chính là các quy luật khách quan tự phát hoạt động,
chi phối hành vi của con người
Câu 13: Adam Smith cho rằng để cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động không
cần đến sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa và tự do kinh tế, tự do trao đổi.
Trả lời: Sai
Vì A.Smith quan niệm hệ thống các quy luật kinh tế khách quan là một “ trật tự tự nhiên”. Để
có sự hoạt động của trật tự tự nhiên này thì cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là sự tồn
tại và phát triển của sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế phải được phát triển
trên cơ sở tự do kinh tế. cần thiết phải có tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu
dịch. Trên cơ sở đó hình thành mối quan hệ giữa người với người là phụ thuộc vào nhau/.
Câu 14: Adam Smith cho rằng nhà nước phải can thiệp vào tất cả các hoạt động kinh tế,
đặc biệt là hoạt động kinh tế vượt quá sức của một doanh nghiệp.
Trả lời: Sai
Vì A.Smith cho rằng cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng bàn tay vô hình. Hoạt động
sản xuất và lưu thông hàng hóa được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình. Nhà nước
không nên can thiệp vào kinh tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộc sống riêng của nó. Theo
A.Smith, nhà nước có các chức năng bảo vệ quyền sở hữu của các nhà tư bản, đấu tranh chống

thù trong giặc ngoài, trừng phạt kẻ phạm pháp. Vai trò kinh tế của nhà nước được thể hiện khi
nhiệm vụ kinh tế vượt quá sức của doanh nghiệp như nhiệm vụ xác định đường xá, đào sông,
đắp đê, hay nhiệm vụ xác định những công trình kinh tế lớn…
Câu 15: Adam Smith không đánh giá đúng về tiền tệ coi tiền là môi giới giản đơn
Trả lời: Đúng
Vì khi phê phán những người trọng thương A.Smith cho rằng tiền chỉ là phương tiện kĩ thuật
làm cho trao đổi được thuận tiện, ông so sánh tiền với con đường rộng lớn, trên đó người ta chở
cỏ khô và lúa mì, con đường không làm tăng thêm cỏ khô và lúa mì. Như vậy, ông đánh giá
không đúng về tiền tệ, coi tiền chỉ là môi giới giản đơn.
Câu 16: Adam Smith coi tiền có vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa
Trả lời: Đúng
Vì ông coi tiền là “ bánh xe vĩ đại của lưu thông” là “ công cụ đặc biệt của trao đổi và thương
mại”. và khi phê phán những người trọng thương A.Smith cho rằng tiền là phương tiện kĩ thuật


làm cho trao đổi được thuận tiện. Do đó, Adam Smith coi tiền có vai trò quan trọng trong lưu
thông hàng hóa.
Câu 17: Trong lý luận về giá trị lao động, A.Smith cho rằng giá trị sử dụng quyết định giá
trị trao đổi
Trả lời: Sai
Vì A.Smith đã phân biệt rõ ràng giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông khẳng định giá trị sử
dụng không quyết định giá trị trao đổi và bác bỏ lý luận về sự lợi ích, sự lợi ích không có quan
hệ gì đến giá trị trao đổi. Ví dụ: “ không có gì hữu ích bằng nước nhưng với nó thì không thể
mua được gì”. Theo A.Smith giá trị trao đổi là lao động quyết định,giá trị là do hao phí lao động
để sản xuất ra hàng hóa mà quyết định
Câu 18: Adam Smith cho rằng: không chỉ lao động nông nghiệp mà cả lao động công
nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận
Trả lời: Đúng
Vì Theo A.Smith, lợi nhuận là “ khoản khấu trừ thứ hai” vào sản phẩm của lao động. theo các
giải thích của A.Smith thì lợi nhuận, địa tô và lợi tức chỉ là những hình thái khác nhau của giá

trị thặng dư. Ông đã “ nêu được nguồn gốc thật sự của giá trị thặng dư, đẻ ra từ lao động..” Do
đó ông cho rằng không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động công nghiệp cũng tạo lợi
nhuận.
Câu 19: Theo A.Smith, tư bản đầu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng cao
Trả lời: Sai
Vì A.Smith cho rằng lợi nhuận tăng hay giảm tùy thuộc vào sự giàu có tăng hay giảm của xã
hội. ông thừa nhận sự đối lập giữa tiền công và lợi nhuận. Ông đã nhìn thấy “ khuynh hướng
thường xuyên đi đến chỗ ngang nhau” của tỉ suất lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh giữa các ngành
và khuynh hướng tỉ suất lợi nhuận giảm sút. Theo ông, tư bản đầu tư càng nhiều thì tỉ suất lợi
nhuận càng thấp
Câu 20: Theo lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, thì quốc gia không có lợi thế
tuyệt đối nào trong việc sản xuất ra các sản phẩm so với quốc gia khác thì không nên tiến
hành hoạt động trao đổi hàng hóa vì không có lợi
Trả lời: Sai
Vì Quan điểm quốc gia không có lợi thế tuyệt đối nào trong việc sản xuất ra các sản phẩm so
với quốc gia khác thì không nên tiến hành hoạt động trao đổi hàng hóa vì không có lợi là quan
điểm lợi thế tuyệt đối trong trao đổi quốc tế.


Còn theo lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo thì mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên
môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối
thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu
nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối
không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu
được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng
các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Do vậy thương mại quốc tế chủ phụ thuộc vào
lợi thế so sánh chứ không phải chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối.
Câu 21: Sismondi không ủng hộ chế độ sản xuất nhỏ( tiểu sản xuất), ông ủng hộ chế độ
công xưởng trong CNTB.
Trả lời: Sai

Vì Sismondi là nhà phê bình tiểu tư sản đối với TBCN, sớm nhận thấy mâu thuẫn của CNTB,
ông đã hé mở tấm màn đẫm máu của chủ nghĩa tư bản. CNTB là cạnh tranh không hạn chế và
bóc lột quần chúng, là khủng hoảng phá sản và thất nghiệp. ông đã lên án việc bóc lột trẻ em và
nêu lên tác hại của sự phân công lao động đối với thể chất và tinh thần của công nhân.Sự thắng
lợi của chế độ công xưởng trở thành mối đe dọa đối với người thợ thủ công và tiểu thương, ông
thể hiện sự lo sợ trước nguy cơ đó. Do đó, ông đã lý tưởng hóa chế độ gia trưởng ( chế độ sản
xuất nhỏ - tiểu sản xuất), mô tả nó đẹp như một đóa hoa hồng nhằm chống lại chế độ công
xưởng trong CNTB.
Câu 22: Khi xác định giá trị, Sismondi đã dựa vào thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất sản phẩm chứ không dựa vào thời gian lao động cá biệt,
Trả lời: Đúng
Vì Sismondi đứng trên lập trường giá trị - lao động, lấy lao động để quy định giá trị của hàng
hóa. Theo K. Marx ông đã nhìn thấy tính chất xã hội đặc thù của lao động, ông đưa ra danh từ “
thời gian lao động xã hội cần thiết” . khi xác định giá trị, ông không dựa vào sản xuất cá biệt mà
dựa vào sản xuất xã hội.
Câu 23: Sismondi cho rằng khủng hoảng kinh tế chỉ là yếu tố ngẫu nhiên, cục bộ
Trả lời: Sai
Vì theo Sismondi, khủng hoảng kinh tế không phải là hiện tượng ngẫu nhiên. Ông dùng lý luận
“ tiêu dùng không đủ” để giải thích khủng hoảng kinh tế, hay lý luận khủng hoảng kinh tế được
xây dựng trên cơ sở tốc độ tăng tiêu dùng không đủ. Theo ông các nguyên nhân như: sự phát
triển của CNTB làm phá sản những người sản xuất nhỏ, do đó làm cho tiêu dùng giảm, tình
cảnh điêu đứng của những người vô sản, thất nghiệp, tiền lương thấp làm giảm nhu cầu tiêu
dùng, trong giai cấp tư sản cũng có khuynh hướng hạn chế tiêu dùng tăng tích lũy,..ông cho


rằng CNTB càng phát triển thì sản xuất càng mở rộng, mặt khác tiêu dùng ngày càng giảm bớt,
đó là nguyên nhân dẫn đến việc tăng tốc độ tiêu dùng không đủ hay nói cách khác do tốc độ
tăng sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng tiêu dùng là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế.
Câu 24: theo Sismondi, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do tốc độ tăng sản xuất
nhanh hơn tốc độ tăng tiêu dùng

Trả lời: Đúng
Vì Theo ông các nguyên nhân như: sự phát triển của CNTB làm phá sản những người sản xuất
nhỏ, do đó làm cho tiêu dùng giảm, tình cảnh điêu đứng của những người vô sản, thất nghiệp,
tiền lương thấp làm giảm nhu cầu tiêu dùng, trong giai cấp tư sản cũng có khuynh hướng hạn
chế tiêu dùng tăng tích lũy,..ông cho rằng CNTB càng phát triển thì sản xuất càng mở rộng, mặt
khác tiêu dùng ngày càng giảm bớt, đó là nguyên nhân dẫn đến việc tăng tốc độ tiêu dùng
không đủ và cũng là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế.
Câu 25: Theo Sismondi “ Lối thoát chủ yếu” để giải quyết vấn đề khủng hoảng là hoạt
động ngoại thương
Trả lời: Sai
Vì theo Sismondi, khủng hoảng không nổ ra thường xuyên là nhờ có ngoại thương, nhưng đó là
lối thoát tạm thời. lối thoát chủ yếu là các nhà tư bản tiêu dùng nhiều hơn. Lối thoát cơ bản là
phát triển sản xuất nhỏ
Câu 26: Proudon chủ trương tổ chức kinh tế hàng hóa mà không cần tiền tệ.
Trả lời: Đúng
Vì theo Proudon, tiền tệ là mặt xấu của sản xuất hàng hóa, nó là nguyên nhân của mọi tội lỗi
của CNTB. Vì vậy, ông chủ trương tổ chức kinh tế hàng hóa mà không cần tiền tệ. để thay thế
tiền tệ, ông chủ trương tổ chức ngân hàng trao đổi hay ngân hàng nhân dân. Các ngân hàng này
tiếp nhận hàng hóa từ người sản xuất hàng hóa và trao lại cho họ các giấy phép chứng nhận mà
ông gọi là phiếu lao động hay tiền lao động, ở đó ghi rõ số lượng lao động chi ra để sản xuất
hàng hóa.
Câu 27: Saint Simon phê phán CNTB và đòi hỏi phải xóa bỏ CNTB, xóa bỏ sở hữu TBCN
Trả lời: Sai
Vì Saint Simon và các học trò của ông đều phê phán hình thức sở hữu tư sản, vì nó kìm hãm sự
phát triển của xã hội loài người. họ kịch liệt chống lại sở hữu của những kẻ ăn bám, nhưng
không đòi hỏi xóa bỏ CNTB, không thủ tiêu sở hữu CNTB, mà chỉ kêu gọi thủ tiêu sở hữu của
những kẻ ăn không ngồi rồi, để mọi người đều làm việc như công nhân.


Câu 28: Charles Fourier kịch liệt lên án thương nghiệp TBCN, coi đó là nguồn gốc của sự

đau khổ lên cần phải loại bỏ bằng cách thủ tiêu CNTB
Trả lời: Đúng
Vì theo Charles Fourier , nguồn gốc của sự đau khổ đó là thương nghiệp TBCN. Ông cho rằng
thương nghiệp TBCN đầy rẫy những tội lỗi như: nói dối, ăn cắp, lừa đảo, đầu cơ, nâng giá… vì
vậy cần phải xóa bỏ tận gốc “ tất cả những hình thức ăn cướp bằng thương mại” bằng cách thủ
tiêu chế độ TBCN
Câu 29: Charles Fourier phê phán CNTB đã giữ lại nền tiểu sản xuất, do đó không thực
hiện được khả năng của nó
Trả lời: Đúng
Vì theo ông sự thống trị của tiểu sản xuất nông nghiệp đã gây khó khăn cho việc canh tác, hạn
chế tổng sản phẩm. Vì thế Charles Fourier phê phán CNTB đã giữ lại nền tiểu sản xuất, do đó
không thực hiện được khả năng của nó
Câu 30: Robert owen ủng hộ chế độ công xưởng và chế độ tư hữu.
Trả lời: Sai
Vì theo ông chế độ công xưởng đem lại tại họa giáng xuống đầu xã hội. ngày lao động bị kéo
dài, các chủ xưởng chỉ biết chạy theo lợi nhuận và coi công nhân như là công cụ đơn giản để
làm giàu, của cải được tích lũy vào tay một số ít người còn đám quần chúng trở thành nô lệ phụ
thuộc vào sự ngu muội và tùy hứng của kẻ độc quyền. còn chế độ tư hữu là nguyên nhân của vô
vàn tội lỗi và sự khổ ải mà mọi người lao động phải gánh chịu, là nguyên nhân gây ra sự thù
địch lẫn nhau, sự bịp bợm và tệ mại dâm
Do đó ông kịch liệt phê phán và lên án chế độ công xưởng và chế độ tư hữu



×