Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương lịch sử học thuyết kinh tế ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.14 KB, 13 trang )

1. Chủ Nghĩa Trọng Thương ở Anh, Pháp
a. Chủ Nghĩa Trọng Thương ở Anh:
• Giai đoạn 1: Từ TK XV đến giữa TK XVI: Chủ nghĩa tiền tệ (Đại biểu William Staford)
- Nội dung chủ yếu được phản ánh ở bảng cân đối tiền tệ nội dung muốn tăng lượng tiền
cho nhà nước thì phải giữ tiền ở lại trong nước. Để thực hiện nội dung này họ thực hiện
chính sách:
+ Hạn chế tối đa nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài
+ Quy định tỷ giá hối đoái bắt buộc.
+ Lập hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hóa trong nước.
+ Cấm trả cho ngưới nước ngoài lượng tiền lớn hơn mức quy định của nhà nước.
+ Bắt thương nhân nước ngoài đến buôn bán ở nước họ phải mua hế số tiền bán hàng
Quan điểm của những người trọng thương trong giai đoạn này đã kìm hãm sự phát triển của
ngoại thương. Giai đoạn này là giai đoạn tích lũy tiền tệ của CNTB với khuynh hướng chung là
biện pháp hành chính (tức là có sự can thiệp của nhà nước đối với kinh tế).
• Giai đoạn 2: Bảng cân đối thương mại (Thomas Mun).
Nội dung chủ yếu: Đánh giá cao vai trò của tiền tệ, là nội dung thực sự của của cải quốc
gia, là tiêu chuẩn để phân biệt sự giàu có giữa các quốc gia. Họ cho rằng, tiền là sợi dây
tiêu chuẩn trong cạnh tranh, tiền mạnh hơn sắt thép. Quốc gia muốn giàu có thì con đường
duy nhất là phát triển thương mại, “Thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh
của quốc gia. Không có phép lạ nào khác để kiếm tiền ngoài thương mại. Trong thương
mại, chủ yếu là phát triển ngoại thương, nhiệm vụ chủ yếu của ngoại thương là xuất siêu.
Họ đưa ra chính sách:
+ Chỉ xuất khẩu thành phẩm chứ không xuất khẩu nguyên vật liệu và chỉ xuất khẩu những
thành phẩm có giá trị lớn.
+ Thực hiện thương mại trung gian: đem tiền ra nước ngoài mua rẻ ở nước này, bán đắt ở
nước khác.
+ Sử dụng hàng rào thuế quan để kiểm soát nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu.
+ Đối với nhập khẩu tán thành nhập khẩu với quy mô lớn các nguyên liệu để chế biến đem
xuất khẩu.
+ Đối với tích trữ tiền: Cho xuất khẩu tiền để buôn bán, đẩy mạnh lưu thông tiền tệ vì đồng
tiền vận động mới sinh lời, do đó lên án việc tích trữ tiền.


Thomas Mun chống lại quan điển cấm xuất khẩu tiền của Willam Staford vì theo ông
tiền để nhiều trong nước không có lợi mà còn có hại vì nó làm giá cả tăng lên. Mặt khác,
xuất khẩu tiền còn là thủ đoạn để buôn bán, để làm giàu vì “vàng đẻ ra thương mại còn
thương mại làm cho tiền tăng lên”.
+ Trong thương mại cần phải biết những thủ đoạn để buôn bán: Mua rẻ, bán đắt, mua ít,
bán nhiều, phải biết lừa gạt thậm chí phải chiến tranh.
+ Ông đánh giá cao vai trò của nhà nước trong phát triển thương mại. Ông cho rằng, muốn
phát triển thương mại thì phải dựa vào Nhà nước, nhà nước phải mở rộng thị trường đặc
biệt là thị trường các nước láng giềng và thuộc địa, ông đánh giá cao thuế quan và bảo vệ
hàng hoá trong nước, xuất khẩu.
b. Chủ nghĩa trọng thương ở Pháp.
• Tư tưởng của Montchretien (1575 – 1622)
Ông đánh già cao vai trò của tiền tệ, ông nói: “hạnh phúc của con người là ở trong sự giàu có.
Muốn quốc gia giàu có thì phải phát triển thương mại đặc biệt là ngoại thương. “nội thương là ống dẫn,
ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Ông
đánh giá cao vai trò của thương nhân, coi lợi nhuận thương nghiệp là mục đích của thương nhân. Lợi
nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá.
Ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ kinh tế chính trị học (1615). Theo ông, kinh tế chính trị
học là khoa học về của cải thương nghiệp mà nhiệm vụ chủ yếu của nó là mua rẻ, bán đắt, mua ít, bán
nhiều.
Ông lên án sự tiêu dùng sa hoa của giới quý tộc, khuyên người dân hãy nên dùng hàng nội.
• Tư tưởng của Kolbert (1619 – 1693)
Chủ trương phát triển công nghiệp, hạ thấp vai trò của nông nghiệp. Theo ông, muốn tăng
lượng tiền cho nhà nước thì phải phát triển công nghiệp. Biến nước Pháp thành trung tâm công nghiệp
của thế giới.
Ông đưa ra các giải pháp:
- Quy định mức lương tối thiểu cho công nhân.
- Viết thư mời thợ giỏi tới Pháp làm việc.
- Khuyến khích sinh đẻ để có lao động trong công nghiệp.
- Dùng các biện pháp hạn chế sự phát triển của nông nghiệp. Hạ giá nông sản, bắt nông

dân phải bán hàng với bất cứ giá nào khi đã đưa nông sản ra thị trường.
Nhận xét: Ba giải pháp đầu nhằm tăng lao động trong nông nghiệp. Giải pháp 4 làm cho nông
nghiệp giảm sút, công nghiệp không phát triển được. Những chính sách này đã làm cho côn
nghiệp nước Pháp chậm hơn các nuơcs Tây Âu 50 năm. Muốn vực nền kinh tế pháp lên thì
phải phát triển nông nghiệp.
Nhận xét chung về chủ nghĩa trọng thương:
Tư tường kinh tế chủ yếu:
+ Đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền là nội dung thực sự của của cải quốc gia, là
tiêu chuẩn để phân biệt sự giàu có giữa các quốc gia. Vì vậy mục đích trong các chính sách của
quốc gia là bằng mọi cách để tăng lượng tiền cho quốc gia mình.
+ Cong đường duy nhất để quốc gia giàu có là phát triển thương mại đặc biệt là ngoại
thương.
+ Coi lợi nhuận thương nghiệp vừa là động lực, vừa là mục đích của người kinh doanh.
Họ đề cao vai trò của thương nghiệp, hạ thấp nông nghiệp, công nghiệp.
+ Đánh giá cao vai trò của nhà nước trong phát triển thương mại.
+ Tư tưởng mang ít tính lý luận, tức chưa thừa nhận quy luật kinh tế khách quan.
Đánh giá:
+ Họ kêu gọi sự tích lũy bằng tiền phù hợp với sự ra đời của phương thức sản xuất
CNTB.
+ Họ coi lợi nhuận thương nghiệp vừa là động lực vừa là mục đích của người kinh
doanh đó là cơ sở của lý thuyết về cơ chế thị trường, “bàn tay vô hình” và tư tưởng sự can thiệp
của Nhà nước vào kinh tế cũng là cơ sở lý thuyết về vai trò kinh tế của Nhà nước của kinh tế
học hiện đại.
+ Trong tư tưởng kinh tế của họ mới chỉ thấy được mà lại quá nhấn mạnh vai trò của
lưu thông, trao đổi mà không thấy được vai trò của sản xuất, nghĩa là: Tư tưởng của họ mới chỉ
xem xét tới hiện tượng bề ngoài chưa đi sâu vào bản chất bên trong của quan hệ sản xuất xã
hội.
2. Học thuyết tái sản xuất của Quesnay.
Để phân tích biểu kinh tế Quesnay đưa ra những giả định sau:
+ Nghiên cứu tái sản xuất giản đơn.

+ Sự biến động của giá cả
+ Không xét đến ngoại thương
Ông chia xã hội thành 3 giai cấp cơ bản:
- giai cấp sản xuất: là những người tạo ra sản phẩm thuần túy, bao gồm những người hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp chủ đồn điền và công nhân của họ.
- Giai cấp sở hữu: là những người thu sản phẩm thuần túy ( chủ ruộng đất)
- Giai cấp không sản xuất: là những người hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại
Dựa vào tính chất hiện vật của sản phẩm ông chia sản phẩm xã hội thành 2 loại:nông
nghiệp và công nghiệp.
Giá trị tổng sản phẩm xã hội bao gồm 7 tỷ chia thành:5 tỷ sản phẩm nông nghiệp và 2 tỷ
sản phẩm công nghiệp.
Chi phí của sản xuất nông nghiệp được chia thành:
-Tiền ứng trước hàng năm (tiền lương, giống,…): 2 tỷ
- Tiền ứng trước ban đầu (TBCĐ): 1 tỷ
-Sản phẩm thuần túy 2 tỷ
Sản phẩm công nghiệp được chia thành:
-Tư liệu tiêu dùng : 1 tỷ
- Nguyên vật liệu tiếp tục sản xuất : 1 tỷ
Quá trình tái sản xuất được diễn ra như sau: giai cấp sản xuất trả cho giai cấp sở hữu 2
tỷ tiền tô. Giai cấp sở hữu không sản xuất mà chỉ tiêu dùng thuần túy: dùng 1 tỷ để mua hàng
tiêu dùng cua giai cấp sản xuất (I), vậy là 1 tỷ sản phẩm nông nghiệp đã ra khỏi lưu thông và đi
vào tiêu dùng của giai cấp sở hữu, 1 tỷ còn lại giai cấp sở hữu dùng để mua hàng công nghiệp
của giai cấp không sản xuất (II), vậy là 1 tỷ sản phẩm công nghiệp đi vào tiêu dùng của giai cấp
sở hữu. Sau khi nhận được 1 tỷ của giai cấp sở hữu, giai cấp không sản xuất đem tiền đó đi
mua tư liệu sinh hoạt của giai cấp sản xuất (III). Như vậy giai cấp sản xuất đã thực hiện được
2/5 sản phẩm của mình. Giai cấp sản xuất lại lấy 1 tỷ vừa nhận được đi mua tư liệu sản xuất
cua giai cấp không sản xuất (IV), vậy là đã thực hiện xong sản phẩm của giai cấp không sản
xuất. Giai cấp không sản xuất lại đem 1 tỷ vừa nhận được đi mua nguyên liệu nông nghiệp của
giai cấp sản xuất (V). Như vậy giai cấp sản xuất đã bán 3 tỷ sản phẩm còn 2 tỷ sản phẩm để bù
đắp chi phí hàng năm và số tiền mặt là 2 tỷ.

Như vậy có thể tiếp tục quá trình tái sản xuất giảm đơn.
Những nhận xét rút ra từ nghiên cứu về kinh tế của Quesnay:
Công lao:
- Đưa ra các giả định cơ bản là đúng.
- Đã phân tích được tổng sản phẩm xã hội của 2 mặt: giá trị và hiện vật thấy được sự vận
động của sản phẩm kết hợp với sự vận động của tiền
- Tuân theo quy luật đúng: tiền bỏ vào lưu thông lại trở về điểm xuất phát của nó
Hạn chế: Chưa thấy được cơ sở của tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp, thậm chí tái sản
xuất giản đơn trong công nghiệp khó mà thực hiện được. Đánh giá sai vai trò của sản xuất công
nghiệp
3. Lý thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith
- Xuất phát điển nghiên cứu kinh tế của Adam Smith là bắt đầu từ con người kinh tế. Ông cho
rằng: Trao đổi là đặc tính vốn có của con người, trao đổi tồn tại vĩnh viễn cũng như con người
tồn tại vĩnh viễn, khi trao đổi con người chỉ biết tư lợi, vì tư lợi và làm theo tư lợi. Nhưng khi
tư lợi và làm theo tư lợi lại có “bàn tay vô hình” buộc con người kinh tế đồng thời thực hiện
những nhiệm vụ ngoài ý định của họ mà đôi khi còn thực hiện tốt hơn khi họ có ý định làm
việc đó. Đó là vì lợi ích xã hội.
- Theo Adam Smith “bàn tay vô hình” đó là các quy luật kinh tế khách quan, hoạt động một cách
tự phát chi phối sự hoạt động của con người kinh tế. Adam Smith quan niệm: Hệ thống các quy
luật kinh tế khách quan là một trật tự tự nhiên. Để cho các quy luật kinh tế hoạt động ông cho
rằng cần có các điều kiện:
+ Tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
+ Nền kinh tế dựa trên cơ sở tự do kinh tế.
+ Quan hệ giữa người với người là quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.
Ông cho rằng chỉ có nền kinh tế TBCN mới có đủ 3 điều kiện này thì trong nền kinh tế
TBCN mới có các quy luật kinh tế hoạt động. Ông còn phê phán chế độ phong kiến và ca ngợi
chế độ TBCN. Và ông chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Theo ông: “Xã hội
bình thường là xã hội không cần có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế đó là xã hội TBCN.
Còn xã hội không bình thường là sản phẩm của sự độc đoán, sự cưỡng bức kinh tế, đó là xã hội
phong kiến”.

Theo ông, Nhà nước không cần can thiệp vào kinh tế mà chỉ nên có các chức năng:
Chống kẻ thù bên ngoài, tội phạm bên trong, bảo vệ quyền sở hữu tư bản. Đây không phải là
các chức năng kinh tế. Nếu có thực hiện các chức năng kinh tế chỉ khi các chức năng đó vượt
quá khả năng của tư nhân: Xây dựng mở mang đường xá, cầu cống, các công trình công cộng,
xây dựng các vùng kinh tế mới …
4. Lý luận giá trị - lao động của Ricardo.
David Ricardo đã gạt bỏ, sửa chữa những sai lầm của Adam Smith đồng thời kế thừa và
phát triển những tư tưởng khoa học của Adam Smith về giá trị hàng hóa.
- Phân biệt rõ 2 thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Giá trị hàng hóa
khác xa với giá trị trao đổi.
Giá trị hàng hóa do hao phí lao động cần thiết sản xuất ra hàng hóa quyết định. Đó là thứ hao
phí lao động có tính chất xã hội chứ không phải là hao phí lao động cá biệt. hao phí lao động
đó do điều kiện sản xuất sớm nhất quyết định.
- Ông đã chứng minh được: Năng suất lao động tăng thì lượng giá trị hàng hóa giảm. Theo ông:
“Năng suất lao động tăng thì khối lượng hàng hóa do các công nhân tạo ra tăng vài lần nhưng
tổng số lao động hao phí vẫn như trước. Do đó năng suất lao động tăng đi liền với giá trị hàng
hóa giảm”.
- Theo Ricardo có 2 loại hàng hóa: Hàng hóa thông thường và hàng hóa hiếm có.
+ Hàng hóa thông thường có giá cả của nó do lượng hao phí lao động trong sản xuất quyết
định.
+ Hàng hóa hiếm có có giá cả của nó do sức mua, do thị hiếu quyết định. Đối với hàng hóa
này giá cả cao không có nghĩa là giá trị cao. Giá cả của chúng là do quan hệ cung – cầu.
Theo ông những hàng hóa hiếm có chỉ chiếm lượng rất bé trong tổng số hàng hóa nên
có thể bỏ qua khi nghiên cứu chỉ nghiên cứu hàng hóa thông thường. Do đó, lao động là nhân
tố chủ yếu quyết định nên giá trị hàng hóa.
- Ông gạt bỏ định nghĩa 2 của Adam Smith về giá trị hàng hóa và khẳng định định nghĩa 1 của
Adam Smith là đúng cả trong sản xuất giản đơn và trong CNTB.
- Nếu Adam Smith đã không thấy được bộ phận C trong cấu thành giá trị hàng hóa thì David
Ricardo đã khẳng định giá trị hàng hóa không chỉ do lao động trực tiếp tạo ra mà còn do lao
động cần thiết trước đó nữa như giá trị nhà xưởng, máy móc (C

1
). Ông đã thấy được giá trị
hàng hóa gồm: C + v + m. Nhưng ông chỉ mới thấy được C
1
: Giá trị của tư bản cố định mà
không thấy được C
2
: một phần giá trị tư bản lưu động. Ông cũng không biết được giá trị nhà
xưởng, máy móc chuyển sang giá trị sản phẩm như thế nào. Vì ông không biết được tính chất
2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
5. Lý thuyết giá cả của Marshall
Theo ông, giá cả là quan hệ số lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với
nhau. Lý luận của ông là sự tổng hợp các lý thuyết: chi phí sản xuất, cung cầu, “ích lợi giới
hạn”.
Theo ông, thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua – bán, hay là nơi gặp gỡ
của cung – cầu. Ông cho rằng, một mặt trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn thì cung cầu phụ
thuộc vào giá cả. Mặt khác, cơ chế thị trường tác động làm cho giá cả phù hợp với cung – cầu.
Ông đưa ra khái niệm giá cung và giá cầu:
Giá cả
Số lượng
Giá Cầu
D
Giá cả
Số lượng
Giá Cung
S
+ Giá cung là giá mà người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất ở mức đương thời. Giá cung được
quyết định bởi chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí ban đầu và chi phí phụ thêm.
Chi phí ban đầu là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu bất kể có hay không có sản lượng. Chi
phí phụ thêm bao gồm chi phí về nguyên liệu, lương công nhân, nó tăng thêm khi gia tăng sản

lượng.
+ Giá cầu: là giá mà người mua có thể mua số lượng hàng hóa hiện tại. Giá cầu được quyết
định bởi lợi ích giới hạn. Nghĩa là giá cầu giảm dần khi số lượng hàng hóa cung ứng tăng lên,
trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành
nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường: “khi giá
cung và giá cầu gặp thì sẽ chấm dứt cả khuynh
hướng tăng lẫn khuynh hướng giảm lượng hàng
hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết lập”.
Marshall cho rằng yếu tố thời gian có ảnh hưởng quan trọng đến cung, cầu và giá cả cân
bằng. Trong một thời gian ngắn thì cung cầu có tác động tới giá cả còn trong thời gian dài thì
chi phí sản xuất có tác động tới giá cả.
Ngoài sự ra sự độc quyền cũng có tác động đến giá cả. Để có lợi nhuận cao, các nhà độc
quyền thường giảm sản lượng để nâng giá bán. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là độc quyền
quyết định tất cả, bởi vì thị trường còn chịu sự tác động của sự co giãn của cầu.
Marshall đưa ra khái niệm “sự co giãn của cầu”. Khái niệm này chỉ sự phụ thuộc của cầu vào
mức giá. Ông viết: Mức giá linh hoạt của cầu trên thị trường phụ thuộc vào tình trạng sau: Khối
lượng của cầu tăng lên ở mức độ nhất định, khi giá cả của hàng hóa này giảm xuống hoặc
ngược lại, khối lượng cầu giảm xuống, khi giá cả hàng hóa này tăng lên.
Nếu ký hiệu: K: Hệ số co giãn của cầu.
∆Q/Q: Sự biến đổi của cầu.
∆p/p: Sự biến đổi của giá cả.
thì: K = ∆Q/Q: ∆p/p.
Có 3 trường hợp sau:
+ K>1: Là trường hợp một sự thay đổi nhỏ của giá làm cho cầu thay đổi lớn hơn. Gọi là cầu co
giãn.
+ K<1: Là trường hợp một sự thay đổi lớn của giá chỉ làm cho cầu thay đổi không đáng kể. Gọi
là cầu không co giãn.
+ K=1: Là tốc độ thay đổi của già và của cầu là như nhau. Trường hợp này cầu co giãn bằng
đơn vị.

Sự co giãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố sau đây: Mức giá cả, giá cả của hàng hóa có liên
quan, sức mua của dân cư và nhu cầu mua sắm của dân cư.
Tóm lại: Lý thuyết giá cả của Marshall là cơ sở lý luận của kinh tế học vi mô hiện đại
tỏng phân tích thị trường, cung cầu và giá cả.
Giá cả
Số lượng
Giá Cả cân bằng
6. Lý thuyết về cân bằng tổng quát Leon Wallras.
Theo ông trong cơ cấu nền kinh tế thị trường có ba loại thị trường: Thị trường sản
phẩm, thị trường tư bản, thị trường lao động.
+ Thị trường sản phẩm: Là nơi mua và bán hàng hoá. Tương qua trao đổi giữa các loại hàng
hoá là giá cả.
+ Thị trường tư bản là nơi hỏi và vay tư bản. Lãi suất của tư bản vay là giá của tư bản.
+ Thị trường lao động là nơi thuê mướn công nhân. Tiền công hay tiền lương là giá cả của lao
động.
Ba thị trường này độc lập với nhau song nhờ hoạt động của doanh nghiệp nên có quan
hệ với nhau. Doanh nhân là người sản xuất hàng hoá để bán. Muốn sản xuất, doanh nhân phải
vay vốn trên thị trường tư bản, thuê nhân công trên thị trường lao động. Trên hai thị trường này
doanh nhân được coi là cầu. Sản xuất được hàng hoá doanh nhân phải mang nó đến thị trường
sản phẩm. Ở đây doanh nhân được coi là cung.
Để vay tư bản doanh nhân phải trả lãi suất. Để thuê công nhân doanh nhân phải trả tiền
lương. Lãi xuất và tiền lương gọi là chi phí sản xuất.
Nếu bán giá cao hơn chi phí sản xuất thì doanh nhân có lợi. Doanh nhân có xu hướng
mở rộng sản xuất như thuê thêm công nhân, vay thêm tư bản. Do vậy sức cầu của doanh nhân
tăng lên, điều đó làm cho giá cả tư bản và lao động tăng lên. Song khi có thêm hàng hoá thì
doanh nhân cung trên thị trường nhiều hơn. Do đó giá cả trên thị trường hàng hoá có xu hướng
ngày càng giảm xuống.
Khi giá cả giảm xuống ngang với chi phí sản xuất thì cung và cầu hàng hoá ở trạng thái
cân bằng. Doanh nhân không có lời trong việc sản xuất thêm, nên không thuê thêm nhân công
và vay thêm tư bản nữa. Như vậy giá hàng ổn định làm cho lãi suất và tiền lương ổn định. Cả

ba thị trường đều có sự cân bằng cung – cầu. Nền kinh tế ở trong trạng thái cân bằng.
Điều kiện tất yếu để có cân bằng thị trường là sự cân bằng giữa giá hàng hoá và chi phí
sản xuất. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, trạng thái cân bằng giữa giá hàng hoá và chi phí
sản xuất được thực hiện qua sự dao động của cung – cầu.
7. Tóm tắt nội dung lý thuyết chung của Keynes về việc làm.
Khi việc làm tăng lên, thì thu nhập cũng tăng lên, do đó tiêu dùng cũng tăng lên. Song khuynh
hướng tiêu dùng giới hạn, nên mức tăng tiêu dùng không bằng mức tăng thu nhập, do đó làm cho
cầu tiêu dùng giảm tương đối, tức làm giảm cầu hiệu quả, mà cầu hiệu quả lại ảnh hưởng đến quy
mô sản xuất và khối lượng việc làm.
Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng cần phải tăng đầu tư (tăng tiêu dùng sản xuất).
Khối lượng đầu tư đóng vai trò quyết định đối với quy mô việc làm. Song khối lượng đầu tư lại
phụ thuộc vào ý muốn của các nhà kinh doanh, còn ý muốn đầu tư lại phụ thuộc vào hiệu quả giới
hạn của tư bản. Các nhà kinh doanh đầu tư sẽ mở rộng sản xuất cho đến khi hiệu quả của tư bản
giảm tới mức lãi suất. Tuy nhiên trong nền kinh tế TBCN thì hiệu quả giới hạn của tư bản thì giảm
sút, còn lãi suất tư bản cho vay lại ổn định. Điều đó tạo giới hạn chật hẹp cho đầu tư mới.
Để thoát khỏi tình trạng trên thì phải điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng. Muốn vậy Nhà
nước phải sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng để điều tiết kinh tế; kích thích tiêu dùng
và đầu tư để tăng cầu hiệu quả. Đặc biệt Nhà nước phải có chương trình đầu tư với quy mô lớn để
sử dụng lao động thất nghiệp và tư bản nhàn rỗi. Số người nàykhi tham gia vào sản xuất sẽ nhận
được thu nhập và do đó tham gia vào thị trường. Vì thế cầu hiệu quả tăng lên, giá cả hàng hoá tăng
lên. Điều đó khuyến khích các nhà kinh doanh mở rộng sản xuất. Theo nguyên lý số nhân nến kinh
tế được tái phát triển, khủng hoảng và thất nghiệp được ngăn.
8. Trường phái trọng cung Mỹ.
Đại biểu Arthur Laffer
Mục đích: Chống khung hoảng và thất nghiệp.
Biện pháp: Nâng cao năng suất lao động
Muốn chống khủng hoảng kinh tế phải nâng cao NSLĐ để tăng cung. Từ đó Laffer cho
rằng để kích thích cung nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện để các doanh nhân đầu
tư, áp dụng KHKT, tăng NSLĐ, tạo ra SP mới, kích thích sức cầu tăng, muốn mở rộng đầu tư
đòi hỏi phải tiết kiệm.

Để kích thích cung Laffer đề nghị phải giảm thuế và phải xác định mức thuế tối ưu:
Ông đưa ra mối quan hệ giữa tổng thu nhập về thuế và thuế suất bằng phương trình:
T = t.Y
T: Tổng thu nhập về thuế.
t: Thuế suất tính theo phần trăm (%).
Y: là thu nhập (tiền lương, lợi nhuận, địa tô …
Mối quan hệ giữa thuế suất và thu nhập về thuế được biểu diễn qua đường cong Laffer:
- Nếu t = 0% thì T = 0%.
- Nếu t = 100 % thì T = 0%; Vì các doanh nghiệp sẽ đóng cửa không hoạt động, người lao động
không đi làm nên không thu được thuế.
- Nếu t >0%; thì thu nhập từ thuế tăng dần và đạt cực đại ở T
max
(t = 50%), lúc này quy mô sản
xuất được mở rộng, nguồn thu của ngân sách nhà nước là lớn nhất.
- Nếu t>50%: Cứ tăng thuế thì nguồn thu từ thuế sẽ giảm, vì lúc đó người lao động không muốn
đi làm hoặc hoạt độn sản xuất sẽ dưới dạng kinh tế ngầm.
- Dưới mức T
max
thì ứng với mỗi T
x
thì sẽ có hai mức thuế M
1
và M
2
, so sánh ta thấy M
1
tốt hơn
M
2
vì t

1
< t
2
mà T
x
la như nhau. Ông cho rằng: Với từng hàng hoá khác nhau nhà nước sẽ quy
định thúe suất phù hợp. với những hàng hoá được Nhà nước khuyến khích sản xuất được quy
định ở mức thuế suất t
1
. Còn những hàng hoá mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất thì
quy định ở mức thuế cao t
2
. Nhưng ông không xác định được mức thuế tối ưu là bao nhiêu.
- Để giải quyết khủng hoảng kinh tế trường phái này sử dụng MQH ngược giữa cung – cầu và
vai trò của Nhà nước là dùng các biện pháp để tăng năng suất lao động.
T
t
(%)
50
t
1
t
1
Tx
T
ma
x
9. Lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất Samuelson
Các nhà kinh tế học cho rằng, mọi nền sản xuất đều phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản là:
Sản xuất cái gì , với số lượng bao nhiêu , sản xuất như thế nào; bằng công nghệ và tài nguyên

nào; hàng hóa được sản xuất cho ai ?
Do tính chất hạn chế của toàn bộ tài nguyên có thể sản xuất ra hàng hóa, buộc xã hội
chỉ lựa chọn trong số hàng hóa tương đối khan hiếm.
Mô hình tiêu biểu mà Samuelson lấy ví dụ nghiên cứu là sản xuất bơ và súng.
Khả
năng
Bơ (triệu
kg)
Súng (1000
khẩu)
A 0 15
B 1 14
C 2 12
D 3 9
E 4 5
F 5 0
Trong mô hình này, đường ABCDEF gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất. Toàn bộ
nền kinh tế giả sử chỉ phải lựa chọn giữa 2 loại sản phẩm là sản xuất bơ và súng. Với một số
người lao động, tài nguyên, tư bản nhất định nếu sản xuất 5 triệu kg bơ thì không sản xuất
súng. Giữa hai thái cực này có nhiều phương án lựa chọn.
Giới hạn khả năng sản xuất biểu thị sự lựa chọn mà xã hội có thể có.
Từ sự phân tích trên, các nhà kinh tế học đưa ra quan điểm về hiệu quả sử dụng
tài nguyên. Theo họ nền kinh tế có hiệu quả là những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng
sản xuất.
Các điểm bên trong đường giới hạn U biểu hiện tài nguyên chưa được sử dụng hết,
công nhân không có việc làm, nhà máy bỏ không, ruộng đất hoang hóa, tiền tệ để rỗi. Điều đó
thể hiện tính thiếu hiệu quả.
Các điểm nằm ngoài đường giới hạn I là không thể có trong điều kiện không có sự biến
đổi nào về nguồn lực: Tài nguyên, lao động, vốn và công nghệ.
Từ đó các nhà kinh tế học cho rằng: Trong khuôn khổ nguồn lực giới hạn, muốn tăng

sản lượng mặt hàng này thì phải cắt giảm sản lượng mặt hàng khác.
Súng

15
14
12
9
5
0 1
2 3
4 5
E
D
C
B
A
F
10. Nền kinh tế hỗn hợp của Samuelson.
Theo P.A. Samuelson chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay”, là “bàn
tay vô hình” (cơ chế thị trường) và “bàn tay hữu hình” (Nhà nước). Ông cho rằng, “điều hành
một nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường cũng giống như định vỗ tay với một bàn
tay”.
a. Cơ chế thị trường.
- Theo Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế. Trong đó, cá nhân người
tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề cơ bản
của nền kinh tế là: Sản xuất cài gì ? sản xuất cho ai ? sản xuất như thế nào ?. Cơ chế thị trường
không phải là sự hồn độn và là một trật tự kinh tế hết sức tinh vi. Cơ chế thị trường hoạt động
chặt chẽ theo các quy luật kinh tế khách quan. Nói đến cơ chế thị trường là nói đến các yếu tố
cấu thành thị trường: Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. Là nói đến các mối quan hệ
kinh tế như quan hệ hàng hóa, tiền tệ, quan hệ cung – cầu và các quy luật kinh tế khách quan

của thị trường: Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ … Nói đến cơ
chế thị trường là nói đến các phạm trù kinh tế khách quan: giá trị, giá cả, lợi nhuận, lợi tức, địa
tô, … Trong đó giá cả là phạm trù trọng tâm, là phương tiện phát tín hiệu cho những người
kinh doanh biết: Sản xuất cái gì ? sản xuất bao nhiêu ? sản xuất như thế nào ?.
- Trong kinh tế thị trượng, lợi nhuận vừa là động lực vừa là mục đích của các chủ thể kinh tế.
Cách duy nhất để cạnh tranh được giá cả và thu được lợi nhuận cao là các nhà kinh doanh phải
giảm chi phí tới mức tối thiểu bằng cách áp dụng những công nghệ hiện đại và phương pháp
sản xuất tiên tiến.
- Nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của hai ông vua: Người tiêu dùng và kỹ thuật. Người
tiêu dùng thống trị thị trường vì họ là người bỏ tiền ra mua hàng hóa do các doanh nghiệp sản
xuất ra. Song kỹ thuật hạn chế người tiêu dùng bởi nền sản xuất không thể vượt quá giới hạn
khả năng sản xuất. Do vậy người tiêu dùng không thể quyết định vấn đề phải sản xuất cái gì ?.
Như vậy nhu cầu phải chịu theo sự cung ứng của người kinh doanh. Vì người sản xuất phải
định giá hàng của mình theo chi phí sản xuất. Nên họ sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực nhiều lợi
nhuận hơn. Như vậy thị trường chịu sự chi phối của cả chi phí kinh doanh lẫn quyết định cung
và cầu của người tiêu dùng quy định. Ở đây thị trường đóng vai trò trung gian hòa giải giữa sở
thích của người tiêu dùng và hạn chế kỹ thuật.
- Sự tác động của các quy luật kinh tế khách qun đối với các chủ thẻ kinh tế được thể hiện tập
trung thông qua mối quan hệ cung – cầu và giá cả hàng hóa trên thị trường. Làm cho nền kinh
tế luôn vận hành một cách bình thường. Theo Samuelson, cơ chế thị trường có rất nhiều điểm
tích cực nưng cơ chế thị trường cũng có không ít những khuyết tật như:
+ Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh tự do tất yếu sẽ dẫn tới độc quyền, độc quyền làm
cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.
+ Trong cơ chế thị trường nó làm tăng thêm ô nhiễm môi trường mà các doanh nghiệp
lại không phải trả tiền cho sự ô nhiễm đó.
+ Cơ chế thị trường không thể tránh khỏi khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp. Cơ chế
thị trường làm tăng nhanh sự phân hóa giàu – nghèo và cạnh tranh không lành mạnh.
b. Vai trò của chính phủ trong kinh tế thị trường.
Để chống lại những thất bại của thị trường thì Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế. Vai trò
kinh tế của nhà nước được thể hiện qua 4 chức năng:

- Chức năng pháp luật: Chính phủ thiết lập các khuôn khổ pháp luật. Ở đây chính phủ đề ra các
quy tắc trò chơi kinh tế mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả bản thân chính phủ cũng
phải tuân thủ. Điều này bao gồm quy định về tài sản, các quy tắc hợp đồng và hoạt động kinh
doanh, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động, ban quản lý và nhiều luật lệ để
xác định môi trường kinh tế.
- Chức năng hiệu quả: Những tác động bên ngoài cũng dẫn đến tính không hiệu quả của hoạt
động thị trường và đòi hỏi nhà nước phải can thiệp. Tác động bên ngoài xảy ra khi doanh
nghiệp hoặc con người tạo ra chi phí – lợi ích cho doanh nghiệp khác, hoặc người khác mà các
doanh nghiệp hoặc con người đó không được nhận đúng những lợi ích mà họ cần phải trả.
- Chức năng công bằng: Trong điều kiện hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất của cơ chế thị trường, thì
vẫn phải thấy rằng sự phân hóa, bất bình đẳng sinh ra từ kinh tế thị trường là tất yếu. Một hệ
thống thị trường có hiệu quả vẫn có thể gây ra sự bất bình đẳng lớn. Vì vậy, chính phủ cần thiết
phải thông qua những chính sách để phân phối thu nhập. Công cụ quan trọng nhất của chính
phủ là thuế lũy tiến, đánh thuế người giàu theo tỷ lệ thu nhập lớn hơn người nghèo. Thông
thường thuế lũy tiến áp dụng cho thuế thu nhập và thuế thừa kế. Bên cạnh thuế phải có hệ
thống hỗ trợ thu nhập để giúp người già, người mù, người tàn tật, người phải nuôi con và bảo
hiểm thất nghiệp cho những người không có công ăn việc làm.
- Chức năng ổn định: Chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tài chính – tiền
tệ. Chính phủ thực hiện các chức năng trên đây thông qua ba công cụ là các loại thuế; các
khoản chi tiêu, lãi suất thanh toán chuyển nhượng, khối lượng tiền tệ và những quy định hay
kiểm soát. Thông qua thuế, chính phủ điều tiết tiêu dùng, đầu tư của tư nhân khuyến khích hoặc
hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nhân.
Tuy nhiên, bàn tay của Chính phủ đôi khi cũng có những thất bại vì có những vấn đề mà chính
phủ quyết định lại không phù hợp với sự vận động của quy luật khách quan. Do đó điều hành
nền kinh tế hiện đại phải kết hợp cả bàn tay của thị trường và bàn tay Chính phủ. Trong đó thị
trường điều tiết giá cả và số lượng hàng hóa, còn Nhà nước điều tiết thị trường bằng các
chương trình thuế, bằng các chi tiêu chính phủ và bằng luật pháp. Cả hai đều có tính chất thiết
yếu như nhau.

×