Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

NGHỊ LUẬN VỀ HỌC HỌC NỮA HỌC MÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.86 KB, 3 trang )

Đề 2: Phát biểu suy nghĩ của em về lời dạy của Lê – nin: “ Học, học nữa, học mãi”.
1. MB: Học hỏi là một việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa
cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức, giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhận
thức được tầm wan trọng của vấn đề này, nhưng Lê-nin khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm
vụ: “học! học nữa! học mãi!”.
2/TB:

a)giải thích câu nói.

- Học: Hoạt động cuả tư duy, trí tuệ nhằm tiếp thu và lĩnh hội tri thức, biến kiến thức của sách vở,
của người khác thành kiến thức của mình.
- Học nữa: Học hết trình độ này đến trình độ khác, từ dễ đến khó.
- Học mãi: Học không ngững nghỉ, học liên tục, học thường xuyên, học suốt cuộc đời.
b) Bình luận: Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống.
* Tại sao phải học?
- Có học mới có được kiến thức mọi mặt về đời sống xã hội, có được kiến thức mới có thể có hành
trang để bước vào đời. Học sẽ giúp ta trở thành người có ích cho xã hội, mới đủ khả năng tạo ra giá
trị vật chất và tinh thần để tạo dựng
c/s cho bản thân, gđ và góp phần xây dựng quê hương.
- Học sẽ giúp ta có kiến thức, có đủ trí tuệ để phân biệt đúng – sai, tốt – xấu để sống đúng đạo làm
người.
- Nếu không học ta sẽ trở thành người dốt nát, lạc hậu, thậm chí trở thành người không có ích cho
xã hội.
* Tại sao phải “học nữa, học mãi”?
- Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong
chúng ta chỉ như giọt nước, dù ta có học suốt đời cũng không hết được.


- Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có biết bao phát minh mới
ra đời, Vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta
phải luôn luôn học tập không ngừng. Nếu chúng ta không học thì chúng ta sẽ trở thành người lạc


hậu, không theo kịp được bước tiến của xã hội và có thể sẽ bị văng ra khỏi vòng quay của c/s.
- Nếu chúng ta thực hiện nghiêm túc lời dạy của Lê – nin thì việc học hỏi sẽ mang lại một tác
dụng, một kết quả thật to lớn. Kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được liên tục nâng cao,
từ đó không chỉ có ích cho bản thân mà còn giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ.
* Dẫn chứng: Chúng ta thấy có biết bao những tấm gương ham học và học suốt cuộc đời. Trên thế
giới, những nhà bác học như Newtơn, Ampere…hoặc trong nước như Bác Hồ, Lê Quý Đôn…. đã
suốt đời học hỏi và đã có nhiều cống hiến cho xã hội.
* Mở rộng vấn đề:
- Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. Trong nhà
trường có những học sinh lười biếng, không cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nông cạn, dở dang.
Những học sinh đó phần lớn trở thành người dốt nát, kém cỏi, hư hỏng,
- Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp mà không
chịu tiếp tục học hỏi. Họ sẽ nhanh chóng trở thành người đi giật lùi, lạc hậu, có có thể gặt hái được
thành công, hoặc nếu có cũng chỉ là tạm thời, không bền vững, và đương nhiên những kẻ đó đáng
bị chê trách.
c. Biện pháp rèn luyện: Muốn thực hiện tốt lời dạy của Lê- nin, ta cần phải:
- Xác định mục đích học tập đúng đắn: Học để có tri thức trở thành người có ích cho xã hội.
- Rèn luyện thái độ học tập tốt: Chăm chỉ, chuyên cần, tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Xây dựng phương pháp học tập khoa học: Học ở nhà trường, học trong sách vở, học ở thực tế
cuộc sống và nhất là học phải đi đôi với hành.


-Đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ,
mà hãy luôn luôn nhớ “Học, học nữa, học mãi”, học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,…để tồn tại,
để chung sống và để phát triển.
3/KB: Học tập luôn có vai trò vô cùng quan trọng. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc học chúng
ta hãy thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả lời dạy của Lê – nin: Học, học nữa, học mãi.




×