Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phát biểu suy nghĩ của em về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.88 KB, 5 trang )

Đề bài: Phát biểu suy nghĩ của em về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

1. Mở bài:
- Tình yêu thương là một nét đẹp trong đạo đức sáng ngời của dân tộc Việt. Truyền thống ấy
được cha ông ta gửi gắm trong rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ.

- Là người Việt Nam chắc hẳn không ai không biết đến câu “ Thương người như thể thương
thân”. Câu tục ngữ chính là bài học thấm thía về đạo lí làm người.

2. Thân bài:
a. Giải thích:

- Thương: Tình yêu thương, quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ.
-

thân: bản thân mình.

-

người: những người xung quanh không có quan hệ thân thiết ruột thịt với mình

=> Câu tục ngữ ngắn gọn với nghệ thuật so sánh, qua đó cha ông ta muốn gửi gắm một bài học
sâu sắc thấm thía về cách đối nhân xử thế, về đạo lí làm làm người: Hãy thương yêu những
người xung quanh như thương chính bản thân mình
b. Bình:
* Khẳng định quan điểm: Câu tục ngữ trên là bài học đạo đức vô cùng đúng đắn.
* Tại sao phải yêu thương người khác như yêu thương bản thân mình?
- Tất cả những con người trong xã hội tuy không cùng huyết thống, không phải là anh em ruột
thịt nhưng được gắn kết với nhau bởi rất nhiều điểm chung:



+ Dù là người miền xuôi hay người miền ngược. người Kinh hay Thượng, người Ba na hay
người Tày… tất cả đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, đều là dòng giống con
Lạc cháu Hồng.
+ Chúng ta cùng sống chung trên một dải đất, chung lịch sử, chung truyền thống của một dân tộc
anh hùng.
+ Gần hơn nữa là quê hương, chung trường, chung lớp…
->Chính những điểm chung đó là sợi dây gắn kết con người với nhau, và giúp ta hiểu tại sao phải
“ thương người như thể thương thân”
- Ta cũng hiểu con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Mỗi một cá nhân đều không thể
tồn tại, không thể gọi là sống nếu tách ra khỏi đời sống cộng đồng ( Rô- bin – xơn ( Rô-bin-xơn
Cruxo) khao khát trở về với xã hội loài người..). Vì vậy ta phải đặt cái cá nhân vào cái chung,
phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
- Tình yêu thương là cội nguồn để tạo nên sức mạnh to lớn giúp ta chiến thắng mọi thiên tai và
kẻ thù xâm lược ( Dẫn chứng: Thánh Gióng lớn lên là nhờ bát cơm, quả cà của bà con hàng xóm
góp lại. Sức mạnh của Thánh Gióng là sức mạnh của tình yêu thương, của nhân dân. Thắng lợi
của Thánh Gióng cùng là thắng lời của nhân dân. Trong hai cuộc k/c chống P và M, biết bao bà
mẹ yêu thương bộ đội như con để của mình. Nhờ đó mà các chiến sĩ như được tiếp thêm sức
mạnh để làm nên chiến thắng.)
- Yêu thương và giúp đỡ người khác chính là ta đã tạo cơ hội để giúp họ có c/s tốt đẹp hơn. Và
khi đó cũng chính là ta đem niềm vui và hạnh phúc cho bản thân mình. Bởi “ Hạnh phúc là khi
ta đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác”.


- Yêu thương và giúp đỡ người khác là một truyền thống cao đẹp của dân tộc. Là người dân VN,
ta phải phát huy truyền thống đó. Đó chính là cơ sở, là nền tảng để ta xây dựng một xã hội tốt
đẹp và giàu lòng nhân ái.
- Những người có tình yêu thương và giúp đỡ người khác luôn được mọi người yêu quý, và họ
cũng sẽ nhận được tình yêu và giúp đỡ của những người bên cạnh mình khi họ cần đến.
- Tình yêu thương chính là
* Dẫn chứng: Tình yêu thương đã là truyền thống tốt đẹp và trong cuộc sống hiện đại tình cảm

ấy càng được phát huy. Trong những năm qua nhân dân VN luôn thực hiện và phát huy truyền
thống đó: Giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, ủng hộ nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam, các hoạt
động từ thiện “ Tết vì người nghèo”. “ Nối vòng tay lớn”, “ Trái tim cho em”… còn rất nhiều,
rất nhiều các chương trình tình nghĩa đầy ắp tình yêu thương và sự sẻ chia giúp cho biết bao
mảnh đời bất hạnh được ấm lòng, nhiều người thành lập các tổ chức để thu nhận những trẻ em
lang thang, cơ nhỡ, những người tàn tật, tạo công ăn việc làm giúp họ ổn định c/s…. ( d/c cụ thể
tại địa phương, trường, lớp…)
* Mở rộng vấn đề:
- Phê phán những người không có tình yêu thương, trái tim họ héo úa, vô cảm trước nỗi đau của
đồng loại -> Họ bị xa lánh, khinh bỉ.
- Tình yêu thương không chỉ thể hiện ở lời nói xuông mà phải bằng hành động thực tế. Đặc biệt
nó xuất phát từ t/c chân thành chứ không vì bất cứ mục đích nào khác. Những kẻ nhân danh tình
yêu thương, tổ chức các hoạt động từ thiện nhưng thực chất là để đánh bóng tên tuổi, với tham
vọng mình thành người nổi tiếng. Hoặc có kẻ những kẻ vô lương tâm mượn mác xây dựng tổ
chức từ thiện để bóc lột sức lao động của trẻ em, của những người không được hoàn thiện…
những kẻ đó không chỉ bị lên án mà còn đáng bị pháp luật trừng trị .


- Phê phán những người nhận được sự giúp đỡ của người khác nhưng thiếu ý chí vươn lên, chỉ
biết sống ỷ lại, dựa dẫm.
- Ngày nay quan niệm về t/y thương không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một dân tộc
mà mở rộng thành một quan niệm mới mẻ, tiến bộ. Đó là t/c mang tính quốc tế. ( D.c: Ủng hộ trẻ
em Cu – Ba, nhân dân Nhật bị động đất, sóng thần…)
- Ngày nay, khi xh phát triển, xu hướng chuyên môn hóa cao khiến cho con người ít có điều kiện
quan tâm đến nhau hơn thì ý nghĩa của câu tục ngữ càng thêm sâu sắc. Nó giúp cho chúng ta
luôn nhận thấy được ý nghĩa của t/y thương đồng loại
c. Ta phải bồi dưỡng t/y thương ntn?
- Quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm.
- Luôn giữ cho trái tim ấm nóng t/y thương.
- Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

3. Kết bài: - Xã hội phát triển kéo theo sự du nhập của lối sóng gấp gáp, con người ít quan tâm
đến nhau hơn thì câu tục ngữ trên chính là bài học, là phương châm sống cho tất cả chúng ta.
- Thấm nhuần tư tưởng mà cha ông ta để lại, mỗi chúng ta luôn dặn mình hãy “ thương
người như thể thương thân”

* Những đề có cùng chủ đề.

1. Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng.
2. Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
3. Nghị luận về t/y thương con người.
………………………………………………




×