Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ NGƯỜI THẦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.3 KB, 3 trang )

Vai trò của người thầy.
Đề bài: “Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người
thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời.”
Suy nghĩ của em về câu nói trên. (Bài viết khoảng một trang giấy thi)

A . Mở bài:
- Giới thiệu dẫn dắt vấn đề
- Khẳng định người thầy quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người
B. Thân bài:
+ Giải thích câu nói:
- Mặt trời, mặt trăng: là những vì tinh tú của đất trời, có chức năng tỏa sáng.
- Mọc, lặn, tròn, khuyết: là quy luật của tự nhiên. Câu nói trên đã rất khéo léo khi sử dụng cách
nói tương phản - sự tương phản giữa hai nguồn ánh sáng: mặt trời chỉ chiếu sáng từng lúc, mặt
trăng khi tỏ, khi mờ nhưng “ánh sáng của người thầy rọi vào ta thì còn mãi”, sáng mãi. Bằng
cách nói so sánh, người nói đã khẳng định vai trò tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt của người
thầy với cuộc đời mỗi con người.
+ Bàn luận:
- Khẳng định đó là ý kiến đúng.
- Thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời của mỗi con người
- Hành trình cuộc đời của mỗi con người đều có những người thầy đi qua và mỗi người thầy sẽ
lưu lại đó một dấu ấn, chiếu rọi vào đó những nguồn ánh sáng riêng; ánh sáng của tri thức
văn hóa; ánh sáng của ước mơ, hoài bão lí tưởng; ánh sáng của tình yêu thương của ý chí, nghị
lực, của niềm tin…


- Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, dìu dắt, nâng đỡ học trò trưởng thành
không chỉ về nhận thức mà còn về tâm hồn, tình cảm, nhân cách…
- Thầy cũng là người nuôi dưỡng, thắp sáng ước mơ và khát vọng cho ta.
- Nhờ có ánh sáng của thầy chỉ bảo, dẫn dắt mà ta khôn lớn, trở thành người có ích cho xã hội.
Trong sự thành đạt của người trò không thể thiếu vai trò của người thầy.
-> Có thể nói, nguồn sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi chúng ta. Đó là


nguồn sáng “ còn mãi”, không bao giờ tắt.
* Mở rộng vấn đề:
- Việt Nam là dân tộc có truyền thống biết ơn và kính yêu thầy dạy của mình. Truyền thống ấy
đã được gửi gắm nhiều trong kho tàng văn học dân gian. Những câu tục ngữ“ tôn sư trọng đạo”,
“ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”… đều viết về tình cảm đó
- Phê phán những hành động vô lễ, xúc phạm đối với thầy cô: Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay
không hiếm nhưng kẻ đi ngược lại truyền thống đó. Có nhiều học sinh có những hành vi vô lễ,
xúc phạm thầy cô. Những kẻ đó cần bị lên án và phê phán.
- Xã hội phát triển, quan niệm về giáo dục cũng có sự thay đổi. Người thầy từ vai trò là người
truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo để tìm ra
tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy
giảm.
- Ánh sáng của thầy sẽ càng sáng hơn, nếu ta biết kết hợp học ở thầy và học ở bạn, học trong
sách vở, học ở c/s, đặc biệt “ ánh sáng” ấy chỉ thật sự “ sáng” khi có sự phối hợp của trò “ Thầy
chỉ đạo, trò chủ động, tích cực”…
+ Rút ra bài học cho bản thân
- Biết ơn, kính yêu người đã dạy dỗ mình.


- Học tập tốt, trau dồi đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội -> Đó chính là cách biểu hiện
lòng biết ơn một cách thiết thực nhất.
……………………………………………….



×