Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

SUY NGHĨ CỦA EM VỀ CÂU TỤC NGỮ ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.42 KB, 3 trang )

Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

1. Mở bài:
- TN chiếm vị trí quan trọng trong kho tàng văn học dân gian.
- Tục ngữ là những kinh nghiệm quý về thiên nhiên, lđsx, về con người và xh.
- TN còn là những bài học về đạo lí làm người.
- “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong các bài học ấy.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Khi ta ăn một trái chín ngọt thơm ta phải nhớ ơn người trồng cây để tạo ra trái chín ấy.
- Nghĩa bóng:
+ Ăn: hưởng thụ
+ Quả: thành quả bao gồm cả thành quả vật chất và thành quả tinh thần.
+ Người trồng cây: là người tạo ra thành quả.

 Câu tục ngữ là bài học về lòng biết ơn với những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta
hưởng thụ

b. * Khẳng định : Câu tục ngữ là bài học đạo lí sâu sắc mà thấm thía
*Tại sao “ Ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây”?
- Không có thành quả nào tự nhiên mà có được mà nó là kết quả công sức của biết bao nhiêu
người.
D/C: Có được bát cơm dẻo thơm là nhờ người nông dân phải vất vả một nắng hai sương trên
cánh đồng. Có được chiếc áo ta mặc, chiếc cặp ta dùng… là nhờ người công nhân miệt mài trong
các nhà máy. Được nghe một bài hát hay, xem một bộ phim hấp dẫn là nhờ người nghệ sĩ đã


phải miệt mài sáng tạo và rèn luyện… Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di
sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ
nhân lao động sáng tạo không ngừng Được sống trong độc lập, tự do hạnh phúc ngày hôm nay là
nhờ biết bao thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu, thậm chí cả sinh mạng mình…... Còn rất


nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người.
Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô
tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư?
- Biết ơn chính là đạo lí, bổn phận, là trách nhiệm của mỗi người chúng ta đối với đời. Đó là
truyền thống đạo lí mà ta cần kế thừa và phát huy.
- Biết ơn chính là truyền thống đạo đức giúp chúng ta xây dựng một đất nước văn minh.
- Người có lòng biết ơn luôn được mọi người yêu quý, kẻ không có lòng biết ơn sẽ bị người đời
khinh bỉ, xa lánh.
* Mở rộng vấn đề:
- Phê phán những kẻ chỉ biết hưởng thụ, không biết yêu quý trân trọng những thành quả mà
người đi trước để lại cho chúng ta. Đó là những kẻ vô ơn, bạc nghĩa.
- Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể.
Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho
các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Hoạt động này đã trở thành phong trào lan
rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo
dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta.
- Câu tục ngữ không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ, hiện tại mà trong cả tương lai.

c. Biết ơn thì ta phải làm gì?
- Trân trọng thành quả mà người đi trước để lại.


- Sử dụng thành quả đó một cách hợp lí
- Tích cực học tập, trau dồi đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội, để không chỉ là
người “ăn quả” mà phải trở thành “kẻ trồng cây” cho thế hệ sau. Cũng từ đó ta càng thấm
thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả.
Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò
trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình
đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể
thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.


3. Kết bài
- Xã hội ngày càng phát triển thì đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” luôn được đề cao
- Bản thân mỗi chúng ta cần trau dồi phẩm chất cao quý đó.
=> Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn
không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi
những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó
không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta
trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô.
Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò,
tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

* Các đề bài cũng chủ đề: Uống nước nhớ nguồn.
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
…………………………………………



×