Đề 19: Hãy giải thích câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Ông cha chúng rta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải
biết nhớ đến những người đã không tiếc máu xương để giành lại quyền độc
lập, tự do cho đất nước Việt Nam ta như hôm nay. Nhưng đó không chỉ là
các anh bộ đội, các chị thanh niên xung phong mà còn là biết bao thế hệ
người Việt Nam ta đã cùng chung sức, chung lòng mới có được đất nước
Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh nnhư hôm nay. Chúng ta, những thế hệ cháu
con phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của ông cha ta và không
ngừng phát huy những thành quả mà những người đi trước đã nhọc nhằn
mang lại. Đây chính là lời khuyên mà câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” muốn gửi đến mọi người chúng ta và muôn dời con cháu mai sau.
Được hưởng một nền độc lập, tự do như hôm nay nhiều bạn HS đã quên mất
một điều rằng cuộc sống hôm nay được đổi bằng máu xương, mồ hôi và
nước mắt của bao lớp người đi trước. Câu tục ngữ là một lời khuyên với
chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon ta phải nhớ đến người đã trồng ra cây
đó. Trồng được một quả ngọt phải đổ bao nhiêu mồ hôi và phải dãi dầu mưa
nắng. Như ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi
được hưởng m,ột thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra
thành quả đó. “ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành
quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho
người khác hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống ấm no tốt đẹp này hôm nay là
thành quả mà ta hưởng thụ vậy ai là người đã làm ra thành quả của ngày
hôm nay? Trước hết đó là cha, mẹ người đã có công sinh thành và nuôi
dưỡng từ khi ta còn bé cho đến ngày lớn khôn. Họ là người luôn dõi theo
từng bước đi của chúng ta, an ủi, động viên, dìu dắt chúng ta trở thành
những người có ích cho xã hội. Đó là thầy, cô giáo - người đã cho chúng ta
ánh sáng tri thức - một hành trang qúi giá nhất để chúng ta vững bước vào
đời. Đó là những anh bộ dội, những chị thanh niên xung phong đã cống hiến
cả tuổi thanh xuân cùng một phần xương máu của mình để góp phần tạo nên
cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Đó là những nhà khoa học đã dốc sức lao động
trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm giàu cho xã hội, cho chúng ta
được hưởng thụ và còn biết bao nhiêu người khác nữa đang âm thầm cống
hiến mà không cần được tôn vinh. Những con người đó dù ở vị trí nào vẫn
luôn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ đất nước...
Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? vì tất cả những người
trồng cây đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ thậm chí cả xương máu, cả
cuộc đời để đem lại “quả ngọt” cho đời. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại
có mặt trên cuộc đời này? Đó bởi công ơn của cha mẹ đã mang nặng, đẻ đau
đã sinh ra ta từ một hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời
cũng chính là giây phút hạnh phúc ngập tràn trong lòng cha mẹ. Rồi Người
chăm bẵm, dạy dỗ chúng ta khôn lớn thành người. Tiếng gọi Mẹ, Ba và
những bước đi chập chững đầu tiên của con trẻ chính là những nấc thang tột
cùng hạnh phúc của mẹ cha. Họ luôn ở bên cạnh chúng ta có được cuộc sống
bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay. Rồi những người công nhân, kĩ sư,
bác sĩ đã không tiếc công sức, mồ hôi, trí tuệ lao động xây dựng cuộc sống.
Họ là những người dám hi sinh tất cả cuộc đời mình để cống hiến cho đất
nước.điều đó cũng rất phù hợp với tình người. Bởi vậy, chúng ta phải nhớ ơn
họ vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được truyền dạy
từ bao thế hệ nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.
Các câu ca dao, tục ngữ trên chính là những lời khuyên mà ông bà
chúng ta muốn truyền dạy lại cho con cháu. Đó là những nét đẹp về văn hoá
của dân tộc chúng ta mà thế hệ con cháu chúng ta dù sống trong hoàn cảnh
nào cũng phải luôn nhớ tới.
Hiểu vấn đề như thế, vậy chúng ta phải hành động thế nào? Cuộc sống của
chúng ta phải đền ơn, đáp nghĩa rất nhiều. Trong kháng chiến, chúng ta có
phong trào Trần Quốc Toản giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong
trào này được nhanh chóng lan rộng ra trên khắp mọi nơi. Các bạn nhỏ sau
giờ học đều toả ra các xóm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, , các
gia đình có công với Cách mạng bằng những việc làm tuy nhỏ nhưng mang
nặng nghĩa tình, góp phần động viên, an ủi rất lớn đối với họ. Xã hội luôn
nhớ đến công ơn mà những người chồng, người cha, người con của họ đã hi
sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống tuy có đổi khác
nhưng Đảng, Nhà nước đã có những chế đọ, chính sách đói với những gia
đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào nhanh chóng được lan rộng ra khắp mọi
nơi, các bạn nhỏhằng ngày, sau giờ học, đều toả ra những lối xóm để giúp
đở những gia đình thương binh liêt sĩ neo đơn bằng những đóng góp và
những việc làm cụ thể mang nặng tình nghĩa. Nhưũng việc làm tuy nhỏ bé
nhưng góp phần an ủi động viên rất lớn đối với những gia đình thương binh,
liệt sĩ. Xã hội vẫn luôn nhớ đến công ơn mà người con, người cha, người
chồng của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống
tuy đổi khác, nhưng Đảng và nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của họ
bằng cách xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, có chế độ chính sách riêng
đối với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Đối với cha mẹ, cũng có những
người con hết mực thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu chính cha mẹ
đã cho họ cuộc sống tươi đẹp như hôm nay:”Công cha nặng lắm cha ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”.
Bên cạng đó trong xã hội của chúng ta vẫn còn tồn tại những kẻ vô
ơn. Ngoài xã hội, cũng có những kẻ quên quá khứ tình nghĩa, “Vong ân bội
nghĩa”, “Ăn cháo đá bát” chỉ biêt coi trọng đồng tiền, giàu sang, phú quý,
chạy theo dang vọng mà quên rằng: ai là người sinh ra họ, đã nuôi dưỡng và
dạy dỗ họ nên người. Đối với cha mẹ, họ ỷ lại vào công việc, mà không
quan tâm chăm sóc mẹ mình. Ỷ lai đồng tiền, họ bỏ mắc ba mẹ ở trại dưỡng
lão, không thèm hỏi han quan tâm đến cha mẹ của mình. Đối với loại người
đó, xã hội chúng ta cần lên án và phê phán. Qua đó, nâng tầm nhận thức để
chúng ta luôn luôn nhớ ơn những người đi trước, những người đã hi sinh
xương máu cho đất nước.
Câu tục ngữ trên mộc mạc, đơn giản nhưng đã dạy cho chúng ta những bài
học quý giá: không có thành quả nào tự nhiên mà có được mà tất cả đều
được tạo ra từ thành quả lao động, bằng mô hôi, xương máu của những
người đi trước để có được thành quả như ngày hôm nay. Chúng ta thế hệ
mầm non của tương lai của đất nước nguyện sẽ chăm chỉ học tập để có thể
xây dựng bảo vệ và giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã tạo ra và luôn
luôn nhác nhở nhau :”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.