Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giải bài C1,C2,C3 ,C4,C5 trang 69,70 SGK Lý 8: Các chất được cấu tạo như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.65 KB, 2 trang )

Tóm tắt lý thuyết, Trả lời và Giải bài C1,C2 trang 69; C3,C4,C5 trang 70 SGK Lý 8: Các chất được
cấu tạo như thế nào

A. Tóm tắt lý thuyết: Các chất được cấu tạo như thế nào
1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Lưu ý: Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
2. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
Lưu ý: Trước đây, để chứng minh vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt , giữa chúng có khoảng cách,
người ta phải dựa vào hàng loạt các sự kiện thực nghiệm như sự hụt thể tích của hỗn hợp, sự khuếch tán,
chuyển động Bơ – rao… Ngày nay, do sự chụp được ảnh của các phân tử, nguyên tử riêng biệt nên có thể
dùng chúng để khẳng định là vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
Bài trước: Giải bài 1,2,3 ,4,5 trang 65 SGK Lý 8: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

B: Hướng dẫn giải bài tập trang 69,70 SKG Vật Lý 8: Các chất được cấu tạo như thế
nào
Bài C1: (trang 69 SGK Lý 8)
Hãy lấy 50cm3 cát đổ vào 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ xem có được 100cm3 hỗn hợp ngô và cát không? Hãy
giải thích tại sao?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C1:
Thể tích hỗn hợp nhỏ hơn 100cm3. Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt
cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
Bài C2: (trang 69 SGK Lý 8)
Hãy cố gắng dùng cách giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn cát vào ngô để giải thích sự hụt thể
tích trong thí nghiệm trộn rượu với nước.
Đáp án và hướng dẫn giải bài C2:
Vì giữa các phân tử nước cũng như giữa các phân tử rượu đều có khoảng cách, nên khi trộn rượu với
nước, các phân tử rượu đã đan xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và nước lại. Vì thế mà thể tích
của hỗn hợp rượu và nước giảm.
Bài C3: (trang 70 SGK Lý 8)
Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C3:




Khi khuấy lên, các phân tử đường xen lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử
nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường nên ta thấy có vị ngọt.
Bài C4: (trang 70 SGK Lý 8)
Thả quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.
Đáp án và hướng dẫn giải bài C4:
Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không
khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
Bài C5: (trang 70 SGK Lý 8)
Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C5:
Ta thấy, cá vẫn sống được trong nước vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân
tử nước. Còn lí do các phân tử không khí có thể chui xuống nước mặc dù không khí nhẹ hơn nước thì sẽ
được học ở bài sau về chuyển động phân tử.
Bài tiếp theo: Giải bài C1,C2,C3 ,C4,C5, C6,C7 trang 71,72,73 SGK Lý 8: Nguyên tử, phân tử
chuyển động hay đứng yên



×