Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

kỹ thuật xúc tác nhôm oxit và một số ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.15 KB, 13 trang )

Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

I. LỜI MỞ ĐẦU
Nhôm oxit là một trong những hợp chất được sử dụng rộng rãi trong các ngành
công nghiệp hóa chất hiện nay. Đặc biệt, là trong ngành công nghiệp lọc hóa dầu.
Với vai trò là một chất mang xúc tác, chất xúc tác trong các quá trình chế biến
dầu mỏ và xúc tác chuyển hóa các hydrocacbon, thì nhôm oxit còn là một trong
những chất được sử dụng để xử lí nguồn nước bị ô nhiễm flo và asen....
Từ đó cho thấy nhôm oxit có một vị trí quan trọng trong đời sống và trong công
nghiệp nước ta hiện nay.
Nước ta với tổng trữ lượng bôxit khoảng 8 tỷ tấn, chủ yếu tập trung ở các tỉnh
Tây Nguyên ( khoảng 7,6 tỷ tấn) thì Việt Nam được xem là một trong những quốc
gia có trữ lượng bôxit lớn trên thế giới. Đây sẽ là một nguồn nguyên liệu dồi dào để
sản xuất nhôm, nhôm oxit, hợp kim nhôm,...và các hợp chất khác của nhôm ứng
dụng cho ngành công nghiệp hóa chất của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo tình hình hiện nay thì ngành công nghiệp luyện nhôm hay kỹ
thuật xúc tác ở Việt Nam còn chưa cao. Các quy trình sản xuất chưa ứng dụng trên
phạm quy lớn. Các nguồn nguyên liệu nhôm oxit chủ yếu sử dụng cho ngành lọc
hóa dầu chủ yếu là nhập khẩu ( điển hình như nhà máy lọc dầu Dung Quất ở nước
ta) làm thất thoát đi một nguồn ngoại tệ lớn.
Để hiểu thêm về tính chất, đặc tính...của nhôm oxit, cũng như những ứng dụng
của nhôm oxit thì nhóm đã tiến hành tìm hiểu các để tài, các nghiên cứu, các bài báo
cáo khoa học có liên quan đến Nhôm oxit. Nhầm đưa ra các nhận định và ý kiến sơ
bộ cho các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về các loại xúc tác có nhôm oxit. Ngoài ra
sẽ là một nguồn kiến thức thực tế trong các ứng dụng quan trọng của nhôm oxit.
Trong bài này nhóm chủ yếu nói về γ - Al2O3 một trong những oxit có ứng
dụng rộng rãi của nhôm oxit.

SVTH: Nguyễn Ngọc Phi


Page 1
Trương Huy

GVHD: Huỳnh Thu Hạnh


Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

II. NỘI DUNG
II.1. Giới thiệu.
Nhôm oxit là một hợp chất hóa học của nhôm và oxy với công thức hóa học
Al2O3. Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai
khoáng, gốm sứ và khoa học vật liệu.
Nhôm oxit có nhiều dạng thù hình khác nhau, nhưng thường có 4 dạng thù hình
sau: α - Al2O3; γ - Al2O3; θ - Al2O3 ; η-Al2O3. Trong điều chế Al2O3 thì người ta
thường đi từ nhôm hydroxit nung ở nhiệt độ cao khoảng 500oC ra γ - Al2O3, khi
nung tiếp thì chuyển hóa thành θ - Al2O3 tiếp đến khoảng 1100oC thì thành α Al2O3.
Trong các dạng thù hình thì α - Al2O3 và γ - Al2O3 là 2 dạng thù hình được
nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nhất. Đặc biệt là γ - Al2O3 là chất xúc tác được
ứng dụng nhiều trong ngành lọc hóa dầu. Nên chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về xúc
tác γ - Al2O3.
II.2. Tính chất và cấu trúc của γ - Al2O3.
Nhôm oxit được xây dựng từ các đơn lớp, và các lớp rất xếp chặt với nhau,cùng
phân bố vào nhau, lớp thứ 2 phân bố vào các lõm sâu lớp thứ 1 và lớp thứ 3 phân bố
ở các hố sâu lớp thứ 1, trở thành một hình tứ diện có cấu trúc bền.
1

1


O2-

2
1
2
1
2
1

3

1
3
1
2

1

SVTH: Nguyễn Ngọc Phi
Page 2
Trương Huy

1

1
Al3+

2
1

3
1

2

1
1

1

1
1

1
1

1

GVHD: Huỳnh Thu Hạnh


Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

Hình 1. Cấu trúc khối và vị trí của Al3+ trong cấu trúc của γ - Al2O3
Các nhôm oxit khác nhau về tỷ lệ ion nhôm trong khối tứ diện và bát diện, cũng
như mức độ bao bọc đối xứng ion Al3+ trong lỗ trống tứ và bát diện. η- Al2O3 chứa
ion Al3+ trong khối tứ diện lớn hơn trong γ- Al2O3.
Trong γ- Al2O3, ở lớp thứ 2 ion Al3+ chỉ phân bố trong lỗ trống bát diện, còn lớp

thứ nhất ion Al3+ phân bố đều trong lỗ trống tứ và bát diện.
II.2.a. Tính chất bề mặt γ - Al2O3.
Tính chất này liên quan trực tiếp đến tính chất xúc tác và hấp phụ của chúng.
γAl2O3 hoạt tính, ngoài Al2O3 tinh khiết thường chứa từ 1 ÷ 5% nước. Phụ thuộc
vào điều kiện chế tạo, trong γ-Al2O3 có thể chứa oxit kim loại kiềm, oxit sắt, ion
sunfat. Các tạp chất này có ảnh hưởng đến tính chất xúc tác của γ-Al2O3. Ví dụ như
sự có mặt của SO42- và một số anion khác làm tăng độ axit của γ-Al2O3 .
Phụ thuộc vào nhiệt độ, γ-Al2O3 tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ thường, γAl2O3 hấp phụ nước ở dạng phân tử H2O không phân ly. Ở áp suất hơi nước cao,
thấy quá trình hấp phụ vật lý một lượng nước lớn, nhưng lượng nước này dễ tách ra
khi nung mẫu ở nhiệt độ 1200C. Ở nhiệt độ thấp trên bề mặt γ-Al2O3 tồn tại nước ở
dạng không phân ly và khi nung ở nhiệt độ cao sẽ tạo nên nhóm hidroxyl bề mặt.
Còn ở điều kiện nhiệt độ rất cao trong áp suất chân không thì trong cấu trúc vẫn còn
có nước.
Trên bề mặt nhôm oxit tồn tại cả hai loại tâm: tâm Bronsted và Lewis. Tâm
Bronsted và Lewis là các trung tâm xúc tác hoạt tính trên bề mặt nhôm oxit.
II.2.b. Cấu trúc xốp của γ -Al2O3.
o Diện tích bề mặt riêng.

SVTH: Nguyễn Ngọc Phi
Page 3
Trương Huy

GVHD: Huỳnh Thu Hạnh


Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

γ-Al2O3 đi từ gel Bemite có diện tích bề mặt vào khoảng 150 ÷ 250m2/g, chứa

nhiều lỗ xốp có đường kính từ 30÷ 120A0 và thể tích lỗ xốp từ 0,5÷ 1 cm3/g . Diện
tích bề mặt riêng của oxit nhôm phụ thuộc vào cả nhiệt độ nung, thời gian nung, bầu
không khí tiến hành nung. Do đó muốn thu được oxit nhôm có diện tích bề mặt
riêng cao ta phải lựa chọn chế độ nung thích hợp.
o Kích thước và thể tích lỗ xốp γ -Al2O3.

Hầu hết diện tích bề mặt của oxit nhôm đi từ Gibbsite, Bayerit hoặc Bemit đều
có những lỗ xốp rất nhỏ khoảng 10÷ 20 A0 . Những lỗ xốp này bắt nguồn từ những
khe hở của một phiến tinh thể hoặc khoảng trống giữa các phiến tinh thể oxit nhôm
riêng biệt.
Mặc dù có nhiều lỗ xốp có kích thước lớn nhưng trong oxit nhôm có nguồn gốc
từ trihidroxit nhôm thì những lỗ xốp nhỏ vẫn quyết định phần lớn trong bề mặt và
chiếm tổng thể tích lỗ xốp.
Đặc tính cấu trúc của oxit nhôm cũng thay đổi theo nhiệt độ nung. Khi nung quá
nhiệt độ mà tại đó oxit nhôm thu được có diện tích bề mặt lớn nhất, oxit nhôm bắt
đầu bị sập cấu trúc (thiêu kết) dẫn đến giảm diện tích bề mặt và thể tích lỗ xốp.
Tổng thể tích lỗ xốp lớn nhất của oxit nhôm thu được từ trihidroxit nhôm là
0,5cm3/g .
o Tính axit của γ -Al2O3.

Phụ thuộc vào mức độ dehidrat hóa, trên bề mặt γ-Al2O3 có thể tồn tại hai loại
tâm axit: tâm axit Bronsted và tâm axit Lewis. Tâm axit Bronsted hình thành do sự
tồn tại của các nhóm OH- khi vẫn còn một lượng nước chưa bị tách ra hết khỏi oxit
nhôm. Tâm Lewis hình thành trong quá trình dehidrat hóa. Đó là khi hai nhóm OHở cạnh nhau tác dụng để lại một nguyên tử nhôm thiếu điện tử và nó thể hiện như
một tâm Lewis.

SVTH: Nguyễn Ngọc Phi
Page 4
Trương Huy


GVHD: Huỳnh Thu Hạnh


Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

Nhìn chung, nhôm oxit hidrat hóa không biểu hiện tính axit mạnh. Nhóm OHliên kết với ion nhôm trong tứ diện có khả năng biểu thị tính axit lớn hơn. Độ axit
của nhóm OH- trên bề mặt tăng mạnh khi cạnh đó có ion Cl-. Điều này được giải
thích do sự chuyển dịch điện tử từ nhóm OH- sang nhóm Cl-.
Các tâm axit Bronsted và Lewis được xem là các tâm hoạt tính có vai trò lớn
trong nhiều phản ứng xúc tác. γ-Al2O3 đóng vai trò xúc tác cho phản ứng isome hóa,
ví dụ như chuyển dịch nối đôi trong buten. Trong khi đó, do tính axit yếu nên chúng
hầu như không có hoạt tính trong đồng phân hóa mạch. Để tăng hoạt tính xúc tác
của nhôm oxit trong các phản ứng đồng phân hóa mạch hydrocacbon, cracking,
reforming… cần tăng tính axit của nhôm oxit bằng cách hoạt hóa HCl hoặc HF.
II.3. Xúc tác nhôm oxit.
Nhôm oxit đóng vai trò là chất xúc tác, chất mang bổ sung cho chất xúc tác hay
còn gọi là một chất mang xúc tác. Ở đây, nhôm oxit là chất mang trong một chất
hoặc hợp chất xúc tác : Pt/ Al2O3, Ni/Al2O3 (xúc tác cho quá trình hydro hóa),
CoMo/Al2O3 (xúc tác hyđrôđesulfua hoá), Fe-K2O-Al2O3 (xúc tác tổng hợp NH3),....
Với vai trò này mà nhôm oxit tham gia vào rất nhiều phản ứng hóa học, phản
ứng điều chế các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Đặc biệt là tham gia vào các phản ứng
trong công nghệ lọc hóa dầu.
Ví dụ về khả năng chất mang bổ xung chức năng cho xúc tác là xúc tác
Pt/Al2O3. Pt xúc tác cho phản ứng đehyđrô hoá napten để tạo các hợp chất vòng
thơm (aromat), không xúc tác cho phản ứng isomer hoá hoặc vòng hoá n-alkan. Tuy
nhiên khi mang lên Al2O3 có tính axit nó có hai chức năng, ví dụ phản ứng
reforming n-hexan.


SVTH: Nguyễn Ngọc Phi
Page 5
Trương Huy

GVHD: Huỳnh Thu Hạnh


Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

Hình 2. Phản ứng reforming n-hexan trên xúc tác Pt/Al2O3
Bản thân Pt cũng như Al2O3 không isomer hoá alkan. Tuy nhiên, các tâm axit
của Al2O3 có thể isomer hoá n-alken, sau đó sẽ hyđrô hoá thành isoalkan nhờ Pt. Để
hoạt hoá xúc tác người ta bổ xung clo để đạt được độ axit theo yêu cầu.
Tổ hợp các hiện tượng đã nêu dẫn tới sự biến đổi theo Hình 3. Đầu tiên metan
hấp phụ và phân li, mất H. Phân tử CO2 sẽ phản ứng với mảnh CH3+ bằng hai cách:
một là từ pha khí, hoặc là do phân tử CO2 bị hấp phụ trên tâm Rh bên cạnh. Trong
trạng thái hấp phụ điện tử sẽ chạy từ chất mang bán dẫn loại n qua Rh tới chất phản
ứng và được nhận bởi cả hai chất phản ứng. Các điện tử của CO2 tấn công mảnh
metan bị khử H, đồng thời CO sẽ hình thành. Cuối cùng H tách ra, giải hấp và tạo
H2.

Hình 3. Phản ứng reforming metan với CO2 trên xúc tác Rh/Al2O3
Phản ứng đehydrat hoá - loại nước thường được thực hiện trên xúc tác axit rắn,
ví dụ phản ứng loại nước của các alcol thành eter và xeton. Xúc tác tốt cho phản
ứng loại này là Al2O3 biến tính để có độ axit khác nhau.
Các ôxit nhôm thương mại thường chứa tạp chất, thường gặp nhất là SiO2 và
Na2O. Các tạp chất này nhạy cảm đối với độ chọn lọc và hiệu suất đối với etylen.
SVTH: Nguyễn Ngọc Phi

Page 6
Trương Huy

GVHD: Huỳnh Thu Hạnh


Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

Cơ chế phản ứng bao gồm sự tham gia của cả hai loại tâm axit và bazơ Hình 4. Ở
phản ứng này thì với xúc tác γ-Al2O3 cho ra sản phẩm chính 98.5% C2H4.

Hình 4. Cơ chế phản ứng đehyđrat hoá etanol trên nhôm oxit.
II.4. Ứng dụng của nhôm oxit.
II.4.a. Ứng dụng của Al2O3 nói chung.
Các ứng dụng quan trọng của ôxit nhôm là làm chất hấp phụ, chất xúc tác hoặc
chất mang xúc tác. Trong đó, ứng dụng quan trọng nhất là làm chất mang xúc tác.
Tuỳ lĩnh vực sử dụng và dạng Al2O3 được sử dụng mà nó là chất mang xúc tác trơ,
có tương tác với nền hay chất mang đa chức năng.
Khi được sử dụng làm chất mang trơ, người ta thường dùng chủ yếu là dạng
alpha vì nó có tính trơ hoá học, bền cơ học … nên có thể chịu đựng được những
điều kiện môi trường khắc nghiệt. Mặt khác, do có tính chất trơ về mặt hoá học nên
nó không gây ra các phản ứng phụ không mong muốn, không làm mất hoạt tính hóa
học và tính chất chọn lọc của xúc tác và đặc biệt là không có khả năng gây ngộ độc
xúc tác.
Đối với chất mang có tương tác với nền, các yếu tố và các quá trình xử lý có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc phân bố, hoạt hoá và tạo độ bền cho xúc tác.
Đối với chất mang đa chức năng, ngoài chức năng thông thường như: phân tán
pha hoạt động của xúc tác, tăng diện tích tiếp xúc của pha hoạt động xúc tác với

môi trường, ngăn cản quá trình thiêu kết và tái kết tinh pha hoạt động, tăng độ bền,
tăng khả năng truyền nhiệt của xúc tác…nó còn có vai trò hỗ trợ xúc tác giống như
một xúc tác thứ 2. Trong lĩnh vực này, gamma nhôm oxit thường được sử dụng.
SVTH: Nguyễn Ngọc Phi
Page 7
Trương Huy

GVHD: Huỳnh Thu Hạnh


Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

Một số ứng dụng quan trọng của oxit nhôm trong công nghiệp được tóm tắt.
Bảng 1: Một số ứng dụng của oxit nhôm.
Các ứng dụng

Vai trò của Al2O3

Ví dụ sản xuất

Ankyl hoá

Xúc tác

Phenol

Dehyđrô hoá


Xúc tác

Axit focmic

Xúc tác

1- metylxyclohexan

Chất mang

Isophtaonitril

Hydrô desunfua hoá

Chất mang

Tinh chế dầu

Hyđrô denitơ hoá

Chất mang

Tinh chế dầu

Reforminh và vòng

Xúc tác

Phenolhydrozon


và Chất mang

Cyclohexan

Xúc tác

Hyđrôcacbon

và Chất mang

Naphtalen

Xúc tác

Etyl ete

và Chất mang

Ancol không no

Xúc tác

Xyclolefin

và Chất mang

Etylenoxit

Chất mang


Etylenoxit

Isome hoá

hoá
Cracking

Hyđrô hoá

Polyme hoá
Oxi hoá từng phần

II.4.b. Ứng dụng của γ - Al2O3.
Do có các đặc tính là bề mặt riêng lớn, cấu trúc xốp, hoạt tính cao, bền cơ, bền
nhiệt nên γ- Al2O3 được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như lọc hóa dầu, xúc
tác cho các phản ứng hóa học, chất hấp phụ…

SVTH: Nguyễn Ngọc Phi
Page 8
Trương Huy

GVHD: Huỳnh Thu Hạnh


Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

II.4.c. Ứng dụng trong lọc hóa dầu.
Trong công nghệ lọc hóa dầu γ- Al2O3 được dùng làm xúc tác để tách các cấu tử

không mong muốn, bảo vệ thiết bị lọc dầu, tăng chất lượng sản phẩm. Quá trình
Clause, γ- Al2O3 được sử dụng nhằm chuyển hóa H2S thành muối sunfua. Trong quá
trình xử lý bằng hydro, γ- Al2O3 được sử dụng như một chất mang xúc tác để tách
các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh, nitơ.
Trong quá trình isome hóa, γ- Al2O3 làm chất mang để phân tán Pt tạo xúc tác
Pt/γ- Al2O3 cho phản ứng. Ngày nay Pt/γ- Al2O3 cũng được sử dụng làm xúc tác
lưỡng chức trong quá trình reforming, trong đó Pt mang chức năng oxy hóa khử,
xúc tiến cho phản ứng hydro hóa, dehydro hóa còn Al2O3 là chất mang có tính axit,
đóng vai trò chức năng axit – bazơ thúc đẩy phản ứng izome hóa, hydrocracking.
II.4.d. Ứng dụng làm chất hấp phụ.
Do có thể tích mao quản và diện tích bề mặt lớn, một trong những ứng dụng
chính của γ- Al2O3 là làm chất hấp phụ. Nhôm oxit có vai trò quan trọng trong việc
làm khô chất lỏng và khí, hấp phụ chọn lọc trong ngành xăng dầu
Nhôm oxit có thể hấp phụ hơi nước trong quá trình bảo quản mức độ ẩm của
không khí trong các thiết bị, máy móc đặc biệt và kho chứa, làm khô các vật liệu ở
nhiệt độ thấp, bảo vệ các tranzito và các phần tử bán dẫn.
γ- Al2O3 có thể hấp phụ hỗn hợp của các hydrocacbon nhẹ (C1 – C3), hoặc các
khí có nhiệt độ sôi thấp. Để làm giàu và tinh chế các phân đoạn dầu như phân tách
các hợp chất vòng từ cá vòng no. Nhôm oxit cũng có thể hấp phụ hỗn hợp của các
hydrocacbon chưa bão hòa có nhiệt độ sôi cao, các hợp chất màu từ sáp, dầu, chất
béo.
Nhôm oxit hấp phụ hỗn hợp khí có nhiệt độ sôi thấp như: các khí hiếm, không
khí, nitơ oxit, metan, axetylen trong quá trình phân tách.
II.5. Điều chế nhôm oxit.
SVTH: Nguyễn Ngọc Phi
Page 9
Trương Huy

GVHD: Huỳnh Thu Hạnh



Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

Hai phương pháp điều chế: phương pháp nhiệt luyện và phương pháp thủy luyện
(phương pháp Bayer). Trong phần này nhóm sẽ giới thiệu về phương pháp Bayer
một trong những phương pháp thông dụng nhất hiện nay.
II.5.a. Quy trình Bayer.
Công nghệ Bayer được Karl Bayer phát minh vào năm 1887. Khi làm việc ở
Saint Petersburg Nga. Ông đã phát triển từ một phương pháp ứng dụng alumina cho
ngành công nghiệp dệt (nó được dùng làm chất ăn mòn trong việc nhuộm sợi bông),
vào năm 1887 Bayer đã phát hiện rằng nhôm hydroxit kết tủa từ dung dịch kiềm ở
dạng tinh thể và có thể tách lọc và rửa dễ dàng, trong khi nó kết tủa bởi sự trung hòa
dung dịch trong môi trường axít thì ở dạng sệt và khó rửa sạch.
Một vài năm trước đó, Louis Le Chatelier ở Pháp đã phát triển phương pháp để
tạo ra alumina khi nung bauxit trong natri cacbonat, Na2CO3, ở 1200°C, tạo ra natri
aluminat (NaAlO2) và nước, sau đó tạo kết tủa nhôm hidroxit bằng carbon dioxide,
CO2, tiếp theo nhôm hidroxit được đem đi lọc và làm khô. Quá trình này bị lãng
quên khi phương pháp của Bayer ra đời.
Theo đó đầu tiên bauxite được nghiền và trộn lẫn với hóa chất (natri hydroxit/xô
đa, vôi). Sau đó, nó được bơm vào bình chịu áp lực rất lớn và nước nóng, sau đó
thêm hóa chất (vôi để tái sinh xút) được thêm vào, và alumina ngậm nước được kết
tinh từ dung dịch sau khi được tạo mầm với các tinh thể trihydrat. Những tinh thể
này sau đó được rửa sạch và nung nóng ở nhiệt độ rất cao để đuổi hết nước cho đến
khi được dạng bột màu trắng. Đây là alumina hoặc nhôm oxide.

SVTH: Nguyễn Ngọc Phi
Page 10
Trương Huy


GVHD: Huỳnh Thu Hạnh


Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

Hình 5. Sơ đồ quy trình Bayer
Alumina phải được tinh chế trước khi có thể sử dụng để điện phân sản xuất ra
nhôm kim loại.
Các thành phần hóa học khác trong bauxit không hòa tan theo phản ứng trên
được lọc và loại bỏ ra khỏi dung dịch tạo thành bùn đỏ, quặng đuôi hay đuôi quặng
của loại quặng bauxit. Chính thành phần bùn đỏ này gây nên vấn nạn môi trường về
vấn đề đổ thải giống như các loại quặng đuôi của các khoáng sản kim loại màu nói
chung. Tiếp theo, dung dịch hydroxit được làm lạnh và hydroxit nhôm ở dạng hòa
tan phân lắng tạo thành một dạng chất rắn, bông, có màu trắng. Khi được nung nóng
lên tới 1050°C (quá trình canxit hóa), hydroxit nhôm phân rã vì nhiệt trở thành
alumina và giải phóng hơi nước.
SVTH: Nguyễn Ngọc Phi
Page 11
Trương Huy

GVHD: Huỳnh Thu Hạnh


Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng


Công nghệ này trở nên rất quan trọng trong ngành luyện kim cùng với những
phát minh về điện phân nhôm vào năm 1886. Cùng với phương pháp xử lý bằng
xyanua được phát minh vào năm 1887, công nghệ Bayer khai sinh ra lĩnh vực luyện
kim bằng nước hiện đại.
Ngày nay, công nghệ này vẫn không thay đổi và nó tạo ra hầu hết các sản phẩm
nhôm trung gian trên thế giới.
III. KẾT LUẬN.
Với vai trò là chất mang, chất xúc tác, chất hấp thụ thì nhôm oxit sẽ là một thành
phần quan trọng không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu, trong các ngành
công nghiệp hóa chất của chúng ta.
Riêng đối với ngành công nghiệp lọc hóa dầu thì sẽ sử dụng nhôm oxit với một
trữ lượng rất lớn. Chính vì đều này chúng ta cần có cách tái sinh lại xúc tác hoặc sử
dụng tốt các loại xúc tác đã qua sử dụng để tránh sự ô nhiễm môi trường do xúc tác
gây ra. Ngoài ra chúng ta cũng nên đầu tư nghiên cứu sâu hơn về các dạng thù hình
của nhôm oxit và tìm các giải pháp đầu tư cho ngành xúc tác Việt Nam ta phát triển
cao hơn sản xuất nhiều hơn tránh sự phụ thuộc bên ngoài làm thất thoát đi nguồn
ngoại tệ lớn cho nước ta.
Đối với môn học này chúng ta cần nắm kỷ kiến thức và hiểu được bản chất xúc
tác góp phần vào chế tạo chất xúc tác tinh khiết tránh sự lệ thuộc vào công nghệ và
nhập khẩu xúc tác từ nước ngoài.
Bên cạnh đó nhà nước cũng cần đầu tư mạnh mẽ cho ngành luyện nhôm để tạo
thêm công ăn việc làm và thu về một nguồn ngoại tệ lớn.

SVTH: Nguyễn Ngọc Phi
Page 12
Trương Huy

GVHD: Huỳnh Thu Hạnh



Kỹ thuật xúc tác

Nhôm oxit và một số ứng dụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thạc Sỹ Huỳnh Thu Hạnh,Giáo trình kỹ thuật xúc tác,2008,Cần Thơ University.
2. Tiến Sỹ Bùi Thị Bửu Huê,Giáo trình Cơ chế phản ứng hửu cơ, Cần Thơ University.
3. www.hoahocngaynay.com
4.
5.
6.

7. />8. Một số website tham khảo khác.

SVTH: Nguyễn Ngọc Phi
Page 13
Trương Huy

GVHD: Huỳnh Thu Hạnh



×