Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

website quản lí tour du lịch cho công ty du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 66 trang )

i

MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thế giới, có thể nói rằng nghành
CNTT phát triển với tốc độ nhanh nhất và ngày càng thể hiện được vai trò to lớn, hết sức
quan trọng đối với toàn bộ đời sông con ngừời. Hầu hết các lĩnh vực trong xã hội đều ứng
dụng công nghệ thông tin, nhiều ứng dụng đã mang lại hiệu quả không thể phủ nhận. Song
thực tiễn luôn đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi nghành CNTT không ngừng phát triển để
thỏa mãn và đáp ứng những thay đổi của cuộc sống. Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông
tin và việc tin học hóa được xem trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động
của chính phủ, tổ chức, cũng như công ty. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo ra
những bước đột phá mãnh mẽ. Ngày nay, việc xây dựng các trang web để phục vụ cho nhu
cầu riêng của các tổ chức, công ty thậm chí là cá nhân, không lấy gì làm xa lạ nữa. Một
người bất kỳ có thể trở thành chủ nhân của một website giới thiệu bất cứ gì họ quan tâm:
một website giới thiệu về bản thân và gia đình, hay một website trình bày bộ sưu tập ảnh cá
nhân, những gì mà họ thích chẳng hạn,...
Đối với các chính phủ và công ty thì việc xây dựng các website riêng ngày càng trở
nên cần thiết. Thông qua những website này, thông tin về họ như: các công văn, thông báo,
quyết định chính phủ hay các sản phẩm, dịch vụ mới của công ty sẽ đến với những người
quan tâm, đến với khách hàng một cách nhanh chóng kịp thời, tránh những phương thức
giao tiếp truyền thống thường gặp.
Như vậy, hoạt động của một công ty du lịch sẽ càng được tăng cường mà mở rộng nếu
xây dựng của một website có khả năng giới thiệu công ty và cho phép quản lý các tour du
lịch một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Với đồ án này, Tôi xin trình bày một website
quản lí tour du lịch cho công ty du lịch, giúp người quản trị dễ dàng trong việc quản lý.

Đà nẵng ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Hưng

Thiết kế website quản lý tour du lịch



Nguyễn Văn Hưng_09T4


ii

Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. 1 Sơ lược về đề tài, lĩnh vực.
Ngành du lịch tại Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn cần được
đầu tư bài bản và kỹ lưỡng. Một trong những yếu tố then chốt quyết định thành công cho
một công ty làm du lịch chính là thiết kế website du lịch của công ty. Bởi một thực tế
hiện nay với sự phát triển của internet khách du lịch thường tìm kiếm thông tin trên
mạng, so sánh giá cả dịch vụ trước khi quyết định chọn tour.
Có thể nói website du lịch có đóng góp không nhỏ vào doanh thu của công ty du
lịch, là đại diện thương hiệu là mặt bằng online của mỗi doanh nghiệp làm du lịch vì vậy
cần phải được đầu tư đúng mức.
1.2

Tầm quan trọng.
Nói đến thương mại điện tử người ta thường nghĩ ngay đến việc chọn mua một sản
phẩm trên mạng (chẳng hạn, đặt một tour du lịch được công ty ABC tổ chức), sau các
phiên giao dịch khác để thực hiện giao nhận hàng (chẳng hạn, điện thoại, email…xác
thực thông tin đặt chỗ), và cuối cùng kết thúc bằng việc thanh toán qua thẻ tín dụng. Tuy
nhiên, trong thực tế, thương mại điện tử đôi khi chỉ đơn giản là các phiên giao dịch thông
thường, khách hàng chỉ vào viếng thăm website để nắm bắt thông tin, hoặc tìm kiếm
những thông tin nào đó thông qua các Search Engines trên mạng Internet. Các phiên giao
dịch này chỉ giúp chúng ta giới thiệu về công ty hay những sản phẩm công ty hiện đang
cung cấp. Mục tiêu cần khai thác của các giao dịch như vậy là website phải có đủ sức hút
để lôi kéo khách hàng viếng thăm trang web của chúng ta những lần sau, lôi kéo họ tìm
đến công ty chúng ta để biến họ thành khách hàng chính thức của công ty.

Muốn vậy, đầu tiên website phải có giao diện rõ ràng, bắt mắt, cấu trúc hợp lý để
gây được ấn tượng tốt ban đầu cho người vào xem; và một điều tối quan trọng là dung
lượng trang website phải nhỏ vừa phải để khách hàng không mất kiên nhẫn trước khi
trang web của chúng ta hiện ra trước mắt họ. Kế đến là, nội dung website phải tiện dụng,
phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thường gặp của khách hàng. Và cuối cùng là một tên
miền ngắn gọn, dễ nhớ để khách hàng khó có thể quên trong những lần thăm viếng sau.
Một website du lịch hiệu quả cũng không nằm ngoài những yêu cầu đó. Thông tin
chính của nó chính là những tour du lịch mà công ty sẽ tổ chức trong thời gian sắp đến:
giá cả, hình ảnh, lịch trình và những nơi mà nó đi qua…và tất nhiên các thông tin này
phải được tổ chức hợp lý, cho phép khách hàng tìm kiếm một cách dễ dàng. Ngoài ra,
trên website du lịch tôi xây dựng trong đồ án này, còn cung cấp các thông tin về các địa
danh du lịch, các hình ảnh minh họa và hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để phục vụ
cho cả đối tượng khách hàng trong nước lẫn nước ngoài.
Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


iii

1.3 Giới thiệu ngôn ngữ lập trình PHP
1.3.1. Lịch sử phát triển của ngôn ngữ lập trình PHP
PHP (viết tắt hồi quy "PHP: Hypertext Preprocessor") là một ngôn ngữ lập trình
kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho
máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể
dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ
nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương
đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ
lập trình web phổ biến nhất thế giới.
 PHP/FI

PHP kế thừa từ một sản phẩm cũ hơn, được gọi là PHP/FI. PHP/FI được tạo ra bởi
Rasmus Lerdorf vào năm 1995, ban đầu chỉ là một tập các kịch bản Perl đơn giản để theo
dõi việc truy nhập tới các ứng dụng trực tuyến của ông. Ông Rasmus đã đặt tên cho tập
kịch bản này là “Personal Home Page Tool”. Và khi cần phải mỏ rộng các chức năng cho
công cụ, ông đã triển khai nhiều chương trình lớn được viết bằng C, sản phẩm tạo thành
có thể giao tiếp với cơ sở dữ liệu, cho phép người sử dụng có thể viết được những ứng
dụng Web đơn giản. Ông Rasmus đã quyết định sẽ phát hành PHP/FI cho bất cứ ai muốn
có, vì vậy mọi người đều có thể sử dụng nó đông nghĩa với việc việc sửa lỗi và cải thiện
mã nguồn tốt hơn. PHP/FI là viết tất của cụm từ “Personal Home Page / Forms
Interpreter” bao gồm cả những chức năng cơ bản của PHP mà chúng ta đã biết ngày nay.
Nó có các biến giống Perl, thông dịch tự động các biến và mã HTML đã được nhúng. Cú
pháp của nó có nét giống với Perl, nhưng có nhiều hạn chế hơn, đơn giản hơn và có gì đó
mâu thuẫn. Vào năm 1997, PHP/FI 2.0, phiên bản được viết trên nền C đã chiếm được
lòng tin của hàng triệu người trên toàn thế giới (con số ước lượng) với hơn 50.000 tên
miền có thông báo là có sử dụng nó – chiếm khoảng 1% lượng tên miền trên toàn thế giới
lúc đó. Trong khi có một vài người vẫn tiếp tục phân phối các phiên bản của nó thì
PHP/FI vẫn chỉ là một dự án do một người phát triển. PHP/FI 2.0 được chính thức phát
hành vào tháng 11 năm 1997, sau khi đã trải qua rất nhiều phiên bản beta. Nó chỉ trải qua
một bước phát triển ngắn để trở thành bản PHP 3.0 anpha đầu tiên.
 PHP 3
PHP 3.0 là phiên bản đầu tiên gần gũi và giống với PHP chúng ta thấy ngày nay.
Nó được tạo bởi Andi Gutmans và Zeev Suraski vào năm 1997, như một phiên bản được
viết lại hoàn chỉnh sau khi họ dựa trên PHP/FI 2.0 mà bỏ đi những điểm yếu nhất để phát
triển một ứng dụng thương mại điện tử trong dự án của họ ở trường đại học. Trong nỗ lực
hợp tác và bắt đầu xây dựng dựa trên cơ sở những người dùng đã tồn tại của PHP/FI.
Andi, Zeev và Rasmus đã quyết định giới thiệu phiên bản PHP 3.0 như là phiên bản
chính thức của PHP/FI 2.0, và từ đây, sự phát triển của PHP/FI hầu như đã dừng hẳn.
Điểm mạnh nhất của PHP 3.0 là các khả mở rộng rất mạnh mẽ. Trong nỗ lực thêm vào
cho người dùng cuối một cơ sở hạ tầng thống nhất cho một dải rộng nhiều cơ sở dữ liệu,
giao thức và các API (Application Programming Interface) khác nhau, PHP 3.0 đã thu hút

hàng tá những nhà phát triển khác nhau phát triển các mô đun mở rộng mới. Không thể
Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


iv

phủ nhận là, đây chính là nhân tố quyết định tạo ra sự thành công kinh hoàng của PHP
3.0. Chức năng chính khác được giới thiệu trong PHP 3.0 là tính năng hỗ trợ các cú pháp
hướng đối tượng và cú pháp ngôn ngữ chặt chẽ và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Toàn bộ ngôn
ngữ mới đã được phát hành dưới một cái tên mới, bỏ qua những giới hạn cá nhân mà cái
tên PHP/FI đã nắm giữ. Nó chỉ đơn giản tên là PHP, với ý nghĩa rằng PHP là viết tắt của :
Hypertext PreProcessor. Cuối năm 1998, PHP đã có khoảng 10 triệu người sử dụng và
hàng trăm triệu Website đã báo cáo là có sử dụng PHP. Ở thời điểm đỉnh cao nhất, các
trang Web sử dụng PHP 3.0 đã chiếm 10% lượng Website trên toàn cầu
 PHP 4
Vào mùa đông năm 1998, ngay sau khi PHP 3.0 chính thức được công bố, Andi
Gutmans và Zeev Suraski đã bắt đầu bắt tay vào việc viết lại phần lõi của PHP. Mục đích
thiết kế là nhằm cải tiến tốc độ xử lý các ứng dụng phức tạp, và cải tiến tính mô đun của
cơ sở mã PHP. Những ứng dụng như vậy đã chạy được trên PHP 3.0 dựa trên các tính
năng mới và sự hỗ trợ khá nhiều các cơ sở dữ liệu và API của bên thứ ba, nhưng PHP 3.0
đã không được thiết kế để xử lý các ứng dụng phức tạp như thế này một cách có hiệu quả.
Một động cơ mới, có tên 'Zend Engine' (ghép từ các chữ đầu trong tên của Zeev và
Andi), đã đáp ứng được các nhu cầu thiết kế này một cách thành công, và lần đầu tiên
được giới thiệu vào giữa năm 1999. Họ sáng lập Zend Technologies tại Ramat Gan –
thành phố của khu vực Tel Avis. PHP 4.0, dựa trên động cơ này, và đi kèm với hàng loạt
các tính năng mới bổ sung, đã chính thức được công bố vào tháng 5 năm 2000, gần 2
năm sau khi bản PHP 3.0 ra đời. Ngoài tốc độ xử lý được cải thiện rất nhiều, PHP 4.0
đem đến các tính năng chủ yếu khác gồm có sự hỗ trợ nhiều máy chủ Web hơn, hỗ trợ

phiên làm việc HTTP, tạo bộ đệm thông tin đầu ra, nhiều cách xử lý thông tin người sử
dụng nhập vào bảo mật hơn và cung cấp một vài các cấu trúc ngôn ngữ mới.
Với PHP 4, số nhà phát triển dùng PHP đã lên đến hàng trăm nghìn và hàng triệu
site đã công bố cài đặt PHP, chiếm khoảng 20% số tên miền trên mạng Internet.
Nhóm phát triển PHP cũng đã lên tới con số hàng nghìn người và nhiều nghìn
người khác tham gia vào các dự án có liên quan đến PHP như PEAR, PECL và tài liệu kĩ
thuật cho PHP.
 PHP 5
Sự thành công hết sức to lớn của PHP 4.0 đã không làm cho nhóm phát triển PHP
tự mãn. Cộng đồng đã nhanh chóng giúp họ nhận ra những yếu kém của PHP 4 đặc biệt
với khả năng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng (OOP), xử lý XML, không hỗ trợ giao thức
máy khách mới của MySQL 4.1 và 5.0, hỗ trợ dịch vụ web yếu. Những điểm này chính là
mục đích để Zeev và Andi viết Zend Engine 2.0, lõi của PHP 5.0. Một thảo luận trên
Slashdot đã cho thấy việc phát triển PHP 5.0 có thể đã bắt đầu vào thời điểm tháng 12
năm 2002 nhưng những bài phỏng vấn Zeev liên quan đến phiên bản này thì đã có mặt
trên mạng Internet vào khoảng tháng 7 năm 2002. Ngày 29 tháng 6 năm 2003, PHP 5
Beta 1 đã chính thức được công bố để cộng đồng kiểm nghiệm. Đó cũng là phiên bản đầu
Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


v

tiên của Zend Engine 2.0. Phiên bản Beta 2 sau đó đã ra mắt vào tháng 10 năm 2003 với
sự xuất hiện của hai tính năng rất được chờ đợi: Iterators, Reflection nhưng namespaces
một tính năng gây tranh cãi khác đã bị loại khỏi mã nguồn. Ngày 21 tháng 12 năm 2003:
PHP 5 Beta 3 đã được công bố để kiểm tra với việc phân phối kèm với Tidy, bỏ hỗ trợ
Windows 95, khả năng gọi các hàm PHP bên trong XSLT, sửa chữa nhiều lỗi và thêm
khá nhiều hàm mới. PHP 5 bản chính thức đã ra mắt ngày 13 tháng 7 năm 2004 sau một

chuỗi khá dài các bản kiểm tra thử bao gồm Beta 4, RC 1, RC2, RC3. Mặc dù coi đây là
phiên bản sản xuất đầu tiên nhưng PHP 5.0 vẫn còn một số lỗi trong đó đáng kể là lỗi xác
thực HTTP. Ngày 14 tháng 7 năm 2005, PHP 5.1 Beta 3 được PHP Team công bố đánh
dấu sự chín muồi mới của PHP với sự có mặt của PDO, một nỗ lực trong việc tạo ra một
hệ thống API nhất quán trong việc truy cập cơ sở dữ liệu và thực hiện các câu truy vấn.
Ngoài ra, trong PHP 5.1, các nhà phát triển PHP tiếp tục có những cải tiến trong nhân
Zend Engine 2, nâng cấp mô đun PCRE lên bản PCRE 5.0 cùng những tính năng và cải
tiến mới trong SOAP, streams và SPL.
 PHP 6
Hiện nay phiên bản tiếp theo của PHP đang được phát triển, PHP 6 bản sử dụng
thử đã có thể được download tại địa chỉ . Phiên bản PHP 6 được kỳ
vọng sẽ lấp đầy những khiếm khuyết của PHP ở phiên bản hiện tại, ví dụ: hỗ trợ
namespace (hiện tại các nhà phát triển vẫn chưa công bố rõ ràng về vấn đề này); hỗ trợ
Unicode; sử dụng PDO làm API chuẩn cho việc truy cập cơ sở dữ liệu, các API cũ sẽ bị
đưa ra thành thư viện PECL...
1.3.2 Ưu điểm khi dùng PHP
Như đã giới thiệu, PHP là ngôn ngữ máy chủ, mã lệnh PHP sẽ tập trung trên máy
chủ để phục vụ các trang Web theo yêu cầu của người dùng thông qua trình duyệt. Khi
người dùng truy cập Website viết bằng PHP, máy chủ đọc mã lệnh PHP và xử lý chúng
theo các hướng dẫn đã được mã hóa
Khác với Website HTML tĩnh ở chỗ: khi có một yêu cầu, máy chủ chỉ đơn thuần
gửi dữ liệu HTML đến trình duyệt Web và không xảy ra một sự biên dịch nào từ phía
máy chủ. Đối với người dùng cuối và trên trình duyệt Web, các trang home.html và
home.php trông tương tự như nhau, nhưng thực chất nội dung của trang được tạo theo các
cách khác nhau.
 Ưu điểm khi dùng PHP
-

Dùng mã nguồn mở (có thể chạy trên Apache hoặc IIS).


-

Phổ biến hơn ASP (có thể thấy dựa vào số website dùng PHP).

-

Dễ học khi đã biết HTML, C.

-

Dựa vào XAMP (dễ cấu hình).

-

Nhiều hệ thống CMS miễn phí dùng.

-

Đi cặp với MySQL (cũng dễ ).

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


vi

-

Hoạt động trên Linux, có thể trên IIS - Windows nhưng .. hiếm!


 Nhược điểm:
-

Mã nguồn không đẹp.

-

Chỉ chạy trên ứng dụng web.

Chương 2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BÀI TOÁN:
2.1.1. Mô tả bài toán:
Một công ty du lịch thực hiện tin học hóa việc đăng kí tour du lịch thông qua
website của công ty. Đây là trang web giới thiệu về tất cả những gì liên quan đến lĩnh vực
du lịch của việt nam đến khách hàng tham quan website, nhằm thu hút khách hàng tham
quan website lần sau. Chủ đạo của website là giới thiệu về tour du lịch, các lễ hội trong
năm tại các điểm du lịch. Tại đây người dùng có thể xem thông tin về các tour du lịch do
website cung cấp, co phép đặt tour, tham khảo giá tour, tìm kiếm tour phù hợp.Người
dùng có thể truy cập trực tiếp vào website để tìm hiểu thông tin về các tour du lịch trong
nước và ngoài nước, thông qua đó công ty sẽ làm việc với khác hàng bằng các hoạt động
tư vấn hỗ trợ trực tuyến qua website, khách hàng có thể trao đổi với các nhân viên của
công ty và đưa ra những ý kiến hay các yêu cầu nào đó về tour du lịch.
Đối với ngời quản lý thì cần nắm bắt thông tin nhân viên, thông tin các khuyến
mại từ địa điểm du lịch, thông tin về các đối tác kinh doanh. Sau khi tìm hiểu đầy đủ
thông tin về tour du lịch, người dùng có thể đăng kí tour và làm việc trực tiếp với nhân
viên của công ty ,và công ty sẽ có một phiếu đăng kí cho khách hàng có thể đăng kí trực
tuyến hoặc trực tiếp tại công ty.
2.1.2. Quy trình nghiệp vụ:
Công ty du lịch thiết kế tour và lên lịch trình cho từng tour cụ thể. Sau đó, bộ

phận nhân sự (phân quyền ) có nhiệm vụ cập nhật thông tin các tour này lên website với
đầy đủ thông tin về giá cả, loại tour, lịch trình, các địa phương đến và hình ảnh minh họa
nếu có. Ngoài ra bộ phận này còn liên tục cập nhật thông tin, hình ảnh về các địa điểm du
lịch mà công ty muốn cung cấp cho khách hàng.
Khách hàng vào xem website sẽ vào xem thông tin chi tiết của từng loại tour hiện
có hoặc tìm kiếm tour theo các yêu cầu giá cả, địa phương mong muốn.Sau đó, khách
hàng có thế tiến hành đặt chỗ cho tour đang xem nếu muốn. Các đơn đặt chỗ này sẽ được
Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


vii

cập nhật vào database và hiển thị cho người quan trị được phân quyền xem, hiệu chỉnh,
xóa hoặc xác nhận sau khi đa kiểm tra tính chính xác của thông tin đặt chỗ.
Khác hàng cũng có thể thông qua trang web để gửi các thông tin yêu cầu khác về
công ty bằng trang liên hệ . Thông tin này cũng sẽ được truyền xuống database va cho
phép người quản trị quản lý chúng.
2.1.3. Yêu cầu hệ thống:
2.1.3.1 Đối tượng khách hàng hướng tới (người dùng):
 Để xác định đối tượng người dùng, cần xác định trên các phương diện như sau:
-

Về giới tính:
Giới tính ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen lướt web.

-

Về độ tuổi:

Ở những độ tuổi khác nhau thì có những sở thích khác nhau. Khi còn nhỏ bạn
thích đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình. Khi lớn lên bạn thích đọc tiểu thuyết
dài và xem phim hành động. Khi trưởng thành hơn nữa bạn lại thích đọc sách về
triết lý sống và xem phim tài liệu về chiến tranh.

-

Trình độ văn hóa:
Người có trình độ văn hoá khác nhau tiếp cận vấn đề cũng khác nhau

-

Nghề nghiệp:
Nghề nghiệp của mỗi người đều ít nhiều ảnh hưởng đến sở thích của họ. Biết
được họ thích cái gì và nghề nghiệp của họ là gì, sẽ giúp rất nhiều trong việc viết
nội dung cho trang web của.

 Kết luận:
Từ những nhận định trên cùng với thực tế: cho thấy ai trong chúng ta cũng
thích đi du lịch. Nhưng đối tượng chúng tôi muốn hướng tới là những người có
trình độ văn hóa và nghề nghiệp ổn định, mức thu nhập cao.
2.1.3.2 Yêu cầu về giao diện:

STT

Yêu cầu

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nội dung

Nguyễn Văn Hưng_09T4


viii

1

Có tính thẩm mỹ cao, đơn giản, đẹp ưa nhìn thân thiện.

Bố cục

1024x1200 (có thể thay đổi trong quá trình thực hiện
chỉnh sửa giao diện)

2

Kích thước Website

3

Font chữ

4

Màu sắc

2 màu : đỏ và xanh

5


Phong cách

Phong cách truyền thông, nhưng vẫn thấy rõ được sự
mới mẻ của hiện đại, phù hợp với mọi lựa tuổi.

Arial, 14px cho tiêu đề, 12px cho nội dung con

2.1.3.3 Yêu cầu về chứng năng.
Loại yêu
cầu

Mã yêu
cầu

Nội dung

Phương án xử lý

Chức năng

CN1

Tìm kiếm các sản tour mà Tìm kiếm bằng tên tour.
người dùng quan tâm.

CN2

Đặt tour

CN3


Gửi thông tin liên hệ, góp ý Form liên hệ với các thông tin
cho công ty
bắt buộc.

Khi vào chi tiết, cho phép
khách hàng đặt tour, và gửi
thông tin đến quản trị thông
qua form.

2.1.3.4 Phân quyền admin.
Loại yêu
cầu

Mã yêu
cầu

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nội dung

Phương án xử lý

Nguyễn Văn Hưng_09T4


ix

Phân quyền


2.2.

PQ1

Quyền tối cao

Đầy đủ các quyền có trong
admin.

PQ2

Các quyền khác

Admin thêm quyền cho các
thành viên còn lại trong
admin.

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG:

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


x

2.2.1. Sơ đồ lớp:
Xem thông tin, đặt tour, gửi
phản hồi


Khách hàng

Hệ thống
website

..

óa
Nguyễn Văn Hưng_09T4
,x

Thiết kế website quản lý tour du lịch

,
êm
Th

Quản trị

a
sử


xi

Khách hàng
Menu web
home

2.2.2. Sơ đồ sitemap:

Admin

Tour
User
Other
Q.cáo
Khám phá

WEBSITE

Đặt tour

Khách hàng
Menu web
home
Người dùng

Tour
User
Other

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4
Q.cáo
Khám phá


xii


2.2.3. Đặc tả usecase (biểu đồ ca sử dụng ):
2.2.3.1 Xác định các tác nhân hệ thống:
 Dựa vào văn bản mô tả bài toán, ta xác định được các tác nhân của hệ thống như
sau:
-

Tác nhân khách hàng: Sử dụng hệ thống để xem thông tin các tour du lịch và đặt
tour.

-

Tác nhân nhân sự công ty .

-

Tác nhân người quản lý (phân quyền) .

2.2.3.2 Xác định các ca sử dụng:
 Dựa trên văn bản mô tả bài toán và việc phân tích để tìm ra các tác nhân, ta xác
định được các ca sử dụng như sau:
-

Đăng kí Tour.

-

Xem thông tin tour.

-


Đăng nhập quản lý.

-

Quản lý thông tin khách hàng.

-

Tư vấn hỗ trợ khách hàng.

-

Tìm kiếm.

-

Cập nhật thông tin tour.

-

Tạo phiếu đăng ký tour.

-

Quản lý thông tin tour.

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4



xiii

-

Quản lý thông tin nhân viên.

Tác nhân

Ca sử dụng

Khác hàng

Nhà quản lý

2.2.3.3 Biểu đồ usecase chính:

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


xiv

Hình 1:biểu đồ usecase chính
2.2.3.4 Biểu dồ usecase phụ:

Hình 2: biểu dồ usecase của khách hàng

Thiết kế website quản lý tour du lịch


Nguyễn Văn Hưng_09T4


xv

Hình 3: biểu đồ usecase của nhà quản lý
2.2.3.5 Biểu đồ usecase cho chức năng đăng ký tour:

Hình 4:Biểu đồ usecase đăng ký
2.2.3.6 Biểu đồ usecase xem thông tin tour:

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


xvi

2.2.3.7 Biểu dồ usecase cho chức năng tìm kiếm:

2.2.3.8Biểu đồ usecase cập nhận tour:

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


xvii


2.2.3.9 Biểu đồ usecase quản lý thông tin khách hàng:

2.2.3.10

Biểu đồ usecase phiếu đăng kí tour:

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


xviii

2.2.3.11

Biểu đồ usecase tư vấn trực tuyến khách hàng:

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


xix

2.2.3.12

Biểu đồ usecase quản lý thông tin nhân viên:

Thiết kế website quản lý tour du lịch


Nguyễn Văn Hưng_09T4


xx

2.2.3.13

Biểu đồ usecase quản lý thông tin tour:

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


xxi

2.2.4. Biểu đồ hoạt động.
2.2.4.1 Biểu đồ hoạt động cho case sử dụng’ đăng ký tour’:

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


xxii

2.2.4.2. biểu đồ hoạt động cho ca sử dụng ‘xem thông tin tour’:

Thiết kế website quản lý tour du lịch


Nguyễn Văn Hưng_09T4


xxiii

2.2.4.3. biểu đồ hoạt động cho ca sử dụng ‘tìm kiếm tour’:

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


xxiv

2.2.4.4. Biểu dồ họa động cho ca sử dụng “cập nhật thông tin tour”:

Phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu.
2.2.5. Lập biểu đồ luồng dữ liệu mô hình thực thể - liên kết ER
Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


xxv

Các thực thể và thuộc tính của thực thể
• Loại tour: mã loại tour, loại tour
• Tỉnh thành: mã tỉnh thành, tên tỉnh thành
• Quốc gia: mã quốc gia, quốc gia
• Tin tức: mã tin, tiêu đề, nội dung, hình ảnh

• Khách hàng: mã khách, tên khách hàng, địa chỉ, CMT, điện thoại, email.
• Người quản trị: tên đăng nhập, mật khẩu
• Địa điểm du lịch: mã điểm du lịch, tên điểm du lịch, thông tin, hình ảnh
• Tour du lịch: mã tour, tên tour, giá, đơn vị tính, ngày khởi hành, ngày kết
thúc, số ngày, số chỗ, nội dung, hình ảnh, tên tỉnh thành
• Đặt tour: mã đặt tour, mã tour, mã khách hàng, ngày đặt, số chỗ, giá, đơn vị
tính, thành tiền, thanh toán,hình thức thanh toán

Mô hình ER:

Thiết kế website quản lý tour du lịch

Nguyễn Văn Hưng_09T4


×