Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đề tài : điều chỉnh tỷ giá theo biên độ áp lực đặt năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.2 KB, 29 trang )

Đề tài : điều chỉnh tỷ giá theo biên độ và áp lực đặt ra trong năm 2015
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ

Trên đây là bản đánh giá của nhóm 1 về từng thành viên của nhóm trong quá trình
hoàn thành bài thảo luận. Nhóm 1 xin cam kết những đánh giá trên là minh bạch và
chính xác!
STT Họ và tên

Mã sinh
viên

Lớp HC

1

Lê Thị Ngọc Anh

12D!30231

K48e4

2

Lê Thị Quỳnh Anh

12D130182 K48e4

3

Nguyễn Thị Ngọc Anh


12d130184

K48e4

4

Hà Minh Châu

12d130065

K48e2

5

Trần Thị Hồng Ánh

12d130301

K48e6

6

Cấn Trọng Đạt

K48e2

7

Trần Thị Chinh


8

Nguyễn Thị Kim Chi

12d13006
9
12d13018
5
12d130052

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

K48e4
K48e1

Điểm nhóm
đánh giá

Ghi chú

Nhóm trưởng

Thư ky


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Thời gian họp
Thời gian : 16h Thứ 4 ngày 8 tháng 3năm 2015
Địa điểm : Sân nhà U gần thư viện ĐH Thương Mại

Thành phần họp nhóm
Số thành viên có mặt : 8
Nội dung
Thảo luận lập dàn bài chi tiết cho đề tài
Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
Phần mở đầu + kết luận+ phần 1: Quỳnh Anh
IV.Cuộc họp kết thúc vào hồi : 17h30
Thư kí

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhóm Trưởng


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Thời gian họp
Thời gian : 10hThứ 6 ngày 14 tháng 4 năm 2014
Địa điểm : sân nhà U gần thư viện ĐH Thương Mại
Thành phần họp nhóm
Số thành viên có mặt : 8
Nội dung
Nộp bài cá nhân.
Tổng hợp
Chỉnh sửa thành bài nhóm
Cuộc họp kết thúc vào
Thư kí

Lời mở đầu


Nhóm Trưởng


Vấn đề phá giá nội tệ để cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế của một quốc gia
thông qua khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu đã được nhiều học giả đề cập
tới trong nhiều năm qua. Xét về mặt ly thuyết, biện pháp phá giá tiền tệ thường được
thực hiện để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa nhằm cải thiện cán cân thanh
toán vãng lai. Tuy nhiên, điểm yếu của phá giá là sẽ làm tăng giá hàng hóa trong nước,
ảnh hưởng lên lạm phát. Do đó, để hạn chế lạm phát, các biện pháp thường được sử
dụng là đồng thời phải giảm thâm hụt ngân sách và thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt.



I, Ly thuyết chính sách tỷ giá
1.1 Khái niệm
- Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là NHTW)
thông qua 1 chế độ tỷ giá nhất định hay cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công
cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến
một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia.
- Điều chỉnh tỷ giá: đây là biện pháp trực tiếp mà NHTW tác động tới tỷ giá hối đoái.
Thông qua các tổ chức kinh doanh ngoại hối, nhà nước đã chủ động tác động vào cung
cầu ngoại tệ băng việc trực tiếp mua bán vàng và ngoại tệ điều chỉnh tỷ gía Khi tỷ gía
ở mức cao( tức đồng nội tệ giảm giá ) tới mức làm ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế
trong nước cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại, NHTW sẽ bán ngoại tệ ra để thu
nội tệ về. Khi đó cung ngoại tệ tăng tác động làm giảm tỉ giá, kéo tỷ giá xuống. ngược
lại khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, NHTW sẽ mua ngoại tệ vào, kích thích cầu ngoại
hối khi cung chưa kịp biến động để nâng tỷ giá lên tới mức hợp ly.
1.2. Phân loại chính sách điều chỉnh tỷ giá
Căn cứ vào vai trò của chính phủ và vai trò của thị trường trong việc hình thành tỷ giá

có 3 chế độ tỷ giá đặc trưng sau: Chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ gái thả nổi hoàn toàn,
chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản ly của nhà nước.
- Chế độ tỷ giá cố định
Là chế độ tỷ giá trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ
giá cố định ( gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Như
vậy trong chế độ này NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường
ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá hoặc duy trì sự biến động của nó trong một biên
độ dao động hẹp đã định trước. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi
NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định.
- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
Là chế độ trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên
thị trường ngoại hối mà không có bất cứ can thiệp nào của NHTW. Trong chế độ tỷ
giá này, sự biến động của tỷ giá là không có giới hạn và luôn luôn phản ánh những
thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Chính phủ tham gia vào thị
trường ngoại hối với tư cách là thành viên bình thường nghĩa là chính phủ có thể mua
vào hoặc bán ra một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của chính
phủ chứ không nhằm mục đích can thiệp ảnh hưởng lên tỷ giá hay để cố định tỷ giá.
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
Khác với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết tồn tại khi
NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến


động trong một vùng nhất định, nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố
định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm.
Chẳng hạn NHTW không công bố và không cam kết duy trì một mức tỷ giá cố định
nào, nhưng cam kết can thiệp để tỷ giá ngày hôm nay chỉ biến động trong một giới hạn
tỷ lệ phần trăm nhất định so với ngày hôm trước. Đây được xem như chế độ tỷ giá hỗn
hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ gíá thả nổi hoàn toàn.
1.3 Mục tiêu điều chỉnh tỷ giá
Trong nền kinh tế mở động cơ hoạch định chính sách là những mục tiêu cân đối bên

trong và bên ngoài .Trong khi đó tỷ giá hối đoái lại là một yếu tố có khả năng ảnh
hưởng trực tiếp đến những cân đối này nên việc hoạch định những chính sách tỷ giá
phải trực tiếp nhắm đến hai mục tiêu này.
Trên đây là hai nhóm mục tiêu cơ bản mà chính sách tỷ giá cuối cùng phải hướng đến .
Bây giờ sẽ lần lượt xem xét hai mục tiêu : cân bằng nội và cân bằng ngoại.
- Mục tiêu cân bằng nội ( ổn định kinh tế trong nước) là trạng thái ở đó các nguồn lực
của một quốc gia được sử dụng đầy đủ, thể hiện ở sự toàn dụng nhân công và mức giá
cả ổn định. Mức giá biến động bất ngờ có tác động xấu đến các khoản tín dụng và đầu
tư. Chính phủ cần ngăn chặn các đợt lên hay xuống phát triển đột ngột của tổng cầu để
duy trì một mức giá cả ổn định, có thể dự kiến trước được. Vì vậy, tỷ giá hối đoái được
xem như là một công cụ đắc lực, hỗ trợ hiệu quả cho Chính phủ trong việc điều chỉnh
giá cả, đặc biệt là trong nền kinh tế, xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay.
- Mục tiêu cân bằng ngoại ( cân bẳng cán cân thanh toán quốc tế cụ thể là cân bằng tài
khoản vãn lai) Khái niệm "cân bằng ngoại" khó xác định hơn nhiều so với "cân bằng
nội", nó chủ yếu là sự cân đối trong "tài khoản vãng lai". Trên thực tế người ta không
thể xác định được "tài khoản vãng lai" nên cân bằng, thâm hụt hay thặng dư bao nhiêu
chỉ có thể thống nhất rằng: không nên có một sự thâm hụt hay thặng dư quá lớn mà
thôi. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của một quốc gia mà Chính phủ
phải có cách để điều chỉnh tỷ giá hối đoái của họ cho phù hợp, hiệu quả, chủ yếu tác
động vào các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư xuyên quốc gia.
1.4.Công cụ trong chính sách điều chỉnh tỷ giá
- Phương pháp lãi suất chiết khấu
Đây là phương pháp thường sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường.Với
phương pháp này, khi tỷ giá hối đoái đạt đén mức báo động cần phải can thiệp thì
NHTƯ nâng cao lãi suất chiết khấu . Do lãi suất chiết khấu tăng nên lãi suất trên thị
trường cũng tăng lên . Kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồn vào
để thu lãi suất cao hơn . Nhờ thế mà sự căng thẳng về nhu cầu về ngoại tệ sẽ bớt đi ,
làm cho tỷ giá không có cơ hội tăng nữa. Lãi suất do quan hệ cung cầu của vốn vay



quyết định . Còn tỷ giá thì do quan hệ cung cầu về ngoại tệ quyết định . Điều này có
nghĩa là những yếu tố để hình thành tỷ giá và lãi suất là không giống nhau , do vậy mà
biến động của lãi suất không nhất thiết kéo theo sự biến động của tỷ giá. Công cụ lãi
suất chiết khấu được sử dụng để điều chỉnh TGHĐ trong ngắn hạn.
- Các nghiệp vụ của thị trường hối đoái
Thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ điều chỉnh tỷ giá hối đoái là một trong
những biện pháp quan trọng nhất của nhà nước để giữ vững ổn định sức mua của đồng
tiền quốc gia . Đây là biện pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái . Việc mua bán
ngoại tệ được thực hiện trên nguyên tắc diễn biến giá cả ngoại tệ trên thị trường và y
đồ can thiệp mang tính chất chủ quan của nhà nước . Việc can thiệp này phải là hành
động có cân nhắc, tính toán những nhân tố thực tại cũng như chiều hướng phát triển
trong tương lai của kinh tế, thị trường tiền tệ và giá cả.
- Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái
Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái thường là : phát hành trái khoán
kho bạc bằng tiền quốc gia . Khi ngoại tệ vào nhiều,thì sử dụng quỹ này để mua nhằm
hạn chế mức độ mất giá của đồng ngoại tệ .Ngược lại , trong trường hợp vốn vay chạy
ra nước ngoài quỹ bình ổn hối đoái tung ngoại tệ ra bán và tiếp tục mua các trái khoán
đã phát hành để ngăn chặn giá ngoại tệ tăng .Theo phương pháp này , khi cán cân
thanh toán quốc tế bị thâm hụt , quỹ bình ổn hối đoái sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ
về để cân bằng cán cân thanh toán , khi ngoại tệ và nhiều , quỹ sẽ tung vàng ra bán thu
về đồng tiền quốc gia để thu ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái.
-công cụ ngoại hối:
Là chính sách mà NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua bán ngoại
hối trên thị trường mở, đây là một công cụ có tác động mạnh và trực tiếp đến TGHĐ
nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể đã đề ra. Cụ thể:
- Khi tỷ giá lên cao, NHTW tăng cường bán ngoại hối ra thị trường làm cung ngoại hối
trên thị trường tăng lên do đó làm giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hối trên thị
trường và kéo tỷ giá giảm xuống.
- Khi tỷ giá giảm xuống , NHTW sẽ mua vào ngoại hối, tăng nhu cầu ngoại hối trên thị
trường và làm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường

dẫn tới TGHĐ sẽ tăng lên. Can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua bán trên
thị trường ngoại hối còn có tác động trực tiếp tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác (lãi
suất, giá cả, lạm phát…). Công cụ này được dùng để phối hợp chính sách tiền tệ của
NHTW để giảm thiểu sự tác động không tốt của công cụ này tác động tới nền kinh tế.
Một hình thức khác của chính sách công cụ ngoại hối đó là việc thành lập quỹ bình ổn
hối đoái. Nhà nước sẽ thành lập quỹ này dưới hình thức bằng ngoại tệ, vàng hoặc phát
hành các loại trái phiếu ngắn hạn, chủ động mua vào bán ra ngoại tệ để kịp thời can


thiệp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường, nhằm mục đích điều
chỉnh tỷ giá.
Khi ngoại tệ vào nhiều, thì sử dụng quỹ này để mua ngoại tệ nhằm hạn chế mức độ
mất giá của đồng ngoại tệ. Ngược lại, trong trường hợp ngoại tệ đi ra nước ngoài, quỹ
bình ổn tỷ giá tung ngoại tệ ra bán để ngăn chặn giá ngoại tệ tăng. Tuy nhiên để thực
hiện tốt công cụ này thì vấn đề quan trọng ở đây là NHTW phải có dự trữ ngoại hối
lớn, nếu cán cân thanh toán của một nước bị thiếu hụt thường xuyên thì khó có đủ số
ngoại hối để thực hiện phương pháp này.
Ngoài các công cụ trên còn có các công cụ khác như: chính sách tài chính của chính
phủ, nâng giá nội tệ, phá giá tiền tệ
II Áp dụng chính sách điều chỉnh tỷ giá tại Việt Nam
Thực trạng điều chỉnh chính sách tỷ giá theo biên độ
Kể từ đầu thập kỷ 90 trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục áp dụng chế
độ neo tỉ giá, tức là quy định một tỉ giá đồng Việt Nam/đô la Mỹ (VND/USD) chính
thức và một biên độ giao động nhất định. Biên độ giao động này thường là nhỏ
(khoảng +/-1 đến 2%) trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1999 và
giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu từ 2008 tới nay (khoảng +/-3 đến 5%). Trong suốt
gần 20 năm qua, các lần điều chỉnh tỷ giá chính thức của đồng Việt Nam (VND) với
đô la Mỹ (USD) đều theo hướng phá giá VND cho gần với giá thị trường chợ đen. Tỉ
giá danh nghĩa của VND so với USD vì thế liên tục tăng. Nếu như năm 1992 tỉ giá
VND với USD là khoảng 10.000 VND/USD thì hiện nay tỉ giá ngày 07/01/2015 là

khoảng 21.458 VND/USD. Tức là về mặt danh nghĩa, VND mất giá khoảng 95% so
với USD trong vòng 17 năm qua. Thế nhưng trên thực tế thì mức tăng này còn chưa đủ
nhanh nếu tính lạm phát tương đối giữa VND và các ngoại tệ của các đối tác thương
mại của Việt Nam.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008,
thương mại thế giới bị co hẹp, sản xuất, tiêu dùng cũng như đầu tư của các nước đều
sụt giảm nghiêm trọng. Tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng này
nhưng các quốc gia tăng trưởng nhờ vào xuất khẩu như Việt Nam cũng bị ảnh hưởng
nặng nề từ việc xuất khẩu thu hẹp, kiều hối, đầu tư nước ngoài đều giảm sút. Kết quả
là, kinh tế Việt Nam đối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại cũng như thâm hụt
ngân sách, ngoại tệ khan hiếm và nhiều sức ép lên tiền đồng. Trước thực trạng đó, từ
đầu năm 2009 tới nay, NHNN Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh tiền đồng nhiều lần,
nhằm ổn định tiền tệ và khắc phục tình trạng khan hiếm ngoại tệ và giải tỏa tâm ly trên
thị trường.


Bảng : Điều chỉnh tỷ giá USD/VND theo biên độ từ 2009 đến nay.
Thời gian

11/2/2010
18/8/2010
11/2/2011
28/6/2013
19/6/2014
07/01/2015
07/05/205

Tỷ giá
USD/VND
trước điều

chỉnh
17.941
18.544
18.932
20.828
21.036
21.246
21.458

Tỷ giá
USD/VND
sau điều
chỉnh
18.544
18.932
20.693
21.036
21.246
21.458
21.673

Biên độ giao
dịch

Tỷ lệ %

+/-3%
+/-3%
+/-1%
+/-1%

+/-1%
+/-1%
+/-1%

3,36%
2,09%
9,3%
1%
1%
1%
1%

Điều chỉnh tỷ giá năm 2010


Diễn biến

Ngày 10/02/2010, NHNN lại quyết định tăng mạnh tỷ giá liên ngân hàng giữa đồng
Việt Nam và USD từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD, tương đương với mức
tăng 3,3% và chính thức áp dụng mức tỷ giá này từ ngày 11/02/2010. Như vậy với
biên độ biến động tỉ giá là +/-3%, ngân hàng có thể mua/bán USD với giá trần 19.100
VND/USD, tức cao hơn 3% so với tỷ giá liên ngân hàng. Mức giá này cũng gần với
giá USD trên thị trường tự do, xoay quanh mức 19.150 - 19.250 VND/USD giá mua
vào, bán ra.


Mục đích của việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng là nhằm cân đối
hài hòa cung - cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ,
góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô.



Ngày 18/8/2010, NHNN đã có quyết định nâng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la
Mỹ thêm 2,1%, từ 18.544 VND/USD lên 18.932 VND/USD, với biên độ được giữ
nguyên ở mức +/-3%, áp dụng từ ngày 18/08/2010. Theo đó, tỷ giá trần USD/VND có
thể giao dịch sẽ tăng lên ở mức 19.500 VND/USD. Đây là đợt điều chỉnh thứ 2 trong
năm 2010 và là đợt thứ 3 kể từ ngày 25/11/2009 NHNN điều chỉnh tỷ giá liên ngân
hàng. Tính từ đầu năm 2010 đến nay, tỷ giá USD/VND đã được tăng tổng cộng thêm
5,27%. Bước đi này nhằm giảm sức ép lên tiền đồng trong hơn hai tháng qua do áp lực
từ thâm hụt thương mại cao, áp lực từ tín dụng bằng ngoại tệ, từ lạm phát và tâm ly kỳ
vọng của người dân.


Nguyên nhân

Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến đợt điều chỉnh tỷ giá lần này của NHNN? Liệu
việc điều chỉnh tỷ giá lần này là để kiềm chế nhập siêu như đề cập của NHNN?
Thứ nhất, nhập siêu là một vấn đề cố hữu và tất yếu, đặc biệt là đối với những nước
đang trong quá trình tăng tốc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật như Việt Nam. để giải
quyết tình trạng nhập siêu hiện nay của Việt Nam không phải chỉ từ vấn đề tỷ giá mà
từ rất nhiều những vấn đề khác về cơ cấu kinh tế, chất lượng sản phẩm.
Thứ hai, các nghiên cứu về điều kiện Marshall-Lerner tại Việt Nam cho thấy, không có
mối quan hệ rõ ràng nào về việc VND giảm giá với tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu và
từ đó cải thiện cán cân thương mại. Nguyên nhân là do hệ số co giãn xuất khẩu và
nhập khẩu của Việt Nam rất thấp, và tác động của tỷ giá VND lên giá hàng hóa xuất
nhập khẩu hàng hóa có một độ trễ nhất định (3-9 tháng) nên cho dù VND có giảm giá
thì cũng không thể giải quyết tình hình nhập siêu của Việt Nam trong ngắn hạn một
vài tháng tới, mà thậm chí nó có thể làm cho tình hình thêm xấu đi do giá hàng hóa
nhập khẩu đắt hơn, đặc biệt trong ngắn hạn.
Thứ ba, trong 7 tháng ñầu năm 2010 cho thấy, nhập siêu của Việt Nam là 7,26 tỷ USD,
tương đương với 18,8% kim ngạch xuất khẩu (thấp hơn nhiều so với con số mục tiêu

của Chính phủ ñưa ra là 20%). Như vậy, mức thâm hụt thương mại đó tuy là khá cao
(gấp đôi so với cùng kì năm 2009) nhưng cũng không phải là nguyên nhân chính dẫn
đến mất cân đối cung cầu trên thị trường ngoại hối khi mà các nguồn tài trợ như giải
ngân FDI, FII, ODA và kiều hối vẫn tăng khá tốt.
Điều chỉnh tỷ giá năm 2011


Diễn biến

Ngày 11/02/2011, NHNN đã ra thông báo tăng tỷ giá USD/VND và giảm biên độ giao
dịch. Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh lên mức 20.693
VND/USD và thu hẹp biên độ giao dịch từ +- 3% xuống +- 1% từ 18.932 lên mức
20.693 VND/USD áp dụng cho ngày 11/02/2011. Đồng thời, NHNN sẽ điều hành tỷ
giá bình quân liên ngân hàng tương đối linh hoạt trong thời gian tới. Các biện pháp


này sẽ tạo điều kiện để điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu
ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu
và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn. Cùng với đó, tỷ
giá giao dịch thực tế tại các NHTM cũng sát với thị trường tự do và tỷ giá bình quân
liên ngân hàng luôn được niêm yết tại mức trần cho phép. Như vậy, quyết định trên
của NHNN giúp làm thu hẹp bớt khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và phi chính thức.



Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới áp lực điều chỉnh tỷ giá chính thức đó là:
Thứ nhất, mặc dù trong năm 2010, lượng kiều hối vào Việt Nam ước tính đạt 8,3 tỷ
USD tăng khoảng 25% so với năm 2009 nhưng hầu hết lượng kiều hối này không

được đưa vào hệ thống ngân hàng mà được nắm giữ trong dân cư.


Thứ hai, dự trữ ngoại hối trong năm 2010 tiếp tục suy giảm từ mức 23,9 tỷ USD trong
năm 2008 xuống mức 12,6 tỷ USD vào cuối năm 2010, tương ứng với mức thanh toán
cho hàng nhập khẩu trong vòng 8 tuần (IMF).
Thứ ba, mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu trong năm qua đã khởi sắc hơn năm 2009,
nhưng thâm hụt thương mại vẫn khá cao ở mức 12,375 tỷ USD.
Thứ tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện được trong năm 2010 đạt khoảng 11
tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009 nhưng mức tăng này không quá lớn và ít
có ảnh hưởng đến nguồn cung USD cho nền kinh tế.
Điều chỉnh tỷ giá năm 2013


Diễn biến:

Sự ổn định của tỷ giá được kéo dài đến hết quy I/2013. Nhưng, sang đầu quy II/2013,
thị trường đã có những biến động. Cụ thể là, từ cuối tháng 4/2013 đến cuối tháng
6/2013, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép
1 USD đổi 21.036 VND. Thậm chí tại số đông NHTM tăng giá mua lên kịch trần
21.036 VND, trong khi giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND. Trước
áp lực đó, cộng với một số diễn biến kinh tế vĩ mô khác, kể từ ngày 28/6/2013, NHNN
điều chỉnh tỷ giá USD/VND từ 20.828 USD/VND lên 21.036 USD/VND, với biên độ
tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng.

Việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 7/1/2013
về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tếxã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, theo đó Ngân hàng Nhà nước có
trách nhiệm điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt
Nam, thực hiện các biện pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng
dự trữ ngoại hối Nhà nước.



Nguyên nhân


Do nhu cầu của các ngân hàng tăng mạnh nhằm bù đắp trạng thái trong khi giữa năm
cũng là thời điểm nhu cầu USD của các doanh nghiệp lên cao.
Các NHTM đóng trạng thái âm trước đây và chênh lệch vàng trong nước và thế giới
tăng cao gây sức ép lớn lên tỷ giá.
Ngoài ra, tỷ giá còn tăng do cầu USD để nhập lậu vàng tăng cao khi chênh lệch giữa
giá vàng trong nước và giá vàng thế giới luôn ở mức cao (có thời điểm chênh lệch tới
7 triệu đồng/lượng) .Nhập siêu tăng trở lại trong khi xuất khẩu một số mặt hàng chủ
chốt gặp nhiều khó khăn do đó ngoại tệ mà các doanh nghiệp thu về và bán cho
NHTM giảm đáng kể; Lãi suất huy động VND và USD ngày càng bị thu hẹp khiến
một bộ phận người dân chuyển từ gửi tiết kiệm VND sang USD, khiến cầu USD tăng.
Điều chỉnh tỷ gía năm 2014


Diễn biến:

Ngày 18/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phát đi thông báo về việc điều
chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD, áp dụng từ ngày 19/6/2014,
từ mức 21.036 VND/USD lên 21.246 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên độ tỷ
giá +/- 1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần áp dụng cho các ngân
hàng thương mại (NHTM) là 21.458 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.034 VND/USD.
Theo đó, với biên độ tỷ giá +/- 1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần
tại ngân hàng thương mại kể từ ngày 19/6 là 21.458 USD/VND, tỷ giá sàn là 21.034
USD/VND.




Mục đích:

Việc điều chỉnh tỷ giá nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao
tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo
điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2014


Điều chỉnh tỷ giá trong năm 2015


Diễn biến

07/01/2015, NHNN công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng
Việt Nam và đô la Mỹ áp dụng cho ngày 07/01/2015 từ mức 21.246 VND/USD lên
21.458 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình
quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.673 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.243 VND/USD.

Biểu đồ : Những lần tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng - Đồ họa: N.Khanh

Theo NHNN, năm 2015, ngay từ đầu năm trên cơ sở phân tích, dự báo diễn biến kinh
tế vĩ mô trong nước và quốc tế, NHNN đã đề ra định hướng điều hành tỷ giá không
quá 2% và đã điều chỉnh tăng 1% vào ngày 7/1
Sau nhiều ngày tăng kịch trần, sáng 7.5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã
công bố điều chỉnh tỷ gía bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ
áp dụng cho ngày từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD (mức điều chỉnh
1%). Mức điều điều chỉnh được áp dụng từ 7/5 với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá
bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.890 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.456
VND/USD



Theo đó, với lần điều chỉnh tăng tỷ giá lần thứ hai trong năm nay, NHNN đã sử dụng
hết mức 2% như đã định hướng trước đó.


Nguyên nhân

Theo đại diện NHNN, thời gian qua, trên thị trường trong nước, tỷ giá có xu hướng
tăng, qua phân tích cho thấy chủ yếu do yếu tố tâm ly và kỳ vọng của thị trường. Tuy
nhiên, tỷ giá trên thị trường vẫn diễn biến trong biên độ quy định của NHNN.
Kinh tế Mỹ có xu hướng mạnh lên trong khi phần còn lại của thế giới phải kích thích
kinh tế bằng nới lỏng tiền tệ khiến USD mạnh lên so với các đồng tiền lớn khác.
Kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu đầu vào phục vụ mở rộng sản xuất gia tăng mạnh làm tăng thâm hụt thương mại
và giảm USD lưu hành trong dân cư.
Khả năng cho vay ngân sách từ nguồn dự trữ ngoại hối khiến Ngân hàng Nhà nước
không thể thực hiện công cụ bán bớt dự trữ USD bình ổn thị trường.
Mất cân bằng thanh khoản VND/USD dẫn đến việc NHNN buộc phải hy sinh ổn định
tỷ giá để giữ lãi suất cho vay VND ổn định.
Áp lực điều chỉnh tỷ giá trong năm
Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá 1% ngay trong những ngày đầu năm 2015
là điều đã được giới chuyên gia dự đoán trước. Bởi những áp lực đối với tỷ giá là có
thật, xuất pháp từ nhu cầu mua USD để thanh toán hợp đồng của doanh nghiệp. Dẫu
vậy, đối với cơ quan điều hành, áp lực bình ổn tỷ giá đã đến sớm và do đó, việc điều
chỉnh tăng 1% (trong khi quota của cả năm là 2%) ở những ngày đầu năm này sẽ làm
giảm bớt kỳ vọng tiếp tục phá giá trên thị trường.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC ) nhận
định, trong ngắn hạn, việc điều chỉnh tỷ giá đã giúp giải tỏa tâm ly đầu cơ, găm giữ
USD của giới đầu cơ. Được biết, sau quyết định của NHNN thì tỷ giá trên thị trường

đã giảm trở lại mức 21.660 VND/USD.
Trong trung hạn, theo BSC, áp lực lên tỷ giá trong hơn 7 tháng còn lại vẫn là vấn đề
cần lưu tâm khi cán cân thương mại của Việt Nam đang quanh trở lại tình trạng nhập
siêu với tốc độ nhanh. Thâm hụt thương mại 4 tháng đầu năm 2015 đạt 3 tỷ USD


(trong khi 04 tháng năm 2014 thặng dư thương mại 680 triệu USD). Xu hướng này dự
báo vẫn tiếp tục trong thời gian tới do sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu,
máy móc thiết bị để sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, tỷ giá còn chịu áp lực bởi diễn biến đồng USD thế giới vẫn nằm trong xu
hướng tăng “nếu không điều chỉnh tỷ giá thì mình đang đánh giá VND quá cao. Hơn
nữa, mặc dù lạm phát năm 2014 của Việt Nam là thấp, nhưng so với lạm phát của Mỹ
năm 2014 dưới 2% thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải điều chỉnh tỷ giá” TS.
Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng phân tích và việc Fed nâng lãi suất sẽ tiếp tục
khiến dòng vốn ngoại rút ròng.
Ngoài ra, nhân tố giá dầu sẽ tác động gián tiếp tới tỷ giá. Theo tính toán, nếu giá dầu
giảm 1 USD thì ngân sách mất 1.000 tỷ đồng. Điều này có nghĩa, giá dầu giảm nhiều
sẽ ảnh hưởng tới ngân sách, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của Chính phủ và do đó, nó
sẽ tác động không nhỏ tới tỷ giá.
Những áp lực đối với tỷ giá cũng đã từng được Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa
nhận tại Hội nghị tổng kết ngành ngân hàng năm 2014. “Thị trường ngoại hối trong
năm tới điều chỉnh không quá 2% cũng không dễ thực hiện khi nhìn dự báo xuất khẩu
tăng 10%, thâm hụt cán cân thương mại 5%... Đây sẽ là những yếu tố tạo áp lực lên tỷ
giá trong năm 2015. Nên khẳng định đạt được tỷ giá ổn định, đòi hỏi nỗ lực quyết tâm
rất cao”, Thống đốc nhấn mạnh.
Tuy nhiên, BSC cũng cho rằng vẫn có nhiều yếu tố tích cực sẽ giúp giảm bớt áp lực tỷ
giá trong thời gian tới như: NHNN vẫn đủ khả năng điều tiết tỷ giá bởi dự trữ ngoại
hối và cán cân thanh toán vẫn thặng dư (lần lượt là 36,7 tỷ USD và khoảng 3 tỷ USD).
Ngoài ra, thời điểm nâng lãi suất của FED có khả năng lùi lại so với thời điểm tháng 6
dự kiến khiến áp lực tăng giá của đồng USD trên thị trường thế giới bớt căng thẳng.

Thêm vào đó, tâm ly thị trường cũng sẽ trở nên ổn định hơn nhờ:
(1) không còn kỳ vọng phá giá, kết hợp với nỗ lực bình ổn của NHNN sẽ giúp giảm
tâm ly đầu cơ găm giữ ngoại tệ,
(2) dòng vốn đầu tư vào VN đã, đang và dự kiến tăng trưởng ổn định, điều này giúp
cho cung ngoại tệ được hỗ trợ một phần.
(3) yếu tố ổn định vĩ mô được ưu tiên trong bối cảnh bước sang chu kỳ chính trị mới.
Trước tình hình kinh tế diễn ra phức tạp như vậy, ngày 7/5 Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) vừa chính thức công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng
Việt Nam và đô la Mỹ từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD (mức điều
chỉnh 1%) T heo đó, với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng,
tỷ giá trần là 21.890 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.456 VND/USD.
NHNN cho biết, năm 2015, ngay từ đầu năm trên cơ sở phân tích, dự báo diễn biến
kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế, NHNN đã đề ra định hướng điều hành tỷ giá


không quá 2% và đã điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức
21.246 VND/USD lên 21.458 VND/USD, áp dụng từ ngày 7.1 nhằm chủ động dẫn dắt
thị trường, phù hợp với diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế, tạo sự ổn
định vững chắc cho thị trường ngoại tệ.
Sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tâm ly thị trường đã được
giải tỏa, tỷ giá đã giảm nhanh và ổn định trên mặt bằng mới thấp hơn nhiều so với mặt
bằng tỷ giá trước khi điều chỉnh, thanh khoản thị trường tốt, NHNN mua được lượng
lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước. ( Theo motthegioi ngày 7/5/2015)

2.Tác động điều chỉnh chính sách tỷ giá trong năm 2015
Ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank) nhận
định, đây là điều chỉnh rất cần thiết, sẽ là yếu tố giúp tỷ giá cân bằng với các yếu tố
kinh tế vĩ mô khác, đồng thời giúp thị trường ngoại tệ Việt Nam hoạt động thông
thoáng hơn, giúp các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có định hướng và thông
tin rõ ràng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, giúp đất nước thúc đẩy tốt hơn

hoạt động xuất khẩu, có điều kiện kiểm soát tốt hơn hoạt động nhập khẩu, giúp thị
trường ngoại tệ vận hành phù hợp với điều kiện của thị trường.
2.1Đối với NHTM
Dưới góc độ ngân hàng thương mại ông Phạm Thanh Hà, Phó Tổng Giám đốc Ngân
hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) cũng cho rằng thời điểm điều chỉnh tỷ giá
của NHNN ngay từ đầu năm là khá thích hợp, tác động tích cực không những về khía
cạnh kinh tế như nguồn cung ngoại tệ mà còn tác động tích cực đến tâm ly của thị
trường. Cụ thể, mức cung của ngoại tệ theo tỷ giá mới sẽ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu,
kích thích dòng kiều hối tăng trong mùa cao điểm hiện nay. Đồng thời, góp phần tăng
giải ngân cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. Còn về tác động tâm
ly thì rõ ràng việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ làm giảm tâm ly nắm giữ ngoại tệ của
thị trường.
Thực tế, ngay từ buổi sáng khi NHNN công bố điều chỉnh tỉ giá thì thị trường đã có
diễn biến rất tích cực về mặt thanh khoản. Tỉ giá đầu giờ sáng có tăng nhẹ nhưng đến
đầu giờ chiều đã giảm xuống, dừng ở mức 21.670 - 21.680 VND/USD, ngang với mức
tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố.
Với mặt bằng tỷ giá mới, giao dịch mua bán ngoại tệ sẽ sôi động hơn, nguồn cung
ngoại tệ tăng nhẹ và đã đáp ứng tốt hơn các nhu cầu mua ngoại tệ nhập khẩu cũng như
mua ngoại tệ thanh toán nợ vay ngắn hạn của các khách hàng .
Tuy nhiên giữ hay tăng tỷ giá - đó là câu hỏi được quan tâm hàng đầu trên thị trường
tài chính hiện nay, nhất là khi nhiều y kiến cho rằng việc “neo” tỷ giá đang khiến cho
nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó.


Ngay sau quyết định điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá tại các Ngân
hàng Thương mại ngaylập tức biến động mạnh lên mặt bằng giá mới- giao dịch quanh
mức 21.650 VND/USD - 21.750 VND/USD.
Biểu tỷ giá tại một số Ngân hàng Thương mại

Theo lãnh đạo VietinBank, đầu giờ sáng nay, sau khi có quyết định điều chỉnh của

NHNN, tỉ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vào khoảng 21.700- 21.715
VND/USD (mua vào - bán ra). Sau đó, vào cuối giờ trưa đã giảm xuống còn 21.670
VND/USD (mua vào); đến đầu giờ chiều nay cũng chỉ ở mức 21.670 - 21.680
VND/USD. Với diễn biến này, đại diện VietinBank cho rằng, tỷ giá đang quay trở lại
trạng thái giao dịch bình thường như trước thời điểm điều chỉnh.
Tương tự, BIDV giữ nguyên giá bán ra là 21.670 VND/USD, nhưng chiều mua vào
tăng thêm 20 đồng lên mức 21.630 VND/USD. Mức giá mua vào – bán ra tại nhiều
ngân hàng TMCP cũng được duy trì ở mức cao, trong đó giá bán ra ở mức kịch trần là
21.673 VND/USD, giá mua vào tăng thêm 10 đồng ở ACB, tăng 15 đồng ở
DongABank…Trên thị trường tự do, giá USD tại Hà Nội cũng đã tăng vọt lên mức
21.650-21.660 đồng (mua vào) và 21.675-21.685 đồng (bán ra), cao hơn 20-30 đồng
so với phiên liền trước.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh: “Quyết định tăng biên độ tỉ giá 1% vẫn nằm
trong kế hoạch, dự tính trước của NHNN về tỷ giá hối đoái 2015, vẫn chưa vượt ra
ngoài. Đây là một biện pháp điều hành của NHNN trước áp lực tỉ giá hối đoái trên cả
thị trường chính thức và thị trường phi chính thức diễn ra từ đầu 2015 đến nay.”
2.2.Đối với DN
Việc biến động tỷ giá đang có những tác động trái chiều đối với các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu. Tăng tỷ giá sẽ góp phần hỗ trợ xuất khẩu, giúp giá trị xuất khẩu cạnh tranh
hơn và thúc đẩy xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh 4 tháng đầu năm, xuất khẩu chỉ tăng
8%, mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với nhập khẩu. Riêng
đối với nhập khẩu, rõ ràng là nó sẽ khiến cho chi phí nhập khẩu tăng, nhưng điều này
cũng tốt vì nó sẽ giúp giảm nhập khẩu, giảm nhập siêu.


Dù đánh giá việc phá giá tiền đồng thêm 1% (tổng cộng là 2% từ đầu năm) tác động
tích cực đến xuất khẩu nhưng một số doanh nghiệp cho rằng chừng đó chưa đủ giúp họ
giải quyết khó khăn. Trong khi nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cho biết việc điều chỉnh
tỉ giá làm cho họ gặp khó khăn hơn.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cho biết sẽ có thêm tiền nhờ giá USD tăng,

nhưng nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lo phải tốn thêm chi phí mua USD để nhập hàng
và trả nợ vay bằng USD.
Tăng tỷ giá tác động đến một số nhóm ngành

Ngành

Đánh giá
ảnh hưởng
Tích cực

Nguyên nhân ảnh hưởng

Dầu khí
.

Tích cực

PVD, PVS,
GAS

Điện

Tiêu cực

Nguồn thu của các doanh nghiệp dầu khí
chủ yếu bằng USD trong khi chi phí bằng
VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Các doanh nghiệp nhiệt điện đều có dư
nợ bằng ngoại tệ lớn. Việc VND bị mất
giá có thể làm giảm doanh thu tài chính

từ lãi chênh lệch tỷ giá của các doanh
nghiệp này.
Các doanh nghiệp vận tải biển có dư nợ

VOS, PVT,

Thủy sản

Vận tải biển Tiêu cực

Phục vụ chủ yếu cho thị trường xuất
khẩu

Cổ phiếu
lưu y
VHC, FMC,
IDI,
HVG

NT2, PPC;
BTP


bằng đồng USD lớn. Việc VND bị mất giá VTO
có thể khiến các doanh nghiệp phải chịu
lỗ tỷ giá.
Xi măng

Tiêu cực


Các doanh nghiệp xi măng dư nợ bằng
ngoại tệ lớn. Việc VND bị mất giá có thể
làm giảm doanh thu tài chính từ lãi chênh
lệch tỷ giá của các doanh nghiệp này
90% nguyên liệu dược phải nhập khẩu.

HT1, BCC
BSC RES
EARCH

Dược

Tiêu cực

Nhựa

Tiêu cực

80% nguyên liệu hạt nhựa phải nhập
khẩu.

Săm lốp

Tiêu cực

Ngoài cao su tự nhiên, hầu hết nguyên
liệu sản xuất còn lại phải nhập khẩu (66%
chi phí sản xuất kinh doanh).

AAA, BMP,

NTP,
DAG, VBC,
DNP,
RDP, TPC
SRC, CSM,
DRC

Dệt may

Tích cực

Doanh thu từ gia công vẫn chiếm tỉ trọng
lớn, chi phí nguyên liệu đầu vào không bị
tác động nhiều.



DHG, IMP,
DMC,
DCL, DBT,
DHT,
SPM

TCM, TNG,
NPS,
KMR, GMC,
GIL,
TET, EVE

Doanh nghiệp xuất khẩu


Để đảm bảo cạnh tranh xuất khẩu, việc Việt Nam điều chỉnh tăng tỷ giá là cần thiết.
Việc tăng tỷ giá lần này nằm trong mục tiêu điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.
Ngoài ra, việc điều chỉnh tỷ giá cũng xuất phát từ tín hiệu của thị trường nhu cầu ngoại
tệ của doanh nghiệp tăng vào cuối năm. Nhiều ngân hàng thương mại đã bắt đầu có tín
hiệu điều chỉnh tăng tỷ giá kịch trần. Trong bối cảnh giá cả tăng thấp, việc điều chỉnh
tỷ giá sẽ không tạo áp lực tăng lạm phát.
“Việc Chính phủ điều chỉnh tỉ giá thêm 1% vào ngày 7-5 có tác động tích cực đến tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp. Với doanh thu tăng thêm từ tỉ giá, doanh nghiệp có
thể dùng để tăng giá mua nguyên liệu đầu vào” - ông Minh nói.


Theo báo cáo của BSC, trong các nhóm ngành xuất khẩu, có thể kể đến một số nhóm
ngành hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng tỷ giá như thủy sản, dầu khí, điện, dệt may…
Với nhóm ngành thủy sản, đây là nhóm ngành phục vụ chủ yếu cho thị trường xuất
khẩu nên việc tăng tỷ giá sẽ tác động tích cực, đặc biệt là với các doanh nghiệp làm ăn
tốt như VNH, FMC, HVG…
Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đều xuất khẩu sang các thị trường tiêu
thụ lớn của thế giới như EU, Mỹ, Nhật… và phần lớn các hợp đồng xuất khẩu đều
được giao dịch bằng đồng USD.
Cùng với đó việc các doanh nghiệp thủy sản thường vay bằng đồng USD để tài trợ vốn
lưu động do đồng USD có lãi suất cho vay thấp hơn đồng VND. Tuy nhiên, lượng tiền
vay thường thấp hơn so với doanh thu mang lại bằng đồng USD. Do vậy, việc điều
chỉnh tăng tỷ giá USD/VND còn sẽ mang lại một phần lãi từ chênh lệch tỷ giá, qua đó
giúp cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đối với ngành dầu khí, đây sẽ là cơ hội phục hồi của các mã lớn như PVD, GAS, PVS
khi nguồn thu của các doanh nghiệp dầu khí chủ yếu bằng USD trong khi chi phí bằng
VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Trong khi đó, ngành dệt may bên cạnh việc hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại tự

do được ky kết trong năm nay, mà mới đây là Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc
(VKFTA), thì việc tăng tỷ giá cũng giúp các doanh nghiệp hưởng lợi bởi doanh thu từ
gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khi chi phí nguyên liệu đầu vào không bị tác
động nhiều. Các cổ phiếu hưởng lợi trực tiếp có thể kể đến là TCM, TNG, NPS, KMR,
GMC, GIL, TET, EVE.
Ông Nguyễn Chí Trung, giám đốc Công ty giày Gia Định, cho hay với kế hoạch xuất
khẩu khoảng 4 triệu đôi giày trong năm 2015, giá bình quân 12 USD/đôi, tổng kim
ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ đạt khoảng 48 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, một số nhóm ngành sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập
khẩu như ngành dược, nhựa, săm lốp, thép, hoặc các ngành phải vay nợ bằng ngoại tệ
nhiều như: điện, vận tải biển, xi măng sẽ bị thu hẹp lợi nhuận do biến động tỷ giá.
Ông Đoàn Trọng Ly - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi
chế biến và xuất nhập khẩu cho rằng doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi do giá
xuất khẩu tăng. Song vì phần lớn nguyên vật liệu sản xuất hiện nay doanh nghiệp phải
nhập khẩu nên doanh nghiệp xuất khẩu cũng không được hưởng lợi nhiều.


Doanh nghiệp nhập khẩu

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc tăng tỷ giá vào thời điểm này lại không
thuận lợi đơn cử ngành thép, với nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu lớn, đây được đánh
giá là ngành không được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá. vì tăng giá đầu vào đối


với nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu, nhất là cho sản xuất, cũng ít nhiều tác
động đến giá thành sản xuất, kinh doanh trên thị trường.
Ông Nguyễn Tuấn Nam, Phó Giám đốc Công ty TNHH thương mại Thép Mười Đây
cho biết: “Công ty có những đơn hàng ky trước nên tăng tỷ giá tác động không nhiều.
Nhưng những công ty thép khác tập trung nhập khẩu vào thời điểm này thì giá tăng
khoảng 300.000 đồng/tấn thép”.



Đối với nền kinh tế

Áp lực nợ công và lạm phát tăng không đáng kể
Với băn khoăn về việc điều chỉnh tỷ giá làm cho nợ công gia tăng, TS Vũ Đình Ánh
cho rằng vấn đề này không đáng lo ngại. Ông Ánh ly giải dù tăng tỷ giá hối đoái thì
phần tiền Việt chi trả cho nợ công (gồm cả gốc lẫn lãi) sẽ tăng lên nhưng chỉ tương
đương cỡ 1%. Đây là con số không quá lớn.
Hơn nữa, Việt Nam trả nợ từ nhiều nguồn ngoại tệ khác nhau và điều này làm giảm
bớt áp lực nợ công do tác động của diễn biến tỷ giá. “Chúng ta trả nợ gốc và lãi bằng
ngoại tệ các khoản vay của chúng ta, do đó hiện nay có một xu hướng chúng ta bố trí
các nguồn ngoại tệ từ các nguồn khác nhau để sử dụng trong đó có một phần để trả
cho phần nợ công kia. Do đó nó không tác động trực tiếp đến vấn đề quan hệ giữa nội
tệ- ngoại tệ về mặt tỷ giá hối đoái. Điều này cũng giảm bớt áp lực nợ công do tác động
của diễn biến tỷ giá”, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia tài chính phân tích.
Động thái giảm giá tiền đồng lần này sẽ góp phần cân bằng cán cân thương mại đang
chịu nhiều áp lực, dù dòng FDI đổ vào Việt Nam vẫn đang mạnh. Mặc dù dự trữ ngoại
hối của Việt Nam đã tăng lên 35 tỷ USD, nhưng vẫn ở mức thấp khi chỉ đủ hỗ trợ nhập
khẩu trong 2,5 tháng, chưa bằng mức khuyến nghị là 3 tới 4 tháng.
Tuy nhiên, ngân hàng ANZ cho rằng có một dấu hiệu đáng chú y khi hàng nhập khẩu
có tỷ trọng lớn là tư liệu sản xuất sẽ góp phần mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh,
giúp tăng cường xuất khẩu với các đơn hàng lớn hơn trong tương lai. ANZ kỳ vọng
cán cân thanh toán tổng thể sẽ được duy trì bền vững cùng với đà tăng trưởng xuất
nhập khẩu.
Năm 2015, rõ ràng kỳ vọng mong muốn của cơ quan quản ly vẫn là giữ cam kết 2%.
Tuy nhiên, chúng ta nên theo dõi sát những biến động mới trên thị trường. Đồng thời,
cần căn cứ trên các dự báo tình hình cán cân thương mại, cán cân thanh toán và diễn
biến của quan hệ tỷ giá hối đoái giữa USD và các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới
để có quyết định điều hành tỷ giá phù hợp, vẫn đảm bảo duy trì lòng tin thị trường.

TS Vũ Đình Ánh cho rằng, việc tăng 1% tỷ giá lần này tác động không quá mạnh đến
lạm phát. Có thể thấy điều này qua việc điều chỉnh tỷ giá lần đầu ở mức 1% ngay từ
đầu năm 2015. Diễn biến lạm phát đến tháng 4 chỉ tăng bình quân 0,8%; còn nếu so


với cuối năm 2014 vừa qua thì gần như không tăng (chỉ khoảng 0,01%). Hoàn toàn có
khả năng đảm bảo được lạm phát thấp hơn nhiều so với mục tiêu đã đề ra cho cả năm.
Có cùng quan điểm, TS Cấn Văn Lực cho rằng, việc tăng tỷ giá tạo ra áp lực không
quá lớn đối với vấn đề lạm phát và sẽ góp phần hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, ông Lực
lưu y, dù dư địa điều chỉnh 2% như định hướng ban đầu đã hết, nhưng từ nay đến cuối
năm nếu thị trường bên trong và ngoài có biến động mạnh thì cần phải xem xét khả
năng tiếp tục điều chỉnh và cần có thông điệp rõ ràng cho thị trường.
Ông Cấn Văn lực cũng cho rằng, thời điểm điều chỉnh tỷ giá lần này là phù hợp vì vào
thời điểm USD lên mạnh như vậy, lạm phát Việt Nam thấp và khi điều chỉnh tỷ giá
không tạo áp lực tăng lạm phát như thời điểm lạm phát đang tăng. Nhanh chóng thực
hiện Nghị quyết của Chính phủ, NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt theo sự ứng biến
của thị trường.
Việc điều chỉnh tỷ giá lần này cũng là một nhân tố tác động tích cực với xuất khẩu
Việt Nam khi nền kinh tế đang phụ thuộc không ít vào xuất khẩu. Bên cạnh đó, điều
này cũng thể hiện phản ứng kịp thời của NHNN với thị trường trong nước và xuất
khẩu. Bởi ổn định tỷ giá là mục tiêu quan trọng, nhưng cần đảm bảo tính thị trường và
tính linh hoạt.
Việc điều chỉnh là yếu tố giúp tỷ giá cân bằng với các yếu tố kinh tế vĩ mô khác, đồng
thời giúp thị trường ngoại tệ Việt Nam hoạt động thông thoáng hơn, giúp các NHTM
và doanh nghiệp có định hướng và thông tin rõ ràng hơn trong hoạt động kinh doanh
của mình.
2.4Đối với tâm ly người tiêu dùng
Trong khi giá vàng không ổn định thì giá USD trong ngân hàng (NH) tiếp tục tăng
chóng mặt, chạm mốc 21.700 VND/USD. Trên thị trường tự do USD tăng vọt lên suyt
soát ngưỡng 21.800 VND/USD. Đến 17h chiều 6/5, mỗi USD bán ra tại các điểm thu

đổi ở Hà Nội là 21.690 đồng, tăng khoảng 10 đồng so với sáng. Giá mua vào dao động
21.660 đồng. Tỷ giá tại thị trường TP HCM cao hơn Hà Nội vài chục đồng, dao động
quanh 21.670-21.730 đồng, cao hơn hôm qua 30 đồng. Chủ một điểm thu đổi ngoại tệ
trên đường Lê Lợi (quận I) cho biết, giao dịch hôm nay tăng so với mấy ngày trước đó.
Diễn biến tăng giá của USD trong các ngân hàng bắt đầu từ 4/5 - ngày làm việc đầu
tiên sau kỳ nghỉ lễ. Từ mức bán ra dao động quanh 21.630 đồng, các ngân hàng đã
tăng 20 đồng lên 21.650 đồng. Sang ngày 5/5, mỗi đôla Mỹ vọt lên 21.670 đồng và
đến hôm nay thì kịch trần 21.673 đồng (trừ Vietcombank giữ giá 21.670 đồng). Mức
thu mua cũng được đa số nhà băng nâng lên sát 21.630 đồng đổi một USD. Như vậy,
chỉ sau ba ngày, mỗi USD đã tăng 43 đồng và cao hơn đầu năm 268 đồng.Một lãnh
đạo ngân hàng cổ phần cũng cho biết, diễn biến cung cầu trong hai ngày nay có phần
căng thẳng. "Nhu cầu mua USD từ khách có tăng hơn nên chúng tôi buộc phải điều
chỉnh giá lên kịch trần"


Giá USD tăng không ngừng khiến nhiều nhà đầu tư quay sang mua USD thay vì rót
vốn vào vàng, chứng khoán, hay bất động sản. Với suy nghĩ giá USD sẽ tiếp tục tăng
nên các nhà đầu tư đổ xô đi mua USD, chờ giá tiếp tục tăng để bán kiếm lời. Phó tổng
giám đốc một ngân hàng nhận định, USD cũng giống như vàng, chỉ phù hợp với nhu
cầu tích trữ hơn là đầu cơ.
Sáng 7/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên
ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ áp dụng cho ngày 07/5/2015 từ mức
21.458 đồng/USD lên 21.673 đồng/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên độ tỷ giá +/1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.890 đồng/USD, tỷ giá sàn
là 21.456 đồng/USD. Chỉ trong chưa đầy một tiếng buổi sáng7/5 , lượng người mang
USD đi bán tăng đáng kể. Việc bán USD tăng đột biến nên khi PV hỏi giá mua bán
USD trong ngày, nhân viên cửa hàng này chỉ nói: “Bán số lượng bao nhiêu? Giá cao
hơn hôm qua 3 đồng/USD”. Một phụ nữ tuổi trung niên bước ra khỏi cửa hàng vội vã
lên ô tô đợi sẵn ở cửa tiết lộ: “Tôi ôm từ trước nghỉ lễ, nay chênh cao thu lãi cả tỷ
đồng. Trong bối cảnh thế này, lãi đến đâu chốt đến đó. Diễn biến tỷ giá khó lường
trước được nên phải bán ngay”.

Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, từ nay tới cuối năm có thể sẽ xuất hiện thâm
nhiều yếu tố thuận lợi cho tỷ giá như xuất khẩu sẽ tăng, đặc biệt kiều hối về nhiều...
Mặt khác, ổn định tỉ giá là mục tiêu quan trọng nhất vào lúc này nên Ngân hàng Nhà
nước sẽ nỗ lực duy trì cam kết đã đưa ra từ đầu năm. Do vậy theo ông Sơn đánh giá,
khả năng tỷ giá tăng thêm là thấp, nếu có thì mức tăng sẽ không nhiều. Thêm vào đó
hiện lạm phát tại Việt Nam đang ở mức thấp nên người dân lựa chọn giữ VND vẫn có
lợi hơn giữ USD.
Đồng tình với quan điểm trên, một vị lãnh đạo ngân hàng lớn cho biết khả năng tăng
thêm tỷ giá từ nay đến cuối năm là rất thấp vì nếu tăng sẽ tạo sức ép lên lãi suất, làm
tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp và đó là điều nhà điều hành không mong
muốn. Do đó vị này khuyến nghị người dân vẫn nên gửi VND để hưởng lãi suất cao.
Bên cạnh đó ông Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc ACB còn khuyến cáo những
người đang nắm giữ VND không nên chuyển sang nắm giữ USD nếu làm như vậy họ
sẽ “thiệt đơn thiệt kép”. Nhưng ngược lại với những người đang nắm giữ USD từ đầu
năm đến nay thì có thể bán USD lấy VND gửi tiết kiệm để hưởng chênh lệch do điều
chỉnh tỷ và tận dụng được lãi suất huy động VND đang ở mức khá cao.
===> Về thời điểm thì Ngân hàng Nhà nước đã cân nhắc hết sức kỹ lưỡng và thấy
rằng đây là thời điểm phù hợp để chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá và việc điều chỉnh tỷ
giá tăng 1% lần này là để chủ động đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của
Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã giao phó cũng như để ứng phó với những tác động
bất lợi của diễn biến trên thị trường tài chính quốc tế. Trong cuộc trao đổi với hãng tin
tài chính Bloomberg, ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế cấp cao của ngân
hàng Credit Agricole tại Hồng Kông, nhận xét: “Duy trì sức cạnh tranh trong xuất


×