Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.87 KB, 8 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bộ môn Khoa học Chính trị

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC
CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
THEORIES AND SOCIAL DEVELOPMENT MODELS

1. Thông tin về giảng viên
1.1. Họ và tên: Lưu Minh Văn
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
Thời gian, địa điểm làm việc: P.210, nhà C, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà nội
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học chính trị P.208, nhà C, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân,
Hà nội
Điện thoại: CQ - 04 8588173, NR - 04 6407094, DĐ: 0983115658
E-mail:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lý thuyết chính trị
- Lý thuyết phát triển xã hội
- Triết học chính trị
- Triết học văn hoá
1.2. Họ và tên: Hồ Sĩ Quý
Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư,Tiến sĩ
Thời gian, địa điểm làm việc: thứ Hai, Ba và Năm hàng tuần tại Viện Thông tin Khoa học
Xã hội, 1 Liễu Giai, Hà Nội

1


Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học chính trị P.208, nhà C, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,
Hà Nội


Điện thoại: 8588173
E-mail:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Triết học xã hội
- Con người, văn hoá, nguồn nhân lực
- Lý thuyết phát triển xã hội
- Triết học văn hoá
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Các lý thuyết và mô hình phát triển xã hội
- Mã môn học: POL 6012
- Số tín chỉ: 03
- Môn học: Tự chọn
- Môn học tiên quyết: POL 6004
- Địa chỉ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn
3. Mục tiêu của môn học
- Mục tiêu kiến thức:
+ Trong khuôn khổ thời lượng môn học, người học sẽ phân tích đặc trưng của học thuyết
hình thái kinh tế - xã hội với tính cách là một lý thuyết phát triển xã hội.
+ Đi sâu nghiên cứu một số lý thuyết phát triển xã hội tiêu biểu, đặc biệt là những lý thuyết
hiện đại, đang được quan tâm nhiều trong đời sống lý luận trong nước và quốc tế những
năm gần đây.
+ Trên cơ sở nhận thức các lý thuyết tiêu biểu, người học sẽ được trang bị những kiến thức
nền tảng về tương quan giữa sự vận động xã hội và phương thức các nhà tư tưởng mô hình
hoá sự vận động ấy trong lý thuyết.
2


- Mục tiêu kỹ năng: Thông qua nghiên cứu chuyên đề này, người học sẽ có được phương
pháp tư duy mềm dẻo, phong phú hơn khi nhận thức vận động và phát triển xã hội.

4. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học hướng vào những nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, khái luận về lý thuyết phát triết xã hội (định nghĩa, cấu trúc, tiêu chí)
Thứ hai, một số lý thuyết tiêu biểu trong lịch sử tư tưởng trước Mác về phát triển xa hội.
Thứ ba, quan niệm chủ nghĩa Mác - Lênin về phát triển xã hội
Thứ tư, một số lý thuyết hiện đại về phát triển xã hội
Cuối cùng là những bài học thế giới quan và phương pháp luận
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học
Nội dung

Lên lớp: 30

Thực

Tự học, tự

Tổng
45



Bài

Thảo

hành,

nghiên


thuyết

tập

luận

điền

cứu

20

5

5



15

0
Chƣơng 1. Khái luận về lý

2

0

0

0


2

4

3

2

0

0

3

8

thuyết phát triết xã hội
1.1. Định nghĩa lý thuyết phát
triển xã hội
1.2. Cấu trúc cơ bản của lý
thuyết phát triển xã hội
1.3. Tiêu chí đánh giá ý nghĩa,
giá trị đối với các lý thuyết phát
triển xã hội
Chƣơng 2. Một số lý thuyết
tiêu biểu trong lịch sử tƣ tƣởng
trƣớc Mác về phát triển xã hội

3



2.1. Những tư tưởng chính về sự
vận động xã hội trong các học
thuyết phương Đông: Nho giáo,
phật giáo
2.2. Những tư tưởng chính về sự
vận động xã hội trong các học
thuyết

phương

Tây:

Hêxiot,

Platon, Arixtot, Vico, Hecde,
Rutxô, Điđơrô, Hegen, Comte,
M.Veber.
Chƣơng 3. Quan niệm triết học

4

0

2

0

3


9

7

2

2

0

4

15

Mác - Lênin về phát triển xã
hội
3.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về vận động, phát triển và
tiến bộ xã hội.
3.2. Quyết định luận duy vật về
đời sống xã hội.
3.3. Quy luật cơ bản của sự phát
triển xã hội
3.4. Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với tư cách là lý thuyết
phát triển xã hội.
3.5. Chủ nghĩa xã hội với tư cách
là mô hình hiện thực
Chƣơng 4. Một số lý thuyết
hiện đại về phát triển xã hội
4.1. Một số lý thuyết tiêu biểu

của khuynh hướng xây dựng lý
thuyết tổng quát về phát triển xã
hội

4


4.1.1. Lý thuyết hiện đại hoá
4.1.2. Lý thuyết phát triển con
người của UNDP
4.1.3. Lý Thuyết văn hoá và phát
triển của UNESCO
4.1.4. Lý thuyết phát triển bền
vững
4.1.5. Lý thuyết các làn sóng văn
minh
4.2. Một số lý thuyết tiêu biểu
của khuynh hướng xây dựng
theo vấn đề về phát triển xã hội
4.2.1. Lý thuyết về thể chế và
phát triển
4.2.2. Lý thuyết về thị trường và
phát triển (thị trường tự do và thị
trường có điều tiết)
4.2.3. Lý thuyết về dân chủ và
phát triển
4.2.4. Lý thuyết về hành chính
công và phát triển
4.2.5. Lý thuyết về kinh tế học
phát triển

4.2.6. Lý thuyết về nhà nước và
phát triển
Chƣơng 5: Những bài học thế

4

1

1

0

3

9

giới quan và phƣơng pháp luận
5.1. Những vấn đề cốt lõi của các
lý thuyết phát triển hiện đại
5.2. Nhận thức xu hướng, quy
luật, khả năng phát triển của xã

5


hội là nhu cầu khách quan,
không thể thiếu của mọi thời đại.
5.3. Đối với các nước đang phát
triển nói riêng việc hiểu được
các lý thuyết phát triển xã hội

chính là công cụ không thể thiếu
để rút ngắn khoảng cách phát
triển.
6. Học liệu
6.1 .Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc
1/ Alvin Toffler, Làn sóng thứ ba, Nxb KHXH, H., 1996
2/ Samuel P. Huntington, Sự đụng độ giữa các nền văn minh, Chuyên đề 1, Tạp chí Thông
tin KHXH, 1995
3/ Gunter Endruweit (CB), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Thế giới, H., 1999
4/ N. Konrat, Phương Đông và phương Tây, Nxb Giáo dục, H., 1996
5/ Hồ Sĩ Quý, Tìm hiểu về văn hóa và văn minh, Nxb CTQG, H., 1999
6/ Maridôn Tuarenơ, Sự đảo lộn của thế giới: địa chính trị thế kỷ XXI, Nxb CTQG, H.,
1996
7/ Các giá trị châu Á và sự phát triển ở Việt Nam trong bối cảnh so sánh, Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế, H., 2000
8/ Francis Fukuyama, Sanjay Marwah, “Comparing East Asia and Latin America,
Dimensions of Development”, Journal of Democracy, 2000, Vol 11, No 4. pp. 80-94
9/ Nguyễn Duy Quý (CB), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb CTQG, H.,
2001
6.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm:
10/ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ, Thể chế - cải cách thể chế và phát triển: lý luận
và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, Nxb Thống kê, H., 2002
11/ Rowan Gibson (BS), Tư duy lại tương lai, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2005
6


12/ Nguyễn Trọng Chuẩn (CB), Tiến bộ xã hội - một số vấn đề lý luận cấp bách, Nxb.
KHXH, H., 2000
13/ Lester C. Thurow, Làm giàu trong nền kinh tế tri thức, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh,
2003

14/ Karad Lorenz, Những vấn đề lớn của nhân loại, Nxb Hà Nội, H., 2007
15/ Jared Diamond, Sụp đổ: các xã hội đã thất bại và thành công như thế nào?, Nxb. Tri
thức, H., 2006
16/ Thomas L. Friedman, Chiếc Lexus và cây ô lưu: toàn cầu hoá là gì?, Nxb KHXH, H.,
2005
17/ Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng: tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21, Nxb Trẻ, Tp
Hồ Chí Minh, 2006
18/ Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Hành chính công và quản lý hiệu quả chính
phủ, Nxb Lao động, H., 2005
7. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên
- Hình thức:
+ Có mặt 80% giờ lên lớp lý thuyết
+ Hoàn thành các bài tập được giao
+ Tham gia đầy đủ và có phát biểu trong các buổi xemina
- Thang điểm: 10
- Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì:
+ Hình thức: 01 tiểu luận
+ Điểm: 10
+ Tỷ trọng: 30%
7


- Thi hết môn học/chuyên đề:
+ Hình thức: vấn đáp
+ Điểm: 10
+ Tỷ trọng: 60%


Phê duyệt của Trường

Chủ nhiệm khoa

Chủ nhiệm bộ môn

Người biên soạn

TS. Lƣu Minh Văn

8



×